Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1...

Tài liệu Skkn hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1

.PDF
21
187
142

Mô tả:

SKKN: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU Sau 9 năm thực hiện chương trình thay sách giáo khoa cho HS Tiểu học, chất lượng dạy và học đã được nâng lên rõ rệt. Điều đó đã chứng minh tính hiệu quả cao của chương trình SGK mới, cụ thể đó là việc sắp xếp các nội dung của các mạch kiến thức phù hợp với tâm sinh lí học sinh Tiểu học hiện nay. Sự thay đổi đó được chú trọng đều ở tất cả các môn học. Đối với môn Toán nói riêng, đặc biệt là chương trình Toán 1 hiện nay một vấn đề hoàn toàn mới lạ đối với học sinh lớp Một đó là: chương trình Tiểu học (CTTH) 2002-2003 ngoài những dạng toán quen thuộc đã có ở chương trình cải cách giáo dục trước đó nay đã có thêm dạng toán có lời văn trong hệ thống kiến thức Toán 1. Chính vì vậy, việc tìm ra phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ để từ đó các em dễ dàng khắc phục những khó khăn khi học đến mạch kiến thức này hiện vẫn đang là vấn đề cần thiết và cấp bách đối với mỗi thầy cô gánh vác " Sứ mệnh trồng người" Có lẽ, vì Toán học giúp con người giải quyết các bài toán một cách thực tế. Các bài toán thực tế ấy lại được diễn đạt bằng lời văn. Từ đó có tên gọi Bài toán có lời văn là vậy. Các bài toán (có văn) mà học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp Một nói riêng được làm quen và học có nội dung là những vấn đề gần gũi trong cuộc sống hết sức phong phú và có cấu trúc đa dạng từ những dạng khác nhau của cùng một phép tính (cộng, trừ đối với học sinh lớp một) đến những dạng kết hợp của hai hay nhiều phép tính (cộng, trừ, nhân. chia đối với học sinh các lớp trên). Vì vậy giải các bài toán (có văn) là dịp để học sinh vận dụng một cách tổng hợp và ngày càng cao các tri thức và kĩ năng về toán tiểu học với kiến thức trong cuộc sống. Qua đó giúp các em nhanh nhẹn, thông minh hơn, phát triển óc sáng tạo hơn góp phần giáo dục học sinh trở thành một con người phát triển toàn diện trong tương lai. II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Giáo viên: Phạm Thị Hường- Trường Tiểu học Ngọc Trạo- Bỉm Sơn 1 SKKN: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt dạy lớp 1, tôi nhận thấy hầu như giáo viên nào cũng phàn nàn khi dạy đến phần giải toán có lời văn ở lớp 1 học sinh gặp rất nhiều lúng túng từ khâu tóm tắt đến việc nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính, viết sai đáp số và trình bày bài giải chưa khoa học, chưa đẹp mắt, .... Thực tế cho thấy, những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn mỗi lớp chỉ có khoảng 20% số HS biết nêu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số, số còn lại các em rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi viết các em lại rất lúng túng, hay làm sai. Thậm chí có một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại không biết để trả lời ra sao. Điều đó chứng tỏ các em chưa nắm vững cách giải bài toán có lời văn. Từ đó để học sinh nắm vững dạng bài này đòi hỏi giáo viên phải mất rất nhiều công sức để hình thành đường lối và kĩ năng làm bài cho các em. Kết quả điều tra (sau 2 tiết đầu học Giải toán có lời văn) năm học 20102011 Lớp TT 1 1A sĩ HS viết đúng HS viết đúng số câu lời giải phép tính 35 14 40% 22 63 % HS viết đúng HS giải đúng đáp số 25 cả 3 bước 71, 4% 14 40 % Có thể nói vài năm trở lại đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm đồng bộ ở tất cả các môn học và toàn cấp học. Song, một thực tế cho thấy phương tiện và cơ sở vật chất đầu tư cho dạy học đã có nhưng chưa đáp ứng đủ cho mọi tiết dạy, bài dạy. Đối với học sinh lớp Một, tư duy lôgíc chưa phát triển. Cơ bản là tư duy cụ thể. Vì thế những ngày đầu học sinh làm quen với học mạch kiến thức giải toán có lời văn gặp rất nhiều khó khăn; tỉ lệ các em làm đúng còn ít và chưa thật chặt chẽ khi thực hiện tóm tắt bài toán hay trình bày bài giải. Trong thực tế ở trường tiểu học, việc giải các bài tập đặc biệt là các bài toán có lời văn ở lớp 1 học sinh đa phần là lúng túng, đa số các em đọc đề là làm bài ngay, bỏ qua các bước cơ bản để giải bài toán có lời văn; tỷ lệ học sinh biết tóm tắt bài toán còn thấp, cách giải của các em còn nghèo nàn, thậm chí là bế tắc khi giải bài tập và còn có trường hợp tính toán sai. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Giáo viên: Phạm Thị Hường- Trường Tiểu học Ngọc Trạo- Bỉm Sơn 2 SKKN: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Một mặt, còn có giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học chưa thật sự linh hoạt, hấp dẫn học sinh; chưa phù hợp với trình độ và tâm lí học sinh. Điều này được thể hiện ở phương pháp dạy học còn máy móc, cứng nhắc, chưa phát huy được óc sáng tạo của học sinh. Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 1, để góp phần giúp học sinh khắc phục khó khăn khi học mạch kiến thức bài toán có lời văn từ đó góp phần năng cao chất lượng dạy Toán 1 nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung, tôi đã trăn trở và suy nghĩ rằng phải làm thế nào để học sinh lớp Một không những làm tốt các phép tính cộng, trừ mà cần phải nắm thật vững các bước giải đồng thời thực hiện tốt việc giải toán có lời văn. Xuất phát từ những lí do nêu trên để việc giải toán có văn của học sinh lớp 1 đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp " Một số biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi giải toán có văn ở lớp 1" ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Giáo viên: Phạm Thị Hường- Trường Tiểu học Ngọc Trạo- Bỉm Sơn 3 SKKN: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN - Đọc, nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo những vấn đề có liên quan đến nội dung sáng kiến. - Khảo sát chất lượng học sinh ở lớp mình giảng dạy (trước khi áp dụng các hướng dạy học tích cực hơn). - Xây dựng kế hoạch, phương án điều chỉnh để nâng cao chất lượng giáo dục. II. PHÂN CHIA CÁC MỨC ĐỘ TRONG MẠCH KIẾN THỨC "GIẢI TOÁN CÓ VĂN " A. CÁC DẠNG TOÁN ĐƠN VỀ CỘNG TRỪ - Học sinh phải nắm được các bài toán đơn về phép cộng và phép trừ sau: A.1. Loại toán "tính tổng khi biết hai số hạng" - Ví dụ 1:( BT4 - Trang 125 Toán 1) Đoạn thẳng AB dài 3cm và đoạn thẳng BC dài 6cm. Hỏi đoạn thẳng AC dài mấy xăng ti mét. Bước 1: Tóm tắt bài toán A 3cm B 6cm C ?cm Bước 2: Bài giải: Cả hai đoạn thẳng dài tất cả là: 3 + 6 = 9 (cm) Đáp số: 9 cm Ví dụ 2: Một tá bút xanh và 3 bút đỏ. Hỏi hộp bút đó có tất cả bao nhiêu cái bút. * Bước 1: Tóm tắt bài toán Có : 1 tá =12 bút xanh Có : 3 bút đỏ Có tất cả: ........ cái bút? ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Giáo viên: Phạm Thị Hường- Trường Tiểu học Ngọc Trạo- Bỉm Sơn 4 SKKN: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ * Bước 2: Thực hiện giải bài toán Bài giải Có tất cả số bút là: 12 + 3 = 15 (cái bút) Đáp số: 15 (cái bút) A. 2. Loại 2: "Tìm hiệu khi biết số bị trừ và só trừ" Ví dụ: ( BT 2 - Trang 149 - Toán 1) An có 8 quả bóng, An thả 3 quả bóng bay đi. Hỏi An còn lại mấy quả bóng? Bước 1: Tóm tắt bài toán An có: 8 quả bóng Thả đi: 3 quả bóng Còn lại ...... quả bóng? Bước 2: Bài giải: Số bóng An còn lại là: 8 - 3 = 5 (quả bóng) Đáp số: 5 (quả bóng) * Nhận xét: Trong chương trình học toán của lớp 1 hiện nay chỉ có hai loại toán bài giải như vừa nêu trên. Thực tế thì đây là hai bài thuộc dạng toán đơn giản nhất của kiểu bài: Giải bài toán có lời văn. Chính vì thế khi dạy, giáo viên cần khắc sâu cho học sinh biết mối quan hệ giữa các thành phần trong đề toán. Từ đó để tìm ra thành phần chưa biết để giúp học sinh trả lời câu hỏi của đề toán. Trong thực tiễn ở trường tiểu học, khi dạy cho học sinh giải các bài toán có lời văn, các em còn rất lúng túng trong việc tóm tắt bài toán, cách trình bầy và nhất là tìm ra được câu lời giải thích hợp với mỗi đề toán. Chỉ có 10 ->15 học sinh có thể tự ghi tóm tắt và tìm được câu lời giải thích hợp, còn đa số học sinh không tóm tắt đề bài mà dập khuôn từ một dạng nào đó áp dụng vào giải các bài tập nên kết quả chưa cao. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Giáo viên: Phạm Thị Hường- Trường Tiểu học Ngọc Trạo- Bỉm Sơn 5 SKKN: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Các em chưa biết dựa vào dữ liệu đề bài đã cho và chưa thấy được tầm quan trọng của việc tóm tắt bài toán. Đây là bước đâu tiên mang tính quyết định đến cách giải bài toán. Qua các vấn đề trình bầy trên và những khó khăn của học sinh mắc phải khi giải bài toán có lời văn, tôi xin củng cố lại một số mẹo nhỏ bên cạnh đường lối chung như sau: B. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN: (Gồm có 4 bước) 1. Đọc, tìm hiểu bài 3. Phân tích các đại lượng liên quan 2. Tóm tắt bài toán. 4. Thực hiện lời giải. * Bước 1: Đọc, tìm hiểu đề Yêu cầu học sinh nhất thiết phải đọc kĩ đề Toán (3 lần trở lên, tìm hiểu để biết cái đã cho và cái phải tìm). Giáo viên cần nhắc nhở học sinh tránh thói quen "xấu" đó là: vừa đọc đầu bài xong hoặc chưa hiểu kĩ bài đã vội vàng giải toán. Vì như thế học sinh rất dễ gặp bế tắc hoặc làm lạc đề. Để giúp học sinh khắc phục được những nhược điểm nêu trên, giáo viên cần đưa ra hệ thống các câu hỏi để giúp học sinh hiểu đề tốt hơn. Ví dụ: - Bài toán cho biết gì? - Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì? Đến đây giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh nhắc lại đề toán mà không cần phải nhìn vào kênh chữ trong sách giáo khoa hoặc vở ghi. Nếu các em nhớ và có thể đọc lại được đề toán cũng có nghĩa là các em đã hiểu đề. * Bước 2: Tóm tắt bài toán Đây là bước rất quan trọng, nó là kết quả ban đầu của tiết dạy thứ nhất về bài toán có lời văn. Lúc này bài toán được tóm gọn lại, chủ yếu bằng các từ chính trong đề toán. nhờ đó mà mối quan hệ giữa các số đã cho và số phải tìm được thể hiện rõ ràng hơn, dễ hiểu hơn. Lúc này học sinh cần phải tóm tắt được bài toán để biết phân tích, tổng hợp, ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Giáo viên: Phạm Thị Hường- Trường Tiểu học Ngọc Trạo- Bỉm Sơn 6 SKKN: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ xác định được yêu cầu của bài ra. từ đó tìm ra lời giải và phép tính thích hợp. Ở chương trình Toán 1, giáo viên dạy cho học sinh 4 cách tóm tắt bài toán như sau: a. Tóm tắt bằng chữ Ví dụ: (Bài tập 1- Trang 122 SGK): An có 4 quả bóng xanh và 5 quả bóng đỏ. Hỏi An có tất cả bao nhiêu quả bóng? Tóm tắt: Có : 4 quả bóng xanh Có : 5 quả bóng đỏ Có tất cả : ... quả bóng? b. Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng Ví dụ: (Bài tập 4- Trang 125 SGK Toán 1): Đoạn thẳng AB dài 3 cm và đoạn thẳng BC dài 6cm. Hỏi đoạn thẳng AC dài mấy xăng -ti-met? 3cm B • A• 6cm •C ? cm c. Tóm tắt bằng sơ đồ ven Ví dụ: Bài 5 trang 46 Toán 1 a) 1 2 3 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Giáo viên: Phạm Thị Hường- Trường Tiểu học Ngọc Trạo- Bỉm Sơn 7 SKKN: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ d. Tóm tắt bằng chữ và dấu Ví dụ: (Bài tập 5- Trang 175 SGK Toán 1): Thành gấp được 12 máy bay, Tâm gấp được 14 máy bay. Hỏi cả hai bạn gấp được bao nhiêu máy bay? Tóm tắt: Thành gấp : 12 máy bay Tâm gấp : 14 máy bay Máy bay? Trên đây là 4 cách tóm tắt bài toán mà tôi thường dùng để dạy học sinh lớp 1. Tuy nhiên đối với học sinh lớp 1 hiện nay thì kiểu tóm tắt bằng chữ là chủ yếu và thông dụng nhất. Từ việc tóm tắt như trên giúp cho các em học sinh dễ hiểu đề toán từ đó giúp các em giải bài toán một cách dễ dàng hơn. Bước 3: Phân tích đề toán Đây là bước quan trọng trong quá trình giải toán, vì vậy đòi hỏi tập trung tư duy cao độ của học sinh. Để lập được các mối liên quan giữa các đại lượng. Trong bước này, giáo viên giúp các em biết suy luận. Chẳng hạn: - Yêu cầu của bài này là gì ta phải làm như thế nào? Muốn thực hiện được điều đó giáo viên cần tổ chức cho học sinh đọc kĩ đề toán, hiểu rõ một số từ " trọng tâm" như: "thêm, và, tất cả, ..." hoặc " bớt, bay đi, ăn mất, còn lại, ..." (Giáo viên cũng có thể cho học sinh quan sát thêm tranh vẽ để hỗ trợ). Trong giai đoạn đầu khi HS làm quen với dạng toán Giải toán có lời văn, GV nên giúp HS tóm tắt bằng cách đàm thoại: "Bài toán cho biết gì? hỏi gì?". GV tiến hành ghi tóm tắt bài toán trên cơ sở HS trả lời các câu hỏi vừa nêu. Sau đó, GV cho HS nhìn tóm tắt để đọc lại đề toán. Đây là cách tốt nhất để HS ngầm phân tích đề toán. Ví dụ: (Bài toán mẫu trang 117 - SGK Toán 1): Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà? ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Giáo viên: Phạm Thị Hường- Trường Tiểu học Ngọc Trạo- Bỉm Sơn 8 SKKN: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Từ ví dụ đã cho, ta tiến hành phân tích như sau: - Bài toán cho biết gì? (Nhà An có 5 con gà) - Bài toán còn cho biết gì nữa? (Mẹ mua thêm 4 con gàM) - Bài toán hỏi gì? (Nhà An có tất cả mấy con gà?) - Muốn biết nhà An nuôi tất cả mấy con gà em phải làm gì? Bằng phép tính gì? (Phép cộng) - Phép cộng đó là mấy cộng mấy? (5 +4); 5 + 4 bằng mấy? (5 + 4= 9) Đến đây, GV gợi ý để HS nêu tiếp: "9 này là 9 con gà", nên ta viết " con gà" và trong dấu ngoặc đơn ( ): 5 + 4 = 9 (con gà) Bước 4: Trình bày bài giải Đây là bước cụ thể hoá quá trình tư duy trên. Nó được thể hiện rõ nét kỹ năng, kỹ xảo giải bài tập của HS. HS dựa vào sơ đồ phân tích trên để viết bài giải, nó được chuyển dịch tư duy ngược lại khi phân tích. Nhìn vào bảng tóm tắt phân tích ví dụ trên đi đến cách trình bày bài giải như sau: Bài giải Nhà An có tất cả số gà là: 5 + 4 = 9 (con gà) Đáp số: 9 con gà * Như vậy khi dạy Bài toán có lời văn, GV cần chú ý 2 điều sau: - Luôn củng cố để HS nhớ được các bước giải bài toán có văn. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Giáo viên: Phạm Thị Hường- Trường Tiểu học Ngọc Trạo- Bỉm Sơn 9 SKKN: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ - Thành thạo kỹ năng tính toán, học thuộc bảng cộng, bảng trừ: biết làm cộng, trừ thành thạo trong phạm vi 100 (không nhớ). Tóm lại: Muốn giải một bài toán có lời văn tốt thì HS phảiM: - Nắm chắc đường lối chung để giải 1 bài toán. - Học thuộc và vận dụng thành thạo. III. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Dạy Giải toán có lời văn cho HS lớp 1 cũng tuân thủ theo phương pháp: Phân chia theo mức độ, dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều và từ cộng đến trừ. Mạch kiến thức Giải toán có lời văn cho HS lớp 1 được phân chia thành 4 mức độ: Mức độ 1 a) Ngay từ đầu học kỳ I các bài toán được giới thiệu ở mức độ nhìn hình vẽ viết phép tính. Mục đích cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp. Ví dụ 1: Bài tập 5 - trang 46 SGK Toán 1 a) b) 1 2 = 3 Ở ví dụ trên, bài toán a) chỉ đơn giản là yêu cầu học sinh lựa chọn đúng dấu cộng ( +) để có phép tính đúng: 1 + 2 = 3 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Giáo viên: Phạm Thị Hường- Trường Tiểu học Ngọc Trạo- Bỉm Sơn 10 SKKN: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ b) Sau đó ở câu 5b) nâng dần mức độ lên khó hơn một chút nữa - học sinh phải viết cả phép tính và kết quả: 1 + 1 = 2 Ví dụ 2: Bài tập 4 trang 47- SGK Toán 1 3 + 1 = 4 Và yêu cầu tăng dần, học sinh có thể nhìn từ một tranh vẽ (bài 4 trang 77) diễn đạt theo 2 cách. Cách 1: Có 8 hộp thêm 1 hộp, tất cả là 9 hộp. Cách 2: Có 1 hộp đưa vào chỗ 8 hộp, tất cả là 9 hộp. 1 + 8 = 9 8 + 1 = 9 Tương tự câu b: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Giáo viên: Phạm Thị Hường- Trường Tiểu học Ngọc Trạo- Bỉm Sơn 11 SKKN: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ HS nhìn tranh vẽ và nêu lên được: Có 7 bạn và 2 bạn đang đi tới. Tất cả là 9 bạn. Cách 1: 7 Cách 2: + 2 = 9 2 + 7 = 9 Đến bài 4 trang 91- SGK Toán 1 (Câu b) Học sinh quan sát và cần hiểu được: Lúc đầu có 7 con thỏ đang múa. Sau đó 2 con thỏ ra về . Còn lại 5 con thỏ. Để rút ra được phép tính: 7 - 2 = 5 Ở đây giáo viên cần động viên các em diễn dạt trình bầy miệng (để giúp các em tăng cường khả năng diễn đạt bằng lời). Sau đó mới ghi phép tính đúng. Bài 3 trang 85 b, Có : 10 quả táo Bớt đi : 2 quả táo Còn :.... quả táo? 10 - 2 = 8 Mức độ 2: Đến cuối học kì I học sinh đã được làm quen với tóm tắt bằng lời. Ví dụ: Bài tập 3b) trang 90- SGK Toán 1: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Giáo viên: Phạm Thị Hường- Trường Tiểu học Ngọc Trạo- Bỉm Sơn 12 SKKN: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Có : 7 lá cờ Bớt đi : 2 lá cờ Còn lại : ...lá cờ? Học sinh từng bước làm quen với kiểu tóm tắt bằng lời thay cho hình vẽ, nghĩa là các em dần dần thoát ly khỏi hình ảnh trực quan từng bước tiếp cận đề bài toán. Lúc này yêu cầu học sinh phải đọc và hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt lại đề toán và lời giải bài toán bằng lời, chọn phép tính thích hợp nhưng chưa cần viết lời giải. Đây chính là bước đệm để các em tiếp cận đến mức độ cao hơn. Mức độ 3: Giới thiệu bài toán có lời văn bằng cách cho học sinh tiếp cận với một đề bài toán chưa hoàn chỉnh kèm theo hình vẽ và yêu cầu hoàn thiện (Tiết 81T- Bài toán có lời văn - trang 115 Toán 1). Ví dụ: Bài tập 4- Trang 116: Nhìn tranh vẽ, viết tiếp để có bài toán hoàn chỉnh: Bài toán: Có .... con chim đậu trên cành, có thêm ... con chim bay đến. Hỏi ....................................................................................................................? Từ nhìn tranh vẽ trên, HS phải điền để hoàn chỉnh được thành đề toán như sau: Bài toán: Có 4 con chim đậu trên cành, có thêm 2 con chim bay đến. Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim? Đến lúc này tư duy HS đòi hỏi cao hơn, các em nhìn từ hình ảnh phát triển thành ngôn ngữ, thành chữ viết. Giải toán có lời văn ban đầu được thực hiện bằng dạng toán cộng đơn thuần rất phù hợp với tư duy của HS. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Giáo viên: Phạm Thị Hường- Trường Tiểu học Ngọc Trạo- Bỉm Sơn 13 SKKN: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Qua tiết học này, GV cần giúp HS nắm được cấu tạo của một đề toán gồm 2 phần: phần cho biết và phần hỏi. Trong đó, phần cho biết gồm có 2 yếu tố. Đối với ví dụ trên: ❖ Phần cho biết là: - Có 4 con chim đậu trên cành (yếu tố thứ nhất) - Có thêm 2 con chim bay đến (yếu tố thứ hai) ❖ Phần hỏi: Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim? Mức độ 4: Để hình thành cách giải bài toán có lời văn, sách giáo khoa đã nêu một bài mẫu hoàn chỉnh từ đề bài, phần tóm tắt cũng như cách trình bày bài giải. (Bài toánB - trang 117) Vấn đề cốt lõi và khó khăn nhất lúc này là giáo viên cần giúp học sinh hiểu đề toán, sau đó tóm tắt đề toán. Biết tóm tắt đề toán là yêu cầu đầu tiên để giải bài toán có lời văn. Phần lớn học sinh rất lúng túng khi thực hiện toám tắt đề toán trong tiết học này. Để dễ dàng hơn cho học sinh, giáo viên cần có những gợi ý " sát sườn". Đó là: - Yếu tố cho biết đầu tiên bao giờ cũng là số liệu đầu tiên xuất hiện trong đề toán. - Yếu tố cho biết thứ hai chính là số liệu xuất hiện thứ hai trong đề toán đó. - Phần hỏi: bao giờ cũng có cụm từ " có tất cả bao nhiêu ..." hoặc " còn lại ...." * Cấu tạo một bài giải bao giờ cũng gồm có 3 phần: câu lời giải, phép tính và đáp số. Song, một thực tế cho thấy điều khó khăn nhất đối với học sinh lớp 1 hiện nay là việc tìm ra một câu lời giải thích hợp. Thường thì một bộ phận lớn học sinh rất lúng túng trong việc tìm lời giải cho mỗi bài toán. Nhiều khi cách viết của các em chưa chính xác. Ví dụ: Với đề toán: Lan có : 8 quả bóng Lan thả : 3 quả bóng ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Giáo viên: Phạm Thị Hường- Trường Tiểu học Ngọc Trạo- Bỉm Sơn 14 SKKN: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Còn lại: :... quả bóng? Bài giải Lan còn lại: 8 - 3 = 5 (quả bóng) Đáp số: 5 quả bóng Đối với bài toán này, trong lớp tôi dạy đã có một số em đưa ra các câu lời giải khác nhau như: - Số bóng của Lan là: - Lan có số bóng còn lại là: - Số bóng còn lại của Lan sau khi Lan thả đi là: - Lan còn lại số quả bóng là: - Hỏi Lan còn lại bao nhiêu quả bóng? Như vậy, để giúp học sinh tìm ra câu trả lời nhanh và đúng nhất, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đặt câu lời giải bằng các cách sau: Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi) và từ cuối (mấy quả bóng?) để có câu lời giải "Lan còn lại" hoặc thêm từ để có câu: "Lan còn lại số quả bóng là") Cách 2: Đưa từ "quả bóng" ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ " hỏi" và thêm từ " số" ở đầu câu, "là" ở cuối câu để có: "Số quả bóng của Lan còn lại là:". Cách 3: Dựa vào dòng cuối của tóm tắt " từ khoá" của câu lời giải rồi thêm thắt chút ít. Ví dụ: Từ dòng cuối của tóm tắt là: "Còn lại ... quả bóng". Học sinh viết câu lời giải là:" Lan còn lại số quả bóng là:" Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: "Hỏi Lan còn lại mấy quả bóng?" để học sinh trả lời miệng: "Lan còn lại 5 quả bóng" rồi chèn phép tính vào để có cả bước giải (gồm lời giải và cả phép tính): Lan còn số quả bóng là: 8 -3 = 5 (quả bóng) ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Giáo viên: Phạm Thị Hường- Trường Tiểu học Ngọc Trạo- Bỉm Sơn 15 SKKN: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Cách 5: Sau khi học sinh tính xong: 8 -3 = 5 (quả bóng), giáo viên chỉ vào " 5 quả bóng" và hỏi: "5 quả bóng" ở đây là số bóng của ai? (Là số bóng của Lan còn lại). Từ câu trả lời của các em ta giúp học sinh chỉnh sửa thành câu lời giải: "Số bóng của Lan còn lại là..." Giáo viên cần lưu ý học sinh rằng: tóm tắt không nằm trong lời giải của bài toán, nhưng phần tóm tắt cần được luyện kỹ để học sinh nắm được bài toán đầy đủ, chính xác. Câu lời giải trong bài giải không yêu cầu mọi học sinh phải theo mẫu như SGK hay nêu giống nhau hoàn toàn mà giáo viên cần linh hoạt, tạo diều kiện cho HS tự nêu nhiều câu lời giải khác nhau, sau đó cùng bàn bạc, thảo luận để tìm câu lời giải thích hợp nhất. Các em có thể diễn đạt câu trả lời theo ý hiểu của mình miễn sao đúng nội dung là được. Thao tác này nếu được lặp đi, lặp lại nhiều lần, học sinh sẽ quen dần với cách nêu lời giải bằng miệng. Do đó các em sẽ dễ dàng viết được câu lời giải sau này. Bên cạnh đó, giáo viên cần nói rõ quy ước viết đơn vị của phép tính trong bài giải để HS ghi nhớ và thực hiện khi trình bày bài giải. * Bài toán giải bằng phép tính trừ được giới thiệu khi HS đã thành thạo giải bài toán có lời văn bằng phép tính cộng. Lúc này GV chỉ hướng dẫn cách làm tương tự các bước và cách thay thế từ ngữ ở phần tóm tắt, phần lời giải và thay thế phép tính cho phù hợp với bài toán. Ở lớp 1, HS chỉ giải toán về thêm, bớt với 1 phép tính cộng hoặc trừ nên mọi HS bình thường đều có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng nếu được giáo viên hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ và đúng phương pháp. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giáo viên dạy cho học sinh cần phải nắm vững và thực hiện tốt các bước sau: - Đọc kĩ đề bài: Đề toán cho biết những gì? Đề toán yêu cầu gì? - Tóm tắt đề bài - Tìm được cách giải bài toán - Trình bày bài giải - Kiểm tra lời giải và đáp số ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Giáo viên: Phạm Thị Hường- Trường Tiểu học Ngọc Trạo- Bỉm Sơn 16 SKKN: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Khi giải bài toán có lời văn, GV cần giúp cho HS hiểu rõ những điều đề toán đã cho, phần bài toán yêu cầu phải tìm; giúp các em biết chuyển dịch ngôn ngữ thông thường thành ngôn ngữ toán học (đó là phép tính thích hợp). Ví dụ: Có một số bông hoa, khi được cho thêm hoặc mua thêm nghĩa là thêm vào, vì vậy phải làm tính cộng; nếu đem cho hay đem bán, mất đi, hay ăn hết ... thì phải làm tính trừ,... Khi các em đã thành thạo với các bước để giải một bài toán, giáo viên hãy cho HS tập ra đề toán phù hợp với một phép tính đã cho, để các em tập tư duy ngược, tập phát triển ngôn ngữ, tập ứng dụng kiến thức vào các tình huống trong thực tiễn. Ví dụ: Giáo viên nêu phép tính 12 + 2 = 14. Học sinh tự đặt một bài toán sao cho phù hợp với phép tình giáo viên vừa nêu. Có thể có các bài toán sau: - Bạn Bình có 12 viên bi, chị Mai cho Bình 2 viên bi nữa. Hỏi bạn Bình có tất cả bao nhiêu viên bi? Hay: - Nhà Lan nuôi 12 con gà mái, mẹ mua thêm 2 con gà mái nữa. Hỏi nhà Nam có tất cả mấy con gà? Hoặc - Có 12 con vịt bơi dưới ao, có thêm 2 con vịt xuống ao. Hỏi có tất cả mấy con vịt dưới ao? ... Như vậy, chỉ với 1 phép tình đưa ra sẽ có rất nhiều đề bài toán HS có thể nêu. Biết nêu đề bài toán từ một phép tính đã cho, HS sẽ hiểu vấn đề sâu sắc hơn, chắc chắn hơn, tư duy và ngôn ngữ của HS sẽ phát triển hơn. * Khâu trình bày bài giải cũng đóng vai trò quan trọng để giáup học sinh có được một bài toán giải hoàn chỉnh. Sau đây là quy định chung để trình bày một bài giải. SAU ĐÂY LÀ CÁCH TRÌNH BÀY MỘT BÀI GIẢI CỦA DẠNG TOÁN BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 1 1. Chữ Bài giải được viết vào giữa vở (có gạch chân) ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Giáo viên: Phạm Thị Hường- Trường Tiểu học Ngọc Trạo- Bỉm Sơn 17 SKKN: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ 2. Câu lời giải được viết lùi vào 2 hoặc 3 ô (tuỳ vào câu lời giải dài hay ngắn) so với lề vở. Sau câu lời giải có dấu hai chấm (:) 3. Phép tính: Xuống dòng lùi vào 1 ô so với lời giải để viết phép tính, tên đơn vị viết trong dấu ngoặc đơn ( ). 4. Đáp số: Xuống dòng lùi vào bên phải 1 ô so với phép tính để viết đáp số. Sau từ "đáp số" là dấu hai chấm rồi mới viết kết quả phép tính, lúc này tên đơn vị của phép tính không phải đặt trong dấu ngoặc đơn. Sau đây là một số lỗi học sinh lớp tôi gặp phải trong những tiết đầu các em trình bày bài giải: (*) Bài giải Bài giải Lan còn lại: 8 - 3 = 5 (quả bóng) Lan còn: 8 - 3 = 5 (quả bóng) Đáp số: 5 quả bóng Đáp số: 5 quả bóng Cũng có một số ít học sinh viết dài dòng ở câu phép tính. Chẳng hạn: 8 quả bóng 3 quả bóng = 5 (quả bóng) Nhìn vào cả 3 cách trình bày bài giải như trên chúng ta đều không thấy đẹp mắt và không đảm bảo tính khoa học. Vì vậy để giúp học sinh trình bày bài giải đúng, đủ mà không dài dòng giáo viên phải luôn nhắc nhở miệng hoặc yêu cầu một vài em nhắc lại cách trình bày bài giải trước mỗi khi làm bài để các em trình bày đúng và đẹp. Do vậy, cho đến nay học sinh lớp do tôi chủ nhiệm 100% học sinh đã biết cách tóm tắt, trình bày và thực hiện giải bài toán không những đúng mà trông còn đẹp mắt. Ví dụ: Từ bài toán (*) ở trên, giờ đây các em đã trình bày như sau: Bài giải Lan còn lại số quả bóng là: 8 - 3 = 5 (quả bóng) Đáp số: 5 quả bóng ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Giáo viên: Phạm Thị Hường- Trường Tiểu học Ngọc Trạo- Bỉm Sơn 18 SKKN: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Từ kết quả trên cho thấy: Nếu bản thân giáo viên có những biện pháp cụ thể cải tiến phương pháp dạy học thì chất lượng học tập của học sinh sẽ nâng cao. KẾT QUẢ PHIẾU ĐIỀU TRA HS CUỐI THÁNG 3/2011 Lớp TT 1 1A sĩ HS viết đúng HS viết đúng số câu lời giải phép tính 38 37 97,4% 38 100% HS viết đúng HS giải đúng đáp số 38 100% cả 3 bước 37 97,4% C. KẾT LUẬN Qua hơn một học kỳ nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến Giải toán có lời văn, với vốn kiến thức có hạn của bản thân bước đầu tôi đã phân tích và chỉ ra được một số gợi ý nhỏ giúp học sinh khắc phục một số khó khăn khi giải toán có lời văn. Cụ thể, muốn dạy học sinh làm tốt dạng toán này thì giáo viên cần phải: - Tôn trọng triệt để đường lối giải toán (tuyệt đối không được bỏ qua bất kỳ bước nào). - Không mĩ mãn với việc tìm ra một cách giải mà phải tìm ra nhiều cách giải, từ đó chọn ra phương án tối ưu, trí tuệ nhất. - Điều không thể thiếu được là học thuộc và vận dụng thành thạo bảng cộng, trừ, kỹ năng tính toán tinh thông. - Giáo viên nên kết hợp dạy về số, các phép tính và giải toán có lời văn trong sự liên kết, gắn bó hữu cơ với nhau. - Giáo viên cần thực hiện nghiêm túc hướng dạy học Lấy học sinh làm trung tâm. - Giáo viên cần tối đa hoá khâu xã hội hoá giáo dục (từ cha mẹ học sinh, đoàn thanh niên, sao nhi đồng, các môn có liên quan đến các lực lượng khác trong ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Giáo viên: Phạm Thị Hường- Trường Tiểu học Ngọc Trạo- Bỉm Sơn 19 SKKN: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp1 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ xã hội) để cùng cộng đồng giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh toàn diện. Giáo viên cần khuyến khích, tuyên truyền và giúp đã học sinh tham gia kì thi Giải toán qua mạng Internet. Đây là một cách học bổ ích, lí thú và đem lại hiệu quả rất tốt cho môn Toán nói chung và dạng toán có lời văn nói riêng. Bên cạnh đó bản thân giáo viên cũng cần có lòng yêu nghề, mến trẻ thực sự; cần tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Giáo viên tránh nôn nóng trong việc truyền đạt kiến thức cho bản thân mà trái lại giáo viên cần từ từ để dạy học sinh từng bước. Vì thế, cổ nhân ta từ xưa đã có câu " Dục tốc, bất đạt" là vậy. Trên đây là một số ý kiến nhỏ của riêng bản thân tôi đã áp dụng khi dạy học sinh dạng toán Có lời văn. Bản thân tôi rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến từ phía bạn bè đồng nghiệp cũng như quý ngành để đề tài của tôi ngày càng được hoàn thiện và đem lại hiệu quả khả thi hơn trong giảng dạy. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bỉm Sơn, ngày 30/3/1011 Người viết Phạm Thị Hường ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Giáo viên: Phạm Thị Hường- Trường Tiểu học Ngọc Trạo- Bỉm Sơn 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng