Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn kỹ năng sống – hành động thiết thực đánh thức trí tuệ, năng lực cá nh...

Tài liệu Skkn kỹ năng sống – hành động thiết thực đánh thức trí tuệ, năng lực cá nhân của trẻ mầm non (quản lí mầm non 2022)

.PDF
30
1
109

Mô tả:

MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................................................................................... 3 I. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 3 II. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 3 1. Thuận lợi. ....................................................................................................... 4 2. Khó khăn ........................................................................................................ 4 III. Các biện pháp .................................................................................................. 5 1. Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá thực trạng của giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng và thực hiện các kế hoạch giáo dục. ....................................................... 5 2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường kỹ năng sống trong bối cảnh dịch bệnh 6 3 Biện pháp 3: Xây dựng các nội dung dạy kĩ năng sống cho trẻ. .................... 8 3.1. Thông qua giáo dục các nội dung kĩ năng sống để hình thành kĩ năng phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Đặc biệt là phòng chống dịch covid19. ...... 8 3.2. Tổ chức cho giáo viên giỏi, có kinh nghiệm quay video mẫu các hoạt động trải nghiệm về kĩ năng sống. ................................................................. 9 3.3. Một số nội dung giáo dục kỹ năng sống ................................................. 9 4. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động giao lưu ............................................. 12 5. Giải pháp 5: Chỉ đạo mỗi giáo viên hãy luôn là 1 người tuyên truyền viên năng động và sáng tạo trong việc truyền tải nội dung giáo dục kỹ năng sống đến các bậc phụ huynh và cộng đồng, xã hội. ................................................. 13 IV. Hiệu quả mang lại của đề tài. ........................................................................ 15 1. Đối với trẻ: ............................................................................................... 15 2. Đối với giáo viên: ..................................................................................... 15 3.Với phụ huynh: .......................................................................................... 16 4. Kho học liệu của nhà trường: ................................................................... 16 5. Khả năng ứng dụng và triển khai ............................................................. 16 V. Ý nghĩa của sáng kiến .................................................................................... 16 VI. Bài học kinh nghiệm ..................................................................................... 17 KẾT THÚC VẤN ĐỀ ......................................................................................... 18 1. Kết luận ........................................................................................................ 18 2. Kiến nghị và đề xuất ...................................................................................... 1 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có một cuộc sống đầy đủ sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày một nâng cao. Ngày càng nhiều phụ huynh quan tâm đến việc dạy kỹ năng sống cho con, tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng hiểu tầm quan trọng của việc học kỹ năng sống và tại sao trẻ lại cần được học kỹ năng sống. Nhiều phụ huynh cảm thấy bực mình khi hàng ngày dạy con việc chào hỏi người lớn nhưng khi ra ngoài thì con lại không bao giờ tự giác chào hỏi mà cứ đợi bố mẹ phải nhắc thì con mới chào, thậm chí nhiều khi nhắc con cũng không chào. Như vậy trẻ chưa hình thành ý thức trong việc chào hỏi. Việc dạy cho trẻ một hành động thì không phải khó, ví dụ như việc nói cảm ơn, nhận biết nguy hiểm hay việc nhặt rác đúng chỗ…nhưng làm sao để trẻ tự nhận thức được những việc đó và tự thực hiện thì là điều không hề đơn giản chút nào. Nhiều khi người lớn luôn tìm cách áp đặt cho trẻ phải làm cái này hay cái khác mà không có sự phân tích cho con tại sao con cần thực hiện việc đó, nhiều khi người lớn cũng không làm gương cho trẻ. Ví dụ rất đơn giản, chúng ta luôn nhắc nhở trẻ phải chào hỏi mọi người nhưng chính nhiều phụ huynh lại không chào trẻ khi con chào mình, như vậy sẽ khó có thể hình thành kỹ năng chào hỏi cho trẻ. Vì sao phải giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lại cần thiết đến thế? Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh trong thời gian vừa qua chính là do các em thiếu những kĩ năng cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp. Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho các em là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh. Xuất phát từ những vấn đề trên nên bản thân tôi là hiệu trưởng nhà trường và phụ trách chuyên môn, tôi suy nghĩ rằng việc dạy kĩ năng sống cho trẻ ngay từ 2 lứa tuổi mầm non là một việc làm rất cần thiết và cực kỳ quan trọng nên tôi lựa chọn đề tài “Kỹ năng sống – hành động thiết thực đánh thức trí tuệ, năng lực cá nhân của trẻ mầm non” làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2021-2022. * Mục đích nghiên cứu: - Giúp đội ngũ giáo viên trong nhà trường nâng cao nhận thức và năng lực về tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ phù hợp với điều kiện cụ thể của nhóm, lớp và nhà trường. - Giúp đội ngũ giáo viên xây dựng môi trường sống dễ thích nghi, dễ hợp tác và dễ điều chỉnh bản thân, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động và trải nghiệm đa dạng. - Góp phần phát triển thế hệ trẻ lứa tuổi mầm non nói chung trở thành con người vừa có sức khỏe vừa có đạo đức, trí tuệ, để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Giáo viên trường mầm non Xã Học sinh trong nhà trường. * Kế hoạch nghiên cứu Từ 06/9/2021đến 30/9/2021 chọn đề tài, trang bị lý luận và khảo sát giáo viên về các kỹ năng ứng dụng CNTT Từ ngày 1/10/2021 đến ngày 15/3/2022. Tiến hành nghiên cứu, áp dụng các biện pháp rèn kỹ năng sống qua hình thức bồi dưỡng sinh hoạt chuyên môn và quan sát đánh giá giáo viên qua các hoạt động quay video phối hợp phụ huynh giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ phòng dịch bệnh tại nhà. * Những điểm mới của đề tài: - Áp dụng chuyên đề “Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ” vào để chỉ đạo giáo viên xây dựng các nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà phòng chống dịch. - Linh hoạt sáng tạo trong các biện pháp chỉ đạo giáo viên“Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ” phù hợp với độ tuổi, với thực tế diễn biến tình hình dịch bệnh. - Minh chứng hình ảnh sinh động, phong phú, đa dạng, thể hiện rõ việc giáo viên ứng dụng CNTT trong việc phối hợp với phụ huynh giáo dục trẻ tại nhà. - Đề tài có khả năng áp dụng cho tất cả các trường Mầm non. 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Trong nền giáo dục hiện đại, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non được đánh giá là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Việc dạy cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản sẽ giúp trẻ tự tin, làm chủ cuộc sống, sống an toàn lành mạnh và chất lượng hơn. Với nền văn hoá đa dạng và sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, thì việc giáo dục kỹ năng sống lại cần thiết hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh không biết kỹ năng sống cho trẻ là gì cũng như nhầm lẫn rằng kỹ năng cũng giống như hành động. Khi trẻ hành động theo những gì người lớn yêu cầu thì như vậy đã có kỹ năng. Điều này hoàn toàn chưa chính xác. Trên thực tế, hành động chỉ là một phần nhỏ trong kỹ năng của trẻ. Khi những hành động của trẻ trở thành bản năng, tự giác trẻ làm mà không cần nhắc nhở nữa thì lúc đó những hành động ấy mới trở thành kỹ năng. Trẻ nào cũng vậy, ngay từ khi sinh ra đã có những nét đặc biệt riêng, mạnh ở điểm này và yếu ở điểm khác, không trẻ nào giống trẻ nào. Các vấn đề mà trẻ gặp phải cũng hoàn toàn khác nhau. Có trẻ tự tin dễ hòa đồng nhưng cũng có trẻ rất nhút nhát… Chính vì thế khi rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non, bố mẹ cần tìm hiểu thêm về các nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non để có thể tạo điều kiện giúp trẻ trau dồi, phát triển tốt nhất. Đồng thời giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải luôn đồng hành cùng với gia đình. Vai trò, trách nhiệm của bố mẹ, gia đình trong việc giáo dục kỹ năng sống là không thể thay thế. Gia đình là môi trường thường nhật mà con gắn bó suốt cả cuộc đời. Bố mẹ là người thân thiết, luôn đồng hành cùng con trong mọi chặng đường đời và cũng là người hiểu con nhất. Ngay từ những giai đoạn đầu đời, mẹ đã dạy con chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, học lễ nghĩa với người lớn… đó là những bước đầu tiên của kỹ năng sống. Khi con đi học, giáo dục kỹ năng sống là sự tiếp nối và nâng cao và mở rộng hơn trong những giai đoạn đầu đời cho con. Bố mẹ mới chính là tấm gương để con học tập và hoàn thiện kỹ năng sống. II. Cơ sở thực tiễn Năm học 2021-2022 trường mầm non Tân Triều tách thành 2 trường. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường có nhiều thay đổi. Tiền thân là cơ sở phụ của trường nay tách ra chuyển thành cơ sở độc lập nên còn nhiều khó khăn hạn chế về cơ sở vật chất, đội cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đều có sự thay đổi. Trong thực tế hiện nay, có không ít giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mẫu giáo những kỹ năng sống cơ bản, chưa biết vận dụng từ 4 những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Bên cạnh đó kỹ năng sống của trẻ ở trường tôi vẫn còn 1 số hạn chế: một số trẻ chưa mạnh dạn tự tin khi đứng trước đám đông (kể cả khi giao tiếp qua zoom trẻ cũng chưa chủ động phải có phụ huynh ngồi nhắc trẻ chào cô, hay trả lời khi cô hỏi), trẻ chưa có kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng giải quyết vấn đề còn chậm, chưa linh hoạt. Nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo đã triển khai trong nhiều năm, tuy nhiên kết quả đạt trên trẻ chưa cao và chưa đồng đều ở các độ tuổi. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, bản thân tôi đã nhận thấy những thuận lợi, khó khăn sau: 1. Thuận lợi. - Trường được đóng trên địa bàn đông dân cư, có tốc độ phát triển mạnh về kinh tế văn hoá và xã hội. - Trường nhiều năm liền trường đạt danh hiệu Lao động tiên tiến và luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo đầu tư của cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo. Trường đã được xây dựng lâu năm có nhiều cây xanh cho bóng mát, có cảnh quan sư phạm xanh sạch. - Khuôn viên trường thoáng mát có đầy đủ các khu vui chơi đảm bảo điều kiện tốt để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ - Các lớp học bố trí phù hợp các góc, thuận tiện cho trẻ hoạt động thực hành trải nghiệm - Cán bộ quản lý là những người có trình độ chuyên môn, nhiệt tình năng nổ, bên cạnh đội ngũ giáo viên trẻ có trình độ chuyên môn, có ý thức học hỏi nâng cao trình độ tay nghề, đoàn kết thương yêu, biết tôn trọng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Nắm học 2021-2022,100% giáo viên được dự các lớp tập huấn chuyên đề giáo dục kĩ năng sống hàng năm của Sở, Phòng GD&ĐT huyện, nhà trường tổ chức qua hình thức phòng Zoom. 2. Khó khăn - Một số giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào tài liệu chỉ chú trọng dạy các hoạt động học mà chưa chú ý đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hàng ngày. - Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử, các phim hoạt hình không mang tính giáo dục cao…Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh. 5 - Một số gia đình còn nuông chiều con thái quá, luôn sẵn sàng phục vụ trẻ nên con có thái độ ngang bướng, ỷ lại, hay làm nũng bố mẹ. Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh là lao động tự do, nên ít có thời gian dành cho các hoạt động vui chơi, học tập của con ở trên trường, phần lớn đều nhờ cậy ông bà. Vì vậy việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp nhiều khó khăn. - Trong thời gian nghỉ dịch sự tương tác của phụ huynh còn nhiều hạn chế. Phụ huynh không truyền tải đến trẻ những video cô giáo gửi lên zalo nhóm kịp thời. III. Các biện pháp 1. Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá thực trạng của giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng và thực hiện các kế hoạch giáo dục. Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra thì việc giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên phải sáng tạo và linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế. Chính vì vậy là người cán bộ quản lý tôi cần nắm bắt được khả năng cũng như năng khiếu của giáo viên để có hướng bồi dưỡng những kỹ năng còn hạn chế. Thực hiện theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục và đào tạo huyện, các nhà trường phối hợp với phụ huynh để giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ dịch tại nhà. Để làm được điều đó yêu cầu giáo viên phải biết ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm và kỹ năng thuyết trình. (Phụ lục 1) Muốn nâng cao chất lượng kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo thì trước tiên giáo viên phải có nhận thức hơn ai hết về những nội dung dạy trẻ. Để giúp giáo viên có vốn kinh nghiệm nhận thức sâu sắc về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ thì việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là một việc làm không thể thiếu. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ. Vì vậy, qua những buổi sinh hoạt chuyên môn hoặc buổi triển khai chuyên đề tôi đã phân tích rõ từng vấn đề liên quan đến việc giáo dục kỹ năng sống đối với trẻ, giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của nội dung giáo dục kỹ năng sống đối với trẻ mẫu giáo như thế nào. Trong quá trình bồi dưỡng giáo viên, tôi đã giúp giáo viên biết khai thác kiến thức theo hướng phù hợp với từng độ tuổi, từ đó giúp giáo viên thêm tự tin và có sự sáng tạo hơn trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ. Xây dựng kế hoạch tổ chức các chuyên đề và quán triệt giáo viên tham gia đầy đủ các buổi tập huấn chuyên đề do phòng giáo dục, sở giáo dục, nhà trường tổ chức, thông qua hình thức này tôi đã giúp cho giáo viên thấy được việc bồi 6 dưỡng chuyên đề là hết sức cần thiết, qua đó giáo viên có thể học hỏi thêm những kinh nghiệm của đồng nghiệp, nắm vững quy trình hướng dẫn trẻ thực hiện thực kỹ năng sống. Hình ảnh sinh hoạt chuyên môn Để việc bồi dưỡng cho giáo viên đạt hiệu quả tôi đã thực hiện các bước sau: - Họp tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện ở từng khối lớp. - Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch từng chủ đề, từng hoạt động cụ thể đưa vào khối lớp, các tổ bàn bạc và đi đến thống nhất để giáo viên tiến hành đưa các hoạt động vào tuần, tháng cụ thể. (Phụ lục 2) - Chia sẻ và cùng rút kinh nghiệm những video của giáo viên trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. - Sưu tầm các tài liệu liên quan rồi cung cấp cho giáo viên tham khảo và nghiên cứu thực hiện. Sau đó, tập trung bồi dưỡng cho giáo viên về lý thuyết những nội dung mà trẻ còn yếu để giáo viên có kiến thức dạy trẻ. 2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường kỹ năng sống trong bối cảnh dịch bệnh Đối với trẻ mầm non giáo dục không thể tách rời với cơ sở vật chất hay nói cụ thể hơn là trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi; chúng ta không thể giáo dục trẻ một cách có hiệu quả nếu như chúng ta không được trang bị cơ sở vật chất một cách đầy đủ. Vì vậy, công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi có vai trò vô cùng quan trọng trong một nhà trường. Thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội và Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì về việc tiếp tục thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở GDMN”. Năm học 2021 - 2022, bản thân tôi đã cùng với Ban giám hiệu nhà trường tham mưu với các cấp lãnh đạo xin cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất của nhà trường và đã được UBND huyện Thanh Trì phê duyệt. Bên cạnh đó nhà trường đã chủ động cải tạo lại các khu vui chơi, khu hoạt động ngoài trời, bổ sung thêm cỏ nhân tạo, thiết bị học tập, đồ dùng, đồ chơi ở các nhóm lớp phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục, tạo điều kiện cho trẻ được khám phá, trải nghiệm khi trẻ được đi học trở lại. Do tình hình dịch bệnh Covid-19 trẻ chưa thể đến trường nhưng Ban giám hiệu nhà trường vẫn triển khai, đôn đốc, nhắc nhở các nhóm lớp kịp thời khắc phục hạn chế thực hiện xây dựng môi trường lớp học và không thể thiếu được môi trường 7 giáo dục kĩ năng sống. Đồng thời hướng dẫn giáo viên bố trí góc chơi đảm bảo yếu tố tĩnh - động, có “ranh giới” rõ ràng, lối di chuyển thuận tiện. Chỉ đạo giáo viên tích cực bổ sung nguyên vật liệu mang tính mở (hột, hạt, lá cây, sỏi...) để tạo cơ hội cho trẻ sáng tạo; sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, vừa tầm với của trẻ để trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ cất. Chuẩn bị tốt môi trường sẵn sàng đón trẻ đi học trở lại. Ảnh môi trường các lớp Ảnh môi trường các lớp 8 Đặc biệt, tôi đã chỉ đạo tổ chức cuộc thi “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Hình thức thi là giáo viên quay video giới thiệu về môi trường lớp học và gửi tới phụ huynh. Video thi giới thiệu môi trường (Phụ lục 3) Trước mỗi lớp học có bảng tuyên truyền các bậc cha mẹ với tiêu đề “Bố mẹ cùng quan tâm”. Trong đó gồm có các nội dung như: Thực đơn trong tuần, kết quả theo dõi cân đo hằng tháng, định kỳ; kết quả khám sức khỏe, các nội dung tuyên truyền về dịch bệnh, về giáo dục kỹ năng sống theo chủ đề, hoạt động học. Các nội dung được trang trí đẹp mắt và nổi bật gây được sự chú ý của các bậc phụ huynh khi đưa đón trẻ. Bảng tuyên truyền tại các lớp Bên cạnh đó tôi cũng rất chú ý đến việc xây dựng môi trường xã hội trong trường, đó chính là sự tương tác, mối quan hệ thân thiện giữa phụ huynh và nhà trường, cô và trẻ, trẻ và trẻ. Đồng thời việc đảm bảo an toàn cho trẻ về thể chất cũng như trẻ cần được đảm bảo an toàn về tinh thần, được chăm sóc – giáo dục bằng tình yêu thương. 3 Biện pháp 3: Xây dựng các nội dung dạy kĩ năng sống cho trẻ. 3.1. Thông qua giáo dục các nội dung kĩ năng sống để hình thành kĩ năng phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Đặc biệt là phòng chống dịch covid19. Giữa diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, dưới sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội, UBND thành phố và Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì. Trường Mầm non xã Tân Triều luôn theo dõi, chỉ đạo hướng dẫn cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt là khuyến khích giáo viên dạy lồng ghép nội dung phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho trẻ thông qua hoạt động giáo dục. Tất cả các cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường đã được tập huấn về hướng dẫn công tác phòng, chống bệnh do CoVid-19. Các đồng chí cán bộ, giáo viên được nghe và thực hành cách đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách, cách đo thân nhiệt khi đón trẻ … các biện pháp để phòng chống Covid-19 tốt nhất cho trẻ, cho cá nhân và cộng đồng. Ảnh tập huấn các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại trường Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn trực tuyến hay trực tiếp, tất cả cán bộ giáo viên đều tích cực tập trung chia sẻ, nghiên cứu nội dung, chương trình và 9 các biện pháp dạy lồng ghép nội dung phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho trẻ thông qua hoạt động dạy học có hiệu quả. Các cô giáo đã lựa chọn và đưa ra được nhiều biện pháp dạy lồng ghép nội dung phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho trẻ thông qua hoạt động dạy học. Giáo viên nghiên cứu đề xuất các hình thức, nội dung giáo dục lồng ghép cho phù hợp với từng hoạt động… Thông qua các nội dung cô truyền đạt cho trẻ giúp trẻ nâng cao kĩ năng, năng lực và phẩm chất phòng chống dịch bệnh Covid-19. Sau mỗi cuộc họp thảo luận chuyên môn, từng khối tổ đã xây dựng được kế hoạch dạy học lồng ghép nội dung phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với từng hoạt động, bài học cụ thể và khoa học. 3.2. Tổ chức cho giáo viên giỏi, có kinh nghiệm quay video mẫu các hoạt động trải nghiệm về kĩ năng sống. Trong thời điểm dịch bệnh Covid đang diễn ra phức tạp, trẻ không được đến trường, nhưng vẫn phải đảm bảo sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, bên cạnh đó phải đảm bảo việc giáo dục trẻ thông qua các hoạt động “Học mà chơi, chơi mà hoc”. Để duy trì việc giáo dục trẻ thông qua các hoạt động thì giáo viên phải quay video để hướng dẫn trẻ. Chính vì vậy ngoài việc bồi dưỡng về phương pháp, hình thức tổ chức nhà quản lý còn bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng diễn thuyết và sử dụng các phần mềm tạo hiệu ứng, cắt ghép để có hình ảnh đẹp. Vai trò của giáo viên trong việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là rất quan trọng, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ phải mang tính kế thừa từ lớp nhỏ đến lớp lớn. Chính vì vậy, nếu như mỗi giáo viên dạy 1 kiểu thì ảnh hưởng rất lớn đến các kĩ năng mà trẻ được tiếp nhận. Điều đó cần có sự chuẩn mực, thống nhất trong thao tác thực hành của giáo viên. Để giáo viên hình dung được một cách cụ thể hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi đã lựa chọn và chỉ đạo giáo viên giỏi, có kinh nghiệm quay tiết mẫu để tất cả giáo viên được xem và học tập rút kinh nghiệm. Tôi chỉ đạo các đồng chí trong tổ chuyên môn xây dựng hoạt động dạy theo các độ tuổi với các hoạt động khác nhau để cho giáo viên được học hỏi nhiều hơn. Sau khi tiến hành các hoạt động video mẫu tôi tổ chức họp chuyên môn để giáo viên nhận xét đánh giá về hoạt động đó và rút kinh nghiệm. Qua đó tôi cũng nhấn mạnh lại các nội dung, hình thức tổ chức một hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáo viên có thêm nhiều kiến thức, sự sáng tạo, thích nghi với điều kiện thực tế của dịch bệnh Sau khi được chia sẻ video của những gv có kinh nghiệm để cùng nhau học tập chất lượng video của giáo viên ngày một tốt hơn. 3.3. Một số nội dung giáo dục kỹ năng sống 10 * Kỹ năng tự phục vụ bản thân Đây là kỹ năng rất quan trọng cần trang bị cho trẻ ngay từ thời gian trẻ còn học lớp mầm non. Việc cho trẻ sớm tham gia vào những công việc lao động phù hợp như: cho bé tự sắp xếp, dọn đồ chơi sau khi chơi xong, trẻ biết phụ mẹ chuẩn bị bữa ăn, dọn phòng của mình, tự thay đồ hay ít nhất là biết tự rửa tay, tự biết vệ sinh cả nhân… Nhiều bậc cha mẹ quá bảo bọc con đến nỗi khi con lớn vẫn không để con động tay chân đến việc nhà. Đã bao giờ các bậc cha mẹ nghĩ khi con mình đi vắng, con ở nhà một mình thì sẽ sống thế nào khi không có sự giúp đỡ của bố mẹ? Chính vì vậy, việc giúp con xây dựng kỹ năng tự phục vụ là thực sự cần thiết. Khi giúp trẻ xây dựng kỹ năng này, bạn hãy để bé chủ động, tự tin đối với công việc của mình. Hãy để bé tự làm và mình chỉ là người hướng dẫn mà thôi. Điều này rất cần sự kiên nhẫn của bố mẹ. Video giáo viên hướng dẫn trẻ rửa tay (https://drive.google.com/file/d/1q0BG5EnmGaCssV6nwTjkT62qkoEQqz7/view?usp=sharing) Qua những việc làm tự phục vụ bản thân đó, trẻ mới hiểu rõ được giá trị của lao động và thông cảm, biết thương yêu cha mẹ hơn. Ngoài ra việc giúp trẻ vận động chân tay cũng giúp sức khỏe của trẻ phát triển hơn. Từ những hành động đơn giản về việc tự phục vụ khi còn nhỏ này sẽ giúp trẻ chủ động và độc lập trong mọi công việc sau này. * Kỹ năng giúp trẻ tự tin Tự tin là khi trẻ mạnh dạn thể hiện các khả năng bản thân trong mối quan hệ với xã hội, trẻ không ngại khám phá những điều mới mẻ, thụ vị trong cuộc sống. Từ đó tạo tiền đề giúp trẻ tự trau dồi và học tập các kiến thức, kỹ năng một cách dễ dàng hơn. Tự tin cũng là yếu tố giúp trẻ vượt qua hầu hết những khó khăn, trở ngại mà bất kỳ ai cũng sẽ phải đối mặt trong cuộc đời. * Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp Ngay từ khi trẻ chào đời, kỹ năng giao tiếp đã là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ tồn tại và phát triển. Giai đoạn đầu, trẻ giao tiếp qua cử động tay chân, qua biểu cảm ánh mắt, qua tiếng khóc… Lớn hơn, kỹ năng giao tiếp của trẻ được hình thành và hoàn thiện dần qua ngôn ngữ, cử chỉ… Có thể khẳng định, giao tiếp là một trông những năng lực cần thiết nhất để trẻ phát triển và sinh tồn trong cuộc sống. Các bậc cha mẹ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp trẻ trau dồi kỹ năng giao tiếp, trẻ sẽ học kỹ năng giao tiếp ngay từ khi mới lọt lòng. Vì vậy, dù trẻ còn bé, hãy tạo điều kiện nói chuyện với trẻ để trẻ tiếp cận được tốt hơn. 11 Sau đó, tạo môi trường phù hợp cho trẻ, tạo điều kiện giúp trẻ hòa đồng với những người xung quanh, cho trẻ cơ hội và khuyến khích con tương tác, giao tiếp với bạn bè. * Kỹ năng bảo vệ bản thân là điều cần thiết Đa phần các bậc cha mẹ đều ý thức được điều này, nhưng sự lựa chọn thường gặp của phụ huynh đó là tìm cách nghiêm cấm con tiếp xúc với các rủi ro. Việc chỉ nghiêm cấm mà không giải thích lý do cũng như giáo dục cho trẻ hiểu lại càng kích thích tính tò mò, muốn khám phá trong trẻ vậy nên tác dụng của việc cấm túc này không đáng kể. Video phòng chống điện giật https://youtu.be/xxixPJe6UsA Để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân mình trước những nguy hiểm phụ huynh cần giúp trẻ hình thành thói quen và kỹ năng bảo vệ bản thân cơ bản nhất. Trong các nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non về bảo vệ bản thân gồm có những kỹ năng như: Kỹ năng an toàn khi tự chơi, kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể, kỹ năng xử lý khi bị lạc, an toàn khi tham gia giao thông trên đường. Video giúp trẻ biết tự bảo vệ bản thân Con có thể đi cùng ai - https://youtu.be/9cW97FYz6NA Video Dạy trẻ kĩ năng biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm https://youtube.com/watch?v=OAz8uYjfTRc&feature=share * Hình thành kỹ năng sống bằng cách giúp trẻ tự ý thức Có thể hiểu ở đây hai vấn đề: hành động và kỹ năng. Ví dụ: Khi dạy trẻ rằng: Con hãy nhặt rác trên sân trường và trong lớp! Trẻ thực hiện yêu cầu của cô, đó là hành động. Hầu hết các trẻ lứa tuổi mầm non đều biết các hành động đơn giản như: nhặt rác, chào hỏi người lớn, xin lỗi và cám ơn,.... Nhưng để những hành động đó trở thành kỹ năng thì lại cần cả một quá trình. Hành động của trẻ trở thành kỹ năng khi trẻ thấy một cọng rác, trẻ nhặt bỏ vào thùng rác mà không cần ai nhắc nhở, bởi khi đó trẻ làm vì ý thức: thấy có rác là phải nhặt bỏ vào thùng, chứ không làm vì người khác sai bảo. Như vậy, bên cạnh việc dạy trẻ các hành động: bảo vệ môi trường, tránh xa nơi nguy nguy hiểm, biết xin lỗi, cảm ơn, chúng ta cần dạy trẻ ý thức được những việc làm đó và trẻ thực hiện các hành động đó vì ý thức trẻ hiểu chứ không phải vì người lớn bắt trẻ phải làm, khi đó kỹ năng sống của trẻ được hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời. Khi hiểu được bản chất của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ: “Đưa hành động vào trong ý thức” thì việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trở nên đơn giản và các bậc 12 cha mẹ và thầy cô đều có thể thực hiện được mà không phải băn khoăn là làm sao để dạy trẻ kỹ năng sống. Vậy làm thế nào để hình thành được ý thức của trẻ thông qua các hành động? Việc dạy hành động cho trẻ rất đơn giản: nhặt một cọng rác, nói một câu xin lỗi, một câu cảm ơn, nhận biết những hành động, nơi chốn và những gì có thể gây nguy hại cho trẻ... Nhưng để trẻ hiểu được ý nghĩa của các hành động trên và thực hiện các hành động trên bằng chính ý thức của trẻ thúc đẩy trẻ làm chứ không phải do bị ép buộc thì lại là một vấn đề khác. Để trẻ hành động bằng ý thức chứ không phải bằng bản năng hay bị ép buộc, thay vì ra lệnh như thói quen của một số người, chúng ta hãy giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa của các hành động trên, và người lớn chính là tấm gương cho trẻ thực hiện và noi theo. Video hướng dẫn trẻ kỹ năng bỏ rác đúng nơi quy định https://drive.google.com/file/d/1CBIsrqCFmzEMaoTkkdePmX6XTd9x7iSl /view?usp=sharing Để dạy trẻ kỹ năng sống, chính người lớn hãy tỏ ra rằng mình là người sống có kỹ năng và hình thành kỹ năng sống cho trẻ thông qua chính việc hình thành ý thức cho trẻ trong việc thực hiện các hành động trong giao tiếp cũng như trong việc bảo vệ chính bản thân trẻ. 4. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động giao lưu Ở lứa tuổi mầm non khi trẻ được hướng dẫn, rèn luyện kỹ năng thường xuyên ở nhà hay tại trường sẽ giúp trẻ tự tin trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè và người thân. Khi giao tiếp tốt, trẻ chủ động hơn trong cách trao đổi thông tin, biết cách bày tỏ nguyện vọng cùng quan điểm cá nhân. Giao tiếp tốt còn mở ra nhiều cơ hội để trẻ kết nối với các mối quan hệ mới, giúp trẻ mở rộng mạng lưới quan hệ của mình. Kỹ năng giao tiếp còn là chìa khóa quan trọng để trẻ mở ra cơ hội học tập và rèn luyện các kỹ năng khác như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm. Chỉ đạo giáo viên khuyến khích sự tương tác nhóm và cá nhân thông qua việc hỗ trợ phụ huynh qua zalo nhóm lớp, học hỏi làm việc theo công đoạn, hợp tác trong nhóm nhỏ, tạo cho trẻ cơ hội trò chuyện, chia sẻ ý kiến cá nhân. Xây dựng lớp học thân thiện, vui vẻ đoàn kết. Để phát triển các mối quan hệ hợp tác, tích cực, thân thiện giữa trẻ với trẻ, trẻ với giáo viên nên tôi đã chỉ đạo các lớp tổ chức giao lưu với trẻ vào thứ 7 hàng tuần. Bên cạnh đó xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình giao lưu toàn trường “Giáng sinh an lành” và “Xuân bình an”. 13 Chương trình giao lưu “Giáng Sinh An Lành” Chương trình giao lưu “Xuân Bình An” Với việc xây dựng môi trường giáo dục cả về mặt vật chất lẫn tinh thần như vậy. Tôi nhận thấy sự thích thú của trẻ thể hiện rõ nét hơn, trẻ tích cực tham gia các hoạt động giao lưu nhiều hơn. Điều đó sẽ hỗ trợ tốt trong quá trình rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ khi trở lại trường học trực tiếp. Hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường Mầm non không giống với bất kỳ một cấp học nào. Đây là một việc làm rất thiết thực thu hút phụ huynh cùng tham gia, cùng chung tay với nhà trường nhằm tổ chức tốt hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động đạt kết quả. 5. Giải pháp 5: Chỉ đạo mỗi giáo viên hãy luôn là 1 người tuyên truyền viên năng động và sáng tạo trong việc truyền tải nội dung giáo dục kỹ năng sống đến các bậc phụ huynh và cộng đồng, xã hội. Xác định được vai trò của gia đình trong việc phối kết hợp với nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo trong thời điểm dịch bệnh, ngay từ đầu năm học ban giám hiệu nhà trường chúng tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo cho giáo viên phải thường xuyên tuyên truyền với các bậc phụ huynh về công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bằng nhiều hình thức. Giáo viên có thể tuyên truyền với phụ huynh thông qua các tin nhắn, gửi các bài tuyên truyền bằng hình ảnh, video, phim hoạt hình vào zalo của nhóm lớp để phụ huynh thấy được giá trị của việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ như thế nào. * Giáo viên Cha mẹ có thể làm gì để hình thành kỹ năng sống cho trẻ? Thực tế hiện nay cho thấy nhiều cha mẹ vì quá nuông chiều con mà bao bọc, làm hết tất cả mọi việc cho trẻ mà không biết rằng điều đó vô tình dẫn đến việc trẻ thiếu hụt kỹ năng sống, thậm chí còn không biết cách tự phục vụ bản thân. Bên cạnh đó, việc giáo dục kỹ năng sống cũng được chú trọng. Điều này khiến trẻ gặp phải khó nhăn khi trưởng thành trong việc sống độc lập. Cha mẹ có thể tận dụng tất cả các cơ hội, các hoạt động, sự kiện để dạy kỹ năng sống cho con. Vấn đề ở đây là cha mẹ cần dạy cho con những kỹ năng gì và dạy như thế nào? 14 Những kỹ năng cha mẹ cần dạy cho trẻ như: Biết làm chủ bản thân, kiềm chế cảm xúc, tự lập, tự bảo vệ mình; kỹ năng tự tin vào bản thân, sai thì làm lại, biết bảo vệ chính kiến, biết trình bày và biết phản biện, biết thuyết phục,… Bên cạnh đó là kỹ năng làm việc hiệu quả, giải quyết một số vần đề cá nhân. * Cha mẹ không nên áp đặt con được làm gì, không nên làm gì. Một sai lầm là nhiều phụ huynh hay mắc phải là lúc nào cũng áp đặt con phải làm cái này, phải làm cái kia, phải đánh răng,... Nếu trẻ làm theo thì khen ngợi, những trẻ cá tính không làm theo thì lại bảo con hư, thậm chí còn bị phạt, mắng. Trong khi đó, những trẻ đối phó mới là trẻ khôn. Cha mẹ không biết rằng chính sự áp đặt của mình có thể khiến con khi lớn lên làm gì cũng sợ sai, không sáng tạo. * Nên cho con biết tại sao phải làm cái này. Để con nghe và làm theo thì trước hết chúng ta cần cho con biết tại sao chúng ta phải làm thế. Cha mẹ hãy bỏ qua những quy định tồn tại trước đó, hãy để trẻ nói ra những lí do vì sao phải làm thế. Chẳng hạn, từ những việc đơn giảm như tại sao phải đi vệ sinh đúng chỗ, uống sữa đến học bài, rửa tay, đánh răng,.. Khi đã hiểu, trẻ sẽ tự ra quyết định, tự giác làm và tự giám sát. Trẻ làm không phải vì sợ mà vì đó là điều đúng, cần thiết. Kết quả đạt được là tập cho trẻ kỹ năng tự đưa ra quyết định, kỹ năng tự nguyện, tự giác. * Nên chọn việc dễ nhất để yêu cầu con làm. Cha mẹ hãy bỏ qua hết những điều con mình chưa làm được, nghĩa là không nên quá ảo tưởng về con. Và nên chọn ra một thứ dễ làm nhất để yêu cầu con thực hiện như: Lấy bát và chia đũa cho mọi người trước bữa ăn, ăn xong phải cất bát. Trước khi ăn phải mời, vệ sinh răng miệng trước khi đi ngủ... Việc này có thể rất lâu mới đi vào quy củ, thế nhưng một khi con đã thực hiện được thì những việc sau sẽ làm dễ dàng hơn. Như để thuyết phục bé tự mình cất đồ chơi, rất nhiều bố mẹ đã chia sẻ với nhau rằng: hãy đánh vào tính “kinh tế” của bé! Bố mẹ đã giải thích với con rằng nếu con cất đồ chơi vào đúng chỗ quy định, đồ chơi sẽ không bị hỏng, bị vỡ hoặc bị mất. Và tâm lí của trẻ thường rất sợ đồ chơi mà mình thích bị hư hỏng. Cha mẹ nên biết rằng việc giáo dục kĩ năng cho con cần có kế hoạch và thời gian, không được nóng vội. Bên cạnh đó cần tỏ ra tôn trọng con, ghi nhận và khuyến khích những gì trẻ làm được. Điều cha mẹ cần lưu ý là trẻ được “quyền” mắc lỗi, khi đó cha mẹ có thể giúp con tìm giải pháp tiếp theo chứ không đi vào việc tìm lỗi của con. Ví dụ: Trước hết là phải gấp quần áo, sau đó mới cất vào tủ. Bố mẹ hãy cùng làm với trẻ từng thứ một và nghỉ một chút để ghi nhận những việc đã làm xong. 15 Nếu cha mẹ yêu cầu sự giúp đỡ của trẻ sẽ giúp trẻ thấy mình có ích và quan trọng. Thường xuyên cho trẻ tham gia vào những công việc phù hợp lứa tuổi, giúp trẻ phát triển tinh thần trách nhiệm và sự thân thiện với những người xung quanh, để trẻ phụ giúp mình làm những việc vừa sức. Từ đó trẻ sẽ cảm thấy mình cũng là thành viên tích cực và có ích trong gia đình. Cha mẹ nên thường xuyên gặp gỡ với giáo viên của con để nắm bắt tình hình ở trường và phối hợp với cô giáo để cùng giáo dục, hình thành kỹ năng sống cho trẻ được tốt hơn. Kết quả là giáo viên đều đạt kết quả tốt trong việc tuyên truyền nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tới các bậc phụ huynh. Và đa số phụ huynh ủng hộ và phối hợp với nhà trường và giáo viên thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có hiệu quả. IV. Hiệu quả mang lại của đề tài. Từ việc nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của tập thể sư phạm, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp nhà trường đạt được một số kết quả trong việc dạy trẻ mẫu giáo các kỹ năng sống cơ bản thể hiện ở kết quả khảo sát cuối năm như sau: 1. Đối với trẻ: + Kỹ năng vận động: Trẻ tích cực tham gia các hoạt động nên khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt hơn. + Kỹ năng tự phục vụ: Trẻ có ý thức, tự giác hơn trong các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, bảo vệ sức khỏe như biết ăn uống đầy đủ để khỏe mạnh, biết chia sẻ và yêu quý mọi người xung quanh. + Kỹ năng xã hội: Trẻ đã tự tin, hợp tác, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, nhận và hoàn thành nhiệm vụ, quý trọng sức lao động. + Kỹ năng giao tiếp: Trẻ đã biết lắng nghe, bày tỏ ý kiến, thân thiện hơn với cô giáo, các bạn và mọi người xung quanh. + Kỹ năng nhận thức: Trẻ hứng thú tiếp thu kiến thức về kỹ năng sống và đã có một số kiến thức cơ bản cần thiết khi được đi học trở lại. + Kỹ năng tình cảm: Trẻ biết đồng cảm, thể hiện tình cảm, cảm xúc; biết tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, cô giáo và mọi người. 2. Đối với giáo viên: Giáo viên đã nắm vững nội dung phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục với nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ một cách linh hoạt và sáng tạo. Khác hẳn với trước đây, giờ hoạt động học bây giờ không còn khô và cứng nhắc nữa và là một niềm say mê sáng tạo của giáo viên, muốn thể hiện trí tuệ năng lực của mình qua hoạt động học, hoạt động vui chơi sinh động, hấp dẫn trẻ biết tổ 16 chức các hoạt động giáo dục linh hoạt theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để phát huy tính chủ động tích cực của trẻ. Không chỉ có vậy mà qua một năm học thật đặc biệt này giáo viên trong trường đã tích cực học tập nghiên cứu để nâng cao hiểu biết, nâng cao kỹ năng xây dựng, thiết kế bài giảng điện tử, đã sử dụng thành thạo các phần mềm để tạo được các video hay, hấp dẫn và hình ảnh đẹp. (Phụ lục 4) 3.Với phụ huynh: Các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Từ đó, phụ huynh yên tâm hơn khi gửi con vào trường chúng tôi, đồng thời phụ huynh đã thường xuyên phối kết hợp với giáo viên và nhà trường trong việc tạo môi trường giáo dục thân thiện cho con em mình. Phụ huynh luôn nhiệt tình ủng hộ nhà trường về tinh thần cũng như vật chất góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường. 4. Kho học liệu của nhà trường: Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, mọi hoạt động giáo dục phần nhiều qua công nghệ thông tin. Sau gần hết năm học thực hiện chương trình giáo dục và thực hiện các chuyên đề thì kho học liệu của nhà trường đã phong phú hơn, số lượng các video về “Giáo dục kỹ năng sống” tăng lên rõ rệt. (Phụ lục 5) 5. Khả năng ứng dụng và triển khai Sáng kiến kinh nghiệm có tính thực tiễn cao, có khả năng ứng dụng cho cán bộ quản lý ở các trường mầm non trong công tác chỉ đạo thực hiện tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non V. Ý nghĩa của sáng kiến Sáng kiến có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non. Giáo viên đã lựa chọn đúng phương pháp, hình thức khi tổ chức nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ đó là: - Dựa trên nhu cầu hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ, tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ. - Tạo nhiều cơ hội cho trẻ hình thành kĩ năng sống bằng nhiều hình thức khác - Kĩ năng sống cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để học tập như khám phá, sáng tạo, giả vờ, tưởng tượng và tương tác với bạn bè. - Phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm. - Trẻ nào cũng được hỗ trợ để thể hiện sự mạnh dạn, tự tin, kĩ năng tự lập... 17 - Trẻ có được sự khuyến khích để tạo ra sự lựa chọn. - Trẻ được khuyến khích để giải quyết vấn đề. - Trẻ được khuyến khích và hỗ trợ để hợp tác và làm việc cùng nhau. - Giáo viên xác định được và thỏa mãn những hứng thú, hiểu biết, ý kiến và kỹ năng của trẻ, mở rộng việc học cho từng trẻ. - Tạo cơ hội và thời gian cho trẻ được chơi mà học trong thời gian nghỉ dịch ở nhà, cung cấp nhiều cơ hội khác nhau để trẻ khám phá trải nghiệm và diễn đạt những gì trẻ biết và hiểu. VI. Bài học kinh nghiệm Dựa trên cơ sơ khoa học và thực tiễn, bằng những giải pháp đã thực hịên chỉ đạo tốt việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở trường mầm non cùng với kết quả khả quan được thể hiện trên thực tế tôi rút ra bài học kinh nghiệm: 1. Vai trò của người cán bộ quản lý trong trường mầm non là rất quan trọng đòi hỏi người cán bộ quản lý luôn năng động sáng tạo và đầu tư có hiệu quả vào công tác xây dựng và tiếp cận tất cả các hoạt động trong trường mầm non. Đặc biệt đối với nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở trường mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu phối kết hợp với phụ huynh để giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ phòng dịch. 2. Phải xây dựng kế hoạch cụ thể, có phân công trách nhiệm rõ ràng, vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực tế, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, để giúp giáo viên tháo gỡ khó khăn và thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức các hoạt động giao lưu trực tuyến cho trẻ trong nhà trường. 3. Có kế hoạch phối kết hợp chặt chẻ giữa gia đình và xã hội nhằm tuyên truyền vận động phụ huynh và các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. 4. Làm tốt công tác tham mưu để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, đảm bảo thực hiện tốt công tác xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. 5. Thường xuyên đổi mới công tác quản lý, trong chỉ đạo có hiệu quả không rập khuôn, máy móc, mà phải tuỳ vào tình hình thực tế của trường mình, của địa phương mình mà áp dụng chỉ đạo cho phù hợp nhằm đem lại kết quả cao cho công tác chỉ đạo việc thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong trường mầm non. 18 C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 1. Kết luận Kỹ năng sống là cách ứng xử tích cực, cần thiết để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và hiệu quả, đó là kỹ năng mang tính tâm lí xã hội, là các khả năng thích ứng và là hành vi tích cực cho phép các cá nhân giải quyết có hiệu quả nhu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng sống cần thiết cho mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nó giúp cho mọi người thể hiện kiến thức, thái độ và các giá trị, hành vi lành mạnh nhằm giảm thiểu các nguy cơ có hại cho sức khỏe và cải thiện cuộc sống của mình. Giáo dục kỹ năng sống đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên. Giáo viên cũng đã linh hoạt đáp ứng được mục tiêu tiếp cận với các công nghệ thông tin hiện đại trong xã hội hiện đại với nền văn hoá đa dạng và kinh tế phát triển như hiện nay. Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện các biện pháp, chất lượng đội ngũ giáo viên đã nâng lên rõ rệt, việc hướng dẫn kỹ năng sống đã không còn bỡ ngỡ với giáo viên và giáo viên đã có kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin cao cụ thể: TỔNG HỢP KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA GIÁO VIÊN (Tổng số giáo viên được đánh giá 21 đồng chí) Tháng 9 năm 2021 Tháng 3 năm 2022 Các kỹ năng CNTT và phần mềm Đ CĐ Đ CĐ Văn bản Elearning Powerpoint Capcut Camtasia Cavan 17 4 8 5 3 4 4 17 13 16 18 17 20 18 19 18 18 18 1 3 2 3 3 3 2. Kiến nghị và đề xuất Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở trường mầm non nói riêng nhằm đáp ứng với yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục hiện nay. Bản thân tôi có một số đề xuất như sau: - Tăng cường các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngủ cán bộ giáo viên đặc biệt là tổ chức các lớp chuyên đề về tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở trường mầm non - Đầu tư kinh phí cho các trường bổ sung trang thiết bị dạy học, xây dựng môi trường học tập đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp và phục vụ đầy đủ cho hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình chỉ đạo tốt việc thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong trường mầm non. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của hội đồng khoa học các cấp và các đồng nghiệp ./. Tôi xin chân thành cảm ơn!
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng