Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Skkn khối 10

.DOC
19
502
123

Mô tả:

SKKN: SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ LỚP10 MỤC LỤC Trang PHẦN I - MỞ ĐẦU ................................................................................................2 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................2 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................3 3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3 4. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................3 5. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3 6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3 7. Đóng góp mới của đề tài........................................................................................4 PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................5 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10.......................................................5 1. Cơ sở của việc lựa chọn sáng kiến........................................................................5 2. Tình hình nghiên cứu.............................................................................................6 3. Một số khái niệm ..................................................................................................7 4. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu và đánh giá thực trạng.......7 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................8 1. Vị trí những phần kiến thức có thể sử dụng ca dao tục ngữ để giảng dạy trong hệ thống chương trình địa lí lớp 10................................................................................8 2. Ví dụ cụ thể về mô ̣t số câu ca dao tục ngữ được sử dụng trong bài giảng và ý nghĩa..........................................................................................................................9 3. Phương pháp ứng dụng của giáo viên.................................................................12 4. Ý nghĩa giáo dục .................................................................................................12 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................13 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................14 1. Kết luận................................................................................................................14 2. Kiến nghị.............................................................................................................14 PHỤ LỤC ……………………………………………………………………… 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................19 GV: Nguyễn Thị Phượng 1 SKKN: SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ LỚP10 PHẦN I - MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình dạy - học là một hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào chủ thể nhận thức - người học. Điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm... (các yếu tố chủ quan); nó còn phụ thuộc vào: môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thú trong học tập. Sự hứng thú học tập của học sinh là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng dạy và học. Nhìn chung người học có hứng thú học tập hay không là do mối quan hệ tương tác của người dạy đối với người học. Trong trường học hiện nay đa số các em học sinh ít quan tâm đến môn địa lí vì các em nghĩ đây là môn học phụ, thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và vì môn học thuộc lòng nên dẫn đến học sinh ngại học. Điều đó làm cho học sinh không có hứng thú trong học tập, ngại trau dồi kiến thức về địa lí. Việc học đối phó, miễn cưỡng, học sinh chỉ tiếp thu được lượng kiến thức rất ít, không bản chất, vì thế dễ quên. Kết quả là điểm kiểm tra thấp, hiệu quả học tập chưa cao. Khi có hứng thú say mê trong học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại khi nắm bắt vấn đề nghĩa là hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú. Có nhiều cách để tạo hứng thú học tâ ̣p cho học sinh trong giờ học địa lí, riêng đối với bản thân tôi đã áp dụng một trong những biện pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh đó là : sử dụng ca dao tục ngữ có liên quan đến nội dung bài học để giảng dạy. Việc sử dụng những câu tục ngữ, ca dao lồng ghép trong nội dung bài giảng bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của học sinh, tạo niềm thích thú, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học địa lí khối 10. Chính vì lí do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy địa lí lớp 10” để nghiên cứu và thực nghiệm trong quá trình giảng dạy, đồng thời xin trao đổi với các bạn đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra phương pháp dạy học môn Địa lí đạt kết quả cao hơn. GV: Nguyễn Thị Phượng 2 SKKN: SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ LỚP10 2. Mục đích nghiên cứu - Giúp giáo viên nhận thấy việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học địa lí là hợp lí, có hiệu quả. - Giúp học sinh có khả năng lĩnh hội kiến thức thông qua các câu ca dao, tục ngữ do giáo viên cung cấp và gợi mở. - Giúp giáo viên và học sinh trau dồi thêm vốn ca dao, tục ngữ Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu cách sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học địa lí lớp 10 (những bài có liên quan mà tôi đã biết), ý nghĩa địa lí của ca dao, tục ngữ có đề cập trong đề tài. 4. Đối tượng nghiên cứu Giáo viên giảng dạy môn địa lí lớp 10. 5. Phạm vi nghiên cứu * Giới hạn đối tượng nghiên cứu Chỉ nghiên cứu về việc sử dụng các câu ca dao trong dạy học những phần, nội dung có liên quan bài học địa lí mà tôi đã biết. Không đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu tất cả những câu ca dao tục ngữ có liên quan đến địa lí ( như ca dao tục ngữ về địa danh ) Chỉ nghiên cứu phương tiện duy nhất “sử dụng ca dao, tục ngữ” để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Ngoài ra không đề cập đến các phương tiện tạo hứng thú học tập khác. * Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Khối lớp 10 trường THPT Bắc Kiến Xương 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện kiểm tra đánh giá ở các lớp: 10A5, 10A6, 10A9. - Thông qua kinh nghiệm thực hiện giảng dạy đối với Chương trình đổi mới SGK lớp 10. - Phương pháp này còn được thực hiện thông qua công tác dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp. GV: Nguyễn Thị Phượng 3 SKKN: SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ LỚP10 7. Đóng góp mới của đề tài - Đề tài chỉ ra được tính ứng dụng của ca dao, tục ngữ đối với việc giảng dạy địa lí. - Phương tiện sử dụng ca dao, tục ngữ là một trong những phương tiện dạy học địa lí giúp học sinh dễ hiểu, dễ liên hệ kiến thức và yêu thích môn học hơn. - Cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong giảng dạy môn địa lí lớp 10, địa lí lớp 12 (tham khảo nội dung kiến thức địa lí Tự nhiên Việt Nam) và có thể dùng cho học sinh nghiên cứu, đọc thêm. GV: Nguyễn Thị Phượng 4 SKKN: SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ LỚP10 PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 10 1. Cơ sở của việc lựa chọn sáng kiến a. Cơ sở lý luận Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyết Trung Ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (121996), được thể chế hóa trong luật Giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt chỉ thị số 14 (4-1999). Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi ‘‘Phương pháo giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS’’ Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học nên GV cần vận dụng các phương pháp soạn giảng cho phù hợp để đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS, từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực của học sinh. Việc dạy học Địa lí nói chung cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là các luận điểm có tính chất chỉ đạo, những quy định, yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Việc sử dụng, áp dụng các câu ca dao, tục ngữ phù hợp với từng phần nội dung kiến thức đã căn cứ vào các nguyên tắc giáo dục (môn Địa lí). Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng, việc sử dụng lồng ghép ca dao, tục ngữ để hình thành khái niệm, kiến thức địa lí đều đảm bảo các nguyên tắc trên, nhất là các nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức đối với học sinh và nguyên tắc bảo đảm tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh nhưng không kém phần thú vị, hấp dẫn thu hút học sinh với phần kiến thức mới. b. Cơ sở thực tiễn Trong thực tế địa lí đã có trong những câu tục ngữ, ca dao. Từ xa xưa, trải qua hàng nghìn năm những câu ca dao tục ngữ đã được cha ông ta đúc kết lại từ những GV: Nguyễn Thị Phượng 5 SKKN: SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ LỚP10 kinh nghiê ̣m thực tế: các mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa thiên nhiên con người, thiên nhiên - sản xuất, các quy luật thời tiết - khí hậu, các quy luật tự nhiên...mặc dù trình độ nhận thức chưa được sâu sắc lắm. Chính ý nghĩa phong phú và rộng rãi của ca dao, tục ngữ mà nó trở thành một phần trong kho tàng kiến thức của khoa học địa lí. Tận dụng điều này giáo viên có thể làm mới bài giảng của mình giúp bài học trở nên sáng tạo, mới lạ, phong phú hơn. Để rèn luyê ̣n kĩ năng học đi đôi với hành ( vốn là mô ̣t kĩ năng còn yếu đối với học sinh khi học môn địa lí ) thì việc khai thác ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ này giúp học sinh cảm thấy dễ dàng liên hệ kiến thức sách vở với các hiê ̣n tượng tự nhiên của cuộc sống bên ngoài. Thực tế đã có nhiều đề tài của các giáo viên trường THPT đề cập đến vấn đề tạo hứng thú học tập địa lí qua tranh ảnh, phim tư liệu, bản đồ, mô hình… (hay còn gọi đồ dùng trực quan) tuy nhiên vẫn còn ít đề tài khai thác vấn đề sử dụng câu ca dao tục ngữ trong dạy học địa lí nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có cũng chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ chính vì vậy bản thân tôi mạnh dạn trình bày một vài ý tưởng mà tôi sau khi áp dụng ở trường THPT Bắc Kiến Xương, bước đầu đã có những biểu hiê ̣n tích cực trong thái đô ̣ học tâ ̣p của học sinh và hiệu quả của giờ học địa lí được nâng lên ro rê ̣t. 2. Tình hình nghiên cứu Cùng hướng nghiên cứu với đề tài này đã có một số đề tài, sách đề cập đến: Sáng kiến kinh nghiệm “ Hướng dẫn học sinh sưu tầm ca dao tục ngữ dự báo thời tiết, khí hậu địa phương để phục vụ dạy – học môn địa lí phần địa lí địa phương” Đề tài “Sử dụng ca dao, tục ngữ trong giảng dạy địa lí lớp 10” mà tôi trình bày ngoài việc đề cập đến vấn đề nghiên cứu các câu ca dao, tục ngữ liên quan đến địa lí, ý nghĩa của nó để giảng dạy phần kiến thức liên quan cụ thể còn đề cập đến việc áp dụng những câu ca dao tục ngữ này góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh. GV: Nguyễn Thị Phượng 6 SKKN: SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ LỚP10 3. Một số khái niệm Ca dao là gì? Ca dao là bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, có vần điệu, theo thể thơ lục bát, lục bát biến thức hay thơ bốn chữ, thơ năm chữ. Ca dao là thi ca truyền miệng mô tả phong tục tập quán, về thời tiết, khí hậu, những kinh nghiệm thiên văn học của người xưa. Tục ngữ là gì? Tục ngữ là “câu nói có ý nghĩa, dễ nhớ vì có vần điệu, lưu hành bằng cách truyền miệng từ người này sang người khác từ nơi này đi nơi khác” Nói chung tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, là những nhận xét giải thích của nhân dân về các hiện tượng của tự nhiên liên quan đến thời tiết, khí hậu. Với đặc điểm ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh những câu tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp. Vì sao sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy – học địa lí lớp 10? Bản thân của ca dao, tục ngữ có đặc điểm là câu nói ngắn, có ý nghĩa, có vần điệu nên khi nghe học sinh dễ nhớ. Khi dạy phần nội dung kiến thức mà giáo viên lồng ghép, liên kết với kiến thức địa lí thì trong quá trình tư duy học sinh sẽ có sự gắn kết các kiến thức với ngôn ngữ của ca dao tục ngữ như vậy sẽ vừa dễ hiểu và vừa dễ nhớ, tăng thêm phần thuyết phục cho bài học. Tùy từng bài, từng phần nội dung bài học mà tôi sử dụng những câu ca dao tục ngữ có liên quan. 4. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu và đánh giá thực trạng. Trường THPT Bắc Kiến Xương năm học 2016 - 2017 khối lớp 10 (12 lớp) có tổng sĩ số là 545 học sinh. Trên thực tế những học sinh không thích, không hứng thú khi học môn nào thường là những học sinh không học tốt môn học đó. Không thích, không hứng thú nhiều môn thì dẫn đến kết quả học tập cả quá trình sẽ thấp. GV: Nguyễn Thị Phượng 7 SKKN: SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ LỚP10 Chính vì vậy việc tạo hứng thú cho học sinh là việc quan trọng của tất cả các giáo viên bộ môn trong đó có môn địa lí. CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Vị trí những phần kiến thức có thể sử dụng ca dao tục ngữ để giảng dạy trong hệ thống chương trình địa lí lớp 10 Do sự phong phú về nội dung của ca dao tục ngữ như : thể hiện các quy luật tự nhiên, mối quan hệ giữa tự nhiên - tự nhiên, giữa tự nhiên - đời sống sản xuất của con người, dự báo về thời tiết khí hậu, mối giao lưu văn hóa giữa các vùng miền… Nên khi dạy học địa lí có thể sử dụng được nhiều câu ca dao. Ở phần nội dung này tôi cũng xin liệt kê và đưa ra các câu ca dao tục ngữ được ứng dụng trong nhiều bài thuộc chương trình địa 10: a. Để dạy bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái Đất. Sử dụng câu: -“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” - “Sen tàn Cúc lại nở hoa Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân” b. Để dạy bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính. Sử dụng mô ̣t trong các câu sau: -“Tháng bảy kiến đàn Đại hàn hồng thủy” -“Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy” -“Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi” -“Cơn đàng Bắc đổ thóc ra phơi” -"Ruồi vàng, bọ chó, gió Than Uyên" -“Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau” c. Để dạy bài 13̀: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa. Sử dụng mô ̣t trong các câu sau: GV: Nguyễn Thị Phượng 8 SKKN: SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ LỚP10 -“Én bay thấp mưa ngập bờ ao Én bay cao mưa rào lại tạnh” -“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” -“Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão” d. Để dạy bài 16: Sóng, thủy triều, dòng biển. Một số sông lớn trên Trái Đất. Sử dụng mô ̣t trong các câu sau: “Mồng một lưỡi trai, mồng hai lưỡi hái Mồng ba câu liêm, mồng bốn liềm cụt…” e. Để dạy bài 3̀5:Vai trò, đặc điểm. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ. Sử dụng câu sau: “Ai về Phú Thọ cùng ta Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười” f. Để dạy bài 3̀6: Vai trò, Đặc điểm. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành GTVT. Sử dụng các câu sau: “Ai về nhắn với nậu nguồn Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên” “Đường bộ thì sợ Hải Vân “Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi” 2. Ví dụ cụ thể về mô ̣t số câu ca dao tục ngữ được sử dụng trong bài giảng và ý nghĩa a.Ví dụ 1: Khi dạy Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất để khắc sâu kiến thức phần III. Ngày đêm, dài ngắn theo mùa và theo vĩ đô ̣”. Tôi sử dụng câu ca dao: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức mới học để giải thích ? GV: Nguyễn Thị Phượng 9 SKKN: SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ LỚP10 Giải thích ý nghĩa : “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” Viê ̣t Nam nằm trong vùng nô ̣i chí tuyến bán cầu bắc. Tháng 5 âm lịch của Việt Nam tương ứng là tháng 6 dương lịch. Tháng 6 dương lịch BCB là mùa hè. Ngày 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt trái đất tại chí tuyến bắc (23 o27’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc (Việt Nam) dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, đêm càng ngắn, nên có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn. “Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Vào ngày 22/12 (tháng 10 âm lịch), Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc với tiếp tuyến bề mặt trái đất tại 23o27’N (Chí tuyến Nam) thì ở BCN lúc này ngày dài đêm ngắn và ở BCB (Việt Nam) hiện tượng ngày ngắn - đêm dài . b. Ví dụ : Khi dạy bài 13̀: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa Tôi sử dụng câu: “Én bay thấp mưa ngập bờ ao Én bay cao mưa rào lại tạnh” Để hỏi học sinh: Các em đã được tìm hiểu điều kiện ngưng đọng hơi nước trong khí quyển, điều kiện hình thành mây và mưa. Hãy dựa vào mối liên hệ giữa sinh vật và hiện tượng thời tiết để giải thích tại sao én bay thấp - cao có liên quan đến hiện tượng mưa to hay mưa rào? Giải thích ý nghĩa: Trong số các loài sinh vật như chim én (hay các loài côn trùng: chuồn chuồn, các loài mối, muỗi nhỏ mà chúng ta không nhìn thấy) thường GV: Nguyễn Thị Phượng 10 SKKN: SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ LỚP10 thì vào cuối xuân đầu hạ, quan sát ở ngoài đồng, nếu thấy chim én bay thành đàn sà thấp xuống mặt đất thì thường sau đó, trời sẽ mưa. Nguyên nhân là trước lúc trở trời, trong không khí có nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của côn trùng, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất. Ngoài ra vì áp thấp, ngột ngạt, nên nhiều loài sâu bọ cũng chui lên khỏi mặt đất. Chim én bay xuống thấp chính là để bắt những côn trùng, sâu bọ này. Cho nên, cứ mỗi khi thấy chim én bay thành đàn sà xuống, người ta lại nói rằng trời sắp có mưa. Người nông dân chỉ đúc kết kinh nghiệm về thay đổi thời tiết của độ bay cao, thấp của con chuồn chuồn. Học sinh khi học phần khí hậu (khí quyển, khí áp, gió, mưa...) sẽ giải thích độ cao, thấp của chuồn chuồn khi bay với hiện tượng “mưa, nắng” là do yếu tố áp suất không khí và độ ẩm. c. Ví dụ 3: Khi dạy bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính. Sử dụng câu: “Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy” “Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi” “Cơn đàng Bắc đổ thóc ra phơi” Để dạy phần kiến thức 2: Gió mùa Giải thích ý nghĩa: Vào tháng 7, mùa hè của nửa Cầu Bắc (Việt Nam), nhiệt độ không khí ở trên lục địa cao hình thành khu áp thấp hút gió (khối khí ẩm) từ Thái Bình dương vào gây nên những trận mưa lớn cùng với sự xuất hiện của các khí áp thấp gây nên mưa bão ở Bắc bộ và Bắc trung Bộ. Nên trong dân gian mới có câu:“Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy” Nhưng nếu thấy: Hay: “Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi” “Cơn đàng Bắc đổ thóc ra phơi” Do ảnh hường của địa hình: dãy Hoàng Liên Sơn ở Bắc Bộ, dãy Trường Sơn Bắc (Bắc Trung Bộ) nên khi có gió Tây Nam (gió Nam) chỉ gây mưa ở Nam bộ và Tây Nguyên. Còn ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và ven biển Nam GV: Nguyễn Thị Phượng 11 SKKN: SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ LỚP10 Trung Bộ không có mưa. Tương tự “cơn đàng Bắc...” là ảnh hưởng của khối khí ôn đới xuất phát từ cao áp lục địa (Xibia) tính chất lạnh và khô nên không gây mưa. 3. Phương pháp ứng dụng của giáo viên Giáo viên sử dụng các câu ca dao trên bằng nhiều phương pháp : + Dùng câu ca dao tục ngữ để gợi mở, gợi ý cho học sinh dễ dàng tìm ra kiến thức. + Dạy phần kiến thức xong sau đó đọc câu ca dao để khắc sâu kiến thức để học sinh dễ nhớ. Nhằm nâng cao kĩ năng học đi đôi với hành của học sinh, giáo viên có thể yêu cầu học sinh sưu tầm thêm những câu ca dao tục ngữ có liên quan, ý nghĩa gần tương tự như câu ca dao mà giáo viên cung cấp. Học sinh chuẩn bị bài mới bằng cách sưu tầm những câu ca dao có liên quan đến bài mới Học sinh học bài cũ và giáo viên kiểm tra bài cũ, kiểm tra định kì bằng cách cho phân tích giải thích câu ca dao tục ngữ. 4. Ý nghĩa giáo dục Bằng cách lồng ghép đưa tục ngữ, ca dao Việt Nam vào bài học tạo cho bài học trở nên sinh động, khắc sâu được kiến thức về khoa học Địa lý cho học sinh, ngoài ra còn có ý nghĩa sâu sắc góp phần làm giàu vốn kiến thức cho học sinh về ca dao tục ngữ dân tộc Việt Nam. Hình thành nhân cách cho học sinh trong thời kỳ hội nhập với khu vực, với thế giới hiện nay. Các em biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tiên tiến của thế giới đồng thời phải biết kế thừa nét văn hóa độc đáo, giàu bản sắc của dân tộc vào mỗi phần bài học lớp 10. Những quy luật của thiên nhiên với sản xuất, các mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, con người với con người... sẽ là cơ sở để học sinh tiếp nhận những kiến thức khoa học mới. Các em sẽ giải thích được các mối quan hệ đó, trên cơ sở khoa học để trở thành con người mới vừa có đức vừa tài năng. Các kiến thức địa lý tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế đại cương (lớp 10) khắc sâu trong tục ngữ, ca dao Việt Nam sẽ giúp các em hứng thú với bài học, hiểu bài và nhớ bài lâu hơn. Là cơ sở cho các em học tiếp nối lên chương trình các lớp GV: Nguyễn Thị Phượng 12 SKKN: SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ LỚP10 11,12. Và tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc trong ca dao dân ca sẽ mang lại cho các em tinh thần lạc quan, vững tin để học tập thật tốt. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Việc sử dụng các phương tiện dạy học của giáo viên bộ môn địa lí ở trường trước hết là đã giúp cho các em : tự nhận thức được giáo viên sử dụng phương tiện dạy học tạo sự hứng thú trong học tập cho các em là cần thiết, khi các em nhận thức được sự hứng thú trong học tập là cần thiết thì các em sẽ có những mong đợi (về phương tiện, phong cách, cách tổ chức lớp học…) đối với giáo viên trong quá trình lên lớp. Các em cũng nhận thức được việc hứng thú học tập môn địa lí sẽ giúp các em: có sự say mê trong tìm tòi kiến thức địa lí, tiếp theo là các em sẽ có kết quả học tập tốt, kiến thức xã hội ngày càng phong phú, hoàn thiện được hệ thống chương trình THPT, học địa lí một cách tự giác, thường xuyên sưu tầm tư liệu địa lí… Do học sinh đã được giáo viên cung cấp thêm những câu ca dao, tục ngữ có liên quan trong bài học và để đáp ứng yêu cầu kiểm tra bài cũ của giáo viên học sinh cần phải nhớ những câu ca dao, tục ngữ để trả lời kiến thức địa lí. Do vậy hiệu quả trước tiên là sự liên kết đầy mới lạ làm khơi dậy tính tò mò, kích thích tư duy của học sinh, hiểu bài nhanh, không khí lớp học nhẹ nhàng, giảm căng thẳng, nhớ bài lâu, cho học sinh thêm hiểu và thêm yêu ca dao tục ngữ Việt Nam. GV: Nguyễn Thị Phượng 13 SKKN: SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ LỚP10 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Việc nâng cao hiệu quả học tập cho sinh là mục tiêu của người dạy học nên giáo viên cần phải sáng tạo trong sử dụng các phương tiện trong dạy học để làm mới phong cách của mình, giúp bài học trở nên hấp dẫn, sinh động, tránh sự nhàm chán. Việc áp dụng linh hoạt các phương tiện dạy học thể hiện tính sáng tạo, tìm tòi, đầu tư của giáo viên và cũng nhờ vậy sẽ giúp học sinh nắm được bài, có thái độ tích cực, yêu thích đối với môn học – môn Địa lí. Để thực hiện tốt phương tiện này giáo viên cần nâng cao kiến thức (sưu tầm, tìm hiểu) về vốn ca dao tục ngữ liên quan đến kiến thức địa lí và tôi nghĩ vấn đề này cũng cần được bàn bạc, nghiên cứu mở rộng hơn trong những đề tài sau. Không chỉ bổ sung ca dao, tục ngữ cho giảng dạy khối 10 mà còn bổ sung, áp dụng cho khối 12 (địa lí Việt Nam) vì trong chương trình địa lí 12 có nhiều kiến thức địa lí Việt Nam mà ca dao, tục ngữ có đề cập tới. 2. Kiến nghị * Đối với Giáo viên : Để tạo hứng thú cho HS khi học địa lí trước hết người giáo viên phải yêu thích chính công việc giảng dạy ở trường bởi vì khi giáo viên yêu công việc sẽ dồn vào đó quyết tâm, sự tâm huyết, say mê nhiệt tình, từ đó nảy sinh nhiều ý tưởng sáng tạo. Để sử dụng phương tiện này hiệu quả bản thân giáo viên phải có vốn kiến thức về ca dao tục ngữ phong phú, và để vận dụng linh hoạt vào bài giảng cần hiểu thấu đáo đầy đủ về ý nghĩa của câu ca dao tục ngữ. Muốn làm được điều đó giáo viên phải thường xuyên tìm những thông tin bên ngoài thực thế nhờ việc tra cứu từ nhiều nguồn : báo chí, mạng internet, tham khảo các sách, tạp chí… sưu tầm, bổ sung những câu ca dao tục ngữ hay và có ý nghĩa với môn địa lí. * Đối với học sinh: Học sinh cần học bài và trả lời bài bằng việc sử dụng những câu ca dao tục ngữ đã được giáo viên cung cấp. Để giảm việc giáo viên cung cấp kiến thức một chiều thì có thể gợi ý cho học sinh, yêu cầu các em chuẩn bị bài mới bằng việc tìm hiểu các câu ca dao, tục ngữ GV: Nguyễn Thị Phượng 14 SKKN: SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ LỚP10 nào có liên quan đến bài mới, và thử giải thích. Kiến Xương, ngày 5 tháng 3̀ năm 2017 NGƯỜI VIẾT SKKN Nguyễn Thị Phượng NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GV: Nguyễn Thị Phượng 15 SKKN: SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ LỚP10  PHỤ LỤC: MỘT SỐ ÀI CA DAO TỤC NGỮ PHỤC VỤ DẠY HỌC ĐỊA LÍ 1. “Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão” Giải thích ý nghĩa: Hiện tượng “gió heo may” loại gió nhẹ, hơi lạnh và khô thường thổi vào mùa thu (đầu đông) ở vùng Bắc bộ. Thời gian từ tháng 9, 10 dương lịch. Mùa này thường không có mưa, nên để chỉ tính chất của thời tiết này ông cha ta xưa mới có câu trên. 2. “Mồng một lưỡi trai, mồng hai lưỡi hái Mồng ba câu liêm, mồng bốn liềm cụt…” Giải thích ý nghĩa: Hiện tượng con nước triều “cường”, “kém” liên quan đến vị trí của mặt trăng, mặt trời và trái đất trong không gian, liên hệ hiện tượng trăng khuyết thời kỳ triều “kém”. 3̀. “Tháng bảy kiến đàn Đại hàn hồng thủy” Giải thích ý nghĩa: Chỉ cần quan sát sự xuất hiện của những đàn kiến di chuyển cùng với “lương thực, thực phẩm...” từ dưới đất lên cao thì sẽ có mưa bão lớn. Vào tháng 7, mùa hè của nửa Cầu Bắc (Việt Nam), nhiệt độ không khí ở trên lục địa cao trở thành khu áp thấp hút gió (khối khí ẩm) từ Thái Bình dương vào gây nên những trận mưa lớn cùng với sự xuât hiện của các khí áp thấp gây nên mưa bão ở Bắc bộ và Bắc trung Bộ. 4. "Ruồi vàng, bọ chó, gió Than Uyên" Giải thích ý nghĩa: Địa danh Than Uyên thuộc vùng thung lũng Than Uyên thuộc Hoàng Liên Sơn nơi đây vào đầu mùa lạnh chịu ảnh hưởng của khối không khí từ cao áp Xibia ở phía Bắc thổi về sau khi vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn thì trở nên hanh khô hơn người ta gọi là hiệu ứng fơn của khối không khí sau khi vượt núi. Và nó hoạt động ở huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu vì vậy mới có tên là gió GV: Nguyễn Thị Phượng 16 SKKN: SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ LỚP10 Than Uyên. Gió đã lạnh lại quá khô làm cho da dẽ nứt nẻ người lao phổi sẽ sốt cao, khái huyết, rất khó chịu nên nhân dân đã có câu ví trên ý nói ba thứ “ ruồi vàng” – “bọ chó” – “gió Than Uyên” gây khó chịu như nhau. Gió Than Uyên chính là gió mùa đông bắc bị dãy Hoàng Liên Sơn cản lại. Sườn bên Đông thì lạnh mà sườn bên Tây thì nóng, nên gió tràn qua các đèo thấp lùa xuống thung lũng Than Uyên. Gió thường thổi vào tháng Mười Hai, tháng Giêng dương lịch, đặc biệt là vào buổi trưa. 5. “Đói thì ăn ráy, ăn khoai Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng” “Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau” Giải thích ý nghĩa: Lúa trổ vào tháng hai (âm lịch) thời kỳ hoạt động mạnh của các đợt, gió mùa Đông Bắc (bấc) gió to, khô nên lúa sẽ “ngậm đòng, đứng bông”. “Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau” Mùa hè ở Việt Nam thì chịu tác động của gió mùa mùa hè: Mùa hè ở Việt Nam thì chịu tác động của gió mùa mùa hạ: gió Tây Nam (Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long có mưa), gây khô nóng ở đồng bằng duyên hải miền Trung. Khi gieo mạ có gió Đông Nam (ở Bắc bộ) có nhiệt, ẩm phong phú, cây mạ phát triển xanh tốt. Thời tiết lạnh (giá) vào mùa đông ở miền Bắc lại phù hợp với các loại cây thực phẩm ôn đới, cận nhiệt được trồng nhiều ở vùng Bắc bộ: bắp cải, su hào, cà chua, súp lơ, cà rốt và cả các loại cây ăn quả: đào, lê, mận...đặc sản vùng miền Bắc. 6.“Ai về Phú Thọ cùng ta Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười” “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” Giải thích ý nghĩa: Tổ tiên của người Việt ta là các vua Hùng, kinh đô của các vua Hùng được đặt ở trung tâm bộ Văn Lang nay là thuộc Việt Trì, Phong Châu, Phú Thọ. Để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng đã có công dựng nước, GV: Nguyễn Thị Phượng 17 SKKN: SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ LỚP10 nước ta lấy ngày 10-3 âm lịch là ngày giỗ Tổ Hùng Vương và ở Phú Thọ vào ngày này tổ chức rất nhiều hoạt động về văn hóa lịch sử, tổ chức Lễ hội Đền Hùng, có các hoạt động du lịch thăm quan các di tích văn hóa lịch sử, đón rất nhiều du khách đến thăm quan, tìm hiểu về vùng đất anh hùng hào kiệt này Dựa vào câu ca dao này, GV khai thác kiến thức: tài nguyên du lịch (tài nguyên du lịch nhân văn: lễ hội, di tích văn hóa lịch sử, làng nghề truyền thống…) ảnh hưởng đến hình thức tổ chức, mạng lưới hoạt động của ngành du lịch. 7.“Ai về nhắn với nậu nguồn Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên” Giải thích ý nghĩa: Măng le là sản phẩm đă ̣c trưng của miền núi, cá chuồn là sản phẩm của vùng đồng bằng ven biển. Bằng cụm từ “gửi xuống” và “gửi lên” câu ca thể hiê ̣n sự trao đổi hàng hóa giữa miền núi và đồng bằng, để trao đổi (chuyên chở ) hàng hóa giữa các vùng miền thì vai trò GTVT là hết sức quan trọng. 8.“Đường bộ thì sợ Hải Vân “Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi” Giải thích ý nghĩa: Dãy núi hiểm trở kiến tạo nên đèo Hải Vân cắt ngang đất nước từ biên giới phía Tây đến tận sát bờ biển Đông nên đã tạo ra những đặc điểm khí hậu, văn hóa và con người hai miền rất khác nhau. Giao thông qua đèo Hải Vân, trước khi có hầm Hải Vân nhìn chung khá khó khăn. Dùng câu ca trên để dẫn dắt vấn đề yếu tố địa hình ảnh hưởng đến việc thiết kế các công trình giao thông vận tải, thiết kế nên hầm đường bộ Hải Vân giúp an toàn hơn đối với giao thông vận tải. GV: Nguyễn Thị Phượng 18 SKKN: SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ LỚP10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam, Nguyễn Tam Phù Xa, NXb Thanh Niên, 2008 2. Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam,Vũ Ngọc Phan, NXb Văn học, 2007 3. Kinh đô nước Việt qua các triều đại phong kiến Việt Nam, Đặng Việt Thủy, Giang Tuyết Minh, NXb Quân đội nhân dân, 2010. 4.http ://e-cadao.com/ 5.http ://www.daklak.edu.vn/ 6.http://violet.vn/ GV: Nguyễn Thị Phượng 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan