Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Quá trình tổ chức quản lý và khai thác biển đảo việt nam ở miền đông nam bộ 1975...

Tài liệu Quá trình tổ chức quản lý và khai thác biển đảo việt nam ở miền đông nam bộ 1975 1986 (tập 4)

.PDF
120
1
138

Mô tả:

NGUYỄN VĂN HIỆP - PHẠM NGỌC TRÂM (Chủ biên) QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (1975 – 1986) (Tập 4) Bình Dương, 8 - 2017 MỤC LỤC Chuyên đề 1 : BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM TRONG CHUYỂN BIẾN CỦA TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XX – NHỮNG TÁC DỘNG ĐẾN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ..................... 1 1.1. Khái quát tình hình ....................................................................................................... 1 1.2. Chuyển biến tình hình thế giới và khu vực những năm cuối thế kỷ XX tác động đến biển, đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ .................................................................. 2 1.3. Tiểu kết luận chuyên đề .............................................................................................. 13 Chuyên đề 2 : PHÁT HUY TIỀM NĂNG THẾ MẠNH BIỂN, ĐẢO TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG, BẢO VỆ TỔ QUỐC Ở ĐÔNG NAM BỘ (1975-1986)15 2.1. Mở đầu ........................................................................................................................ 15 2.2. Tiềm năng thế mạnh biển, đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ (1975-1986) ......... 17 2.3. Phát huy tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ở Đông Nam Bộ (1975-1986) ............................................................................................ 22 2.4. Tiểu kết luận chuyên đề .............................................................................................. 30 Chuyên đề 3: CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (1975 – 1986) ........................................................... 32 3.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................... 32 3.2. Tình hình thế giới và trong nước tác động việc quản lý và khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ ................................................................................................ 32 3.3. Tình hình Đông Nam Bộ sau năm 1975 ..................................................................... 35 3.4. Chính sách quản lý - khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ (1975 1986) .............................................................................................................................................36 3.5. Tiểu kết luận chuyên đề .............................................................................................. 43 Chuyên đề 4 : XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO Ở ĐÔNG NAM BỘ (1975-1986) ............................... 45 4.1. Mở đầu ........................................................................................................................ 45 4.2 Xây dựng và phát triển lực lượng quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở Đông Nam Bộ (1975-1986).................................................................................................................. 45 4.3. Xây dựng và phát triển lực lượng quản lý – khai thác biển, đảo ở Đông Nam Bộ (1975-1986) ....................................................................................................................... 52 4.4. Xây dựng và phát triển lực lượng quản lý việc thăm dò, khai thác dầu, khí thềm lục địa Đông Nam Bộ (1975-1986) ................................................................................... 58 4.5. Tiểu kết luận chuyên đề .............................................................................................. 62 Chuyên đề 5 : KHAI THÁC, NUÔI TRỒNG, CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU HẢI SẢN Ở ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 1975-1986 ....................................................... 63 5.1. Tiềm năng phát triển các ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu hải sản ở Đông Nam Bộ giai đoạn 1975-1986............................................................................... 63 5.2. Khai thác, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu hải sản ở Đông Nam Bộ giai đoạn 19751986 ................................................................................................................................... 65 5.3. Tiểu kết luận chuyên đề .............................................................................................. 77 Chuyên đề 6: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - Xà HỘI Ở CÁC HUYỆN VEN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO ĐÔNG NAM BỘ (1975-1986) ........................................... 79 6.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................... 79 6.2. Các huyện ven biển và hải đảo Đông Nam Bộ........................................................... 81 6.3. Đúc kết những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở các huyện ven biển và hải đảo Đông Nam Bộ (1975-1986) ............................................................................................... 91 6.4. Tiểu kết luận chuyên đề ............................................................................................ 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 105 Chuyên đề 1 BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM TRONG CHUYỂN BIẾN CỦA TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XX – NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ 1.1. Khái quát tình hình Những năm cuối thế kỷ XX, tình hình thế giới và khu vực có những chuyển biến to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh… tạo ra những thời cơ và thách thức đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc tác động sâu sắc đến biển đảo Việt Nam nói chung, biển đảo Đông Nam Bộ nói riêng. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầu những năm 70 của thế kỷ XX đã thúc đẩy các nước không phân biệt chế độ chính trị hợp tác với nhau tìm kiếm giải pháp khắc phục. Nhờ vậy, đã đẩy hoạt động khoa học kỹ thuật thế giới phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện hoàng loạt ngành khoa học công nghệ mới đã ra đời: tin học, sinh học, tự động hóa, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới… đã đưa đến sự thay đổi to lớn, bên cạnh những mặt tích cực như mang lại nhiều cơ hội to lớn cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả các quốc gia đang phát triển có thế tận dụng những thành quả của cuộc cách mạng công nghệ để rút ngắn khoảng cách phát triển, nhưng nó cũng đem lại những thách thức to lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển, khả năng tụt hậu lớn hơn. Vì vậy, các nước phải cố gắng phi thường để theo kịp đà phát triển chung, nếu không sẽ bị tụt hậu rất xa và khoảng cách đó khó có thể san lấp được. Bên cạnh sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nền kinh tế thế giới cũng chuyển sang giai đoạn quốc tế hóa mạnh mẽ, bước vào thời kỳ hội nhập sâu sắc. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới cũng góp phần đem lại những thay đổi quan trọng trong nền chính trị thế giới. Năm 1979, Mỹ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, là một dấu hiệu cho thấy chiến tranh lạnh đi dần vào giai đoạn kết thúc, đánh dấu bước ngoặt chuyển biến to lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ, từ “đối đầu” sang “đối thoại”, từ “đối thủ” thành “đối tác”, từ “đối kháng” thành “hợp tác”. Dĩ nhiên, giai đoạn đầu của sự “thân thiện” trong quan hệ Trung – Mỹ thể hiện tính chất 1 “hai mặt” vừa thỏa hiệp, vừa đấu tranh kiềm chế lẫn nhau, tạo ra cơ hội và cả thách thức cho sự phát triển của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cơ hội và thách thức này tác động rất rõ đối với tình hình biển đảo Đông Nam Bộ. Tóm lại, những năm cuối thế kỷ XX với những tiến bộ như vũ bão của nền khoa học thế giới đã giúp cho nhiều quốc gia có nền khoa học công nghệ tiên tiến khám phá, khẳng định những giá trị của Biển Đông. Từ những năm 60, 70 của thế kỷ XX qua những bức không ảnh, chụp ảnh trái đất từ không gian và phân tích những cấu trúc địa chất bên trong lòng đất (vỏ trái đất) các cường quốc nhận thấy trữ lượng dầu, khí to lớn ở Biển Đông, nhất vùng thềm lục địa phía Nam của Việt Nam – nơi có khả năng khai thác tốt, với chi phí bỏ ra ít – so với khu vực phía Bắc. Những phát hiện về tài nguyên ở Biển Đông càng củng cố thêm dã tâm của một số nước lớn can dự vào Biển Đông, tác động trực tiếp tình hình biển đảo Đông Nam Bộ. 1.2. Chuyển biến tình hình thế giới và khu vực những năm cuối thế kỷ XX tác động đến biển, đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ Tình hình quốc tế từ những cuối thế kỷ XX được ghi nhận như một sự chùng xuống bởi các phương thức giải quyết tranh chấp phần lớn đều thông qua con đường đối thoại. Sự xích lại gần hơn giữa các phe, các quốc gia trước đây đối đầu như Liên Xô, Mỹ, các nước Tây Âu. Xu thế hòa hoãn ấy đã làm dịu đi những căng thẳng về chiến tranh, xung đột, mâu thuẫn và khủng hoảng, đẩy lùi được những cuộc leo thang đối đầu, những mối đe dọa về sử dụng vũ khí hạt nhân, hạn chế sự đe dọa bùng nổ xung đột hạt nhân. Thế giới đã củng cố được hình thức “ổn định trong thế đối đầu”, “đối đầu có trật tự” và hợp tác. Nguyên nhân của sự hòa dịu ấy chính là do cuộc suy thoái kinh tế thế giới nghiêm trọng nhất của nửa sau thế kỷ XX. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, từ cuối những năm 70, 80 của thế kỷ XX, khi Việt Nam bước vào một cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng và kéo dài, trên thế giới xu thế đổi mới, cải cách đã diễn ra khá mạnh mẽ; cuộc cách mạng khoa học và công nghệ cũng đạt được nhiều thành tựu kỳ diệu trong mọi lĩnh vực. Bên cạnh quá trình cải tổ, cải cách của các nước xã hội chủ nghĩa, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trên thế giới cũng trở thành một nhân tố mới tác động đến công cuộc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông của Việt Nam. Những thành tựu và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã làm cho lực lượng sản xuất có bước phát triển mới, làm thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xu thế quốc tế hoá đời sống 2 kinh tế thế giới, làm gia tăng mối quan hệ, sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới. Cùng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ, xu thế toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống như chính trị, kinh tế, xã hội, giao lưu văn hóa… đặt ra những thách thức và cơ hội đối với tất cả các dân tộc. Sự thành công của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Singapore… trong những năm 80 (thế kỷ XX) đã tác động rất nhiều đến tình hình biển đảo Việt Nam, trong đó có biển đảo Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, tác động trực tiếp và sâu sắc nhất đối với tình hình biển đảo Đông Nam Bộ vẫn là vấn đề tranh chấp Biển Đông,trong đó chủ yếu là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì đây là vấn đề liên quan đến nhiều khía cạnh, nhất là về chiến lược, cạnh tranh nước lớn, pháp lý, kinh tế và sự chồng chéo về lợi ích, sự đan xen giữa đối nội và đối ngoại của các quốc gia, vùng lãnh thổ liên quan. Ngoài các tranh chấp về các đảo, đá và các vùng biển mang tính lịch sử từ trước năm 1975, từ đầu những năm 80 (thế kỷ XX) đến nay Việt Nam phải liên tục đối phó với sự xâm lược của Trung Quốc và những vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam của Philippines, Đài Loan, Malaysia. Đặc biệt, sau khi kết thúc chiến tranh ở Việt Nam năm 1975, vấn đề Biển Đông nóng lên giữa Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô. Năm 1979, Mỹ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, là một dấu hiệu cho thấy chiến tranh lạnh đi dần vào giai đoạn kết thúc, đánh dấu bước ngoặt chuyển biến to lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ, từ “đối đầu” sang “đối thoại”, từ “đối thủ” thành “đối tác”, từ “đối kháng” thành “hợp tác”. Trong quan hệ Trung – Mỹ thể hiện tính chất “hai mặt” vừa thỏa hiệp, vừa đấu tranh kiềm chế lẫn nhau, tạo ra cơ hội và cả thách thức cho hoạt động bảo vệ chủ quyền và khai thác biển đảo Đông Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Vì lợi ích quốc gia, một số cường quốc đã thỏa hiệp và hợp tác để dàn xếp các vấn đề toàn cầu có tác dụng làm giảm tình hình căng thẳng và sự đối đầu giữa các nước, làm cho trật tự thế giới hai cực và chiến tranh lạnh đang dần rạn nứt, nhưng cũng gây sức ép nặng nề đối với các nước khác. Mỹ và Trung Quốc hòa hoãn với nhau vì nhiều lý do, song cơ bản là cả hai đều hướng đến mục tiêu ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô ở khu vực Đông Nam Á và duy trì thế cân bằng chiến lược giữa các nước lớn, như Mỹ, 3 Nhật Bản, Trung Quốc và Liên Xô ở Châu Á và Biển Đông. Thực tiễn tình hình Biển Đông những năm cuối thế kỷ XX cho thấy khu vực này luôn nóng bỏng, sôi động nhất thế giới và là khu vực có ảnh hưởng quan trọng trong đời sống chính trị quốc tế, kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (1945), trở thành nơi đan xen lợi ích chiến lược của các nước lớn như Mỹ, Liên Xô (cũ) – sau đó là Nga, Nhật Bản và Trung Quốc. Một “khoảng trống quyền lực” đã hiện diện ở Biển Đông kể từ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc – năm 1975. Sau khi rút khỏi Cam Ranh và Việt Nam, mặc dù vẫn còn những căn cứ lớn ở Nhật Bản, Philippines và các hạm đội vẫn tuần tiễu trên Thái Bình Dương, nhưng so với trước năm 1973, Mỹ đã thật sự mất vị thế ở Biển Đông. Trong khi đó cả Liên Xô và Trung Quốc đều muốn nhảy vào lấp “khoảng trống quyền lực” ấy, làm cho vấn đề tranh chấp trên Biển Đông tiềm ẩn nhiều vấn đề gay gắt; đồng thời cũng là cơ hội để các cường quốc gia tăng ảnh hưởng và càng làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng ở Campuchia và tìm mọi cách gây căng thẳng quan hệ Việt – Trung tới mức đưa quân trực tiếp xâm lược. Năm 1979 xâm lược biên giới phía Bắc, năm 1988 xâm chiếm một số đảo, đá ở Trường Sa – thuộc chủ quyền của Việt Nam. Khi Việt Nam tích cực giúp cho lực lượng cách mạng Campuchia giải phóng thủ đô Phnômpênh, giải thoát nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng Pôn Pốt (năm 1979) Trung Quốc ra sức tập hợp lực lượng, tuyên truyền, kích động, khơi sâu mâu thuẫn, làm cho bầu không khí chính trị ở khu vực và Biển Đông thêm căng thẳng, là nơi đang tồn tại những mâu thuẫn kinh tế - chính trị của thế giới - một trong các “điểm nóng’’ của thế giới. Tháng 2-1992 Trung Quốc tuyên bố đàm phán với công ty Crestone của Mỹ về thăm dò dầu mỏ trên thềm lục địa Việt Nam ở Biển Đông làm cho các nước trong khu vực hết sức lo ngại, gia tăng sự căng thẳng giữa Việt Nam với Trung Quốc. Năm 1995, Trung Quốc chiếm đóng Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và tiến hành xây dựng các công trình quân sự trên đảo. Năm 1997, diễn ra cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Phillippine trên Bãi Cạn Scarborough (thuộc quần đảo Trường Sa). Từ cuối thế kỷ XX, Trung Quốc tăng cường chi tiêu quốc phòng phát triển năng 4 lực hải quân để tạo ra các căng thẳng trong khu vực bằng cách thách thức yêu sách của các quốc gia trong khu vực Biển Đông như Việt Nam, Malaysia, Philippine, Indonesia. Bắc Kinh tiến hành nhiều cuộc diễn tập hải quân thể hiện quyết tâm giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp đơn phương đối với các vùng biển tranh chấp. Họ xây dựng một căn cứ tàu ngầm lớn tại đảo Hải Nam là một phần của chương trình hiện đại hóa quân sự trên diện rộng. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm (gần Tam Á) được mở rộng và đây là căn cứ có nhiều tàu ngầm hạt nhân nhất của Trung Quốc1, căn cứ của tàu khu trục Loại-052C và đội bay chiến đấu JH 7A. Tư duy quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông gắn chặt với tham vọng “Chiến lược nhảy vọt” nhằm hiện đại hóa lực lượng hải quân. Từ cuối những năm 1990 Hải quân Trung Quốc đã mua 13 tàu ngầm chạy diesel loại 093 lớp Song (sản xuất trong nước) và mua của Nga 12 tàu ngầm chạy diesel loại 093 lớp Kilo. Năm 2000, Trung Quốc đã đóng 6 tàu khu trục được trang bị các tên lửa hành trình và nhận thêm 4 chiếc tàu ngầm khu trục lớp Sovremenyy của Nga. Đồng thời, Trung Quốc còn đẩy mạnh quá trình tăng cường cho chiến tranh viễn chinh và sức mạnh quân đội hải quân, liên quan đến việc sở hữu nền tảng tạo khả năng hoạt động cho máy bay nhằm khống chế các vùng biển khơi trên Biển Đông. Những năm đầu thế kỷ XXI Trung Quốc liên tiếp hạ thủy 10 chiếc tàu đổ bộ. Trong đó có 2 chiếc tàu đổ bộ Loại-071 LPD – tàu đổ bộ có sàn đỗ máy bay – từ 17.000 tấn đến 20.000 tấn, được trang bị 2 máy bay lên thẳng và 2 tàu đổ bộ chạy trên đệm không khí, tàu có khả năng chuyên chở 800 binh lính; 8 chiếc tàu đổ bộ Loại-071S2. Lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc chủ yếu là tàu diesel3, chạy êm, rất thích hợp trong triển khai hoạt động tại các vùng biển đông đúc ở Đông Á. Trung Quốc hiện có 60 tàu ngầm và sẽ có 75 chiếc trong vòng vài năm tới, nhiều hơn Mỹ (trong khi Mỹ chỉ triển khai 55% lực lượng tàu ngầm ở Thái Bình Dương). Tỷ lệ tăng trưởng mới tàu ngầm giữa Trung Quốc và Mỹ từ năm 2000 là 4/1; và từ năm 2005 là 8/14. “Sự hiện đại hóa quốc phòng của quân đội Trung Quốc là đáng quan ngại trong 1 Tàu ngầm Loại-094SSBN. O’Rourke, PLAN Force Structure, p.19; Sinodefense.com, “Type 071 Landing Platform Dock” – http://www. Sinodefense.com/navy/amphibious/type071.asp). 3 Trong khi của Mỹ là tàu hạt nhân. 4 Báo cáo của Trung tâm An ninh Mới của Mỹ (CNAS) phối hợp Viện Công nghệ Massachuset (MIT), Học viện Hải chiến Hoa Kỳ và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore - http://nghiencuubiendong.vn. 2 5 khu vực”5, chỉ có “Hoa Kỳ có cả tầm vóc và sức mạnh quốc gia để đối đầu với sự mất cân đối rõ ràng về quyền lực mà Trung Quốc mang lại” như việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”6. Chính sách bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông đã vấp phải phản ứng quyết liệt của cộng đồng quốc tế. Tham vọng biển của Trung Quốc lớn mạnh lên cùng với sức mạnh quân sự và kinh tế của nước này7. Tóm lại, trong những năm cuối thế kỷ XX Trung Quốc đã triển khai hàng loạt chính sách nhằm kiểm soát các tuyến đường biển huyết mạch trên Biển Đông và qua eo biển Malacca. Cùng với sự phát triển về kinh tế và quân sự, đây là thời kỳ Trung Quốc tập trung xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh, tạo ra các thách thức cho trật tự khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trung Quốc đang đeo đuổi các chính sách sử dụng các đòn bẩy sức mạnh trong vấn đề Biển Đông để thực hiện quyền bá chủ trong khu vực. Trong khi đó, phần lớn các nước trong khu vực đều có quan hệ kinh tế, thương mại chặt chẽ với Trung Quốc. Mặc dù các quốc gia này luôn rất thận trọng, đề cao cảnh giác, đề phòng Trung Quốc, nhưng không đủ sức thoát khỏi vòng “cương tỏa” của Trung Quốc. Một mặt, họ mong muốn duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc, nhưng mặt khác lại không muốn bị lâm vào thế “kẹt” giữa hai nước lớn. Do đó, Trung Quốc đã “khai thác tối đa hạn chế này bằng cách kết hợp cân bằng giữa quyết đoán trên thực địa và thu phục bằng ngoại giao, nhằm ngăn chặn các mầm mống của liên minh kiềm chế Trung Quốc ở Đông Nam Á”8. Chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông, trọng tâm chính là tìm cách đạt được mục tiêu mà không cần dùng đến sức mạnh, tức “thắng không cần đánh”, nhằm đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Biển Đông, thiết lập ảnh hưởng lên các nước khác trong khu vực, khiến các nước này không thể thực thi chính sách đối ngoại độc lập, nhất là không dám đi với Mỹ để đối phó với Trung Quốc. Trung Quốc sẽ kiên trì chống quốc tế hóa, chống đưa Biển Đông ra bàn thảo tại các diễn đàn đa phương, vì “song phương sẽ giúp Trung Quốc “chia để trị”; đa phương sẽ đẩy Nguyên văn: “the PLAN's modernization "aggressive," and that it raised concerns in the region” - People's Liberation Army Navy -http://en.wikipedia.org/wiki/People's_Liberation_Army_Navy 6 Nguyên văn: “United States has both the stature and the national power to confront the obvious imbalance of power that China brings" to situations such as the claims to the Spratly and Paracel islands” - People's Liberation Army Navy -http://en.wikipedia.org/wiki/People's_Liberation_Army_Navy 7 Mark Landler (Thời báo New York), GS. Carlye A.Thayer (Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học New Sout Wales, Học viện Quốc phòng Úc). 8 Báo cáo của Trung tâm An ninh Mới của Mỹ, Tlđd 5 6 Trung Quốc vào thế yếu”9. Tất cả những chuyển biến tình hình ở Biển Đông nêu trên đều tác động đến hoạt động quản lý và khai thác biển đảo Đông Nam Bộ trong thời kỳ này. Đây cùng là thời kỳ Trung Quốc theo đuổi một chính sách đầy dã tâm, muốn bá chủ Biển Đông với hàng loạt hành động khiêu khích trong khu vực và thế giới, tiến hành xây dựng cái gọi là “chuỗi ngọc trai” – một chuỗi các cơ sở chiến lược chính trị, kinh tế, quân sự… dọc theo các tuyến giao thông trên biển từ Trung Đông đến Đông Bắc Á; coi Biển Đông là khu vực “lợi ích cốt lõi”10 và xây dựng căn cứ tàu ngầm nguyên tử ở Tam Á, thuộc đảo Hải Nam. Từ sự chuyển biến nhanh chóng của tình hình và những tuyên bố mang tính chất bá quyền của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, buộc Mỹ phải củng cố sự hiện diện của Mỹ tại Biển Đông – Thái Bình Dương. Vì “lợi ích cốt lõi của Mỹ đòi hỏi nước này phải duy trì sức mạnh vượt trội ở Thái Bình Dương… Từ bỏ vị trí này sẽ giảm bớt vai trò của Mỹ trên toàn thế giới”11. Do đó, Washington đã thẳng thừng phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định sự tiếp cận mở đối với các không gian hàng hải chung ở châu Á gắn liền với việc tôn trọng luật biển quốc tế của các quốc gia duyên hải trong khu vực Biển Đông. Đồng thời, Mỹ thúc đẩy các đàm phán đa phương để giải quyết các tuyên bố chủ quyền đang gây tranh cãi về quần đảo Trường Sa và Biển Đông. Mỹ đã can dự vào vấn đề rắc rối và phức tạp ở Biển Đông, đồng thời chỉ rõ bản chất các hành động hung hăng của Trung Quốc trong những năm vừa qua là không thể chấp nhận được; đồng thời khích lệ các nước như Việt Nam, Phillippines đang đối mặt với những hành động hiếu chiến của Trung Quốc. Chính đây là những bước đi mà sau này Trung Quốc cáo buộc Mỹ “có những toan tính sâu xa” và “âm mưu lôi kéo các quốc gia Đông Nam Á nhằm thổi phồng quá mức các vấn đề Biển Đông” và cảnh báo Washington về việc “quốc tế hóa”, “đa phương hóa” vấn đề Biển Đông. Hay nói cách khác, những năm cuối thế kỷ XX Mỹ đã bắt đầu hình thành và từng bước triển khai chính sách quay lại Biển Đông, tái cân bằng chiến lược ở châu Á – Thái Bình Dương; thực hiện “chính sách kiềm chế chiến lược” đối với vấn đề Biển Đông, nhằm tạo thế cân bằng quyền lực ở khu vực này, thể hiện vai trò của một nước lớn đã Báo cáo của Trung tâm An ninh Mới của Mỹ, Tlđd Phát biểu của Đới Bỉnh Quốc - Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc – tại Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ Trung, tháng 3/2010. 11 Quan điểm ông Lý Quang Diệu, theo Đài RFA 12/5/2010 – Tài liệu Tham khảo đặc biệt – TTXVN 18/5/2010. 9 10 7 từng “đóng một vai trò quan trọng hàng đầu trong việc chuyển đổi hệ thống quốc tế trong sáu mươi lăm năm qua”12 – theo quan điểm của Nhà Trắng. Washington cho rằng chỉ có như vậy mới “tạo ra một thế giới an toàn hơn, ổn định hơn, và thịnh vượng hơn cho người dân Mỹ, các đồng minh, và các đối tác trên khắp thế giới”13. Sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc và một số quốc gia trong khu vực tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến tình hình quản lý và khai thác biển đảo Đông Nam Bộ. Trong việc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trong những năm cuối thế kỷ XX còn nổi lên một bên liên quan trực tiếp tiếp và quan trọng đó là Philippines. Mặc dù tại Hội nghị San Francisco ngày 7 - 9 - 1951, phái đoàn Philippines do Bộ trưởng Ngoại giao Carlos Romulo đứng đầu đã không có phản ứng gì khi Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Hữu khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, nhưng đến 10-7-1971, Philippines tuyên bố chủ quyền đối với một phần của quần đảo (Trường Sa) mà họ cho rằng họ đã “chiếm đóng và kiểm soát thực tế” đối với các đảo này (như đảo Thị Tứ (Pagasa - Thitu Island), đảo Vĩnh Viễn (Lawak - Nanshan Island) và đảo Bình Nguyên (Patag - Flat Island)). Theo họ, đó là những đảo thuộc Freedomland do công dân Philippines là Cloma phát hiện năm 1956 và chúng được coi là vô chủ14. Tuyên bố này đã làm Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đưa ra tuyên bố phản đối.15 Philippines đưa ra yêu sách chủ quyền là dựa vào tính kế cận về mặt địa lý giữa các đảo của khu vực Kalayaan (phần lớn quần đảo Trường Sa) và lãnh thổ Philippiness, “The United States has played a leading role in transforming the international system over the past sixty-five years” - US Department of Defense (2012) Defense Strategy: Sustaining U.S. Global Leadership: Priorities for 21st Century Defense 13 “the United States has created a safer, more stable, and more prosperous world for the American people, our allies, and our partners around the globe” - US Department of Defense (2012) Defense Strategy: Sustaining U.S. Global Leadership: Priorities for 21st Century Defense 14 Tomas A. Cloma cùng 40 người khác đổ bộ lên một vài đảo nhỏ ở Trường Sa, cắm cờ và đặt tên cho cho khu vực được họ chiếm đóng là Freedomland (trong tiếng Filipino là Kalayaan). Tháng 5 năm 1956, chính phủ Philippines nhận được một lá thư của Cloma kể về việc ông đã phát hiện ra một nhóm đảo nằm cách đảo Palawan 400 km về phía Tây. Cloma tuyên bố sở hữu khu vực “bao gồm các đảo, các bãi cát, các bãi san hô và nơi đánh bắt cá với diện tích khoảng 64.976 dặm vuông”. Tuy nhiên, trong thư gửi chính phủ Philippines, Cloma cũng nhấn mạnh rằng tuyên bố của họ thuộc về các công dân Philippines chứ không nhân danh chính phủ Philippines bởi các công dân không được quyền làm vậy. Cloma cũng không quên yêu cầu chính phủ Philippines ủng hộ và bảo vệ tuyên bố của mình. Trong thư trả lời Cloma vào tháng 12 năm đó, chính phủ Philippines đã không có câu trả lời cụ thể, rõ ràng nào đối với các yêu cầu của Cloma và cũng như không có tuyên bố chủ quyền của mình về khu vực mà Cloma gọi là Kalayaan này - Võ Xuân Vinh (2011) Quá trình yêu sách chủ quyền của Philippines đối với quần đảo Trường Sa và cơ sở pháp lý - www.nghiencuubiendong.vn 15 Haydee B. Yorac (1983), Philippines Claim to the Spratly Islands Group, Philippines Law Journal, Vol.58, pp.44-45 12 8 dựa vào sự phát hiện và kiểm soát hữu hiệu và tầm quan trọng về an ninh và kinh tế của Kalayaan đối với Philippines. Ngày 11-6-1978, Tổng thống Philippines là Ferdinand Marcos ký “Sắc lệnh Tổng thống số 1596 - Tuyên bố một phần khu vực thực tế của lãnh thổ Philippines và hình thành chính quyền và hành chính” xác định rõ tọa độ của “Nhóm đảo Kalayaan” thuộc quần đảo Trường Sa Việt Nam “thuộc chủ quyền của Philippines” và “thành lập vùng kinh tế đặc quyền và các mục đích khác”16. Đồng thời, để củng cố yêu sách chủ quyền của mình đối với khu vực Kalayaan ở quần đảo Trường Sa, Philippines còn tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên ở Kalayaan vào ngày 30 tháng 1 năm 1980. Đến năm 1980, Philippines đã tiến hành chiếm thêm một số đảo, bãi đá ngầm đưa con số các đảo và bãi đá của Philippines đang chiếm giữa tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam lên 8 đảo, đá: 1/Kota hay Loaita Island (Việt Nam gọi là đảo Loại Ta); 2/ Lawak hay Nansham Island (đảo Vĩnh Viễn); 3/ Likas hay West York Island (đảo Bến Lạc, đảo Dừa); 4/ Panata hay Lamkiam Cay (Cồn San hô Lan Can/cồn An Nhơn); 5/ Pag-asa hay Thitu Island (đảo Thị Tứ); 6/ Parola hay North East Cay (đảo Song Tử Đông); 7/ Patag hay Flat (đảo Bình Nguyên); 8/ Rizal hay Commodore Reef (đá Công Đo)17. Tính về diện tích thì có 5 đảo trên 5 hecta (đảo Thị Tứ 37,2 ha, đảo Dừa 18,6 ha, đảo Song Tử Đông 12,7 ha, đảo Vĩnh Viễn 7,93 ha và đảo Loại Ta 6,45 ha. Tất cả 8 đảo đều có sự hiện diện của các loại cây và sinh vật biển, có các công trình quân sự và dân sự. Đặc biệt, đảo Thị Tứ, đảo lớn nhất trong tất cả các đảo mà Philippines chiếm đóng (và là đảo lớn thứ hai ở quần đảo Trường Sa) đã trở thành thủ phủ của quần đảo Kalayaan, có khá đông cư dân sinh sống. Hai bãi đá ngầm và một đảo nhỏ còn lại mặc dù không có cây cối nhưng đều có sự hiện diện về quân sự của Philippines. Ngoài ra, Philippines dù không có hiện diện quân sự nhưng vẫn đang kiểm soát một số bãi đá ngầm và bãi cát ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam như: Bombay Shoal, Boxall Reef, Brown Reef, Carnadic Shoal, Glasgow Bank, Half Moon Shoal, Hardy Reef, Hopkins Reef, Investigator Northeast Shoal, Iroquois Reef, Leslie Bank, Lord Auckland Shoal, Lord Auckland Shoal, Pensylvania South Reef, Reed Tablemount, Royal Captain Shoal, Sandy Shoal, Seahorse Shoal và Templar Bank18. Võ Xuân Vinh (2011) Quá trình yêu sách chủ quyền của Philippines đối với quần đảo Trường Sa và cơ sở pháp lý - www.nghiencuubiendong.vn 17 Theo http://vi.wikipedia.org/ số lượng 7 đảo, không có đá Công Đo. 18 Quần đảo Trường Sa, http://vi.wikipedia.org/ 16 9 Ngay khi Tổng thống Philippines là Ferdinand Marcos ký Sắc lệnh Tổng thống số 1596 - Tuyên bố xác định rõ tọa độ của “Nhóm đảo Kalayaan” thuộc quần đảo Trường Sa Việt Nam “thuộc chủ quyền của Philippines”, lập tức Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố phản đối. Năm 1988, giữa Philippines và Malaysia đã diễn ra tranh chấp ở một số đảo, đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Sau sự kiện này, Philippines đã tăng cường lực lượng ở các đảo và bãi đã chiếm đóng, đồng thời xây dựng thêm cơ sở hạ tầng ở một số đảo. Tháng 2-1993, Tổng thống Fidel V. Ramos chỉ thị cho Bộ trưởng Du lịch Philippines cho xây dựng cơ sở du lịch trên quần đảo và đến tháng 5-1993, Tổng thống Philippines ra lệnh cho quân đội nước này mở rộng đường băng trên đảo Thị Tứ.19 Sau sự kiện Trung Quốc chiếm bãi Vành Khăn (Mischief Reef) quần đảo Trường Sa của Việt Nam đầu năm 1995 đã làm cho Philippines đấu tranh mạnh mẽ hơn trong các biện pháp tuyên bố chủ quyền. Ngoài công tác ngoại giao như thông báo sự kiện cho các đại sứ ASEAN và phản đối ngoại giao đối với chính phủ Trung Quốc, Philippines đã tăng cường sự có mặt của hải quân ở khu vực này, tăng cường máy bay giám sát và thậm chí cho máy bay ném bom phá hủy các cột mốc do Trung Quốc đặt trên một số bãi đá và cho người đặt các cột mốc thay thế. Như vậy, tác nhân làm cho tình hình Biển Đông căng thẳng là tham vọng bá quyền quá lớn của Trung Quốc và theo lẽ tự nhiên, hai quốc gia trong cùng khối ASEAN lại có cùng chung đường biên giới trên Biển Đông như Việt Nam và Philippines đã xích lại gần nhau hơn. Cả hai bên “tạm xếp” những tranh chấp để cùng chia sẻ những mối lo ngại trước sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Tình hình đó đã tác động tích cực các hoạt động ngoại giao cũng như sự phối hợp với các tổ chức đa phương, trong đó có ASEAN, được đẩy mạnh. Mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Philippines vẫn có những bước tiến đáng ghi nhận, kể từ sau sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12-7-1976. Từ tháng 3-1994 Việt Nam và Philippines đã thành lập được Ủy ban Hợp tác Song phương do Bộ trưởng Ngoại giao chủ trì. Sau đó, hai nước Việt Nam và Philippines đã ký “Khuôn khổ Hợp tác Song phương trong 25 năm đầu thế kỷ 21 và thời Võ Xuân Vinh (2011) Quá trình yêu sách chủ quyền của Philippines đối với quần đảo Trường Sa và cơ sở pháp lý, Tlđd. 19 10 kỳ tiếp theo”20. Quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam-Philippines phát triển tốt trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, “hai nước đã đánh giá quan hệ quốc phòng Việt Nam-Philippines trong thời gian qua và trao đổi các sáng kiến hợp tác quốc phòng, an ninh cũng như chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo, tìm kiếm, cứu hộ”21. Cuối thế kỷ XX, một quốc gia khác trong khu vực cũng đưa ra những đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông là Malaysia. Năm 1979, Malaysia đưa ra yêu sách chủ quyền một số đảo, đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, mà theo họ “các đảo này nằm trên thềm lục địa của Malaysia” như đảo An Bang, đá Công Đo, đá Én Ca, đá Hoa Lau, đá Kỳ Vân, đá Sác Lốt, đá Suối Cát, đá Thuyền Chài, bãi Kiêu Ngựa, bãi Thám Hiểm (thuộc Trường Sa – Việt Nam) cùng rạn vòng Louisa và cụm bãi cạn Luconia (Bắc và Nam) (không thuộc Trường Sa)22. Malaysia xuất bản một tấm bản đồ mang tựa đề “Bản đồ Thể hiện Lãnh hải và Các ranh giới Thềm lục địa” để xác định thềm lục địa và tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các “đảo” nổi lên từ thềm lục địa đó. Tháng 4 - 1980, Malaysia tuyên bố yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế nhưng chưa phân định ranh giới cụ thể. Tháng 5 -1983 Malaysia đánh dấu việc chiếm đóng thực thể địa lí đầu tiên thuộc khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam khi cho quân đội đổ bộ lên đá Hoa Lau. Tháng 11 - 1986, họ đưa hai mươi lính chiếm đá Kiêu Ngựa (rạn đá nổi bật của bãi Kiêu Ngựa) và cho một trung đội chiếm đá Kỳ Vân. Năm 1987 Malaysia chiếm đá Suối Cát. Tháng 6 năm 1999, Malaysia chiếm bãi Thám Hiểm và đá Én Ca23. Năm 1999, nhận thấy Malaysia đang tiến hành xây dựng công trình trên bãi Investigator và bãi đá Barque Canada thuộc khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam Philippines đã gửi công hàm phản đối Malaysia. Yêu sách về chủ quyền của Malaysia đối với một số đảo tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam được đưa ra “dựa trên sự áp dụng ngược về học thuyết thềm lục địa. Một trong những nguyên tắc được pháp luật quốc tế về biển thừa nhận là đất thống trị biển, chỉ có lãnh thổ mới là cơ sở để hoạch định các vùng biển, trong đó có thềm lục địa, không phải là ngược lại, dùng thềm lục địa để làm căn cứ xác định chủ 20 http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr040807104143/nr040807105001/ns111025172853 http://petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/viet-nam-philippines-tang-cuong-hop-tac-quoc-phong.html 22 Quần đảo Trường Sa, http://vi.wikipedia.org/ 23 Quần đảo Trường Sa, http://vi.wikipedia.org/ 21 11 quyền với lãnh thổ”24. Theo đó, căn cứ pháp lý mà Malaysia yêu sách về chủ quyền đối với một số đảo của quần đảo Trường Sa của Việt Nam dựa trên việc các đảo này nằm trên thềm lục địa của họ là không có cơ sở theo những quy định của luật pháp quốc tế. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lập tức ra tuyên bố phản đối yêu sách về chủ quyền của Malaysia đối với một số đảo tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngày 05-6-1992, tại Kuala Lumpur, Việt Nam và Malaysia đã ký thoả thuận hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn25 và giao cho các công ty dầu khí của hai nước ký các dàn xếp thương mại và tiến hành hợp tác thăm dò, khai thác tiềm năng dầu khí ở khu vực này. Việc phân định vùng chồng lấn sẽ giải quyết sau. Hiện nay, hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở khu vực này đang tiến triển tốt26. Vùng khai thác chung giữa Thái Lan và Malaysia rộng khoảng 7.250 km2, trong đó có khoảng 875 km2 là vùng chồng lấn thềm lục địa ba nước Việt Nam - Thái Lan Malaysia. Ba nước đã thỏa thuận thông qua đàm phán, thương lượng để giải quyết vấn đề này, trước mắt đã thoả thuận được một số nội dung chủ yếu liên quan tới mô hình hợp tác và các vấn đề kỹ thuật27. Tham gia tranh chấp ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam còn có sự tham gia của Đài Loan. Ngay từ năm 1956, lợi dụng sự chuyển giao giữa Pháp và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Genevơ (1954) chính quyền Đài Bắc đưa quân xâm chiếm đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đảo Ba Bình có diện tích lớn nhất trong số các đảo của quần đảo Trường Sa: 489.600m2 (gần 50ha); mặt bằng của đảo có độ cao chừng 4m. Nơi đây đất đai màu mỡ, trồng được khoai mì, rau cải, chuối... xung quanh đảo có san hô, mặt nước khá yên tĩnh, tàu nhỏ có thể cập bến khá tốt. Sau khi xâm chiếm đảo Ba Bình, ngày 20-5-1956 Đài Loan đã xây dựng một số cơ sở quân sự kiên cố trên đảo này. Ngày 21-5-1992, Đài Loan thông qua một đạo luật tuyên bố chủ quyền và lãnh hải, theo đạo luật này toàn bộ quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Đài Loan. TS. Trần Trường Thủy, Yêu sách và cơ sở pháp lý đòi chủ quyền của các bên ở Biển Đông – http://biendong.net (truy cập 30-3-2014) 25 Vùng chồng lấn biển và thềm lục địa rộng khoảng 2.800 km2 được hình thành bởi đường ranh giới thềm lục địa do chính quyền Sài Gòn công bố năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa được Malaysia thể hiện trên bản đồ xuất bản năm 1979 26 Tuấn Anh (2011), Tình hình tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 27 Tuấn Anh (2011), Tình hình tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, Tlđd. 24 12 Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hành vi xâm phạm chủ quyền từ phía Đài Loan đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, yêu cầu Đài Loan ngừng các hoạt động xây dựng trái phép trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng như không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông. Brunei: Năm 1993, Brunei đưa ra Tuyên bố về ranh giới thềm lục địa 200 hải lý nhưng chưa đưa ra toạ độ cụ thể. Tuy nhiên, phần chồng lấn với Việt Nam và Malaysia trên quần đảo Trường Sa tương đối nhỏ, không ảnh hưởng đáng kể tới tranh chấp. Brunei cũng là nước duy nhất trong các bên yêu sách không chiếm giữ vị trí nào trong quần đảo Trường Sa28. 1.3. Tiểu kết luận chuyên đề Tình hình quốc tế những năm cuối thế kỷ XX được ghi nhận với hai vấn đề nổi bật, đó là các phương thức giải quyết tranh chấp phần lớn đều thông qua con đường đối thoại và sự xích lại gần hơn giữa các phe, các quốc gia trước đây đối đầu như Liên Xô, Mỹ, các nước Tây Âu. Xu thế hòa hoãn ấy đã làm dịu đi những căng thẳng về chiến tranh, xung đột, mâu thuẫn và khủng hoảng, đẩy lui được những cuộc leo thang đối đầu, những mối đe dọa về sử dụng vũ khí hạt nhân, hạn chế sự đe dọa bùng nổ xung đột hạt nhân. Thế giới đã củng cố được hình thức “ổn định trong thế đối đầu”, “đối đầu có trật tự” và hợp tác. Chuyển biến của tình hình thế giới và khu vực những năm cuối thế kỷ XX đã tác động đến biển, đảo Đông Nam Bộ. Dấu ấn rõ nét của sự tác động là từ những năm 80 (thế kỷ XX) trở lại đây tình hình bảo vệ chủ quyền và khai thác biển đảo Việt Nam nói chung, Đông Nam Bộ nói riêng phải đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức. Tác động trực tiếp và sâu sắc nhất đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp tình hình quản lý và khai thác biển đảo Đông Nam Bộ vẫn là vấn đề tranh chấp Biển Đông. Vì đây là vấn đề liên quan đến nhiều khía cạnh, nhất là về chiến lược, cạnh tranh nước lớn, pháp lý, kinh tế và sự chồng chéo về lợi ích, sự đan xen giữa đối nội và đối ngoại của các quốc gia, vùng lãnh thổ liên quan. Ngoài các tranh chấp về các đảo, đá và các vùng biển mang tính lịch sử từ trước năm 1975, từ đầu những năm 80 (thế kỷ XX) Việt Nam phải liên tục đối phó với những bất ổn trên Biển Đông. Đặc biệt, sau khi Liên bang Xô Viết tan rã (năm 1991) cuộc chiến 28 Tuấn Anh (2011), Tình hình tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông , Tlđd. 13 tranh lạnh kết thúc để lại một khoảng trống quyền lực ở khu vực Biển Đông. Thực tiễn tình hình thế giới cuối thế kỷ XX đặt ra những thách thức lớn đối với Việt Nam nói chung, vùng biển, đảo Đông Nam Bộ nói riêng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Những ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất là việc thăm dò và khai thác dầu, khi trên thềm lục địa Đông Nam Bộ. Đây là một vùng lãnh hải hấp dẫn ở vị trí địa chiến lược và tài nguyên dầu mỏ dồi dào. Do đó, từ sau năm 1975 tình hình thế giới có những chuyển biến to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh… tạo ra những thời cơ và thách thức tác động sâu sắc đến việc quản lý, khai thác biển đảo Đông Nam Bộ. Biển, đảo Đông Nam Bộ có vị thế quan trọng về chiến lược quân sự và kinh tế, là một điển hình về biển đảo Việt Nam, cũng là nơi hội tụ nhiều giá trị biển đảo Việt Nam như dầu khí, du lịch biển, di tích lịch sử - văn hóa… Những diễn biến của tỉnh hình thế giới và khu vực về biển đảo luôn có những tác động sâu sắc. Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí một ngành kinh tế biển tiêu biểu của Đông Nam Bộ bị tác động sâu sắc nhất do sự chuyển biến của tình hình thế giới trong những năm cuối thế kỷ XX. Khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầu những năm 70 của thế kỷ XX, thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển đã tác động khá sâu sắc đến tình hình quản lý và khai thác biển đảo Đông Nam Bộ như thúc đẩy hoạt động thăm dò dầu mỏ (1971 - 1981), khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, phát triển các nghề thủ công truyền thống; đầu tư, phát triển hệ thống cảng, vận tải biển; phát triển du lịch… Những hoạt động khai thác tiềm năng kinh tế biển Đông Nam Bộ trong thời kỳ này đã thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của khu vực, đem lại những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế - xã hội khu vực phía Nam đất nước. 14 Chuyên đề 2 PHÁT HUY TIỀM NĂNG THẾ MẠNH BIỂN, ĐẢO TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG, BẢO VỆ TỔ QUỐC Ở ĐÔNG NAM BỘ (1975-1986) 2.1. Mở đầu Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố là: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Phía Bắc - Tây Bắc giáp Campuchia, phía Nam giáp Biển Đông, phía Tây - Tây Nam giáp Campuchia và Đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông - Đông Nam giáp Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. Đông Nam Bộ có diện tích tự nhiên 23.605 km2, chiếm 7,1% diện tích cả nước. Trong số 6 tỉnh, thành Đông Nam Bộ có 2 tỉnh, thành tiếp giáp với Biển Đông là Bà Rịa – Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh. Đông Nam Bộ có bờ biển29 dài 127 km, từ ranh giới giữa huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) đến ranh giới huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) và huyện Gò Công Đông30 (tỉnh Tiền Giang). Vùng biển Đông Nam Bộ thuộc vùng biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú có điều kiện phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản; lại gần tuyến đường biển quốc tế có khả năng phát triển giao thông vận tải biển; thềm lục địa nông rộng giàu tiềm năng dầu khí. Khu vực ven biển này có nhiều bãi biển đẹp, nhiều khu sinh thái…đã trở thành nơi nghỉ mát, du lịch nổi tiếng như: Vũng Tàu, Cần Giờ. Vùng biển đảo Đông Nam Bộ có thềm lục địa với trên 100.000 km2 tiếp giáp với quần đảo Trường Sa, nơi đây chứa đựng nguồn tài nguyên cực kỳ quan trọng là dầu mỏ và hải sản. Huyện Côn Đảo (thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) là một quần đảo có tên là Côn Sơn (Côn Lôn hay Côn Đảo), nằm ở phía Nam Biển Đông có tọa độ địa lý là 8030 vĩ độ Bắc và 10603 độ kinh Đông. Côn Sơn tọa lạc ở vị trí khá xa đất liền, cách Vũng Tàu 97 hải lý (179 km), thành phố Hồ Chí Minh 125 hải lý (230 km), cửa sông Hậu (Cần Thơ) khoảng 45 hải lý (83 km) và thành phố Cần Thơ 165km. Như vậy, về mặt địa 29 30 Trong đó, bờ biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dài 114 km, bờ biển TP.Hồ Chí Minh dài 13 km. Lấy sông Vàm Cỏ làm ranh giới 15 lý hành chính thì Côn Đảo nằm trong vùng Đông Nam Bộ - lãnh thổ là hải đảo nằm án ngữ nơi cửa ngõ vào đất liền (Hình 2). Đông Nam Bộ có vị thế vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của quốc gia. Côn Đảo bao gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ, trên 200 km đường bờ biển với tổng diện tích đất nổi 75,15 km2, trong đó đảo lớn nhất là Côn Sơn (Côn Đảo, Côn Lôn, Phú Hải) với diện tích 57,4 km2, kế đến là hòn Bảy Cạnh (7,2 km2), hòn Bà (6,1 km2), hòn Cau (1,25 km2), hòn Tre lớn (0,75 km2), hòn Trọc (0,4 km2)… (Hình 3). Do có vị trí khá xa đất liền cùng với 3 điểm chuẩn trong tổng số 11 điểm chuẩn dùng lập đường cơ sở thẳng làm căn cứ vạch định vùng lãnh hải quốc gia, Côn Đảo đã góp phần mở rộng lãnh thổ vươn ra Biển Đông hàng trăm kilomet. Đông Nam Bộ có vị trí địa lí rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và nông nghiệp. Vùng này nằm kề với đồng bằng sông Cửu Long – vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước, giao lưu thuận tiện nhờ có mạng lưới kênh rạch và hệ thống đường bộ. Bằng đường bộ còn có thể dễ dàng giao lưu với Campuchia, với vùng Nam Tây Nguyên; bằng đường bộ và đường sắt xuyên Việt có thể liên hệ với các tỉnh khác trong cả nước, nhất là duyên hải Nam Trung Bộ. Cụm cảng Sài Gòn (đường không và đường biển) và Vũng Tàu tạo cửa ngõ cho vùng mở ra với nước ngoài. Đông Nam Bộ là một vùng thổ bao gồm hai phần quan trọng là đất liền và biển đảo. Những thế mạnh nói chung của Đông Nam Bộ mặc dù đã được chúng tôi đề cập ngay trong một số chuyên đề phản ánh đặc điểm tự nhiên, kinh tế – văn hóa – xã hội ở tập 1. Do đó, ở chuyên đề này khi nghiên cứu về tiềm năng thế mạnh biển, đảo trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ở Đông Nam Bộ (1975-1986) chúng tôi cũng sẽ phản ánh lại một số đặc điểm mang tính chung nhất đó những dưới góc độ thế mạnh biển đảo. Nội dung của chuyên đề này chúng tôi tập trung phản ánh các tiềm năng thế mạnh biển, đảo Đông Nam Bộ: - Vị thế - Tiềm năng trên các lĩnh vực kinh tế biển 16 Khi phản ánh tiềm năng trên các lĩnh vực kinh tế biển chúng tôi tiếp cận và xử lý vấn đề căn cứ vào thế mạnh của Đông Nam Bộ với các nhóm ngành và ngành chính như: - Kinh tế hàng hải (giao thông vận tải; đóng, sửa chữa tàu thuyền; dịch vụ cảng biển); - Du lịch biển đảo (bao gồm vùng ven biển); - Ngư nghiệp (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản); - Nông và lâm nghiệp biển (bao gồm cây trồng ven biển và rừng ngập mặn); - Công nghiệp dầu khí và khoáng sản biển (tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển); - Làm muối; - Các ngành dịch vụ phục vụ kinh tế biển (tìm kiếm cứu nạn, cung cấp dịch vụ, thông tin liên lạc biển, khoa học công nghệ phục vụ biển đảo và quản lý tài nguyên môi trường biển đảo). 2.2. Tiềm năng thế mạnh biển, đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ (19751986) Vị thế biển, đảo Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển, so với cả nước và khu vực. Tiêu biểu là thế mạnh về vị trí. Đông Nam Bộ có cửa ngõ phía Tây liên hệ với Campuchia và các nước Thái Lan, Malaysia thông qua mạng đường bộ xuyên Á, cửa ngõ phía đông liên hệ với các nước trên thế giới thông qua hệ thống cảng biển Sài Gòn, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thị Vải. Đây là cơ sở để hình thành cửa ngõ phía Đông và phía Tây, tạo lập hành lang kinh tế Đông – Tây, nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế sôi động trong vùng, đồng thời tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào Đông Nam Bộ. Ngoài ra, Đông Nam Bộ còn nằm kề đồng bằng sông Cửu Long – vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước. Từ vị thế địa lý có nhiều mặt ưu trội, Đông Nam Bộ đã có hệ thống các trục giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không khá tốt; ngoài ra còn có đầu mối giao thông và các tuyến giao thông quan trọng mang ý nghĩa cả nước và quốc tế như: sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (tương lai cả sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai), 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan