Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh bắc kạn...

Tài liệu Quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh bắc kạn

.PDF
107
7
91

Mô tả:

Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bảo vệ môi trường ở vùng đầu nguồn các lưu vực sông, vùng đất ngập nước ven biển và các tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, Việt Nam là nước có tỉ lệ phá rừng nguyên sinh đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Nigeria (FAO. 2005) [1]. Nguyên nhân mất rừng do sự yếu kém và tham nhũng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, các hình thức phá rừng ngày càng tinh vi và trắng trợn như chuyển đổi rừng, phê duyệt các dự án đầu tư đã gây bất bình trong dư luận nhưng lại bị chính quyền cố tình bỏ lơ…. Nhờ các nỗ lực bảo vệ và trồng mới rừng của chính phủ Việt Nam, tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam không ngừng tăng lên từ năm 2005 đến nay. Năm 2005 có khoảng 12.931.000 ha đã được trồng mới. Đến năm 2019, diện tích đất có rừng ở Việt Nam là 14.730.447 ha. Trong đó, có 10.255.525 ha rừng tự nhiên; 4.474.922 ha rừng trồng, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 41,85% [2]. Để đạt được kết quả này là sự nỗ lực của Chính phủ trong việc huy động nguồn lực tài chính đầu tư cho bảo vệ rừng: nguồn ngân sách nhà nước, vốn tài trợ và đóng góp tự nguyện, vốn ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng… Nghị định số 05/2008/NĐ-CP của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng được ban hành (Nay được thay thế bởi Nghị định 156/2018/NĐCP) với mục đích tạo cơ sở pháp lý để thu hút các ngồn vốn đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, đã góp phần hỗ trợ rất lớn cho bảo vệ và phát triển rừng khi nguồn lực tài chính đầu tư cho bảo vệ rừng từ ngân sách nhà nước rất hạn chế. Từ năm 2011 khi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP có hiệu lực (nay được thay thế bởi Nghị định 156/2018/NĐ-CP) một phần diện tích rừng đã được bảo vệ bằng nguồn tiền dịch vụ môi trường

Tài liệu liên quan