Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số bài tập phát triển thể lực, sức mạnh nhằm nâng cao thành tích nhảy c...

Tài liệu Skkn một số bài tập phát triển thể lực, sức mạnh nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng qua xà cho học sinh lớp 10

.DOC
19
171
108

Mô tả:

MỤC LỤC Phần I: 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 a. Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu 5 b. Phương pháp quan sát sư phạm 5 c. Phương pháp sử dụng Test 5 d. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 5 6. Cơ sở nghiên cứu 6 Phần II : Nội dung 6 1.Thực trạng ban đầu 6 a.Tình hình nhà trường 6 b.Thưc trạng ban đầu 6 c. Nguyên nhân của thực trạng trên 6 2. Biện pháp tác động 7 A. Biện pháp cụ thể 7 a. Đặc điểm tâm lý 7 b. Đặc điểm sinh lý 8 b.1 Hệ thần kinh 8 b.2. Hệ vận động 8 b.3 Hệ tuần hoàn 9 b.4 Hệ hô hấp 9 Phần III: Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận 2. Kiến nghị Trường THPT Yên Định 1 16 16 16 Giáo viên: Nguyễn Ngọc Tấn 1 Tài liệu tham khảo Trường THPT Yên Định 1 17 Giáo viên: Nguyễn Ngọc Tấn 2 PHẦN I 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. thì yếu tố con người luôn luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “ Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Trong hình mẫu và phẩm chất con người, sức khoẻ vã thể chất chiếm một vị trí quan trọng và cần thiết để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Do đó TDTT là một bộ phận của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa nó tổng hợp các phương tiện, phương pháp giúp con người phát triển toàn diện, hài hoà, đặc biệt trong hoạt động TDTT là một trong những hình thức cơ bản chuẩn bị thể lực phục vụ cho lao động sản xuất và trong các hoạt động khác. Vì thế mỗi quốc gia đều chú trọng đến công tác TDTT và đưa nền TDTT nước mình lên đỉnh cao cũng như giữ vững và phát triển những môn TDTT mang tính bản sắc dân tộc. Kinh nhgiệm của các nước phát triển cho thấy rằng: “ Truyền thống của dân tộc là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước”. TDTT là một lĩnh vực của nền văn hoá vì vậy nó cũng mang tính dân tộc đậm nét, ở Việt Nam cũng đã trãi qua hàng ngàn năm các môn thể thao dân tộc như: Vật, đua thuyền, ném còn, đánh đu, vẫn còn tồn tại và trở thành nội dung hấp dẫn trong các dịp lễ hội của dân tộc. Trong công tác ngoại giao TDTT có chức năng là nhịp cầu nối giao lưu nối tình hữu nghị và thắt chặt tình đoàn kết giữa các đân tộc và các quốc gia trên thế giới. Thông qua thi đấu thể thao các quốc gia trên thế giới có sự trao đổi tiếp thu tinh hoa của nhau, qua đó tìm hiểu học tập giúp đỡ lẫn nhau thắt chặt tình hữu nghị các nước trên thế giới, vì cuộc sống hoà bình trên thế giới. Ngày nay đất nước ta đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá với khẩu hiệu: “ Khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc” Hiểu được ý nghĩa tác dụng của việc tập luyện TDTT đã đem lại sức khoẻ cho con người, hoàn thiện Trường THPT Yên Định 1 Giáo viên: Nguyễn Ngọc Tấn 3 về thể chất cho nhân dân và thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Có thể nói sức khoẻ con người là một yếu tố hợp thành cực kì quan trọng của lực lượng sản xuất, có sức khoẻ mới có lao động, có lao động mới có sự sáng tạo và làm ra của cải vật chất. Đất nước có mạnh cùng với sự lớn mạnh của nhiều nghành trong cả nước, TDTT ngày nay được Đảng và nhà nước quan tâm và đã đưa nền TDTT phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Điền kinh là môn thể thao cơ bản nó chiếm vị trí quan trọng trong chương trình thi đấu của các đại hội Olympic quốc tế và trọng đời sống thể thao của nhân loại, điền kinh được phát triển cùng với sự ra đời của xã hội loài người. Ngay từ những ngày đầu tiên xuất hiện xã hội loài người, các bài tập điền kinh đã được loài người sử dụng từ thời cổ Hy Lạp. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, từ những hoạt động trong lao động sản xuất hình thành những kĩ năng, kĩ sảo để tự vệ, để chiến đấu phòng chống thiên tai, từ đó hình thành các trò chơi vận động, các cuộc thi đấu nó thu hút được mọi người tham gia tập luyện, chính vì thế mà điền kinh được coi là một trong những nội dung chính và không thể thiếu được trong các kì thi đấu của thế vận hội Olympic, giải thế giới, châu lục và quốc gia. Nội dung điền kinh không chỉ các môn thi đấu mà nó có ý nghĩa tập luyện nâng cao thể lực, sức khoẻ. Do đó điền kinh là một trong những môn thể thao có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất trong nhà trường. Đồng thời là môn học không thể thiếu trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học hiện nay........ Trong cuộc sống hiện nay, vị trí công tác TDTT trong nhà trường hiện nay càng được xác định đúng tầm quan trọng của nó. Thông qua giáo dục trong bộ môn thể dục giúp rèn luyện cho học sinh những đức tính gan dạ, dũng cảm, nhanh nhẹn, giúp học sinh nắm được kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khoẻ, nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, thói quen tự giác tập luyện TDTT gữi gìn vệ sinh. Có Trường THPT Yên Định 1 Giáo viên: Nguyễn Ngọc Tấn 4 sự tăng tiến về thể lực, Thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả năng về TDTT của bản thân. Trong giáo dục thể chất, điền kinh là nội dung cơ bản là nền tảng để phát triển các tố chất thể lực cơ sở cho các môn thể thao khác. Trong đó nhảy cao là nội dung cơ bản để phát triển các tố chất thể lực. Trước yêu cầu này đòi hỏi giáo viên lên lớp phải có những phương pháp dạy, những bài tập hợp lý phù hợp với sách giáo khoa, phù hợp với tâm lý lứa tuổi và đặc biệt là phát triển thành tích môn nhảy cao. Trường THPT Yên Định I nằm trên thị trấn Quàn Lào nền tảng thể lực của học sinh vẫn còn hạn chế. Đặc biệt thành tích môn nhảy cao của học sinh còn thấp so với thành tích môn nhảy cao của các trường trong huyện và của tỉnh Thanh Hoá. Xuất phát từ những lý do trên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài sau: “Một số bài tập phát triển thể lực, sức mạnh nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng qua xà cho học sinh lớp 10 ” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Thông qua kết quả nghiên cứu tôi lựa chọn được một số bài tập phát triển thể lực, sức mạnh trong môn nhảy cao phù hợp với học sinh. Từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giảng dạy môn nhảy cao trong nhà trường. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: * Để hoàn thành tốt đề tài tôi xác định hai nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ chung: Xác định được các bài tập, lựa chọn một số bài tập đúng nhằm phát thể lực, sức mạnh nhằm nâng cao thành tích trong môn nhảy cao nằm nghiêng qua xà cho học sinh lớp 10 trường THPT Yên Định I Nhiệm vụ cụ thể: Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển thể lực, sức mạnh nhằm nâng cao thành tích trong môn nhảy cao nằm nghiêng qua xà cho học sinh lớp 10 THPT Yên Định I 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - 40 học sinh nam khối 10 trường THPT Yên Định I Trường THPT Yên Định 1 Giáo viên: Nguyễn Ngọc Tấn 5 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để giải quyết các nhiệm vụ trên của đề tài, tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: a. Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu: Các tài liệu liên quan đến đề tài, nhằm tìm hiểu tình hình phát triển TDTT nói chung và môn điền kinh nói riêng ở các nước và trên thế giới hiện nay. Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, tìm hiểu về nguồn gốc và những tác động của các bài tập phát triển thể lực và sức mạnh. b.Phương pháp quan sát sư phạm: Qua quan sát của các em học sinh lớp 10 để đánh giá tiếp thu lượng vận, khả năng phối hợp vận động cũng như sự hứng thú của các em với các bài tập đưa ra. Qua đó để sử dụng dụng khối lượng vận động, cường độ vận động và sự phân bố các bài tập cho hợp lý, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi với điều kiện cụ thể. c. Phương pháp sử dụng Test: Để đánh giá thể lực chung của các em sau thực nghiệm tôi sử dụng: + Test bật xa tại chỗ ( m ) để đánh giá sức mạnh tốc độ. + Test chạy tốc độ cao 30m ( s ) đánh giá sức mạnh tốc độ. + Test nhảy cao tự do ( m ) đánh giá sức mạnh tốc độ. + Test bật cao tại chỗ ( m ) đánh giá sức bật. d. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Sau khi xác định và lựa chọn được một số bài tập tôi tiến hành phân nhóm thực nghiệm trên 40 học sinh lớp 10 với điều kiện tập luyện như nhau. nhưng chỉ khác là: + Một nhóm tập luyện bình thường theo giáo án phân phối chương trình + Một nhóm tập luyện theo nội dung đã được tôi lựa chọn, tập luyện theo giáo án riêng. 6. CƠ SƠ NGHIÊN CỨU: * Địa điểm: Trường THPT Yên Định 1 Giáo viên: Nguyễn Ngọc Tấn 6 + Trường THPT Yên Định I – Yên Định – Thanh Hoá. * Trang thiết bị dụng cụ: + Đồng hồg bấm giờ, thước dây, thước đo chiều cao PHẦN II: NỘI DUNG 1. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU: a. Tình hình nhà trường: Ngày đầu về trường trang thiết bị dụng cụ dạy học môn thể dục còn thiếu, chưa đồng bộ. Song những năm qua nhà trường khắc phục khó khăn từng bước mua trang thiết bị, dụng cụ học tập đầy đủ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đẩy mạnh các hoạt TDTT trong nhà trường. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. b. Thực trạng ban đầu : Qua thời gian giảng dạy bộ môn thể dục ở trường Yên Định I tôi nhận thấy sự phát triển thể lực và sức mạnh của các em còn hạn chế dẫn đến kết quả của môn nhảy cao chưa đạt được thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi TDTT cấp tỉnh. c Nguyên nhân và thực trạng trên: * Đối với giáo viên + Bước đầu tiếp cận với học sinh lớp 10 mới bước vào cấp 3 nên giáo viên chưa hiểu hết khả năng tiếp thu được phương pháp học và hoàn cảnh học sinh. + Do phương pháp của giáo viên chưa phù hợp với học sinh, sự kết hợp giữa các phương pháp giảng dạy chưa thực sự được mềm dẻo, linh hoạt, khoa học. * Đối với học sinh Do dặc thù của bộ môn thể dục chủ yếu hoạt động ngoài trời, học sinh chưa co ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong quá trình tập luyện ở trường và ở nhà. Trường THPT Yên Định 1 Giáo viên: Nguyễn Ngọc Tấn 7 + Tình trạng thể lực của học sinh còn chưa tốt để phát huy hết khẳ năng yêu cầu của bộ môn vì vậy chưa hoàn thành tốt khối lượng vận động mà giáo viên đề ra. + Điều kiện học tập về thời gian của các em học sinh ở nhà còn rất hạn hẹp do tình hình kinh tế trên địa bàn còn nhiều khó khăn. 2. BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG: * Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 1: + Phân tích lý luận thực tiễn, xác định hướng nghiên cứu chọn đề tài. + Xác định nhiệm vụ nghiên cứu, chọn phương pháp nghiên cứu đối tượng nghiên cứu, chuẩn bị tài liệu nghiên cứu. Giai đoạn 2: + Phân tích tổng hợp tài liệu . + liên hệ địa điểm và đối tượng nghiên cứu. Giai đoạn 3: + Chọn bài tập phù hợp với đối tượng nghiên cứu. + Thu thập và sử lý số liệu. + Viết kết luận và kiến nghị đề tài. + Đánh máy hoàn thiện đề tài. A. Biện pháp cụ thể: + Nghiên cứu lựa chọn các bài tập nhằm phát triển thể lực, sức mạnh tốc độ cho các em học sinh lớp 10. a. Đặc điểm tâm lý: Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi dây thì là giai đoạn rất nhạy cảm. Sự phát triển của cơ thể rất mạnh mẽ, mọi hoạt động rất linh hoạt nên các em luôn muốn thử sức mình theo nhiều phương hướng khác nhau, nên hành vi của các em phức tạp và mâu thuẫn. Vì vậy cần phải thường xuyên giám sát và giáo dục cho phù hợp trên cơ sở phát huy tính tự giác tích cực, sáng tạo, biết điều chỉnh và tổ chức mọi Trường THPT Yên Định 1 Giáo viên: Nguyễn Ngọc Tấn 8 hoạt động và tạo điều kiện cho các em phát huy hết khẳ năng TDTT của bản thân. b. Đặc điểm sinh lý. b.1. Hệ thần kinh: Não bộ phát triển hoàn chỉnh, hoạt động của thần kinh chưa ổ định hưng phấn chiếm ưu thế. Do vậy khi học tập các em dễ tập trung tư tưởng nhưng thời gian kéo dài, nội dung nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn điệu thì thần kinh sẽ chóng mệt mỏi và dễ phân tán sự chú ý. Vì vậy nộ dung học và tập luyện phải phong phú, phương pháp tổ chức giờ học phải linh hoạt làm mẩu chính xác. Ngoài ra còn tăng cường tập luyện ngoài giờ và các hình thức vui chơi khác để làm phong phú khăng năng hoạt động và phát triển các tố chất thể lực một cách toàn diện b.2. Hệ vận động: + Đối với hệ xương: Hệ xương đang trong giai đoạn phát triển mạnh về chiều dài. Hệ xương sụn tại các khớp đang đòi hỏi điều kiện tốt để phát triển và hoàn thiện. Giáo dục thể chất có tác dụng tốt đế sự phát triển của hệ xương nhưng phải chú ý đến tư thế, đến sự cân đối trong hoạt động để tránh phát triển sai lệch của hệ xương và kiềm hãm sự phát triển của chiều dài. + Đố với hệ cơ: Hệ cơ của các em phát triển chậm hơn sự phát triển của hệ xương, chủ yếu là phát triển chiều dài, thiết diện cơ chậm phát triển. Do sự phát triển không đồng bộ, thiếu cân đối nên các em không phát huy được sức mạnh và chóng mệt mỏi. Vì vậy cần chú ý tăng cường phát triển toàn diện cho lứa tuổi này. b.3. Hệ tuần hoàn: Tim phát triển chậm hơn so với sự phát triển mạnh máu, sức co bóp yếu, khăng năng điều hoà hoạt động của tim chư ổ định nên khi hoạt động quá căng thẳng sẽ chóng mệt mỏi. Trường THPT Yên Định 1 Giáo viên: Nguyễn Ngọc Tấn 9 Vì vậy tập luyện TDTT thường xuyên sẻ ảnh hưởng tốt đến hoạt động của tuần hoàn, hoạt động của tim dần dần được thích ứng. Nhưng trong quá trình tập luyện cần phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc tăng tiến trong giáo dục TDTT, tránh hoạt động quá sức và đột ngột. b.4. Hệ hô hấp: Hệ hô hấp của các em đã phát triển hoàn thiện, Rèn luyện thể chất cho các em phải toàn diện, phải chú ý phát triển đến các cơ hô hấp, hướng dẫn các em phải biết cách thở sâu, thở đúng và biết cách thở trong tập luyện TDTT. Như vậy mới có thể tập luyện, hoạt động được lâu và có hiệu quả. 3. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG NHÀ TRƯỜNG Hệ quả của giáo dục thể chất gắn liền với đắc điểm giải phẫu sinh lý, tâm lý học và đặc điểm phát triển tố chất thể lực ở mỗi lứa tuổi con người, tác dụng của giáo dục thể chất là rất lớn, nó không ngừng mang lại sức khoẻ cho học sinh mà còn góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Tố chất thể lực là sự biểu hiện tổng hợp của hệ thống chức năng của các cơ quan cơ thể, tố chất thể lực tăng trưởng theo sự tăng trưởng của lứa tuổi. sự tăng trưởng này có tốc độ nhanh, biên độ lớn trong thời kì dậy thì. Giai đoạn lứa tuổi khác thì tố chất thể lực phát triển khác, tức là trong cùng một lứa tuổi tố chất thể lực khác phát triển thay đổi cũng không giống nhau. Tố chất thể lực từ giai đoạn tăng trưởng chuyển qua giai đoạn ổ định theo thứ tự phát triển sau: Tố chất nhanh phát triển đầu tiên, sau đó là tố chất sức bền và tố chất sức mạnh. * Tố chất nhanh: Tố chất phát triển sức nhanh sớm hơn sự phát triển sức mạnh, thời kỳ phát triển tố chất nhanh quan trọng nhất ở tuổi học sinh tiểu học và trung học cơ sở. * Tố chất mạnh: Trường THPT Yên Định 1 10 Giáo viên: Nguyễn Ngọc Tấn Sức mạnh là lực chống đỡ hoặc khắc phục sức cản bên ngoài nhờ những nỗ lực của cơ bắp. Đối với môn nhảy cao nằm nghiêng quà xà chúng ta cần quan tâm đến sự phát triển sức mạnh tốc độ của người tập. Để phát triển sức mạnh tốc độ cần xen kẽ tập luyện đúng mức với phương pháp dùng sức lớn nhất. Như vậy trong qúa trình cho học sinh tập luyện môn nhảy cao nằm nghiêng qua xà chúng ta cần đưa vào các bài tập phát triển sức mạnh bột phát của các nhóm chi dưới, giúp cho việc thực hiện động tác giậm nhảy trong nhảy cao nằm nghiêng qua xà thật nhanh, mạnh, dứt khoát, để đưa cơ thể bay lên cao hơn. + Sức mạnh tốc độ: Dạng sức mạnh này thể hiện trong động tác chạy đà + Sức mạnh bột phát: Dạng sức mạnh thể hiện trong động tác giậm nhảy ( sức bật ) * Tố chất khéo léo: Khéo léo là năng lực tiếp thu nhanh các động tác ứng phó kịp thời với những thay đổi bất ngờ. Xác định và đánh giá tố chất khéo léo là việc khó. Có thể tính bằng khoảng thời gian tiếp thu động tác. Để rèn luyện khéo léo cần phải tập luyện nhiều các loại hình động tác, nhờ qúa trình tập để tiếp thu các động tác đó các tố chất khác cũng phát triển theo. Tóm lại: Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện điền kinh nói chung và nhảy cao nằm nghiêng qua xà nói riêng, chúng ta cần căn cứ vào đặc điểm phát triển tố chất, đồng thời dùng các phương pháp huấn luyện khoa học, xúc tiến cho việc phát triển tố chất thể lực của người tập nói chung và học sinh nói riêng. * Hệ thống các nội dung tập luyện ban đầu cần đáp ứng những yêu cầu sau: + Cũng cố và nâng cao sức khoẻ giúp cho cơ thể phát trển cân đối, khắc phục sửa chữa những sai lệch. Trường THPT Yên Định 1 11 Giáo viên: Nguyễn Ngọc Tấn + Hình thành các kĩ năng, kĩ sảo vận động cần thiết và sự phối hợp các hoạt động khác nhau với độ chính xác ngày càng cao. + Giáo dục cho học sinh có ý thức kỉ luật, đạo đức, nếp sống văn minh, nhanh nhẹn, thông minh, sáng tạo, dũng cảm + Khái quát và tích luỹ những tri thức chuyên môn trong tập luyện thể thao nói chung, điền kinh nói riêng gây hứng thú say mê tập luyện hàng ngày để hoàn thiện mình. + Phát triển các tố chất thể lực: Sức mạnh, tốc độ, phát trển thể lực. * Nội dung bài tập phát triển thể lực, sức mạnh nhằm nâng cao thành tích nhảy cao nằm nghiêng qua xà của các em học sinh lớp 10 được trình bầy ở bảng sau: STT 1 2 3 Bài tập về sức mạnh tốc độ Chạy 30m tốc độ cao Chạy đạp sau 30m Lò cò nhanh một chân 30m STT 1 2 3 Bài tập về sức mạnh bột phát Bật xa tại chỗ Bật cao tại chỗ Bật cóc 30m + Tiến trình giảng dạy nội dung các bài tập được trình bầy ở bảng sau: + Tiến trình giảng dạy các bài tập. STT 1 2 3 4 5 6 Tuần Tên bài tập Chạy 30m tốc độ cao Chạy 30m đạp sau Bật cao tại chỗ Bật cóc 30m Bật xa tại chỗ Lò cò nhanh một chân 30m 1 2 3 4 5 6 7 8 9 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x * Nội dung bài tập: Trường THPT Yên Định 1 12 Giáo viên: Nguyễn Ngọc Tấn x x Tên bài tập STT 1 khối Mục đích yêu cầu và phương pháp lượng tập luyện Chạy 30m tốc độ cao 3 lần Rèn luyện sức mạnh tốc độ. Phương pháp tập luyện lặp lại nhiều lần. Yêu cầu học sinh tích cực Thời gian nghỉ giữa mỗi lần tập: 1 phút 2 chạy 30m đạp sau 3 lần Rèn luyện sức mạnh tốc độ. Phương pháp tập luyện lặp lại nhiều lần. Yêu cầu học sinh tích cực Thời gian nghỉ giữa mỗi lần tập: 1 phút 3 Bật xa tại chỗ 5 lần Rèn luyện sức mạnh bộc phát. Phương pháp tập luyện lặp lại nhiều lần. Yêu cầu học sinh tích cực Thời gian nghỉ giữa mỗi lần tập: 1 phút 4 Bật cao tại chỗ 5 lần Rèn luyện sức mạnh bộc phát. Phương pháp tập luyện lặp lại nhiều lần. Yêu cầu học sinh tích cực Thời gian nghỉ giữa mỗi lần tập: 1 phút 5 Bật cóc 30m 3 lần Rèn luyện sức mạnh bộc phát. Phương pháp tập luyện lặp lại nhiều Trường THPT Yên Định 1 13 Giáo viên: Nguyễn Ngọc Tấn lần. Yêu cầu học sinh tích cực Thời gian nghỉ giữa mỗi lần tập: 1 phút 6 Lò cò 30m nhanh 3 lần Rèn luyện sức mạnh bộc phát. bằng một chân Phương pháp tập luyện lặp lại nhiều lần. Yêu cầu học sinh tích cực Thời gian nghỉ giữa mỗi lần tập: 1 phút * Mục đích yêu cầu và cách tập luyện như sau: + Dạng bài tập phát triển tốc độ: - Chạy 30m tốc độ cao - Chạy đạp sau 30m - Lò cò nhanh một chân 30m Mục đích : Nhằm rèn luyện thể lực và sức mạnh tốc độ trong kĩ thuật chạy đà + Dạng bài tập phát triển sức mạnh bột phát - Bật xa tại chỗ. - Bật cóc 30m - Bật cao tại chỗ Mục đích: Nhằm rèn luyện thể lực sức mạnh bột phát trong kĩ thuật giậm nhảy. + Đội hình tập luyện: Chia thành hai nhóm mỗi nhóm thành hai hàng dọc thực hiện theo đội hình nước chảy. X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X Tiến Trường THPT Yên Định 1 14 quay về cuối hàng Giáo viên: Nguyễn Ngọc Tấn * Giáo viên + Nhóm thực nghiệm: Thực hiện theo giáo án riêng mà tôi đã đưa ra ở trên tập luyện trong 9 tuần. + Nhóm đối chứng : Thực hiện giáo án theo phân phối chương trình và tập luyện trong 9 tuần. + kiểm tra kết quả đạt được của hai nhóm như sau: a. Nhóm thực nghiệm: Điểm số học sinh 20 học sinh Giỏi Khá TB Không đạt 9 – 10 7–8 5–6 Dưới 5 2em =10% 0em = 0% 7em = 35% 11em = 55% b. Nhóm đối chứng: Điểm số học sinh 20 học sinh Giỏi Khá TB Không đạt 9 – 10 7–8 5–6 Dưới 5 10em=50% 1em=5% 2em = 10% 7em =35% - Nhóm đưa các bài tập bổ trợ vào áp dụng tập luyện hàng ngày theo phương pháp thực nghiệm. * kết quả đạt được: Diễn biến nhịp độ tăng trưởng của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều tăng sau 9 tuần tập luyện. Kết quả kiểm tra của nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng cao đồng đều và ổn định hơn nhóm đối chứng. Trường THPT Yên Định 1 15 Giáo viên: Nguyễn Ngọc Tấn Tóm lại: Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy qua 2 nội dung kiểm tra nhóm thực nghiệm đều phát triển hơn nhóm đối chứng một cánh rõ rệt. Như vậy hệ thống bài tập phát triển thể lực, sức mạnh đã thể hiện tính hiệu quả đến việc huấn luyện nâng cao thành tích môn nhảy cao nằm nghiêng qua xà cho học sinh nam khối 10 trường THPT Yên Định I. * Từ kết quả nghiên cứu trên cho phép tôi tự nhận xét: + Qua nghiên cứu đã chọn được 6 bài tập phát triển thể lực, sức mạnh tốc độ cho học sinh nam lớp 10 trường THPTyên Định I. + Qua tập luyện và kiểm tra diễn biến nhịp độ tăng trưởng thành tích của học sinhở 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đều tăng, nhưng nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng cao, đồng đều và ổ định hơn nhóm đối chứng. + Sau 9 tuần thực nghiệm sư phậm ở học sinh nam khối 10 trường THPT Yên Định I các bài tập và phương pháp tập luyện phát triển thể lực, sức mạnh có hiệu quả và độ tin cậy cao. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Từ những kết quả nghiên cứu trên cho phép tôi rút ra những kết lận như sau. Qua các bước nghiên cứu đề tài đã xác định được 6 bài tập phát triển thể lực, sức mạnh nhằm nâng cao thành tích môn nhảy cao nằm nghiêng qua xà cho học sinh nam lớp 10 trường THPT Yên Định I. Đảm bảo có giá trị và đủ độ tin cậy đó là những bài tập: STT 1 2 3 Bài tập về sức mạnh tốc độ Chạy 30m tốc độ cao Chạy đạp sau 30m Lò cò nhanh một chân 30m STT 1 2 3 Bài tập về sức mạnh bột phát Bật xa tại chỗ Bật cao tại chỗ Bật cóc 30m 2. kiến nghị: Trường THPT Yên Định 1 16 Giáo viên: Nguyễn Ngọc Tấn Sau 9 tuần tập luyện thành tích của hai nhóm đều tăng. Tuy nhiên nhóm thực nghiệm tăng cao và đồng đều hơn nhóm đối chứng. Vì vậy tôi mạnh dạn đem một phần sáng kiến nhỏ của mình trong nhiều năm công tác giảng dạy ở trường phổ thông để góp phần chung vào việc đào tạo thế hệ trẻ. Mặc dù vậy trên đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi không thể trách được những sai sót nhữnh bất cập, rất mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của các thầy cô, các đồng nghiệp, các cấp quản lý, các chuyên gia đầu ngành để sáng kiến tôi được hoàn thiện hơn có thể áp dụng rộng dãi hơn trong các trường trung học phổ thông trong địa bàn huyện nói riêng và trong tỉnh Thanh Hoá nói chung. Tài liệu tham khảo. 1. Sách giáo viên lớp 10 THPT. Do nhà xuất bản Bộ giáo dục và đào tạo. 2. Sách giáo viên lớp 11 THPT . Do nhà xuất bản bộ giáo dục và đào tạo. 3. Điền kinh trong trường phổ thông. Nhà xuất bản TDTT Yên Định, Ngày 10 Tháng 05 Năm 2011 Người viết sáng kiến Nguyễn Ngọc Tấn Trường THPT Yên Định 1 17 Giáo viên: Nguyễn Ngọc Tấn Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Trường THPT Yên Định 1 18 Giáo viên: Nguyễn Ngọc Tấn ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Trường THPT Yên Định 1 19 Giáo viên: Nguyễn Ngọc Tấn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng