Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn đẩy mạnh khả năng tự học, hoạt động nhóm của học sinh thông qua phong trào ...

Tài liệu Skkn đẩy mạnh khả năng tự học, hoạt động nhóm của học sinh thông qua phong trào “làm phim ngắn trong học sinh”

.PDF
4
120
95

Mô tả:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: …………………………… 1. Tên sáng kiến: ĐẨY MẠNH KHẢ NĂNG TỰ HỌC, HOẠT ĐỘNG NHÓM CỦA HỌC SINH THÔNG QUA PHONG TRÀO “LÀM PHIM NGẮN TRONG HỌC SINH” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Khả năng tự học, tự trau dồi trình độ công nghệ thông tin qua hoạt động nhóm, tự xây dựng ý tưởng tích cực và xây dựng tình huống/kịch bản. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, trình độ dân trí cũng ngày một nâng cao. Thoạt lướt mạng xã hội, chúng ta thường bắt gặp những đoạn phim ngắn kèm những thông điệp. Chắc chắc rằng trong chúng ta cũng nhen nhóm vấn đề: “sao làm được như thế?”, “cái này hay nè, chia sẻ thôi!”, “video này ý nghĩa thật!”…. Với các em học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, được thầy cô hướng dẫn về bộ môn tin học, hoạt động phong trào, hướng dẫn kỹ năng hoạt động nhóm… nhưng thay vì cách hướng dẫn một chiều từ thầy truyền thụ, trò lĩnh hội thì phương pháp mới mang hiệu quả đột biến hơn. Đó là phương pháp “Tự học và hoạt động nhóm” thông qua chủ đề “Làm phim ngắn trong học sinh”. Song song đó, trên mạng xã hội không thiếu những đoạn phim ngắn mang nội dung tiêu cực, phản cảm, bình luận thiếu văn hóa…. Thông qua nội dung sáng kiến này, giúp cho cách em định hướng đúng đắn cần phải sử dụng mạng xã hội như thế nào để mang lại hiệu quả thiết thực và đúng với chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam. 1 Trên cơ sở kiến thức tổng quát, cơ bản mà người thầy hướng dẫn trên lớp làm nền tảng, các em tự nghiên cứu, thảo luận nhóm, đưa ra kết luận… giúp cho câu “học một hiểu mười” không bị mai một trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, khả năng thảo luận, hoạt động nhóm “học thầy không tày học bạn” còn giúp các em khắc ghi sâu hơn phương pháp “thầy truyền đạt, trò lĩnh hội”. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: Định hướng tích cực trong học sinh khi quay phim, chụp ảnh và chia sẻ thông tin… trong trường học. - Nội dung giải pháp: Trước nay, chúng ta vẫn chưa có kế hoạch hay định hướng gì về cách sử dụng mạng xã hội, sử dụng những thước phim ngắn tự quay trong trường học, mà chỉ để học sinh “tự bơi” trong muôn vàn tạp nhạp thế giới ảo đó. Phương pháp “Làm phim ngắn trong học sinh” ngoài việc ghi lại những khoảng khắc đẹp, thông điệp ý nghĩa còn giúp ích cho các em học tốt thông qua việc tự học và hoạt động nhóm. Từ đó, xây dựng cho các em nền móng kiến thức vững vàng trong học tập, tư tưởng tốt khi tham gia mạng xã hội, tự biết tìm để học hỏi, thông tin nào là chính thống, cái nào nên, cái nào không. Qua ý tưởng của sáng kiến, nhằm kéo giảm và hạn chế tối đa các video clip không hay xuất hiện trên mạng xã hội từ học sinh. Đầu năm học, đoàn trường xây dựng kế hoạch triển khai rộng khắp trong học sinh, hướng dẫn thực hiện cụ thể và định hướng thông điệp cho các em. Định hướng và hướng các phim ngắn của các em đến kỷ niệm 20 năm thành lập trường có những cột mốc quan trọng mà trong đó có các em. Các bước thực hiện: Tháng 11: Xây dựng kế hoạch, vận động mạnh thường quân. Tháng 12: Định hướng, hướng dẫn các nhóm – lớp thực hiện từng thước phim theo chủ đề, thông điệp tích cực. Tháng 1-3/2018: Các nhóm – lớp thực hiện theo hướng dẫn. Cuối tháng 3: Thu sản phẩm – Công bố kết quả. 2 Tháng 5: Trình chiếu trong Lễ trưởng thành – Lễ tổng kết – phát giải. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Ý tưởng và đề tài này có khả năng nhân rộng cho tất cả các trường học hoặc cơ quan ban ngành khác nhằm hướng đến một mạng xã hội mang lại lợi ích thật sự. Song song đó, nó còn là chủ thể của những kỷ niệm đẹp của thời học sinh, những mốc son quan trọng của cơ quan đơn vị. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Đối với cá nhân: nó là môi trường tự học và hoạt động nhóm thật sự hiệu quả, ý nghĩa, có những kỷ niệm đẹp nhất thời học sinh. Đối với tập thể lớp: đây là phương pháp hoạt động nhóm, giúp kéo gần các em lại với nhau, cùng nhau học tập, cùng nhau tiến bộ, đoàn kết và phát triển. Khả năng phân tích tình huống, phân tích sự việc, phân chia công việc và tự hoạch định thời gian làm việc khoa học, hợp lý. Đối với thầy cô, người lớn: trong quá trình thực hiện phim ngắn, ý tưởng này giúp cho các em và thầy cô gần gủi hơn, thân thiện hơn, hiểu nhau hơn… góp phần xây dựng “trường học thân thiện – học sinh tích cực”. Đối với cơ quan: các em là những “đạo diễn”, “biên tập viên”, “diễn viên”… ghi lại những khoảnh khắc vàng, những kỷ niệm đẹp trước thềm 20 năm tuổi của đơn vị. Đối với xã hội: sáng kiến này “đốt cháy” thời gian rảnh rỗi để la cà của các em bên ngoài dễ dẫn đến sa ngã. Đối với mạng xã hội: Ý tưởng này giúp cho các em có cái nhìn đúng đắn về cách sử dụng hiệu quả, nâng cao ý thức thực hiện Pháp luật, và góp thêm những clip ý nghĩa, có thông điệp cho người xem. Lợi ích kinh tế: phi lợi nhuận “không đồng” (vận động mạnh thường quân làm kinh phí trao giải thưởng nhằm động viên cho các em). Ngoài ra, có thể có thu nhập thêm từ kênh youtube nếu lượt xem và share nhiều. 3 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: - Bản mô tả SKKN 5 (bản). - Phim ngắn (đĩa mềm kèm theo) 5 (bản). - Các tài liệu khác … (bản). Bến Tre, ngày ….. tháng 3 năm 2018 Nhóm tác giả Số TT Họ và tên 1 Lê Quốc Sự Ngày tháng năm sinh 26/7/1982 Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) THPT Lê Anh Xuân 2 Đào Văn Út 13/4/1967 THPT Lê Anh Xuân 3 Dương Xuân Tuấn 19/5/1968 THPT Lê Anh Xuân 4 Đặng Kim Cúc 26/01/1979 THPT Lê Anh Xuân 5 Dương Minh Phong 12/12/1971 Tpht Lê Anh Xuân Chức danh Trình độ chuyên môn Giáo viên Cử nhân SP GDTC Giáo viên Cử nhân SP Hóa Giáo viên Cử nhân SP Lịch sử Giáo viên Cử nhân SP GDCD Giáo viên Cử nhân SP Ngoại ngữ 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng