Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy trinh tin dụng va sản phẩm cho vay mua ô tô của vietcombank...

Tài liệu Quy trinh tin dụng va sản phẩm cho vay mua ô tô của vietcombank

.PDF
49
1
68

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................................2 DANH MỤC BẢNG BIỂU ..............................................................................................................4 DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................................................4 PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – VIETCOMBANK .....................................................................................................7 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.........................................................................................7 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ..........................................................................................................9 1.3. Các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bởi Vietcombank ............................................10 1.4. Sơ lược hoạt động kinh doanh của Vietcombank năm 2020 ...........................................10 CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA VIETCOMBANK ................................................12 2.1. Sơ đồ quy trình tín dụng ......................................................................................................12 2.2. Diễn giải ..............................................................................................................................12 2.3. Nhận xét...............................................................................................................................34 CHƯƠNG 3. SẢN PHẨM CHO VAY MUA Ô TÔ TIÊU DÙNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA VIETCOMBANK ........................................................34 3.1. Đặc tính ............................................................................................................................34 3.2. Quy trình ..........................................................................................................................41 3.3. Hồ sơ ................................................................................................................................43 3.4. So sánh với sản phẩm cùng loại của ngân hàng VIB và SCB .........................................45 KẾT LUẬN ....................................................................................................................................48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................................49 ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN ........................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCNCTD BC RSRR BC TĐTD BCTĐ TSBĐ BP DVKH BP QHKH BP QLN BP QLN TSC BP QLNCVĐ BP TĐTD CB PDTD CB QLN CB QLNCVĐ CBKH CBTĐ CGPD CKBL CTQ GĐ PD GHTD HĐBĐ HĐQT HĐTD HĐTDCS HĐTDTW KH SME KTSDVV Lãnh đạo PGD Lãnh đạo P.KHBL Lãnh đạo P.KH Lãnh đạo Chi nhánh Lãnh đạo QLN Lãnh đạo PDTD P.KHBL PGD P.KH P.PDTD TCTD TGĐ Báo cáo nhu cầu tín dụng của khách hàng Báo cáo rà soát rủi ro Báo cáo thẩm định tín dụng Báo cáo thẩm định tài sản bảo đảm Phòng/Bộ phận Dịch vụ khách hàng Bộ phận Quan hệ khách hàng Phòng/Bộ phận Quản lý nợ Phòng/Bộ phận Quản lý nợ tại Trụ sở chính Bộ phận Quản lý khoản cấp tín dụng có vấn đề Bộ phận Thẩm định tín dụng Cán bộ Phê duyệt tín dụng Cán bộ thuộc Bộ phận Quản lý nợ Cán bộ Quản lý khoản cấp tín dụng có vấn dề Cán bộ quản lý quan hệ khách hàng Cán bộ thẩm định tín dụng Chuyên gia phê duyệt Cam kết bảo lãnh Cấp thẩm quyền Giám đốc Phê duyệt Giới hạn tín dụng Hợp đồng bảo đảm Hội đồng quản trị Hợp đồng cấp tín dụng Hội đồng tín dụng cơ sở Hội đồng tín dụng Trung Ương Khách hàng tổ chức bán lẻ Kiểm tra sử dụng vốn vay Trưởng Phòng giao dịch hoặc Phó trưởng Phòng giao dịch Trưởng Phòng KHBL hoặc Phó trưởng Phòng KHBL Là lãnh đạo PGD hoặc Lãnh đạo P.KHBL Giám đọc hoặc Phó Giám đốc Chi nhánh Trưởng Phòng BP QLN hoặc Phó trưởng Phòng BP QLN Lãnh đạo Phòng Phê duyệt tín dụng Phòng Khách hàng bán lẻ/SME Phòng giao dịch Phòng Khách hàng/Khách hàng bán lẻ/SME hoặc Phòng giao dịch Phòng Phê duyệt tín dụng Tổ chức tín dụng Tổng Giám đốc 2 TPDN TTCBL TSBĐ TSC VCB XHTD GCNĐKX Trái phiếu doanh nghiệp Thỏa thuận cấp bảo lãnh Tài sản bảo đảm Trụ sở chính VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Xếp hạng tín dụng Giấy Chứng nhận Đăng ký xe 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Mức cấp tín dụng tối đa theo giá trị TSBĐ ......................................................................38 Bảng 2. Phí trả nợ trước hạn ..........................................................................................................40 Bảng 3. So sánh sản phẩm cho vay mua ô tô của VCB với VIB và SCB .....................................47 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức...........................................................................................................9 Hình 2. Sơ đồ quy trình tín dụng tại Vietcombank........................................................................12 Hình 3. Quy trình đề xuất tín dụng ................................................................................................13 Hình 4. Quy trình thẩm định tín dụng ...........................................................................................14 Hình 5. Hạn mức phê duyệt tín dụng theo thẩm quyền .................................................................18 Hình 6. Quy trình phê duyệt tín dụng ............................................................................................19 Hình 7. Quy trình giải ngân ...........................................................................................................27 Hình 8. Quy trình giám sát tín dụng ..............................................................................................30 Hình 9. Quy trình thu nợ................................................................................................................32 Hình 10. Quy trình tín dụng trong giáo trình.................................................................................34 Hình 11. Quy trình cho vay mua ô tô tại VCB ..............................................................................41 4 PHẦN MỞ ĐẦU Trong bất kỳ nền kinh tế nào, hoạt động tín dụng có vai trò hết sức quan trọng thể hiện qua chức năng huy động các nguồn lực tài chính nhàn rỗi từ các chủ thể kinh tế để đầu tư phát triển dưới hình thức cấp tín dụng của ngân hàng. Xét từ góc độ kinh doanh, hoạt động tín dụng mang tính nghiệp vụ truyền thống và luôn là trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động tín dụng là nguồn thu nhập chính của ngân hàng, đồng thời cũng là nghiệp vụ cơ sở để ngân hàng phát triên và đa dạng hóa các nghiệp vụ khác. Do đó, ngân hàng luôn nỗ lực củng cố và phát triển hoạt động tín dụng của mình. Đặc biệt trong thời kỳ kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch, nhiều lĩnh vực, ngành nghề lâm vào khủng hoảng thì nguồn tín dụng ưu đãi sẽ là bệ đỡ cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động trong giai đoạn khủng hoảng và là đòn bẩy giúp họ phục hồi sau khủng hoảng. Hoạt động ngân hàng luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro biến động giá cả, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý… Vì vậy, để đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế nói chung, mỗi ngân hàng đều có một quy trình tín dụng nghiêm ngặt với những phương pháp và kỹ thuật đánh giá rủi ro tiên tiến. Tuân thủ quy trình tín dụng không chỉ đảm bảo an toàn cho bản thân ngân hàng mà còn thể hiện uy tín và khả năng của khách hàng, từ đó nâng cao khả năng hồ sơ được phê duyệt. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, nhiều loại hình tổ chức tài chính ra đời khiến việc cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng truyền thống cũng như ngân hàng sô ngày một khốc liệt. Cũng vì vậy mà ngân hàng luôn cố gắng cải thiện chất lượng dịch vụ, đem lại cho khách hàng sự tiện nghi nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật, phát triển những sản phẩm mới phù hợp với từng bối cảnh kinh tế và phù hợp với phạm vi khách hàng đa dạng. Năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,91%, là một trong số ít nước đạt tăng trưởng dương. Trong đó, ngành Ngân hàng không chỉ làm tốt chức năng cung ứng, phân bổ vốn mà còn là trụ đỡ, sát cánh bên doanh nghiệp, người dân cùng vượt qua thách thức, đóng góp vào kết quả chung của nền kinh tế. Lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp; mặt bằng lãi suất tiền gửi phổ biến tại các ngân hàng giảm từ 0,9 - 1,5% (ngắn hạn) và khoảng 0,6 - 1,5% (trung dài hạn) so với đầu năm 2020; lãi suất cho vay cũng giảm nhanh, khoảng 0,5 - 2%; tỷ giá tiếp tục ổn định, giá trị VND được nâng cao; dự trữ ngoại hối tiếp tục được bổ sung, giúp đảm bảo an ninh tài chính tiền tệ quốc gia và củng cố mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam. Theo Ngân hàng nhà nước, tổng vốn huy động toàn hệ thống đến 21/12/2020 tăng 12,87% 5 trong điều kiện lãi suất giảm sâu. Tín dụng cũng hồi phục trở lại trong những tháng cuối năm, đến ngày 28/12/2020, dư nợ tín dụng tăng 11,08% so với cuối năm 2019. Vượt qua năm 2020 đầy biến động, ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Vietcombank vẫn đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và trở thành điểm sáng trong toàn ngành ngân hàng, tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng vượt trội về hiệu quả kinh doanh và lần đầu tiên trở thành doanh nghiệp niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán. Kết thúc năm 2020, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank chỉ còn ở mức 0,6%, giúp Vietcombank được ghi nhận là tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất, chất lượng tài sản tốt nhất trong số các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Đồng thời, Vietcombank cũng là ngân hàng có tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu cao nhất trong các tổ chức tín dụng với tỷ lệ gần 380%. Với hiệu quả kinh doanh vượt trội, Vietcombank tiếp tục duy trì vị thế là doanh nghiệp có quy mô nộp ngân sách nhà nước lớn nhất. Để đạt được những kết quả trên, ngoài những hỗ trợ từ chính phủ, thì chính sách, cơ cấu tổ chức của bản thân Vietcombank cũng là những nhân tố quan trọng. Vì vậy, tiểu luận này đi vào tìm hiểu quy trình tín dụng của Vietcombank nhằm hiểu rõ các bước từ khi tiếp nhận hồ sơ đến phê duyệt tín dụng và đến khi hoàn tất thu nợ cùng với những nội dung và điều kiện cụ thể của từng bước. Đồng thời, tiểu luận cũng phân tích sản phẩm tín dụng nổi bật của Vietcombank là sản phẩm cho vay mua ô tô dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, và so sánh với sản phẩm cùng loại của ngân hàng khác nhằm xác định ưu thế của Vietcombank. Theo đó, tiểu luận này gồm 3 phần: 1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam 2. Quy trình tín dụng 3. Sản phẩm cho vay mua ô tô dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ Dù đã cố gắng nghiên cứu tìm hiểu nhưng tiểu luận không tránh khỏi thiếu xót. Nhóm nghiên cứu mong nhận được phản hồi và đóng góp từ cô! 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – VIETCOMBANK 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Vietcombank có tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, được thành lập ngày 20/01/1955 theo Nghị định 443/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Năm 1961, Sở Quản lý Ngoại hối được đổi tên thành Cục ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định 171/CP ngày 26/10/1961 của Hội đồng Chính Phủ. Cơ quan này vừa là một cục, vụ thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng tham mưu, nghiên cứu chính sách quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngoại hối, đồng thời tiến hành các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của một ngân hàng thương mại đối ngoại. Ngày 01/04/1963, Vietcombank chính thức khai trương hoạt động theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ 1963 – 1975, Vietcombank đảm đương nhiệm vụ là ngân hàng thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc, đồng thời hỗ trợ chi viện cho chiến trường Miền Nam. Từ 1976 đến 1990, Vietcombank tiếp tục là ngân hàng đối ngoại duy nhất của Việt Nam trên cả 3 phương diện: nắm giữ ngoại hối của quốc gia, thanh toán quốc tế, cung ứng tín dụng xuất nhập khẩu. Sau 1975, Vietcombank tiếp quản hệ thống ngân hàng của chế độ cũ, tham gia đàm phán giảm, hoãn thành công nợ Nhà nước tại Câu lạc bộ Paris, London. Năm 1990, đề án đổi mới hoạt động ngân hàng được Hội đồng Bộ trưởng thông qua, từ đây Vietcombank đã trở thành ngân hàng thương mại quốc doanh. Năm 1993, Vietcombank gia nhập tổ chức thanh toán quốc tế SWIFT. Năm 1995, trở thành thành viên của Hiệp hội ngân hàng châu Á. Năm 1996, gia nhập tổ chức thẻ quốc tế và là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế là Master card và Visa card; sáng lập Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng. Từ 2000 đến 2005, Vietcombank thực hiện tái cơ cấu. Vietcombank là ngân hàng đầu tiên triển khai và hoàn thành Đề án Tái cơ cấu (2000 - 2005) mà trọng tâm là nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đóng góp cho sự ổn định và phát triển kinh tế, đồng thời tạo dựng uy tín đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Với sự tư vấn hỗ trợ kỹ thuật từ ngân hàng ING trong khuôn khổ dự án của Worldbank, Vietcombank đã làm sạch bảng tổng kết tài sản, nâng cao hiệu quả hoạt 7 động, bước đầu thực hiện chuẩn hóa sắp xếp lại mô hình hoạt động hướng theo thông lệ của các ngân hàng tiên tiến trên thế giới. Năm 2002, Vietcombank triển khai đưa vào ứng dụng hệ thống ngân hàng lõi – Core Banking và trở thành ngân hàng đầu tiên ở Việt nam cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Online Banking), dịch vụ ATM và Internet Banking. Với lợi thế về nguồn vốn, đặc biệt là vốn ngoại tệ, Vietcombank đã tham gia tài trợ vốn cho hàng loạt các dự án thuộc các lĩnh vực then chốt phục vụ các dự án trọng điểm phát triển của quốc gia như điện lực, dầu khí, hàng không, viễn thông… Ngày 26/12/2007, Vietcombank thực hiện thành công kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Đây là sự kiện IPO lớn nhất tại thời điểm đó và đã mang lại cho ngân sách Nhà nước nguồn thu từ thặng dư từ IPO lên tới gần 10.000 tỷ. Ngày 02/06/2008, Vietcombank đã chính thức hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần. Ngày 30/6/2009, Vietcombank chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 09/2011, Vietcombank ký kết Hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank - tập đoàn tài chính lớn thứ ba Nhật Bản và thứ 20 trên thế giới. Năm 2013, nhân kỷ niệm 50 năm thành lập, Vietcombank cho ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, đồng thời đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất do Đảng và Nhà nước trao tặng. Từ 2013 đến 2018, Vietcombank ghi nhận tăng trưởng ấn tượng. Năm 2018, Vietcombank ghi nhận tổng tài sản vượt một triệu tỷ, lợi nhuận đạt 18.269 tỷ, xếp thứ nhất về quy mô lợi nhuận và nộp ngân sách trong ngành Ngân hàng. Vietcombank là ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam đưa tỷ lệ nợ xấu thực chất xuống dưới 1%, phân loại theo chuẩn mực quốc tế; là ngân hàng Việt Nam đầu tiên chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công nhận đáp ứng các chuẩn mực an toàn theo Basel II, được áp dụng Thông tư 41 sớm hơn 1 năm so với yêu cầu. Đồng thời, trở thành ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu lớn nhất tại Việt Nam vào cuối năm 2018. Năm 2020, Vietcombank được tạp chí The Asian Banker trao tặng giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam”, “Thẻ tín dụng tốt nhất Việt Nam” cho sản phẩm thẻ Vietcombank Visa Signature và “Ứng dụng ngân hàng di động tốt nhất Việt Nam”. Đồng thời, được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vinh danh là “Ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu của Việt Nam năm 2020”. 8 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 9 1.3. Các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bởi Vietcombank Khách hàng cá nhân Khách hàng tổ chức Tài khoản thanh toán Dịch vụ tài khoản Thẻ Thanh toán và quản lý tiền tệ Tiết kiệm Quản lý tài sản Cho vay cá nhân Tín dụng doanh nghiệp Bảo hiềm Ngoại hối và thị trường vốn Đầu tư Thanh toán quốc tế, Tài trợ thương mại Ngân hàng điện tử Bảo lãnh Kinh doanh vốn Dịch vụ thẻ 1.4. Sơ lược hoạt động kinh doanh của Vietcombank năm 2020 Dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19, năm 2020, Vietcombank vẫn ghi nhận nhiều thành tích ấn tượng như là ngân hàng kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam, là ngân hàng Việt Nam duy nhất lọt vào nhóm 200 ngân hàng có quy mô lợi nhuận lớn nhất toàn cầu. Tổng tài sản vượt 1.300 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2019; lợi nhuận hợp nhất đạt trên 23 ngàn tỷ đồng, tương đương năm 2019. Dư nợ tín dụng của Vietcombank đạt 838.220 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 14% so 2019, hoàn thành 103,6% kế hoạch năm, là ngân hàng có quy mô tín dụng tăng trưởng lớn nhất ngành ngân hàng. Trong đó, tín dụng bán lẻ tăng trưởng nổi bật, đạt mức 20,4%. Tín dụng cho vay tại phòng giao dịch tăng 25,3% so cuối năm 2019. Dư nợ cho vay FDI tăng 16,7% so cuối năm 2019. Các lĩnh vực nghiệp vụ ngân hàng tiếp tục đạt hiệu quả cao như: doanh số thanh toán quốc tế tài trợ thương mại đạt 83 tỷ USD, hoàn thành 101% kế hoạch năm 2020, tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với 15,3% thị phần cả nước; doanh số mua bán ngoại tệ đạt 53,6 tỷ USD, hoàn thành 102,5% kế hoạch năm 2020; doanh số thanh toán thẻ và sử dụng thẻ lần lượt đạt 100% và 98% kế hoạch năm 2020; phát triển 2,85 triệu khách hàng E-Banking mới và 1,67 triệu khách hàng cá nhân mới, tăng lần lượt là 21,8% và 3,1% so năm 2019… 10 Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank chỉ còn ở mức 0,6%, cho thấy Vietcombank có tỷ lệ nợ xấu thấp, chất lượng tài sản tốt trong số các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Đồng thời, Vietcombank cũng là ngân hàng có tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu cao nhất trong các tổ chức tín dụng với tỷ lệ gần 380%. Ngoài ra, Vietcombank tiếp tục duy trì vị thế là doanh nghiệp có quy mô nộp ngân sách nhà nước lớn nhất. Cổ phiếu VCB cũng trở thành cổ phiếu có quy mô vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam (khoảng 370 nghìn tỷ đồng, tương đương 16 tỷ USD). Bên cạnh đó, nhằm thực hiện các chương trình hỗ trợ của Chính phủ, Vietcombank đã triển khai một số biện pháp như: miễn giảm lãi, phí; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; cho vay mới để hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh; triển khai các gói tín dụng với lãi suất phù hợp để hỗ trợ khách hàng… Trong năm 2020, Vietcombank đã thực hiện bốn đợt giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 và một đợt hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tại 10 tỉnh miền trung bị ảnh hưởng bão lũ, với tổng dư nợ được hỗ trợ lãi suất cho vay xấp xỉ 660.000 tỷ đồng. Thực hiện Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank đã cơ cấu lại 5,156 tỷ đồng dư nợ, tính đến 31/12/2020. Một điểm nhấn quan trọng khác là việc đưa vào vận hành thành công hệ thống ngân hàng lõi mới - Core banking Signature và vận hành nhiều hệ thống mới như phân tích lợi nhuận đa chiều MPA, quản trị nguồn nhân lực… và khởi động nhiều dự án chuyển đổi, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng lực hoạt động và quản trị điều hành theo thông lệ quốc tế như Treasury, ALM.FTP, IFRS9, PCM... Nhờ những yếu tố trên mà Vietcombank đã nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Có thể kể đến giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam”, “Thẻ tín dụng tốt nhất Việt Nam” cho sản phẩm thẻ Vietcombank Visa Signature và “Ứng dụng ngân hàng di động tốt nhất Việt Nam” do The Asian Banker trao tặng; “Ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu của Việt Nam năm 2020” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vinh danh; top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và là đại diện duy nhất của Việt Nam có mặt trong top 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu, theo Forbes; top 2 ngân hàng có giá trị thương hiệu tăng trưởng cao nhất toàn cầu, theo Brand Finance và là đơn vị có giá trị thương hiệu lớn nhất ngành ngân hàng tại Việt Nam, theo Forbes Việt Nam… Trong nước, Vietcombank lần thứ bảy liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia; là ngân hàng nộp thuế và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam; được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động”; năm năm liên tiếp là ngân 11 hàng có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam; là thương hiệu ngân hàng uy tín nhất trên truyền thông ba năm liên tục, cùng nhiều giải thưởng uy tín khác dành cho các sản phẩm dịch vu về ngân hàng bán lẻ, ngân hàng số, sản phẩm thẻ… CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA VIETCOMBANK 2.1. Sơ đồ quy trình tín dụng Bước 1. Đề xuất tín dụng Bước 2. Thẩm định tín dụng Bước 3. Phê duyệt tín dụng Bước 4. Giải ngân Bước 5. Giám sát tín dụng Bước 6. Tác nghiệp thu nợ Bước 7. Thanh lý hợp đồng tín dụng Hình 2. Sơ đồ quy trình tín dụng tại Vietcombank 2.2. Diễn giải Bước 1. Đề xuất tín dụng 12 Hồ sơ của khách hàng CBKH Báo cáo Nhu cầu tín dụng Thu thập thông tin Cán bộ thẩm định Hình 3. Quy trình đề xuất tín dụng - CBKH chủ động thu thập thông tin và hồ sơ tài liệu trực tiếp từ khách hàng, từ nguồn khác (nếu có) để làm cơ sở phục vụ công tác lập BC NCTD. - Hồ sơ khách hàng cung cấp bao gồm: o Hồ sơ pháp lý khách hàng; o Hồ sơ tài chính khách hàng; o Hồ sơ phương án sử dụng vốn của khách hàng; o Hồ sơ đề nghi phát hành bảo lãnh/hồ so đề nghị phát hành L/C, hồ sơ đề nghị chiết khấu (nếu có); o Hồ sơ biện pháp bảo đảm tín dụng (nếu có); - CBKH kiểm tra tín đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, thông tin liên quan đến khách hàng và thông báo khách hàng bổ sung, làm rõ hồ sơ (nếu cần). - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: o Căn cứ hồ sơ do khách hàng cung cấp và thông tin/tài liệu thu thập, CBKH thực hiện lập BC NCTD; o Sau khi hoàn tất và ký bC NCTD, CBKH chuyển BC NCTD cùng toàn bộ hồ sơ khách hàng cho CBTĐ 13 Bước 2. Thẩm định tín dụng Cần sửa đổi/bổ sung CBTĐ Báo cáo Nhu cầu tín dụng Báo cáo Lãnh đạo Thẩm định tín dụng Phòng Khách hàng Cấp thẩm quyền Hình 4. Quy trình thẩm định tín dụng - Thẩm định và lập BC TĐTD o Trường hợp tại P.KHBL/PGD có CBTĐ: ▪ CBTĐ tiếp nhận BC NCTD, hồ sơ khách hàng từ CBKH và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. ▪ Trường hợp khách hàng cần chấm điểm XHTD, CBTĐ thực hiện quy trình chấm điểm XHTD cho khách hàng theo quy định hiện hành. ▪ Ngoài các thông tin do CBKH cung cấp, CBTĐ chủ động thu thập thêm thông tin/tài liệu khác (nếu có), phối hợp cùng với CBKH thu xếp lịch làm việc với khách hàng (nếu cần) để phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng. ▪ CBTĐ lựa chọn mẫu BC TĐTD phù hợp với tính chất của đề xuất GHTD để lập BC TĐTD. ▪ Sau khi hoàn tất và ký BC TĐTD, CBTĐ chuyển BC TĐTD cùng toàn bộ hồ sơ cho Lãnh đạo P.KH để rà soát, cho ý kiến. ▪ Lãnh đạo P.KH rà soát nội dung BC TĐTD và chuyển lại BC TĐTD cho CBTĐ để sửa đổi, bổ sung (nếu cần). ▪ Trường hợp Lãnh đạo P.KH đồng ý với nội dung của BC TĐTD, CBTĐ chuẩn bị hồ sơ trình CTQ xem xét, phê duyệt GHTD. o Trường hợp tại PGD không có CBTĐ: ▪ Lãnh đạo PGD tiếp nhận BC NCTD, hồ sơ khách hàng từ CBKH và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. 14 ▪ Trường hợp khách hàng cần chấm điểm XHTD: Lãnh đaoh PGD thực hiện chấm điểm XHTD cho khách hàng, Lãnh đạo Chi nhánh duyệt kết quả chấm điểm XHTD theo quy định hiện hành. ▪ Ngoài các thông tin do CBKH cung cấp, Lãnh đạo PGD chủ động thu thập thêm thông tin/tài liệu khác (nếu có), phối hợp với CBKH thu xếp làm việc với khách hàng (nếu cần) để phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng. ▪ Lãnh đạo PGD lựa chọn mẫu BC TĐTD phù hợp với tính chất của đề xuất GHTD để lập BC TĐTD. ▪ - Sau khi hoàn tất, ký BC TĐTD, CBKH chuẩn bị hồ sơ trình CTQ phê duyệt. Thẩm định TSBĐ o Nhận và kiểm tra hồ sơ TSBĐ ▪ Trường hợp khách hàng gửi hồ sơ TSBĐ lần đầu hoặc ngay khi có thay đổi, bổ sung hồ sơ TSBĐ hiện hữu, CBKH tiếp nhận bộ hồ sơ TSBĐ từ khách hàng, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ TSBĐ cho CBTĐ. ▪ Căn cứ hồ sơ TSBĐ do CBKH bàn giao và các quy định hiện hành về bảo đảm tín dụng, CBTĐ đánh giá về TSBĐ và hồ sơ TSBĐ: i. Trường hợp TSBĐ không đủ điều kiện nhận làm TSBĐ theo quy định của VCB, CBTĐ gửi lại hồ sơ TSBĐ cho CBKH để thông báo và trả lại hồ sơ cho khách hàng. ii. Trường hợp đánh giá hồ sơ TSBĐ chưa đầy đủ và hợp lệ, CBTĐ thông báo cho CBKH để yêu cầu khách hàng bổ sung. iii. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, CBTĐ thực hiện bước thẩm định và định giá TSBĐ. o Thẩm định và định giá TSBĐ ▪ Trường hợp thuê Công ty thẩm định giá, căn cứ quy định về bảo đảm tín dụng của VCB từng thời kỳ, BP TĐTD thực hiện như sau: i. Trường hợp VCB có chi trả phí thuê thẩm định giá (toàn bộ hoặc một phần phí), CB TĐTD lựa chọn, đàm phán và thực hiện thủ tục ký kết hợp đồng thẩm định giá với Công ty thẩm định giá thuộc danh sách các Công ty thẩm định giá hợp tác với VCB từng thời kỳ, liên hệ với Phòng/Bộ phận liên để thực hiện thủ tục thanh toán chi phí thẩm định giá theo quy định về quản lý tài chính, lựa chọn đơn vị cung cấp của 15 VCB. CB TĐTD đầu mối đàm phán với khách hàng các nội dung liên quan đến việc lựa chọn Công ty thẩm định giá, mức phí thẩm định và tỷ lệ phí chi trả giữa khách hàng và VCB (nếu cần). ii. Trường hợp khách hàng chi trả toàn bộ chi phí thẩm định giá, CB TĐTD cung cấp thông tin một một số Công ty thẩm định giá thuộc danh sách các Công ty thẩm định giá hợp tác với VCB từng thời kỳ cho khách hàng lựa chọn Công ty thẩm định giá. ▪ Trường hợp đánh giá cần thiết phải thuê Công ty thẩm định giá và VCB phải chi trả phí thẩm định giá TSBĐ, BP TĐTD trình Lãnh đạo Chi nhánh phê duyệt việc thuê thẩm định giá. ▪ CBTĐ thực hiện kiểm tra thực tế TSBĐ, thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến TSBĐ để thẩm định và định giá TSBĐ/định giá lại TSBĐ theo quy định về bảo đảm tín dụng của VCB. ▪ Căn cứ kết quả thẩm định và định giá TSBĐ, kết quả định giá của Công ty thẩm định giá (nếu có), thực trạng TSBĐ qua kiểm tra thực tế (nếu có), CBTĐ lập, ký BCTĐ TSBĐ theo mẫu ban hành tại Quy định thực hiện Chính sách bảo đảm tín dụng của VCB từng thời kỳ. ▪ Sau khi hoàn tất BCTĐ TSBĐ, quy trình thực hiện tiếp theo như sau: Trường hợp tại P.KHELPGD có CBTĐ, CBTĐ chuyển BCTĐ TSBĐ cùng i. toàn bộ hồ sơ TSBĐ cho Lãnh đạo P.KH để rà soát, cho ý kiến trước khi trình lên CTQ phê duyệt. ii. Trường hợp tại PGD không có CBTĐ, CBKH trình Lãnh đạo Chi nhánh BCTĐ TSBĐ cùng toàn bộ hồ sơ TSBĐ để rà soát trước khi trình lên CTQ phê duyệt. o Chuẩn bị hồ sơ thẩm định TSBĐ trình CTQ ▪ Trường hợp định giá TSBĐ (lần đầu và định giá lại) cùng thời điểm với thẩm định tín dụng: CBTĐ tập hợp hồ sơ thẩm định TSBĐ cùng hồ sơ thẩm định tín dụng trình CTQ xem xét phê duyệt GHTD/cấp tín dụng. ▪ Trường hợp định giá TSBĐ (lần đầu và định giá lại) không đồng thời với thẩm định tín dụng: 16 i. Trường hợp thẩm quyền phê duyệt biện pháp bảo đảm thuộc thẩm quyền của Chi nhánh: CBTĐ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thẩm định TSBĐ theo quy định để trình CTQ xem xét, phê duyệt giá trị định giá TSBĐ. ii. Trường hợp thẩm quyền phê duyệt biện pháp bảo đảm vượt thẩm quyền của Chi nhánh: CBTĐ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thẩm định TSBĐ trình Lãnh đạo Chi nhánh thông qua. Lãnh đạo Chi nhánh rà soát và ký đề xuất tại BCTĐ TSBĐ. CBTĐ thực hiện thủ tục lấy dấu tại phần ký của Lãnh đạo Chi nhánh theo quy định của VCB và chuẩn bị bộ hồ sơ thẩm định TSBĐ gửi P.PDTD theo quy định để thực hiện bước phê duyệt giá trị định giá TSBĐ. o Phê duyệt giá trị định giá TSBĐ ▪ Trường hợp thẩm quyền phê duyệt biện pháp bảo đảm thuộc thẩm quyền của Chi nhánh: CTQ tại Chi nhánh thực hiện tương tự như khi phê duyệt GHTD. ▪ Trường hợp thẩm quyền phê duyệt biện pháp bảo đảm vượt thẩm quyền của Chi nhánh: i. P.PDTD đầu mối tiếp nhận hồ sơ, lập Báo cáo rà soát TSBĐ và chuẩn bị hồ sơ trình CTQ tương tự như trường hợp thẩm định, phê duyệt GHTD. ii. Phê duyệt giá trị định giá TSBĐ: CTQ thực hiện tương tự như khi xem xét, phê duyệt GHTD. iii. Thông báo phê duyệt giá trị định giá: P.PDTD thực hiện tương tự như khi thông báo phê duyệt GHTD. o Thông báo kết quả định giá TSBĐ: Sau khi có kết quả phê duyệt giá trị định giá TSBĐ của CTQ, CBTĐ thực hiện bước lập và ký Biên bản định giá TSBĐ. o Lập và ký Biên bản định giá TSBĐ ▪ CBTĐ lập, ký 02 bản Biên bản định giá TSBĐ, trình Lãnh đạo P.KH rà soát và ký duyệt. Việc lập và ký Biên bản định giá thực hiện theo quy định về bảo đảm tín dụng của VCB từng thời kỳ. ▪ CBTĐ gửi Biên bản định giá TSBĐ đã có đủ chữ ký của BP TĐTD cho Bên bảo đảm kỷ và đóng dấu (nếu có). ▪ Trường hợp định giá lại TSBĐ không đồng thời với phê duyệt tín dụng, sau khi Biên bản định giá TSBĐ đã có đủ chữ ký của BP TĐTD và chữ ký hợp lệ của Bên bảo đảm và đóng dấu (nếu có), CBTĐ lập Thông báo tác nghiệp thông tin 17 HĐBĐ/Thông báo tác nghiệp điều chỉnh thông tin HĐTD/HĐBĐ và gửi kèm hồ sơ định giá TSBĐ cho CB QLN theo quy định. - Chuẩn bị hồ sơ trình CTQ phê duyệt GHTD o Trường hợp tại P.KHBL/PGD có CBTĐ ▪ CBTĐ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định để trình CTQ xem xét, phê duyệt GHTD ▪ Trường hợp CTQ là lãnh đạo P.KH: CBTĐ chuẩn bị hồ sơ trình lãnh đạo P.KH xem xét, phê duyệt theo quy định. ▪ Trường hợp CTQ là lãnh đạo chi nhánh: CBTĐ chịu trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ trình Lãnh đạo P.KH rà soát trước khi trình Lãnh đạo Chi nhánh xem xét, phê duyệt theo quy định. ▪ Trường hợp CTQ là HĐTDCS: CBTĐ chịu trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ trình Lãnh đạo P.KHBL rà soát trước khi trình Chủ tịch HĐTDCS để ra quyết định triệu tập họp. ▪ Trường hợp CTQ phê duyệt không thuộc Chi nhánh: i. CBTĐ chuẩn bị hồ sơ để trình Lãnh đạo P.KHBL rà soát trước khi trình Lãnh đao Chi nhánh thông qua. ii. Lãnh đạo Chi nhánh rà soát và cho ý kiến tại BC TĐTD. Trường hợp đồng ý hoàn toàn với nội dung BC TĐTD, Lãnh đạo Chi nhánh ký đề xuất tại BC TĐTD. Trường hợp có ý kiến chỉnh sửa nội dung BC TĐTD, Lãnh đạo Chi nhánh chuyển lại hồ sơ cho BP TĐTD để thực hiện chỉnh sửa theo yêu cầu. iii. CBTĐ thực hiện thủ tục lấy dấu tại phần ký của Lãnh đạo Chi nhánh theo quy định của VCB và chuẩn bị bộ hồ sơ đề xuất GHTD gửi P.PDTD theo quy định để thực hiện bước phê duyệt GHTD. o Trường hợp tại PGD không có CBTĐ: CBTĐ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định để trình Lãnh đạo Chi nhánh xem xét, phê duyệt theo quy định. Bước 3. Phê duyệt tín dụng 10 tỷ 7 tỷ Chi nhánh nhóm 4 Chi nhánh nhóm 1, 2, 3 Trụ sở chính Hình 5. Hạn mức phê duyệt tín dụng theo thẩm quyền 18 Đề xuất cấp tín dụng Soạn thảo và Phê duyệt cấp tín dụng Lưu trữ hồ sơ ký HĐTD Nhập thông tin HĐTD và TSBĐ lên hệ thống Hình 6. Quy trình phê duyệt tín dụng a. Phê duyệt tín dụng tại Chi nhánh - Trường hợp CTQ là Lãnh đạo P.KH/Lãnh đạo Chi nhánh: o Lãnh đạo P.KH/Lãnh đạo Chi nhánh rà soát và thực hiện: i. Ký phê duyệt tín dụng và phê duyệt biện pháp bảo đảm (nếu có) trên BC TĐTD; ii. Ký phê duyệt giá trị định giá TSĐB trên BCTĐ TSĐB (nếu có). o Trường hợp đồng ý, Lãnh đạo P.KH/Lãnh đạo Chi nhánh ghi rõ đồng ý/đồng ý có bổ sung điều kiện. Trường hợp từ chối, Lãnh đạo P.KH/Lãnh đaoh Chi nhánh nêu rõ ý kiến từ chối, lý do. o Lãnh đạo P.KHBL/Lãnh đạo Chi nhánh ký xác nhận trên 03 bản gốc Văn bản đề nghị phát hành bảo lãnh và TTCBVăn bản đề nghị phát hành bảo lãnh (theo TTCBL hạn mức) trong các trường hợp sau: i. Đồng ý phát hành bảo lãnh có bảo đảm đầy đủ bằng số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại VCB và/hoặc bảo lãnh có ký quỹ 100%; ii. Đồng ý phát hành bảo lãnh từng lần trong TTCBL hạn mức đã ký. o Trường hợp CTQ phê duyệt cấp tín dụng là Lãnh đạo Chi nhánh, Lãnh đạo Chi nhánh có thể phân công, ủy quyền cho Lãnh đạo P.KHBL ký xác nhận tại Văn bản đề nghị phát hành bảo lãnh và TTCB Văn bản đề nghị phát hành bảo lãnh. - Trường hợp CTQ là HĐTDCS: HĐTDCS thực hiện phê duyệt GHTD theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt độngcủa HĐTDCS tại Chi nhánh trong từng thời kỳ. Các điều kiện tín dụng, điều kiện thương mại và giá trị TSBĐ được HĐTDCS nhất trí thông qua phải được nêu rõ tại Biên bản họp HĐTDCS. 19 b. Phê duyệt tín dụng tại TSC: - Tiếp nhận hồ sơ và thu thập thông tin: o CB PDTD tiếp nhận hồ sơ đề xuất GHTD từ Chi nhánh và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. o Trường hợp cần cung cấp thêm hồ sơ hoặc làm rõ thông tin liên quan đến bộ hồ sơ đề xuất GHTD, CB PDTD soạn đề nghị bổ sung thông tin trình CGPD (trường hợp CTQ phê duyệt tín dụng là CGPD) hoặc trình Lãnh đạo PDTD (trường hợp CTQ phê duyệt tín dụng từ cấp Lãnh đạo trở lên) rà soát, ký duyệt để gửi chi nhánh. Đề nghị bổ dung thông tin phải nêu rõ các tài liệu còn thiếu và/hoặc các thông tin cần làm rõ và thời hạn trả lời. o Căn cứ đề nghị bổ sung thông tin cảu P.PDTD, CBTĐ phối hợp với CBKH thu thập tài liệu, thông tin bổ sung, soạn thảo văn bản bổ sung thông tin/giải trình cho P.PDTD, gửi Lãnh đạo P.KHBL rà soát. o Sau khi Lãnh đạo P.KHBL ký rà soát, CBTĐ gửi văn bản bổ sung thông tin / giải trình đã có chữ ký của Lãnh đạo P.KHBL kèm tài liệu cung cấp bổ sung cho P.PDTD. o Trường hợp Chi nhánh không cung cấp đầy đủ hồ sơ theo quy định và/hoặc theo yêu cầu bổ sung thông tin của P.PDTD, CB PDTD soạn công văn trả lại hồ sơ trình CGPD/Lãnh đạo PDTD rà soát, ký duyệt để gửi trả lại hồ sơ đề xuất cho Chi nhánh. - Lập BC RSRR và chuẩn bị hồ sơ trình CTQ: o Trên cơ sở bộ hồ sơ đề xuất của Chi nhánh, CB PDTD thu thập thêm thông tin (nếu cần), phân tích, đánh giá rủi ro và lập BC RSRR theo mẫu phù hợp với tính chất đề xuất GHTD. o BC RSRR của P.PDTD phái đáp ứng các điều kiện về nội dung và hình thức theo quy định. o Sau khi hoàn tất BC RSRR, CB PDTD chuyển báo cáo cùng toàn bộ hồ sơ cho CGPD/Lãnh đạo PDTD để rà soát, cho ý kiến. o CGPD/Lãnh đạo PDTD rà soát nội dung BC RSRR và chuyển lại BC RSRR cho CB PDTD để sửa đổi, bổ sung (nếu cần). o Trường hợp CGPD/Lãnh đạo PDTD đồng ý với nội dung của BC RSRR, CB PDTD chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định để trình CTQ xem xét, phê duyệt tín dụng. - Phê duyệt tín dụng: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan