Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh vĩnh phúc...

Tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh vĩnh phúc

.DOCX
100
601
139

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ NHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH CỦA TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HÀ NỘI -2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------- PHẠM THỊ NHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH CỦA TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Du lịch(Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN PHẠM HÙNG HÀ NỘI –2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi thực hiện. Những số liệu điều tra, thu thập, những kết quả từ những tác giả khác mà tôi sử dụng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn rõ ràng, cụ thể. Luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Nếu có gì sai trái tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Ngƣời cam đoanPhạm Thị Nhung LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về du lịch là một chủ đề khó. Mặc dù đã cố gắng, nhƣng do bản thân hạn chế về thời gian thực hiện, thiếu số liệu điều tra nên nhiều khía cạnh liên quan đến đề tài luận văn vẫn chƣa đƣợc đề cập thảo luận. Những vấn đề còn bỏ ngỏ, chƣa đƣợc đề cập nhƣ: Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về du lịch của các nƣớc trong khu vực và thế giới, điều kiện để thực hiện các giải pháp. Hy vọng sẽ đƣợc thảo luận trong nghiên cứu tiếp theo. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự khích lệ và sự hƣớng dẫn chu đáo, hiệu quả của giảng viên hƣớng dẫn, PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng, trong quá trình thực hiện luận văn này. Sự chỉ bảo tận tâm của Thầy giáo đã mang lại cho tôi hệ thống các phƣơng pháp, kiến thức cũng nhƣ kỹ năng hết sức quý báu để có thể hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất.Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Quý Thầy giáo, Cô giáo ở Khoa Du lịch học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội -những ngƣời mà trong thời gian qua đã dạy dỗ, truyền thụ những kiến thức khoa học giúp tôi từng bƣớc trƣởng thành.Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc đã luôn quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.Xin chân thành cảm ơn những ngƣời thân, gia đình và bạn bè–những ngƣời đã động viên, khích lệ, hỗ trợ tôi rất nhiều về cả vật chất lẫn tinh thần để tôi có thể học tập đạt kết quả tốt và thực hiện thành công luận văn nàyLuận văn chắc chắn vẫn còn những khiếm khuyết, hạn chế. Tác giả mong nhận đƣợc những ý kiến góp ý để hoàn thiện những nội dung trong luận văn.Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Học viênPhạm Thị Nhung MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..........................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..............................................................7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................7 6. Bố cục của luận văn...................................................................................11 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚCTRONG LĨNH VỰC DU LỊCH...................................................................................12 1.1. Một số vấn đề về du lịch........................................................................12 1.1.1. Khái niệm du lịch....................................................................................................12 1.1.2. Thị trường, khách du lịch.......................................................................................14 1.1.3.Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch...............................................................................15 1.1.4. Tài nguyên du lịch...................................................................................................16 1.1.5. Sản phẩm du lịch.....................................................................................................18 1.1.6. Nguồn nhân lực du lịch...........................................................................................19 1.1.7. Xúc tiến quảng bá du lịch.......................................................................................19 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với du lịch..............................20 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước..................................................................................20 1.2.2. Quản lý nhà nước về du lịch..................................................................................22 1.2.3. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về du lịch...............................................33 1.2.4. Công cụ quản lý nhà nước về du lịch....................................................................37 1.2.5. Hình thức quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh...............................................37 1.2.6. Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương........................38 1.2.7. Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Vĩnh Phúc............................................................................................................................. ........39 1.2.8. Một số khái niệm liên quan: Chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư......43 Tiểu kết...........................................................................................................45 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC.....46 VỀ DU LỊCH TỈNH VĨNH PHÚC..............................................................462 .1. Khái quát về tỉnh Vĩnh Phúc.................................................................46 2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc.........................................................................46 2.1.2. Điều kiện văn hóa -xã hội tỉnh Vĩnh Phúc...........................................................48 2.1.3. Tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Phúc........................................................................52 2.1.4. Sản phẩm du lịch tiêu biểu của Vĩnh Phúc...........................................................54 2.1.4.1. Du lịch văn hóa –lịch sử.....................................................................................54 2.1.4.2. Dịch vụ du lịch –giải trí......................................................................................58 2.1.4.3. Du lịch sinh thái –cảnh quan.............................................................................59 2.1.4.4. Làng nghề truyền thống.......................................................................................64 2.1.4.5. Ẩm thực.................................................................................................................65 2.1.5. Doanh nghiệp du lịch..............................................................................................69 2.1.6. Kết quả hoạt động du lịch tỉnh Vĩnh Phúc............................................................73 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch tại Vĩnh Phúc.....................83 2.2.1. Thực trạng hệ thống các cơ quan quản lý về du lịch tỉnh Vĩnh Phúc................83 2.2.2. Công tác xây dựng, thực hiện chiến lược quy hoạch...........................................84 2.2.3. Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật và biện pháp liên quan của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong hoạt động du lịch.....................................88 2.2.4. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và xúc tiến du lịch..........93 2.2.5. Công tác tổ chức bộ máy, quản lý hoạt động đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực...........................................................................................................94a. Tổ chức bộ máy, quản lý nhà nước về du lịch............................................................94 2.2.6. Công tác điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch và xây dựng sản phẩm..........101 2.2.7. Công tác quản bá, xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế du lịch........................102 2.2.8. Tổchức bộ máy và công tác phối hợp trong quản lý nhà nước về du lịch.....105 2.2.9. Công tác thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch................................................................................................107 2.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Vĩnh Phúc..............................................................................................................109 2.3.1 . Những kết quả nổi bật......................................................................................... .3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.........................................................................110 Tiểu kết chương 2.........................................................................................114 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ.............115 CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LICH..............................115 TỈNHVĨNH PHÚC.....................................................................................115 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp.....................................................................115 3.1.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc..................................................115 3.1.2.NhữnghạnchếtrongquảnlýnhànướcvềdulịchởVĩnhPhúc....................120 3.1.3.Điềukiệnkháchquanvàchủquanchoviệcđềxuấtcácgiảipháp................122 3.2. Các giải pháp cụ thể.............................................................................124 3.2.1. Giải pháp quản lý quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch..........................124 3.2.2. Giải pháp quản lý xây dựng, ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật du lịch.......................................................................................................................128 3.2.3. Giải pháp quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch.......................129 3.2.4. Giải pháp phối hợp trong quản lý nhà nước về du lịch....................................130 3.2.5. Giải pháp quản lý thanh kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về du lịch132 3.2.6. Giải pháp quản lý quảng bá xúc tiến và hợp tác du lịch..................................133 Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................134 KẾT LUẬN..................................................................................................135 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................139 PHỤ LỤC.....................................................................................................146 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tàiTrong những thập kỷ gần đây, du lịch đã và đang ngày càng khẳng định là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, du lịch không những mang đến hiệu quả lớn về kinh tế mà còn có vai trò quan trọng gắn với việc bảo vệ thiên nhiên môi trƣờng, phát triển bền vững kinh tế xã hội ở các nƣớc và các địaphƣơng.Du lịch đã và đang đƣợc công nhận là một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, du lịch còn đƣợc coi là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lƣu văn hoá và xã hội giữa các địa phƣơng, giúp nâng cao hiểu biết, tăng cƣờng tình đoàn kết, hữu nghị, hoà bình giữa các dân tộc, vùng miền.Nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của phát triển du lịch, Đảng và Nhà nƣớc ta đã và đang chú trọng xây dựng những chiến lƣợc phát triển du lịch trong thời kỳ mới.Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta xác định Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Để có thể đạt mục tiêu trên, việc quản lý về phát triển du lịch ở từng địa phƣơng phải đƣợc xây dựng và triển khai một các hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng để phát huy tốt nhât những lợi thế sẵn có. Đối với nƣớcta hiện nay, du lịch góp phần không nhỏ vào việc thực hiện Công nghiệp hóa -Hiện đại hóa đất nƣớc.Thu nhập từ hoạt động Du lịch Việt Nam ngày càng cao, trong thời gian gần đây, hàng năm tổng thu bình quân từ ngành Du lịch đạt hơn 330.000 tỷ đồng, đóng góp trên 5% GDP/ năm và tạo ra gần 2 triệu việc làm cho ngƣời lao động. Du lịch đang dần trở thành một ngành “công nghiệp không khói”, đóng vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội của đất nƣớc.Nắm bắt đƣợc xu thế đó, trong quá trình đổi mới và hội nhâp, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đề ra những chủ trƣơng, quan điểm hết sức đúng đắn để phát triển du lịch. Nghị quyết Đại hội Đảng các khóa IX, X và XI đều xác định quan điểm “Phát triển du lịch bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, qua đógóp phần thực hiện Công nghiệp hóa -Hiện đại hóa đất nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực”. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng, ngày 30/12/2011 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu của chiến lƣợc là phấn đấu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tƣơng đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lƣợng cao, đa dạng, có thƣơnghiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh đƣợc với các nƣớc trong khu vực và đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.Cũng nhƣ bất cứ một tỉnh nào trên dải đất hình chữ S này, đối với Vĩnh Phúc, du lịch có tầm quan trọng đặc biệt không chỉ dƣới góc độ lợi ích kinh tế mà còn là vấn đềbản sắc văn hóa, tâm hồn dân tộc, bản lĩnh chính trị, bộ mặt quốc gia và nhiều góc độ khác.Vĩnh Phúc thuộc Vùng Đồng bằng sông Hồng, là cái nôi của ngƣời Việt cổ, với di chỉ khảo cổ họcĐồng Đậunổi tiếng. Cho đến nay, Vĩnh Phúc vẫn mang đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vƣơng , Kinh Bắc, Thăng Longcủa nền văn hóa dân gian đặc sắc, của khoa bảng, với lối sống xã hội và chuẩn mực đạo đức luôn đƣợc giữ gìn. Vai trò quan trọng của du lịch đối với sự phát triển chung của nền kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc thể hiện qua Đề án “Phát triển dịch vụ, du lịch giai đoạn 2011 –2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, qua đó lãnh đạo tỉnh đã xác định vai trò quan trọng của du lịch văn hóa, tƣơng lai sẽ là một trong những loại hình du lịch chủ chốt, góp phần thu hút thêm nhiều du khách nội địa và quốc tế tới khám phá một nền văn hóa Vĩnh Phúc lâu đời và bền vững.Trongnhữngnămgầnđây,hòa nhịpvớicôngcuộc đổimớiđấtnƣớc và tiếntrìnhhộinhậpquốctế,ngànhdulịchVĩnh Phúc đãnỗlựcvƣợtquakhó khăn,huyđộngnộilựcvàtranhthủnguồnlựcquốctếđểpháttriển.Nhờđó đãgópphầntíchcựcvàoviệctăngtrƣởngkinhtế,giữgìnvàpháthuy sức sốngbảnsắc vănhóacũngnhƣ giá trịtruyềnthốngcủa dântộc,giảiquyếtcác vấnđềxãhộicủatỉnhnóiriêngvàcảnƣớcnóichung.Côngtácquảnlý nhànƣớcvềdulịchcủachính quyềnđịaphƣơngcáccấpcủatỉnh có vai trò hết sức quan trọng, đồng thờicũngbộclộnhữnghạnchế,bất cậptrênnhiềumặt.Điềunàyđặtrachocôngtácquảnlý nhànƣớcvềdulịchtrênđịabànVĩnh Phúc hàngloạtvấnđềphảigiảiquyết.Chính vì vậy, tác giả chọn vấn đề “ Quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc”làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp Thạc sĩchuyên ngành Du lịch của mình. 2. Lịch sử nghiên cứuvấn đềCông tác quản lý nhà nƣớc nói chung và công tác quản lý của nhà nƣớc về du lịch nói riêng là một trong những vấn đề quan trọng đƣợc đặt lên hàng đầu đối với việc phát triển du lịch. Nhận thức đƣợc điều đó, Đảng và Nhà nƣớc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài phục vụ cho việc phát triển ngành du lịch. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc đã xây dựng, ban hành pháp luật, tổ chức sắp xếp lại bộ máy chuyên trách quản lý nhà nƣớc về du lịch từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Với tính chất du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao nên việc quản lý cũng là vấn đề phức tạp, đòi hỏi việc nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về du lịch trên phƣơng diện tổng thể, toàn diện và có chiều sâu.Đề cập đến vấn đềnày đã có một số công trình nghiên cứu đƣợc công bố cấp nhà nƣớc nhƣ: Công trình nghiên cứu khoa học của Vụ pháp chế -Tổng cục Du lịch do Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Vân làm chủ nhiệm với đề tài “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực du lịch”. Đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng pháp luật trong lĩnh vực du lịch và đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc; Công trình nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ Trịnh Đăng Thanh (2004) với đề tài: “Quản lý nhà nước bằng luật pháp đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay”đề tài đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý Nhà nƣớc bằng pháp luật và đề xuất đƣợc những phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam; Các công trình nghiên cứu khoa học về du lịch (Luận án Tiến sĩ) nhƣ: “Quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Lâm Đồng”của Nguyễn Tấn Vinh (2009) –Luận án Tiến sĩ -Đại học Kinh tế quốc dân ; “Một số vấn đề về tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam”của Tiến sĩ Trịnh Xuân Dũng (1989) ; “Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn” của tác giả Vũ Đình Thụy (1997); “Điều kiện và các giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Campuchia thành ngành kinh tế mũi nhọn” của Ouk Vanna ( 2004); “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở Việt Nam”của Hồ Đức Phớc (2009) –Luận án Tiến Sĩ –Đại học Kinh tế quốc dân.Các công trình nghiên cứu Quản lý nhà nƣớcvề du lịch của các tỉnh lân cận (Luận văn Thạc sĩ) nhƣ: “Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Bắc Ninh”Lê Phƣơng Dung(Luận văn Thạc sĩ Du lịch, 2015,trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội).Hoặc nghiên cứu về vấn đề quản lýcấp tỉnh trong đó có tỉnh Vĩnh Phúcvớicácđề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hoá tỉnh Vĩnh Phúc”của tác giả Luyện Hồng Anh (Luận văn Thạc sĩ Du lịch, 2013, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn). Đề tài đã thực hiện thống kê, đánh giá, phân tích các tài nguyên du lịch vănhoá tỉnh Vĩnh Phúc dựa vào các tiêu chí sẵn có. Đƣa ra các thực trạng về cầu du lịch văn hoá, cung du lịch văn hoá, các yếu tố tác động đến du lịch văn hoá từ đó phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động du lịch văn hoá tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở xu hƣớng phát triển của du lịch quốc tế, khu vực, quốc gia, điều kiện cụ thể của địa phƣơng, luận văn đã đƣa ra các giải pháp cơ bản nhằm phát triển du lịch văn hoá tỉnh Vĩnh Phúc.Nghiên cứu về đề tài phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đã có một số đề tài khoa học đƣợc công bố nhƣ “ Phát triển du lịch làng nghề tỉnh Vĩnh Phúc”của tác giả Trần Thị Hồng Hạnh(Luận văn Thạc sĩ Du lịch,năm2014) đề tài phân tích, đánh giá thực trạng khai thác phát triển làng nghề trong hoạt động du lịch hiện nay của Vĩnh Phúc, từ đó chỉ ra những tồn tại, bất cập, hạn chế cần giải quyết. Đƣa ra một số định hƣớng và đề xuất các giải pháp, kiến nghị về tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực, đầu tƣ cho khách du lịch làng nghề, thị trƣờng khách du lịch, xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch,xúc tiến du lịch;Đề tài “Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học”của tác giả Trần Văn Chi (Luận văn Thạc sĩ, năm 2012)-Phát triển du lịch sinh thái Vƣờn Quốc Gia Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học do Trần Văn Chi thực hiện nhằm giới thiệu tổng quan một số vấn đề về du lịch sinh thái trên thế giới và Việt Nam, đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái Vƣờn Quốc Gia Tam Đảo, xây dựng và đề xuất định hƣớng phát triển, xác định đƣợc một số ảnh hƣởng qua lại giữa dulịch sinh thái với bảo tồn đa dạng sinh học.Đối với các đề tài nghiên cứu phát triển du lịch trên đây chủ yếu dừng lại ở việc đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Vĩnh Phúc mà chƣa có đề tài nào nghiên cứu góc độ quản lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Vĩnh Phúc một cách toàn diện và có chiều sâu.Đề tài NCKH “Nghiên cứu xây dựng thuyết minh các điểm du lịch và hình thành các tour du lịch Vĩnh Phúc”(2012 ) của Tiến sĩ Kinh tế Trần Dũng đơn vị công tác Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật VĩnhPhúc–Đề tà nghiên cứu lịch sử, các giá trị văn hoá du lịch của các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.Từ đó,xây dựng bộ thuyết minh, giới thiệu các điểm du lịch, danh lam, thắng cảnh của tỉnh cho khách du lịch trong và ngoài nƣớc.Nghiên cứu xây dựng và tạo ra các tour du lịch trongtỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc với tỉnh ngoài vàđoạn 2010–2015, luận văn đề xuấtđịnh hƣớng vàcác giải pháp thiết thực nhằm tăng cƣờng hiệuquả quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.-Nhiệm vụ: Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sauHệ thống hóa một số lý luận cơ bản về quản lý nhà nƣớc, quản lý nhà nƣớc về du lịch.Tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tácquản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc.Đề xuất định hƣớng, một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh VĩnhPhúc4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu-Đối tượng nghiên cứu:Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này là hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với du lịch. Trong đó: chủ thể là cơ quan quản lý nhà nƣớc, khách thể quản lý là hoạt động du lịch và các công cụ quản lý là cơ chế, chính sách, pháp luật về du lịch. -Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Các nội dung liên quan về quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc+Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. +Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu về thực trạng từ năm 2010đến năm 2015;định hƣớng đến năm 2020; tầm nhìn đến năm 2030.5. Phƣơng pháp nghiên cứu-Nguồn dữ liệu sơ cấp: Số liệu phục vụ trong luận văn là số liệu đƣợc thu thập thông qua khảo sát khách du lịch đến nghỉ dƣỡng ở một số khu du lịch trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc. Khảo sát thể hiện mức độ ƣu thích của khách du lịch đối với các điểm, tuyến du lịch. Từ kết quả khảo sát đề xuất các giải pháp thích hợp nâng cao công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc.Nguồn dữ liệu thứ cấp:Để thực hiện đề tài, tác giả đã tìm hiểu, thu thập các nguồn tài liệu khác nhau từ các công trình khoa học đã đƣợc công bố, báo cáo hàng năm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2010 đến 2015. Báocáo của các tổ chức chính trị xã hội về tình hình hoạt động du lịch từ 2002 đến 2014. Bên cạnh đó còn có các số liệu thống kê đã đƣợc công bố trên sách báo, tạp chí và phƣơng tiện truyền thông,...các số liệu này đƣợc trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.-Các bước xử lý số liệu: + Bƣớc 1: Tìm hiểu và đọc các tài liệu nhƣ báo cáo,các công trình nghiên cứu.+ Bƣớc 2: Tiến hành tổng hợp, đánh giá và phân loại các sốliệu cũng nhƣ các tài liệu thu thập đƣợc.+ Bƣớc 3: Áp dụng các phƣơng pháp đánh giá phân tích các số liệu cũng nhƣ dữ liệu thu thập đƣợc để phân tích thực trạng, đƣa ra hƣớng giải pháp phù hợp.a.Phương pháp thống kê mô tảPhƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thƣớc đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giàn, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lƣợng về số liệu.Để hiểu đƣợc các hiện tƣợng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm đƣợc các phƣơng pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay đƣợc sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này nhƣ sau:-Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đócác đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu.Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.-Thống kê tóm tắt (dƣới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.b.Phương pháp phân tíchvàtổng hợpTrong luận văn tác giả cđã tiến hành phân tích các nguồn tài liệu nhƣ: Tạp chí và báo cáo khoa học, tácphẩm khoa học, tài liệu lƣu trữ thông tin đại chúng về du lịchPhƣơng pháp tổng hợp lý thuyết: là phƣơng pháp liên quan chặt chẽ những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập đƣợc thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Sauk hi phân tích tác giả lựa chọn tài liệu những tài liệu cần thiết, có nguồn gốc rõ ràng về du lịch để phục vụ quá trình nghiên cứu.Phân tích và tổng hợp: là hai phƣơng pháp có quan hệ mật thiếtvới nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: phân tích đƣợc tiến hànhtheo phƣơng hƣớng tổng hợp, còn tổng hợp đƣợc thực hiện dựa trên kết quả của phân tích.Trong nghiên cứu lý thuyết, ngƣời nghiên cứu vừa phải phân tích tài liệu, vừa phải tổng hợptài liệu.Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận văn. c.Phương pháp nghiên cứu thực địavà chuyên giaTác giả đã đi thăm quan, khảo sát thực địa các điểm du lịch tại tỉnh Vĩnh Phúc đang hoạt động và các điểm du lịch đang trong quá trình lập dự án đầu tƣ cũng nhƣ đang tiến hành xây dựng.Những nguồn thông tin thu thập đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng quản lý du lịch tại tỉnh Vĩnh Phúc.d.Phương pháp phỏng vấn điều traPhƣơng pháp phỏng vấn điều tra là phƣơng pháp dùng những câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn ngƣời nhằm thu đƣợc những ý kiến chủ quan của họ về vấn đề nào đó.Điều tra là phƣơng pháp khảo sát một số nhóm đối tƣợng trên diện rộng nhằmphát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về mặt định tính và định lƣợngcủa các đối tƣợng cần nghiên cứu.Các tài liệu điều tra đƣợc là những thông tin quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hoặc giải pháp thực tiễn. Có hai loại điều tra: Điều tra cơ bản và điều tra xã hội học. Với mong muốn nắm bắt đƣợc những quan điểm, nhu cầu, nhận xét của du khách về các chỉ tiêu liên quan đến quản lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn đã sử dụng điều tra xã hội học.Điều tra xã hội học thực chất là trƣng cầu ý kiến quần chúng, đƣợc tiến hành bằng cách phòng vấn trựctiếp, hay bằng bảng hỏi.Tác giả lựa chọn các khu vực nhƣ Khu nghỉ mát Tam Đảo, Khu du lịch Đại Lải là những địa danh nổi tiếng của Vĩnh Phúc, thu hút lƣợng khách rất đông hàng năm lên đến hơn 140.000 lƣợt khách và các khu nghỉ dƣỡng Sông Hồng tại thành phố Vĩnh Yên, đây là khu nghỉ dƣỡng nhân tạo của doanh nghiệptƣ nhân tự đứng ra kinh doanh.Trên cơ sở đó tác gải đã chon 100 du khách để tiến hành bảng hỏi.Thời gian thực hiện điều tra là tháng 5 và 6 năm 2015. Dùng phƣơng pháp điều tra bảng hỏi: Thực hiện từ tháng 6 đến tháng 10 tại sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc; trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Vĩnh Phúc, các phòng Văn hóa Thông tin của thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dƣơng, Tam Đảo,Vĩnh Tƣờng, Yên Lạcvới 40 phiếu.Nội dung bảng hỏiđi vào đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.Ngoài ra luận văn sử dụng phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: Bằng việc tham khảo ý kiến của một số chuyên gia là các nhà khoa học, các nhà quản lý, một số cán bộ có chức trách tại địa phƣơng; những nhận định của các chuyên gia nhằm có định hƣớng xác thực hơn cho việc nghiên cứu đề tài.Xử lý kết quả điều tra: Saukhi thu thập đƣợc thông tin từ bảng hỏi, tác giả phân tích cácsố liệu, tổng hợp, phân loại tƣ liệu và tiến hành xử lý số liệu bằng phƣơng pháp thống kê trên phần mềm Excell theo những tiêu chí khác nhau để rút ra những nhận xét chung dùng để tìm hiểu và phân tíchthực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Bố cục của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chƣơng: Chƣơng1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH. Chƣơng2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI TỈNH VĨNH PHÚC .Chƣơng 3.GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LICH TẠI VĨNH PHÚC Chƣơng1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚCTRONG LĨNH VỰC DU LỊCH 1.1. Một số vấn đề về du lịch 1.1.1. Khái niệm dulịchNgày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tƣợng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nƣớc phát triển mà còn ở các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam. Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là một đề tài hấp dẫn và trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Hiện nay du lịch không chỉ đơn thuần là hoạt động của tầng lớp “quý tộc” mà du lịch đã trở thành xã hội hóa, nhu cầu đi du lịch của con ngƣời ngày càng cao. Nhiều quốc gia pháttriển trên thế giới đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cƣ là một chỉ tiêu để đánh giá chất lƣợng cuộc sống.Mặc dù hoạt động du lịch đã xuất hiện từ rất lâu và phát triển rất nhanh trong cuộc sống của loài ngƣời. Tuy nhiên cho đến nay, khái niệm “Du lịch”đƣợc hiểu rất khác nhau giữa các quốc gia và dƣới những góc độ cũng khác nhau. Điều này thể hiện qua nhận định của Tiến sỹ Berneker, ngƣời Thụy sỹ, một chuyên gia hàng đầu thế giới về du lịch: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa” [14, tr.9]Trong tiếng Anh, từ du lịch xuất phát từ “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi, tiếng Pháp, từ du lịch bắt nguồn từ “Le Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi, dã ngoại,...Theo Liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Travel Oragnization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức là không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”.Tại hội nghị của Liên Hiệp quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/8 –5/9/1963), các chuyên gia đƣa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thƣ Việt Nam(1996) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt.Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): “Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật”.Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): “Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cac về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần tăng thêmtình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữư nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ”.Theo Luật Du lịch của Quốc hội nuớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 thì du lịch đƣợc hiểu là: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”[13, tr.2]..Nhƣ vậy, có khá nhiều khái niệm Du lịch nhƣng tổng hợp lại ta thấy du lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau: -Du lịch là một hiện tƣợng kinh tế xã hội.-Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lƣu trú ngoài nơiủơ thƣờng xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoải mãn các nhu cầu đa dạng của họ.-Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trìn, lƣu trú tạm thờu và các nhu cầu khác của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ.Các cuộc hành trình, lƣu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hòa bình.Trên cơ sở tổng hợp các quan điểm, các lý luân và thực tiễn phát triển của hoạt động du lịch thế giới và Việt Nam trong thời gian gần đây, có thể đƣa ra khái niệm du lịch nhƣ sau: “ Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các họat động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất , trao đổi hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng về nhu cầu đi lại, lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, tham quan và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích về kinh tế, chính trị -xã hội thiết thực cho quốc gia và toàn xã hội”. 1.1.2. Thị trường, khách du lịchĐể phân khúc thị trƣờng của du lịch, trƣớc hết phải xác định thị trƣờng trọng điểm và dự báo tiềm năng phát triển đúng sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách du lịch định ra chiến lƣợc phát triển cũng nhƣ mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của ngành du lịch trong từng giai đoạn cụ thể một cách khoa học và sát với thực tế; đồng thời có biện pháp giữ vững và phát triển thị trƣờng truyền thống. Phải có các sản phẩm du lịch đặc sắc, mang đậm tính chất văn hóa dân tộc, vùng miền để thu hút ngày càng nhiều khách cũng nhƣ tạo ra những dấu ấn riêng biệt. 1.1.3.Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịchNhà nƣớc Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Do đó hệ thống cơ sở vật chất –kỹ thuật du lịch cũng không chỉ bao gồm các yếu tố riêng của ngành du lịch mà bao gồm tất cả các yếu tố của các ngành khác đƣợc huy động vào hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ du lịch thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời. Từ đặc trƣng đó, khái niệm về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng đƣợc đề cập đến hai khía cạnh. Theo nghĩa rộng nói chung và theo nghĩa hẹp.Theo nghĩa rộng, cơ sở vật chất -kỹ thuật du lịch đƣợc hiểu là toàn bộ các phƣơng tiện vật chất kỹ thuật đƣợc huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của du khách trong các chuyến hành trình của họ. Theo cách hiêu này, cơ sở vật chất -kỹ thuật du lịch bao gồm cả cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc bản thân ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành khai thác tiềm năng du lịch nhƣ: hệ thống đƣờng sá, cầu cống, bƣu chính viễn thông, điện nƣớc,... Những yếu tố này là yếu tố cơ sở hạ tầng xã hội. Chính yếu tố này khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa du lịch với các ngành khác trong mối liên hệ liên ngành.Theo nghĩa hẹp, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đƣợc hiểu là toàn bộ các phƣơng tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch, các hóa cung cấp và thảo mãn nhu cầu của du khách. Chúng bao gồm các khách sạn, nhà hàng, các khu vui chới giải trí, phƣơng tiện vân chuyển,... và đặc biệt nó bao gồm cả các công trình kiến trúc bổ trợ. Đay chính là yếu tố đặc trƣng trong hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch. Nếu thiếu những yếu tố này thì nhu cầu du lịch của khách không đƣợc thỏa mãn. Do vậy, đây chính là yếu tố trực tiếp đối với việc đảm bảo điều kiện cho các dịch vụ du lịch đƣợc tạo ra và cung ứng cho du khách.Việc phân chia cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp chỉ mang tính chất tƣơng đối. Nhƣng nó lại có ý nghĩa quan trọng đối với ngành du lịch.Trong nền kinh tế thị trƣờng, không chỉ có kinh nghiệm cổ truyền mà phải có khoa học công nghệhiện đại. Kết hợp các yếu tố truyền thống với khoa học công nghệ hiện đai để tạo ra những sản phẩm chất lƣợng cao, giá thành hạ nhƣng vẫn mang bản sắc văn hóa dân tộc và tăng tính hấp dẫn cho du khách. 1.1.4. Tài nguyên du lịchKhái niệm tài nguyênNhững thập kỷ gần đây, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn, mang lại hiệu quả về kinh tế -xã hội và môi trƣờng ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam.Theo Phạm Trung Lƣơng đã định nghĩa: “Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lƣợng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan, mà con ngƣời có thể sử dụng phục vụ chp cuộc sống và sự phát triển của mình”.Theo PGS.TS.Trần Đức Thanh: “Tài nguyên là tất cả những nguồn thông tin, vật chất, năng lượng được khai thác phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài người. Đó là những thành tạo hay tính chất của thiên nhiên, những công trình, sản phẩm do bàn tai khối óc của con người làm nên, những khả năng của loài người,...Được sử dụng phục vụ cho sự phát triển kinh tế và xã hội của cộng đồng.”Có rất nhiều khái niệm về tài nguyên. Do đó tài nguyên có thể đƣợc quan niệm một cách đơn giản và dễ hiểu là: “Tất cả những gì thuộc về tự nhiên và tất cả những sản phẩm do con nguời tạo ra, có thể đƣợc con ngƣời sử dụng vào phát triển kinh tế và xã hội để tạo ra hiệu quả kinh tế -xã hội và môi trƣờng trong quá trình lịch sử phát triển loài ngƣời ”.  Khái niệm về Tài nguyên du lịchTNDL là loại tài nguyên có những đặc điểm giống những loại tàinguyên nói chung, song có một số đặc điểm riêng gắn với sự phát triển của ngành Du lịch.Du lịch là ngành kinh tế có sự định hƣớng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch (TNDL) đƣợc coi là mục đích đi du lịch của du khách; là những nguồn lực quan trọng nhất, mang tính quyết định sự phát triển ngành Du lịch. TNDL là cơ sở để hình thành, phát triển các hệ thống lãnh thổ du lịch.TNDL theo Pirojnik: “TNDL là những tổng thể tự nhiên, văn hóa –lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng được dùng trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịchvà nghỉ ngơi”.Theo các nhà khoa học Du lịch Trung Quốc định nghĩa: “Tất cả giới tự nhiên và xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành Du lịch, có thể sản sinh ra hiệu quả kinh tế -xã hội và môi trường đều có thể gọi là TNDL”.Ở khoản 4 (Điều 4, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005quy định: “TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, DTLSVH, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang đƣợc khai thác và chƣa đƣợc khai thác -Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếutố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch.-Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch.Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nƣớc hoặc sở hữu của tổ chức, cá nhân.TNDL đƣợc xemnhƣ là tiền đề để phát triển du lịch. TNDL càng phong phú đặc sắc có mức độ tập trung cao thì càng có sức hấp dẫn với du khách và có hiệu quả kinh doanh du lịch cao.TNDL cũng là một phạm trù lịch sử, việc khai thác phụ thuộc vào nhiều điều kiện kinh tế -xã hội, khoa học kỹ thuật, chính trị nên ngày càng đƣợc mở rộng . TNDL bao gồm cả TNDL đã, đang và chƣa khai thác.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan