Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn cải tạo cầu trượt thành bộ đồ chơi cát – nước – sỏi sử dụng cho trẻ mẫu giá...

Tài liệu Skkn cải tạo cầu trượt thành bộ đồ chơi cát – nước – sỏi sử dụng cho trẻ mẫu giáo

.PDF
10
228
74

Mô tả:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến thành phố Ninh Bình. Chúng tôi: STT Họ tên Năm sinh 1 Đỗ Thị Thanh Hòa 1980 2 Lê Thị Tuyết 1977 Nơi công tác Trường Mầm non Hoa Chức danh Trình độ chuyên môn Tỉ lệ % đóng góp tạo ra sáng kiến Hiệu Trưởng ĐHSPMN 40% ĐHSPMN 15% Giáo viên ĐHSPMN 15% Phó hiệu trưởng 3 Trương Thị Liên 1976 4 Phạm Thị Hoan 1984 Giáo viên ĐHSPMN 15% 5 Nguyễn Thị Phương Như 1985 Giáo viên ĐHSPMN 15% Mai Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Cải tạo cầu trượt thành bộ đồ chơi CÁT – NƯỚC – SỎI sử dụng cho trẻ mẫu giáo” LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Giáo dục mầm non THỜI GIAN ÁP DỤNG: 01 năm học, từ tháng 8/2017. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 1. Nội dung của giải pháp Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo thông qua hoạt động vui chơi trẻ được học bằng chơi, chơi bằng học. Đó là một phần không thể thiếu đối với trẻ mẫu giáo. Chơi là phương tiện học tập, là con đường để trẻ tăng trưởng và phát triển. Chơi tạo cơ hội cho trẻ thử nghiệm những hoạt động trẻ mong muốn, tìm hiểu qua đó giúp trẻ phát triển đầy đủ toàn diện về nhận thức, tình cảm, ý trí cũng như các nét tính cách và năng lực xã hội. 1 Trẻ mầm non rất cần nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua các hoạt động chơi hàng ngày. Chơi là cách học phù hợp nhất khi chúng ta muốn trẻ tìm tòi khám phá, qua chơi trẻ được phát triển hiểu biết, kỹ năng trong rất nhiều tình huống khác nhau. Đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau có tác dụng rèn luyện thể lực cho trẻ, đồ chơi giúp trẻ tìm hiểu, khám phá xung quanh. Vì thế để thu hút sự chú ý của trẻ giúp trẻ tham gia các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực, tự nhiên. Với tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động và trải nghiệm. Chúng tôi đã tận dụng triệt để mọi không gian để tạo cho trẻ 12 khu vực chơi ngoài trời, trong đó khu vực chơi chơi với cát, nước, sỏi là một trò chơi không chỉ giúp trẻ được giải trí thư giãn mà còn giúp trẻ cảm nhận và khám phá thế giới xung quanh một cách tự nhiên, thuận lợi, nhanh chóng. Chơi với cát, nước, sỏi giúp trẻ phát triển các cơ ngón tay, cơ bàn tay khi nặn, đúc cát ướt, chọn xếp sỏi xây lâu đài, đong và múc nước... trẻ sẽ học cách chia sẻ, hợp tác hay thỏa thuận bàn bạc và thương lượng để lựa chọn, lên kế hoạch cùng nhau thực hiện ý tưởng. Để hoạt động trải nghiệm với cát, nước, sỏi thật sự lôi cuốn, kích thích trẻ thì việc tạo đồ dùng, đồ chơi cũng vô cùng quan trọng và cần thiết bởi một bộ đồ dùng với nhiều công dụng, hình dáng đẹp, màu sắc hài hòa, bắt mắt và nhiều trẻ cùng được tham gia hoạt động sẽ giúp trẻ có trải nghiệm đa dạng về các giác quan; đồng thời thúc đẩy sự phát triển của trẻ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. 1.1 Giải pháp cũ thường làm Thông thường trước đây khi cho trẻ chơi với cát, nước, sỏi giáo viên thường sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ có sẵn để đựng cát, nước, sỏi như: Máng con sò, khay nhựa,...... Đối với giải pháp này có những ưu và nhược điểm sau: * Ưu điểm: - Có thể tận dụng được đồ dùng đồ chơi mà các nhóm lớp đều có sẵn. - Là đồ dùng, dụng cụ có sẵn nên không đòi hỏi sự sáng tạo và khéo léo của giáo viên. 2 * Hạn chế: - Các đồ dùng, dụng cụ này sử dụng đơn điệu, độc lập, thiết kế đơn giản nên không tạo được hứng thú, không kích thích được sự sáng tạo của trẻ. - Bộ đồ chơi nhỏ, không có tính liên hoàn, ít trẻ được tham gia hoạt động. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và viết đề tài: “Cải tạo cầu trượt thành bộ đồ chơi CÁT – NƯỚC – SỎI sử dụng cho trẻ mẫu giáo” 1.2. Giải pháp mới * Giải pháp 1: Cải tạo cầu trượt thành bộ đồ chơi CÁT – NƯỚC – SỎI liên hoàn Từ các trò chơi với cát, nước, sỏi riêng lẻ theo nhóm nhỏ, chúng tôi đã thiết kế một bộ đồ chơi bao gồm cả cát, nước, sỏi có tính liên hoàn, nhiều trẻ được tham gia hoạt động. Bộ đồ chơi này được ứng dụng cao trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ nhằm phát triển các giác quan, phát triển tư duy logic, óc sáng tạo của trẻ, đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mẫu giáo, có tính sáng tạo, khoa học, tính thẩm mỹ và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ đồng thời giúp nhà trường hạn chế kinh phí đầu tư thiết bị, đồ chơi khi tổ chức hoạt động này. Cách thiết kế bộ chơi cát, nước, sỏi có tính liên hoàn như sau: Bước 1: Tạo bàn đựng cát, sỏi. Từ bộ đồ chơi cầu trượt hỏng bằng sắt chúng tôi tận dụng khung cầu trượt làm chân bàn, mặt bàn làm từ mặt sàn cầu trượt có đường bao quanh bằng gỗ và được chia thành 5 ô. Ô ở giữa đựng các dụng cụ chơi với cát, nước, sỏi, 4 ô xung quanh đựng cát và sỏi. Mỗi ô có thể đựng được 18-20 kg sỏi, cát với 5-6 trẻ chơi. 3 Bước 2: Tạo 2 bàn chơi với nước Tạo hai bàn nhỏ hai bên có kích thước bằng nhau, 1 bàn thiết kế 2 guồng quay nước bằng gỗ hình tròn đối diện nhau và có trục quay ở giữa, xung quanh guồng có dụng cụ đựng nước bằng tre và bằng ống nhựa. Hai bên guồng quay thiết kế hình phễu được cắt từ lọ nhựa hướng vào dụng cụ đựng nước ở guồng quay. Nước từ guồng quay theo quy luật chuyển động đổ xuống chậu nhựa phía dưới. Bàn còn lại được thiết kế hình hai chú thiên nga bằng gỗ phía trên là bông hoa sen với đài hoa rỗng thông với đường dẫn nước từ trên xuống và được chia thành 2 đường nước chảy xuống 2 máng nhỏ được làm từ vỏ chai nhựa tận dụng. Nước từ hai máng đó cùng chảy xuống chậu nhựa phía dưới. Bước 3: Tạo máng nước Từ hai chậu nhựa hai bên bắt mỗi chậu hai cút nước chảy xuống hai máng nước được tận dụng bằng máng cầu trượt hỏng bằng nhựa sau đó sơn màu, trang trí đẹp mắt, tạo dòng chảy theo bậc từ cao xuống thấp như một con suối nhỏ sau đó nước được chảy xuống hai máng hình con sò. 4 Bước 4: Tạo bàn chơi với cát và sỏi Được thiết kế từ những thanh gỗ tận dụng ghép lại với nhau tạo thành bàn có thành cao 10cm, xung quanh được vẽ, trang trí đẹp mắt. Mặt bàn được bọc lót tạo độ phẳng, khít và an toàn khi trẻ chơi với các trò chơi với cát và sỏi. Hình ảnh bộ đồ chơi với cát, nước, sỏi trước và sau khi cải tiến: 5 * Giải pháp 2: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm với bộ đồ chơi liên hoàn cát, nước, sỏi. Bộ đồ chơi liên hoàn với cát, nước, sỏi trẻ được sử dụng trong 10 chủ đề ở hoạt động trải nghiệm qua một số trò chơi như sau: * Các trò chơi với cát, sỏi Trẻ lấy dụng cụ chơi xúc cát, sỏi lên ô tô, cần cẩu rồi vận chuyển đến bàn chơi với cát, sỏi để thỏa sức sáng tạo các trò chơi với cát, sỏi như: In hình trên cát, xây lâu đài cát, sỏi, vẽ hình trên cát....... * Các trò chơi với nước - Quan sát sự chuyển động của nước từ guồng quay: Trẻ dùng ca múc nước từ xô sau đó đổ vào phễu, nước từ phễu sẽ chảy vào dụng cụ đựng nước 6 làm bằng tre và bằng nhựa ở guồng quay làm cho guồng quay chuyển động. Trẻ sẽ quan sát và nêu lên những nhận xét của mình vì sao guồng nước lại chuyển động? (vì khi nước chảy xuống dụng cụ đựng nước sẽ tác động một lực đủ mạnh làm cho guồng nước quay). Nước từ guồng quay chảy xuống chậu sau đó từ chậu chảy xuống máng rồi tiếp tục chảy xuống con sò. Tại máng nước và con sò trẻ được chơi các trò chơi như thả thuyền, thả vật chìm nổi, chơi câu cá... - Quan sát sự chuyển động của nước từ 2 con thiên nga: Trẻ dùng ca múc nước từ xô sau đó đổ vào bông hoa sen có gắn ống dẫn nước được chia thành 2 dòng chảy 2 máng nhỏ gắn ở 2 bên. Trẻ sẽ quan sát và nêu lên nhận xét: Vì sao cùng lượng nước chảy xuống lại có hiện tượng 1 máng chảy to và nhanh, còn 1 máng chảy bé và chậm? (do 1 máng được thiết kế có vật cản nên chảy bé và chậm, 1máng không có vật cản thì chảy to và nhanh). Nước từ 2 máng nhỏ sẽ chảy xuống chậu sau đó từ chậu chảy xuống máng rồi tiếp tục chảy xuống con sò. Tại máng nước và con sò trẻ cũng được chơi các trò chơi thả thuyền, thả vật chìm nổi, chơi câu cá… 7 Qua các trò chơi với cát, sỏi, nước không chỉ giúp kích thích sự phát triển đôi bàn tay dẫn đến phát triển cân bằng của não và tăng khả năng tư duy logic, trẻ được phát triển một cách toàn diện theo 5 lĩnh vực (nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội) mà còn thỏa mãn nhu cầu tìm tòi, khám phá thiên nhiên, phát triển khả năng sáng tạo, nghiêm cứu tìm ra cái mới tích lũy các kiến thức, rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá các sự vật, hiện tượng. 2. Khả năng áp dụng của sáng kiến Chúng tôi nhận thấy rằng việc tạo cho trẻ chơi với các trò chơi cát, nước, sỏi là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bộ đồ chơi liên hoàn với cát, nước, sỏi sau khi thiết kế và được áp dụng không chỉ đảm bảo được mục đích cho trẻ chơi với cát, sỏi, nước mà ở đây trẻ còn được chơi phong phú, đa dạng và sáng tạo với rất nhiều trò chơi một cách liên hoàn như: Đong nước, quan sát sự chuyển động của nước, thả thuyền, thả vật chìm nổi, chở cát, xây lâu đài cát, in hình trên cát, xếp mô hình bằng sỏi. Qua đó giúp trẻ phát triển các vận động tinh, khả năng tư duy, sáng tạo, tinh thần đoàn kết, chia sẻ khi tham gia trò chơi. 8 Với bộ đồ chơi này nhà trường đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình, phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Ninh Bình cũng như các bậc phụ huynh ghi nhận, đánh giá cao và được các trường trong toàn tỉnh về thăm quan học tập. Sáng kiến “Cải tạo cầu trượt thành bộ đồ chơi CÁT – NƯỚC – SỎI sử dụng cho trẻ mẫu giáo” có thể triển khai và áp dụng trong tất cả các trường mầm non. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Bố trí địa điểm phù hợp để tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm với bộ đồ chơi liên hoàn cát, nước, sỏi. Các phần của bộ đồ chơi phải đảm bảo an toàn, có tính sáng tạo và thẩm mỹ để thu hút trẻ tham gia hoạt động. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 1. Hiệu quả kinh tế: Khi thiết kế bộ đồ chơi liên hoàn cát, nước, sỏi ngoài việc sử dụng các nguyên vật liệu, phế liệu dễ tìm kiếm chúng tôi đã đầu tư kinh phí khoảng 1.500.000đ để hoàn thiện bộ đồ chơi này. Bộ đồ chơi liên hoàn cát, nước, sỏi đã giúp nhà trường tiết kiệm khoảng 7.000.000đ. 2. Hiệu quả xã hội - Đối với nhà trường: Đã tạo thêm cho khu vực chơi với cát, nước, sỏi bộ đồ chơi liên hoàn mang tính thẩm mỹ, an toàn với nhiều trò chơi cho trẻ hoạt động. - Đối với trẻ: Nhiều trẻ cùng được tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo với cát, nước, sỏi một cách tích cực và hứng thú. Qua đó kích thích sự phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí tuệ cho trẻ. - Đối với phụ huynh: Đây là một trong những hình thức để tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của việc “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của phụ huynhtrong việc sưu tầm các nguyên vật liệu và đóng góp công sức tạo nên các sản phẩm cho trẻ hoạt động. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung theo đơn đề nghị. 9 PHỤ LỤC - Danh sách những người tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Ngày STT tháng năm Họ và tên Nơi công tác Chức danh sinh 1 2 3 4 5 Hoàng Ngọc Hà 06/06/1975 Đỗ Thị Huệ 01/09/1988 Trần Thị Huyền Lê Thu Huyền 21/01/1981 24/09/1982 Đặng Ngọc Thu 12/12/1988 Trình độ Nội dung chuyên công việc môn hỗ trợ Trường MN Giáo viên Đại học Hoa Mai lớp 5T C SPMN Thực hành Trường MN Giáo viên Đại học các hoạt Hoa Mai lớp 5T B SPMN động Trường MN Giáo viên Đại học Chương Hoa Mai lớp 4TD SPMN trình Trường MN Giáo viên Đại học GDMN Hoa Mai lớp 4T B SPMN theo các độ Trường MN Giáo viên Đại học tuổi. Hoa Mai lớp 4T A SPMN TP. Ninh Bình, ngày tháng 9 năm 2018 NHỮNG NGƯỜI NỘP ĐƠN 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng