Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng rổ nữ trường t...

Tài liệu Skkn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng rổ nữ trường thpt

.DOC
13
151
106

Mô tả:

MỤC LỤC A/. ĐẶT VẤN ĐỀ I . LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................Trang 02 II .THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU.........Trang 02 B/. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I . NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu ............................................................... .Trang 03 2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ Trang 03 3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................Trang 03 4. Tổ chức nghiên cứu.....................................................................Trang 04 II . CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA “ MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO ĐỘI TUYỂN BÓNG RỔ NỮ TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC NĂM HỌC 2010-2011” 1. Cơ sở lý luận ............................................................................Trang 05 2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................Trang 06 III . MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO ĐỘI TUYỂN BÓNG RỔ NỮ TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC NĂM HỌC 2010-2011 1. Tổ chức thực nghiệm ............................................................ .Trang 07 2. Phương pháp tổ chức tập luyện .............................................Trang 08 3. Phương pháp đánh giá ...........................................................Trang 08 4. Kết quả thực nghiệm...............................................................Trang 09 C/. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN ............................................................................. Trang 11 II. KIẾN NGHỊ............................................................................Trang 12 Gi¸o viªn: TrÞnh v¨n Qu©n - Trêng THPT VÜnh Léc 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU Để phát triển cùng với trào lưu thể thao thế giới, thể thao Việt Nam đã và đang đẩy mạnh công tác tổ chức xây dựng chặt chẽ. Trong đó việc phát triển các môn thể thao mũi nhọn, thể thao hiện đại của quốc gia được ưu tiên hàng đầu. Một trong những nội dung phải kể tới đó là môn thể thao bóng rổ. Bóng rổ là môn thể thao Olympic và luôn được coi là môn thi đấu chính thức trong các Đại hội Thể dục Thể thao. Bóng rổ còn được coi là môn thể thao hiện đại, có nguồn gốc lịch sử ở Mỹ và du nhập vào Việt Nam tương đối muộn thông qua con đường chiến tranh và thương mại. Chính vì vậy mà nền bóng rổ Việt Nam so với khu vực và thế giới còn ở trình độ thấp. Hiện nay trên thế giới bóng rổ là môn thể thao rất được coi trọng và phát triển, đặc biệt là ở Châu Mỹ (Brazin, Mỹ…), Châu Âu (Hà lan, Pháp…) và Châu á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…). Môn thể thao này có tác dụng to lớn là tăng cường sức khoẻ và phát triển về chiều cao. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Thấy được tác dụng to lớn của bóng rổ. Việt Nam đã và đang tăng cường phát triển môn thể thao này. Tuy nhiên, do đây là môn thể thao còn mới đối với thế hệ trẻ Việt Nam nên thành tích của bóng rổ Việt Nam còn rất nghèo nàn so với khu vực và thế giới. Sở dĩ như vậy là do bất cập ở các khâu: Công tác huấn luyện, phương pháp giảng dạy, kinh nghiệm chưa nhiều, sự khoa học trong tổ chức huấn luyện, sự yêu thích đối với môn bóng rổ chưa cao, chuyên môn hoá chưa có, còn nhiều khiếm khuyết… Thấy rõ được điều đó Đảng và nhà nước ta đã mạnh dạn khơi dậy phong trào bóng rổ trên toàn quốc. Trước hết là bóng rổ đã được đưa vào nội dung thi đấu chính thức trong các giải của hội khoẻ phù đổng của ngành Giáo Dục và Đào Tạo. Sau nữa bóng rổ cũng được đưa vào là môn học thể thao tự chọn trong chương trình thể dục chính khoá ở các trường phổ thông trên toàn quốc. Thanh Hoá là một trong những tỉnh có nền thể thao phát triển hàng đầu trong nước. Trong những năm gần đây thể thao Thanh Hoá đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong tốp dẫn đầu của quốc Gia. Đặc biệt Thanh Hoá đang đẩy mạnh sự nghiệp chuyên môn hoá thể dục thể thao. Điều đó được thể hiện trong việc phát triển các môn thể thao hiện đại. Mấy măn gần đây, sở giáo dục và đào tạo Thanh Hoá thường xuyên tổ chức các kì thi học sinh giỏi thể dục thể thao. Nổi bật nhất là nội dung thi đấu môn bóng rổ. Tuy mới gây dựng phong trào bóng rổ ở tỉnh được vài năm nay nhưng môn thể thao này đang được phát triển một cách có quy mô và có hệ thống. Trường THPT Vĩnh Lộc, một trường có chất lượng cao về môn Giáo dục Thể chất đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về công tác Giáo dục Thể chất học đường năm 2008. Nổi bật nhất là môn học bóng rổ, Đặc biệt là đội tuyển bóng rổ nữ của trường. Trong bốn năm học gần đây, thành tích của đội tuyển bóng rổ nữ trường THPT Vĩnh Lộc đạt được là rất đáng nể: Năm Gi¸o viªn: TrÞnh v¨n Qu©n - Trêng THPT VÜnh Léc 2 học 2007-2008 đội tuyển đạt giải Ba cấp tỉnh; năm học 2008-2009 đội tuyển đạt giải Nhì cấp tỉnh; năm học 2009-2010 đội tuyển đạt giải Nhất cấp tỉnh; năm học 2010 -2011 đội tuyển lại một lần nữa đạt giải Nhất cấp tỉnh trong kỳ thi học sinh giỏi vừa qua. Như vậy đội tuyển bóng rổ nữ của trường THPT Vĩnh Lộc đã liên tục hai lần đoạt giải Nhất toàn tỉnh. Chính vì thế, việc giảng dạy, học tập môn bóng rổ một cách cơ bản có hệ thống ở trường THPT Vĩnh Lộc là một việc cần thiết và càng phải được chú ý đầu tư để phát triển mới có thể đáp ứng được yêu cầu ngày cao của thực tiễn. Môn bóng rổ là môn thể thao có những yêu cầu cao về năng lực sức mạnh tốc độ của vận động viên biểu hiện ở mức độ đáng kể như: Độ cao các cú nhảy, sức nhanh thực hiện các động tác khác nhau, tốc độ di chuyển... Chúng có ý nghĩa lớn đối với việc thể hiện sức bền và khéo léo.Theo các tài liệu khoa học, trong bóng rổ hơn 70% động tác mang tính chất sức mạnh tốc độ, điều đó khẳng định tố chất sức mạnh tốc độ trong bóng rổ là rất quan trọng. Trong những năm gần đây, chất lượng đào tạo môn bóng rổ ở trường THPT Vĩnh Lộc còn nhiều vấn đề đặt ra cho cán bộ giáo viên chuyên môn, đặc biệt là công tác huấn luyện đội tuyển bóng rổ của trường như : làm thế nào để phát triển sức mạnh tốc độ trong thi đấu; làm thế nào để các em nắm bắt bài tập nhanh hơn; làm thế nào để chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội tuyển đồng đều hơn… Để góp phần giải quyết vấn đề kể trên, trong năm học 2010-2011 này, bản thân tôi đã tâm đắc và lựa chọn đề tài: “ Một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng rổ nữ trường THPT Vĩnh Lộc năm học 20102011”. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ, ứng dụng, kiểm nghiệm nó trong thực tiễn công tác giảng dạy, huấn luyện cho vận động viên bóng rổ nữ. Nhằm xác định một cách tương đối đầy đủ về cơ sở lí luận và thực tiễn của bài tập để phục vụ cho công tác huấn luyện nâng cao. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để giải quyết mục đích nêu trên, đề tài xác định giải quyết các nhiệm vụ sau: 2.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng rổ nữ trường THPT Vĩnh Lộc năm học 2010-2011. 2.2. Một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng rổ nữ trường THPT Vĩnh Lộc năm học 2010-2011. 3. Phương pháp nghiên cứu. Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Gi¸o viªn: TrÞnh v¨n Qu©n - Trêng THPT VÜnh Léc 3 Chúng tôi tiến hành nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu chuyên môn có liên quan đến vấn đề giảng dạy, huấn luyện nhằm tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn. Các giáo trình và tài liệu giảng dạy, phương pháp nghiên cứu khoa học Thể dục Thể thao, các danh sách và tài liệu giảng dạy bống rổ trong và ngoài nước, tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học. 3.2. Phương pháp phỏng vấn. Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng việc sử dụng và phát triển sức mạnh tốc độ trong huấn luyện bóng rổ ở tỉnh ta. Chúng tôi đã mạnh dạn trao đổi trực tiếp đến các huấn luyện viên của các đội bóng rổ với nội dung cơ bản: số lần sử dụng bài tập sức mạnh tốc độ trong một tuần, số lượng mỗi bài tập, tập như thế nào, hình thức tập... Chúng tôi sử dụng phỏng vấn gián tiếp thông qua phiếu hỏi, mục đích trên cơ sở tổng hợp các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng rổ nữ trường THPT Vĩnh Lộc. 3.3.Phương pháp sử dụng test. Chúng tôi sử phương pháp này để kiểm tra đánh giá trình độ chuyên môn, đánh giá về trình độ sức mạnh, tốc độ của các nhóm cơ của đối tượng nghiên cứu. 3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Phương pháp này chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu kiểm nghiệm hiệu quả của các bài tập mà chúng tôi lựa chọn để ứng dụng trong quá trình huấn luyện. 3.5. Phương pháp toán học thống kê. Các số liệu thu thập được, qua phân tích tổng hợp tài liệu, qua thực nghiệm sư phạm được chúng tôi sử dụng phương pháp toán học thống kê tính toán. Các đại lượng mà chúng tôi quan tâm là: X ,  2 ,  , W , t 4. Tổ chức nghiên cứu 4.1. Thời gian nghiên cứu. Đề tài được nghiên cứu từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011. Theo các giai đoạn sau: * Giai đoạn 1: Từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 9 năm 2010. Đây là giai đoạn thu thập tài liệu, xác định phương pháp nghiên cứu các nhiệm vụ và các vấn đề cần thiết trong quá trình nghiên cứu của các đề tài. Lập đề cương nghiên cứu. * Giai đoạn 2: Từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011. Trong giai đoạn này, chúng tôi thu thập các tài liệu chuyên môn, tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn để lựa chọn các bài tập chung. Sau khi giải quyết các nhiệm vụ mang tính lí luận chúng tôi xây dựng hệ thống các bài tập định hướng phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng rổ nữ và ứng dụng của chúng tôi trong thực tiễn giảng dạy và huấn luyện. Gi¸o viªn: TrÞnh v¨n Qu©n - Trêng THPT VÜnh Léc 4 * Giai đoạn 3: Từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011. Sử dụng các phương pháp toán học thống kê. Xử lí phân tích đánh giá, viết và hoàn thành đề tài và bảo vệ trước hội đồng khoa học trường. 4.2. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là: Đội tuyển bóng rổ nữ trường THPT Vĩnh Lộc năm học 2010-2011 gồm 15 thành viên. Trong đó, có: + 8 thành viên: Nhóm thực nghiệm. + 7 thành viên: Nhóm đối chứng 4.3. Địa điểm nghiên cứu. Tại trường THPT Vĩnh Lộc- Khu II- Thị trấn Vĩnh Lộc- huyện Vĩnh Lộctỉnh Thanh Hoá. II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA “MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO ĐỘI TUYỂN BÓNG RỔ NỮ TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC NĂM HỌC 2010-2011” 1. Cơ sở lí luận của một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ. Thể dục Thể thao là nội dung quan trọng của hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa nhằm phát triển toàn diện con người về Đức- Trí- Thể- Mỹ, góp phần nâng cao sức khoẻ toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác, các nhà triết học thời cổ đại đã đề cao cái đẹp trong sự phát triển hài hoà luôn “ trong sạch về đạo đức, phong phú về tinh thần và hoàn thiện về thể chất” do Thể dục thể thao đem lại. Với học sinh THPT, các nhà tâm lí cũng đã chỉ ra các cấp độ thể hiện năng lực học tập cần được lưu ý khi giảng dạy, đó là: - Tiếp thu: Thể hiện sự đồng ý hay rất đồng ý. - Hưởng ứng: Thể hiện nhu cầu: rất cần, khá cần, chưa cần. - Đánh giá: Thể hiện bốn mức độ: rất dễ, khá dễ, hơi khó, rất khó. - Tổ chức lại hệ thống giá trị mới . - Hành động theo giá trị mới đó. Sự am hiểu các cấp độ khác nhau của năng lực học tập, tập luyện sẽ giúp người giao viên đánh giá được đầy đủ, chính xác từng học sinh để có những biện pháp bổ sung thích hợp trong quá trình giảng dạy nâng cao chất lượng. Sự am hiểu quá trình đào tạo ra năng lực- năng lực hoạt động sẽ giúp giáo viên phát hiện, bồi dưỡng các năng khiếu trong một tập thể học sinh. Năng khiếu là hệ thống tiền đề dựa trên những tư chất bẩm sinh di truyền, được phát hiện trong đời sống cá thể tạo cho con người năng lực giải quyết những yếu tố cần thiết với chất lượng cao, hiệu quả tốt. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã xác nhận ở tuổi học sinh thì: Năng khiếu có đặc điểm di truyền sâu sắc: (theo dòng họ) đồng thời cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố: môi trường- tự nhiên- xã hội và sự quan tâm chăm sóc (về thể chất chủ yếu là do gia đình, về năng lực học tập chủ yếu là do nhà trường mà trực tiếp là các thầy giáo, cô giáo). Gi¸o viªn: TrÞnh v¨n Qu©n - Trêng THPT VÜnh Léc 5 Đất nước đi lên gắn liền với phát triển Công nghiệp hoá-hiện đại hoá thì sự phát triển các môn thể thao cũng có nhu cầu được đổi mới và phát triển. Sự đổi mới này tất yếu đòi hỏi và làm cho chất lượng thể chất được nâng lên. Do đó cũng đòi hỏi các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn và các giáo viên giảng dạy bộ môn thể dục thể thao phải có những phương pháp nghiên cứu, phương pháp huấn luyện, phương pháp giảng dạy và áp dụng các bài tập mang tính khoa học và phù hợp. Ta đều biết, mỗi bộ môn Thể dục thể thao đều có những đặc trưng, những phương pháp bồi dưỡng riêng. Bộ môn bóng rổ cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Bóng rổ là bộ môn nằm trong hệ thống giáo dục thể chất và được đưa vào giảng dạy tự chọn chính khoá của cấp THPT trong các năm học gần đây. Bóng rổ là một môn thể thao đối kháng nên đòi hỏi sự nỗ lực của thần kinh cơ bắp. Muốn đạt được thành tích cao, người tập phải có thể lực tốt nhất , đặc biệt là sức mạnh tốc độ, sự linh hoạt và sự khéo léo. Khi thực hiện động tác, linh hoạt trong di chuyển để tạo được cơ hội tấn công trên sân. Vì vậy, để tập luyện và thi đấu có hiệu quả cần phải tập các bài tập phát triển chung và các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ, phát triển sự linh hoạt của chân và sức bền. Ngày nay cùng với sự phát triển của nhiều môn thể thao khác trong cả nước, môn bóng rổ đang được phát triển rộng rãi, đặc biệt là trong phong trào thể dục thẻ thao quần chúng. Đó là những động lực thúc đẩy sự phát triển về giáo dục thể chất. * Vai trò của giáo viên và các phương tiện, thiết bị giảng dạy môn bóng rổ. - Khi giảng dạy môn bóng rổ giáo viên có thể nắm bắt tình hình sức khoẻ của học sinh, trao đổi trực tiếp những thông tin về môn học để nâng cao sự say mê của học sinh, ngoài ra giáo viên còn phải động viên giúp đỡ và gần gũi học sinh. Để phát huy được khả năng của học sinh giáo viên cần phải sử dụng bài tập phù hợp với điều kiện sức khoẻ của học sinh và đặc thù các bộ môn. nhằm phát huy sự tích cực của học sinh trong các buổi tập. - Trong quá trình giảng dạy người thầy phải có bài tập cụ thể cho từng đối tượng học sinh. Có thời gian, biện pháp tổ chức lồng ghép đấu tập nhằm nâng cao sự say mê tập luyện và hưng phấn trong những buổi tập. Ngoài ra, còn phải chú ý tới khả năng tập luyện, trạng thái tâm lí thi đấu. Nắm vững đối tượng học sinh trong từng buổi tập. 2. Cơ sở thực tiễn của một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ. Khi mà phong trào Thể dục thể thao càng phát triển rộng rãi trên tất cả các vùng miền của đất nước thì môn bóng rổ càng được nhiều người quan tâm. Dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của các cấp, dựa vào kế hoạch và nhiệm vụ của từng năm học, dựa trên tình hình thực tế, nhà trường và giáo viên đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho bộ môn Giáo dục thể chất góp phần nâng cao trình độ Thể Thao, phát huy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, uy tín quốc tế làm tăng cường sự hiểu biết và hữu nghị giữa các dân tộc. Gi¸o viªn: TrÞnh v¨n Qu©n - Trêng THPT VÜnh Léc 6 Nhờ sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất nên phong trào TDTT được học sinh tích cực tham gia trong đó có môn thể thao bóng rổ. Để thiết thực giúp các em hiểu biết và ham mê hơn về môn bóng rổ thì giáo viên cần tìm được những cách thích hợp như: Biết khai thác và sử dụng nhiều nhân lực khác nhau để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Trong đó, có nguồn nhân lực chủ yếu là học sinh. Nhưng đồng thời cũng cần lưu ý là nhân tài sẽ có điều kiện trên một nền dân trí rộng và trên cơ sở tổ chức đào tạo nhân tài tốt. Vì nhân tài là những người có kỹ năng đặc biệt. Tuy nhiên bên cạnh đó, trong những năm gần đây, thì bộ môn Giáo dục thể chất nói chung và bộ môn bóng rổ nói riêng cũng có một số thuận lợi. Đó là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhu cầu tập luyện của các em để nâng cao sức khoẻ ngày càng được hưởng ứng. Để đào tạo học sinh phát triển một cách toàn diện, chuẩn bị cho những người lao động tương lai thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Trước thực tế đó, bản thân tôi luôn suy nghĩ cân nhắc để tìm ra cho mình một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm đạt được kết quả huấn luyện cao nhất. Chính vì các lí do trên, nên bản thân tôi đã mạnh dạn nghiên cứu “ Một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng rổ nữ trường THPT Vĩnh Lộc năm học 2010-2011”. III. MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ CHO ĐỘI TUYỂN BÓNG RỔ NỮ TRƯỜNG THPT VĨNH LỘC NĂM HỌC 20102011 Thực nghiệm sư phạm là một quá trình tiến hành kiểm nghiệm sự tác động định hướng của các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ của các nhóm cơ tham gia vào các kỹ chiến thuật chuyên môn. Bởi vậy, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi lựa chọn được 8 bài tập định hướng tác động phát triển 3 nhóm cơ chính tham gia vào các kỹ chiến thuật thi đấu trong bóng rổ đó là: - Nhóm cơ tay vai. - Nhóm cơ lưng bụng. - Nhóm cơ chi trước. (Thứ tự các bài tập được trình bày ở mục III.2.) 1. Tổ chức thực nghiệm. Để đánh giá đầy đủ hiệu quả các bài tập lựa chọn tác động định hướng phát triển các nhóm cơ. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 15 vận động viên (8 vận động viên thực nghiệm và 7 vận động viên đối chứng của đội tuyển bóng rổ nữ trường THPT Vĩnh Lộc năm học 2010-2011). Thời gian thực nghiệm gồm 24 tuần từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011. 2. Phương pháp tổ chức tập luyện. Trong mỗi tuần huấn luyện, số bài tập mà chúng tôi thực nghiệm đã lựa chọn sử dụng vào các buổi chiều thứ 2 và thứ 6. Thời gian cho mỗi lần tập từ Gi¸o viªn: TrÞnh v¨n Qu©n - Trêng THPT VÜnh Léc 7 25-30 phút được bố trí vào phần đầu của các buổi tập sau phần kỹ thuật cơ bản. Chúng tôi sử dụng phương pháp lặp lại theo các nhóm bài tập như sơ đồ sau: Nhóm I Nhóm II Nhóm III Bài tập 1 Bài tập 4 Bài tập 7 Bài tập 2 Bài tập 5 Bài tập 8 Bài tập 3 Bài tập 6 *Ghi chú: - Nhóm 1: Các bài tập phát triển nhóm cơ vai. - Nhóm 2: Các bài tập phát triển nhóm cơ lưng bụng. - Nhóm 3: Các bài tập phát triển nhóm chi dưới. * Yêu cầu tập luyện: Chúng tôi đo mạch đảm bảo cho khi bước vào tập luyện mạch đập ở mức bình thường. - Cường độ của bài tập thực hiện ở mức độ tối đa. - Thời gian thực hiện bài tập là 20 giây. - Quãng nghỉ giữa các lần tập là 45-90 giây. - Thời gian nghỉ giữa các vòng tập là 3-5 phút. - Số lần lặp lại của các vòng tập là 2-3 vòng. Sau khi kết thúc mỗi vòng tập mạch đạt từ 135-145 lần/phút. 3. Phương pháp đánh giá. Để đánh giá hiệu quả sau 24 tuần tập luyện chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá ở 2 thời điểm là sau 12 tuần và sau 24 tuần bằng các bài kiểm tra đánh giá thể lực chuyên môn. * Test 1: Tại chỗ ném bóng rổ bằng hai tay trên đầu đi xa (m). Đánh giá sức mạnh tốc độ của nhóm cơ tay vai. * Test 2: Treo người trên thang gióng gập bụng liên tục trong 20 giây. (Số lần thực hiện được ta có thể đánh giá sức mạnh tốc độ của nhóm lưng bụng) * Test 3: Tại chỗ bật nhảy với bảng bằng một tay ( cm ) đánh giá sức mạnh tốc độ của nhóm chi dưới. Kết quả kiểm tra ở hai thời điểm 12 tuần và 24 tuần được chúng tôi trình bầy tại bảng 3 và 4. 4. Kết quả thực nghiệm: Gi¸o viªn: TrÞnh v¨n Qu©n - Trêng THPT VÜnh Léc 8 Để đánh giá được hiệu quả của bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho vận động viên bóng rổ. Trong quá trình tập luyện, chúng tôi đã kiểm tra ở hai thời điểm là 12 tuần và 24 tuần tập luyện với mục đích tìm hiểu nhịp độ tăng trưởng về sức mạnh tốc độ thông qua tác động định hướng của bài tập, tác động lực của các nhóm cơ vai, lưng bụng và chi dưới. Trên cơ sở đó, chúng tôi xem xét đánh giá hiệu quả tác động của các bài tập đã lựa chọn trong quá trình thực nghiệm. Kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 3, bảng 4. Bảng 3: Test tại chỗ ném bóng bằng 2 tay trên đầu đi xa (m ) của hai nhóm thực nghiệm sau 12 tuần và 24 tuần tập luyện. Thời Nhóm thực nghiệm n = 8 Nhóm đối chứng n = 7 gian Kết quả Sau 12 Sau 24 Kết quả Sau 12 Sau 24 tham số ban đầu tuần tuần ban đầu tuần tuần X 8,37 12,37 13,43 8,30 8,92 10,20 x 0,11 0,21 0,58 0,76 0,46 0,26 W 38,57% 44,38% 9,23% 20,54% Thông qua kết quả ở bảng 3 cho chúng ta thấy thành tích ném bóng rổ bằng 2 tay trên đầu đi xa của cả 2 nhóm đều có sự tăng trưởng đáng kể. Vào thời điểm 12 tuần sự tăng trưởng của cả 2 nhóm đều rất mạnh nhóm thực nghiệm tăng tới 38,57% còn nhóm đối chứng tăng 9,23% . Sau 24 tuần sự tăng trưởng này tiếp tục tăng ở cả 2 nhóm, nhưng sự tăng trưởng ở thời điểm này tăng chậm hơn so với thời điểm trước, nhóm thực nghiệm tăng 44,38%, còn nhóm đối chứng tăng 20,54%. Nhịp độ tăng trưởng sức mạnh tốc độ của nhóm cơ tay vai trong hoạt động tập luyện và thi đấu bóng rổ phần lớn đều có sự tham gia của các nhóm cơ co và duỗi cánh tay. Vì thế sức mạnh tốc độ thể hiện trong các động tác đó góp phần không nhỏ vào hiệu suất thi đấu của vận động viên. Trên bảng 3 ta thấy cả 2 nhóm đều có sự tăng trưởng, song chúng tôi thấy ở nhóm thực nghiệm tăng nhanh hơn so với nhóm đối chứng và sự tăng trưởng này tăng nhanh ở giai đoạn 12 tuần, giai đoạn 24 tuần thì sự tăng trưởng này tăng chậm hơn giai đoạn đầu. Qua đó, chúng tôi thấy rằng ở thời điểm trước khi tập luyện sức mạnh tốc độ của nhóm cơ này kém ( chưa có sự tác động ) nên khi được tác động một lượng vận động đáng kể sẽ gây nên một biến đổi mạnh sau đó nhịp độ vẫn tiếp tục tăng dần ở giai đoạn tiếp theo. Bảng 4: Test treo người trên thang gióng gập bụng liên tục trong 20 giây của 2 nhóm thực nghiệm sau 12 tuần và 24 tuần tập luyện Thời gian tham số X x W Nhóm thực nghiệm n = 8 Kết quả Sau 12 Sau 24 ban đầu tuần tuần 10,50 14,12 15,87 1,85 1,02 0,56 29,40% 40,72% Nhóm đối chứng n = 7 Kết quả Sau 12 Sau 24 ban đầu tuần tuần 10,71 12,14 13,85 1,31 1,22 1,03 12,51% 20,57% Gi¸o viªn: TrÞnh v¨n Qu©n - Trêng THPT VÜnh Léc 9 Kết quả bảng 4 cho thấy sau 24 tuần tập luyện sự tăng cường về sức mạnh tốc độ của nhóm cơ lưng bụng, nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng ở hai thời điểm kiểm tra. Qua bảng ta thấy với các bài tập phát triển định hướng có tác động đáng kể biểu hiện có sự tăng trưởng nhanh sau 12 tuần tập luyện , sau đó nhịp độ tăng dần đến tuần 24. ở thời điểm 12 tuần ta thấy giữa hai nhóm nhịp độ tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệ , nhóm thực nghiệm là 29,40%, nhóm đối chứng là 12,51%. ở thời điểm 24 tuần nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng lên tới 40,72%. Trong khi đó, nhóm đối chứng chỉ tăng tới 25,57%. Điều này có thể lí giải rằng với thời gian tập luyện là 24 tuần theo chương trình mà chúng tôi đã sử dụng trong thực nghiệm, đảm bảo hiệu quả tác động định hướng đến nhóm cơ lưng bụng. Bảng 5: Test tại chỗ bật nhảy với bảng bằng 1 tay của 2 nhóm thực nghiệm sau 12 tuần và 24 tuần tập luyện. Thời Nhóm thực nghiệm n = 8 Nhóm đối chứng n = 7 gian Kết quả Sau 12 Sau 24 Kết quả Sau 12 Sau 24 tham số ban đầu tuần tuần ban đầu tuần tuần X 40,80 46,78 52,40 40,60 44,50 48,60 x 0,85 0,54 0,32 0,86 0,87 0,84 W 13,47% 24,89% 9,16% 17,93% Kết quả bảng 5 cho thấy, thành tích kiểm tra test tại chỗ bật nhảy với bảng bằng một tay của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng có sự chênh lệch đáng kể. Xong ở nhóm thực nghiệm mức độ tăng trưởng tăng hơn cả hai thời điểm kiểm tra: 12 tuần là 13,47%; 24 tuần là 24,89% còn nhóm đối chứng ở thời điểm 12 tuần là 9,16%; 24 tuần là 17,93%. Qua kết quả bảng 5 ta thấy nhịp độ tăng trưởng của nhóm cơ này chậm hơn cả. Điều này có thể nói rằng trong hoạt động sinh hoạt cũng như trong hoạt động chuyên môn nhóm cơ chi dưới chịu nhiều tác động khác nhau nên sự thích nghi khi tác động bài tập định hướng không gây nên những biến đổi nhảy vọt và chỉ tăng dần dần. Từ những phân tích ở bảng 3,4,5, chúng tôi có một số nhận xét sau: Sau 24 tuần thực nghiệm với 8 bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn nhằm định hướng phát triển cho 3 nhóm cơ. Chúng tôi thấy rằng, quá trình tác động đã gây nên những biến đổi đáng kể về sự tăng trưởng sức mạnh tốc độ. Trong quá trình thực nghiệm, diễn biến sự phát triển sức mạnh tốc độ đối với 3 nhóm cơ có sự khác nhau. Số ngày là 24 tuần tập luyện với 8 bài tập ứng dụng đã có sự tăng trưởng rõ rệt hơn so với nhóm đối chứng. Cụ thể là: - Nhịp độ tăng về sức manh tốc độ của nhóm cơ tay vai là 44.38% - Nhịp độ tăng về sức mạnh tốc độ của nhóm cơ lưng bụng là 40,72%. - Nhịp độ tăng về sức mạnh tốc độ của nhóm cơ chi dưới là 24,89%. Gi¸o viªn: TrÞnh v¨n Qu©n - Trêng THPT VÜnh Léc 10 Để đánh giá hiệu quả của nhóm bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn ứng dụng. Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi tiến hành so sánh số trung bình quan sát. Kết quả thu được chúng tôi trình bày tại bảng 6. Bảng 6: So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm của hai nhóm sau 24 tuần tập luyện. Tại chỗ ném Treo người trên Tại chỗ bật bóng rổ bằng thang gióng nhảy với Thời gian 2 tay trên đầu gập bụng liên bảng rổ bằng Tham Nhóm đi xa (m) tục trong 20’ một tay (cm) số (số lần) 8,37 10,50 40,80 X Thực Trước nghiệm Thực 80,30 10,71 40,60 X Đối nghiệm chứng 0,17 0,23 0,25 t Kết quả 13,43 15,87 52,40 X Thực Sau Thực nghiệm nghiệm 10,20 13,85 48,60 X Đối chứng 2,94 2,73 3,15 t Kết quả Qua bảng 6, ta thấy: - Trước thực nghệm, với cả 3 test đều có T (tính ) < T(05) ở ngưỡng xác suất P=5% Như vậy sự khác biệt giữa 2 nhóm là không có ý nghĩa. - Sau khi thực nghiệm cả 3 test, đều có T (tính) = 2,94 ; 2,73 ; 3,15 > T(05) ở ngưỡng xác suất P=5%. Hay nói cách khác sau 24 tuần tập luyện sức mạnh tốc độ của 3 nhóm cơ của nhóm thực nghiệm có sự khác biệt rõ rệt với nhóm đối chứng.Như vậy sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt toán học. Từ những kết quả nêu trên, ta có thể khẳng định rằng: 8 bài tập mà chúng tôi lựa chọn ứng dụng trong 24 tuần thực nghiệm với đội tuyển bóng rổ nữ trường THPT Vĩnh Lộc có hiệu quả về tác động định hướng phát triển sức mạnh tốc độ trên cả 3 nhóm cơ: tay vai, lưng bụng, chi dưới. C . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Trong quá trình huấn luyện thể lực, khi phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng rổ cần lựa chọn bài tập phát triển cho 3 nhóm cơ chính đó là: nhóm cơ tay vai, nhóm cơ lưng bụng, nhóm cơ chi dưới. 2. Trong quá trình nghiện cứu, chúng tôi lựa chọn 8 bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong quá trình huấn luyện, đó là các bài tập: - Nằm sấp 2 chân gác lên bậc chống đẩy liên tục trong 20 giây. Gi¸o viªn: TrÞnh v¨n Qu©n - Trêng THPT VÜnh Léc 11 - Đứng thẳng 2 tay nắm tạ con, để trước ngực đẩy liên tục trong 20 giây. - Đứng thẳng cầm dây cao su. Thực hiện động tác chuyền bóng liên tục bằng 2 tay trên đầu đi xa trong 20 giây. - Treo người trên thang gióng, buộc vật nặng vào chân co bụng liên tục trong 20 giây. - Nằm sấp trên ghế băng, 2 chân cố định, ưỡn lưng liên tục trong 20 giây. - Nằm ngửa trên ghế băng, 2 chân cố định gập bụng liên tục trong 20 giây. - Gánh tạ bằng 45% trọng lượng cơ thể, bật nhảy liên tục trong 20 giây. - Đứng trên hố cát bật nhảy co gối liên tục trong 20 giây. 3. Với thời gian tập luyện 24 tuần, nhịp độ phát triển về sức mạnh tốc độ tăng nhanh trên cả 3 nhóm cơ: nhóm cơ tay vai tăng 44.38%; nhóm cơ lưng bụng tăng 40,72%; nhóm cơ chi dưới tăng 24,89%. 4. Ở giai đoạn đầu với đội tuyển bóng rổ nữ, trong quá trình giảng dạy, huấn luyện sử dụng 8 bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn, tập theo chương trình mà chúng tôi đã sử dụng trong quá trình thực nghiệm có hiệu quả về phát triển sức mạnh tốc độ đảm bảo độ tin cậy với P < 0,05. II . KIẾN NGHỊ 1 . Để đảm bảo cho sự phát triển sức mạnh tốc độ đối với đội tuyển bóng rổ nữ trường THPT Vĩnh Lộc, ngay từ thời gian đầu bước vào tập luyện, cần thiết phải tác động một hệ thống bài tập định hướng cho sự phát triển sức mạnh tốc độ sẽ đảm bảo hiệu quả trong quá trình huấn luyện. 2 . Với 8 bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn và ứng dụng với chương trình tập luyện , thời gian 24 tuần bước đầu đã khẳmg định được hiệu quả của chúng. Song chúng tôi mong các giáo viên, huấn luyện viên tiếp tục ứng dụng bài tập để khẳng định đầy đủ hơn hiệu quả của chúng. 3 . Trong quá trình thực nghiệm, chắc chắn không thể tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong đọc giả đóng góp ý kiến và xây dựng cho sáng kiến ngày một hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Vĩnh Lộc, ngày10 tháng 05 năm 2011 Ý KIẾN CỦA HĐKH CƠ SỞ ............................................. .............................................. ............................................. TM HĐKH CƠ SỞ (CHỦ TỊCH) Người viết sáng kiến TRỊNH VĂN QUÂN NGUYỄN VĂN TÂN Gi¸o viªn: TrÞnh v¨n Qu©n - Trêng THPT VÜnh Léc 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông báo khoa học - Trường đại học TDTT Hà Tây 2008. 2. Giáo trình lý luận và phương pháp giáo dục thể chất – Trường ĐH TDTT TW I. 3. Tuyển tập nghiên cứu khoa học – Vũ Đức Thu ( Bộ GD Và ĐT )... Gi¸o viªn: TrÞnh v¨n Qu©n - Trêng THPT VÜnh Léc 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng