Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn kinh nghiệm về quản lý công tác đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường trung ...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm về quản lý công tác đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường trung học cơ sở nga lĩnh

.PDF
32
187
98

Mô tả:

MỤC LỤC Nội dung TT Trang 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2 I- LỜI MỞ ĐẦU 1 3 II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2 4 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 5 I- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 3 II- MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC CHỈ ĐẠO 6 ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH Ở TRƯỜNG 4 THCS NGA LĨNH 7 1. sinh. 2. 8 Thành lập Ban Chỉ đạo đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học 4 Triển khai đầy đủ các văn bản, quy định của ngành về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh đến tất cả giáo viên và 5 học sinh trong nhà trường. 9 3. Xây dựng và ban hành Quy định về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh. 5 10 4. Thành lập đội Cờ đỏ tự quản ở các đơn vị lớp. 5 11 5. Lập sổ theo dõi hạnh kiểm học sinh. 6 6. Định kỳ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh và Tự 12 13 14 đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm lớp hàng tháng. 7. Thành lập Hội đồng xét duyệt, đánh giá hạnh kiểm học sinh. 8. Công khai kết quả đánh giá, phân loại hạnh kiểm học sinh. Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh. 7 8 8 8 15 9. 16 C. KẾT LUẬN 9 17 I- KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT 9 18 II- Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 10 19 III- KẾT LUẬN CHUNG 11 20 PHỤ LỤC 12 21 Phụ lục 1: Quy định về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh. 12 22 Phụ lục 2: Mẫu sổ theo dõi thi đua hàng tuần 14 Phụ lục 3: Mẫu Bảng tổng hợp kết quả xếp loại hạnh kiểm học 15 23 24 25 26 sinh hàng tháng Phụ lục 4: Mẫu Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện công tác 16 chủ nhiệm lớp hàng tháng của giáo viên Phụ lục 5: Ảnh chụp một số sổ sách về đánh giá hạnh kiểm học 17 sinh của nhà trường trong các năm học vừa qua: TÀI LIỆU THAM KHẢO Trịnh Hữu Lý - Trường THCS Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hoá 21 1 KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HẠNH KIỂM HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGA LĨNH A- ĐẶT VẤN ĐỀ I- LỜI MỞ ĐẦU Một trong những nhiệm vụ cơ bản của các nhà trường là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, quan điểm này đã được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước và các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Gần đây nhất Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, phần Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu…Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp.” Luật giáo dục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xác định: “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. ( Điều 2-Luật giáo dục 2005). Chúng ta biết rằng có nhiều con đường xây dựng và bồi dưỡng những giá trị đạo đức cho học sinh. Mọi sự vật hiện tượng trong cuộc sống đã và đang tác động trực tiếp đến tình cảm, nhận thức của trẻ đồng thời cũng chính những sự vật hiện tượng đó đã và đang góp phần xây dựng và hình thành những phẩm chất, giá trị đạo đức cho học sinh. Để thực hiện nhiệm vụ của mình, các nhà trường phổ thông, các nhà giáo tâm huyết với nghề và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp đã có nhiều giải pháp, việc làm sáng tạo Trịnh Hữu Lý - Trường THCS Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hoá 2 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, để đánh giá thực chất chất lượng đức dục, xây dựng cơ chế đánh giá đạo đức học sinh còn không ít những khó khăn, lúng túng. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi không có mục đích nêu lên những kinh nghiệm, những biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh mà chỉ nhằm trao đổi về vấn đề quản lý, chỉ đạo việc đánh giá hạnh kiểm học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường THCS. Được sự giúp đỡ của tập thể sư phạm nhà trường, trong nhiều năm học vừa qua, chúng tôi đã có một số biện pháp chỉ đạo nhằm giúp cho giáo viên đánh giá đạo đức của học sinh thông qua việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh khá chính xác, đảm bảo tính hệ thống, công khai và minh bạch. Đề tài này phản ánh một số biện pháp và kinh nghiệm chỉ đạo nhằm giúp giáo viên thực hiện yêu cầu và nhiệm vụ khó khăn đó. II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Chúng ta đã biết: “Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận; quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội”. Còn “hạnh kiểm là phẩm chất đạo đức biểu hiện trong việc làm, trong cách đối xử với mọi người”. (Từ điển Tiếng Việt – 2002) Như vậy, để xem xét đánh giá phẩm chất đạo đức của một cá nhân thì cần phải xem xét đánh giá hạnh kiểm của cá nhân đó. Trong nhà trường để làm tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh, việc đánh giá chất lượng đạo đức, trực tiếp là đánh giá hạnh kiểm học sinh là một yêu cầu đặc biệt quan trọng. Trong quan điểm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm, qua hệ thống hồ sơ sổ sách của nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các nhà trường sau mỗi học kỳ, mỗi năm học, phải đánh giá học sinh cả hai mặt học lực và hạnh kiểm. Việc làm đó là cần thiết và quan trọng. Có như Trịnh Hữu Lý - Trường THCS Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hoá 3 vậy mới đánh giá được mức độ rèn luyện, phấn đấu của học sinh trong từng học kỳ, trong từng năm học, từ đó mới có cơ sở để đánh giá chất lượng giáo dục đạo đức của một nhà trường. Tuy nhiên, để đánh giá và xếp loại hạnh kiểm của học sinh một cách chính xác, phản ánh đúng được phẩm chất đạo đức của các em thì không dễ. Thực trạng do chưa nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa đạo đức và hạnh kiểm học sinh nên cách đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh ở các trường THCS nói chung và trường THCS Nga Lĩnh nói riêng tồn tại một số bất cập sau: 1. Cách thức tổ chức, đánh giá hạnh kiểm học sinh Với mỗi cấp học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy chế quy định cách thức đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh. Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dành chương II quy định về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh, quy định hạnh kiểm học sinh được xếp thành 4 loại Tốt, Khá, Trung bình, Yếu; trong đó cơ sở, tiêu chí làm căn cứ xếp loại hầu hết chỉ mang tính định tính. Quy chế cũng quy định nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp là: “Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực từng học kỳ, cả năm học của học sinh”. Từ quy định trên nhiều trường học phó mặc, “giao khoán” việc này cho giáo viên chủ nhiệm nên chất lượng đánh giá, xếp loại hạnh kiểm không cao; từ đó dễ xảy ra khuynh hướng đối với giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm thì lúng túng, khó khăn trong đánh giá, một bộ phận giáo viên chủ nhiệm khác có tinh thần trách nhiệm không cao thì làm qua quýt “cho xong việc”. 2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm: Từ cách thức tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh chưa có sự quản lý, chỉ đạo chặt chẽ, còn để “giao khoán” cho giáo viên chủ nhiệm, kết quả Trịnh Hữu Lý - Trường THCS Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hoá 4 xếp loại hạnh kiểm của trường trong những năm trước chưa thật phản ánh đúng chất lượng đạo đức của học sinh, mang nặng tính “tự phát”, cảm tính của giáo viên; hơn nữa các hành vi đạo đức của học sinh ít được nhắc nhở thường xuyên nên chất lượng đạo đức học sinh không cao. Kết quả điển hình trong một số năm học như sau: Năm học 2004-2005 2005-2006 Hạnh kiểm TS TS Tốt 267 57.92 289 68.00 289 68,32 Khá 153 33.19 98 23.17 111 26,24 Trung bình 121 26.25 24 5.67 18 4,26 46 9.98 14 3.31 5 1,18 Yếu TS học sinh % 461 % 2006-2007 TS 425 % 423 Mặt khác, từ năm học 2004-2005 Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Sổ chủ nhiệm dùng cho các trường trung học phổ thông số liệu ở phần Sơ kết hàng tuần, (cuối mục Kế hoạch tháng các trang 19-29 trong Sổ chủ nhiệm) do khâu quản lý còn lỏng lẻo nên qua kiểm tra cho thấy số liệu ở các trang này còn thiếu những minh chứng cụ thể, sở dĩ có hiện tượng này phần nhiều là do giáo viên chủ nhiệm còn ghi chép tuỳ tiện. Để khắc phục tình trạng trên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý trường học, bản thân tôi cùng tập thể Ban Giám hiệu nhà trường đã có một số biện pháp chỉ đạo giáo viên trong việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh từng học kỳ và cả năm học như sau: B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trịnh Hữu Lý - Trường THCS Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hoá 5 I- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: Sau khi phân tích rõ thực trạng của những bất cập, hạn chế trong công tác đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh; được sự thống nhất trong Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường, chúng tôi đã thống nhất tập trung chỉ đạo vào các giải pháp sau: 1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh. 2. Xây dựng một hệ thống văn bản chỉ đạo thống nhất trong toàn trường, trong đó quy định rõ vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường đối với công tác đánh giá, xếp loại học sinh; đặc biệt là quy định rõ chức năng niệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên Tổng phụ trách Đội trong việc quản lý, đánh giá hạnh kiểm học sinh. 3. Xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh cho từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học, trong đó đặc biệt chú ý lượng hoá các tiêu chuẩn đánh giá; gắn việc đánh giá hạnh kiểm với việc thực hiện tốt các nền nếp thi đua, các nội quy, quy định của tập thể trường, lớp. 4. Thống nhất một quy trình đánh giá: Việc đánh giá, theo dõi để đi đến xếp loại hạnh kiểm học sinh là cả một quá trình, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ, chủ đề từng năm học. 5. Huy động nhiều lực lượng cùng tham gia quản lý, đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh. Từ chỗ xác định rõ các giải pháp thực hiện, đơn vị đã triển khai một số bniện pháp cụ thể sau: II- MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC CHỈ ĐẠO ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS NGA LĨNH 1. Thành lập Ban Chỉ đạo đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh. Trịnh Hữu Lý - Trường THCS Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hoá 6 Căn cứ các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học, vào đầu năm học Hiệu trưởng nhà trường có Quyết định Thành lập Ban Chỉ đạo đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh với thành phần gồm Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp là Trưởng ban chỉ đạo, các Phó trưởng ban gồm Phó Hiệu trưởng và giáo viên Tổng Phụ trách Đội TNTP; các thành viên của Ban Chỉ đạo gồm giáo viên chủ nhiệm lớp, Đại diện Ban Đại diện Cha mẹ học sinh của trưởng. Ban Chỉ đạo đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh có các nhiệm vụ cụ thể sau: - Tư vấn cho Hiệu trưởng về công tác đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh. - Hướng dẫn và triển khai đầy đủ các văn bản, quy định của ngành về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh đến giáo viên và học sinh. - Trên cơ sở kết quả theo dõi thi đua hàng ngày, hàng tuần của Đội Cờ đỏ, thành viên Ban Chỉ đạo là giáo viên chủ nhiệm lớp có nhiệm vụ đánh giá, phân loại hạnh kiểm học sinh hàng tháng; báo cáo kết quả phân loại, báo cáo tình hình lớp chủ nhiệm cho Hiệu trưởng. - Thẩm định kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh sau mỗi học kỳ. 2. Triển khai đầy đủ các văn bản, quy định của ngành về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh đến tất cả giáo viên và học sinh trong nhà trường. Căn cứ các văn bản chỉ đạo về nhiệm vụ năm học, Ban Chỉ đạo đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh có trách nhiệm triển khai đầy đủ các văn bản, quy định của ngành về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh đến giáo viên và học sinh. Thời điểm triển khai là dịp Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học được tổ chức vào đầu năm học, dịp Hội nghị cán bộ giáo viên, Hội Trịnh Hữu Lý - Trường THCS Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hoá 7 nghị triển khai nhiệm vụ học kỳ II. Bên cạnh đó nhà trường đã công khai Nội quy học sinh bằng văn bản ngay trên mỗi lớp học. Các văn bản được triển khai là Điều lệ trường học, Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh; Nội quy học sinh; Kế hoạch năm học, các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của nhà trường và của các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên. Việc làm này nhằm giúp cho giáo viên và học sinh thấy rõ yêu cầu, nhiệm vụ về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh; những quy định cụ thể về các hành vi học sinh không được làm. Các văn bản nói trên có tính định hướng cho học sinh trong việc rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, tránh những hành vi vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức học sinh. 3. Xây dựng và ban hành Quy định về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh. Vào đầu mỗi năm học, Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo và phối hợp với Giáo viên Tổng Phụ trách Đội xây dựng và ban hành Quy định về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh. Từ thực tế của nhà trường, chúng tôi đã biên soạn và ban hành Quy định về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh gồm các nội dung sau: - Quy định về đánh giá, xếp loại thi đua hàng tuần. - Quy định về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm hàng tháng. - Quy định về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm sau mỗi học kỳ, năm học. (Xem phụ lục 1 kèm theo) Đây là văn bản rất quan trọng, quy định về cách thức đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh trong nội bộ nhà trường cho mỗi năm học. Việc vận dụng văn bản này còn giúp cho công tác đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh ở trong phạm vi toàn trường được thống nhất, hạn chế sự thiếu thống nhất trong công tác đánh giá, xếp loại cho mỗi đơn vị lớp. Quy định về Trịnh Hữu Lý - Trường THCS Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hoá 8 đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh phải bám vào Quy chế đánh giá xếp loại học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định và được công khai đến mọi học sinh. 4. Thành lập đội Cờ đỏ tự quản ở các đơn vị lớp. Hoạt động kiểm tra, giám sát của đội Cờ đỏ tự quản ở các đơn vị lớp là một hình thức kiểm tra nền nếp tự quản của học sinh rất hiệu quả. Việc thành lập đội Cờ đỏ tự quản của học sinh được rất nhiều nhà trường áp dụng và thường giáo cho Giáo viên Tổng phụ trách Đội quản lý và chỉ đạo thực hiện. Về mặt tổ chức đội Cờ đỏ tự quản của học sinh ở trường THCS Nga Lĩnh có biên chế rộng hơn (có thể đến 7 học sinh) và mở rộng đến các em là Tổ trưởng. Về hoạt động đội Cờ đỏ tự quản của mỗi lớp gồm hai nhóm: - Nhóm giám sát và đánh giá tình hình thi đua của trường gồm 3 học sinh, nhiệm vụ của tổ này là giám sát và đánh giá tình hình thi đua thực hiện nền nếp học tập của một đơn vị lớp khác do Giáo viên Tổng phụ trách phân công. - Nhóm giám sát và đánh giá tình hình thi đua của học sinh ở mỗi tổ trong lớp chính là các Tổ trưởng của tổ đó. Kết quả theo dõi thi đua được ghi chép cập nhật hàng ngày vào sổ “Theo dõi thi đua hàng tuần” và dùng để đánh giá thi đua trong tuần cho mỗi học sinh. 5. Lập sổ theo dõi hạnh kiểm học sinh. Sổ “Theo dõi thi đua hàng tuần” do nhà trường tự thiết kế (Xem phụ lục 2 kèm theo) là một loại sổ nhật ký, dùng cho tổ trưởng theo dõi tình hình thực hiện các chỉ tiêu thi đua của các thành viên trong tổ. Sổ có kích thước 14,8 cm X 21 cm, ở hai trang liên tiếp của sổ có hai phần chính được thiết kế các nội dung như sau: - Bên trái là các chỉ tiêu thi đua, theo dõi 9 tiêu chí: Trịnh Hữu Lý - Trường THCS Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hoá 9 + Nghỉ học + Đi muộn + Bỏ giờ + Không chuẩn bị bài + Điểm yếu, kém + Vi phạm kỷ luật + HS bị phê bình + Điểm khá giỏi + HS được khen Cuối cùng là Xếp loại cuối tuần cho mỗi học sinh (Phụ lục 2) - Phần bên phải chia ra khoảng 12 cột, mỗi cột ghi tên mỗi học sinh trong tổ Nhằm giúp cho các tổ trưởng ghi chép, xếp loại thi đua hàng tuần, nhà trường có văn bản hướng dẫn, ghi chép xếp loại thi đua cụ thể (Xem Phụ lục 1). Hàng ngày tổ trưởng theo dõi kết quả thực hiện các tiêu chí của từng thành viên trong tổ, ghi kết quả đạt được qua các cột và dòng tương ứng. Kết quả thực hiện tình hình thi đua là cơ sở để đánh giá xếp loại cho từng học sinh. Cuối tháng (sau 4 tuần thi đua) đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh trên cơ sở kết quả thi đua của 4 tuần vừa qua. Kết quả phản ánh ở cột C trong sổ còn là số liệu để giáo viên tổng hợp ghi vào Sổ chủ nhiệm (Phần Sơ kết hàng tuần, cuối mục Kế hoạch tháng các trang 19-29 trong Sổ chủ nhiệm) theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo. Trịnh Hữu Lý - Trường THCS Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hoá 10 Như vậy việc theo dõi chặt chẽ việc thực hiện nền nếp, kết quả học tập của học sinh không những là cơ sở để đánh giá hạnh kiểm học sinh mà còn giúp cho giáo viên chủ nhiệm lớp có thêm những thông tin chính xác, tin cậy để ghi chép vào Sổ chủ nhiệm. 6. Định kỳ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh và Tự đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm lớp hàng tháng. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã thống nhất đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh hàng tháng, cụ thể mỗi tháng giáo viên chủ nhiệm dành một tiết sinh hoạt để xếp loại hạnh kiểm học sinh, căn cứ để xếp loại hạnh kiểm học sinh hàng tháng là kết quả thi đua hàng tuần để xếp loại. Tuỳ tình hình từng năm học nhà trường quy định chế độ định kỳ xếp loại hạnh kiểm hàng tháng cho học sinh, riêng năm học 2010-2011 được quy định thời gian như sau: Ngày tháng Yêu cầu thời gian năm đánh giá 6 24/9/2010 Từ 16/8 đến 24/9 6 25/02/2011 Từ 25/12 đến 25/2 6 22/10/2010 Từ 25/9 đến 22/10 6 25/03/2011 Từ 26/02 đến 25/3 6 26/11/2010 Từ 23/10 đến 26/11 6 22/04/2011 Từ 26/3 đến 22/4 6 24/12/2010 Từ 27/11 đến 24/12 6 20/05/2011 Từ 23/4 đến 20/5 Thứ Thứ Ngày Yêu cầu thời gian tháng năm đánh giá Kết quả xếp loại hạnh kiểm hàng tháng của từng học sinh được giáo viên báo cáo cho Hiệu trưởng nhà trường theo mẫu quy định (Phụ lục 3). Bên cạnh với việc báo cáo Kết quả xếp loại hạnh kiểm hàng tháng của từng học sinh giáo viên chủ nhiệm còn báo cáo với Hiệu trưởng bản Tự đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm lớp (Phụ lục 4), trong đó có tổng hợp kết quả xếp loại hạnh kiểm hàng tháng của học sinh, phản ánh những học sinh chậm tiến, học sinh vi phạm kỷ luật, học sinh có nhiều cố gắng tiêu Trịnh Hữu Lý - Trường THCS Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hoá 11 biểu trong tháng. Báo cáo này nhằm giúp cho giáoviên chủ nhiệm lớp tự đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm lớp của mình trong một thời gian nhất định, đồng thời còn là một nguồn tư liệu minh chứng cho việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng nhà trường. 7. Thành lập Hội đồng xét duyệt, đánh giá hạnh kiểm học sinh. Sau khi có kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối học kỳ I, cuối học kỳ II, nhà trường tổ chức xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh. Việc làm này nhằm các mục đích sau: Thống nhất trong toàn trường về các tiêu chuẩn, quy định về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh. Là dịp để Ban Chỉ đạo đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh của trường nhìn nhận kết quả đánh giá hạnh kiểm học sinh trong cả năm học, từ đó có các biện pháp điều chỉnh, rút kinh nghiệm cho việc đánh giá hạnh kiểm học sinh trong thời gian tiếp theo. Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh sau khi xét duyệt là căn cứ, số liệu để giáo viên chủ nhiệm phê duyệt học bạ cho học sinh và là căn cứ, số liệu phục vụ cho các báo cáo sơ kết, tổng kết năm học. Với chức trách là Phó Ban Chỉ đạo đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh, đồng thời là Giáo viên Tổng phụ trách Đội, trong các năm học vừa qua đơn vị chúng tôi đã giao cho đồng chí giáo viên Tổng phụ trách Đội xét duyệt kết quả đánh giá hạnh kiểm học sinh của các đơn vị lớp và báo cáo thông qua Ban chỉ đạo của trường. 8. Công khai kết quả đánh giá, phân loại hạnh kiểm học sinh. Cuối học kỳ và cuối năm học, sau khi đã đánh giá xếp loại, hạnh kiểm của mỗi học sinh được thông báo công khai bằng các hình thức sau: - Thông qua hội nghị Hội đồng sư phạm nhà trường. Trịnh Hữu Lý - Trường THCS Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hoá 12 - Thông qua bảng tin của nhà trường. - Thông báo tới gia đình học sinh thông qua Sổ liên lạc giữa gia đìnhnhà trường. Sau khi thông báo nếu không có ý kiến thắc mắc thì kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh được sử dụng làm số liệu chính thức của nhà trường. Thực tế cho thấy sau khi đã làm chặt chẽ theo quy trình trên thì hầu hết giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh đều đồng thuận với ý kiến đánh giá của nhà trường. 9. Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh. Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh được sử dụng theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, cụ thể là sử dụng trong việc đánh giá kết quả tu dưỡng rèn luyện của học sinh cuối kỳ, cuối năm; trong việc xét kết quả lên lớp, ở lại, thi lại, trong thi đua khen thưởng và ghi vào các loại hồ sơ như sổ lớp, sổ học bạ và được tổng hợp làm số liệu chính thức của nhà trường. C- KẾT LUẬN I/ KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT Nhờ thực hiện chặt chẽ quy trình đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh qua việc theo dõi đánh giá qua từng tuần, từng tháng, học kỳ và cả năm học mà các chỉ số đánh giá hạnh kiểm học sinh qua từng năm phản ánh khá trung thực chất lượng giáo dục đạo đức của nhà trường. Qua 4 năm học áp dụng quy trình này hạnh kiểm học sinh xếp loại tốt được tăng từ 68,32% (năm học 2006-2007) đã tăng lên 77,78% (năm học 2009-2010); tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm xếp loại yếu giảm từ 1,18% (năm học 2006-2007) xuống 0,37% (năm học 2009-2010). Điều đặc biệt có ý nghĩa là qua việc theo dõi nền nếp thi đua, đã góp phần thúc đẩy nền nếp học tập của học sinh và chất lượng học lực của học Trịnh Hữu Lý - Trường THCS Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hoá 13 sinh đã không ngừng tăng lên, tỷ lệ học sinh giỏi đã tăng từ 3,78% (năm học 2006-2007) đã tăng lên 9,26% (năm học 2009-2010); tỷ lệ học sinh xếp loại học lực yếu kém giảm từ 16,78% (năm học 2006-2007) xuống 4,07% (năm học 2009-2010). Năm học 2009-2010 với chủ đề “Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” nhà trường đã phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt lập thành tích chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, kết thúc năm học đã có 34 lượt học sinh đạt 40 giải học sinh giỏi trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, tăng 21 giải so với năm học 2006-2007. Xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối năm học qua các năm: Năm học 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 Hạnh kiểm TS TS TS TS Tốt 289 68,32 Khá 111 26,24 Trung bình Yếu TS học sinh % % % 278 74,13 246 78,10 71 18,93 53 16,83 % 210 77,78 56 20,74 18 4,26 25 6,67 13 4,13 3 1,11 5 1,18 1 0,27 3 0,95 1 0,37 423 375 315 270 Điều đặc biệt ý nghĩa là qua việc quản lý chặt chẽ quy trình theo dõi, đánh giá hạnh kiểm học sinh đã thúc đẩy nâng cao chất lượng học tập của học sinh, kết quả này được thể hiện khá rõ trong bảng sau: Kết quả học lực qua các năm: Năm học 2006-2007 2007-2008 2008-2009 Trịnh Hữu Lý - Trường THCS Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hoá 2009-2010 14 Học lực Giỏi TS 16 % 3,78 TS 18 % TS 4,80 27 % TS % 8,54 25 9,26 Khá 109 25,77 95 25,33 89 28,16 83 30,74 Trung bình 227 53,66 230 61,33 171 54,11 151 55,93 Yếu 66 15,6 32 8,53 28 8,86 11 4,07 Kém 5 1,18 0 0,00 1 0,32 0 0,00 TS học sinh 423 375 315 270 II/ Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Các biện pháp chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh nhà trường đã thực hiện trong những năm qua bước đầu đã thu được một số kết quả tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Những biện pháp chỉ đạo của nhà trường có một số ý nghĩa tích cực và bài học kinh nghiệm sau: - Việc chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh nhà trường nói riêng là công việc được tiến hành thường xuyên, xuyên suốt trong cả một năm học. Đặc biệt việc theo dõi đánh giá biến chuyển của đạo đức học sinh thông qua việc đánh giá hạnh kiểm học sinh là việc làm liên tục hàng ngày, hàng tuần, từng học kỳ và cả năm học. - Việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh trong nhà trường cũng như các hoạt động giáo dục khác muốn đạt hiệu quả cao phải huy động được nhiều lực lượng tham gia, được tiến hành công khai, theo một quy trình được xây dựng một cách chặt chẽ, khách quan và dân chủ. - Trong quá trình chỉ đạo, Ban Giám hiệu nhà trường đã xây dựng được một số mẫu biểu, sổ sách hợp lý, khoa học, góp phần tích cực giúp Trịnh Hữu Lý - Trường THCS Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hoá 15 người giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm làm tốt nhiệm vụ được phân công. Hồ sơ về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh, báo cáo tự đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm lớp hàng tháng, mỗi học kỳ là những tư liệu quý minh chứng cho công tác tổ chức và quản lý nhà trường. - Các biện pháp chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh là biện pháp tích cực góp phần đổi mới quản lý, huy động được nhiều lực lượng, thành phần tham gia quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. III/ KẾT LUẬN CHUNG Biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, cụ thể là quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng hạnh kiểm học sinh trong trường trung học cơ sở là một vấn đề hết sức quan trọng. Đây là một trong những nội dung quản lý mà hiệu trưởng và mọi thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường hết sức quan tâm. Được sự giúp đỡ của tập thể sư phạm nhà trường, trong những năm học vừa qua, chúng tôi đã có một số biện pháp chỉ đạo nhằm quản lý, nâng cao chất lượng đạo đức của học sinh thông qua việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh. Kết quả thực hiện trong một số năm học qua cho thấy nhờ có biện pháp chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát mà chất lượng giáo dục của nhà trường đã được nâng lên khá rõ nét. Bài viết này nhằm trao đổi một số kinh nghiệm bước đầu về vấn đề quản lý, chỉ đạo việc đánh giá hạnh kiểm học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường THCS Nga Lĩnh, rất mong nhận được ý kiến góp ý, trao đổi của các bạn đồng nghiệp./ Viết tại Nga Lĩnh, tháng 3 năm 2011 Trịnh Hữu Lý - Trường THCS Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hoá 16 Trịnh Hữu Lý PHỤ LỤC Phụ lục 1: Quy định về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh. QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI THI ĐUA, XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH 1. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG: Hồ sơ đánh giá xếp loại thi đua, xếp loại hạnh kiểm học sinh gồm có: - Sổ theo dõi đánh giá thi đua hàng tuần. - Quy định về đánh giá xếp loại hạnh kiểm hàng tháng. - Quy định về xếp loại hạnh kiểm học kỳ, năm học. Trịnh Hữu Lý - Trường THCS Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hoá 17 Kết quả theo dõi trên sổ của từng học sinh và của mỗi tổ là căn cứ để đánh giá, xếp loại thi đua của cá nhân và của mỗi tổ; là căn cứ để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh hàng tháng, học kỳ và cả năm học . Kết quả xếp loại hạnh kiểm cuối kỳ, cuối năm học phải được sự thống nhất của giáo viên Tổng Phụ trách Đội; được Hiệu trưởng phê duyệt trước khi công bố. II. HƯỚNG DẪN GHI CHÉP VÀ XẾP LOẠI THI ĐUA HÀNG TUẦN. Việc đánh giá, xếp loại thi đua hàng tuần do Tổ trưởng đánh giá bằng Sổ theo dõi đánh giá thi đua hàng tuần. Tổ trưởng ghi chép theo dõi kết quả thi đua trong tuần của từng thành viên trong tổ. Có 9 nội dung được theo dõi, trong đó theo dõi 7 nội dung chưa tốt là: 1. Nghỉ học; 2. Đi muộn; 3. Bỏ giờ; 4. Không chuẩn bị bài; 5. Điểm yếu kém; 6. Vi phạm kỷ luật và 7. HS bị phê bình Có 2 nội dung tốt được theo dõi ghi chép là: 1. Điểm khá, giỏi và 2. HS được khen Trong tuần học sinh được xếp loại : - LoạiA khi học sinh đạt một trong hai trường hợp sau: + Không vi phạm một trong các lỗi: 1. Nghỉ học vô lý do; 2. Đi muộn từ 2 lần trở lên; 3. Bỏ giờ không có lý do; 4. Không chuẩn bị bài từ 2 lần trở lên; 5. Có điểm yếu, kém từ 3 lần trở lên; 6. Vi phạm kỷ luật bị giáo viên chủ nhiệm phê bình trước lớp trở lên. + Có 2 lần trở lên đạt các điểm khá, giỏi hoặc được nhà trường biểu dương trước trường. - Loại B khi học sinh có từ 2-3 lần vi phạm một trong các lỗi trên. - Loại C khi học sinh có từ 4 lần vi phạm một trong các lỗi trên. - Loại D khi vi phạm các lỗi đặc biệt nghiêm trọng như đánh nhau, ăn cắp, vô lễ với thầy cô giáo. Học sinh xếp loại D trong tuần phải được sự đồng ý của giáo viên chủ nhiệm lớp. Trịnh Hữu Lý - Trường THCS Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hoá 18 Kết quả xếp loại được thông báo trong buổi Chào cờ đầu tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm đôn đốc, giúp đỡ các tổ và mỗi lớp thực hiện tốt chế độ đánh giá thi đua. Kết quả thi đua của mỗi học sinh là cơ sở để xếp loại, đánh giá hạnh kiểm của học sinh cuối kỳ, cuối năm học. III. QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HÀNG THÁNG Hàng tháng mỗi học sinh được đánh giá, xếp loại hạnh kiểm một lần. Thời gian quy định để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm hàng tháng là giờ sinh hoạt lớp vào thứ bảy tuần cuối của tháng. Thời gian đánh giá hạnh kiểm tháng cuối của học kỳ được kết thúc xong trước 25 của tháng. Căn cứ để xếp loại hạnh kiểm học sinh dựa theo kết quả thi đua hàng tuần. Quy định xếp loại như sau: Loại A: Trong 4 tuần xếp loại có không quá 1 tuần xếp loại B, các tuần còn lại được xếp loại A. Loại B: Trong 4 tuần xếp loại có không quá 1 tuần xếp loại C, các tuần còn lại được xếp loại B hoặc loại A. Loại C: Trong 4 tuần xếp loại có không quá 1 tuần xếp loại D, các tuần còn lại được xếp loại C trở lên. Loại D: Là các trường hợp còn lại. Việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh hàng tháng do giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện và báo cáo kết quả cụ thể cho Hiệu trưởng theo quy định. IV. QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HẠNH KIỂM CUỐI HỌC KỲ VÀ CUỐI NĂM HỌC Học sinh được đánh giá, xếp loại hạnh kiểm một lần/học kỳ. Thời gian xếp loại cụ thể theo kế hoạch chỉ đạo của nhà trường. Căn cứ để xếp loại hạnh kiểm học sinh dựa theo kết quả xếp loại hạnh kiểm hàng tháng. Quy định xếp loại như sau: Loại Tốt: Học sinh được xếp loại hạnh kiểm Tốt nếu trong 4 tháng xếp loại có không quá 1 tháng xếp loại B, các tháng còn lại được xếp loại A. Trịnh Hữu Lý - Trường THCS Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hoá 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng