Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn cách tiếp cận văn học sáng tạo qua hoạt động của câu lạc bộ văn học...

Tài liệu Skkn cách tiếp cận văn học sáng tạo qua hoạt động của câu lạc bộ văn học

.PDF
21
132
97

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------------------MÔ TẢ GIẢI PHÁP Mã số: … … … ………………….. I. Tên sáng kiến: “CÁCH TIẾP CẬN VĂN HỌC SÁNG TẠO QUA HOẠT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ VĂN HỌC” II. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến: Áp dụng vào hoạt động của Câu lạc bộ văn học trong trường THPT. III. Mô tả giải pháp: 1.Tình trạng giải pháp đã biết: Giảng dạy văn học trước đây thường là phương pháp thuyết trình thẩm bình. Một tiết học chính khóa thông thường: Giáo viên soạn giáo án, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa. Trên lớp, giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong giờ dạy Ngữ văn, học sinh tiếp thu kiến thức qua lời thuyết trình, giảng giải của giáo viên. Trong quá trình giảng, GV chủ yếu tập trung vào một vài phương diện nghệ thuật để nhận xét như ý nghĩa của câu văn, câu thơ, tài năng sử dụng từ ngữ của nhà văn nhà thơ, cá tính người cầm bút…GV thường đặt nặng mục tiêu dạy hết bài, đúng giờ, đúng chương trình hơn mục tiêu hình thành năng lực tổ chức hoạt động giáo dục cho HS. Các đề thi, kiểm tra được ra theo hướng nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành. Không thể phủ nhận ưu điểm của phương pháp đó, như: Giáo viên có thể đi sâu khai thác những vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học; học sinh tập trung theo dõi nội dung bài học, chú ý đến những vấn đề trọng tâm được nhấn mạnh trong giờ học. Tuy nhiên nó cũng tồn tại nhiều vấn đề: Đối với học sinh: 1 – Chỉ biết phần kiến thức giới hạn bó hẹp trong một vấn đề, một bài học, một môn học.Vì vậy, tâm lí chung của học sinh khi học tác phẩm văn học là nhàm chán, ít hứng thú tìm hiểu khám phá giá trị của tác phẩm văn chương. – Chưa phát huy được khả năng sáng tạo, chủ động trong học tập do sự áp đặt trong cách truyền thụ cũng như trong quá trình kiểm tra với phần phải tái hiện kiến thức (thường học vẹt, học tủ). – Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong học tập còn lúng túng, khó khăn. Đối với giáo viên: – Tương tác với HS ít nên không có cái nhìn đa chiều, đôi khi tự bằng lòng với chính mình nên nhiều khi không có cơ hội nhìn lại mình để tự nâng cao năng lực truyền đạt (phương pháo) cũng như năng lực về chuyên môn. – Bài giảng văn trở thành giáo điều, khô khan, khó tiếp nhận. – Giáo viên chưa có điều kiện bộc lộ hết nghiệp vụ sư phạm của mình, không có điều kiện làm việc chung với cả tổ nhóm để nâng cao hiệu quả chuyên môn cũng như trao đổi rút kinh nghiệm. Tất cả các môn học đều cần sự sáng tạo, đặc biệt là trong văn học. Sẽ thật khó để có được hai lối hành văn đúng đến từng dấu câu giữa hai học sinh, nhưng cũng thật dễ để bắt được văn mẫu được chép ra từ loạt các học sinh. Chính bởi lối học Văn truyền thống đến nhàm chán và lối học thuộc đang bào mòn tính sáng tạo, Câu lạc bộ Văn học của trường THPT Chê Ghê va ra ra đời để mang đến cho học sinh một cách tiếp cận văn học sáng tạo hơn, mới mẻ hơn. Việc tham gia CLB còn giúp cho các em sẽ thấy mình còn thiếu, yếu kỹ năng sống nào để rèn luyện, giúp các bạn biết cách tự rèn luyện kỹ năng sống cho bản thân từ những kinh nghiệm của cá nhân và nhóm bạn cũng thông qua hình thức hoạt động. Đây cũng là sân chơi bổ ích, tạo điều kiện cho các em giao tiếp, ứng xử, vui chơi giải trí khi mà xã hội hiện nay thiếu những sân chơi lành mạnh cho các bạn, khi mà xã hội đang có xu hướng đẩy các bạn vào lối sống “ảo”. Các câu lạc bộ, chính là môi trường giúp học sinh rèn được các kỹ năng cơ bản, tự tin, ứng xử đúng mực và sống tích cực hơn.Từ đó, đúc kết thành những tình huống thường gặp trong cuộc sống và đưa ra cách giải quyết phù hợp. Đồng thời, giúp cho học sinh mạnh dạn, tự tin trước đám đông, đây là một trong những kỹ năng quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa. 2 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: + Chúng tôi thấy rằng với hình thức tổ chức CLB văn học là rất hữu ích với việc tiếp nhận và ghi nhớ kiến thức môn Văn, đặc biệt là tạo được hứng thú của HS. + Đóng góp một tiếng nói cá nhân đối với quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện đại theo hướng dạy học tích cực, chúng tôi mong muốn gắn nhà trường với cuộc sống, gắn văn với cuộc đời và cũng là một cách để giảm bớt những căng thẳng mệt mỏi của các giờ học chính khóa trên lớp, tạo được hứng thú của HS với bộ môn Ngữ văn - Bản chất của giải pháp : + Tìm ra giải pháp giúp học sinh yêu thích học văn trong xu thế ngày nay khi học sinh có thiên hướng học lệch. + Giúp học sinh tiếp cận văn học một cách sáng tạo hơn, chủ động hơn. + Tạo sân chơi lành mạnh và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh sau những giờ học trên lớp. + Hoạt động của CLB văn học cũng là một trong những hình thức trải nghiệm sáng tạo của các em. - Tính mới của giải pháp: + Tìm ra những hoạt động thực tế, gần gũi và dễ thực hiện. + Góp phần làm phong phú thêm hoạt động của CLB. - Các giải pháp đã thực hiện: a) Vài nét về CLB văn học trường THPT Chê Ghê va-ra Câu lạc bộ văn học của trường được thành lập vào năm 2014 . Đến nay đã hoạt động được 4 năm. CLB hoạt động nhằm mục đích tạo nơi gặp gỡ giao lưu của những học trò, thầy cô giáo yêu văn học để cùng học hỏi, trao đổi kiến thức, về những vấn đề mình tâm đắc. Góp phần đẩy mạnh niềm đam mê văn học, tình yêu văn học trong học sinh hiện nay. Hoạt động của câu lạc bộ theo chu kì năm học. Thành viên là toàn thể các học sinh yêu thích bộ môn văn. Chủ nhiệm CLB là học sinh do các thành viên CLB bầu ra. Cố vấn cho CLB là tổ văn của trường. Trong câu lạc 3 bộ có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cụ thể. Mỗi thành viên sẽ phụ trách một mảng hoạt động dưới sự điều hành của cố vấn và chủ nhiệm. Mỗi tháng CLB sinh hoạt một lần để tổng kết hoạt động trong tháng và đề ra phương hướng cho tháng tới. Câu lạc bộ hoạt động theo quy chế rõ ràng. Kinh phí hoạt động do các thành viên đóng góp và từ kinh phí xã hội hóa. QUY CHẾ HỌAT ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ VĂN HỌC I. Điều kiện tham gia sinh hoạt Tất cả học sinh trong trường đều có quyền tham gia Câu lạc bộ với điều kiện: 1. Bản thân học sinh tự nguyện tham gia sinh hoạt câu lạc bộ. 2. Yêu thích học tập tìm hiểu và phát triển kĩ năng học tập. 3. Tán thành quy chế hoạt động của Câu lạc bộ. 4. Tự trang bị đủ phương tiện và đồ dùng khi tham gia sinh hoạt. 5. Có tinh thần đoàn kết, xây dựng cùng học tập cùng tiến bộ. II. Một số qui định cơ bản trong hoạt động của Câu lạc bộ. Câu lạc bộ Văn học là nơi quy tụ những học sinh yêu thích văn học, lịch sử và quan tâm đến những kiến thức xã hội, muốn tự rèn luyện kỹ năng giao tiếp, củng cố kiến thức để nâng cao hiệu quả học tập trên lớp. Điều 1: Thành viên câu lạc bộ Thành viên câu lạc bộ là những học sinh yêu thích các bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như: Ngữ văn; Lịch sử; Địa lí;…... tự nguyện đăng kí tham gia. Điều 2: Nhiệm vụ của các thành viên Câu lạc bộ. - Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ, nhiệt tình góp ý kiến cùng xây dựng hình thức sinh hoạt câu lạc bộ ngày càng phong phú, hiệu quả thiết thực. - Có tinh thần đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ do Ban chủ nhiệm giao cho. - Rèn luyện đạo đức tác phong, tuyên truyền vận động các thành viên quan tâm đến sự tiến bộ của tập thể và không ngừng học tập rèn luyện bản thân. Điều 3: Quyền hạn của các thành viên Câu lạc bộ. - Được tham gia thảo luận đề xuất ý kiến chương trình hành động của câu lạc bộ và những vấn đề khác mà mình quan tâm. - Được tham gia các chương trình hoạt động do nhà trường và Câu lạc bộ tổ chức. 4 - Được trao đổi với Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ và các thành viên khác khi gặp các bài tập khó hoặc các vấn đề còn chư hiểu. Khi bắt đầu năm học mới thì các thành viên cũ của CLB lại thông báo cho các học sinh mới vào trường nếu yêu thích văn học thì làm đơn đăng kí làm thành viên CLB. Sau đó khoảng đầu tháng 9 CLB sinh hoạt nội qui, phổ biến qui chế hoạt động và kế hoạch hoạt động của năm. Thông thường CLB sẽ có những hoạt động chính như sau: Tháng Nội dung hoạt động Tháng 9+10 Những hoạt động phát huy và giữ gìn sự trong sáng của Người thực hiện Tiếng Việt Tháng 11 Tập san chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 Tháng 12 Hoạt động ôn tập thi HKI Tháng 1 + 2 Hoạt động Sân khấu hóa tác phẩm văn học Tháng 3 Ngoại khóa Văn học dân gian Tháng 4 Hoạt động ôn tập thi HKII Tháng 5 Tự nghiên cứu và tìm hiểu về tác gia văn học trong chương trình THPT Tháng 6 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Nghỉ hè Có những hoạt động CLB chỉ tổ chức trong các thành viên CLB. Có những hoạt động tổ chức cho toàn trường tham gia. Các hoạt động trên là hoạt động chủ đạo, tuy nhiên sẽ có sự thay đổi tùy theo năm học. b) Cụ thể hóa từng hoạt động của CLB. b.1.Những hoạt động phát huy và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt: Mục đích hoạt động: Tiếng Việt là tài sản vô cùng quí giá, nó không chỉ là phương tiện quan trọng trong các hoạt động giao tiếp mà còn được ví như một thứ căn cước của nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên trong xu thế hội nhập đã và đang xuất hiện những biến tướng, lai căng cần phải được xem xét, chấn chỉnh, định hướng kịp thời để bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Góp phần vào việc bảo tồn Tiếng Việt thì vai trò của người giáo viên là rất lớn.Chính vì thế ngoài những tiết dạy 5 trên lớp, chỉnh sửa trong quá trình chấm bài , chúng tôi đưa nội dung này vào sinh hoạt CLB nằm mục đích khắc sâu hơn ở các em ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt. Cách thức thực hiện: - Một thành viên CLB được phân công lên trình bày thực trạng của việc sử dụng Tiếng Việt trong giới trẻ hiện nay. (Tùy thực tế từng năm mà có những sự khác biệt. Năm nay học sinh có thể đưa thêm về những đề xuất cải cách Tiếng Việt của giáo sư Bùi Hiền chẳng hạn để bàn luận). - Bàn luận để tìm ra giải pháp giúp học sinh sử dụng Tiếng Việt trong sáng. - Một số trò chơi tìm hiểu về cách dùng từ, sử dụng tiếng Việt đúng chính tả…. + Đọc đoạn sau và trả lời các câu hỏi: Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ. Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh. Hỏi: – Tìm những chi tiết, hình ảnh miêu tả tiếng Việt trong đoạn thơ trên? – Qua những chi tiết, hình ảnh đó, em có nhận xét gì về tiếng Việt? – Tình cảm của nhà thơ đối với tiếng Việt? + Trò chơi ô chữ: Giúp học sinh huy động, ôn tập và mở rộng vốn từ tiếng Việt của mình Để làm quen với lớp giáo viên có thể đưa ra ô chữ: T H M E T H U Đ Ư H A I Ô 6 B T Ê N H O A U T Hàng ngang Câu số 1. Gồm 2 chữ cái:. Người phụ nữ sinh ra mỗi chúng ta? Câu số 2. Gồm 5 chữ cái:. Trung tâm chính trị của một quốc gia, có chính phủ và các cơ quan trung ương làm việc như Hà Nội? Câu số 3. Gồm 6 chữ cái:.. Ngày đầu tiên trong tuần ? Câu số 4. Gồm 3 chữ cái:. Từ hoặc nhóm từ dùng để chỉ một người, phân biệt với người khác? Câu số 5. Gồm 3 chữ cái:Vật thường có màu sắc và hương thơm, trước khi nở được gọi là “nụ”? Câu số 6. Gồm 3 chữ cái: Vật thường được dùng để viết, vẽ, kẻ…? Hàng dọc: MÙA THU - Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi gợi ý cho ô chữ hàng dọc: đây là một trong bốn mùa ở Hà Nội - Khoảng thời gian mà khí hậu Hà Nội rất mát mẻ và rất đẹp. CÁCH TIẾN HÀNH - Trò chơi này có thể được tổ chức cho học sinh giải nghĩa từ khó trong giờ tiếng Việt hoặc giờ văn dưới hình thức theo từng cặp: một người giải thích nghĩa của từng từ, một người đoán từ. Trong một thời gian nhất định, cặp nào giải được nhiều ô chữ, đội đó thắng. - Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý để học sinh giải từng ô chữ hàng ngang theo thứ tự từ trên xuống. - Học sinh nào hoặc nhóm nào giải được trước sẽ ghi điểm (giải mỗi ô chữ hàng ngang được 10 điểm, giải ô chữ hàng dọc được 30 điểm). - Kết thúc trò chơi, ai hoặc nhóm nào ghi được nhiều điểm, nhóm đó sẽ thắng. GỢI Ý Đáp án: Hàng ngang:1. (MẸ); 2. (THỦ ĐÔ); 3. (THỨ HAI); 4. (TÊN); 5. (HOA); 6. (BÚT) Hàng dọc: (MÙA THU) 7 Để củng cố một số khái niệm về tiếng Việt 1 2 T I N N T H A N T Ư T H A I T Ừ V Ê C Â U 3 T Ư Ơ N G H I C Â U G H E P G T Ư V Ư N G 7 N O I Q U A 8 B I E T N G R Ơ T Ư 4 T Ư 5 6 T R Ư Ơ N 9 T N H Ư Hàng ngang: Câu số 1. Gồm 6 chữ cái. Những từ ngữ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp? Câu số 2. Gồm 10 chữ cái. Những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói ? Câu số 3. Gồm 5 chữ cái. Trong câu ghép, mỗi kết cấu chủ - vị được gọi là gì? Câu số 4. Gồm 11 chữ cái. Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật? Câu số 5. Gồm 7 chữ cái. Câu sau là loại câu nào (nhận xét cấu tạo): “Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi, chính vì lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”. Câu số 6. Gồm 12 chữ cái. Tập hợp những từ có ít nhất chung một nét nghĩa là gì? Câu số 7. Gồm 6 chữ cái. Hai câu thơ “Những kẻ vá trời khi lỡ bước. Gian nan kể chi việc cỏn con” sử dụng biện pháp tu từ gì? Câu số 8. Gồm 7 chữ cái. Từ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định? Câu số 9. Gồm 5 chữ cái. Những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để biểu thị thái độ hoặc nhấn mạnh sự đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó, là từ gì? Hàng dọc. Gồm 9 chữ cái. Ngôn ngữ của dân tộc ta? T I Ê N G V I Ê T 8 Để củng cố một số thành phần câu: Hàng ngang Câu số 1. Gồm 6 chữ cái Thường được đặt giữa 2 dấu gạch , hai dấu phẩy … Câu số 2. Gồm 7 chữ cái Nêu đề tài được nói đến trong câu. Câu số 3. Gồm 7 chữ cái Khi sử dụng phép liên kết này có tác dụng nhấn mạnh. Câu số 4. Gồm 7 chữ cái Là một phương tiện liên kết sử dụng bằng các quan hệ từ. Câu số 5. Gồm 7 chữ cái Là một thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Câu số 6. Gồm 7 chữ cái Dùng bộc lộ cảm xúc của người nói. Câu số 7. Gồm 7 chữ cái Để làm liền mạch các câu trong đoạn người ta thường sử dụng phương tiện nào ? Từ chìa khóa. Gồm 7 chữ cái. Tổ chức các câu trong đoạn văn ? 1 P H U C H U 2 K H Ơ I N G Ư 3 P H E P L Ă P 4 P H E P N Ô I 5 B I Ê T L Â P 6 C A M T H A N 7 L I Ê N K Ê T Đáp án: Hàng ngang:1.(PHỤ CHÚ); 2 .(KHỞI NGỮ); 3. (PHÉP LẶP); 4. (PHÉP NỐI); 5. (BIỆT LẬP); 6. (CẢM THÁN); 7. (LIÊN KẾT) 9 Hàng dọc: (LIÊN KẾT CÂU) Để củng cố về danh từ: C O N N G Ư Ơ I T H Ê G I Ơ I Â L I N H D Ư Ơ N G A R I R R Y Â Ê Ô A Ư Ơ N N G H I A A Ô C M M I I Ơ C H O S O I J I B Ô S T B Đ C S A N H Ô N X C Ô I A I U O S Ô N G N G O I A T Đ N N Ô A I T Ô Ư R A U S A M Ô T Ô N G Ư A N D C H Ơ B U A N H A T H Ơ I G Â B O T O T Y G H Ê X Ê P V G N Đ A T L T T V Ă N B A N A F Z A N Ô Â U I Â U C Ơ L A C L O N G Q U Â N T A U T H U Y Ê N Ô H U Đ N H P H O N G L A N W N Â Ô A M A C H U Ô T C Ô N G G U C I A N GỢI Ý - Có 40 danh từ tìm được. Hàng ngang: 9. nhà thơ, bò tót 1. con người, thế giới 10. ghế xếp 2. linh dương, gà ri 11. văn bản 3. ơn nghĩa 12. Âu Cơ, Lạc Long Quân 4. chó sói 13. tàu thuyền 5. san hô 14. phong lan 6. sông ngòi 15. chuột cống 7. rau sam 8. ô-tô, ngựa, chợ búa Hàng dọc: 10 1. cây cối, động vật 7. ước số. tai vạ 2. lâm sản 8. nhà nông 3. niềm tin 9. ngư dân 4. nỗi buồn 10. đàn ông 5. hải đảo 11. hoàng hậu 6. dược sĩ 12. tổ quốc b.2. Tập san chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11: Mục đích hoạt động: Thiết thực chào mừng kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam đồng thời giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo, lòng yêu mến của học sinh đối với thầy cô giáo. Tạo không khí phấn khởi thi đua học tập và rèn luyện, phát huy năng lực, kĩ năng của học sinh. Phát huy khả năng sáng tác của các thành viên CLB. - Có thể thay hình thức tập san bằng thiết kế thiệp chúc mừng, thiệp xuân…. Cách thức thực hiện: Người phụ trách CLB lập kế hoạch hoạt động, qui định rõ hình thức thể lệ, mục đích yêu cầu, thời gian… Tiêu chuẩn & yêu cầu về nội dung tập san: - Nội dung các bài viết trong tập san phải hướng đến các chủ đề sau: Ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ, ca ngợi thầy cô giáo, ca ngợi mái trường, bạn bè, hướng về ngày 20/11. - Bài viết phải là của học sinh. (Giáo viên chủ nhiệm biên tập và chịu trách nhiệm về nội dung). - Không hạn chế về số lượng bài viết trong tập san đối với từng thể loại. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng tập san Ban thi đua yêu cầu cụ thể như sau: + Nội dung bài viết trong tập san phải đầy đủ các thể loại, số trang và số bài tối thiểu theo qui định: + Thể loại văn xuôi, bút ký, tuỳ bút, phóng sự …: Phải có ít nhất 3 bài. Phải có một bài viết nêu gương “ Người tốt, việc tốt”: Viết về thầy cô giáo, học sinh trường + Thể loại thơ, vè, nhạc v.v...: Phải có ít nhất 7 bài. + Truyện cười, danh ngôn v.v...: Phải có ít nhất 3 bài + Trong mỗi tập san số lượng bài sưu tầm không quá 3 bài Tiêu chuẩn & yêu cầu về hình thức tập san: 11 - Số trang của mỗi tập san tối thiểu là 15 trang (không tính bìa). - Tập san phải được làm trên khổ giấy A4, viết trên một mặt giấy, đóng tập bằng giấy bìa cứng thơm, có lót nylon và cắt xén ngay ngắn. - Trang bìa tập san phải có câu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, có tên tập san, có tên lớp và hình minh họa trang trí. (Có thể trang trí bằng vi tính) - Trang trí đẹp, trang nhã, trình bày khoa học và có tính sáng tạo phù hợp với từng chủ đề và nội dung trình bày. - Tranh ảnh thể hiện trong tập san phải vẽ bằng tay hoặc in vi tính, không được cắt dán. - Mỗi đơn vị lớp làm 01 tập san và nộp về CLB văn học. Riêng CLB văn học có một tập san riêng . Bố cục tập san: bao gồm các phần: - Tên, tiêu đề tờ tập san - Tên chi đoàn, tập thể làm tập san, có huy hiệu đoàn và lôgô của trường. - Lời tựa. - Nội dung: phù hợp với chủ đề và được trình bày bằng chữ viết tay. - Hình thức trang trí: Vẽ bằng tay, in vi tính các vật liệu, màu sắc phù hợp, ưu tiên những hình thức sáng tạo và độc đáo. Mười một là mùa của tri ân, của những tình cảm vụng về không dám nói, là mùa của những đứa trò nhỏ dành tặng thầy cô mình những lời tri ân sâu kín nhất. Đã bao mùa trôi qua ta quên để lại lời cảm ơn đến thầy cô, đã bao lần ta làm mắt cô thầy ngấn lệ mà không dám lời xin lỗi, đã bao lần ta muốn gửi lại mái trường, bạn bè những tình cảm ngập ngừng đầy trong sáng, vô tư của tuổi học trò… Và rồi những cái ngập ngừng ấy đã được viết nên thành những con chữ. Từng dòng chữ như những dòng hồi kí, nhật kí, những tình cảm chân thành vụng dại của mỗi người viết lên trong hành trình tuổi hoa của mình. Đọc dòng tâm sự ấy ta như thấy chính mình trong đấy, thấy những năm tháng học trò sao mà đẹp, mà ngây ngô đến vậy!? Gửi đến thầy cô lời tri ân từ đáy lòng, cảm ơn những người lái đò đã ngày đêm miệt mài tô thắm cho đời bằng hành trang tri thức, gửi đến tuổi thanh xuân của những trò nhỏ đôi lời nhắn nhủ, thanh xuân sẽ qua rất nhanh hãy sống thật ý nghĩa những phút giây mà mình đang sống, hãy trân trọng những phút bên nhau…Những dư vị mà các lớp để lại trong những cuốn tập san sẽ là những gì đẹp nhất, yêu thương nhất trong lòng người.Dẫu phong trào đã kết thúc nhưng những cuốn tập san 12 vẫn còn đó như là minh chứng đầy ngọt ngào cho những tình cảm, những ngập ngừng vụng về và cả yêu thương chưa dám nói của quãng thời gian cắp sách đến trường… Hình ảnh minh họa cho tập san và thiết kế thiệp xuân 2018 của CLB văn học Tập san 20-11 Thiết kế thiệp xuân 13 Thiết kế thiệp xuân b.3. Hoạt động ôn tập thi HKI: Mục đích hoạt động: giúp học sinh củng cố kiến thức trong học kì I. Cách thức thực hiện: - Ôn tập theo đề cương ôn tập của tổ bộ môn. - Dựa trên đề cương, CLB sẽ tổ chức hình thức hái hoa dân chủ dưới cờ hoặc theo hình thức báo cáo chuyên đề. - CLB nhờ giáo viên cố vấn soạn câu hỏi trắc nghiệm hoặc câu hỏi củng cố kiến thức. - Báo cáo chuyên đề CLB nhờ giáo viên cố vấn báo cáo. b.4. Hoạt động Sân khấu hóa tác phẩm văn học: Học Văn theo lối truyền thống là hình thức ghi nhớ một chuỗi các chi tiết sự kiện diễn ra trong tác phẩm. Anh Chí được nhặt ở đâu, lớn lên như thế nào, vào tù khi nào, ra tù trong hình hài ra sao,… Một tác phẩm, hai tác phẩm, ba tác phẩm, cả chương trình học, làm sao có thể chắc chắn rằng học sinh nhớ được chuỗi các sự kiện ấy mà không cảm thấy áp lực, nhàm chán? Bên cạnh cách tiếp cận văn học cho phép học sinh tự đào sâu nghiên cứu, Câu lạc bộ còn mang đến cho học sinh cách học thú vị khác đó là: Học Văn bằng văn nghệ. Ví như, khi đào sâu vào tác gia Nam Cao, ta có thể tập trung đi vào tác phẩm Chí Phèo. Các nhóm sẽ tự chuẩn bị cho mình các tiết mục giải trí mà qua đó nhẹ hóa tính học thuật của môn học. Đóng kịch, múa, hát 14 vè, sáng tác thơ,… học sinh được tạo điều kiện cho phép sáng tạo tối đa bằng năng lượng của mình. Một vở kịch “Đêm trăng vườn chuối”, một sáng tác thơ “Nỗi lòng anh Chí”,… là một hình thức học mới lạ dễ tiếp thu. Mục đích hoạt động : - Khơi gợi niềm yêu thích văn chương nghệ thuật, tạo sân chơi đầy tính sáng tạo giúp học sinh khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học. - Tạo niềm say mê, hứng thú, tích cực chủ động, sáng tạo cho học sinh trong việc học tập bộ môn Ngữ văn và sự năng động, tự tin trong sinh hoạt tập thể. - Giúp học sinh vận dụng, thực hành các kiến thức văn học vào trong thực tế đời sống. - Giúp học sinh phát huy năng khiếu múa, hát, biểu diễn, tái hiện lại các tác phẩm văn học trên sân khấu, đặc biệt là các tác phẩm văn học dân gian. Cách thức thực hiện: Người phụ trách trong CLB lập kế hoạch và thông báo đến toàn trường. Trong đó có yêu cầu chính về cách thức thi. Vòng 1: Thi kịch bản (10 điểm) - Các lớp nộp kịch bản cho Ban tổ chức (3 bản) - Nội dung kịch bản phải đảm bảo các tiêu chí đã nêu. - Phải nêu được sự phân công, chuẩn bị của lớp Vòng 2: Thi tiểu phẩm (15 điểm) - Mỗi lớp chọn, lập danh sách học sinh dự thi phần tiểu phẩm và 10 đến 15 học sinh tham gia làm cổ động viên. - Thời gian trình bày phần dự thi cho mỗi lớp là 7 – 10 phút Kể từ khi TS. Nguyễn Quang Trung tìm ra một phương pháp dạy văn mới và đặt tên cho đứa con tinh thần ấy là “Trả tác phẩm cho học sinh” – tức là trả tình yêu văn học cho các em, các thầy cô trong tổ bộ môn Ngữ Văn trường chúng tôi đã áp dụng các phương pháp dạy học này vào mỗi năm học. “Trả tác phẩm về cho học sinh” là một trong những hình thức của chương trình sân khấu hóa các môn học xã hội. Thay vì những giờ giảng “thầy đọc, trò chép”, những tiết mục sân khấu hoá sinh động đã khiến các em dễ học, dễ nhớ, nhập tâm hơn với những tác phẩm văn học. 15 Trước lối học Văn qua hình thức trình diễn văn nghệ như thế, học sinh sẽ không còn cảm thấy áp lực để có thể nhớ đến từng chi tiết trong tác phẩm nữa. Song, một lần nữa rèn cho bản thân các kỹ năng cần thiết, đem lại cho mình nhiều trải nghiệm thú vi. Học sinh sẽ cùng nhau viết kịch bản vở kịch, cùng nhau tập luyện, cùng nhau làm đạo cụ sân khấu, dựng sân khấu, may trang phục và học cách hóa trang,… Bằng những trải nghiệm đầy thú vị ấy, chẳng những đem lại kết quả tuyệt vời trong học tập mà còn để lại nhiều kỷ niệm đẹp trong tuổi thanh xuân. Hình ảnh minh họa hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học: Hình minh họa sân khấu hóa tác phẩm văn học 16 b.5. Ngoại khóa Văn học dân gian: Mục đích hoạt động: Ra đời từ xa xưa, văn học dân gian là mạch nguồn quan trọng, bền vững cho sự phát triển của văn học dân tộc. Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: “Trước khi có thơ chính quy, thơ chuyên nghiệp, người bình dân đã tự diễn tả lòng mình yêu thương, sướng vui, đau khổ”. Để các bạn học sinh hiểu hơn về quá trình sáng tác, lưu truyền, giá trị của văn học dân gian, CLB văn học mỗi năm tổ chức ngoại khóa một lần. Cách thức thực hiện: Buổi ngoại khóa gồm có các nội dung như sau: - Giáo viên tổ Văn sẽ giới thiệu sơ lược cho học sinh nắm lại những cốt lõi của bộ phận văn học dân gian. - Sau khi học sinh đã được học bài khái quát về Văn học dân gian tổ chuyên môn phân công giáo viên ra và hướng dẫn học sinh viết một số đề tài tìm hiểu về giá trị nội dung nghệ thuật của truyện cổ dân gian và những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của ca dao cổ nói chung và bình một số bài ca dao đặc sắc (có thể ngoài chương trình). Giáo viên chọn những bài viết tốt của học sinh để trình bày trong câu lạc bộ. - Thi kể chuyện cổ dân gian và hướng dẫn học sinh đọc thêm một số tác phẩm ngoài chương trình sách giáo khoa - Thi hát dân ca và hướng dẫn học sinh tập hát một số làn điệu dân ca tiêu biểu trên cả ba miền Bắc - Trung – Nam Hoạt động ngoại khoá văn học đặc biệt phần Văn học dân gian không chỉ góp phần nâng cao khả năng tư duy độc lập tăng cường khả năng sáng tạo trong học tập kích thích lòng ham muốn tìm tòi khám phá những kiến thức mới của người học mà còn góp phần hoàn thiện khả năng chuyên môn và kỹ năng sư phạm của người thầy trong quá trình chuẩn bị và "đồng hành" với người học khám phá kiến thức mới. b.6. Hoạt động ôn tập thi HKII: Hình thức hoạt động tương tự như HKI. b.7. Tự nghiên cứu và tìm hiểu về tác gia văn học trong chương trình THPT: Mục đích hoạt động: Giúp học sinh tự đào sâu tìm tòi nghiên cứu về các tác giả lớn. Hiểu sâu hơn về nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. 17 Cách thức thực hiện: Cố vấn Câu lạc bộ - sẽ đề ra một hoặc hai tác gia lớn trong chương trình học để thành viên CLB nghiên cứu. Các thành viên trong Câu lạc bộ sẽ được chia ra thành các nhóm nhỏ từ 5 đến 7 bạn để cùng chuẩn bị cho chuyên đề của nhóm. Mặc dù cùng một tác giả, nhưng giữa các nhóm sẽ có sự khác biệt trong các mảng nghiên cứu. Ví dụ, khi đi vào sự nghiệp văn học của tác giả Nam Cao, sẽ có nhóm chọn “Cái chết trong sáng tác của Nam Cao”, có nhóm sẽ tập trung đi sâu vào “Chất triết lý trong sáng tác của Nam Cao”, lại có nhóm đi vào “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”,… từ các khía cạnh được đào sâu như thế, học sinh sẽ có cái nhìn sâu sắc và tổng quan hơn về tác giả, để từ đó có thể hiểu và cảm một cách đủ đầy nhất về tác giả cũng như tác phẩm trong chương trình. Giáo dục của thế kỷ XXI, tôi tin kết quả sẽ phải là sản phẩm, chứ không phải điểm số trên một bài kiểm tra. Bằng cách cùng nhau làm việc nhóm, từ các bước chọn mảng chuyên đề, đến các bước xây dựng tiểu luận, trình bày PowerPoint, thuyết trình và diễn tác phẩm… các học sinh hoàn toàn tự chủ. Với cách học như thế, học sinh không những được sáng tạo theo cách của mình mà còn học được các kỹ năng mềm như kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng phê phán, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, giải quyết mâu thuẫn, sắp xếp thời gian... Sản phẩm mà học sinh cho ra hoàn toàn là những gì học sinh xây dựng, tự tìm tòi, sáng tạo và được ủng hộ bởi thầy cô. Với độ dài khoảng 50 trang cho một tiểu luận, học sinh sẽ buộc mình nghiêm túc cho ra một sản phẩm có giá trị về nội dung chất lượng, cũng như về hình thức. b.8. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo chúng tôi cũng đã thực hiện và lồng ghép trong các nội dung khác như: sân khấu hóa tác phẩm văn học hay ngoại khóa văn học dân gian. Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến hoạt động trải nghiệm của học sinh gắn với thực tế. Đó là tổ chức cho CLB những chuyến đi về nguồn, những chuyến tham quan di tích lịch sử. Và tất nhiên sau những chuyến đi đó sẽ có những yêu cầu riêng đối với các thành viên CLB như: sáng tác thơ, hoặc có những bài viết cảm nhận về nơi mình đã đến thăm… Hoạt động này có thể phối hợp với đoàn trường để giảm tải kinh phí. Hoạt động thứ hai mà chúng tôi muốn hướng tới cho sự trải nghiệm của CLB đó là hoạt động uống nước nhớ nguồn. Chúng tôi tổ chức hoạt động này nhằm khơi dậy tình thương lòng 18 nhân ái ở mỗi học sinh. Thành viên CLB thu nhặt chai nhựa từ những chai nước uống của các học sinh trong trường để bán và gom quỹ. Đến tháng 7 mỗi năm chúng tôi đi thăm viếng từ 2 đến 3 bà mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn. Món quà tuy không nhiều nhưng đó là tấm lòng của các em, là công sức của các em. Hình ảnh minh họa cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Thăm di tích cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc Thăm di tích Xẻo Quýt – Đồng Tháp 19 3.Khả năng áp dụng của giải pháp: - Giải pháp có thể vận dụng ở nhiều trường THPT khác trong tỉnh. - Một vài nội dung hoạt động có thể tổ chức liên trường: hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học, ngoại khóa văn học dân gian… 4. Hiệu quả, lợi ích thu được: Môn Văn thực sự không đáng sợ nếu có cách học đúng đắn. Với sứ mệnh luôn hướng đến môi trường giáo dục tiên tiến, hiện đại, cá nhân hóa, Câu lạc bộ Văn học Trường THPT Chê Ghê va ra đã mang đến cho học sinh cách tiếp cận văn học đầy mới mẻ, sáng tạo. Qua đó, giáo dục toàn diện đảm bảo cho học sinh cả kiến thức chuyên môn, kiến thức trong chương trình lẫn các kỹ năng mềm cần thiết. Với mô hình học tập như thế, giáo dục sẽ tối ưu hóa vai trò cá nhân của học sinh, cũng như hạn chế đi phần nào giáo dục công nghiệp truyền thống. Với nhiều hoạt động phong phú , sáng tạo CLB văn học ngày càng thu hút các em học sinh tham gia. 5. Tài liệu kèm theo: 05 bản mô tả sáng kiến. Số TT 1 2 Họ và tên NGUYỄN HUỲNH TUYẾT CHÂU NGUYỄN THỊ THIÊM Ngày, tháng, năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh 31-05-1978 Trường THPT Chê Ghê-va-ra GIÁO VIÊN 20-1-1980 Trường THPT Chê Ghê-va-ra GIÁO VIÊN Trường THPT Chê Ghê-va-ra GIÁO VIÊN 3 ĐẶNG THỊ BÍCH NGỌC 4-11-1967 4 BÙI THỊ BÍCH THỦY 22-7-1965 Trường THPT Chê Ghê-va-ra GIÁO VIÊN 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng