Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn giáo dục môi trường lớp học thân thiện, học sinh tích cực (lớp 4)...

Tài liệu Skkn giáo dục môi trường lớp học thân thiện, học sinh tích cực (lớp 4)

.DOC
13
2984
125

Mô tả:

1 I/ PHẦN MỞ ĐẦU: 1/ Đặt vấn đề: Trường học thân thiện phải là nơi mà mọi thành viên đều là bạn, là đồng chí, là anh em; giaó viên nêu cao tinh thần “càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu”; mọi hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, hấp dẫn mọi người, nhất là người học; trường học gắn bó mật thiết với địa phương, và có chất lượng giáo dục toàn diện với hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. “Thân thiện” là có tình cảm tốt, đối xử tử tế, và thân thiết với nhau. Bản thân khái niệm “thân thiện” đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý giữa thầy với trò và giữa trò với trò. Bởi nếu bất bình đẳng, mất dân chủ, vô cảm trong quan hệ giữa người với người thì đâu còn gì mà “thân” với “thiện”. “Thân thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và thiên chức của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử. Một bộ phận rất quan trọng của trường học thân thiện là lớp học thân thiện. Vậy lớp học thân thiện là lớp học như thế nào? Theo tôi lớp học thân thiện là lớp học mà nơi đó như là một ngôi nhà thứ 2 của các emđang học trong lớp, hằng ngày phải sống, học tập và làm việc với nhau như người một nhà. Tình cảm thầy trò, tình cảm giữa các bạn cùng lớp thật sự gắn kết, thương yêu đùm bọc, giúp nhau cùng học tập và tiến bộ. Lớp học thân thiện là lớp học không còn khoảng cách quá lớn giữa thầy trò, người thầy thật sự thương yêu, đùm bọc, hiểu và gần gũi động viên quan tâm đúng mực với mọi học sinh. Nơi đó các em sẵn sàng san sẻ những khó khăn vướng mắt trong học tập và vui chơi, là nơi chứa đầy sự ham thích không thể thiếu hằng ngày. Tóm lại: Với môi trường học tập như thế thì lớp học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai cuốn hút các em đến lớp để gặp gỡ thầy cô , bạn bè . Từ đó sẽ tạo chất lượng học tập không ngừng vươn lên SKKN_2009 2 2/ Cơ sở lí luận: Trường học thân thiện là mô hình trường do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng từ những thập kỷ cuối của thế kỷ trước, và đã được triển khai có kết quả tốt ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, phối hợp với UNICEF, Bộ đã làm thí điểm nhiều năm nay ở 50 trường tiểu học và THCS (trong đó có một số trường ở TP.HCM). Từ kết quả thí điểm, Bộ chủ trương tiến hành đại trà trong năm học 2008 - 2009 ở tất cả các trường tiểu học và THCS trong toàn quốc. Mới đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã phát động trong toàn ngành, trước hết là các trường tiểu học và THCS, cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, ngay từ đầu năm học 2008-2009 PGD và nhà trường đã triển khai trong toàn ngành và bản thân tôi qua một số lần hội thảo về đề tài này tôi nhận thấy được vai trò quan trọng của nội dung xây dựng trường học thân thiện này . Do đó tôi quyết tâm cần phải làm được những việc trước mắt đó là tạo điều kiện môi trường học thân thiện và học sinh tích cực trong lớp mình. Việc xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực là một việc làm khá lớn nó đòi hỏi mọi lực lượng xã hội phải quan tâm và tham gia , đòi hỏi cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo phục vụ tốt cho việc dạy và học . Không thể một sớm một chiều mà nhà trường họăc địa phương có thể đáp ứng được . Do đó trước mắt, với điều kiện cho phép của nhà trường, của lớp học bản thân tôi chỉ tập trung nghiên cứu đề tài trong phạm vi nhỏ đó là “Giáo dục môi trường lớp học thân thiện, học sinh tích cực” và đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 4/A của Trường TH Nguyễn Văn Bổng mà tôi đang phụ trách. 3/ Cơ sở thực tiễn: Qua thực tế cho thấy những năm học trước đây . việc chỉ đạo ĐMPP dạy học của ngành cũng đã thể hiện không ít những nội dung của môi trường lớp học thân thiện học sinh tích cực, tuy nhiên về nhận thức đại đa số đội ngũ GV đứng lớp chưa được quan tâm đúng mức, nhiều thầy cô chưa thể hiện rõ vai trò chủ đạo của người thầy , chưa phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh, phương pháp dạy học còn thô cứng thầy nói trò nghe, thầy bảo trò làm…Người thầy chưa chú trọng vai trò chủ đạo của mình , chưa đặt nặng việc khai thác, tính SKKN_2009 3 chủ động tích cực của học sinh làm mất đi tính năng động sáng tạo của học sinh. Bên cạnh đó HS ít có được cơ hội gần gũi thân thiện với người thầy, khoảng cách giừa thầy trò còn quá lớn “ Thầy là bề trên, trò là bề dưới” . Những điều chưa hiểu, chưa biết các em không dám thổ lộ , từ đó lỗ hổng kiến thức ngày càng rộng. Một vấn đề nữa cũng rất quan trọng chưa được khắc phục đó là trong tất cả các giờ học , buổi học các em chỉ có học và học , chưa có cơ hội vừa học vừa chơi từ đó làm cho các em buồn chán khi đến lớp nhất là những em học chưa được tốt dễ dẫn đến tình trạng nhàm chán. II/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung “Lớp học thân thiện , học sinh tích cực là rất mới. đa số thầy cô chưa tiếp cận, chưa có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của nó, do đó để xây dựng môi trường lớp học thân thiện, học sinh tích cực bản thân tôi nêu ra một số giải pháp sau: 1/ Tìm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của trường học thân thiện , học sinh tích cực Để xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, trước hết mỗi thầy cô giáo chúng ta phải tìm hiểu nắm bắt được nội dung trường học thân thiện học sinh tích cực là như thế nào, phải hình dung được thế nào là trường học thân thiện học sinh tích cực. Để từ đó nhận thức đầy đủ về vai trò nhiệm vụ của mình để góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Qua đó, trước mắt phải xây dựng được “ Môi trường lớp học thân thiện , học sinh tích cực” là nhiệm vụ mà mỗi giáo viên được nhà trường giao cho và phải phấn đấu suốt cả năm học để hoàn thành nhiệm vụ. Vậy theo tôi, để đội ngũ tiếp cận và sớm nhận ra được mô hình trường học thân thiện học sinh tích cực, về phía lãnh đạo ngành , nhà trường cần có những buổi hội thảo để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm xoay quanh nội dung này. Bên cạnh đó bản thân của mỗi giáo viên cũng phải tự nỗ lực tìm hiểu thâm nhập thông qua các bài viết , các bài báo cáo về phương pháp dạy học tích cực trên báo chí hoặc trên các trang web…Có như vậy mỗi chúng ta mới tiếp cận được SKKN_2009 4 với mô hình trường học thân thiện học sinh tích cực và càng thấy rõ hơn vai trò nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện vai trò của người thầy khi đứng lớp. Đối với bản thân tôi cũng sớm nhận ra mô hình trường học thân thiện học sinh tích cực do đó đã tự vạch cho mình mục tiêu xây dựng một môi trường lớp học thân thiện học sinh tích cực tại lớp mình đang trực tiếp giảng dạy. Trong mô hình hình này tôi đã hình dung rõ hình ảnh của người thầy phải như thế nào, cần thay đổi cách thức tổ chức dạy học, quan hệ đối xử trong lớp học như thế nào thì mới thật sự thân thiện để giúp các em có môi trường học tập thuận lợi và hiệu quả. 2/ Tăng cường củng cố vai trò chủ đạo của người thầy : Trong những năm học qua, việc chỉ đạo ĐMPPDH của ngành đã có tác động tích cực đến việc đầu tư cải tiến trong soạn giảng, phương pháp dạy học có nhiều cải tiến và dần dần đẩy lùi lối dạy học thụ động trước đây, lớp học có phần sôi động, học sinh đã làm chủ được các hoạt động học tập của mình. Tuy nhiên hiện nay nhiều thầy cô vẫn chưa dám mạnh dạn trong việc ĐMPP hoặc hiểu chưa đúng về ĐMPP do đó việc vận dụng còn lúng túng không phù hợp. Một bộ phận thầy cô còn duy trì quan niệm rằng thầy là “người trên” và học trò là “người dưới”. Quan niệm này đã dẫn đến sự xa cách trong quan hệ thầy trò. Học trò rất ít khi dám tranh luận với thầy cô vì sợ thầy cô phật ý. Các thầy thường ít khi dám thừa nhận mình sai hay nhầm lẫn vì sợ học sinh đánh giá. Do đó, họ thường có thái độ áp đặt và chủ quan với học trò. Kiến thức từ sách giáo khoa được người thầy “độc quyền” truyền đạt cho học trò. Kiến thức của trò phụ thuộc vào kiến thức của thầy và học trò luôn là người lĩnh hội tri thức thụ động. Phương pháp giảng dạy này đã dẫn đến lối dạy “Thầy đọc-trò chép” và lối học “thuộc lòng những gì thầy đọc cho chép”. Đây là phương pháp giảng dạy mang lại sự nhàm chán cho người học vì nó đã tạo nên thói quen thụ động, trông chờ, sức ỳ của học sinh trong tiếp thu kiến thức càng lớn và sẽ ảnh hưởng nhiều đến tính năng động, sáng tạo trong cuộc sống sau này của các em. Các thầy cô hiện nay rất khó có thể trở thành người bạn tin cậy để học sinh có thể chia sẻ mọi vấn đề vì giữa họ và học sinh luôn có khoảng cách về tuổi tác và tri thức như vậy. Như vậy để ĐMPPDH, để xây dựng môi trường lớp học thân thiện học sinh tích cực thì vai trò chủ đạo của người thầy phải như thế nào(?) và làm thế nào để người thầy thể hiện được vai trò đó(?) Trước hết phải tận tâm trong giảng dạy và giáo dục các em. Muốn vậy, hãy mạnh dạn chuyển lối dạy cũ thụ động “thầy đọc, trò chép”, “thầy giảng, trò nghe” sang lối dạy “thầy tổ chức, trò hoạt động”, “thầy chủ đạo, trò chủ động”, SKKN_2009 5 “thầy trò tương tác” với quan điểm “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” và “dạy học cá thể”. Có vậy mới phát huy được tính tự giác, tích cực học tập của các em, mới thực hiện được việc quan tâm đến từng em học sinh, nhất là đối với các em có hoàn cảnh khó khăn, các em học sinh “cá biệt”. Để làm điều đó thì cái vốn cần có trước hết của người thầy là cái tâm và kiến thức nghề nghiệp. Bởi lẽ, không có cái tâm thì người thầy khó có thể thực hiện chức năng của một nhà giáo mà nhất là một nhà giáo trong môi trường lớp học thân thiện; Bên cạnh đó người thầy phải trau giồi kiến thức nghề nghiệp thật vững vàng thì mới nói đến ĐMPP, mớí có thể thể hiện được vai trò “chủ đạo” của thầy và biết trong một tiết học thầy chỉ nói những vấn đề gì, làm việc gì(?), không làm những việc làm của học sinh phải làm! Việc thay đổi phương pháp giảng dạy theo đường hướng “Lấy người học làm trung tâm” giúp các thầy cô có được mối quan hệ thân thiện với học sinh vì học sinh được xem là nhân vật trung tâm của quá trình giáo dục. Các em được tôn trọng và được tự do bày tỏ ý kiến cá nhân mình. Mối quan hệ thầy trò sẽ gần gũi hơn, thoải mái hơn. Người thầy cần học cách lắng nghe ý kiến của học sinh và biết chấp nhận những ý kiến “đối lập” và cũng có thể hoàn thiện kiến thức thêm nhờ tranh luận với học trò. Người thầy có thể lấy ý kiến đánh giá của học trò thông qua các phiếu điều tra không ghi tên để không ngừng tự hoàn thiện mình. Phương pháp giảng dạy theo đường hướng “Lấy người học làm trung tâm” thực sự là phương pháp giảng dạy “thân thiện” với người học vì người ta quan niệm người thầy chỉ là người tổ chức và trợ giúp hoạt động tiếp thu kiến thức cho học trò. Người thầy chỉ đóng vai trò là người gợi mở và bổ sung thêm những điều các em chưa biết, chưa rõ và hiểu chưa đúng mà thôi. Học trò thực sự là nhân vật trung tâm trên lớp học. Họ có thể lựa chọn kiến thức và phương pháp học phù hợp với mình. Người thầy là người nêu vấn đề và cùng học trò tranh luận cho tới khi học trò hiểu thấu đáo vấn đề đó. Học sinh có thể được thầy cô bộ môn giao cho các bài tập làm chung theo nhóm để các em có cơ hội cùng nhau chia sẻ và đóng góp kiến thức của cá nhân mình cho nhóm. Trong quá trình thực hiện chuyên đề về vai trò chủ đạo của người thầy trên tiết học Toán, bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: +Người thầy phải luôn tự trau giồi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có bề giàu kiến thức vững vàng. +Người thầy phải giúp cho các em có một kinh nghiệm tự học, tự nghiên cứu. SKKN_2009 6 +Luôn tự sắm vai mình là một học sinh trong lớp để hiểu các em muốn gì ở thầy, các em cần học những gì, học như thế nào? … để từ đó người thầy mới có thể tự trang bị “số vốn cần thiết đáp ứng được cho tiết học thân thiện. +Luôn luôn có ý thức về dạy học thân thiện để hạn chế những căng thẳng về tâm lí của các em trong mọi tiết học, nhất là đối với môn Toán và những tiết học về cuối buổi cuối ngày. +Cố gắng tạo được “sân chơi” để học theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học”. 3/ Tạo môi trường học tập thân thiện tích cực cho HS: Trong chỉ đạo của ngành về tổ chức hoạt động tự học trong giảng dạy ở những năm qua như hoạt động nhóm, phiếu học tập, các trò chơi cũng cố kiến thức, … cũng đã định hướng phần nào hình thức dạy học thân thiện học sinh tích cực. Tuy nhiên việc áp dụng nơi này nơi khác chưa đồng bộ chưa hiệu quả, thậm chí ở một vài trường hợp rất hình thức, gây mất thời gian và không mang tính sư phạm. Do đó để tổ chức cho học sinh chủ động học tập tích cực chúng ta cần vận dụng việc ĐMPPDH vào bài dạy một cách phù hợp, cải tiến lề lối dạy học theo phương châm “Cái cần dạy cho HS chính là phương pháp học tập”, trong đó chỉ cần nắm những kiến thức cơ bản nhất và biết rằng khi cần phải lấy những kiến thức bổ sung thuộc lĩnh vực đó ở đâu. Đừng làm các em mệt mỏi vì gánh nặng bài vở đến mức sợ tới trường”. Phải nhận thức đầy đủ là người thầy chỉ đóng vai trò khuyến khích HS để các em quan sát từ thực tế, thảo luận với nhau rồi cùng rút ra kết luận cuối cùng. HS sẽ hiểu trên lớp phần kiến thức cơ bản, bài tập khó tôi không bắt buộc HS làm, tôi chỉ khuyên HS xem lại để vững thêm kiến thức. Điều tôi yêu cầu HS cần phải có khi học môn này là trước mỗi bài tập, HS cần chỉ ra được hướng giải quyết. Có được hướng giải quyết cùng với hướng dẫn của giáo viên, HS sẽ không cảm thấy nặng nề với môn học” Để HS chủ động giao lưu học hỏi với nhau thì tôi tổ chức cho HS chất vấn cùng nhau….Từ đó HS có thể tìm ra chỗ khó để cùng nhau trao đổi …còn người thầy chỉ là người trung gian giúp các em giải quyết những vấn đề mà các em chưa tự giải quyết được. Người thầy cũng có thể nêu trước vấn đề và cho học trò về nhà tự nghiên cứu từ sách giáo khoa và sách tham khảo khác về vấn đề đó để đến buổi học trên lớp sau đó học trò thảo luận và tranh luận với nhau trong cặp và trong nhóm. Việc tranh luận đó sẽ giúp các em hiểu sâu hơn và nhớ nhanh hơn vì các em được tiếp SKKN_2009 7 thu kiến thức một cách chủ động, thoải mái. Phương pháp giảng dạy này đã tạo nên nhu cầu tự học tự nghiên cứu bên ngoài lớp học và rèn luyện cho người học thói quen đào sâu suy nghĩ về một vấn đề nào đó. Dần dần học trò sẽ hình thành thói quen suy nghĩ một cách chủ động, độc lập sáng tạo và biết chia sẻ những suy nghĩ của mình với người khác. Chẳng hạn khi dạy bài tập sau: Bài tập 1/104 Toán 4: Tính diện tích mỗi hình bình hành sau: 5cm 9cm 4cm 9cm 13cm 7cm Tôi giao nhiệm vụ cho các em là hãy nghiên cứu nội dung đề bài và để giúp các bạn giải được bài này thì các em sẽ yêu cầu các bạn mình phải biết được những điều gì ? Hãy tự đặt câu hỏi cho các bạn trả lời để giải được bài này! Như thế sau thời gian suy nghĩ tôi sẽ cho hai HS đứng lên và yêu một em hỏi một em trả lời. Có thể nội dung câu hỏi là: -Công thức tính diện tích hình bình hành ? -Đối với mỗi hình nêu độ dài đáy, chiều cao ? -Đơn vị đo như thế nào ? …. Sau khi cho các em tự chất vấn khai thác đề bài với sự điều hành lều lái của thầy giáo xong tôi tiến hành hệ thống lại những nội dung kiến thức cần thiết phục vụ cho việc giải bài tập mà các em phải nắm tôi mới cho tiến hành tổ chức các hình thức hoạt động hoàn thiện bài giải phù hợp với mức độ yêu cầu của lớp học (Đối với mức độ của bài tập này có thể cho các em hoạt động cá nhân). Với việc chọn ra phương án tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp đối tượng, phù hợp nội dung yêu cầu giúp cho tiết học diễn ra khá nhẹ nhàng: GV ung dung, chủ động điều hành lớp chứ không quá vất vả cập rập đến mức “đổ mồ hôi”; còn HS có cơ hội chủ động, tích cực thâm nhập kiến thức, cảm thấy tiết học khá nhẹ nhàng chứ không quá căng thẳng và chỉ ngồi nghe GV thuyết giảng đến “mệt mỏi”. Phương pháp giảng dạy theo đường hướng “Lấy người học làm trung tâm” thực sự là phương pháp giảng dạy “thân thiện” với người học vì người ta quan niệm người thầy chỉ là người tổ chức và trợ giúp hoạt động tiếp thu kiến thức SKKN_2009 8 cho học trò. Người thầy chỉ đóng vai trò là người gợi mở và bổ sung thêm những điều các em chưa biết, chưa rõ và hiểu chưa đúng mà thôi. Học trò thực sự là nhân vật trung tâm trên lớp học. Họ có thể lựa chọn kiến thức và phương pháp học phù hợp với mình. Người thầy là người nêu vấn đề và cùng học trò tranh luận cho tới khi học trò hiểu thấu đáo vấn đề đó. Học sinh có thể được thầy cô bộ môn giao cho các bài tập làm chung theo nhóm để các em có cơ hội cùng nhau chia sẻ và đóng góp kiến thức của cá nhân mình cho nhóm. Qua đó các em có được các cơ hội là: *Tập trung nghiên cứu vấn đề mà người thầy đặt ra *Tự khám phá và giải quyết được những vấn đề mà thầy giao. *Có môi trường giao lưu học hỏi lần nhau , tạo sự gắn kết tình bạn , tình thầy trò trong lớp học, các em thật sự được tự học, tự hỏi , khoảng cách thầy trò rút ngắn lại. Từ đó giúp được nhiều HS nhất là những em yếu tự tin trong học tập hơn. 4. Tổ chức đánh giá hoạt động tự học của HS : Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi các em thì rất thích được nhiều người khen và động viêndo đó trong các hoạt động tự học, hoạt động vui chơi tại lớp nếu được động viên khuyến khích kịp thời thì tinh thần tham gia của các em sẽ càng cao và hiệu quả. Đây là việc làm thường xuyên mà các thầy cô giáo đều thực hiện. Tuy nhiên trong đề tài này tôi vẫn muốn nêu lại để nhấn mạnh tầm quan trọng và tính thiết thực của nó. Để khuyến khích động viên các hoạt động tự học tôi tiến hành một số hình thức sau: Vào các tiết hoạt động tập thể cuối tuần tôi dành thời gian cho các em tự đánh giá về tinh thần thái độ ở các hoạt động theo từng nhóm (tổ) rồi trong nhóm căn cứ vào đó để đánh giá xếp loại từng bạn, bình chọn những bạn xuất sắc nhất trong tổ đề nghị cô và tập thể lớp tuyên dương. Với kết quả đó, tôi đưa ra các mức thưởng cho cá nhân, tập thể tổ để động viên khuyến khích . Việc tổ chức đánh giá này giúp mỗi hs trong lớp đều có ý thức tự chủ , tự đánh giá xây dựng lẫn nhau và rút ra cho mình tinh thần trách nhiệm đối với bản thân cũng như tập thể nhóm (tổ) mình trong việc thi đua các hoạt động của lớp. 5.Tổ chức cho hs cùng tham gia trang trí lớp học: Trong những năm qua trong lớp học của các em chỉ trang trí sơ sài như các câu châm ngôn, tục ngữ hoặc các giấy khen của tập thể lớp …, vì thế không khí lớp học chẳng có gì thu hút các em. Chính vì thế mà tôi cho các em cùng nhau trang trí lớp học để các em càng thêm yêu thích phòng học của mình hơn, xem phòng học chính là ngôi nhà thứ hai của mình . SKKN_2009 9 Để làm được như vậy tôi vận động hs quyên góp các sản phẩm vật dụng trang trí có ở gia đình mình để mang đến trang trí lớp . Đối với mỗi vật dụng đó tôi cho ghi lời chú thích vào vật dụng và sắp xếp trang trí một cách phù hợp vào các vị trí của lớp.Ngoài ra để kích thích tinh thần thi đua sưu tầm sản phẩm trang trí cho lớp tôi bố trí các sản phẩm theo đơn vị tổ. Qua đó hằng ngày các em biết được tổ nào làm tốt hơn và từ đó các em sẽ động viên nhau tích cực chăm lo khu vực trang trí của mình hơn! Qua thời gian tổ chức huy động các em tham gia trang trí lớp đến nay ngoài những các vật trang trí theo qui định chung của nhà trường lớp tôi còn có rất nhiều mẫu vật trang trí rất đẹp. Hằng ngày các em rất thích nhìn những vật mà chính tay mình trang trí và hình ảnh phòng học thật sự gắn bó với tình cảm và tinh thần trách nhiệm của từng em với tập thể lớp nhiều hơn và chắc chắn rằng nếu không đến lớp một vài ngày thì các em sẽ thấy nhớ cô, nhớ bạn , nhớ lớp học của mình. Học sinh phải ngồi trong lớp cả ngày và trong cả năm trời thì tránh sao khỏi nhàm chán nếu phòng học ngày nào cũng như ngày ấy. Học sinh cần được khuyến khích tự tạo ra môi trường học tập trong lớp theo sở thích của các em. Hãy để các em trang trí lớp học bằng tranh ảnh hay các vật trang trí khác để lớp học thật gần gũi và ấm cúng như là góc học tập ở nhà của các em để tạo thêm hứng thú học tập cho các em. Hãy để các em tự nêu ra khẩu hiệu học tập và rèn luyện cho chính các em. SKKN_2009 10 III.KẾT LUẬN 1/Kết quả nghiên cứu: Điều các em cần là môi trường học tập thân thiện, phương pháp học tập và phương pháp giảng dạy thân thiện, các mối quan hệ thân thiện và những sự phục vụ thân thiện của nhà trường. Có như vậy các em mới thấy thật sự thoải mái và yêu mến trường như nhà của mình. Mỗi khi xa trường một ngày các em chỉ mong chóng trở lại trường. Học sinh sẽ gắn bó với trường học và mỗi ngày đến trường mới thực sự là một ngày vui của các em. Do đó với việc khai thác vận dụng những giải pháp nêu trên đã dẫn đến sự thành công của tôi trong rất nhiều tiết dạy học. Mặc dù có sự chênh lệch rất nhiều về tuổi tác với HS, nhưng bằng kinh nghiệm của các năm trong nghề, bằng lòng yêu nghề mến trẻ, bằng việc tiếp thu vận dụng phương pháp dạy học thân thiện, phần lớn các tiết học ở lớp mà tôi đang trực tiếp giảng dạy có một môi trường khá thân thiện, trò quí trọng cô và ngược lại cô thương yêu, gần gũi và quan tâm đến trò . Đến nay cho dù vẫn còn vài em còn yếu nhưng các em không có cảm giác “ngao ngán”, ngay cả là tiết học cuối buổi, vừa đói, vừa mệt nhưng các em vẫn tích cực và tiếp nhận nội dung kiến thức một cách vui vẻ, không thấy chán ngán hay nặng nề. Không có hiện tượng HS bỏ học trốn tiết, hoặc nghỉ học không có lí do chính đáng như những lớp khác. Việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp cũng được các em rất quan tâm, không khí lớp học luôn sôi động, chủ động tích cực tham gia xây dựng bài. Do đó, những khuôn mặt khó day, khó bảo, học yếu ở các năm học trước thì trong học kì một vừa qua đã có nhiều chuyển biến: ngoan, biết vâng lời, kết quả học tập vươn lên rõ rệt. Cụ thể ở HKI vừa qua loại Giỏi là 5 em chiếm tỉ lệ 20%, loại Khá 14 em chiểm tỉ lệ 56%, chỉ có 1 yếu chiếm tỉ lệ 4%; Trong khi ở lớp 3 cùng kì năm học trước là loại Giỏi là 2 em chiếm tỉ lệ 8%, loại Khá 10 em chiểm tỉ lệ 40%, loại yếu chiếm tỉ lệ 12%; 2/Mở rộng đề tài: Những việc làm trên đây tôi đã vận dụng vào các tiết học ở lớp mà tôi đang giảng dạy, tuy nhiên nó cũng rất cần và có thể áp dụng cho mọi môn học ở mọi cấp học. Do đó tôi cũng rất mong các đồng nghiệp nên thực hiện để cùng rút SKKN_2009 11 ra thêm nhiều bài học để từ đó tạo cho các em một môi trường học tập thân thiện, hạn chế trước hết gánh nặng về tâm lí để phải lựa chọn thích học môn này không thích học môn kia! 3/Bài học kinh nghiệm: Trong quá trình thực hiện nội dung đề tài này, để thực hiện được những tiết học thân thiện học sinh tích cực, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau: +Phải hình dung được mô hình trường học thân thiện học sinh tích cực. Qua đó nhận biết rõ về vai trò và trách nhiệm của người thầy, trong mỗi tiết dạy phải phân định rõ việc của thầy, việc của trò. Phải tạo cho HS tư thế luôn luôn chủ động tích cực học tập, nghiên cứu bài. Thầy không làm thay những việc thuộc phần việc của trò vì như vậy sẽ làm thủ tiêu vai trò chủ động tích cực của trò. +Luôn trau dồi bề dày kiến thức bộ môn và năng lực dạy học, có như vậy mới mạnh dạn thực hiện ĐMPPDH, mới biết và mạnh dạn thực hiện là chỉ nên dạy cho HS những gì trên lớp, nội dung nào phải đi sâu, luyện kĩ, nội dung nào cần lược bỏ, … +Đầu tư soạn giảng và thường xuyên tạo được môi trường vừa học vừa chơi, nhất là những tiết học càng về cuối buổi cuối ngày. +Phải tận tuỵ với mọi đối tượng; gần gũi, quan tâm động viên kịp thời khi các em gặp khó khăn. Tuyệt đối không có biểu hiện mạt sát hoặc chê bai khi các em chưa thực hiện được các yêu cầu của thầy giáo. Công bằng trong đánh giá và đánh giá đầy đủ những cống hiến của các em với nhóm, với lớp. 4/Đề nghị: a)Nhà trường cần phổ biến sâu rộng và quán triệt cho đội ngũ CB-GV hiểu sâu sắc mô hình trường học thân thiện học sinh tích cực, sưu tầm giới thiệu cho đội ngũ các bài viết về ĐMPP, về các nội dung liên quan đến trường học thân thiện trên các trang Web. b)Trong điều kiện cho phép, nhà trường cần đẩy mạnh thực hiện các nội dung của mô hình trường học thân thiện học sinh tích cực để cho tất cả học sinh và giáo viên tham gia, từ đó làm quen và có ý thức thực hiện nội dung này c)Nhà trường cần có chiến lược đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với nội dung trường học thân thiện học sinh tích cực. SKKN_2009 12 d)Các tổ chức Đoàn Đội cần đẩy mạnh phong trào trang trí làm đẹp lớp học và dần dần biến lớp học trở thành ngôi nhà thứ hai của mình. Tháng 12/2008 MỤC LỤC PHẦN I/Mở đầu: NỘI DUNG TRANG 1.Đặt vấn đề 2.Cơ sở lí luận 3.Cơ sở thực tiễn 1 2 2 1.Tìm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của trường học thân thiện, học sinh tích cực. 2.Tăng cường củng cố vai trò chủ đạo của người thầy. 3.Tạo môi trường học tập thân thiện tích cực cho học sinh. 4.Tổ chức đánh giá hoạt động tự học của học sinh. 5.Tổ chức cho học sinh cùng tham gia trang trí lớp học. 3 1.Kết quả nghiên cứu. 2.Mở rộng đề tài. 3.Bài học kinh nghiệm. 4.Đề nghị 9 9 10 10 II/Nội dung nghiên cứu: 3-5 5-7 7 7-8 III/Kết luận: SKKN_2009 13 SKKN_2009
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng