Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn dạy học tích hợp liên môn bằng phương pháp trực quan sinh động ở bài “phong...

Tài liệu Skkn dạy học tích hợp liên môn bằng phương pháp trực quan sinh động ở bài “phong cách ngôn ngữ báo chí”

.PDF
9
137
67

Mô tả:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số : ……………………… 1. Tên sáng kiến: “Dạy học tích hợp liên môn bằng phương pháp trực quan sinh động ở bài Phong cách ngôn ngữ báo chí” (Nguyễn Huỳnh Tuyết Châu,Nguyễn Thị Thiêm,@THPT Chê Guê-va-ra) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: chuyên môn của tổ bộ môn Văn. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng, giải pháp đã biết: Vấn đề về phương pháp dạy và học môn Ngữ văn theo hướng chủ động tích cực đã được bàn luận và thực hiện trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, việc dạy và học bộ môn Ngữ văn vẫn chưa có thật nhiều khởi sắc và mang lại hiệu quả như mong muốn. Giáo viên chưa có sự chịu khó tìm tòi, sáng tạo; chưa linh hoạt trong các phương pháp dạy. Đặc biệt là trong chiều hướng phát triển như vũ bão về công nghệ thông tin hiện nay; các phương tiện công nghệ thông tin, các đồ dùng dạy học chưa được đẩy mạnh để hỗ trợ tốt cho giờ đọc văn. Điều này khiến cho giờ bộ môn trở nên nhàm chán, hoạt động chủ yếu từ một phía, tiếp nhận và chiếm lĩnh tri thức chưa ở thế chủ động; phương pháp dạy dần trở nên lạc hậu. Vì thế, việc dạy và học bộ môn Ngữ văn không lôi cuốn, tạo được sự hứng thú ở các em. Và sự nhàm chán, thiếu hứng khởi càng nhiều hơn ở các bài học thuộc phân môn tiếng Việt. Mặt khác, vấn đề nhức nhối, khó khăn khác dẫn đến việc dạy và học văn chưa đặt hiệu quả như mong muốn là do việc học sinh học lệch. Sự phân hóa ngành nghề thực chất có dần chú trọng hơn ở môn văn nhưng vẫn còn ít khối, ít ngành học; và khả năng thực tế về kinh tế đối với các ngành này vẫn còn lệch xa với các ngành ở các khối tự nhiên. Tính thực dụng và sự lười biếng của học sinh cũng là nguyên nhân dẫn tới giờ đọc văn - tiếng Việt trở nên tẻ nhạt và càng gượng ép hơn. Một số học sinh yêu thích, có năng khiếu về bộ môn lại bận phải học lệch, không còn thời gian tâm trí để học tiếng Việt. Và hơn nữa, ngoại ngữ dường như cũng là “mốt” trong thời hiện đại. Từ đó, các học sinh học yêu thích môn học Ngữ văn nói chung và phân môn tiếng Việt nói riêng ngày càng trở nên“lạc điệu”. Từ đó, dẫn tới các học sinh thiếu môi trường để rèn luyện, phát huy khả năng của mình, các học sinh tiếp thu tri thức không hiệu quả. Học sinh sử dụng (nói và viết) sai quy tắt của tiếng Việt và sẽ gặp khó khăn trong kì thi THPT quốc gia, thi vào các ngành học có môn Ngữ văn. Yêu cầu học tập phân môn tiếng Việt không chỉ đòi hỏi lý thuyết mà đòi hỏi sự ứng dụng, thực hành trong học tập lẫn đời sống. Và mỗi phân môn của bộ môn Ngữ văn có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời với nhau, nhằm đáp ứng cho yêu cầu của ngành, của bộ môn và của kì thi THPTquốc gia; đáp ứng 1 nhu cầu đào tạo và phát triển con người toàn diện. Việc dạy học tích hợp liên môn còn diễn ra ở phương pháp truyền thống, hoạt động nghe nhìn bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa được khái thác nhiều, hiệu quả cho việc dạy và học chưa được nâng cao. Nhiều giáo viên ngại và lúng túng trong việc dẫn dắt, liên hệ, nối kết kiến thức. Học sinh không ấn tuợng, không nhớ hoặc tiếp thu tri thức còn gượng ép. Như thế, việc đáp ứng yêu cầu của thời đại, của ngành giáo dục khó có thể hoàn thành, và việc dạy - học không khéo dễ đi vào vòng quanh quẩn khiến học sinh ngày càng xa rời môn học Ngữ văn, càng thiếu tri thức và không có khả năng về tiếng Việt. Như vậy, vấn đề không phải phụ thuộc vào kiến thức mà thuộc về phương pháp, cách thức để giáo viên làm cầu nối cho học sinh đi đến chiếm lĩnh tri thức, nhìn nhận vấn đề một cách thoải mái, tự nhiên nhất. Nếu không thay đổi, không tìm kiếm giải pháp phù hợp với nội dung truyền đạt thì hiệu quả chắc chắn không thể cao như mong muốn, như yêu cầu đặt ra. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1. Mục đích của giải pháp Đổi mới và đa dạng về phương pháp; tạo động lực tìm hiểu, sáng tạo cho giáo viên. Mặt khác, học sinh đáp ứng được nhu cầu về lí thuyết lẫn thực hành ở bài Phong cách ngôn ngữ báo chí; được nâng cao, hoàn thiện tri thức hơn ở nhiều lĩnh vực khác của đời sống. Tiết học tiếng Việt từ chỗ khô khan, nhàm chán trên lớp trở nên sinh động, hấp dẫn hơn; có chiều sâu trong nhận thức về tri thức hơn. Học sinh hiểu kiến thức trên lớp, sử dụng tiếng Việt đúng (nhận biết, tạo lập văn bản) ở các thể loại của báo chí; và đáp ứng các yêu cầu đọc hiểu của kì thi THPT quốc gia. 3.2.3. Tính mới của giải pháp Phương pháp này đánh thức được nhiều giác quan của học sinh qua hình ảnh, âm thanh sinh động và đa dạng. Khắc sâu ấn tượng, kiến thức một cách tự nhiên và nhiều hơn. Tiết học với thời gian qua rất nhanh, không nặng nề, không khó hiểu; rút ngắn được khoảng cách giữa học sinh với tri thức. Có sự phối hợp hài hòa giữa cách dạy truyền thống và hiện đại. Việc ứng dụng công nghệ thông tin được nâng cao hơn, học sinh được tiếp nhận kiên thức bài học, tiếp cận với khoa học công nghệ. từ đó, bài học cũng kích thích sự hứng khởi, tò mò, ham học hỏi của học sinh về tin học. Các vấn đề có ý nghĩa của đời sống đi vào trong cùng một bài học, học sinh cập nhật, nâng cao tri thức thời sự theo đặc trưng của bài Phong cách ngôn ngữ báo chí. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, giáo viên đã dạy học sinh tiếp nhận kiến thức theo đặc trưng của phong cách ngôn ngữ, là hiệu quả về phương pháp lẫn kiến thức. 3.2.3. Nội dung cụ thể của giải pháp Dạy học tích hợp liên môn bằng phương pháp trực quan sinh động ở bài Phong cách ngôn ngữ báo chí” được chúng tôi tiến hành bằng giáo án điện tử. Giáo viên phải chuẩn bị giáo án có một số video, hình ảnh và báo giấy. Học sinh 2 xem bài mới trước; được giáo viên yêu cầu trong 4 nhóm thì mỗi nhóm tìm và mang một tờ báo đến lớp trong giờ học của bài này. Bài học bao gồm hai phần lớn. Phần thứ I là tìm hiểu về ngôn ngữ báo chí. Phần thứ II là các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí. Kiến thức liên môn bằng phương pháp trực quan sinh động được tiến hành lần lượt như sau: Trong phần I bao gồm hai nội dung nhỏ là tìm hiểu về một số thể loại văn bản báo chí; nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí. Ở đề mục 1- tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí, tôi dung trực quan sinh động đơn giản bằng hình ảnh vè các phóng viên, bài báo để hs có hình dung chung là ngôn ngữ báo chí các em đã được tiếp cận trong đời sống rất nhiều mỗi ngày. Sau đó tôi chiếu những slide về các ngữ liệu trong sách giáo khoa. Tôi chia 3 nhóm, khảo sát 3 ngữ liệu ở ba thể loại trong sách trong thời gian 3 phút. Sau đó lần lượt gọi học sinh ở từng nhóm trả lời các câu hỏi. Khi học sinh trả lời, tôi chiếu từng slide tương ứng đó. Bước này, tôi muốn tất cả các học sinh có sự chú ý về phía bảng để tạo sự tập trung chung, tránh những học sinh không thảo luận về văn bản đó không biết. Sau khi giải quyết những ngữ liệu ở sách giáo khoa và chốt lại lí thuyết về thể loại. Tôi chiếu 2 video ngắn (khoảng 2 phút/1 video) và một slide bằng văn bản viết. Tôi yêu cầu học sinh nhận dạng về thể loại (có giải thích vì sao là thể loại đó) Bước này, tôi tích hợp kiến thức liên môn về y tế, tệ nạn xã hội, văn hóa –âm nhạc cung đình Huế cho học sinh xem. Khi học sinh trả lời về nội dung mỗi phần, tôi bình luận, gợi kiến thức lĩnh vực đó một cách khái quát. Như vậy, kiến thức liên môn được hình thành ở học sinh một cách đơn giản, tự nhiên mà hiệu quả nhất. Trong phần 2 - nhận xét về ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí, tôi chiếu một slide tổng hợp về một số thể loại khác bằng hình ảnh của tivi,trong đời sống hằng ngày mà học sinh thấy như: mục thời sự, phát thanh, báo điện tử, báo giấy, bình luận bóng đá,…. Học sinh lập tức nhận ran gay và hiểu là văn bản báo chí rất da dạng, ngôn ngữ cũng rất đặc trưng ở một số phương diện. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Phương pháp dạy tích hợp liên môn bằng trực quan sinh động không chỉ có thể áp dụng hiệu quả trong bài học Phong cách ngôn ngữ báo chí ở khối lớp 11 THPT, phân môn tiếng Việt mà còn có thể áp dụng cho nhiều bài học khác, bộ môn khác, cấp học khác. Không quá khó khăn để sự dụng nó, chỉ cần hình ảnh sưu tầm (từ giáo viên hoặc học sinh) trong đời sống; hoặc qua internet, cả học sinh và giáo viên điều có thể tìm được nguồn tài liệu dễ dàng. Phương pháp này hoàn toàn có thể áp dụng với phương pháp khác của hoạt động dạy và học một cách dễ dàng, đơn giản và hiệu quả. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ hoạt động Sân khấu hóa tác phẩm văn học: Một điểm mạnh, hiệu quả từ phương pháp này là các em nắm chắc, có ấn tượng mạnh về kiến thức của bài học, dễ dàng tiếp nhận kiến thức liên môn, trao dồi kĩ năng sống cho học sinh. Học sinh hiểu bài, nhớ lâu, hào hứng và có nhiều 3 cảm xúc hơn khi học, chúng không còn trừu tượng và khó hiểu như cách dạy truyền thống. Phương pháp này khi tổ chức ở lớp học tạo được không khí sôi nổi, đa dạng, sinh động, kiến thức đi vào các em một cách nhẹ nhàng, thoải mái trong thời gian 45 phút của mỗi tiết học. Việc tổ chức dạy học tích hợp liên môn bằng phương pháp trực quan sinh động khơi dậy cảm hứng sáng tạo, say mê cho giáo viên bộ môn, phát huy tính tích cực, chủ động trong học sinh. Tuy nhiên, cũng như mọi phương pháp khác, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định của nó. Nó không thể dùng cho tất cả các bài dạy, mà và tùy vào khả năng của học sinh mà giáo viên chọn trực quan ở mức độ nào, kiến thức liên môn hay giáo dục kĩ năng sống ở phạm vi ra sao. Mặt khác, về phía giáo viên và học sinh đều phải chịu khó, dành thời gian và có sự đầu tư tốt, phối hợp nhịp nhàng trong bài học,… Mọi vấn đề không còn là khó khăn hay khó khăn sẽ chỉ dừng lại ở mức độ nào do bản thân giáo viên, người chủ động, hướng dẫn và tình yêu với học sinh, nghề nghiệp, bộ môn. Tôi vững tin, phương pháp này sẽ luôn đem lại nhiều hiệu quả tích cực và nên có trong hoạt động của bài Phong cách ngôn ngữ báo chí- phân môn tiếng Việt, tổ bộ môn Văn, ở trường THPT. Trên đây là một số phương pháp, kinh nghiệm tổ chức giờ dạy học tích hợp liên môn bằng phương pháp trực quan sinh động mà bản thân tôi, tổ bộ môn, nhà trường đã thực hiện trong năm học trước đây và năm học 2017 – 2018 này. Phương pháp dạy học theo hình thức này đã đem lại nhiều hiệu quả tốt, sự khởi sắc tốt cho môn Văn, tôi hi vọng và tin rằng nó sẽ càng hiệu quả và được nhân rộng hơn nữa theo thời gian. 3.5. Tài liệu kèm theo - Bảng phụ phú Bến Tre, ngày 18 tháng 03 năm 2017 4 Bảng phụ chú Dưới đây là một vài slide mà chúng tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin cho việc tích hợp liên môn ở bài học: Phong cách ngôn ngữ báo chí 5 - Video minh họa cho thể loại bản tin trên slide của giáo án điện tử (trích từ bản tin thời sự của đài truyền hình Bến Tre): bản tin về tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội trong tháng 11 trên địa bàn tỉnh Bến Tre 6 - Video cho thể loại phóng sự, trên giáo án điện tử: Bảo tồn nhạc cung đình Huế của đài VTV thực hiện 7 - Slide về thể loại tiểu phẩm 8 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng