Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn đổi mới thanh kiểm tra, đánh giá giáo viên học sinh...

Tài liệu Skkn đổi mới thanh kiểm tra, đánh giá giáo viên học sinh

.DOC
7
1155
95

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT ĐAM RÔNG TRƯỜNG TH LƯƠNG THẾ VINH ----- Ñoåi môùi quaûn lyù thanh kieåm tra ñaùnh giaù giaùo vieân – hoïc sinh NĂM HỌC: 2010 -2011 ĐỔI MỚI QUẢN LÝ THANH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN - HỌC SINH I. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm học 2009 – 2010 dược xác định là “ Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy thì vấn đề về đổi mới trong kiểm tra, đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập. Thanh kiểm tra hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh là hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, qui chế chuyên môn của giáo viên và nhiệm vụ, ý thức học tập của học sinh. Mục đích của công tác thanh kiểm tra nhằm đánh giá một cách khách quan, toàn diện chất lượng hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh để tư vấn biện pháp nâng cao hiệu quả dạy và học theo qui định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Làm thế nào để kiểm tra, đánh giá được đúng hoạt động sư phạm và chất lượng giảng dạy vào những thời điểm cụ thể theo mục tiêu của chương trình môn học là một câu hỏi lớn dành cho những người làm giáo dục. Hiện nay việc kiểm tra, đánh giá đang gặp nhiều bất cập. Như vậy, theo ý kiến của tôi để giải quyết vấn đề này thì cùng với việc đổi mới về phương pháp giảng dạy phải có sự đổi mới thật sự ở khâu ra đề và đa dạng hóa hình thức kiểm tra, đánh giá. II. THỰC TRẠNG Kiểm tra đánh giá được coi là phương tiện và hình thức của đánh giá. Nó cung cấp những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá Qua kiểm tra làm sáng tỏ mức độ thực hiện theo quy chế của giáo viên cũng như mức độ đạt được của học sinh về kiến thức, kĩ năng, thái độ so với mục tiêu dạy học đề ra, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ cũng như những tồn tại của bản thân. Từ đó khuyến khích thúc đẩy việc học tập của các em. Giúp giáo viên biết mức độ đạt được của học sinh để có thể điều chỉnh hoạt động chuyên môn cũng như hỗ trợ các hoạt động giáo dục nhằm đạt được mục tiêu xác định. Phát hiện điểm mạnh điểm yếu của chương trình, sách giáo khoa để có thể kiến nghị điều chỉnh lại nếu thấy cần thiết. Giúp nhà thiết kế, biên soạn chương trình xác định độ chuẩn của chương trình giúp phụ huynh có cơ sở để hướng nghiệp cho con em họ. Mục đích cuối cùng là nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong trường Tiểu học. * Một số tồn tại trong kiểm tra đánh giá giáo viên và học sinh trong trường Tiểu học Lương Thế Vinh. - GV chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc kiểm tra đánh giá hoặc nhận thức nhưng ngại thực hiện - HS: học theo kiểu học lấy điểm, khi có điểm rồi thì không học, HS không trung thực trong kiểm tra. - Tổ khối trưởng chưa mạnh dạn, thiếu kiểm tra đôn đốc, giám sát việc kiểm tra đánh giá GV. Vì vậy, việc kiểm tra bị hạn chế, dẫn tới đánh giá không chính xác, khách quan, mục đích của việc kiểm tra đánh giá không đạt được đầy đủ. II. GIẢI PHÁP Để tiến hành đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá thiết nghĩ người giáo viên cần phải hiểu và nắm vững lí luận chung và phương pháp luận Theo PTS. Lê Đức Phúc, PTS. Trần Kiều trong bài “Đánh giá trong giáo dục” (Tạp chí Thế giới mới N.167.168/1.96) cho rằng: “ Kiểm tra đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và lý giải kịp thời, chính xác những thông tin về hiện trạng nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục, về khả năng giáo dục căn cứ vào mục tiêu đào tạo và dạy học làm cơ sở cho những chủ trương biện pháp và hành động tiếp theo ”. Vậy, việc kiểm tra, đánh giá không đơn thuần là sự ghi nhận thực trạng từ việc thu thập thông tin mà còn là đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng. Và việc kiểm tra đánh giá không phải chỉ là việc căn cứ vào kết quả cuối năm đạt được mà phải là hoạt động thu thập trong cả một quá trình công tác, học tập trong một năm học… đánh giá không phải chỉ đo lường kết quả mà đòi hỏi phải đo lường những thay đổi tiến bộ trong từng tháng học. 1. Đối với Giáo viên 1.1 Nhiệm vụ của người kiểm tra Khi kiểm tra đánh giá người kiểm tra có nhiệm vụ cơ bản như sau: Kiểm tra: Xem xét cụ thể việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên dựa trên cơ sở các văn bản của nhà trường, cấp trên. Đánh giá: Xác định mức độ đạt được của việc thực hiện nhiệm vụ giáo viên phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh để xếp loại lao động sư phạm của giáo viên. Tư vấn: Nêu những nhận xét, gợi ý giúp giáo viên khắc phục nhựng hạn chế để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Thúc đẩy: Động viên , khuyến khích giáo viên phát huy ưu điểm. Để hỗ trợ cho công tác thanh kiểm tra, đánh gía giáo viên thì bản thân cũng cần nắm vững về các phương pháp thanh tra. 1.2 Phương pháp cơ bản để thực hiện - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu hồ sơ giáo viên, sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên, bài kiểm tra của học sinh v.v.. - Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi với một số giáo viên khác hoặc trao đổi trực tiếp với đối tượng kiểm tra. - Phương pháp quan sát hoạt động thực tiễn: Dự sinh hoạt với học sinh trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, dự giờ dạy của giáo viên. Bên cạnh đó, để giáo viên thực hiện công tác chuyên môn được tốt, tổ khối cũng phải nắm vững yếu tố tâm lý giáo viên. Như ta đã biết, mỗi người có những khí chất khác nhau, tuỳ theo khí chất của mỗi người mà người thanh kiểm tra đánh giá cần phải có lựa chọn để tiếp cận giáo viên thật tốt. Khi thanh kiểm tra một tiết dạy điều đầu tiên nên làm là tạo không khí thuận lợi ( trò chuyện, hỏi thăm…), yêu cầu giáo viên nêu mục tiêu của bài dạy, qua tiến trình của tiết dạy , giáo viên nhận thấy có gì hài lòng hoặc chưa hài lòng? Từ đó làm rõ vấn đề, nên “ nghe nhiều hơn nói”. Khi ý kiến của giáo viên phù hợp với với quan sát và nhận xét của người kiểm tra rồi mới trao đổi thống nhất và đi đến kết luận cuối cùng. 1.3 Biện pháp cụ thể - Hàng tháng, hàng tuần có kế hoạch rõ ràng về những công việc làm trong tháng, trong tuần cụ thể và chất lượng - Mỗi tháng đến tuần thứ 4 tổ chức kiểm tra về: + Thực hiện qui chế chuyên môn + Thực hiện chế độ điểm cá nhân + Sổ dự giờ + Chương trình + Sử dụng ĐDDH trên lớp + Kiểm tra chấm trả bài cho học sinh + Hồ sơ GV - Hằng tuần có kế hoạch tự học, tự nghiên cứu tham khảo tài liệu tại thư viện để bồi dưỡng - Phân công giáo viên viết chuyên đề có hiệu quả để áp dụng vào việc dạy học - Tổ chức thao giảng để góp ý đánh giá + Thao giảng theo kế hoạch của nhà trường, tổ. Mỗi tiết dạy có phiếu dự giờ, có biên bản góp ý. + Dự giờ đồng nghiệp: Có kế hoạch hàng tuần phân cho GV cùng dự chéo với nhau, giờ dự phải thực sự có chất lượng, phải đủ tiêu chuẩn - Hàng tháng tổ trưởng có kế hoạch kiểm tra thường xuyên hoặc định kì để kịp thời nắm bắt việc thực hiện của GV. 2. Đối với học sinh Trong giáo dục, việc đánh giá được tiến hành ở những cấp độ khác nhau, đối tượng, phương pháp cũng khác nhau và mục đích khác nhau. Nhưng nhìn chung mục đích của đánh giá thường là: Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh đối chiếu với yêu cầu của chương trình. Vì vậy, có thể thực hiện nhiều nguyên tắc đánh giá: - Kết hợp nhiều hình thức đánh giá: giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau, học sinh tự đánh giá. - Đánh giá trong nhiều thời điểm: thường xuyên, định kì, cuối kì - Kết hợp loại câu hỏi tự luận, trắc nghiệm. - Đánh giá không chỉ là cho điểm 2.1 Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá Lâu nay, trong trường Tiểu học chúng ta chỉ quen với hai loại đánh giá như sau: Kiểm tra thường xuyên: Chấm chữa bài hàng ngày, lấy điểm hàng tháng. Kiểm tra định kì: Giữa kì, cuối kì. Như vậy, rõ ràng chúng ta chỉ đánh giá được một phần nào thực lực của học sinh và độ chính xác không cao. Thiết nghĩ, người giáo viên cần có những hình thức đánh giá đa dạng hơn nhằm đánh giá thường xuyên những tiến bộ của học sinh trong mỗi giờ học tập. Tôi xin đưa ra một số hình thức kiểm tra, đánh giá nhằm kết hợp đan xen với các hình thức đánh giá truyền thống. Nếu chỉ nhìn học sinh từ một góc độ thì không bao giờ giáo viên có thể đánh giá chính xác việc học của học sinh. Do vậy, chúng ta cần sử dụng những thước đo đa dạng để xem xét những tiến bộ của học sinh từ nhiều góc độ. Như vậy, chúng ta sẽ có một bức tranh đầy đủ về việc học của học sinh, không bỏ sót những tiến bộ cũng như những sai sót của các em. Đó là giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau và học sinh tự đánh giá. * GV đánh giá học sinh: Có thể thực hiện điều này thông qua + Việc đánh giá trực tiếp, thường xuyên ( Chấm bài, thảo luận nhóm, kiểm tra miệng..) + Quan sát học sinh trong khi hoạt động học tập, thảo luận. + Nêu câu hỏi, đặt vấn đề yêu cầu HS thực hiện. * HS đánh giá lẫn nhau: + Đối với các bài kiểm tra định kì: HS đánh gía lẫn nhau thông qua việc trao đổi bài làm của mình với bạn. + Đối với thảo luận nhóm: Các thành viên trong nhóm đánh giá hoạt động, ý kiến của nhau và các nhóm đánh giá nhau khi trình bày kết quả thảo luận. * Học sinh tự đánh giá + Tự đánh giá bản thân là một hoạt động rất quan trọng bên cạnh việc học sinh đánh giá lẫn nhau. Khả năng tự đánh giá, giám sát bản thân thể hiện không chỉ năng lực tư duy mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm với công việc của chính mình. Hoạt động tự đánh giá xảy ra khi một học sinh nhận lại bài kiểm tra của mình từ giáo viên hoặc sau khi các em trao đổi bài viết với bạn. Khi đọc bài kiểm tra của bạn cùng với việc đọc những lời nhận xét của giáo viên và bạn cùng lớp về bài viết của mình, các em sẽ có sự tự đánh giá về mình. + Đối với hoạt động thảo luận nhóm, hoạt động tự đánh giá xảy ra ở hai cấp độ: mỗi cá nhân tự đánh giá và nhóm tự đánh giá hoạt động của nhóm. Khi một học sinh hoặc nhóm học sinh nghe bạn/nhóm bạn trình bày ý tưởng, học sinh/nhóm học sinh đó tự so sánh ý tưởng của mình với ý tưởng của bạn/nhóm bạn để đánh giá ai đúng, ai sai, từ đó tự điều chỉnh nhận thức của bản thân. Nhìn chung, sự phối hợp giữa các hình thức đánh giá trên sẽ cho giáo viên một cái nhìn tòan diện về các hoạt động của học sinh, từ đó có những đánh giá xác đáng. Tuy vậy, không phải tất cả các hoạt động đánh giá trên đều được quy thành điểm, trong một số trường hợp, những bảng đánh giá này nhằm vào mục đích giúp học sinh nhận thức rõ công việc của mình, ưu điểm, nhược điểm của bản thân để khắc phục. Đó là mục đích giáo dục cao nhất mà hoạt động đánh giá cần đạt được. 2.2 Biện pháp cụ thể - Sau mỗi bài học cần có sự khắc sâu giúp HS nắm chắc kiến thức trọng tâm của bài đó, qua đó sẽ biết phải học gì ở nhà. Nếu có thể nên ra trước câu hỏi. Không nên kiểm tra bất kì phần nào mình thích mà không nằm trong phần trọng tâm của bài học. - Vận dụng linh hoạt một số hình thức kiểm tra để kiểm tra miệng thực sự lôi cuốn toàn bộ HS trong lớp và đánh giá được nhiều HS nhất. Ngoài mục đích kiểm tra việc nắm kiến thức của các em, phải một lần nữa khắc sâu thêm kiến thức trọng tâm của bài cũ cho HS - Kiểm tra một HS nhưng yêu cầu cả lớp lắng nghe, sau đó gọi một số HS nhận xét phần trả lời của bạn trên bảng và GV cho điểm xứng đáng đối với phần nhận xét. Cách làm này sẽ lôi cuốn được HS cả lớp hăng hái lắng nghe, hăng hái phát biểu nhận xét để có điểm tốt và GV kiểm tra nhanh được nhiều HS, đồng thời củng cố khắc sâu được kiến thức cũ. - Kết hợp vấn đáp 1 HS với 1, 2 HS viết trên bảng ( làm bài tập ) - Trong quá trình dạy học GV nên đưa ra những câu hỏi có chất lượng yêu cầu HS phải dựa vào kiến thức cũ kết hợp với kiến thức mới để trả lời câu hỏi. GV kiểm tra phần chuẩn bị bài mới của HS (Như tìm hiểu về nội dung bài, nhân vật, sưu tầm tranh ảnh, đồ dùng…) và kịp thời có điểm thưởng để động viên các em. - Trong coi kiểm tra: Phải coi chặt chẽ, chính xác đảm bảo đánh giá khách quan công bằng - Trong chấm bài phải có phần nhận xét bài làm của HS. - Trả bài: Phải đúng thời hạn quy định và tranh thủ thời gian để chữa bài. IV. KẾT LUẬN Quá trình kiểm tra và đánh giá là quá trình thu thập và giải quyết kịp thời những hạn chế còn mắc phải và phát huy những thành tích đạt được. Đánh giá theo một quá trình: Đánh giá theo từng nội dung, từng bài học, từng loại bài, từng hoạt động giáo dục và đánh giá toàn diện theo mục tiêu giáo dục. Vì vậy mà việc kiểm tra đánh giá phải phù hợp với lứa tuổi, tâm lí, từng bộ môn. Không chỉ kiểm tra kiến thức mà còn phải chú trọng đến thái độ, kĩ năng nhận xét – đánh giá, phân biệt đúng sai, khả năng vận dụng và thực hành trong cuộc sống. Rất mong nhận đựơc sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn ! Đạ Rsal, ngày 25 tháng 04 năm 2011 Người viết ………………………..
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng