Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn kĩ năng làm văn kiểu đề liên hệ so sánh trong đề thi thpt quốc gia...

Tài liệu Skkn kĩ năng làm văn kiểu đề liên hệ so sánh trong đề thi thpt quốc gia

.PDF
27
125
86

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LĨNH VỰC: NGỮ VĂN THPT Đề tài: KĨ NĂNG LÀM VĂN KIỂU ĐỀ LIÊN HỆ - SO SÁNH TRONG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2018 - 2019 0 LỜI CAM KẾT - Sáng kiến kinh nghiệm này là công trình của cá nhân tôi, được hoàn thành trên cơ sở kinh nghiệm giảng dạy, tổng hợp, chọn lọc và sắp xếp từ nhiều nguồn tài liệu tham khảo đã nêu trong đề tài. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm trên, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Sở giáo dục và đào tạo về tính trung thực của bản cam kết này. 1 BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Kĩ năng làm văn kiểu đề Liên hệ - so sánh trong đề thi THPT Quốc gia 1. MỞ ĐẦU 1.1. Bối cảnh của đề tài Kì thi THPT Quốc gia là một sự kiện quan trọng của ngành Giáo dục Viêt Nam, được tổ chức bắt đầu vào năm 2015. Kỳ thi này xét cho thí sinh hai nguyện vọng: tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Một trong những nhiệm vụ của giáo viên dạy bộ môn Ngữ Văn ở cấp THPT là phải bồi dưỡng cho học sinh kiến thức và hướng dẫn học sinh bộc lộ năng lực thể hiện kiến thức để giải quyết các vấn đề cụ thể. Để có thể làm tốt bài thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn với hình thức tự luận, học sinh không chỉ cần nắm vững kiến thức về các tác giả, tác phẩm trong chương trình sách giáo khoa mà còn phải có kĩ năng viết văn tốt. Theo cấu trúc đề thi của Bộ Giáo dục Đào tạo năm 2018, phần kiến thức của lớp 12 chiếm 70%, còn kiến thức lớp 10,11 chiếm 30%, vì thế ở phần Làm văn, kiểu đề Liên hệ - So sánh trở thành kiểu đề quan trọng bởi nó có thể bao quát được nhiều phần kiến thức. Đây cũng là kiểu đề xuất hiện trong đề thi minh họa và đề thi chính thức của Bộ giáo dục Đào tạo năm 2018. Tuy nhiên đây là dạng đề chưa phổ biến nên vẫn còn nhiều mới mẻ đối với học sinh THPT hiện nay. Hầu hết các đề kiểm tra, bài tập, đề thi cấp trường, cấp địa phương chủ yếu còn xoay quanh những vấn đề trong một tác phẩm cụ thể ví dụ nhân vật, tình huống, bài thơ, đoạn thơ…Còn các kiểu đề liên hệ so sánh tổng hợp giữa các tác phẩm còn ít được chú ý, nên gặp kiểu đề này, phần lớn học sinh đại trà đều cảm thấy vướng mắc. 1.2. Lý do chọn đề tài Thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở các trường THPT cho thấy một bộ phận không nhỏ giáo viên đại trà vẫn chưa thực sự nắm rõ cấu trúc đề, kĩ năng làm kiểu đề này. Họ luôn cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm các vấn đề liên hệ so sánh giữa các tác phẩm, hoặc triển khai dàn ý của dạng đề này. Nhận thấy điều đó, chúng tôi chọn đề tài sáng kiến “Kĩ năng làm văn kiểu đề liên hệ - so sánh trong đề thi THPT Quốc gia” với hi 2 vọng đóng góp một số kinh nghiệm vào quá trình dạy học của giáo viên và học sinh cấp THPT, giúp họ chuẩn bị tốt hơn những kĩ năng để đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn những năm tới. Chính vì những lý do trên, chúng tôi nhận thấy đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Kĩ năng làm văn kiểu đề liên hệ - so sánh trong đề thi THPT Quốc gia” mang ý nghĩa cấp thiết. 1.3. Mục đích nghiên cứu Qua đề tài này, chúng tôi muốn giúp giáo viên dạy bộ môn Ngữ Văn cấp THPT đặc biệt là bộ phận giáo viên đang bồi dưỡng luyện thi THPT Quốc gia có thể nâng cao kĩ năng làm văn kiểu đề liên hệ - so sánh giữa các tác phẩm; giúp học sinh THPT chuẩn bị các bước rèn luyện nâng cao kĩ năng thực hành, vận dụng các kiến thức cụ thể của từng tác phẩm, tác giả văn học vào việc giải quyết các đề Văn kiểu bài liên hệ so sánh, chủ động trước khác dạng đề phức tạp liên quan đến nhiều phần kiến thức của các lớp khác nhau. Đề tài cũng không chỉ có ý nghĩa đối với quá trình ôn luyện môn Văn chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia mà còn có ý nghĩa đối với giáo viên trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Các bài văn học sinh giỏi rất đề cao tư duy độc lập và sâu sắc của học sinh, cho nên phần liên hệ so sánh cũng như phản biện vấn đề được xem là thể hiện rõ nhất cho điều ấy. 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Từ việc khảo sát các đề thi minh họa, thi chính thức của Bộ giáo dục đào tạo vài năm trở lại đây, chúng tôi đề xuất phương pháp nhận diện, tìm hiểu cấu trúc dạng đề liên hệ so sánh, cũng như đề xuất cấu trúc dàn ý của dạng đề này. Từ việc khảo sát một số tác phẩm văn học có trong chương trình, chúng tôi đề xuất một hệ thống vấn đề có thể xuất hiện trong kiểu đề liên hệ - so sánh; giải quyết thực hành một số đề liên hệ - so sánh tiêu biểu. Kiểu đề so sánh liên hệ có thể có nhiều dạng, đề cập đến phạm vi kiến thức khác nhau, có thể đối tượng so sánh là hai tác phẩm khác nhau của hai tác giả khác nhau; hai 3 tác phẩm của cùng một tác giả; hai đặc điểm của hai giai đoạn văn học khác nhau; hai đoạn trích tác phẩm ở hai tác phẩm thuộc các thể loại thể tài khác nhau…Đối tượng liên hệ so sánh cũng không chỉ dừng lại ở hai đối tượng mà có thể mở rộng ra nhiều đối tượng. Tuy nhiên, với sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi chỉ dừng lại ở dạng đề liên hệ so sánh hai tác phẩm của hai tác giả khác nhau. Đây cũng là dạng đề hay gặp nhất trong tất cả các đề thi giai đoạn gần đây. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng phối kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, từ những vấn đề lí thuyết đi vào vận dụng thực hành qua một số dạng đề cụ thể. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.Khái niệm liên hệ - so sánh Liên hệ là từ sự vật, hiện tượng này nghĩ đến sự vật, hiện tượng khác dựa trên những mối quan hệ nhất định. So sánh là thao tác xem xét, đối chiếu các sự vật, hiện tượng để thấy được điểm tương đồng và khác biệt giữa sự vật, hiện tượng ấy. Vậy liên hệ- so sánh có thể được hiểu là sự kết hợp của hai thao tác trên, vừa tìm mối quan hệ liên quan giữa các sự vật, hiện tượng vừa xem xét để chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của các sự vật, hiện tượng ấy. 2.1.2. Liên hệ - so sánh văn học So sánh văn học được hiểu là một thao tác của tư duy để xác định, đánh giá các hiện tượng văn học trong mối quan hệ giữa chúng với nhau. Liên hệ văn học cũng là một dạng của so sánh văn học nhưng ở mức độ vừa phải, nghĩa là từ hiện tượng văn học này nghĩ đến hiện tượng văn học khác, tìm ra được một số điểm khác biệt giữa chúng để thấy được sự độc đáo, riêng biệt của mỗi hiện tượng. 4 Kiểu đề liên hệ - so sánh văn học yêu cầu học sinh phải thực hiện thao tác liên hệ, so sánh để chỉ ra điểm riêng biệt độc đáo của hiện tượng văn học này trong sự đối sánh với hiện tượng văn học khác. 2.1.3. Cơ sở của liên hệ - so sánh văn học Triết học khẳng định rằng một trong những quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng là luôn luôn tồn tại những mối liên hệ giữa chúng với nhau. Không có một sự vật hiện tượng nào tồn tại một cách độc lập hoàn toàn mà không có bất cứ mối liên hệ với một sự vật, hiện tượng khác. Giữa các nền văn học, các giai đoạn văn học, các trào lưu văn học, các tác giả văn học, tác phẩm văn học...đều luôn tồn tại những điểm chung, điểm gặp gỡ, tương đồng nào đó. Điều này xuất phát từ hai quy luật: quy luật ảnh hưởng và kế thừa giữa các hiện tượng văn học với nhau; quy luật văn học phản ánh hiện thực, mọi hiện tượng văn học đều nảy sinh dựa trên một cơ sở hiện thực nhất định nào đó. Cho nên tìm hiểu điểm tương đồng, gần gũi, liên quan giữa các hiện tượng văn học với nhau là điều tất yếu. 2.1.4. Ý nghĩa của liên hệ - so sánh văn học Trước hết, liên hệ - so sánh văn học là thao tác giúp tìm ra những đặc điểm chung mang tính loại hình của một số hiện tượng văn học, làm sáng tỏ thêm những quy luật văn học và có cái nhìn sâu rộng, phong phú về đối tượng. Khi đặt một hiện tượng văn học trong tổng thể để so sánh, liên hệ thì có thể thấy được vai trò của hiện tượng văn học đó trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học; thấy được nó không phải là một hiện tượng rời rạc, nhỏ lẻ mà là một bộ phận trong bức tranh tổng thể của nền văn học. Thứ hai, liên hệ - so sánh văn học giúp tìm ra những khám phá độc đáo, cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn thể hiện qua những tác phẩm của mình; thấy được những nét riêng biệt mang tính đặc thù của mỗi giai đoạn, mỗi nền văn học, từ đó khẳng định tính đa dạng, phong phú của các loại hình, các hiện tượng văn học. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Khảo sát thực trạng đề thi THPT quốc gia năm 2018 2.2.1.1.Đề minh họa của Bộ giáo dục và đào tạo 5 Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác (Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ (Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân, Ngữ Văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016), để nhận xét quan niệm của nhà văn về vẻ đẹp con người. 2.2.1.2. Đề chính thức của Bộ giáo dục và đào tạo Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu) Từ đó anh/ chị hãy liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ, Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả. 2.2.1.3. Đề thi thử của một số tỉnh thành trong cả nước - Đề thi thử THPT Quốc gia của Tỉnh Hà Tĩnh Cảm nhận của anh/chị về cách giải quyết bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba: kiên quyết từ chối nhập vào xác cu Tị và lựa chọn cái chết để trả lại thân xác cho anh hàng thịt (Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, Ngữ Văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó, liên hệ với cách giải quyết bi kịch của nhân vật Chí Phèo: đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình (Chí Phèo của Nam Cao, Ngữ Văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để thấy được quan niệm của tác giả Lưu Quang Vũ và Nam Cao về giá trị sống đích thực cuả con người. - Đề thi thử THPT Quốc gia của Tỉnh Nam Định Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu để thấy được cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của những người lao động vùng biển. Từ đó, liên hệ với số phận của những người dân phố huyện trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam và nhận xét về cách nhìn hiện thực của mỗi nhà văn. - Đề thi thử THPT Quốc gia của Thành phố Hồ Chí Minh Cảm nhận đoạn thơ sau: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi 6 Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi. (Trích Tây Tiến- Quang Dũng, Ngữ Văn 12, Tập 1) Liên hệ với đoạn trích sau của Hàn Mặc Tử, từ đó rút ra nhận xét về nỗi nhớ thiên nhiên và con người của hai nhà thơ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. (Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử, Ngữ Văn 11, Tập một) 2.2.2. Nhận xét Như vậy, qua khảo sát đề thi thử, đề minh họa, đề thi chính thức kì thi THPT Quốc gia 2018, có thể khẳng định: Dạng đề liên hệ - so sánh là dạng đề cơ bản xuất hiện với tần suất rất lớn và sẽ còn tiếp tục xuất hiện trong các đề thi THPT Quốc gia ở những năm tiếp theo. Cho nên việc rèn luyện cho học sinh THPT kĩ năng làm dạng đề này là điều hết sức cần thiết. Đây là bài văn chiếm số điểm lớn trong bài thi THPT Quốc gia. Điểm số dành cho câu này chiếm 5/10 điểm. Với Phần Đọc hiểu và viết đoạn văn nghị luận xã hội, mức chênh lệch điểm của học sinh thường không nhiều, vì các câu hỏi đọc hiểu thường khá đơn giản và nhận thức của học sinh về các vấn đề xã hội khá đồng đều. Ở câu hỏi nghị luận văn học, mức chênh lệch điểm thường nhiều hơn do các vấn đề cần huy động, tổng hợp phức tạp hơn, cũng như sự phân biệt kiến thức, kĩ năng, năng lực của học sinh rõ hơn. Làm tốt 7 câu này có vai trò quan trọng, quyết định đến kết quả cuối cùng của học sinh trong mỗi kì thi. Đây cũng là dạng đề - kiểu bài viết khó, đòi hỏi học sinh phải huy động nhiều phần kiến thức khác nhau, biết vận dụng thao tác lập luận so sánh, phân tích, tổng hợp…mới có thể thực hiện tốt yêu cầu của đề ra. Nếu không được chuẩn bị kĩ càng về mặt kĩ năng, thì học sinh đa phần sẽ cảm thấy khó khăn, vướng mắc, e ngại khi gặp kiểu đề này. 2.3. Nội dung đề tài 2.3.1. Đề xuất cấu trúc dàn ý bài văn Liên hệ - so sánh 2.3.1.1. Phân tích cấu trúc đề liên hệ - so sánh - Phân tích/ cảm nhận A -> Liên hệ B -> Nhận xét về AB - Trong đó A, B thường là các khía cạnh sau - A, B là hai đoạn thơ - A, B là hai chi tiết, tình tiết - A, B là hai nhân vật - A, B là hai đoạn văn - AB là đặc điểm về nội dung hoặc hình thức nghệ thuật của hai văn bản, có những nét tương đồng hoặc khác biệt được đề yêu cầu liên hệ so sánh. - A thuộc chương trình lớp 12 (70% nội dung kiến thức của đề) - B thuộc chương trình lớp 10,11 ( 30% nội dung kiến thức của đề) 2.3.1.2. Cấu trúc dàn ý bài văn kiểu đề Liên hệ - so sánh Về mặt kĩ năng làm văn, khi triển khai dàn ý của của một bài văn nghị luận văn học, điều quan trọng nhất vẫn là đảm bảo cấu trúc. Ngoài cấu trúc chung, thì mỗi dạng đề văn lại có những phần kiến thức đặc thù gắn với nó. Với dạng đề Liên hệ - so sánh, dù trong đề không xuất hiện từ so sánh, nhưng thao tác liên hệ để tìm ra những điểm giống và khác giữa hai đối tượng là phần không thể thiếu. Mặt khác, phần liên hệ dù không chiếm số điểm cao trong đáp án, nhưng đảm bảo cấu trúc đầy đủ các phần lại được tính là phần kĩ năng chiếm tới 1,5/5 điểm. Dạng đề này cũng liên quan đến nội dung kiến thức của cả lớp 8 10,11 và 12, trong đó kiến thức lớp 12 là trọng tâm. Với tất cả những yêu cầu trên, chúng tôi đề xuất một phương án cấu trúc dàn ý như sau: A. Mở bài - Giới thiệu A - Liên hệ B - Gọi tên điểm chung nổi bật nhất giữa A và B ( Đây cũng là cơ sở để liên hệ- so sánh) B. Thân bài 1. Khái quát về A 2. Phân tích chi tiết A ( Phần trọng tâm) 3. Liên hệ B 4. Nhận xét về AB a. Điểm giống nhau b. Điểm khác nhau c. Lý giải C. Kết bài 2.4. Các phương diện liên hệ - so sánh thường gặp 2.4.1. Liên hệ - so sánh hai đoạn thơ 2.4.1.1. Các ý cần triển khai Thông thường, ở dạng đề liên hệ - so sánh hai đoạn thơ, đề bài thường yêu cầu liên hệ một vài khía cạnh của hai đoạn thơ đó liên quan đến đặc trưng nội dung thơ trữ tình như: cảm xúc trong thơ, đối tượng miêu tả…Tuy nhiên, không có nội dung nào không được chuyển tải dưới một hình thức nghệ thuật nhất định, nên khi liên hệ so sánh, phương án tốt nhất, đầy đủ nhất vẫn là tìm được các điểm giống nhau và khác nhau ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ. Sau đây chúng tôi đề xuất cấu trúc dàn ý của phần liên hệ so sánh hai đoạn thơ. * Điểm giống nhau 9 - Giống nhau trong đối tượng miêu tả ( đề tài, phạm vi hiện thực cuộc sống được miêu tả, trả lời cho câu hỏi: cả hai đoạn thơ viết về điều gì, miêu tả điều gì?...) - Giống nhau trong sắc thái đối tượng miêu tả ( đặc điểm, trạng thái, tính chất…) - Giống nhau trong cảm xúc trữ tình ( cùng viết về trạng thái tâm lí, dạng tình cảm, nét tâm trạng…) - Giống nhau trong hình thức bút pháp, ngôn ngữ, nghệ thuật…( nếu có) * Điểm khác nhau - Đối tượng miêu tả giống nhau nhưng sắc thái, đặc điểm, tính chất đối tượng khác nhau. - Sắc thái đối tượng miêu tả giống nhau nhưng biểu hiện, mức độ…khác nhau. - Cảm xúc trữ tình giống nhau nhưng biểu hiện, mức độ khác nhau; ngoài ra còn có thể có những nét tâm trạng cảm xúc hoàn toàn riêng biệt của từng đoạn thơ. - Khác nhau trong hình thức nghệ thuật, bút pháp, ngôn ngữ, giọng điệu… *Lý giải sự khác nhau: - Hoàn cảnh ra đời khác nhau - Phong cách nghệ thuật khác nhau 2.4.1.2. Ví dụ minh họa Đề ra: Cảm nhận đoạn thơ sau: Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. 10 (Trích Tây Tiến - Quang Dũng) Liên hệ với đoạn thơ sau đây : Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu. ( Trích Tràng giang - Huy Cận) Từ đó anh /chị hãy nhận xét về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và cảm xúc trữ tình trong hai đoạn thơ. * Điểm giống nhau - Đối tượng miêu tả: Cả hai đoạn thơ đều khắc họa tinh tế những bức tranh thiên nhiên đẹp, trữ tình với những đường nét , sắc màu, hình ảnh gợi cảm và ấn tượng. Ở Tây Tiến là thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ dữ dội, vừa mĩ lệ thơ mộng. Ở Tràng giang là thiên nhiên sông nước đồng bằng Bắc Bộ nên thơ. - Sắc thái đối tượng: + Thiên nhiên trong cả hai đoạn thơ đều được mở rộng ra ở các chiều kích không gian rộng lớn, hùng vĩ. Ở Tây Tiến là chiều cao và chiều sâu thăm thẳm của đèo, dốc cồn mây, chiều dài của “mưa xa khơi”. Ở Tràng giang là sông dài, trời rộng, nắng xuống trời lên, sâu chót vót…Và chiều kích nào cũng như được đẩy lên mức độ tuyệt đỉnh. + Cả hai bức tranh thiên nhiên đều toát lên vẻ hiu hắt, tĩnh lặng, đượm buồn. - Cảm xúc trữ tình: Cả hai đoạn thơ đều gợi ra nỗi trống vắng cô đơn của con người khi đối diện với tạo vật thiên nhiên lớn lao, kì vĩ; bên cạnh đó còn có một nỗi nhớ khắc khoải của nhân vật trữ tình lan tỏa vào trong không gian cảnh vật. 11 - Nghệ thuật: Cả hai đoạn thơ đều viết theo thể thất ngôn, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, gợi cảm, sử dụng nhiều từ láy; sử dụng biện pháp đăng đối, tương phản đối lập; giọng điệu thâm trầm, sâu lắng… * Điểm khác nhau: - Đối tượng miêu tả: Thiên nhiên trong hai đoạn thơ đều là những bức tranh đẹp, kì vĩ, nên thơ, nhưng ở Tây Tiến là thiên nhiên Tây Bắc điệp trùng núi non toát lên sự xa xôi, heo hút, đầy bí ẩn của đại ngàn, của chốn lam sơn chướng khí, có thể khơi dậy những cảm giác vừa sợ, vừa thích thú, lạ lẫm cho con người. Còn thiên nhiên trong Tràng giang lấy nguyên mẫu là sông Hồng và thiên nhiên đồng bằng, dù có vẻ hoang sơ, tĩnh lặng nhưng không bí ẩn, bất ngờ mà rất quen thuộc, gần gũi với con người. - Sắc thái đối tượng: Cả hai bức tranh thiên nhiên đều được miêu tả ở các chiều kích rộng lớn, nhưng bức tranh ở Tây Tiến tô đậm khía cạnh điệp trùng núi non hùng vĩ với chiều cao đèo dốc chạm đỉnh trời và vực sâu thăm thẳm. Nghĩa là nó còn gợi ra cảm giác dữ dội, khắc nghiệt, hiểm trở của lộ trình. Còn thiên nhiên trong Tràng giang gợi sự vô cùng vô tận của không gian, vũ trụ, các sự vật rơi vào trạng thái rời rạc, phân li, gợi nỗi hiu hắt, quạnh quẽ, cô liêu của cuộc sống. - Cảm xúc trữ tình: + Hai đoạn thơ đều gợi cảm giác cô đơn của con người trước cảnh vật lớn lao hùng vĩ, nhưng ở Tràng giang, cái tôi trữ tình hiện ra như một cá thể bơ vơ, lạc loài trong cuộc hành trình đi tìm kiếm sự đồng điệu, giao cảm nhưng vô vọng. Còn nỗi cô đơn, trống trải của người lính Tây Tiến chỉ là một trạng thái không tránh khỏi khi họ đối mặt với thiên nhiên hùng vĩ dữ dội mà thôi. Về cơ bản, Quang Dũng vẫn chỉ tập trung làm nổi bật niềm tự hào, cảm phục bản lĩnh cứng cỏi, can trường của người lính Tây Tiến trên đường hành quân. + Cả hai đoạn thơ đều toát lên nỗi buồn nhưng nỗi buồn trong Tràng giang là nỗi sầu vạn kỉ, sầu nhân thế. Đó là một nỗi buồn ảo não đặc trưng của thơ Huy Cận. Còn nỗi 12 buồn trong Tây Tiến gắn liền với nỗi nhớ thương đồng đội, buồn nhưng vẫn toát lên hào khí, mạnh mẽ, đó là nỗi buồn bi tráng. - Nghệ thuật: Ngôn ngữ trong đoạn thơ Tây Tiến giàu chất nhạc, chất họa, gân guốc bạo liệt, hiện đại; ngôn ngữ trong Tràng giang giàu chất cổ điển, gợi nhiều tứ thơ, hình ảnh thơ trong thơ cổ điển. * Lý giải sự khác nhau: Từ phong cách nghệ thuật và hoàn cảnh ra đời có thể lí giải điểm khác nhau giữa hai đối tượng. + Huy Cận là nhà thơ của phong trào Thơ mới, là tiếng nói trữ tình của một cá thể bơ vơ, cô đơn không tìm thấy tiếng nói chung với cuộc đời, với xung quanh nên trốn chạy vào nỗi sầu nhân thế, sầu vũ trụ. Nỗi buồn ấy rất đặc trưng của hồn thơ Huy Cận cũng tiêu biểu cho nỗi buồn của cả một thế hệ. Bài thơ Tràng giang ra đời trước cách mạng tháng Tám, trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, chưa giành được chủ quyền, độc lập. + Tây Tiến là bài thơ ra đời trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, tác giả Quang Dũng vừa là nhà thơ vừa là người chiến sĩ, nên bài thơ mang trong mình hào khí của một thời kì lịch sử đau thương mà anh dũng của dân tộc. 2.4.2. Liên hệ - so sánh hai đoạn văn 2.4.2.1. Các ý cần triển khai Ở dạng đề liên hệ - so sánh hai đoạn văn, các phương diện so sánh cụ thể có thể linh hoạt hơn, tùy vào đặc trưng thể loại của văn bản. Ví dụ hai đoạn văn trích ra từ hai truyện ngắn, hoặc hai tùy bút, hai tác phẩm kịch…Thể loại khác nhau nên cách triển khai ý liên hệ cũng có một vài điểm khác nhau. Hoặc đề bài chỉ yêu cầu liên hệ so sánh một vài khía cạnh của đoạn văn. Trong trường hợp ấy, cần bám sát yêu cầu đề, làm rõ các luận điểm gắn với yêu cầu của đề. Còn ở đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi đề xuất một phương án triển khai phần liên hệ so sánh hai đoạn văn với những ý sau đây, giúp học sinh tìm ý so sánh một cách dễ dàng hơn. * Điểm giống nhau: 13 - Đối tượng miêu tả: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì? Đối tượng được miêu tả là ai, là cái gì, sự kiện nào, hình ảnh nào?... - Đặc điểm, sắc thái của đối tượng miêu tả: Đối tượng được miêu tả ở hai đoạn văn có đặc điểm, sắc thái gì giống nhau không? - Tư tưởng, thái độ, tình cảm của hai nhà văn được thể hiện qua hai đoạn văn. - Hình thức nghệ thuật, ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu… * Điểm khác nhau: - Đối tượng miêu tả giống nhau nhưng đặc điểm, sắc thái có nét khác nhau. - Đặc điểm, sắc thái đối tượng giống nhau nhưng biểu hiện, mức độ khác nhau. - Tư tưởng hai nhà văn giống nhau nhưng biểu hiện, mức độ khác nhau. - Ngôn ngữ, giọng điệu, hình thức bút pháp nghệ thuật…khác nhau. 2.4.2.2. Ví dụ minh họa Đề ra: Phân tích sự xuất hiện của nhân vật Mị trong đoạn văn mở đầu của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ: Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta nói: nhà Pá Tra làm thống lý, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giầu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó có còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải là con gái thống lý: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý. Liên hệ với sự xuất hiện của nhân vật Chí Phèo trong đoạn văn mở đầu truyện ngắn Chí Phèo: 14 Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả . Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết… Từ đó anh/chị hãy nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật và tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn Tô Hoài và Nam Cao. * Điểm giống nhau - Nghệ thuật xây dựng nhân vật + Hai tác giả đều để nhân vật xuất hiện với những gì vốn có ở hiện tại đầy bí ẩn, nghịch lí, gợi sự tò mò sau đó dần hé lộ câu chuyện bằng cách hồi tưởng, hồi cố. Chí Phèo vừa đi vừa chửi trong làng Vũ Đại là một sự việc bất thường, đầy nghịch lí gợi nhiều nỗi băn khoăn cho người đọc. Kết thúc đoạn văn, Nam Cao gợi mở để trở lại quá khứ Chí Phèo nhằm lí giải cho hiện tượng kia. Còn Mị xuất hiện mở đầu tác phẩm với dáng điệu và khuôn mặt lúc nào cũng cúi, mặt buồn rười rượi cũng chứa nhiều bí ẩn. Kết thúc đoạn văn, Tô Hoài cũng trần thuật bằng giọng hồi tưởng để lý giải cho sự bí ẩn, bất thường ấy. + Nhân vật hiện ra chủ yếu bằng biện pháp nghịch lí, mâu thuẫn và đều thể hiện con người bi kịch. Ở Chí Phèo là bi kịch mâu thuẫn giữa khát vọng (được giao tiếp với đồng loại) với hiện thực (bị đồng loại chối bỏ); ở Mị là bi kịch giữa tâm thế (nô lệ) và vị thế (chủ nhân), giữa danh phận (con dâu nhà thống lý) và thân phận (phận tôi đòi)… 15 + Nghệ thuật miêu tả trạng thái tính cách tâm lí lưỡng phân: Ở Mị là vừa cam chịu vừa ngầm ẩn ý thức nổi loạn; vừa nhẫn nhục yếu đuối vừa mạnh mẽ, tiềm tàng sức sống bên trong. Ở Chí Phèo là nửa say nửa tỉnh, nửa lương thiện nửa lưu manh, nửa người nửa thú… - Tư tưởng nhân đạo + Hai nhà văn cùng hướng ngòi bút về thân phận người nông dân trước Cách Mạng đầy bi kịch, đau khổ; đều thể hiện sự xót thương, đồng cảm trước những số phận ấy. Hai nhân vật được giới thiệu ở đầu tác phẩm đều xuất hiện trong trạng thái cô đơn, lạc lõng, bị lu mờ khi đặt trong mối quan hệ với những người xung quanh. Từ sự xuất hiện đó hé lộ số phận đầy bi kịch của Mị và Chí Phèo: bị tha hóa, bị lãng quên trong dòng đời, tồn tại mà như không, cuộc sống vô nghĩa, không phải là đang sống mà là đang kéo dài những ngày chưa chết. + Hai tác giả thể hiện thái độ phê phán những thế lực chèn ép, đẩy số phận con người vào bước đường cùng. Ẩn sau sự xuất hiện của hai nhân vật là sự lên án tố cáo các thế lực tàn bạo như cường hào, địa chủ, phong kiến chúa đất, những thế lực nắm quyền lực lợi dụng địa vị, luật rừng, sự lạc hậu kém hiểu biết của người nông dân mà đẩy số phận biết bao người vào bi kịch. * Điểm khác nhau - Nghệ thuật miêu tả nhân vật: + Biện pháp nghịch lí trong đoạn văn Vợ chồng A Phủ được sử dụng dày đặc hơn trong Chí Phèo. + Bối cảnh xuất hiện của hai nhân vật khác nhau: Mị xuất hiện trong không gian khung cảnh miền núi Tây Bắc, tại nhà thống lí Pá Tra đầy nương rẫy, thuốc phiện, tàu ngựa…Chí Phèo xuất hiện ở làng quê, vùng đồng bằng Bắc bộ. + Lựa chọn điểm nhìn trần thuật khác nhau: Ở đoạn này, Mị được miêu tả từ điểm nhìn bên ngoài nên nhân vật hiện ra như một dấu chấm hỏi, một bí ẩn cần được giải mã. Còn ở Chí Phèo thì điểm nhìn di chuyển linh hoạt, khi bên ngoài khi bên trong nên hình tượng nhân vật vừa hiện ra một cách khách quan, lạnh lùng, nhưng vừa thấm đẫm tình cảm yêu thương của nhà văn. 16 + Ngôn ngữ trần thuật ở đoạn văn Vợ chồng A Phủ đậm chất miền núi; ngôn ngữ Chí Phèo đa thanh, phức điệu, giàu tính hiện thực,.. - Tư tưởng nhân đạo + Cùng hướng ngòi bút và niềm xót thương đến số phận con người bi kịch nhưng cách khám phá và miêu tả về con người cô đơn, bi kịch của hai nhà văn khác nhau: Mị tự tách mình ra khỏi những người xung quanh, câm lặng không nói điều gì, như con rùa lầm lũi nuôi trong xó cửa, lẫn vào các đồ vật vô tri, nghĩa là nhân vật có xu hướng bị vật hóa. Còn Chí Phèo thì ngược lại, muốn tiếp cận, giao tiếp với đồng loại, nhưng đồng loại chối bỏ, nên hắn phải dùng kênh giao tiếp tiêu cực là chửi để thiết lập mối quan hệ giao tiếp với người đời. Cho nên điểm khác nhau trong nỗi cô đơn của hai nhân vật là Chí Phèo bị cô đơn (cô đơn cá thể), còn Mị tự cô đơn (cô đơn bản thể). + Nam Cao từ nhân vật Chí Phèo đặt ra vấn đề con người bị tha hóa trong môi trường hoàn cảnh phi nhân tính, muốn thay đổi con người phải bắt đầu từ sự thay đổi môi trường, hoàn cảnh sống đó. Tô Hoài từ nhân vật Mị đặt ra vấn đề con người cần phải được sống cho ra sống, sống ý nghĩa, sống hạnh phúc với những nhu cầu khát vọng nhân bản. * Lý giải sự khác nhau - Tô Hoài là nhà văn của miền núi, hồn hậu,viết về con người và đời sống miền Tây Bắc sinh động phong phú. Nam Cao viết về những cái nhỏ nhặt nhưng khái quát lên nhiều vấn đề nhân sinh; có biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật đặc biệt là các trạng thái tâm lí có tính lưỡng phân; giọng điệu chua chát, lạnh lùng nhưng đầy thương cảm, yêu thương. - Hoàn cảnh ra đời của hai tác phẩm khác nhau: Vợ chồng A Phủ được sáng tác sau cách mạng tháng Tám còn Chí Phèo lại ra đời trước cách mạng tháng Tám. Nhà văn sáng tác trong hai giai đoạn khác nhau, nên tư tưởng nhân đạo cũng có những biểu hiện khác nhau. Tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài là tư tưởng nhân đạo kiểu mới, chịu sự chi phối của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Còn tư tưởng nhân đạo của Nam Cao là tư tưởng nhân đạo trước CM bởi Nam Cao là nhà văn hiện thực, của trào lưu hiện thực phê phán trước cách mạng. 2.4.3. Liên hệ - so sánh hai chi tiết/ tình tiết 17 2.4.3.1. Các ý cần triển khai Ở dạng đề liên hệ - so sánh hai chi tiết/ tình tiết, trước hết phải nắm được lý thuyết về ý nghĩa, vai trò của chi tiết trong văn bản. Thông thường chi tiết/ tình tiết được chọn để ra đề thường là những chi tiết/tình tiết quan trọng, có nhiều ý nghĩa đối với việc thể hiện nhân vật hay tư tưởng của nhà văn. Đề ra cũng có thể linh hoạt, ví dụ yêu cầu phân tích ý nghĩa chi tiết/tình tiết nhưng chỉ để làm nổi bật hoặc nhận xét về một hoặc một vài khía cạnh nào đó của hai văn bản. Ở đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi cũng xin đề xuất một phương án gợi ý triển khai phần liên hệ so sánh hai chi tiết/ tình tiết như sau: * Điểm giống nhau - Giống nhau về vị trí của chi tiết/tình tiết trong tác phẩm (ở phần đầu hay phần cuối; phần giới thiệu hay phần phát triển, cao trào; phần mở đầu hay kết thúc tác phẩm…): Mỗi chi tiết nghệ thuật đắt giá đều có một vị trí không thể thay thế trong cấu trúc của một tác phẩm nghệ thuật. - Giống nhau trong đặc điểm, diễn biến của chi tiết/tình tiết: Ví dụ chi tiết tĩnh hoặc động; ngoại cảnh hoặc nội tâm; trạng thái, tính chất hoặc hành động; thiên nhiên tạo vật hay con người…. - Giống nhau về ý nghĩa của chi tiết/tình tiết đối với việc thể hiện đối tượng liên quan (nhân vật hoặc sự vật) - Giống nhau về ý nghĩa của chi tiết đối với việc thể hiện tư tưởng, ý đồ nghệ thuật của nhà văn. - Giống nhau về ý nghĩa của chi tiết đối với việc thể hiện vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm và phong cách nghệ thuật của tác giả. * Điểm khác nhau - Khác nhau về vai trò, vị trí của chi tiết/ tình tiết trong tác phẩm - Khác nhau về đặc điểm, diễn biến của chi tiết/tình tiết với các mức độ, biểu hiện cụ thể. - Khác nhau về ý nghĩa của chi tiết/ tình tiết đối với việc thể hiện đối tượng liên quan (nhân vật hoặc sự vật) 18 - Khác nhau về ý nghĩa của chi tiết/ tình tiết đối với việc thể hiện tư tưởng, ý đồ nghệ thuật của nhà văn. - Khác nhau về ý nghĩa của chi tiết đối với việc thể hiện vẻ đẹp nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của nhà văn. 2.4.3.2. Ví dụ minh họa Đề ra: Phân tích chi tiết tiếng sáo gọi bạn tình trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Liên hệ với hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, từ đó nhận xét về nghệ thuật miêu tả và tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn Tô Hoài và Thạch Lam. * Điểm giống nhau: - Cả hai chi tiết tiếng sáo gọi bạn tình và chuyến tàu đêm đi qua phố huyện đều là những hình ảnh chi tiết mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng, xuất hiện như là những yếu tố của ngoại cảnh nhưng lại có tác dụng làm nổi bật thế giới nội tâm, tính cách. - Hai chi tiết đều tạo ra những biến động lớn trong thế giới nội tâm của các nhân vật với nhiều trạng thái cung bậc khác nhau: nhớ nhung, hoài niệm, khao khát, chán ngán, buồn thương... - Hai chi tiết được xây dựng như là những phương tiện giúp Tô Hoài và Thạch Lam gọi tên được những trạng thái mơ hồ, chập chờn bên trong tiềm thức nhân vật, thể hiện tài năng miêu tả tâm lý con người của hai nhà văn. - Hai chi tiết đều tạo ra chất thơ, chất trữ tình cho thiên truyện, bởi đều là những chi tiết có ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng. - Từ hai chi tiết có thể thấy được sự khám phá, phát hiện tinh tế của hai nhà văn với vẻ đẹp nội tâm của các nhân vật. Đó là khát vọng sống mãnh liệt, thấm thía, dù lúc này hay lúc khác bị hoàn cảnh vùi dập nhưng vẫn le lói, vẫn âm ỉ cháy bên trong họ. - Từ việc phát hiện những khát vọng đó, các nhà văn đều hướng tới ngợi ca những con người dù bất cứ hoàn cảnh nào vẫn không mất đi niềm khao khát được sống, ý thức về cuộc sống có ý nghĩa, không chấp nhận sự tẻ nhạt, câm lặng, vô vị. Đây cũng là tư tưởng nhân văn sâu sắc của hai nhà văn. * Điểm khác nhau 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng