Mô tả:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ : - Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế hiện nay, HS cũng bị những cạm bẫy trong xã hội lôi cuốn, nó ảnh hưỡng không ít đến việc học tập cũng như hình thành và phát triển nhân cách của trẻ ở tiểu học nhất là đối với học sinh lớp 5 của bậc học này. Vì thế giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết. - Xuất phát từ thực tế cũng như những gì tôi đã làm, tôi luôn tâm niệm làm sao để dạy dỗ, giáo dục các em trở thành người hữu ích cho xã hội, xứng đáng với hình ảnh đẹp mà xã hội cũng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói : “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý vì nó tạo ra những con người sáng tạo”. Để thực hiện điều này, tôi quyết tâm làm tốt công tác chủ nhiệm vì chỉ có một môi trường tập thể tốt mới mong ươm mầm tương lai mạnh khoẻ được và đó cũng chính là lý do vì sao tôi chọn đề tài “Công tác chủ nhiệm lớp”. II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 2.1 Cơ sở lý luận : - Như ta đã biết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh phát triển và bộc lộ hết khả năng của mình. - Khác với các bậc học khác, người giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học là người trực tiếp vừa “dạy” vừa “dỗ” và đảm nhiệm hầu hết các môn học, là người quản lý toàn diện một tập thể học sinh của một lớp và có nhiều thời gian gắn bó, gần gũi với học sinh. Hơn nữa về trình độ hiểu biết và vốn sống của học sinh tiểu học còn nhiều hạn chế vì vậy các em rất cần có một người thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, dìu dắt. Do đó không thể phủ nhận vai trò của người giáo viên chủ nhiệm. Nó giống như một người chăm sóc cho hạt giống nảy mầm nên hàng ngày, hàng giờ phải theo dõi từng sự thay đổi, từng bước phát triển của hạt giống ấy sao cho chúng thành cây non mạnh khoẻ làm tiền đề cho những bước tiếp theo. - Để thực hiện tốt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp, trước tiên người giáo viên phải xác định đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục, phải là người thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo, phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục đồng thời người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn. Đó là tránh nhiệm, nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh. - Mỗi năm một lần được Ban Giám Hiệu phân công nhận lớp và lần nào cũng vậy, tôi vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì mình được cống hiến một phần công sức phục vụ cho mái trường thân yêu của mình đó là trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng. Lo vì mỗi năm đối tượng học sinh yếu, học sinh cá biệt lại có những tính cách khác nhau và làm thế nào để các em cố gắng, nỗ lực hết mình, chăm ngoan hơn luôn là những trăn trở khi nhận lớp. - Khác với những năm trước, năm học 2015 – 2016 này, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5b,đây là lớp mà phần lớn học sinh có hoàn cảnh khó khăn,sức học trung bình,phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em mình,bản thân các em không thích đến trường và ít đam mê trong học tập. Vấn đề đặt ra cho tôi bây giờ là từ thực trạng của lớp tôi phải làm sao để chính các em luôn cảm thấy ở bài học sự mới lạ, không nhàm chán, hướng các em đến sự đam mê học tập và phấn đấu rèn luyện đạo đức tốt hơn năm học trước.