Mô tả:
Mĩ thuật là môn học có tính chất năng khiếu nghệ thuật, nhằm giáo dục tính thẩm mĩ cho học sinh và hình thành một trong những yếu tố cơ bản của giáo dục tính thẩm mĩ. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, môn Mĩ thuật đã chính thức đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông và là một trong các môn học bắt buộc ở trường Tiểu học. Mục tiêu của môn Mĩ thuật trong trường tiểu học là: - Lấy giáo dục thẩm mĩ cho học sinh làm nhiệm vụ chủ yếu. - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ đẳng ban đầu về mĩ thuật. - Hình thành và củng cố các kỹ năng đơn giản cần thiết để các em hoàn thành các bài tập của chương trình. - Giúp các em có được những cơ sở ban đầu để cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống, tự nhiên. Bước đầu hiểu cái đẹp và tạo ra cái đẹp theo khả năng và cảm nhận riêng của chính mình, vận dụng cái đẹp vào học tập, sinh hoạt hàng ngày. - Giúp các em học tốt các môn học khác, tích cực tham gia vào các hoạt động mĩ thuật trong và ngoài nhà trường. Thường thức Mĩ thuật là một trong năm phân môn của môn Mĩ thuật thể hiện rõ mục tiêu trên. Thường thức Mĩ thuật nói chung và Thường thức Mĩ thuật ở lớp 4 nói riêng là dạy cho các em biết cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tranh thông qua bố cục, đường nét, hình ảnh, màu sắc. Thông qua đó học sinh biết sơ lược về nguồn gốc của bức tranh, ý nghĩa vai trò của bức tranh trong đời sống xã hội. Và có thái độ yêu quý, giữ gìn các tác phẩm nghệ thuật. Vậy để phát triển tốt nhất những kiến thức kĩ năng cơ bản, tôi đã tiến hành một số biện pháp “Đổi mới phương pháp dạy học phân môn Thường thức mĩ thuật qua phần xem tranh dân gian Việt Nam” cho học sinh lớp 4.