Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào dạy học môn địa lý tr...

Tài liệu Skkn giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào dạy học môn địa lý trường thpt

.PDF
20
162
140

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lời mở đầu. Năm học 2010 – 2011 là năm học thực hiện chủ đề :“Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Do vậy để vận dụng được phương pháp mới thì nội dung cũng như phương pháp giảng dạy cũng phải đổi mới. Địa lý là một môn khoa học vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính xã hội, mở ra trong các em một thế giới khoa học; hơn nữa toàn bộ chương trình Địa lý THPT nghiên cứu vào các vấn đề về tự nhiên, KTXH... rất phong phú và đa dạng gần gũi với cuộc sống thực tế của chúng ta, nên phương pháp dạy học môn Địa lý được xây dựng theo quan điểm chủ đề và đề cao các phương pháp dạy học tích cực của học sinh. Trong quá trình dạy học môn Địa lý tôi luôn chú trọng vào việc tích hợp kỹ năng sống bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng có hiệu quả. Kỹ năng này thường được dạy học kết hợp trong các bài học Địa lý cũng như kết hợp với các môn học khác như: Sinh học, Vật lý, Công nghệ.... Qua gần 5 năm giảng dạy chương trình SGK đổi mới của BGDĐT và quá trình dự giờ rút kinh nghiệm các đồng nghiệp tôi cảm thấy môn Địa lý là một môn khoa học có thể dạy học tích hợp cho các em các kỹ năng bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng trong nhà trường, gia đình và xã hội có hiệu quả là một yếu tố rất quan trọng trong chương trình dạy học. Hơn nữa với học sinh trường THPT Như Thanh nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy môn Địa lý, tôi thấy ý thức học sinh của tôi còn hạn chế về việc vận dụng kiến thức khoa học vào việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng như bảo vệ môi trường. Chính vì những lý do trên và đối với đặc thù học sinh của trường, tôi đã mạnh dạn ứng dụng “Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào dạy-học môn Địa lý trường THPT Như Thanh”, là một vấn đề rất cần thiết, mong muốn với phương pháp này, sẽ đóng góp một phần quan trọng nhằm thực hiện chủ trương sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả của Quốc Hội khoá XII đã đề ra. Để thực hiện được giải pháp dạy học kiến thức kết hợp với lồng ghép Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì yêu cầu đặt ra là mỗi giáo viên và mỗi em học sinh cần phải nắm kỹ các kiến thức cơ bản của môn học từ đó biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày. 2. Mục đích nghiên cứu. 1 Nhằm đổi mới phương pháp, gây hứng thú học tập, phát triển tư duy và biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, hình thành cho các em ý thức biết sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sống. Góp phần nhỏ bé vào chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo CV số 50/2010 QH12 ngày 28/6/2010 của Quốc Hội. Chương trình được thực hiện từ năm 2006 đến năm 2015, chia làm 2 giai đoạn: Mục tiêu của chương trình là tiết kiệm từ 3% đến 5% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn 2006-2010 và từ 5% đến 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn 2011-2015 so với dự báo hiện nay về phát triển năng lượng và phát triển kinh tế - xã hội theo phương án phát triển bình thường. Tuyên truyền cho những người xung quanh mình cũng cần phải có ý thức trong việc sử dụng nguồn năng lượng. 3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu. 3.1 Nhiệm vụ - Nhằm nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và hành vi đúng đắn cho học sinh trong việc sử dụng NLTK&HQ. - Thực hành tiết kiệm tài nguyên và năng lượng. - Có khả năng tìm hiểu các phương tiện sử dụng tiết kiệm điện, xăng, dầu... - Tham gia tích cực vào các hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề về khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. 3.2 Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu sách giáo khoa, nghiên cứu các tài liệu có liên quan. - Trao đổi kinh nghiệm, học hỏi các đồng nghiệp... - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Học sinh một số lớp 10 và 11 trường THPT Như Thanh – Thanh Hoá. 5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. 2 Việc kết hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ thông qua môn học không những giúp học sinh hiểu sâu thêm, hiểu rộng hơn kiến thức cơ bản của bài học, mà còn giúp học sinh có thêm những hiểu biết thực tế những vấn đề về nguồn năng lượng hiện nay. Như vậy việc làm của giáo viên đã đạt được 2 mục đích giáo dục: Giáo dục môn học và giáo dục sử dụng NLTK&HQ. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1.1 Thực trạng học sinh. Nhìn chung, còn rất ít học sinh ham học môn Địa lý, tuy nhiên việc vận dụng kiến thức Địa lý vào trong cuộc sống thực tế để tích hợp với các môn khoa học khác để sử dụng tiết kiệm năng lượng có hiệu quả đối với học sinh trường THPT Như Thanh còn rất khó khăn. Trong quá trình lên lớp thiết kế hoạt động phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức tích hợp của học sinh của trường THPT Như Thanh, tôi nhận định hầu hết các em học sinh còn gặp nhiều khó khăn khi rèn luyện kỹ năng này. Cụ thể: Trình độ nhận thức, khả năng tiếp thu và khả năng vận dụng kiến thức không đều, một số học sinh còn chây lười chưa tập trung chú ý, chưa tích cực trong giờ học. Vấn đề khó khăn về kiến thức cộng thêm ý tưởng nghèo nàn dẫn đến các em luôn rụt rè thiếu tự tin khi lấy ví dụ. Học sinh chưa thực sự bị lôi cuốn và hào hứng với phương pháp thiết kế bài dạy tích hợp của giáo viên cũng như các ĐDDH mà giáo viên sử dụng trong tiết đó. Với những nguyên nhân trên đã dẫn đến việc dạy học theo kiểu tích hợp về vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả chưa đạt được kết quả như mong muốn. Thực tế là tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh lớp 11B1 qua việc kiểm tra vấn đáp hiểu biết của em về việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng có hiệu quả năm học 2010 – 2011 và thu được kết quả như sau: - 25 học sinh có ý thức cao về việc “sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả” - 15 học sinh chưa có ý thức về việc “sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả” - 12 học sinh còn phân vân... Qua kết quả khảo sát trên cho thấy học sinh một số lớp trường THPT Như Thanh ý thức về “sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả” trong nhà trường còn hạn 3 chế vì thế tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp dạy học tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả trong dạy học môn Địa lý ở một số lớp. 1.2 Thực trạng giáo viên giáo viên: Qua thực tế giảng dạy tại trường THPT Như Thanh, tôi nhận thấy mình còn tồn tại những khó khăn trong việc dạy học tích hợp với vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả: Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Bản thân tôi không ngừng học hỏi nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, tuy nhiên việc trao đổi học hỏi kinh nghiệm giảng dạy chưa đạt hiệu quả cao. Một số giáo viên còn trẻ chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy nhiều, hơn nữa kiến thức của một số giáo viên còn hạn chế chưa thể thấu hiểu rộng rãi nên chưa thể tích hợp được nhiều môn học liên quan đến vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả.. Một số giáo viên trong quá trình giảng dạy còn ít lấy các ví dụ cụ thể liên hệ vào trong cuộc sống hằng ngày, gần gũi với môi trường sống, gần gũi với các dạng năng lượng mà chúng ta đã và đang sử dụng hàng ngày. Ở trường, tôi chưa mạnh dạn đề xuất các tổ chức, các chương trình ngoại khóa về vấn đề bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng. Đồng thời, qua thực tế dự giờ, trao đổi giữa các đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc tổ chức học sinh hoạt động nhóm vận dụng tích hợp kiến thức Địa lý vào các môn khoa học khác chưa thực hiện được và đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến hiệu quả học tập theo hướng tích hợp của môn Địa lý nói riêng và các môn khoa học khác nói chung. Đứng trước thực trạng của giáo viên và học sinh đã nêu ra ở trên, làm thế nào để giúp học sinh luyện tập kỹ năng vận dụng kiến thức Địa lý vào đời sống đó là yêu cầu đặt ra cho chính bản thân tôi cũng như các giáo viên giảng dạy môn Địa lý tại trường. Là giáo viên giảng dạy môn Địa lý nhiều năm, tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp dạy học tích hợp “Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” với nội dung các giải pháp như sau: 2. Các giải pháp thực hiện: Trong chương trình Địa lí THPT có nhiều kiến thức giáo dục sử dụng NLTK&HQ được tích hợp trong kiến thức địa lí. Có được những kiến thức này phải trên cơ sở GV quan tâm, lưu ý đến việc kết hợp, bổ sung, thêm vào một cách linh hoạt, khéo léo những kiến thức sử dụng NLTK&HQ. Kiến thức sử dụng NLTK&HQ ở đây 4 thường liên quan đến những hậu quả của việc khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên, phát triển dân số, phát triển kinh tế,... Hoặc những đường lối chính sách, biện pháp của các thời kì khác nhau đến việc sử dụng NLTK&HQ. 2.1Giải pháp thứ nhất: Kiến thức cơ bản trong 1 tiết học là quá dài nên thời lượng tích hợp chỉ có thể từ 3-5 phút/ 1tiết học. Nên tôi sẽ phân bố đều trong các tiết học của chương trình với nội dung tích hợp lần lượt là: - Vai trò của các nguồn năng lượng - Hiện trạng của nguồn năng lượng truyền thống - Hiện trạng những nguồn năng lượng này ở Việt Nam - Vấn đề đặt ra là cần phải khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững. - Tại sao cần phải sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng? - Con người nên hướng tới sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. - Hình thành ý thức biết sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng điện ở trường, ở nhà và ngoài xã hội cho học sinh. - Biết tuyên truyền ý thức đó cho cộng đồng dân cư xung quanh mình đang sống. - Những mẹo vặt giúp tiết kiệm điện trong gia đình: + Hãy tắt ti vi, đầu video, dàn nghe nhạc, máy chơi game, và các thiết bị giải trí khác khi không sử dụng chúng. + Không được để ti vi hoặc các thiết bị như nói ở trên trong trạng thái chờ. Các thiết bị này trong trạng thái chờ có thể tiêu thụ đến 90% số điện năng khi chúng hoạt động, do đó thật là lãng phí điện năng nếu các thiết bị liên tục ở trạng thái chờ. + Hãy đặt mua những thiết bị tiết kiệm điện (máy giặt, máy sấy, tủ lạnh..). Mặc dù những thiết bị này có giá thành ban đầu cao hơn bình thường, nhưng bù lại sẽ tiết kiệm điện trong quá trình họat động. Và thêm một lợi ích nữa là những thiết bị tiết kiệm điện thường tốt và có tuổi thọ lâu hơn các thiết bị khác. + Hãy đặt đầy thức ăn trong tủ lạnh, tuy nhiên không nên để kín để đảm bảo khí lạnh vẫn lưu thông bình thường. + Để nguội thức ăn đã nấu chín trước khi cho vào tủ lạnh. + Không được đặt những dung dịch lỏng trong tủ lạnh mà không đậy. Sự bốc hơi của 5 các dung dịch này sẽ khiến tủ lạnh của bạn làm việc nhiều hơn. + Hãy đặt đèn ở góc phòng để ánh sáng chiếu trên 2 bức tường 2.2. Giải pháp thứ 2: Tuỳ vào nội dung kiến thức của từng bài mà giáo viên có thể tích hợp kiến thức về tiết kiệm năng lượng làm sao để hình thành cho HS được ý thức tiết kiệm năng lượng như mục đích của đề tài đưa ra. 2.3 Giải pháp thứ 3: Giáo viên có thể sưu tầm những hình vẽ, ảnh chụp... về tiết kiệm năng lượng để dán lên tường của phòng học, như vậy sẽ tác động đến học sinh mỗi buổi đến trường từ đó cũng hình thành cho các em ý thức biết tiết kiệm điện nói chung và nguồn năng lượng nói riêng. 3. Các biện pháp thực hiện. 3.1 Xác định các địa chỉ được lồng ghép giáo dục sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả qua môn Địa lý trường THPT. Địa lí được coi là môn học có nhiều cơ hội giáo dục sử dụng NLTK&HQ . Vì nội dung của môn học có nhiều vấn đề liên quan chặt chẽ đến nguồn năng lượng, đến môi trường. Các kiến thức trong môn học nếu đứng góc độ Địa lí thì nó là kiến thức địa lí, nếu đứng ở góc độ môi trường, thì nó là kiến thức giáo dục môi trường, nếu đứng ở góc độ tài nguyên, nguồn năng lượng thì nó là nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội... Kiến thức nguồn năng lượng ở đây rất đầy đủ: nguồn năng lượng truyền thống (than, củi, dầu mỏ, khí đốt, điện năng), nguồn năng lượng mới (năng lượng mặt trời, sức gió, NLNT, thuỷ triều...), vì thế khi khai thác để giáo dục sử dụng NLTK&HQ rất tự nhiên, không gò bó, gượng ép. Các vấn đề về địa lí tự nhiên chúng ta có thể giáo dục các vấn đề khai thác, sử dụng, cải tạo và bảo vệ các năng lượng. Các vấn đề về địa lí kinh tế xã hội, chúng ta có thể giáo dục về mối quan hệ giữa con người và sử dụng năng lượng, hoạt động sản xuất xã hội của con người ảnh hưởng đến nguồn năng lượng, các biện pháp ngăn ngừa bảo vệ v.v … Như vậy đối với môn Địa lí nói chung thì trong chương trình hầu như bài nào cũng có thể khai thác nội dung giáo dục sử dụng NLTK&HQ ở khía cạnh khác với mức độ rộng hẹp khác nhau. Dưới đây là địa chỉ tích hợp Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào một số bài dạy môn Địa lý lớp 11 trường THPT. 6 Lớp 10 Tên bài Mức độ tích hợp Bài 32. Địa lí các ngành - Mục I: Công nghiệp năng Liên hệ công nghiệp lượng Bài 38: Thực hành viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên 11 Địa chỉ tích hợp - Bài tập 1 Liên hệ - Bài tập 2 - Mục III: Tài nguyên thiên nhiên Liên hệ Bài 5: Một số vấn đề *Tiết 3: Mục II: Một số vấn đề Liên hệ của châu lục và khu vực của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á Bài 9: Nhật Bản *Tiết1: Mục I :Điều kiện tự Liên hệ nhiên. Mục III: Tình hình phát triển kinh tế.Tiết 2:Mục I: Các ngành kinh tế (phần 1 “Công nghiệp”) Bài 10: Cộng hoà nhân * Tiết 1: Mục II: Điều kiện tự Liên hệ dân Trung Hoa (Trung nhiên. Tiết 2: Mục II: Các Quốc) ngành kinh tế (phần 1 “Công nghiệp”) Bài 11: Đông Nam Á *Tiết 1:- Mục I: Tự nhiên (phần Liên hệ 2 “Đặc điểm tự nhiên” và phần 3. “Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á”) 3.2 Ứng dụng tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ vào dạy học Địa lý trong trường THPT Như Thanh. Trong chương trình Địa lí với loại bài kiến thức giáo dục sử dụng TKNL&HQ được lồng ghép thành một mục, một ý trong bài học cũng khá nhiều. Nhưng việc giáo viên tìm ra và xác định đúng để có ý thức hướng dẫn, truyền đạt kiến thức về sử dụng NLTK&HQ, đảm bảo hiệu quả cao cũng không đơn giản. Điều cần thiết là giáo viên phải có ý thức làm rõ kiến thức về năng lượng, chuẩn bị những nội dung, phương pháp 7 để thể hiện ý đồ, tư tưởng của tác giả sách giáo khoa, để học sinh hiểu và có hành vi, thái độ về những vấn đề về sử dụng NLTK&HQ mà những mục đích đó, những ý đó cần thể hiện. Giáo án 1: Bài 9. Nhật Bản (Tiết 1- Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế.) Địa chỉ tích hợp: mục I. Điều kiện tự nhiên Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản. Bước 1: GV hướng dẫn học sinh cả lớp quan sát BĐ tự nhiên Nhật Bản hoặc lược đồ tự nhiên Nhật Bản trong sgk trả lời câu hỏi? ? Nêu những mặt thuận lợi của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế NB? Bước 2: Học sinh trả lời, GV khắc sâu kiến thức: 1. Vị trí địa lý 2. Đặc điểm tự nhiên - Địa hình: chủ yếu là đồi núi chạy dọc theo lãnh thổ khó khăn cho khai thác lãnh thổ, đồng bằng nhỏ hẹp chỉ chiếm 10% lãnh thổ cả nước. - Khí hậu: Nằm trong khu vực có khí hậu gió mùa: phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía Nam có khí hậu cận nhiệt khả năng để phát triển nhiều nông sản. - Sông ngòi nhiều nhưng ngắn và dốc. - Bờ biển dài và khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp.. thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. - Khoáng sản nghèo (đặc biệt là khoáng sản năng lượng) nên Nhật Bản có nhiều khó khăn trong phát triển công nghiệp. - Thiên tai xảy ra thường xuyên: động đất núi lửa và sóng thần. Trong mục khoáng sản GV có thể khắc sâu: Nền kinh tế Nhật Bản phát triển chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập đặc biệt là nguồn năng lượng. Trải qua nhiều cuộc khủng hoảng năng lượng làm cho giá dầu mỏ thế giới tăng lên ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Nhật Bản và đời sống người dân NB.=> Người Nhật luôn có ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên đặc biệt là nguồn năng lượng. 8 Ở Việt Nam chúng ta cũng cần thiết phải tiết kiệm năng lượng, tại sao? Học sinh suy nghĩ và trả lời: GV cung cấp kiến thức: - Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm không khí --> do khí thải Ô nhiễm đất và nước --> do khai thác mỏ... ảnh hưởng đến sức khoẻ - Sự an toàn của nguồn năng lượng hạt nhân là vấn đề nhiều người quan tâm chúng ta nhớ đến tai nạn tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl (Ucraina) xảy ra năm 1986. - Dầu lửa, khí đốt, than đá là những tài nguyên không tái tạo được, nếu chúng ta đã sử dụng nguồn tài nguyên này, nó sẽ cạn kiệt và vĩnh viễn không còn nữa. ==> Có lẽ đã đến lúc chúng ta học cách sử dụng một cách khôn ngoan nguồn nhien liệu quý giá của chúng ta, và quan tâm nhiều hơn nữa đến BVMT. Bên cạnh đó việc tiết kiệm năng lượng hiện nay là tiết kiệm tiền một cách nghiêm túc. Vậy cách thức quan trọng nhất của vấn đề này là giảm sản xuất và tiêu thụ năng lượng, đối với HS chúng ta chưa tham gia sản xuất nên chúng ta hãy thực hiện tiết kiệm trong việc tiêu thụ năng lượng ở trường cũng như ở nhà. Bước 3: Sau khi HS tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của NB đặc biệt là những khó khăn về thiếu hụt nguồn năng lượng, GV có thể đặt câu hỏi: Đề khắc phục những khó khăn về sự thiếu hụt nguồn năng lượng NB đã có giải pháp gì?(Hiện nay Nhật Bản nghiên cứu và đã đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng mới thay thế nguồn năng lượng hoá thạch) Như Điện nguyên tử, năng lượng địa nhiệt (Nếu dạy GAĐT, GV đưa ra một số hình ảnh về các nguồn năng lượng mới) Nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima (Nhật Bản). 9 Hãng chế tạo ôtô Toyota Motor Corp. của Nhật Bản hiện đang lặng lẽ phát triển một mẫu xe ôtô chạy hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời. Giáo án 2: Bài 11. Đông Nam Á (Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và xã hội) Địa chỉ tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ: Mục I.2. Các hoạt động dạy – học Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á (cả lớp) - Bước 1 : HS tự tìm hiểu trong SGK , kết hợp với BĐ tự nhiên Đông Nam Á nêu lên sự khác biệt về tự nhiên của ĐNÁ lục địa và ĐNÁ biển đảo. Bước 2: HS trả lời, GV khắc sâu kiến thức. Nội dung Địa hình và đất a. Đông Nam Á lục địa b. Đông Nam Á biển đảo bị chia cắt mạnh, hướng TB- nhiều đồi núi, núi lửa, ít đồng ĐN hoặc B-N, nhiều đồng bằng lớn,màu mỡ. bằng lớn, đất đai màu mỡ Khí hậu nhiệt đới gió mùa, phía bắc có nhiệt đới gió mùa và khí hậu mùa đông lạnh xích đạo. Sông ngòi nhiều sông lớn. ít sông lớn. Sinh vật Rừng: nhiệt đới ẩm. Rừng: xích đạo ẩm. 10 Khoáng sản than đá, sắt, thiếc, dầu khí dầu mỏ, thân đá, đồng Trong mục sông ngòi và khoáng sản GV có thể tích hợp kiến thức TKNL. - Sông ngòi: --> có giá trị lớn về thuỷ điện (Liên hệ VN) - Than, dầu mỏ, khí đốt là những nguồn năng lượng không có khả năng phục hồi Vì thế việc khai thác và sử dụng tài nguyên này là nhiệm vụ quan trọng của các nước ĐNÁ nói chung và VN nói riêng. --> HS có ý thức trong việc bảo vệ và tiết kiệm nguồn tài nguyên. Lúc này GV có thể hỏi HS: Các em hãy cho Cô biết ở nhà các em đã có những cách thức tiết kiệm điện như thế nào?HS trả lời, GV gợi ý cho HS một số cách thức tiết kiệm năng lượng: Các em biết rằng bóng đèn sử dụng tới 95% năng lượng để toả nhiệt và chỉ 5% cho việc toả sáng. Nếu các em lau sạch bụi từ các bóng đèn, ánh sáng có thể tăng đến 15%. Để tiết kiệm tiền, để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà hành tinh chúng ta đã tạo ra hàng triệu năm chúng ta có thể hành động theo kế hoạch: + Người cuối cùng tắt điện: Các em có thể hành động mỗi khi bản thân là người cuối cùng ra khỏi nhà/ lớp học. Việc em cần làm là tắt tất cả các đồ dùng điện (chỉ mất vài giây) Điều đó giảm lượng tiêu thụ năng lượng, giảm ô nhiễm không khí và giảm tiền điện cho gia đình/ nhà trường. Nên rút hẳn các phích cắm điện khi ra khỏi nhà - Minh họa: 11 (GV đang dạy tiết 3- thời tiết như hôm nay chúng ta có cần thiết phải bật điện hay không?) => HS sẽ có ý thức và tắt điện. + Áo len ấm: Chúng ta có thể mặc ấm để hạn chế việc sử dụng lò sưởi, điều hoà...hoặc những ngày hè chúng ta có thể mặc những trang phục phù hợp để t0 của điều hoà khoảng 27-280C. + Ý tưởng tuyệt vời: Chúng ta có thể tư vấn với Bố, mẹ trong việc sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện, những bóng đèn này tiêu thụ ít hơn đến 70% điện năng nhưng cung cấp cùng một lượng ánh sáng như bóng đèn tiêu chuẩn và còn có thể sử dụng lâu hơn đến 10 lần. Sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng có thể đạt mục đích tiết kiệm tiền và giảm gây ô nhiễm môi trường. Nếu sử dụng điện 3giờ/ngày thì trong 1 năm một đèn compact sẽ tiết kiệm được 50kW/h. + Phương thức giao thông của bạn: Đối với những chuyến đi mà các em không thể dùng năng lượng cá nhân của riêng mình, các em nên so sánh các phương thức giao thông: xe buýt gây ô nhiễm không khí ít hơn so với xe hơi và xe lửa, hay xe buýt và xe điện chạy bằng điện còn tốt hơn nữa so với xe buýt chạy bằng dầu điezen. Cách thức: * Lập1 danh sách các tuyến đường : đường tới trường, hoặc đường tới những địa điểm các em thường xuyên đến. * Lên kế hoạch các chuyến đi của mình bằng cách sử dụng các phương thức giao thông ít gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng và giá cả. * Thảo luận với bạn bè nếu họ muốn tham gia để cùng thực hiện các phương thức giao thông ít gây ô nhiễm nhất, hợp lí nhất. 12 +Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo ở gia đình: Hiện nay ở vùng nông thôn chúng ta ngành chăn nuôi ngày càng phát triển, chúng ta có thể tìm hiểu để khai thác nguồn năng lượng tái tạo này: Quy mô chăn nuôi hộ gia đình ngày một phát triển Biogas thay đổi diện mạo đời sống người dân nông thôn Hiện nay một số nước ĐNÁ hướng tới sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên Khai thác địa nhiệt điện là cách tốt nhất để giải quyết khủng hoảng năng lượng hiện nay ở Indonesia và Philippines. (Ảnh: Corbis) 13 Tua-bin điện gió ở Bình Thuận (Việt Nam) Thái Lan Tăng cường sử dụng pin năng lượng mặt trời -->Khai thác nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng và phát triển bền vững Thông điệp gửi đến học sinh: 14 C. KẾT LUẬN. 1. Kết quả của việc ứng dụng. Qua việc thực hiện giải pháp trên ở một số lớp 10 và 11, tính đến giữa tháng 4/2011. Tôi có kiểm tra ý thức hiểu biết về việc “sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả” của học sinh lớp 11B1và 10C2 đạt kết quả như sau: Lớp 11B1 đạt: 45/52; lớp 10C2 đạt 44/50 học sinh có ý thức tốt về việc “sử dụng năng lượng tiết kiệm” trong nhà trường, gia đình và xã hội. Kết quả điều tra so sánh thái độ học sinh đối với vấn đề giáo dục sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Lớp chưa được thực hiện lồng ghép Đồng ý Phân Không vân đồng ý 1.Tắt các thiết bị sử dụng điện 43,2% 31,3% 25,5% khi ra khỏi phòng học. 2. Sóng, thuỷ triều, dòng biển 38,5% 36,9% 24,6% có khả năng tạo ra điện. 3. Sự phát triển của ngành 35,4% 33,4% 31,2% công nghiệp khai thác dầu khí sẽ dẫn tới nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường... 4. Nếu các nước tìm ra được 31,2% 43,1% 25,7% nguồn năng lượng mới; khai thác tốt nguồn năng lượng vô tận; có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng có thể góp phần tích cực vào việc cải thiện hoà bình ở khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. 5. Mỗi học sinh chúng ta cần 58% 24,5% 17,5% phải sử dụng NLTK&HQ chính là bảo vệ môi trường sống của chính mình. Các vấn đề về giáo dục sử dụng NLTK&HQ được hỏi Lớp đã được thực hiện lồng ghép. Đồng ý Phân Không vân đồng ý 96,% 2% 2% 80% 17,3% 12,7% 92,3% 5,8% 2% 77% 19% 4% 85% 9,4% 5,6% Cụ thể như sau: 15 Các em nhận thức được sâu sắc phần lớn các nguồn tài nguyên là có hạn nên cần khai thác và sử dụng hợp lý. Tuyên truyền đến mọi người dân nơi bản thân các em sinh sống về Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Ở nhà các em có ý thức nhắc nhở anh chị em cũng như bố mẹ, bạn bè các em sử dụng tiết kiệm điện, sử dụng các đồ dùng có dán nhãn mác tiết kiệm điện... Đến trường các em luôn có ý thức tiết kiệm điện. Cụ thể là các em có ý thức tắt các đồ dùng điện như: bóng đèn, quạt,… khi không cần thiết. Các em cũng đã biết vận dụng kiến thức đã học vào các phong trào đoàn thể. Học sinh lớp 10C2 tắt điện khi kết thúc buổi học. Tranh vẽ của học sinh lớp 11B1 về “Tiết kiết kiệm năng lượng” Ý thức tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường của các em học sinh lớp 11B1 cũng lan tỏa đến các bạn học sinh khác, và lan tỏa đến gia đình các em và đến với các địa phương nơi các em đang sinh sống mà từ đó bạn bè các em, bố mẹ các em cũng có 16 ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả không làm ảnh hưởng đến môi trường. Góp phần đóng góp vào Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Tuy nhiên việc đưa các phương pháp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hoàn cảnh cụ thể của trường THPT Như Thanh còn gặp nhiều khó khăn. Việc sử dụng các phương tiện trực quan như : băng hình, video, phim ảnh...vẫn chưa được áp dụng thường xuyên. Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm ở trường THPT không chỉ có thể áp dụng với môn Địa lí mà có thể áp dụng với nhiều môn học khác. Đã đến lúc "Mỗi GV phải trở thành một nhà giáo dục môi trường để giảng dạy các môn trong nhà trường" (GS.TS Vũ Ngọc Hải ) 2. Những dự định sẽ làm nhằm đưa việc lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào giảng dạy môn Địa lý ở trường THPT Như Thanh. - Giáo viên cần kiên trì sử dụng phương pháp này. - Tổ chức các buổi ngoại khoá về ý thức tiết tiệm năng lượng và BVMT. - Phát tờ rơi cho các lớp tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của nguồn năng lượng từ đó cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. - Tạo thói quen tiết kiệm điện cho học sinh với các hình dán nhắc nhở. - Kết hợp với Đoàn thanh niên trong nhà trường tuyên truyền cho Học sinh hiểu thêm về “Giờ trái đất” và HS cần phải làm gì trong ngày 26/3/2011. “Ngoài việc tắt đèn trong Giờ Trái đất, bạn còn có thể làm gì để tạo ra sự thay đổi cho mái nhà chung của chúng ta?” - đó là thông điệp mà nhà tổ chức Giờ Trái đất năm 2011 muốn gửi tới công dân toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tuy rằng kinh nghiệm giảng dạy của bản thân còn hạn chế, nhưng tôi hy vọng rằng với phương pháp này giáo viên có thể vận dụng cho nhiều đối tượng học sinh và đặc biệt là ý thức sử dụng điện của học sinh còn yếu như học sinh trường THPT Như Thanh chúng ta. 3. Kiến nghị, đề xuất: + Nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đổi mới công tác quản lý và đổi mới phương pháp dạy- học, đặc biệt đưa “Ứng dụng CNTT” vào chiều sâu để khai thác những lợi ích của nó. 17 + Cần có những kế hoạch và hành động cụ thể trong việc sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng điện trong từng phòng ban, và trong các phòng học, tránh tình trạng không có người làm việc nhưng các thiết bị sử dụng điện vẫn hoạt động. + Khuôn viên trường học cũng cần có những câu khẩu hiệu, băngzon nhằm mục đích tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho học sinh toàn trường. + Đưa giải pháp dạy học tích hợp “Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả” vào áp dụng cho nhiều lớp trong trường THPT Như Thanh. Tôi xin chân thành cảm ơn!!! Như Thanh, ngày 10 tháng 4 năm 2011. Người thực hiện Nguyễn Thị Thanh Xuân. 18 MỤC LỤC Mục Nội dung Trang A Đặt vấn đề ........................................................................................ 1 1 Lời mở đầu...................................................................................... 1 2 Mục đích nghiên cứu......................................................................... 1 3 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu............................................. 2 4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài............................................................ 2 5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu................................................... 2 B. Giải quyết vấn đề............................................................................... 3 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu ...................................................... 3 1.1 Thực trạng học sinh............................................................................. 3 1.2 Đối với bản thân giáo viên................................................................... 4 2 Các giải pháp thực hiện....................................................................... 4 2.1 Giải pháp thứ nhất............................................................................... 5 2.2 Giải pháp thứ 2................................................................................... 6 2.3 Giải pháp thứ 3.................................................................................... 6 3. Biện pháp thực hiện: ................................................................................ 6 3.1 Xác định các địa chỉ được lồng ghép giáo dục sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả qua môn Địa lý trường THPT.............................. 6 3.2 Ứng dụng tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ vào dạy học Địa lý trong trường THPT Như Thanh....................................................... 7 C. Kết luận ............................................................................................. 15 1. Kết quả của việc ứng dụng giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào dạy học....................................................................... 15 2. Những dự định sẽ làm nhằm giúp các em Học sinh có ý thức hơn trong việc sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả ......................... 17 3. Kiến nghị và để xuất ........................................................................... 17 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Nguyễn Sỹ Đức. Tài liệu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua một số môn học ở trường THPT. Năm 2009 2. Phùng Ngọc Đĩnh. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998. 3. Địa chất khoáng sản và Dầu khí Việt Nam (tập 1-2) Cục địa chất Việt Nam. 4. Lê Trọng Túc. Kể chuyện về môi trường thiên nhiên quanh em, Nhà xuất bản giáo dục, năm 1998. 5. Nguyễn Ngọc Thuỵ. Thuỷ Triều, Nhà xuất bản Mỹ Thuật, 1975. 6. Tài liệu: Dự án “ Quan hệ hợp tác giáo dục về biến đổi khí hậu” - Bản dịch lần 1 từ chương trình của Ucraina. 7. Trang Web. http://tietkiemnangluong.com.vn 8. Trang Web.http://www.thiennhien.net 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng