Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn bồi dưỡng năng lực làm bài cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 4 5...

Tài liệu Skkn bồi dưỡng năng lực làm bài cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 4 5

.PDF
21
195
50

Mô tả:

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẬU LỘC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC  BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC LÀM BÀI CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI LỚP 4 - 5 Họ và tên: Bùi Quang Diệu Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ngư Lộc 1 SKKN thuộc môn: Tiếng Việt N¨m häc: 2010 - 2011 1 A- ĐẶT VẤN ĐỀ I - LỜI MỞ ĐẦU: “Dạy văn là dạy cách làm người”, trong chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học thông qua việc dạy học các tác phẩm văn học của các tác giả tiêu biểu nước ngoài và Việt Nam đã góp phần bồi dưỡng tâm hồn, năng lực cảm thụ cho học sinh. Tuy nhiên, ngôn ngữ văn học hết sức cô đọng và giàu hình tượng, để hiểu sâu sắc những vấn đề được tác giả tâm huyết thể hiện qua ngôn ngữ văn học nhiều khi không phải dễ ngay cả đối với nhiều người lớn chúng ta nói gì đến các em học sinh Tiểu học khi mà vốn sống, vốn ngôn ngữ của các em tích luỹ chưa được nhiều. Cảm thụ văn học là một vấn đề khá mới mẻ đối với học sinh Tiểu học khi mà lần đầu tiên bước chân vào nhà trường các em được làm quen. Là một giáo viên nhiều năm được nhà trường phân công đảm nhận bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt khối 4 - 5, tôi rất tâm huyết với vấn đề này và luôn băn khoăn, trăn trở làm sao để nâng cao chất lượng và hiệu quả cảm thụ văn học cho học sinh của mình. Sáng kiến: “Bồi dưỡng năng lực làm bài cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 4 - 5” là kết quả của những trải nghiệm trong quá trình dạy học của bản thân tôi. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp! II - THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1. Thực trạng: Các tác phẩm văn học được chọn dạy ở Tiểu học là các tác phẩm ngắn, đoạn văn, đoạn thơ và chủ yếu được tiến hành qua tiết Tập đọc với thời lượng không nhiều (chỉ từ 35 - 40 phút). Đây là một hạn chế không nhỏ tới việc giáo viên bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, khiến học sinh khó mà lĩnh hội, tiếp thu đầy đủ ý nghĩa, giá trị sâu sắc của các tác phẩm văn học. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là giúp các em hiểu sâu sắc về ý nghĩa của tác phẩm, về nhân vật trong tác phẩm... thông qua hình tượng nhân vật, ngôn từ mà tác giả sử dụng. Qua việc giúp học sinh hiểu từ ngữ trong tác phẩm sẽ giúp các em cảm nhận tác phẩm một cách đầy đủ. Mặt khác, từ việc học sinh hiểu đó, các em sẽ tích luỹ được rất nhiều vốn từ giúp cho việc vận dụng chúng trong giao tiếp hay sản sinh các bài văn, làm cho ngôn từ được chọn lọc, câu 2 nói, bài viết sẽ cô đọng, súc tích hơn. Điều này cũng chính là góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt... Qua thực tiễn dạy học, tôi nhận thấy: Việc dạy - học của giáo viên và học sinh chủ yếu được tiến hành qua tiết Tập đọc thông qua việc tìm hiểu tác phẩm với các câu hỏi trong sách giáo khoa bằng lối hỏi đáp. Điều này bị hạn chế về mặt thời gian, dẫn đến chất lượng, hiệu quả dạy học không cao; không mở rộng được phạm vi tiếp cận các tác phẩm văn học hay ngoài nhà trường trong khi học sinh rất có nhu cầu và thực tế các em đã tiếp cận với nhiều tác phẩm khác. 2. Kết quả, hiệu quả của những thực trạng trên: Từ thực trạng dạy học như trên, tôi nhận thấy: Khả năng hiểu tác phẩm, tích luỹ vốn ngôn ngữ văn học và vận dụng chúng trong quá trình học tập và giao tiếp của học sinh không cao. Để nắm vững tình hình học tập của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, triển khai sáng kiến, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh hai lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt do tôi phụ trách năm học 2010 - 2011 sau hai tuần học, kết quả thu được như sau (các em được chọn là những em vào diện học tốt nhất của các lớp): * Lớp 4: Tổng số 15 HS Giỏi Khá Yếu Trung bình SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 3 20 3 20 4 26,7 5 33,3 * Lớp 5: Tổng số 20 HS Giỏi Khá Yếu Trung bình SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 4 20 5 25 5 25 6 30 Từ kết quả thu được, để nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu nội dung cảm thụ văn học ở Tiểu học và vận dụng vào quá trình dạy học của mình. 3 B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I - CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Tìm hiểu yêu cầu cảm thụ văn học ở Tiểu học: Hiểu một cách đơn giản, cảm thụ văn học ở Tiểu học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ...) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ...) thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ. 2. Tìm hiểu chủ đề của các tác phẩm văn học trong chương trình lớp 4 - 5: Chủ đề tác phẩm thể hiện nội dung tác phẩm. Nắm vững chủ đề tác phẩm là cơ sở để hiểu tác phẩm. Điều này là cần thiết và vô cùng quan trọng trong việc hướng dẫn làm văn cảm thụ cho học sinh Tiểu học. 3. Nghiên cứu một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các tác phẩm văn học được giảng dạy ở Tiểu học: Tư tưởng, ý nghĩa của các tác phẩm văn học được thể hiện qua nội dung của tác phẩm. Trong tác phẩm của mình, các tác giả thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật để thể hiện nội dung ấy. Các đề bài làm văn cảm thụ thường yêu cầu học sinh nêu nội dung hoặc giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các đoạn trích hoặc tác phẩm ngắn. Việc nắm vững và tìm ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn, bài văn, bài thơ sẽ là một chìa khoá quan trọng để các em làm tốt bài văn cảm thụ. II – CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Hướng dẫn học sinh hệ thống các chủ đề văn học được dạy ở lớp 4-5: Để làm được bài văn cảm thụ, người viết phải nắm vững nội dung, tư tưởng của tác phẩm hay nói cách khác là nắm được chủ đề của tác phẩm. Việc nắm vững chủ đề của tác phẩm văn học là một khó khăn đầu tiên mà học sinh gặp phải khi tiến hành làm bài văn cảm thụ. Vì vậy, mở đầu phần hướng dẫn học sinh làm bài cảm thụ văn học, tôi cho học sinh hệ thống lại các chủ đề được giảng dạy ở lớp 4 và lớp 5: Các bài văn ở lớp 4 - 5 thường xoay quanh các chủ đề: - Vẻ đẹp và tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc. 4 - Tình cảm con người: Tình cảm gia đình (tình mẹ con, cha mẹ với con cái, tình cảm anh chị em...), tình cảm thầy trò, tình yêu thương đối với những người xung quanh, với Bác Hồ, tình yêu cuộc sống. - Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên; những mơ ước của thiếu nhi, khao khát khám phá, chinh phục thế giới. Cụ thể: Lớp 4: Các bài văn được chia thành 10 chủ điểm: Thương người như thể thương thân; Măng mọc thẳng; Trên đôi cánh ước mơ; Có chí thì nên; Tiếng sáo diều; Người ta là hoa đất; Vẻ đẹp muôn màu; Những người quả cảm; Khám phá thế giới; Tình yêu cuộc sống. Lớp 5: Các bài văn được chia thành 10 chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em; Cánh chim hoà bình; Con người với thiên nhiên; Giữ lấy màu xanh; Vì hạnh phúc con người; Người công dân; Vì cuộc sống thanh bình; Nhớ nguồn; Nam và nữ; Những chủ nhân tương lai. 2. Hệ thống, cung cấp cho học sinh một số kiến thức liên quan đến cảm thụ văn học ở Tiểu học: Việc học sinh nắm vững và hiểu rõ các kiến thức cơ bản khi làm văn cảm thụ có vai trò quyết định tới việc làm bài của các em. Có hiểu rõ vấn đề thì học sinh mới vận dụng hiệu quả chúng trong quá trình làm bài, mới có cách cảm sâu sắc nhất. Kiến thức về vấn đề này được dạy trong chương trình Tiểu học không tập trung, tản mạn, lẻ tẻ ở các khối lớp. Việc nắm vững những kiến thức ấy theo hệ thống là một khó khăn lớn đối với học sinh. Vì vậy, việc tiếp theo trong quá trình bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh mà tôi làm là hệ thống hoá và cung cấp cho học sinh một số kiến thức liên quan đến cảm thụ văn học ở Tiểu học. Các kiến thức mà tôi cung cấp cho các em như sau: 2.1. Một số biện pháp nghệ thuật (tu từ) thường gặp ở lớp 4 - 5 (đối với lớp 4, tôi cung cấp 4 biện pháp nghệ thuật đầu): a) So sánh: So sánh là cách đối chiếu hai đối tượng khác loại không đồng nhất nhau hoàn toàn mà chỉ giống nhau một nét nào đó về màu sắc, hình dáng, ngữ nghĩa... Ví dụ: Bướm bay như lời hát 5 Con tàu là đất nước (Ngày em vào Đội - Xuân Quỳnh) - Tác dụng: Phép so sánh trong văn học có tác dụng tạo ra cảm giác mới mẻ, giúp sự vật được miêu tả trở nên cụ thể, sống động... - Cách nhận biết: Trong câu văn có sử dụng nghệ thuật so sánh thường có các từ: là, như, bằng, tựa, tựa như... và dấu hai chấm (:) dấu gạch ngang (-). b) Nhân hoá: Nhân hoá là cách gọi hoặc tả đồ vật, loài vật, cây cối... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người (hoặc nói cách khác là gắn cho đồ vật, loài vật, cây cối… tình cảm, trạng thái, hoạt động... như con người). Ví dụ: Em chạy nhảy tung tăng Múa hát quanh ông trăng Em nhảy, trăng cũng nhảy Mái nhà ướt ánh vàng. (Trông trăng - Trần Đăng Khoa) - Tác dụng: Nghệ thuật so sánh giúp cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối... trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người. c) Điệp ngữ: Các từ ngữ được nhắc lại nhiều lần theo chủ định nhằm nhấn mạnh một ý nào đó. Ví dụ: Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi hôm nay. (Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa) Trong đoạn thơ trên, từ “có” được lặp lại ba lần nhằm nhấn mạnh giá trị của hạt gạo quê hương thơm ngon: có hương vị của đất (có vị phù sa), của trời (hương sen thơm) và công sức lao động của con người (lời mẹ hát). 6 * Chú ý: Cần phân biệt các từ ngữ được lặp lại với chủ định nhấn mạnh một ý nào đó (điệp ngữ) với các từ ngữ được lặp lại ngẫu nhiên, liên kết câu thông thường. Ví dụ: Thấy Ngựa đang ăn cỏ, Sói thèm rỏ dãi. Nó toan xông đến ăn thịt Ngựa, nhưng lại sợ Ngựa chạy mất. La Phông – ten Từ “Ngựa” được lặp lại nhằm liên kết câu, không phải là biện pháp nghệ thuật điệp ngữ. d) Đảo ngữ: Đảo trật tự của các từ ngữ hoặc đưa vị ngữ đứng trước chủ ngữ nhằm nhấn mạnh giá trị biểu cảm nào đó. Ví dụ 1: Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. (Đường đi Sa Pa - Nguyễn Phan Hách) Trong câu văn trên, tác giả dùng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ: đảo “lác đác” (bổ nghĩa cho vị ngữ) lên trước chủ ngữ nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ của sự biến đổi của cảnh sắc thiên nhiên ở Sa Pa. Ví dụ 2: Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi! Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca. (Tố Hữu) Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ - đưa vị ngữ đứng trước chủ ngữ (Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi) nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của đất nước ta được tác giả nêu ra ở các dòng thơ sau của đoạn trích. Đồng thời với việc sử dụng biện pháp nghệ thuật này, tác giả đã nói lên lòng tự hào dân tộc. đ) Ẩn dụ: Dùng cái này để nói đến cái khác. Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. (Việt Bắc - Tố Hữu) Áo chàm chỉ người dân Việt Bắc. 7 e) Chơi chữ: Chơi chữ là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. Ví dụ: - Kiến bò đĩa thịt bò. - Ruồi đậu mâm xôi đậu. 2.2. Các dạng bài tập cảm thụ cơ bản ở lớp 4 - 5: Dạng 1: Bài tập tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ đặt câu sinh động: Ví dụ: Hãy cho biết mỗi câu văn dài (nhiều vị ngữ) dưới đây giúp em cảm nhận được điều gì thú vị? (1) Những cơn gió sớm đẫm mùi hồi, từ các đồi trọc Lộc Bình xôn xao xuống, tràn vào cánh đồng Thất Khê, lùa lên những hang đá Văn Lãng trên biên giới, ào xuống Cao Lộc, Chi Lăng. (Tô Hoài) (2) Gió tây lướt thướt bay, qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. (Ma Văn Kháng) Gợi ý: (1): Mùi hồi ngào ngạt toả mạnh đi khắp nẻo, ngỡ như trên vùng đất Lạng Sơn đâu đâu cũng đượm mùi hồi chín. (2): Hương thảo quả thơm nồng, lan toả đi rất xa, từ rừng qua núi, vào đến tận thôn xóm Chin San. (1), (2): Chúng ta cảm nhận được một sự lan toả nhanh, mạnh, xa rộng, không dứt, tưởng như cả đất trời được sưởi ấm bởi hương thơm ngào ngạt, nồng nàn; gợi lên một cuộc sống yên ổn, thanh bình, ấm áp và no đủ. Dạng 2: Bài tập phát hiện những hình ảnh, chi tiết có giá trị gợi tả: Ví dụ: Nhớ về Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu có viết: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình. 8 Em có nhận xét gì về hình ảnh những người dân Việt Bắc được gợi tả qua đoạn thơ trên? Gợi ý: Hình ảnh người dân Việt Bắc được gợi tả qua đoạn thơ thật mộc mạc, bình dị, thân thương; những con người cần cù, chịu khó, sống cuộc sống bình yên giữa quê hương tươi đẹp. Dạng 3: Bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ (nghệ thuật): Ví dụ 1: Trong khổ thơ dưới đây, hình ảnh so sánh đã góp phần diễn tả nội dung thêm sinh động, gợi cảm thế nào? Đã có ai lắng nghe Tiếng mưa trong rừng cọ? Như tiếng thác dội về Như ào ào trận gió. (Nguyễn Viết Bình) Gợi ý: Hình ảnh, âm thanh “tiếng thác dội về”, “ào ào trận gió” đã góp phần diễn tả được sự mạnh mẽ, vang động của tiếng mưa rơi trong rừng cọ; gợi cảm xúc mới lạ, thú vị. Ví dụ 2: Chỉ rõ điệp ngữ trong đoạn văn dưới đây và cho biết tác dụng của nó? “Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy, nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.” (Nguyễn Phan Hách) Gợi ý: Điệp ngữ “thoắt cái” gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng; nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian. Dạng 4: Bài tập về bộc lộ cảm thụ văn học qua một đoạn viết ngắn: Ví dụ: “Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà. Mái chèo nghe vọng sông xa Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa. Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời. Thêm yêu tiếng hát, nụ cười 9 Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra.” (Nghe thầy đọc thơ - Trần Đăng Khoa) Hãy nêu cảm nhận của em khi đọc bài thơ này. Gợi ý: - Bài thơ “Nghe thầy đọc thơ” của Trần Đăng Khoa là một bài thơ rất hay, giàu hình tượng thẩm mĩ, làm xúc động người đọc, người nghe. - Bài thơ nói lên sự thích thú, say mê của tác giả khi nghe thầy đọc thơ. Niềm hứng khởi đó đã được tác giả thể hiện thành công qua các biện pháp nghệ thuật. Hình ảnh “tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà” thật là sinh động. Cách dùng từ “đỏ nắng”, “xanh cây” giúp ta hình dung được màu sắc đang chuyển động, gây ấn tượng mới lạ đối với người đọc. “Tiếng thơ” vốn là điều chỉ nghe và cảm nhận được nay dường như có thể nhìn thấy được. Không chỉ có thế, nghe thơ tác giả còn tưởng tượng đến mái chèo, dòng sông, người bà yêu dấu năm xưa và nhất là “nghe trăng thở động tàu dừa” là một hình ảnh rất tinh tế, hấp dẫn được tôn lên bằng biện pháp nghệ thuật nhân hoá. Ánh trăng được cảm nhận từ hơi thở nhẹ làm tàu dừa lay động. “Tiếng thơ” của thầy đã làm cho cảnh vật được giao hoà với nhau… Tất cả điều đó cho ta thấy rõ tác giả đã xúc động biết nhường nào trước “tiếng thơ” của thầy. Vì thế cho nên: “Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra.” - Tiếng thơ của người thầy đã mở ra cho tâm hồn nhà thơ biết bao nhiêu hình ảnh, tình cảm, suy nghĩ đẹp. 2.3. Các bước làm một bài văn cảm thụ: Để làm tốt một bài tập cảm thụ văn học, các em thực hiện đầy đủ từng bước các việc sau đây: a) Đọc kĩ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (Phải trả lời được điều gì? Cần nêu bật được ý gì?). b) Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn) hay đoạn trích được nêu trong đề bài để tìm ra chủ đề của nó, cách dùng từ đặt câu; cách dùng hình ảnh, chi tiết; cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, điệp ngữ,... qua đó phát hiện được nội dung thể hiện ý nghĩa đẹp đẽ sâu sắc của câu thơ (câu văn) hay đoạn trích. 10 Thông thường để tìm hiểu một đoạn văn, thơ em cần đọc kĩ đoạn trích, xác định được nội dung chính của đoạn trích thông qua một số câu hỏi gợi ý sau: - Tác giả viết bài (đoạn) văn (thơ) nhằm diễn tả gì? - Điều đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nào và những biện pháp nghệ thuật nào được thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh đó? - Đoạn thơ (văn) gợi cho em suy nghĩ cảm xúc gì? c) Viết đoạn văn cảm thụ hướng vào yêu cầu của đề: - Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu “mở đoạn” để dẫn dắt người đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính. Tiếp đó, cần nêu rõ các ý theo yêu cầu của đề (các hình ảnh, từ ngữ, chi tiết... làm toát nội dung của đoạn văn, đoạn thơ). Cuối cùng, có thể kết đoạn bằng một câu ngắn gọn để gợi lại nội dung cảm thụ. Với từng dạng bài cụ thể có thể trình bày theo các bước cơ bản sau: * Dạng bài phát hiện hình ảnh, chi tiết gợi tả thường có các bước sau: - Phát hiện, nêu ra các hình ảnh, chi tiết gợi tả. - Tái hiện vẻ đẹp, nêu ý nghĩa của hình ảnh, chi tiết thông qua biện pháp nghệ thuật được sử dụng. - Nêu bật được tư tưởng, tình cảm của tác giả. - Cảm xúc của bản thân. * Dạng bài cảm thụ hình tượng nhân vật (dạng nhỏ của dạng bài cảm thụ văn học qua đoạn viết ngắn): - Nêu các chi tiết về: + Ngoại hình + Hành động cña nh©n vËt (®-îc thÓ hiÖn qua tõ ng÷, h×nh ¶nh nµo?). + Lời nói - Nêu bật tính cách, phẩm chất,... của nhân vật. - Tư tưởng chủ đạo, ý nghĩa sâu xa của tác phẩm, của tác giả được thể hiện qua nhân vật. - Cảm xúc của bản thân. Ví dụ: Trình bày cảm nhận của em về “lòng thương người” - một nét tính cách tiêu biểu của Dế Mèn trong câu chuyện “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” của nhà văn Tô Hoài. 11 Bài tham khảo: Nhân vật Dến Mèn trong mẩu chuyện “Dế mèn bênh vực kẻ yếu” của Nhà văn Tô Hoài đã để lại cho ta ấn tượng tuyệt đẹp. Đó là một con người giàu tình thương người. Khi nghe “tiếng khóc tỉ tê” và thấy chị Nhà Trò “gục đầu” bên tảng đá cuội, nếu là người khác chắc sẽ thờ ơ, bỏ mặc nhưng Dế Mèn đã “đến gần” và “gặng hỏi” cho thấy Dế Mèn đã rất quan tâm đến mọi người. Hình ảnh chị Nhà Trò “đã bé nhỏ lại gầy gò quá” với đôi cánh “ngắn chùn chụt” đã làm Dế Mèn rất cảm thương. Chú ta càng xúc động hơn trước cảnh ngộ bất hạnh của chị: “Mẹ mất”, “sống thui thủi” một mình, “túng thiếu” … lại còn bị đe dọa bởi món nợ truyền đời của bọn nhện. Cử chỉ “xoè hai càng ra”, “dắt chị Nhà Trò đi” và lời nói: “Em đừng sợ, hãy về với tôi đây…” càng thể hiện rõ hơn phẩm chất đáng quý của Dế Mèn: giàu tình thương yêu, sẵn sàng che chở, giúp đỡ những người yếu đuối bất hạnh. Dế Mèn đúng là biểu tượng của tình thương yêu, lòng nhân ái. Dế Mèn đã để lại trong lòng ta bao tình cảm mến thương, cảm phục. * Với các dạng bài còn lại gồm 4 bước sau: - Phát hiện nghệ thuật. - Chỉ ra nội dung. - Nêu tư tưởng, tình cảm của tác giả. - Cảm xúc của bản thân. 3. Hướng dẫn học sinh vận dụng vào làm bài cảm thụ văn học: 3.1. Hướng dẫn học sinh nhận dạng đề: Việc học sinh nhận dạng đề đúng sẽ giúp các em tránh việc lạc đề, làm bài lan man, không tập trung vào nội dung câu hỏi yêu cầu. Hướng dẫn học sinh nhận dạng đề được tôi chia ra làm hai cấp độ: - Cấp độ vận dụng trực tiếp: Sau mỗi biện pháp nghệ thuật, dạng bài tập được nêu trên, tôi cho học sinh tiến hành làm bài tập vận dụng ngay để các em làm quen. Mức độ yêu cầu được giảm độ khó ở chỗ: các em đã biết chắc biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn, đoạn thơ, bài văn, bài thơ nên việc của các em là tập trung khai thác giá trị của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để hoàn thành bài tập theo yêu cầu. Ví dụ: 12 * Sau khi hướng dẫn học sinh các kiến thức về biện pháp nghệ thuật so sánh, tôi đưa ra các bài tập vận dụng sau: So sánh: - Bài tập vận dụng: + Nghệ thuật nào được sử dụng trong câu ca dao sau: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Trả lời: Nghệ thuật được sử dụng trong câu ca dao trên là nghệ thuật so sánh: “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn”. “Nghĩa mẹ” được so sánh với “nước trong nguồn chảy ra”. Dấu hiệu so sánh là từ “như”. Các hình ảnh so sánh này nói lên công lao to lớn và tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đối với con cái. + Em cảm nhận được gì về tình cảm bà cháu được thể hiện qua phép so sánh sau: “Bà như quả ngọt chín rồi Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng”. (Quả ngọt cuối mùa - Võ Thanh An) Trả lời: Trong đoạn thơ trên, người bà được so sánh với “quả ngọt chín”. Hình ảnh so sánh này nói lên vai trò của người bà đối với con cháu. Quả chín bao giờ cũng là thứ quả ngon, ngọt như sự hiểu biết của bà được tăng dần lên theo thời gian và người bà ngày càng là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho con cháu. Hai câu thơ trên cũng nói lên tình cảm thắm thiết của bà và cháu. Đó là sự kính trọng của người cháu đối với người bà. * Sau khi hướng dẫn học sinh các kiến thức về biện pháp nghệ thuật nhân hoá, tôi đưa ra bài tập vận dụng sau: Nhân hoá: - Bài tập vận dụng: Chỉ ra và nêu tác dụng của nghệ thuật nhân hoá trong đoạn thơ sau : “Bé ngủ ngon quá Đẫy cả giấc trưa Cái võng thương bé Thức hoài đưa đưa”. Trả lời: Trong đoạn thơ trên, hình ảnh nhân hoá được thể hiện qua hai câu thơ: 13 “Cái võng thương bé Thức hoài đưa đưa”. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này giúp cho hình ảnh cái võng trở nên sinh động, gần gũi với thế giới thần tiên của tuổi thơ. Cái võng như một người bạn thân thiết cần mẫn nâng giấc ngủ cho bé thơ. * Sau khi hướng dẫn học sinh kiến thức về biện pháp nghệ thuật chơi chữ, tôi đưa ra bài tập vận dụng sau: Chơi chữ: - Bài tập vận dụng: “Đêm đêm tiếng thậm tiếng thình Cối gạo đầy cả nghĩa tình nước non.” (Qua Thậm Thình - Nguyễn Bùi Vợi) Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu thơ đầu? Nói rõ cái hay của biện pháp nghệ thuật đó. Trả lời: Trong câu: “Đêm đêm tiếng thậm tiếng thình”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật chơi chữ. Cụ thể: “thậm, thình” vừa là những tiếng gợi tả âm thanh của tiếng chày giã gạo vọng lại từ thời vua Hùng vừa là hai tiếng trong địa danh “Thậm Thình” thuộc Phong Châu, Phú Thọ. Tục truyền đây là nơi vua Hùng nghỉ chân và đặt kho chứa gạo. Hai câu thơ trên gợi lại hình ảnh, âm thanh tiếng chày giã gạo thủa dựng nước qua thời gian như còn vọng về quanh quất, còn nghe thoảng đâu đây. - Cấp độ tự hiểu và vận dụng: Ở cấp độ này, tôi chỉ nêu bài tập và không nói rõ trong đoạn văn, đoạn thơ, bài văn, bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì; tư tưởng, chủ đề tác phẩm, ý đồ nghệ thuật của tác giả ra sao mà yêu cầu học sinh phải tự tìm hiểu và phát hiện ra để hoàn thành bài tập theo yêu cầu. Cấp độ này khó hơn, yêu cầu với học sinh cao hơn, tổng hợp hơn, với nhiều biện pháp nghệ thuật được sử dụng hơn. Ví dụ 1: Đoạn thơ: “Bè đi chiều thầm thì Gỗ lượn đàn thong thả Như bầy trâu lim dim Đằm mình trong êm ả”. 14 (Bè xuôi sông La - Vũ Duy Thông) Nghệ thuật nào đã được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên? Nêu cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ? Trả lời: Nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên là: Nhân hoá: “chiều thầm thì” và so sánh bè gỗ như “đàn” cá lượn “thong thả”, như “bầy trâu” đang “lim dim” tắm mát trên dòng nước trong xanh “êm ả”. Sự kết hợp khéo léo giữa biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh và dùng các từ láy “thầm thì”, “thong thả”, “lim dim”, “êm ả” được dùng rất đắt, có tác dụng đặc tả buổi chiều thanh bình, thơ mộng trên dòng sông La. Ví dụ 2: “Nếu chúng mình có phép lạ Hái triệu vì sao xuống cùng Đúc thành ông mặt trời mới Mãi mãi không còn mùa đông” (Nếu chúng mình có phép lạ - Định Hải) Đoạn thơ thể hiện những điều gì đẹp đẽ? Em có những cảm nhận gì khi đọc đoạn thơ trên. Trả lời: Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng nghệ thuật liên tưởng khá thú vị: Biểu tượng “ông mặt trời” gợi lên một thế giới ấm no hạnh phúc, đầy ánh sáng; trái ngược là biểu tượng “mùa đông” gợi sự lạnh lẽo, đói rét, nghèo khổ. Cách dùng các động từ “hái”, “đúc” thể hiện khát vọng của tuổi thơ muốn chinh phục vũ trụ bao la và các hành tinh xa xôi. Đoạn thơ thể hiện sinh động ước mơ cao đẹp, đầy tính nhân văn của tuổi thơ: Trên trái đất không còn đói rét, nghèo khổ và bất công. Các em ước mơ về một thế giới tốt đẹp, đầy ánh sáng văn minh, ấm no và hạnh phúc. 3.2. Sử dụng các câu hỏi gợi mở để hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn văn, đoạn thơ, bài văn, bài thơ: Có rất nhiều bài tập cảm thụ mà thoạt nhìn học sinh khó nhận biết, phân biệt được biện pháp nghệ thuật hay nội dung của bài, cũng như những hình ảnh, từ ngữ,... được tác giả sử dụng. Vì vậy, giáo viên cần phải có những câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời, sau đó hướng dẫn các em tổng hợp các ý và trình bày thành bài viết. 15 Ví dụ 1: Với đề bài sau: Trong bài “Bầm ơi”, Tố Hữu có viết: “Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.” Nghệ thuật nổi bật ở đây là gì? Qua nghệ thuật ấy, em cảm nhận được điều gì sâu sắc? Thoạt tiên mới đọc, học sinh sẽ khó có thể nhận biết được biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng vì ở đây tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh ngầm. Với bài tập này, tôi đã đặt câu hỏi để học sinh tìm hiểu như sau: - Trong câu thơ thứ hai có những đối tượng nào? (Có ba đối tượng: những hạt mưa, bầm (mẹ) và tình thương). - Trong các đối tượng đó, những đối tượng nào liên hệ với nhau? (Những hạt mưa và tình thương). - Câu thơ này nói lên điều gì? (Mưa càng nhiều hạt, người con càng thương mẹ bấy nhiêu). - Như vậy, biện pháp nghệ thuật ở đây là gì? (Nghệ thuật so sánh). - Các đối tượng nào được so sánh với nhau? (Những hạt mưa và tình thương). Từ đó, học sinh có thể làm bài như sau: Trong bài “Bầm ơi”, nhà thơ Tố Hữu có viết: “Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu”. Bằng việc sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật so sánh (mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu), tác giả đã thể hiện tình cảm yêu quý của một người con đối với mẹ, làm cho người đọc hình dung được nỗi vất vả của người mẹ: Giữa cái giá rét, mẹ còn phải hứng chịu những hạt mưa buốt lạnh. Từ đó càng làm cho ta thêm xúc động bởi những tình cảm đáng trân trọng của người con dành cho người mẹ. Với việc sử dụng hình ảnh so sánh những hạt mưa với tình cảm của người con, tác giả đã thành công trong việc thể hiện tình cảm đó. Hỏi có mấy ai đếm được có bao nhiêu hạt mưa rơi cũng như tình cảm dạt dào của con đối với mẹ? Ví dụ 2: Kết thúc bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão”, nhà thơ Đặng Hiển viết: 16 “Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà.” Theo em hình ảnh nào làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên? Vì sao? Đối với bài tập này, học sinh không khó để nhận ra hình ảnh nào làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ là: “Mẹ về như nắng mới/ Sáng ấm cả gian nhà” nhưng để giải thích được lí do vì sao lại không phải là chuyện dễ, nhiều học sinh rất lúng túng. Tôi đã hướng dẫn học sinh như sau: - Đoạn thơ thuộc chủ đề gì? (Tình cảm con người: Tình cảm gia đình). - Hình ảnh nào nêu lên ý nghĩa của đoạn thơ và gây ấn tượng đẹp trong lòng người đọc? (Mẹ về như nắng mới/ Sáng ấm cả gian nhà). - Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ này là gì? (Biện pháp nghệ thuật so sánh). - Em hãy nêu hình ảnh so sánh? (Người mẹ trở về nhà khi cơn bão qua được so sánh với hình ảnh “nắng mới” hiện ra khi bầu trời xanh trở lại sau cơn bão). - Sự so sánh đó giúp chúng ta hiểu được điều gì? (Mẹ cần thiết cho cả gia đình chẳng khác nào ánh nắng cần thiết cho sự sống). Từ đó, học sinh có thể làm bài như sau: Hình ảnh “Mẹ về như nắng mới, sáng ấm cả gian nhà” đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ. Hình ảnh này gây ấn tượng đẹp trong lòng người đọc và nêu bật được ý nghĩa của cả bài thơ. Người mẹ trở về nhà khi cơn bão qua được so sánh với hình ảnh “nắng mới” hiện ra khi bầu trời xanh trở lại sau cơn bão. Sự so sánh đó giúp chúng ta hiểu được một điều sâu sắc: Mẹ cần thiết cho cả gia đình chẳng khác nào ánh nắng cần thiết cho sự sống. Chính vì vậy, khi mẹ trở về, cả gian nhà trở nên “sáng ấm” bởi tình yêu thương đẹp đẽ. Vai trò của người mẹ trong gia đình thật quan trọng và đáng quý biết bao! Ví dụ 3: Miêu tả về dòng sông, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã viết áng thơ sau: “Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha 17 Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may.” Hãy chỉ ra cái hay trong cách nói "dòng sông mặc áo" của nhà thơ. Đây là dạng bài tập phát triển vốn ngôn ngữ cho học sinh. Để làm được bài tập này, tôi hướng dẫn học sinh đọc kĩ đoạn thơ và suy nghĩ xem tác giả tả dòng sông như ai (như một người thiếu nữ), từ đó dựa vào nội dung đoạn thơ và tính tình của những thiếu nữ nói chung để nêu ra cách hiểu của mình. Học sinh có thể nêu: Dòng sông được nhà thơ miêu tả giống như một thiếu nữ điệu đà, thích làm đẹp. Từ đó, học sinh có thể làm bài như sau: Cách nói “dòng sông mặc áo” là cách nói hay, duyên dáng và nên thơ. Dòng sông được nhân hoá trở nên điệu đà, thích làm đẹp, làm duyên như thiếu nữ. Tả dòng sông, tác giả tả sắc nước biến hoá trong mọi thời điểm trong một ngày với không gian rộng rãi, tĩnh tại như việc thiếu nữ luôn thay đổi y phục của mình. Qua cách quan sát, cách miêu tả dòng sông rất chính xác và tinh tế, tác giả đã tạo nên chất thơ cho dòng sông thật hiền hoà và yên ả. Ví dụ 4: Đọc đoạn văn sau trong bài “Rừng miền đông”: “Đang vào mùa rừng dầu trút lá. Tàu lá dầu liệng xuống như cánh diều phủ vàng mặt đất. Mỗi khi có con hoẵng chạy qua, thảm lá khô vang động như có ai đang bẻ chiếc bánh đa. Những cây dầu non mới lớn, phiến lá đã to gần bằng lá già rụng xuống. Lá như cái quạt nan che lấp cả thân cây...” (Chu Lai) Chi tiết nào giúp em cảm nhận được không gian yên tĩnh của rừng dầu đầy lá rụng? (Nêu rõ cảm nhận của em về chi tiết đó). Đây là dạng đề bài phát hiện. Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, tôi hướng dẫn học sinh đọc đoạn văn, trả lời các câu hỏi: - Đoạn văn miêu tả rừng dầu vào mùa nào? (Mùa lá rụng). - Mùa lá rụng ở rừng dầu vắng lặng như thế nào? (Mỗi khi có con hoẵng chạy qua, thảm lá khô vang động như có ai đang bẻ chiếc bánh đa). Đây chính là chi tiết các em cần tìm. Sau đó, tôi cho các em phát biểu cảm nhận về chi tiết đó. 18 Từ đó, học sinh có thể làm bài như sau: Trong đoạn văn trên, chi tiết: “Mỗi khi có con hoẵng chạy qua, thảm lá khô vang động như có ai đang bẻ chiếc bánh đa” giúp em cảm nhận được không gian yên tĩnh của rừng dầu đầy lá rụng. Chi tiết này vẽ ra trước mắt người đọc khung cảnh của rừng dầu vắng vẻ với những chiếc lá vàng khô rụng đầy mặt đất. Sự vắng vẻ đó được thể hiện qua những bước chạy của con hoẵng trên thảm lá vàng khô, cất lên những tiếng vang động nơi núi rừng yên tĩnh. Những chiếc lá vàng rơi dưới gốc cây dầu khô đến mức khi có dấu chân con hoẵng giẫm lên làm nó gẫy vụn ra, nghe như âm thanh của ai đó đang bẻ chiếc bánh đa giòn khô. Cả một khu rừng rộng mà chỉ có tiếng chân những con hoẵng, điều này càng tôn thêm sự yên tĩnh, vắng vẻ đến lạ kì của rừng dầu mùa thay lá. C – KẾT LUẬN I – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Cảm thụ văn học và làm bài văn cảm thụ là một yêu cầu khó đối với học sinh ở Tiểu học nhưng nó là nền móng để các em phát triển ước mơ, vốn sống, vốn ngôn ngữ của mình, qua đó hình thành nhân cách của mình. Trong quá trình dạy học, tôi đã vận dụng những hiểu biết của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy học và bước đầu đã thu được những kết quả đáng mừng. Tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng để đối chứng ngay sau khi vận dụng sáng kiến vào quá trình dạy học. Kết quả thu được như sau: * Lớp 4: Tổng số 15 HS Giỏi Khá Yếu Trung bình SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 8 53,3 4 26,7 3 20 0 0 * Lớp 5: Tổng số 20 HS Giỏi Khá Yếu Trung bình SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 12 60 5 25 3 15 0 0 19 II- BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Bồi dưỡng năng lực làm bài cảm thụ văn học cho học sinh là cả một quá trình và cần được rèn luyện thường xuyên. Nó bao gồm nhiều vấn đề như: phát triển năng lực hiểu, cảm nhận, phát triển vốn ngôn ngữ, vận dụng để làm các đề kiểm tra. Qua nghiên cứu và triển khai sáng kiến: “Bồi dưỡng năng lực làm bài cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 4 - 5”, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: 1. Giáo viên cần phải cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản (công cụ) về cảm thụ văn học để các em có cơ sở hiểu vấn đề mà đề bài yêu cầu, từ đó các em mới có thể làm bài tốt. 2. Nhận thức của học sinh Tiểu học còn mang nặng cảm tính, tư duy cụ thể. Vì vậy, giáo viên cần bám sát các bài Tập đọc trong sách giáo khoa để ra các đề bài phù hợp, đồng thời mở rộng đề bài với những bài văn, bài thơ ngoài chương trình. Trên cơ sở những cái hiểu và cảm các bài văn, thơ trong chương trình, các em có thể vận dụng để làm các bài tập có liên quan đến bài văn, bài thơ ngoài chương trình. Đây là một việc làm thường xuyên của bản thân tôi và cũng là một yêu cầu mà trong những năm gần đây đề thi học sinh giỏi các cấp thường làm. 3. Khả năng cảm thụ của mỗi học sinh là khác nhau. Nó phụ thuộc vào vốn sống (hiểu biết) và vốn ngôn ngữ của các em. Vì vậy, với mỗi học sinh, giáo viên cần có cách khơi gợi khác nhau làm sao để các em có thể “cảm” bằng chính tâm hồn của mình, từ đó mới có thể tạo bài viết hay theo đúng cảm xúc của mình mà không áp đặt theo khuôn mẫu. Tuy nhiên, bước đầu tiếp cận với một dạng bài văn khó như cảm thụ văn học, giáo viên cần có một số bài viết mẫu để học sinh có thể học tập, vận dụng. Trong thực tế dạy học của mình, tôi đã áp dụng điều này rất hiệu quả (các bài làm trong các ví dụ trên chính là các bài mẫu tôi đã cung cấp tới các em). III - KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: 1. Đối với giáo viên và các nhà trường: - Mỗi giáo viên cần phải thường xuyên dành nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu giảng dạy, tra cứu thông tin 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng