Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục và giáo dục môi trường tro...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục và giáo dục môi trường trong trường mầm non

.DOC
14
306
121

Mô tả:

Kinh nghiÖm chØ ®¹o XDMTGD vµ GDMT trong trêng mÇm non A- ĐẶT VẤN ĐỀ I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Như chúng ta đã biết: Hiện nay môi trường đang bị huỷ hoại nghiêm trọng gây nên sự mất cân bằng về sinh thái, sự cạn kiệt về tài nguyên, lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, mỗi năm nước ta có hàng nghìn người chết vì các loại bệnh tật, do nguồn nước bị ô nhiễm, do đó: “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của đất nước của nhân loại là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững liên quan chặt chẽ tới sự phát triển kinh tế xã hội, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội, ổn định về an ninh và quốc gia”. (Nghị quyết số 41NG/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị) Sự thiếu hiểu biết của con người là một trong những nguyên nhân cơ bản , gây nên sự ô nhiễm và suy thoái về môi trường. Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đào tạo thế hệ trẻ ở tất cả các ngành học, cấp học và đặc biệt là ngành học mầm non, bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đối với trẻ mầm non 3 – 6 tuổi đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm của đời người, chính trong giai đoạn này sự phát triển mạnh mẽ về trí tuệ và thể chất, hình thành dồn dập các năng lực khác nhau, đặt nền móng cho những nét cá tính và các phẩm chất đặc điểm nhân cách của trẻ, đây là thời kỳ quan trọng để hình thành thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh như cỏ cây hoa lá, sự vật, sự việc và với con người. Để đội ngũ cán bộ giáo viên thực hiện tốt chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non, nhằm giúp trẻ có những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người, mối quan hệ của động vật, thực vật và con người với môi trường sống, trẻ biết giao tiếp yêu thương những người gần gũi quanh mình, biết chăm sóc bảo vệ vật nuôi cây trồng. Mặt khác hình thành cho trẻ có thói quen sống NguyÔn ThÞ Mîi HiÖu trëng trêng mÇm non §«ng S¬n 1 Kinh nghiÖm chØ ®¹o XDMTGD vµ GDMT trong trêng mÇm non gọn gàng ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ, tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường: Lớp học, gia đình, nơi ở .v.v… với những công việc vừa sức với trẻ, đồng thời trẻ có những phản ứng với các hành vi không đúng của con người như: Vứt rác bừa bãi, chặt cây bẻ cành, hái hoa.v.v… đồng thời để tạo cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh thông minh nhanh nhẹn, hình thành nhân cách lành mạnh làm nền tảng cho các giai đoạn phát triển sau này chúng ta cần xây dựng bảo vệ môi trường sống của trẻ và giáo dục cho trẻ biết yêu quý bảo vệ môi trường. Vì vậy tạo môi trường để giáo dục trẻ là vô cùng quan trọng, trong nhà trường môi trường giáo dục và môi trường sư phạm bao gồm tổng hòa các yếu tố: Môi trường tự nhiên ( đất đai, cây cối, hệ sinh thái v…), môi trường kiến tạo ( các phòng nhóm, bếp ăn, sân chơi, khu vệ sinh, vườn hoa, cây cảnh v…) đặc biệt là môi trường văn hóa, giao lưu, học tập sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong nhà trường ( giữa giáo viên và cán bộ, nhân viên, học sinh với nhau). II – TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON 1. Thuận lợi. - 100% cán bộ giáo viên được tiếp thu đầy đủ chuyền đề “Giáo dục và bảo vệ môi trường” cơ bản nắm vững được mục đích yêu cầu, nội dung của chuyên đề. - Cơ sở vật chất các phòng học, bếp ăn được địa phương đầu tư xây dựng kiên cố khang trang sạch đẹp. - Các trang thiết bị được bổ sung phù hợp với yêu cầu chăm sóc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. - Đa số các bậc phụ huynh rất quan tâm trong việc phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ. 2. Khó khăn. - Tường rào khuôn viên sân chơi, hệ thống cống rãnh thoát nước chưa có - Đa số các cháu con em thuộc khu vực nông nghiệp thời gian công việc bận rộn nên một số gia đình chưa thực sự quan tâm giáo dục trẻ có thói quen sống gọn gàng ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ. NguyÔn ThÞ Mîi HiÖu trëng trêng mÇm non §«ng S¬n 2 Kinh nghiÖm chØ ®¹o XDMTGD vµ GDMT trong trêng mÇm non - Các phòng học tại khu lẻ nhà cấp bốn chưa đúng qui định nên việc bố trí sắp xếp tạo môi trường hoạt động cho trẻ thực hiện còn nhiều bất cập. 3. Đánh giá kết quả thực trạng môi trường giáo dục của nhà trường - Năm học 2009-2010 chúng tôi được tiếp nhận khu trường mới xây dựng gồm 6 phòng học kiên cố, có công trình vệ sinh khép kín, có nhà bếp rộng rãi, nằm trên diện tích gần 3000 m2, nhưưg toàn bộ tường rào, khuôn viên sân chơi, nhà để xe cho cán bộ giáo viên, hệ thống cống rãnh thoát nước chưa có nên việc tổ chức xây dựng cảnh quan môi trường và khai thác môi trường để giáo dục trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Để có cơ sở đề ra kế hoạch chỉ đạo xây dựng môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với thực tế chúng tôi đã tiến hành đánh giá thực trạng môi trường giáo dục của nhà trường trên các mặt sau: - Đánh giá tổng thể cảnh quan chung của nhà trường ( thiết kế mặt bằng chung, bố trí phòng học, bếp ăn, nhà xe, phương tiện đi lại, khu vệ sinh, hệ thống cống rãnh thoát nước, hệ thống nước sạch , khuôn viên sân chơi, cây cảnh cây bóng mát v..v - Đánh giá xếp loại việc sắp xếp trang trí sử dụng của từng khu vực ( các nhóm lớp, bếp ăn, khu vệ sinh..) - Đánh giá môi trường văn hóa xã hội của nhà trường ( mối quan hệ giữa cán bộ giáo viên với nhau, giữa Giáo viên với trẻ, giữa cán bộ giáo viên với phụ huynh học sinh và dân cư xung quanh trường và thái độ hành vi của mọi người đối với việc hỗ trợ ủng hộ tạo điều kiện giúp nhà trường trong việc xây dựng môi trường giáo dục và giáo dục bảo vệ môi trường v..v - Việc đánh giá về cơ sở vật chất trang thiết bị và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ chúng tôi dựa vào tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục mầm non theo hướng dẫn số 1662/SGD&ĐT-GDMN ngày 14/11/2007 của sở giáo dục và đào tạo Thanh hóa và mục đích yêu cầu của chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường. Kết quả đánh giá này giúp cho cán bộ giáo viên thấy được những mặt đạt và mặt chưa đạt của việc tổ chức xây dựng môi trường giáo dục, từ đó có thể đưa ra kế hoạch xây dựng bổ sung, hoàn thiện những mặt chưa đạt một cách hợp lý đáp ứng NguyÔn ThÞ Mîi HiÖu trëng trêng mÇm non §«ng S¬n 3 Kinh nghiÖm chØ ®¹o XDMTGD vµ GDMT trong trêng mÇm non yêu cầu giáo dục trẻ trong nhà trường làm cho cảnh quan của nhà trường không chỉ có vẻ đẹp mà còn là phương tiện thuận lợi để chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên để chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục vào giáo dục môi trường trong trường mầm non đạt kết quả tốt chúng tôi tiến hành bằng nhiều biện pháp trong đó có một số biện pháp chủ yếu sau đây. B- CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức. *Đối với các cấp lãnh đạo và các ban ngành đoàn thể ở địa phương và phụ huynh học sinh. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng về sinh thái ngăn chặn khắc phục các hiệu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra, việc giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính qui và không chính qui nhằm giúp cho con người có được sự hiểu biết và kỹ năng, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. Giáo dục bảo vệ môi trường là quá trình giáo dục có mục đích giúp cho mọi người trong cộng đồng quan tâm đến các vấn đề của môi trường, có sự hiểu biết, có thái độ đúng đắn, có kỹ năng hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường. Ngược lại sự thiếu hiểu biết của con người là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên sự ô nhiễm và suy thoái và môi trường. Chính vì vậy công tác tuyên truyền phối hợp với gia đình và cộng đồng là vấn đề quan trọng, bằng nhiều hình thức tổ chức tuyên truyền như: - Nhà trường đã phối hợp với chính quyền thông qua các cuộc họp giao ban, cán bộ chủ chốt, các ban ngành đoàn thể, lãnh đạo các khu phố, xóm để họ nắm bắt được một số văn bản hướng dẫn của cấp trên như nghị quyết 41/NQ/TW của bộ chính trị, chỉ thị 02/2005/CT của bộ giáo dục và đào tạo và công văn hướng dẫn thực hiện chỉ thị của bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc: “Tăng cường công tác giáo dục NguyÔn ThÞ Mîi HiÖu trëng trêng mÇm non §«ng S¬n 4 Kinh nghiÖm chØ ®¹o XDMTGD vµ GDMT trong trêng mÇm non bảo vệ môi trường trong trường mầm non giai đoạn 2005 – 2010”, chỉ thị xác định rõ nhiệm vụ nội dung và cách thức thực hiện nhiệm vụ cụ thể cho các cấp các ngành tham gia vào công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó đề xuất các cơ sở hỗ trợ giúp nhà trường ủng hộ bảo quản các nhà trẻ, lớp mẫu giáo khu lẻ giữ gìn trật tự an ninh trường lớp tránh xảy ra mất mát hoặc chặt cây, bẻ cành .v.v… mặt khác trên thông tin đại chúng thường xuyên đưa tin các nội dung, các hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và đối với giáo dục mầm non nói riêng, ngoài ra ở tất cả các nhóm lớp đều có góc tuyên truyền “Những điều phụ huynh cần biết, có nội dung phù hợp với các chủ điểm, chủ đề và đặc biệt thông qua giờ đưa đón trẻ trao đổi với phụ huynh về tình hình chung của trẻ để có sự phối kết hợp giáo dục đồng bộ. Ví dụ: Trẻ chưa có thói quen tự phục vụ mặc quần áo, chải đầu, chưa cất đồ dùng đúng nơi qui định hoặc uống nước rót quá nhiều, vứt rác bừa bãi không đúng nơi qui định. *Nâng cao nhân thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên về: - Vai trò của môi trường giáo dục đối với sự phát triển toàn diện của trẻ: môi trường sạch đẹp thoáng mát, không khí trong lành - Yêu cầu của việc tổ chức môi trường giáo dục phù hợp: Khuôn viên sân chơi, đồ dùng đồ chơi, phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, công trình vệ sinh v..v - Tầm quan trọng của việc giáo dục môi trường đối với trẻ: Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục mầm non cho trẻ. Đây được coi là biện pháp then chốt bởi vì chúng ta là những người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, là những tấm gương cho trẻ học tập và noi theo, là lực lượng quyết định trong việc chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường, nếu chúng ta nhận thức đúng sẽ giúp cho hành động đúng. Để thực hiện biện pháp này ban giám hiệu chúng tôi xác định rõ ngoài việc tuyên truyền nâng cao nhận thức để các bậc phụ huynh và cộng đồng phối hợp hỗ trợ tạo mọi điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt công tác tạo ra môi trường giáo dục để giáo dục môi trường cho trẻ, chúng tôi luôn quán triệt sâu sắc các mục đích yêu cầu, nội dung của chuyên đề, phát động phong trào sưu tầm tranh ảnh sách báo, NguyÔn ThÞ Mîi HiÖu trëng trêng mÇm non §«ng S¬n 5 Kinh nghiÖm chØ ®¹o XDMTGD vµ GDMT trong trêng mÇm non sáng tác thơ ca, hò vè, câu đố có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và năm học 2010-2011 chúng tôi tổ chức hội thi “ Bé với an toàn giao thông và bảo vệ môi trường” cho các cháu từ 3 đến 5 tuổi được lãnh đạo địa phương và các ban ngành đoàn thể, hội phụ huynh đánh giá rất cao và chúng tôi tham gia thi cấp thị xã đạt giải nhì. 2/Chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo yêu cầu cho việc giáo dục môi trường cho trẻ. Từ kết quả đánh giá thực trạng môi trường giáo dục của nhà trường, ban giám hiệu chúng tôi đưa ra phương án bố trí sắp xếp hợp lý các phòng học, phòng ăn, sân chơi, khu vệ sinh, hệ thống nước sạch, thoát nước thải, các loại cây xanh bóng mát, đồ chơi ngoài trời cho trẻ v..v. trên cơ sở tổng thể này, vì không đủ sức để xây dựng cùng một lúc nên chúng tôi chỉ đạo cuốn chiếu từng phần để hoàn thiện dần phù hợp với môi trường sư phạm đồng thời kết hợp với việc cân đối kinh phí bằng các nguồn vốn huy động cho phép: vốn xã hội hóa giáo dục, hội phụ huynh và các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường ủng hộ và kinh phí đầu tư của ủy ban nhân dân phường v..v.chúng tôi đã tiến hành: a/Sắp xếp các phòng học Đối với trẻ mọi yếu tố môi trường đều quan trọng: Diện tích phòng lớp, nơi chơi, màu tường, loại bàn ghế, đồ dùng, đồ chơi đều có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động học tập và sinh hoạt hàng ngày cua trẻ. Để có đủ diện tích đáp ứng yêu cầu cho trẻ hoạt động, chúng tôi đề nghị không xây ngăn giữa phòng ngủ và phòng học mà chỉ khi ngủ ngăn bằng các giá đồ chơi có bánh xe đẩy vừa tầm mắt quan sát của giáo viên tạo diện tích cho trẻ hoạt động khoảng 80m2 rộng rãi thoải mái, có công trình vệ sinh khép kín thuận tiện cho sinh hoạt, vệ sinh. Về trang thiết bị trong các lớp đã được bổ sung theo yêu cầu phù hợp gồm: - Các giá góc, giá đồ chơi, phản nằm bàn ghế đúng quy cách mua của công ty thiết bị giáo dục I Hà Nội NguyÔn ThÞ Mîi HiÖu trëng trêng mÇm non §«ng S¬n 6 Kinh nghiÖm chØ ®¹o XDMTGD vµ GDMT trong trêng mÇm non - Các góc cho trẻ trưng bày sản phẩm tạo hình, góc trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, học tập sinh hoạt hàng ngày của trẻ. - Trang trí các phòng học phải có thẩm mỹ và đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ, chúng tôi luôn chú ý khuyến khích các sản phẩm tự làm của giáo viên để trang trí lớp tạo môi trường giáo dục đảm bảo tính khoa học và hiệu quả giáo dục - Tạo môi trường thiên nhiên khu vực các lớp học ( giá chậu cảnh, chậu hoa, bể cá…) - Việc bố trí sắp xếp các góc chơi phải thuận tiện phù hợp, góc chơi gây tiếng ồn, không xếp gần góc yên tĩnh, Ví dụ: góc xây dựng không xếp gần góc học tập - Các đồ dùng đồ chơi được sắp xếp có mục đích nhằm gây hứng thú cho trẻ tích cực tham gia các hoạt động - Việc bố trí sắp xếp các góc cũng cần tạo cho giáo viên quan sát toàn bộ các hoạt động của trẻ ở lớp mình một cách dễ dàng nhất. - Để có các phòng học đạt yêu cầu chúng tôi đã chỉ đạo xây dựng điểm ở các lớp 5 tuổi sau đó nhân ra các lớp trong toàn trường, hàng năm vào đầu năm học chúng tôi tổ chức phong trào thi đua “trang trí lớp” việc làm này đến nay đã trở thành nề nếp đáp ứng được môi trường giáo dục cho trẻ, vừa là việc làm hiệu qủa trong việc đổi mới phương pháp giáo dục trẻ theo hướng tích cực, không tốn kém nhiều về kinh phí mà lại có tác dụng giáo dục cao. b/Xây dựng môi trường thiên nhiên phong phú Thế giới thiên nhiên sống động muôn màu muôn vẻ, gợi cho trẻ ham hiểu biết hứng thú, tìm tòi khám phá và trải nghiệm, môi trường thiên nhiên phong phú đa dạng, có cây xanh bóng mát bồn hoa cây cảnh, cỏ cây nhiều màu sắc, được chơi tiếp xúc trong môi trường này sẽ góp phần làm giàu xúc cảm thẩm mỹ cho trẻ Tiếp xúc với thiên nhiên phong phú sẽ giúp trẻ hiểu thêm thế giới thực vật, rất thuận lợi cho cô giáo hướng dẫn trẻ các hoạt động ngoài trời, làm quen với môi trường xung quanh, văn học, âm nhạc…và tiến hành tổ chức các trò chơi leo trèo, chơi với nước, với cát sỏi một cách thoải mái vui vẻ, hứng thú. NguyÔn ThÞ Mîi HiÖu trëng trêng mÇm non §«ng S¬n 7 Kinh nghiÖm chØ ®¹o XDMTGD vµ GDMT trong trêng mÇm non Vì vậy việc chỉ đạo xây dựng môi trường thiên nhiên vừa góp phần tạo nên cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp trong nhà trường vừa có tác dụng giáo dục trẻ đạt hiệu quả. Các hoạt động của trẻ ngoài trời không những mở rộng hiểu biết về thế giớ tự nhiên mà còn hình thành ở trẻ lòng yêu mến thiên nhiên, giáo dục tình cảm thái độ bảo vệ môi trường xung quanh. Để tạo môi trường thiên nhiên phong phú có giá trị giáo dục cao chúng tôi tham xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết về quy hoạch khuôn viên, nguồn kinh phí tham mưu với đảng và chính quyền địa phương, mời cán bộ chuyên viên phòng giáo dục, ban chấp hành hội phụ huynh cùng với ban giám hiệu nhà trường tư vấn giúp chúng tôi quy hoạch khuôn viên sân chơi và trồng một số loại cây vừa là cây bóng mát vừa là cây ăn quả như: Nhãn, vải, cây vú sữa…và để phòng một số bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ:Cảm sốt, ho do lạnh, mụn nhọt…chúng tôi sưu tầm một số cây tạo thành vừờn cây thuốc nam vùa là sơ cứu ban đầu cho trẻ vừa để tạo cho môi trường phong phú các sắc màu ( Cây tía tô, rẻ quạt, ngải cứu, cây sống đời…). Để tạo được môi trường thiên nhiên theo quy hoạch, trước hết chúng tôi phát động mỗi cán bộ giáo viên ủng hộ nhà trường từ 1 -2 loại cây cảnh có giá trị, ngoài ra chúng tôi làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục tuyên truyền vận động các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn phường, tặng trồng cho nhà trường một số loại cây như: Hội ngưòi cao tuổi, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, và hội phụ nữ tặng một số ghế đá, các cơ quan doanh nghiệp: công ty Phục Hưng làm cổng trường, nhà máy gạch cho gạch lát sân, tạo cho khuôn viên môi trường hài hòa đẹp hợp lý, sạch đẹp. Tổng kinh phí đầu tư: 670.000.000 3/Triển khai giáo dục môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động chăm sóc giáo dục Trẻ mầm non rất nhạy cảm và dễ xúc cảm, đồng cảm với con người, cảnh vật xung quanh do đó việc hình thành những tình cảm, những kỹ năng sống cho trẻ ở giai đoan này có nhiều thuân lợi, với mục đích trang bị cho trẻ một số hiểu biết về môi trường, về mối quan hệ giữa con người và môi trường sống, hình thành cho trẻ NguyÔn ThÞ Mîi HiÖu trëng trêng mÇm non §«ng S¬n 8 Kinh nghiÖm chØ ®¹o XDMTGD vµ GDMT trong trêng mÇm non tình cảm, thái độ, hành vi tích cực đối với môi trường, yêu quý bảo vệ môi trường, dạy trẻ một số kỹ năng đơn giản để bảo vệ môi trường ở gia đình, trường lớp và nơi công cộng. Việc triển khai giáo dục môi trường trong nhà trường được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, với quan điểm triệt để khai thác những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường sẵn có trong chương trình và bám vào mục đích yêu cầu , nội dung của chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường mà phòng giáo dục đã triển khai, ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn thống nhất chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động chăm sóc giáo dục cụ thể như sau: Đối với nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo các tổ khối từ việc xây dựng giáo án đến các tiết dạy mẫu lồng ghép tích hợp nội dung bảo vệ môi trường cho trẻ phù hợp với các chủ đề, chủ điểm để cán bộ giáo viên được học tập rút kinh nghiệm và vận dụng thực tế vào các nhóm lớp mình phụ trách. - Thông qua các hoạt động vui chơi đây là hoạt động mang tính tích hợp cao trong quá trình giáo dục trẻ, giáo viên phải tổ chức đáp ứng nhu cầu của trẻ thì việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mới có hiệu quả. Ví dụ: qua các trò chơi phân vai trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người lớn như: Chơi “xây dựng công viên”. Trẻ biết bố trí hợp lí các khu vực: Ao cá, vườn thú, trồng cây xanh xen kẽ, chăm sóc cây, thu gọn rác, xử lí các chất thải…hoặc thông qua các trò chơi học tập, trẻ được tìm hiểu các hiện tượng trong môi trường, biết so sánh, phân tích các hành vi tốt, hành vi xấu đối với môi trường v.v… - Thông qua hoạt động học tập. + Khám phá môi trường xung quanh: Tổ chức cho trẻ được quan sát, thí nghiệm, thực nghiệm đơn giản như: Cây cần gì để lớn (nước, không khí, ánh sáng) trẻ hiểu sự cần thiết của chúng đối với con vật, thực vật hoặc không khí ô nhiễm do khói bụi v.v… NguyÔn ThÞ Mîi HiÖu trëng trêng mÇm non §«ng S¬n 9 Kinh nghiÖm chØ ®¹o XDMTGD vµ GDMT trong trêng mÇm non + Tạo hình: Vẽ, nặn, xé, gián. Ví dụ: Trẻ vẽ về mái trường xanh sạch đẹp, hoặc xé dán các bạn đang tham gia lao động thu gọn rác bỏ đúng nơi quy định… + Âm nhạc: Trẻ hiểu nội dung bài hát, bài múa thể hiện nội dung môi trường sạch đẹp hoặc những việc làm có lợi cho môi trường… - Thông qua mọi lúc mọi nơi, đối với trẻ dễ nhớ nhưng cũng chóng quên, thông qua mọi lúc mọi nơi là hình thức tổ chức nhằm củng cố những kiến thức mà trẻ đã được học như: Qua hoạt động ngoài trời giúp trẻ cảm nhận được không khí trong lành, cảm nhận về thời tiết nắng mưa, cảm nhận được vẻ đẹp của cỏ cây hoa lá, ruộng vườn, các danh lam thắng cảnh, hoặc trong khi chơi trẻ biết lấy cất đồ chơi đúng nơi quy định, biết giữ gìn bảo quản đồ chơi, hoặc khi ăn cơm không nói chuyện, không bốc bãi, ăn hết suất, khi ho, khi ngáp biết lấy tay che miệng, biết sử dụng các đồ dùng cá nhân của trẻ, không dùng chung. 4/ Công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường a) Phối hợp giáo dục tiết kiệm trong tiêu dùng. Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, đối với trẻ hay bắt chước nên cần phải có sự phối hợp giáo dục trẻ ở trường cũng như ở nhà luôn biết quí trọng giữ gìn đồ dùng đồ chơi và quần áo sạch sẽ, sử dụng được lâu bền, các đồ dùng đồ chơi lấy cất đúng qui định, có các thùng hộp để bảo quản sau khi sử dụng, có ý thức tiết kiệm nước, điện trong sinh hoạt hàng ngày, ví dụ như: Phối hợp giáo dục trẻ: Dùng cốc để hứng nước đánh răng, rửa mặt vặn nước vưa phải, không để vòi nước chảy liên tục, thấy nước chảy phải khoá vòi lại hoặc ra khỏi phòng phải tắt điện, ăn uống, ăn hết suất không rơi vãi .v.v. ngoài ra chúng ta phải phối hợp để giáo dục trẻ biết phân loại rác thải ở gia đình và ở trường mầm non, thức ăn thừa để chăn nuôi, chai hộp giấy vải vụn để tái chế hoặc để bán hoặc để làm đồ chơi, sưu tầm các vật liệu thiên nhiên để làm đồ chơi, đồ dùng dạy học, mặt khác chúng ta cần có sự phối hợp để giáo dục trẻ biết một số cách phòng tránh khi môi trường bị ô nhiễm, rửa tay trước NguyÔn ThÞ Mîi HiÖu trëng trêng mÇm non §«ng S¬n 10 Kinh nghiÖm chØ ®¹o XDMTGD vµ GDMT trong trêng mÇm non khi ăn, ăn chín uống chín, đeo khẩu trang khi đi ngoài đường, ngửi thấy mùi lạ không ăn .v.v. b) Phối hợp tổ chức các hoạt động thực tiễn trong trường mầm non. Nếu môi trường bị ô nhiễm dẫn tới bệnh tật sẽ gia tăng nhất là đối với trẻ mầm non, cơ thể còn non nớt chưa thích ứng nhiều được với môi trường bên ngoài nên tỷ lệ mắc các loại bệnh tật tương đối cao, như chúng ta đã biết “Bệnh tật là người bạn đồng hành của suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng và ngược lại suy dinh dưỡng là điều kiện thuận lợi để trẻ mắc bệnh”, để nhằm thực hiện mục tiêu của nhà trường là hạ tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 10% thì việc luôn tạo ra cảnh quan môi trường sạch đẹp thoáng mát hợp vệ sinh là mọt trong những nội dung quan trọng xuyên suốt trong qúa trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy công tác phối hợp để tổ chức tốt hoạt động thực tiễn là công việc thường xuyên liên tục đã trở thành nề nếp thói quen của hội phụ huynh, cán bộ giáo viên và học sinh trong toàn trường. Đối với hội phụ huynh, chúng tôi tổ chức các buổi lao động làm đẹp trường lớp như: Khơi thông cống thoát nước, tỉa cành chăm sóc cây, vệ sinh xung quanh trường lớp, phun thuốc diệt muỗi…. Đối với cán bộ giáo viên: thực hiện đúng chế độ sinh hoạt hàng ngày, xây dựng môi trường bằng hành vi phù hợp để cho trẻ noi theo như: Không khạc nhổ bừa bãi, vứt rác đúng nơi qui định tắt điện khi ra khỏi phòng .v.v. ngoài ra bố trí sắp xếp các đồ dùng ngăn nắp gọn gàng thông thoáng phòng để gió và ánh sáng chiếu vào, vệ sinh phòng nhóm hàng ngày và cuối tuần tổng vệ sinh chung. Đối với trẻ: giáo dục trẻ biết lao động tự phục vụ, trẻ đi vệ sinh đúng nơi qui định khi đi xong biết dội nước, tổ chức các buổi lao động vừa sức với trẻ như lao động, chăm sóc vật nuôi cây trồng, đây chính là những việc làm tốt cho môi trường như: Tuới cây, xới đất cho cây, cho cá ăn, lau chùi đồ chơi, dọn đồ dùng ngăn nắp, nhặt rác thu gom lá ở sân trường .v.v.. Thông qua các hoạt động lao động giúp trẻ NguyÔn ThÞ Mîi HiÖu trëng trêng mÇm non §«ng S¬n 11 Kinh nghiÖm chØ ®¹o XDMTGD vµ GDMT trong trêng mÇm non khẳng định mình, nhận thức được khả năng của mình góp phần làm cho môi trường sạch và đẹp. 5/ Tổ chức tham quan học tập rút kinh nghiệm. Việc tự học tự bồi dưỡng là một hình thức hoạt động chuyên môn được tiến hành thường xuyên liên tục, nhằm không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật những tri thức mới góp phần phát triển năng lực và phẩm chất nghề nghiệp, chúng tôi tổ chức cho tham quan thực tế một số trường chất lượng cao như (trường Mầm non Xi Măng Bỉm Sơn, trường mầm non quảng Bình, Quảng Tâm huyện Quảng Xương) để học tập về cách xây dựng khuôn viên sân chơi, trang trí phòng nhóm, cách xắp xếp các góc chơi của trẻ, trồng một số bồn hoa cây cảnh, tận dụng các vật liệu phế thải làm đồ dùng, đồ chơi v.v…từ việc tham quan học tập chúng tôi về vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế của trường lớp, đồng thời từ việc tham quan học tập nhà trường cũng có phương án khắc phục những vấn đề còn thiếu sót trong quá trình thực hiện để đạt được những kết quả mà nội dung yêu cầu của chuyên đề đặt ra. C. KẾT LUẬN. 1. Kết quả. Bằng một số biện pháp chủ yếu trong công tác xây dựng môi trường giáo dục và giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non trong hai năm học gần đây (năm học 2009-2010 và 2010-2011) nhà trường đã đạt được những kết quả cụ thể sau đây: *Về môi trường giáo dục - Quy hoạch được khuôn viên sân chơi, sân khấu ngoài trời, khu vệ sinh cho cán bộ giáo viên, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước thải - Trồng được một số loại cây vừa là cây bóng mát, vừa là cây ăn quả (cây vú sữa, xoài, vải…Tạo được các khu vực để các loại đồ chơi ngoài trời, bồn hoa cây cảnh, vườn rau xanh, vườn thuốc nam NguyÔn ThÞ Mîi HiÖu trëng trêng mÇm non §«ng S¬n 12 Kinh nghiÖm chØ ®¹o XDMTGD vµ GDMT trong trêng mÇm non - Các lớp được bố trí sắp xếp gọn gàng thoáng mát có đủ các trang thiết bị đảm bảo yêu cầu cho việc thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ: Bàn ghế, tủ , giá, đồ dùng đồ chơi vv… *Về giáo dục môi trường - 100% cán bộ giáo viên nắm vững được mục đích yêu cầu và tổ chức tốt các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường - Mỗi cán bộ giáo viên luôn là tấm gương cho học sinh noi theo, có mối quan hệ gần gũi đúng mực giữa cán bộ giáo viên với phụ huynh và học sinh, được phụ huynh tin tưởng - 100% các cháú mẫu giáo có nề nếp thói quen trong việc học tập và sinh hoạt hàng ngày, có ý thức chăm sóc cây cối không bẻ cành hái hoa, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, biết lấy cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi v.. v…Ngoài ra trẻ còn biết cùng cô tham gia trực nhật hàng ngày: quét nhà, lau đồ chơi bàn ghế, lấy cất chăn màn chiếu gối đã trở thành nế nếp ở trường cũng như ở gia đình. 2. Bài học kinh nghiệm. Trong hai năm học 2009-2011 là những người cán bộ quản lý trực tiếp theo dõi chỉ đạo về công tác xây dựng môi trường giáo dục và giáo dục môi trường trong trường mầm non chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: - Làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, gia đình và cộng đồng về nội dung yêu cầu của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non. - Mỗi cán bộ giáo viên trong toàn trường phải có nhận thức đầy đủ đúng đắn về môi trường giáo dục và giáo dục môi trường đối với sự phát triển của trẻ, từ nhận thức đúng này sẽ có suy nghĩ và hành động đúng - Tổ chức tốt các hoạt động thực tiễn để xây dụng môi trường sạch đẹp. - Có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể, hội phụ huynh, hỗ trợ mua sắm một số các trang thiết bị phù hợp với yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ. NguyÔn ThÞ Mîi HiÖu trëng trêng mÇm non §«ng S¬n 13 Kinh nghiÖm chØ ®¹o XDMTGD vµ GDMT trong trêng mÇm non - Luôn có sự kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện ở tất cả các nhóm lớp, có kế hoạch bổ sung kịp thời những vấn đề còn tồn tại thực sự khách quan khoa học. - Làm tốt môi trường xã hội để mỗi người lớn thực sự là tấm gương cho trẻ noi theo Trên đây là một số kết quả đã đạt được trong những năm gần đây. Để có đủ các tiêu chuẩn xây dựng trường chuẩn quốc gia trong những năm tiếp theo chúng tôi còn phải có sự cố gắng đầu tư về mọi mặt, có những biện pháp sát thực hơn nữa mới đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong giai đọan mới. Bỉm sơn, ngày 15/ 04/ 2011 Người viết. Nguyễn Thị Mợi NguyÔn ThÞ Mîi HiÖu trëng trêng mÇm non §«ng S¬n 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng