Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (oda) tại bộ nông nghiệp và phát triển ...

Tài liệu Quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (oda) tại bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

.PDF
102
185
90

Mô tả:

Style Definition: 4 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------o0o--------------- NGUYỄN TIẾN ĐÀ QUẢN LÝ VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - Năm 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------o0o--------------- NGUYỄN TIẾN ĐÀ QUẢN LÝ VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ KIM SA XÁC NHẬN CỦA GVHD XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ TS. Lê Kim Sa PGS.TS. Lê Danh Tốn Hà Nội - Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Học viên Nguyễn Tiến Đà LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cám ơn tới thầy hướng dẫn khoa học, TS. Lê Kim Sa, người đã tận tình hướng về phương pháp nghiên cứu và truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và cung cấp thông tin cho luận văn. Tôi xin gửi lời cám ơn các thầy, cô giáo tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập cũng như quá trình hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 29 tháng 1 năm 2016 Tác giả Nguyễn Tiến Đà MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ....................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..................................................... 4 1.1.Nghiên cứu chung về vốn ODA 4 1.2. Nghiên cứu về vốn ODA trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 7 1.3. Tổng kết các nghiên cứu đã thực hiện và xác định hướng nghiên cứu 9 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 11 2.1. Phương pháp luận 11 2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 11 2.2.1. Phương pháp phân tích .................................................................... 11 2.2.2. Phương pháp tổng hợp ..................................................................... 12 2.2.3. Phương pháp so sánh ....................................................................... 13 2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu ......................... 13 2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu 14 2.4. Các bước thực hiện và thu thập số liệu 14 2.5. Các công cụ được sử dụng 15 CHƢƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ODA VÀ QUẢN LÝ VỐN ODA TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 16 3.1. Khái niệm và các hình thức ODA 16 3.1.1. Khái niệm vốn ODA ........................................................................ 16 3.1.2. Phân loại vốn ODA .......................................................................... 18 3.1.3. Các ưu điểm của vốn ODA và mặt trái của nó ................................. 20 3.2. Quản lý vốn ODA tại Việt Nam 23 3.2.1. Khung chính sách và cơ cấu tổ chức ................................................ 23 3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn ODA ................................... 30 3.3. Quản lý vốn ODA trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 32 3.3.1. Kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn ở một số nước trên thế giới ....................... 32 CHƢƠNG 4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ................................................. 37 4.1. Tổng quan về đầu tư trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 37 4.2. Quản lý vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 39 4.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn................................................................................................... 39 4.2.2. Quy trình quản lý vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ........................................................................................................... 44 4.3.Tình hình quản lý vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn48 4.3.1. Kết quả vận động vốn ODA trong các chương trình, dự án .............. 48 4.3.2. Cơ cấu vốn ODA theo ngành, lĩnh vực và nhà tài trợ ....................... 53 4.3.3. Thực hiện quản lý các chương trình, dự án ODA ............................. 55 4.3.4. Giám sát và đánh giá chương trình, dự án ODA............................... 57 4.3.5. Quản lý và khai thác các công trình đầu tư từ nguồn vốn ODA........ 58 4.3.6. Tóm tắt một số kết quả, mục tiêu của các chương trình, dự án ODA 59 4.4. Đánh giá tình hình quản lý vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 61 4.4.1. Những thành tựu .............................................................................. 61 4.4.2. Những vấn đề tồn tại ........................................................................ 63 CHƢƠNG 5. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ODA TẠI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN .................................... 66 5.1. Quan điểm và nguyên tắc trong thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 66 5.1.1. Các quan điểm thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA...................... 66 5.1.2. Các nguyên tắc thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA ..................... 66 5.2. Nhu cầu vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 67 5.3. Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 68 5.4. Các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 72 5.4.1. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động vận động, thu hút vốn ODA ............ 72 5.4.2. Giải pháp cải thiện tình hình chuẩn bị và thực hiện chương trình, dự án nhằm nâng cao chất lượng, thực hiện đúng tiến độ và thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA ........................................................................................ 73 5.4.3. Giải pháp công khai, minh bạch và đề cao trách nhiệm giải trình, phòng chống tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn ODA ................... 74 5.5. Một số kiến nghị 74 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 77 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á 2 AFD Cơ quan Phát triển Pháp 3 ASEAN 4 CG Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam 5 DA Dự án 6 DAC Ủy ban Hỗ trợ Phát triển 7 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 8 GSO Tổng cục Thống kê 9 ISG Nhóm hỗ trợ quốc tế cho ngành nông nghiệp Việt Nam 10 JICA Văn phòng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản 11 KHL Không hoàn lại 12 LMIC Quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp 13 NN&PTNT 14 ODA Hỗ trợ Phát triển Chính thức 15 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 16 PCPNN Phi chính phủ nước ngoài 17 PDO 18 QLDA 19 SNV 20 TA 21 UBND Ủy ban nhân dân 22 UNDP Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc 23 USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ 24 USD Đô la Mỹ 25 VDPF Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam 26 WB Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đề cương chi tiết Quản lý dự án Tổ chức Phát triển Hà Lan Hỗ trợ kỹ thuật Ngân hàng Thế giới i DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Cơ cấu vốn ODA ký kết theo lĩnh vực.............................................. 26 trong giai đoạn 2001-2010................................................................................ 26 Bảng 4.1: Tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn ......................... 37 giai đoạn 2004-2013 ......................................................................................... 37 Bảng 4.2: Tổng vốn ODA cam kết giai đoạn 2009-2013 .................................. 49 Bảng 4.3: Quy mô các chương trình, dự án ODA giai đoạn 2009-2013 ............ 51 Bảng 4.4: Danh sách các dự án có tổng vốn ODA trên 100 triệu USD ............. 52 Bảng 4.5: Cơ cấu ngành, lĩnh vực trong tổng vốn ODA ................................... 53 giai đoạn 2009-2013 ......................................................................................... 53 Bảng 4.6: Nguồn vốn ODA của một số nhà tài trợ chính .................................. 54 Bảng 4.7: Các dự án ODA được Bộ NN&PTNT giao CPO là chủ đầu tư ......... 55 giai đoạn 2009-2013 ......................................................................................... 55 Bảng 4.8: Cơ cấu nhân sự của các CPO............................................................ 56 Biểu đồ 4.3: Tổ ng hơ ̣p kế t quả báo cáo giám sát, đánh giá dự án ODA ............ 58 Bảng 5.1: Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách do Bộ NN&PTNT quản lý trong giai đoạn 2016-2020 ............................................................................................... 67 ii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về ODA tại Việt Nam................... 30 Hình 3.2. Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về ODA tại Bộ NN&PTNT .......... 43 Biểu đồ 4.1: Cơ cấu ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 1993-2012 .... 39 Biểu đồ 4.2: Cơ cấu vốn ODA trong tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2009-2013 ................................................................................. 50 iii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội ở Việt Nam. Sau gần 3 thập kỷ thực hiện Đổi mới, nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và trở thành một trong những trụ cột của nền kinh tế. Trong giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế và các cú sốc từ bên ngoài thì nông nghiệp đã trở thành bệ đỡ cho cả nền kinh tế cho dù chính ngành nông nghiệp cũng chịu nhiều ảnh hưởng của những biến động thị trường và những diễn biến bất lợi của thời tiết và thiên tai. Năm 2014, nông nghiệp đóng góp tới 18,12% GDP với mức tăng trưởng là 2,6%, đồng thời thu hút 46,6% tổng số lao động cả nước. Bên cạnh các thành tựu kinh tế, Việt Nam cũng được thế giới đánh giá cao trong công tác xóa đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân. Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam đã trở thành một nước có mức thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một phần tư thế kỷ với mức thu nhập bình quân đầu người năm 2014 là 1.890 USD/người. Trong bối cảnh Việt Nam trở hành quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp, chính sách hợp tác và phát triển của các nhà tài trợ với nước ta bắt đầu thay đổi với một trong những đặc điểm là nguồn vốn vay là chủ yếu, nguồn vốn vay ưu đãi có điều kiện tài chính ít ưu đãi hơn so với vốn vay ODA dần chiếm phần chủ đạo. Bên cạnh đó, tỷ trọng nợ công của nước ta trong GDP tiếp tục tăng và dịch vụ trả nợ nước ngoài hàng năm ngày một nặng nề. Trước tình hình trên, quản lý vốn ODA hiệu quả là vấn đề mang tính cấp thiết không chỉ trong thực tế quản lý của các bộ, ngành mà còn là vấn đề cần nhiều lời giải đáp trong lĩnh vực nghiên cứu quản lý. Tại Việt Nam, nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo là lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA, chỉ đứng sau lĩnh vực giao thông vận tải & bưu chính viễn thông và lĩnh vực năng lượng & công nghiệp. Bộ Nông 1 nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) là cơ quan quản lý nhà nước thuộc Chính phủ được giao quản lý một nguồn ODA tương đối lớn để phục vụ cho đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nguồn ODA này đã góp phần rất lớn vào công cuộc phát triển kinh tế nói chung, cho ngành nông nghiệp nói riêng và đặc biệt đã đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của Chính phủ trong cuộc chiến xóa đói giảm nghèo. Qua nghiên cứu tổng quan cho thấy đã có một số công trình nghiên cứu về ODA nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào được thực hiện với chủ thể quản lý là cấp bộ, ngành. Để góp phần nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm quản lý ODA hiệu quả tại Bộ NN&PTNT trong thời gian tới, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nguồn vốn ODA giao cho Bộ NN&PTNT quản lý. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý vốn ODA tại Bộ NN&PTNT; - Phân tích thực trạng quản lý vốn ODA tại Bộ NN&PTNT; - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn ODA tại Bộ NN&PTNT trong thời gian tới. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu sau: - Quy trình quản lý vốn ODA tại Bộ NN&PTNT như thế nào? - Thực trạng quản lý vốn ODA tại Bộ NN&PTNT trong những năm qua ra sao? - Cần có định hướng và giải pháp gì nhằm hoàn thiện quản lý vốn ODA tại Bộ NN&PTNT? 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về vốn ODA do Bộ NN&PTNT là cơ quan chủ quản. 3.2.Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quản lý nguồn vốn ODA trong giai đoạn 2009-2013. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu nguồn vốn ODA do Bộ NN&PTNT quản lý. 4. Đóng góp của luận văn 4.1. Đóng góp về mặt lý luận Luận văn đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, các tính chất và mặt trái của vốn ODA, quản lý vốn ODA tại Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn ODA. 4.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Luận văn đã tổng kết một số bài học kinh nghiệm về quản lý vốn ODA trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, phân tích thực trạng quản lý và sử dụng vốn ODA tại Bộ NN&PTNT, đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường quản lý vốn ODA tại Bộ NN&PTNT trong thời gian tới. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn này được chia thành 5 chương như sau : Chương 1. Tình hình nghiên cứu Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Cơ sở lý luận về vốn ODA và quản lý vốn ODA trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn Chương 4. Thực trạng quản lý vốn ODA tại Bộ NN&PTNT Chương 5. Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn ODA tại Bộ NN&PTNT 3 CHƢƠNG 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.Nghiên cứu chung về vốn ODA Theo Ngân hàng Thế giới (1999) tại báo cáo nghiên cứu chính sách “Đánh giá viện trợ - khi nào có tác dụng khi nào không và tại sao”, với cơ chế quản lý tốt thì 1% GDP viện trợ sẽ làm giảm 1% nghèo khổ và 1% tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh; 1% GDP viện trợ sẽ tạo thêm 1,9% GDP đầu tư của khối tư nhân. Trước đây, các cơ quan thường chú trọng vào tiến độ giải ngân và các biện pháp thực hiện mang ý nghĩa vật chất nhỏ hẹp của các dự án thành công mà họ tài trợ, nhưng chẳng có biện pháp nào trong số đó cho biết được nhiều về mức độ hiệu quả của viện trợ. Thay vào đó, đánh giá viện trợ phát triển cần tập trung vào mức độ mà các nguồn tài chính đã đóng góp để cải thiện môi trường chính sách. Đánh giá này cần chú trọng vào mức độ sử dụng nguồn lực của các cơ quan trong việc thúc đẩy cải cách chính sách và thay đổi thể chế để tạo ra được những kết quả tốt hơn. Tác giả Trần Tuấn Anh (2003) tại luận án tiến sĩ “ODA Nhật Bản cho các nước Đông Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” đã rút ra kết luận quan trọng nhất là: ODA là một nguồn lực bên ngoài có ý nghĩa quan trọng, nhưng chỉ là nguồn bổ sung, chất xúc tác và không thể thay thế được nguồn lực trong nước. Ngày hôm nay chúng ta có thể tự hào vì đã huy động được nguồn vốn ODA đáng kể nhưng một ngày nào đó chúng ta còn tự hào hơn khi chúng ta không cần huy động nguồn hỗ trợ phát triển này nữa. Đồng thời, xét về bản chất, ODA không phải là món quà cho không và vô điều kiện của các nhà tài trợ. Tác giả đã so sánh hiệu quả sử dụng ODA của Nhật Bản dành cho các nước Đông Nam Á (Malaysia, Indonesia, Thái Lan) và Trung Quốc. ODA Nhật Bản tuy không có các điều kiện chính trị song lại gắn chặt với các mục tiêu kinh tế của Nhật Bản như mở đường hỗ trợ đầu tư và phát triển thương mại, và nhìn chung nguồn vốn này tương đối phù hợp với các nước tiếp nhận. Việc sử dụng hiệu 4 quả vốn ODA không phụ thuộc nhiều vào nước cung cấp Nhật Bản mà tùy thuộc chủ yếu vào vai trò làm chủ và chính sách tiếp nhận ODA đúng đắn của nước tiếp nhận viện trợ. Theo tác giả Vũ Thị Kim Oanh (2002) tại luận án tiến sỹ “Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam” đã phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng ODA tại Việt Nam dựa trên các chỉ tiêu như : Sự phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả về môi trường, tính bền vững của dự án trong quá trình phát triển tiếp theo, sự phù hợp của dự án với những mục tiêu phát triển bền vững, nội dung khoa học và công nghệ, tăng cường thể chế, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Tác giả nhận thấy rằng các chỉ tiêu hiệu quả tài chính không lượng hóa được với tất cả các dự án. Khó khăn đối với đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn ODA là lợi ích kinh tế - xã hội là chủ yếu mang tính định tính. Thêm vào đó, nhiều dự án không thể lượng hóa được lợi ích về mặt tài chính. Rất nhiều chương trình, dự án ODA đem lại cho xã hội nhiều lợi ích to lớn nhưng nếu xem xét về mặt tài chính của dự án thì không có lợi nhuận. Chẳng hạn, không thể nói bao nhiêu của cải vật chất đã được tạo ra, bao nhiêu chi phí y tế đã tiết kiệm được do chương trình tiêm chủng mở rộng đã làm giảm đáng kể số lượng người ốm. Chính vì vậy, khi đánh giá hiệu quả về tài chính thì tính hợp lý về tài chính được nhấn mạnh chứ không phải là lợi nhuận của dự án. Tác giả đã phân tích và quy tụ lại trong 6 tồn tại, hay những bất cập, yếu kém trong việc sử dụng vốn ODA ở Việt Nam, đồng thời đúc rút ra 5 bài học kinh nghiệm ban đầu trong việc sử dụng nguồn vốn ODA. Có bài học nghe rất đơn giản như “trù liệu kinh phí cho cả vòng đời dự án” nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với việc đổi mới quy trình, thẩm định và phê duyệt dự án ODA. Tác giả Lê Thị Quỳnh Hạnh (2006) với bài viết “Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam” trên Tạp 5 chí Nghiên cứu – Trao đổi đã đánh giá một trong những thành tựu trong việc sử dụng vốn ODA là đã góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bằng việc cung cấp tín dụng cho nông dân, tạo ra các ngành nghề phụ, phát triển công tác khuyến nông, khuyến ngư, phát triển giao thông nông thôn. Đồng thời, thông qua các chương trình „Hỗ trợ kỹ thuật‟ chúng ta đã học hỏi được những kinh nghiệm về quản trị, quản lý hành chính. Các bài học kinh nghiệm và kiến thức đã góp phần giúp Việt Nam tiến tới hòa nhịp với trình độ khoa học kỹ thuật và quản lý của thế giới. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những khó khăn trong quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA. Một trong những nguyên nhân dẫn đến làm giảm hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA là thủ tục phức tạp của nhà tài trợ. Mặt khác, do văn phòng đại diện của một số nhà tài trợ tại Việt Nam có ít thẩm quyền quyết định nên phải chờ đợi từ phía nước tài trợ. Phía Việt Nam được đánh giá là có trách nhiệm trong việc chuẩn bị vốn đối ứng chậm, khiến cho các chương trình, dự án ODA bị ngưng trệ. Ngoài ra, năng lực quản lý và giám sát thực hiện dự án của các ban quản lý dự án được đánh giá là hạn chế, đặc biệt là tại các đơn vị lần đầu sử dụng vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ. Tác giả Tôn Thanh Tâm (2004) tại luận án tiến sỹ “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam” cho rằng mối quan hệ hợp tác phát triển trong khuôn khổ nguồn tài trợ ODA chỉ phát sinh giữa cấp nhà nước với nhà nước hoặc giữa chính phủ nước đi vay với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế đa phương nên quá trình quản lý ODA là việc tổ chức, điều hành các hoạt động về ODA theo luật pháp (quốc tế và trong nước). Vì vậy, hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA cũng chính là hiệu quả trong việc tổ chức điều hành các hoạt động có liên quan đến quá trình lập kế hoạch, thiết kế dự án, thẩm định, phê duyệt khoản vay, đàm phán, ký kết, phê chuẩn các điều ước quốc tế, tổ chức triển khai thực hiện, đánh giá và kết thúc dự án thông qua các cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về ODA như Luật, pháp lệnh, nghị 6 định, thông tư, quyết định. Hệ thống các cơ chế, chính sách quản lý ODA luôn nhận được sự quan tâm của công chúng các nước tài trợ lẫn nước tiếp nhận. Để đánh giá hiệu quả quản lý ODA, các nhà quản lý thường dựa vào một tập hợp các chỉ tiêu vừa mang tính định lượng, nhưng lại vừa mang tính định tính, vừa ở tầm vĩ mô tức là xem xét hiệu quả quản lý ODA trong mối quan hệ quản lý nợ nước ngoài tổng thể của một quốc gia, nhưng lại ở tầm vi mô tức là xem xét hiệu quả quản lý trong từng chương trình, dự án ODA. Đối với tiêu thức đánh giá ở tầm vi mô, tức là trong từng chương trình, dự án cụ thể, tác giả cho rằng việc đánh giá này dựa trên các chỉ tiêu được các bên đề ra trong các Hiệp định vay (định lượng) và đánh giá theo tiêu chí của nhà tài trợ (định tính). Chẳng hạn, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tiến hành đánh giá xếp hạng các dự án thành 5 mức độ hoàn thành khác nhau: (1) Rất thành công; (2) Thành công; (3) Thành công phần nào; (4) Không thành công; (5) Không xếp loại. 1.2. Nghiên cứu về vốn ODA trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn Tác giả Hà Thị Thu (2014) tại luận án tiến sỹ “Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam: nghiên cứu tại vùng duyên hải miền Trung” đã nghiên cứu vấn đề thu hút và sử dụng ODA trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn tại vùng duyên hải miền Trung của Việt Nam, từ đó đề xuất mô hình tổ chức Ban quản lý dự án chuyên nghiệp cho vùng duyên hải miền Trung theo hệ thống từ trung ương (cấp chính phủ) đến địa phương (cấp xã). Mô hình này không chỉ áp dụng thiết thực cho khu vực nghiên cứu mà còn có thể nhân rộng ra các vùng miền khác hoặc cho từng tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước. Để giải quyết vấn đề bố trí vốn đối ứng chậm dẫn đến triển khai các dự án không theo tiến độ, tác giải đề xuất lập quỹ vốn đối ứng để thực hiện các dự án ODA, đồng thời cũng là công cụ để quản lý các khoản vốn thu hồi từ các dự án sử dụng vốn ODA dưới hình thức cho vay lại của Chính phủ. 7 Tác giả Lương Mạnh Hùng (2007) tại luận văn thạc sỹ “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn” đã phân tích tình hình sử dụng ODA tại Bộ NN&PTNT giai đoạn 1993 -2006, chỉ ra những tồn tại và hạn chế trong việc sử dụng ODA. Cụ thể, đối với việc quản lý nhà nước, tác giả đã chỉ ra tính không đồng bộ trong việc lập kế hoạch vốn ODA hàng năm giữa cơ quan chủ quản là Bộ NN&PTNT với Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các địa phương gặp khó khăn trong bố trí vốn đối ứng và chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng làm chậm tiến độ dự án; sự không thống nhất trong việc quyết định các địa phương được cấp phát vốn hoặc phải vay lại ODA. Đối với các nhà tài trợ, tác giả đã phân tích sự khác biệt về các thủ tục và quy định giữa các nhà tài trợ và Chính phủ, trong đó nhấn mạnh khâu thiết kế dự án và tổ chức mua sắm, đấu thầu. Đặc biệt là từ phía Bộ NN&PTNT, tác giả đã chỉ ra những tồn tại trong việc phân bổ vốn cho các dự án mà không có quy hoạch dẫn đến đầu tư dàn trải; chưa có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm quản lý, kiểm tra thực hiện dự án cũng như chưa có quy định xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện; năng lực và trình độ chuyên môn, đặc biệt là trong công tác mua sắm đấu thầu, là nguyên nhân chính dẫn đến chậm tiến độ dự án. Từ những phát hiện trên, tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ODA từ phía cơ quan chủ quản là Bộ NN&PTNT, bao gồm hoàn thiện quy trình vận động, thu hút và sử dụng ODA; nâng cao chất lượng thiết kế dự án; đề xuất phân cấp cho cấp tỉnh trong hoạt động đấu thầu, mua sắm và quản lý tài chính. Ở cấp ban quản lý dự án, tác giả đề nghị xây dựng cuốn hướng dẫn quản lý dự án ngay từ giai đoạn triển khai dự án; ban quản lý dự án trung ương cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá dự án đối với cấp tỉnh và người hưởng lợi, và đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuyển dụng đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ thực hiện dự án ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Tác giả Đỗ Thị Tuyết Nhung (2007) tại luận văn thạc sỹ “Hỗ trợ pháp triển chính thức của ADB dành cho nông nghiệp Việt Nam – Thực trạng và giải 8 pháp” đã phân tích thực trạng quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA do ADB tài trợ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong giai đoạn từ năm 1993-2006, ADB đã tài trợ cho Việt Nam số vốn ODA là khoảng 3,8 tỷ USD, trong đó ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nhận được khoảng 901 triệu USD (chiếm 23,6%). Trong giai đoạn này, các khoản vay của ADB chủ yếu được tập trung cho các dự án thuộc tiểu ngành nông nghiệp và thủy lợi (chiếm khoảng 85% vốn ODA). Kết quả chung trong việc thực hiện các dự án được tác giả đánh giá là đã góp phần thực hiện phát triển kinh tế nông thôn và xóa đói giảm nghèo, góp phần hoàn thiện thể chế (quản lý dự án), nâng cao trình độ quản lý và đào tạo thêm cho nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp. Đồng thời, tác giả cũng đã chỉ ra một số vấn đề tồn tại, trong đó nổi bật là xu hướng đầu tư dàn trải và sự khác biệt về thủ tục và chính sách thực hiện dự án giữa Chính phủ Việt Nam và ADB. Tác giả đã dẫn chứng có những dự án được thực hiện trên phạm vi 23 tỉnh, thành phố trải rộng trên địa bàn cả ba miền dẫn đến việc quản lý gặp khó khăn. Hơn nữa, trình độ quản lý của các ban quản lý dự án tỉnh cũng rất không đồng đều làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án. Sự khác biệt trong các quy định, đặc biệt là liên quan đến mua sắm, là một trong những nguyên nhân làm dự án chậm tiến độ. Theo quy định của ADB, bất kỳ khoản vay nào từ ngân hàng này sẽ chỉ được mua sắm các loại hàng hóa và dịch vụ tại các nước thành viên. Do vậy, việc tổ chức đấu thầu tuyển chọn chuyên gia tư vấn, mua sắm hàng hóa thiết bị tại các dự án trở nên phức tạp, bị kéo dài và chất lượng chưa cao. 1.3. Tổng kết các nghiên cứu đã thực hiện và xác định hƣớng nghiên cứu Các nghiên cứu của các tác giả trên đã đưa ra được các nội dung : (i) Một số vấn đề lý luận về ODA như ý nghĩa và tầm quan trọng; (ii) Rút ra một số kinh nghiệm trong quản lý và sử dụng ODA; (iii) Đề xuất một số biện pháp nâng cao quản lý và sử dụng ODA. Tuy nhiên, hạn chế của các nghiên cứu trên là chỉ nghiên cứu một cách tổng quát về ODA mà chưa tập trung chuyên sâu vào từng 9 lĩnh vực tài trợ, đối tượng quản lý và sử dụng, hoặc nếu có tập trung thì chỉ dừng lại ở một phạm vi khá rộng lớn (cấp vùng miền). Tác giả nhận thấy rằng, một nghiên cứu chuyên sâu về quản lý ODA tại một cơ quan quản lý nhà nước là cần thiết. Nghiên cứu sẽ phân tích, đánh giá đúng thực trạng và cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản lý, đồng thời đề xuất định hướng và giải pháp quản lý ODA phù hợp với hoàn cảnh mới. Để nghiên cứu vấn đề trên, luận văn tập trung giải quyết các câu hỏi như sau: (1) Thực trạng quản lý và sử dụng ODA tại cơ quan quản lý cấp bộ, ngành; (2) Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ODA ở cấp bộ, ngành. Lời giải đáp cho các câu hỏi nêu trên chính là điểm nhấn và là điểm mới của luận văn. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng