Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp cần chuẩn bị cho trẻ mầm non đi học trở lại sau thời gian ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp cần chuẩn bị cho trẻ mầm non đi học trở lại sau thời gian nghỉ dịch

.PDF
33
1
58

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON TRIỀU KHÚC “MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẦN CHUẨN BỊ CHO TRẺ MẦM NON ĐI HỌC TRỞ LẠI SAU THỜI GIAN NGHỈ DỊCH” Lĩnh vực : Giáo dục Cấp học : Mầm non Tác giả : Bùi Thị Quỳnh Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Triều Khúc Năm học: 2021-2022 MỤC LỤC I.ĐẶT VẤN ĐỀ: .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài: ...................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: ................................................................ 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: ................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................... 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: ........................................................................ 3 1. Cơ sở lý luận: ............................................................................................. 3 2. Cơ sở thực tiễn: .......................................................................................... 4 2.1 Thuận lợi: ................................................................................................. 5 2.2 Khó khăn: ................................................................................................. 6 III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: ........................................................ 8 3.1. Biện pháp 1. Trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cho bản thân để nâng cao chất lượng phòng chống COVID – 19 . .................................................. 8 3.2. Biện pháp 2: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi học sinh đi học trở lại : ............................................................................................................ 9 3.3. Biện pháp 3: Cung cấp cho trẻ các kiến thức, kỹ năng trong phòng chống dịch covid – 19 cho trẻ khi trẻ đi học trở lại ..................................... 11 3.4. Biện pháp 4: Cần chuẩn bị các điều kiện khi học sinh đi học và khi kết thúc buổi học: ............................................................................................... 13 3.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh: .......................................... 14 IV. Những kết quả đạt được: .................................................................... 16 V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: ..................................................... 18 1. Kết luận: ................................................................................................... 18 2. Khuyến nghị: ............................................................................................ 19 VI. PHỤ LỤC ................................................................................................ 21 VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO: ................................................................... 31 I.ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài: Đại dịch COVID-19 Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc đại lục, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus mà Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống với SARSCoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%. Ngay cả ở Việt Nam cũng vậy, tác hại mà covid – 19 gây ra cũng không hề nhỏ, tuy chúng ta đã có những biện pháp phòng chống covid – 19 hiệu quả nhưng hậu quả mà nó mang lại cũng không hề nhỏ như: số người nhiễm covid – 19 và số người cách ly do liên quan đến covid – 19 cũng với con số rất cao, nó còn gây ra rất nhiều tổn hại cho nền kinh tế, giáo dục... cũng như tất cả các lĩnh vực khác của đất nước. Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, với khả năng lây lan cao và rất nhanh. Với các dòng biến chủng mới có tính kháng thuốc, kháng vacxin thì bệnh Covid- 19 đang là một thử thách lớn cho ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung. Để thích ứng với tình hình dịch bệnh nguy hiểm và bảo vệ trẻ em, trẻ em mầm non một thành phần yêu thế, trẻ chưa đựơc tiêm vacxin và sức đề kháng thấp. Sở giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo tới tất cả các trường thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ ngay cả khi trẻ ở nhà hay ở trường. Vậy đối với các trường mầm non cần phải chuẩn bị những gì và làm như thế nào để bảo vệ an toàn sức khỏe cho trẻ được tốt nhất. Đây được coi là 2 một bài toán khó đối với mỗi giáo viên mầm non để thích ứng với tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp hiện nay. Chính vì thế, là một giáo viên mầm non, tôi cũng muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào ngăn chặn và phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Nhằm phát huy công tác phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng nói chung và trong trường học nói riêng. Do vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp cần chuẩn bị cho trẻ mầm non đi học trở lại sau thời gian nghỉ dịch” để làm đề tài nghiên cứu và thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho trẻ mầm non đi học trở lại sau thời gian nghỉ dịch covid-19 - Cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản về phòng chống dịch Covid-19. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 3.1. Thời gian thực hiện: từ tháng 09/2021 đến tháng 04/2022 3.2. Đối tượng: lớp MGN B4 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát - Phương phá tư duy - trừu tượng - Phương pháp đàm thoại 3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận: Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi nói tới giáo dục mầm non thì chúng ta thường nói tới quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ. Để trẻ mầm non được chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ tốt và đi đúng hướng thì chúng ta cần có một quá trình chăm sóc giáo dục tốt, tạo mọi điều kiện cho trẻ được phát triển tất cả các mặt như: Đức –Trí – Thể - Mỹ - TCXH tạo thành con người có ích cho xã hội hiện đại. Nhưng để chăm sóc giáo dục trẻ đúng theo những gì chúng ta mong muốn thì trước hết chúng ta cần giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi theo nhiều hình thức khác nhau, có thể khi ở trường chúng ta chăm sóc giáo dục trẻ trong các hoạt động hàng ngày tại trường, hay khi về nhà cũng cần chăm sóc giáo dục trẻ trong các hoạt động tại gia đình. Vậy làm thế nào để các quá trình chăm sóc giáo dục ấy được xuyên suốt khi về với gia đình trẻ? Câu hỏi này luôn được các nhà giáo dục nói chung và các giáo viên mầm non nói riêng đặt ra và muốn thực hiện chúng. Xã hội hiện đại mang đến cho con người chúng ta nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ lứa tuổi mầm non. Điều này đòi hỏi trẻ giai đoạn này đều phải có những kỹ năng để phòng tránh và xử lý các tình huống có thể xảy ra cho chính bản thân trẻ. Như chúng ta đã biết hiện nay không chỉ đất nước ta mà trên toàn thế giới đang phải đối mặt với dịch bệnh viên đường hô hấp cấp mà người ta gọi tắt đó là covid – 19, dịch bệnh này xảy ra vào đầu năm 2019, đất nước đầu tiên có dịch bệnh là Trung quốc, và ngay sau đó nó đã lan ra rất nhiều nước trên thế giới với tốc độ khủng khiếp, cho đến nay đã hơn 1 năm toàn thế giới vẫn đang phải oằn mình chống lại đại dịch này, tác hại mà đại dịch gây ra cho toàn cầu là rất lớn. Chính vì vậy mà cả thế giới đang phải chạy đua với thời gian để tìm cách khống chế lại dịch bệnh, tìm và điều chế ra vacxin phòng bệnh, điều chế ra thuốc chữa được covid – 19 nguy hiểm này. 4 2. Cơ sở thực tiễn: Như chúng ta đã biết hiện nay không chỉ đất nước ta mà trên toàn thế giới đang phải đối mặt với dịch bệnh viêm dường hô hấp cấp mà người ta gọi tắt đó là covid – 19, dịch bệnh này xảy ra vào đầu năm 2019 và ngay sau đó nó đã lan ra rất nhiều nước trên thế giới với tốc độ khủng khiếp, cho đến nay đã hơn 1 năm toàn thế giới vẫn đang phải oằn mình chống lại đại dịch này, tác hại mà đại dịch gây ra cho toàn cầu là rất lớn cả về tính mạng con người và cả về mặt kinh tế. Chính vì vậy mà cả thế giới đang phải chạy đua với thời gian để tìm cách khống chế lại dịch bệnh, tìm và điều chế ra vacxin phòng bệnh, điều chế ra thuốc chữa được covid – 19 này . Ngay cả ở Việt Nam cũng vậy, tác hại mà covid – 19 gây ra cũng không hề nhỏ, tuy chúng ta đã có những biện pháp phòng chống covid – 19 hiệu quả nhưng hậu quả mà nó mang lại cũng không hề nhỏ. Chúng ta không khỏi xót xa, đau lòng về đại dịch này. Ở đây câu hỏi đặt ra cho chúng ta là toàn cầu cần phải là gì để hạn chế tới mức tối đa và kiểm soát được đại dịch, và để trả lời cho câu hỏi này, các chuyên gia về y tế từ các nước trên thế giới đã đưa ra khuyến cáo cho người dân khi thực hiện các khuyến cáo này có thể hạn chế tới mức tối đa dịch bệnh covid- 19 đang lan tràn tới mức tróng mặt như hiện nay, đó là: Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn), đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế, Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh, vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc. Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị, Nếu bạn từ vùng có dịch bệnh trở về cần tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ, thực hiện khai báo y tế..... 5 Đối với Việt Nam chúng ta đã và đang thực hiện rất hiệu quả những khuyến cáo từ các chuyên gia y tế. Đồng thời Đảng và nhà nước ta luôn đặt ra mục tiêu “chống dịch như chống giặc”, lấy mục tiêu này làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động phòng chống dịch bệnh COVID- 19 đang diễn biến hết sức phức tạp ấy. Đứng trước tình hình dịch bệnh phức tạp như vậy, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ mầm non, nhà nước ta đã thực hiện rất nhiều các biện pháp để phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này, nhưng vấn đề đặt ra cho chúng ta những nhà giáo dục là để phòng chống dịch bệnh hiệu quả chúng ta cần chuẩn bị những gì và thực hiện ra sao để đảm bảo sức khỏe cho trẻ được tốt nhất khi đến trường. Năm học 2021 – 2022 tôi được BGH nhà trường phân công dạy lớp B4 Tôi nhận thấy do tình hình dịch bệnh rất nguy hiểm, nên ngay khi trẻ đi học trở lại sau thời gian nghỉ dịch tôi cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho trẻ là rất quan trọng và mang tính cấp thiết. Với mục tiêu là giúp trẻ vừa có sức khỏe tốt vừa có kiến thức, kỹ năng trong phòng chống dịch bệnh. 2.1 Thuận lợi: *Đối với nhà trường: Nhà trường thường xuyên tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cho giáo viên phòng chống dịch bệnh covid - 19. Luôn quán triệt tới 100% cán bộ giáo viên , nhân viên thực hiện nghiêm túc và nâng cao được hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục trẻ. BGH thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh, các văn bản chỉ đạo của cấp trên và biện pháp phòng dịch trong tình hình mới cùng giáo viên tuyên truyền tới phụ huynh học sinh. *Đối với giáo viên: Giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng, năng động sáng tạo trong hoạt động. 6 Giáo viên tích cực nghiên cứu tài liệu để nắm được nội dung, kiến thức để phòng chống dịch covid- 19 cho bản thân mình và các em học sinh. Giáo viên luôn thực hiện tốt công tác phòng chống dịch covid - 19. *Đối với trẻ: Trẻ cùng độ tuổi nên khả năng nhận thức đồng đều. Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch bệnh covid – 19 mà cô muốn truyền tải tới trẻ. 2.2 Khó khăn: *Đối với giáo viên: Giáo viên còn ít kinh nghiệm, kỹ năng trong việc chuẩn bị các đều kiện cho trẻ mầm non đi học trở lại sau thời gian nghỉ dịch covid- 19. Việc chuẩn bị các điều kiện để phòng chống dịch COVID -19 khi trẻ quay trở lại học tập do nghỉ dịch vẫn còn mang tính hình thức chung chung, chưa đặt trẻ vào trung tâm của mọi hoạt động phòng chống dịch bệnh . *Đối với phụ huynh: Nhận thức của các bậc phụ huynh về việc chuẩn bị các đều kiện cho trẻ mầm non đi học trở lại sau thời gian nghỉ dịch covid- 19 còn hạn chế. Nhận thức của các bậc phụ huynh về việc nâng cao chất lượng phòng chống COVID – 19 cho trẻ còn hạn chế, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con. Một số phụ huynh còn cho rằng: Trẻ còn quá nhỏ để tham gia vào các hoạt động tự bảo vệ và học các biện pháp phòng chống COVID – 19. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã suy nghĩ là phải làm thế nào để chuẩn bị các điều kiện giúp trẻ có được sức khỏe tốt, tự bảo vệ cho bản thân trước những nguy hiểm mà dịch bệnh mang lại , giúp cho phụ huynh hiểu và đồng hành cùng giáo viên trong việc trang bị các đều kiện cần thiết nâng cao chất lượng phòng chống COVID – 19 cho con em họ, bên cạnh đó cung cấp thêm kiến thức cho bản thân được tốt nhất. Với suy nghĩ đó đã giúp tôi đã đưa ra “Một số biện pháp cần chuẩn bị cho trẻ mầm non đi học trở lại sau thời gian nghỉ dịch” . 7 *Đối với trẻ: Trẻ nhỏ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên . Một số trẻ khi tham gia vào hoạt động tiếp thu còn thụ động chưa phát huy hết khả năng sáng tạo. Ngay từ khi đưa ra những biện pháp cần chuẩn bị cho trẻ khi trẻ trở lại trường sau thời gian nghỉ dịch covid- 19 để nắm tình hình chất lượng của lớp mình phụ trách tôi đã thu được kết quả như sau: * Bảng khảo sát chất lượng của trẻ (Tổng số có 37 cháu) STT NỘI DUNG Trẻ đạt Trẻ chưa đạt Số trẻ Thường xuyên rửa tay 12/37 đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn Đeo khẩu trang nơi công 20/37 cộng Tránh đưa tay lên mắt, 8/37 mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho...... Tăng cường vận động, 8/37 rèn luyện thể lực, ăn đày đủ các chất dinh dưỡng Tỷ lệ 32,4 % Số trẻ 25/37 Tỷ lệ 67,5% 54% 17/37 46% 21,6% 29/37 78,3% 21,6% 29/37 78,3% 5 Nếu ho, sốt báo cho ông 7/37 bà, bố mẹ... 18,9% 30/37 81% 6 Biết phòng bệnh cho 5/37 mình và mọi người xung quanh 13,5% 32/37 86,4% 1 2 3 4 8 III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 3.1. Biện pháp 1. Trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cho bản thân để nâng cao chất lượng phòng chống COVID – 19 . Mục tiêu của việc nâng cao chất lượng phòng chống COVID – 19 cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ có kiến thức, kỹ năng trong việc biết cách phòng tránh dịch bệnh covid –19 . Để nâng cao chất lượng phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp gọi tắt là COVID – 19 cho trẻ một cách phù hợp và hiệu quả, đòi hỏi bản thân mỗi giáo viên phải nắm vững mục tiêu, nội dung kiến thức và cách thức lây lan dịch bệnh để từ đó biết cách phòng bệnh làm sao cho có hiệu quả , đồng thời hiểu rõ được cách thức lây lan của chủng virus này, và sự biến đổi khó lường của chúng. Nhận thức được điều đó tôi đã tiến hành tìm hiểu cách lây thức lây lan của chủng viruts viêm đường hô hấp cấp, Virus có thể lây từ người sang người qua các đường như: Qua tuyến nước bọt khi ta hắt hơi nước bọt sẽ bắn sang người khác, khi tiếp xúc gần với người bệnh, hay qua những vật dụng sinh hoạt hàng ngày của người bệnh..... , Đồng thời bên cạnh đó tôi còn cung cấp thêm kiến thức cho bản thân trong việc hướng dẫn trẻ nâng cao chất lượng phòng chống COVID – 19 . Tìm hiểu qua sách, báo, qua mạng Internet,........các kiến thức trong việc nâng cao chất lượng phòng chống COVID – 19 cho trẻ, từ đó giúp tôi nắm vững hơn nữa kiến thức để áp dụng vào phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp cấp được rõ ràng, chính xác nhất. Ví dụ : Tôi tìm hiểu 9 biện pháp mới nhất phòng chống dịch COVID19 1. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn). 2. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế. 9 3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo. 4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh. 5. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc. 6. Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị. 7. Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch. 8. Thực hiện khai báo y tế trực tuyến và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân. 9. Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình Qua tìm hiểu kiến thức, kỹ năng về việc phòng chống covid nhằm nâng cao chất lượng phòng chống dịch cho bản thân và các em học sinh thì tôi đã đạt được kết quả: Nắm vững được nội dung kiến thức và cách thức lây lan của dịch bệnh Cung cấp thêm được kiến thức cho bản thân trong việc hướng dẫn trẻ nâng cao chất lượng phòng chống covid-19 Tìm hiểu các biện pháp mới nhất trong phòng chống dịch covid-19, tuyên truyền với phụ huynh học sinh qua zalo nhóm lớp và được đồng thuận, ủng hộ, hợp tác của phụ huynh. 3.2. Biện pháp 2: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi học sinh đi học trở lại : Việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi học sinh đi học trở lại mang yếu tố rất quan trọng vì khi chúng ta chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết trước khi học sinh đi học trở lại sẽ là nhân tố quyết định tới mức độ phòng chống dịch bệnh covid – 19. 10 Đối với môi trường bên trong lớp học: Tôi luôn lau rửa sàn nhà sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn cloramin B, phun khử khuẩn, thông thoáng lớp học, đảm bảo lớp học luôn đủ ánh sáng, khô giáo, thoáng mát, mỗi trẻ có một cốc uống nước và một khăn mặt hoặc khăn lau tay riêng. Đồ dùng đồ chơi của trẻ được tôi lau rửa thường xuyên bằng dung dịch cloramin B, phơi dưới ánh nắng mặt trời và được sắp xếp hợp lý vừa tầm với của trẻ. Tôi tiến hành thiết kế phân chia nhiều ngăn ở các góc khác nhau để khi trẻ hoạt động ở các góc sẽ hạn chế tiếp xúc với nhau, tôi còn chuẩn bị nhiều tranh ảnh, sách truyện tranh có nội dung về cách phòng bệnh covid – 19 để trẻ khi hoạt động có thể tự cung cấp cho bản thân các kiến thức phòng tránh dịch bệnh. Đối với môi trường bên ngoài lớp học: Tôi phối hợp với nhà trường phun khử khuẩn toàn bộ các đồ dùng đồ chơi, sân chơi bên ngoài lớp học, đồng thời dán các biểu bảng, pano, áp phích có nội dung tuyên truyền về cách phòng tránh dịch bệnh covid – 19, để khi nhìn vào đó trẻ biết được những hành động phòng bệnh đúng và hành động phòng bệnh sai bằng những hình ảnh và khi nhìn vào cha mẹ nắm được và chuyển thành bài học chia sẻ với con, giúp con phòng dịch bệnh được tốt nhất Bên cạnh đó tôi còn trang bị cho trẻ các đồ dùng trong phòng bệnh như: Mũ chắn giọt bắn, các thiết bị y tế tại lớp học (thiết bị đo thân nhiệt, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, nước uống, nơi rửa tay bằng nước sạch).....Để khi trẻ đến trường trẻ sẽ được cô giáo hướng dẫn các kỹ năng rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô, cách đeo khẩu trang như thế nào cho đúng cách, trẻ được đeo mũ chống giọt bắn sẽ giảm tới mức tối đa việc lay chéo trong lớp. Do vậy việc nâng cao chất lượng phòng tránh dịch bệnh covid-19 của cô trong lớp sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp bảo vệ được trẻ tránh được dịch bệnh đang hết sức phức tạp hiện nay. Tôi nhận thấy việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi học sinh đi học trở lại sẽ la điều kiện tốt nhất khi cung cấp cho trẻ các kỹ năng phòng 11 bệnh covid – 19 cho trẻ, trẻ lớp tôi mạnh dạn, hứng thú tự tin và tiếp nhận các hướng dẫn của cô nhẹ nhàng thoải mái và vui vẻ hơn. Qua tiến hành biện pháp 2 tôi đã thu lại được kết quả: Môi trường xung quanh trường học, khu vui chơi của học sinh thoáng, rộng, sạch sẽ, không khí trong lành, phòng nhóm lớp rộng rãi, không khí và đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ, an toàn. Các bảng biểu, pano, áp phích có nội dung tuyên truyền phòng chống dịch bệnh covid-19 được phụ huynh quan tâm, hưởng ứng. Việc chuẩn bị các đồ dùng phòng tránh bệnh cho trẻ như: máy đo thân nhiệt, cồn xát khuẩn tay, nước rửa tay...cũng cho một kết quả tốt, giúp ngăn chặn việc lây lan dịch bệnh một cách tối đa. 3.3. Biện pháp 3: Cung cấp cho trẻ các kiến thức, kỹ năng trong phòng chống dịch covid – 19 cho trẻ khi trẻ đi học trở lại Ngay từ khi có thông báo của Bộ y tế về dịch viêm phổi cấp COVID – 19, tôi đã tiến hành cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về dịch bệnh, để trẻ biết và tự mình phòng tránh dịch bệnh được tốt nhất. Trong tình hình đại dịch hoành hành như hiện nay, một trong những biện pháp đơn giản, kinh tế, dễ thực hiện, nhưng lại rất quan trọng và hiệu quả để phòng tránh virus lây lan là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, dung dịch cồn y tế chứa ít nhất 60% cồn, hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn . Trước tiên tôi tiến hành trang bị cho trẻ kiến thức, kỹ năng trong phòng chống dịch covid – 19 đó là kỹ năng rửa tay bằng xà phòng, dưới vòi nước sạch và tuân thủ theo 6 bước rửa tay sạch, để trẻ nắm trắc kiến thức và kỹ năng trong phòng tránh dịch bệnh covid – 19, sở dĩ tôi trang bị cho trẻ các kiến thức kỹ năng trong phòng chống dịch bệnh như vậy là vì virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 (chủng mới của Corona virus) lây lan khi dịch nhầy hay dịch tiết đường hô hấp chứa virus xâm nhập cơ thể chúng ta từ mắt, mũi, họng qua giọt bắn khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc thông qua bàn tay chạm vào những vật dụng trung gian chứa virus rồi đưa lên mặt. 12 Vì vậy, “Bàn tay không an toàn” cũng chính là “công cụ” phổ biến nhất khiến virus lây lan từ người này sang người khác. Do đó, chặn đứng con đường virus xâm nhập vào cơ thể bằng việc rửa tay thường xuyên và sạch sẽ là hết sức quan trọng. 6 bước rửa tay được sạch được tôi hướng dẫn cho trẻ như sau Bước 1: làm ướt tay bằng nước và xà phòng, chà hai lòng bàn tay vào nhau. Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngon tay. Bước 4 Chà mặt ngoài các ngón tay này vào lòng bàn tay kia. Bước 5: Xoay ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại ( là sạch ngón tay cái) Bước 6: Xoay các đầu ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Làm sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và lau khô. * Kỹ năng đeo khẩu trang đúng cách: Khẩu trang là bước quan trọng giúp phòng ngừa cho trẻ bị nhiễm và lây lan COVID-19. Tôi tiến hành hướng dẫn cho trẻ các bước đeo khẩu trang y tế như thế nào cho đúng cách như sau : 1. Rửa tay với nước và xà phòng trong ít nhất 20 giây. Lau khô tay bằng khăn giấy sạch và bỏ khăn giấy vào thùng rác có nắp đậy 2. Kiểm tra khẩu trang xem có bất kỳ khiếm khuyết nào không, như rách hoặc thiếu dây buộc hoặc quai... Hãy loại bỏ chúng nếu có bất kỳ đó là khiếm khuyết nào 3. Đeo bề mặt màu ra phía bên ngoài 4. Khi đeo khẩu trang, cần tránh chạm tay vào phần mặt bên trong của khẩu trang, vì có thể sẽ bị lây nhiễm vi khuẩn từ tay với phần tiếp xúc với mũi và miệng 5. Đeo quai khẩu vòng quanh tai 13 6. Nếu khẩu trang có dây buộc, hãy vòng dây qua sau đầu và buộc chặt theo hình chiếc nơ để cố định khẩu trang 7. Khi khẩu trang được đặt đúng vị trí, sử dụng ngón trỏ và ngón cái của bạn để kẹp điều chỉnh và uốn cong gọng cứng theo bề mặt mũi và khuôn mặt 8. Hãy chắc chắn rằng khẩu trang đã che hoàn toàn mũi và miệng của bản thân và cạnh dưới thì nằm dưới cằm. 9. Khi tháo khẩu trang, chỉ nên chạm vào phần dây đeo qua tai, không nên chạm vào mặt có màu của khẩu trang, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus từ tay. 10.Khẩu trang y tế chỉ sử dụng một lần. Hãy bỏ khẩu trang sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy 11.Rửa tay với nước và xà phòng ít nhất 20 giây Từ những việc là cụ thể trên tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã nắm vững hơn các kiến thức, kỹ năng trong phòng tránh dịch bệnh covid – 19, từ đó trẻ đã nâng cao được ý thức phòng bệnh cho trẻ trong mọi hoạt động hàng ngày. Việc cung cấp cho trẻ kiến thức và kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid-19 được trẻ rất hào hứng tiếp thu và thực hiện. Trẻ đã biết tự bảo vệ bản thân bằng cách ý thức được việc đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và tới những nơi đông người, thường xuyên rửa tay và sát khuẩn tay trước và sau khi ăn, sau khi tiếp xúc nơi đông người hoặc sau khi chạm vào bề mặt, đồ dùng nơi công cộng. Việc làm này đã giúp trẻ có thể tự bảo vệ bản thân dưới tác hại của virus. 3.4. Biện pháp 4: Cần chuẩn bị các điều kiện khi học sinh đi học và khi kết thúc buổi học: * Khi trẻ tới trường: Trước khi nhận trẻ tôi tiến hành sát khuẩn tay cho trẻ, đo thân nhiệt, Khi đón trẻ, giáo viên, trẻ và phụ huynh cần đeo khẩu trang, thực hiện dãn cách tránh tụ tập đông người trước khi đón trẻ vào lớp học. 14 Để đảm bảo giãn cách trong phòng học, lớp học khi đã đón trẻ vào lớp tôi tiến hành cho trẻ ngồi giữ khoảng cách giữa mỗi trẻ, hạn chế trẻ tiếp xúc với nhau. Đối với môi trường bên ngoài lớp học tôi thực hiện lớp cách lớp. * Sau khi kết thúc buổi học: Tôi thực hiện đầy đủ theo quy định việc lau khử khuẩn, vệ sinh các bề mặt tiếp xúc, khu vực rửa tay, nhà vệ sinh, đeo khẩu trang đúng cách trong thời gian ở trường. Thường xuyên kiểm tra, rà soát và bổ sung kịp thời xà phòng, dung dịch sát khuẩn và các vật dụng cần thiết khác phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo. Bảo đảm 100% học sinh, phụ huynh và giáo viên đảm bảo giãn cách hợp lý, đeo khẩu trang từ khi rời trường trở về nhà. Sau khi chuẩn bị và thực hiện được những việc làm cụ thể trên tôi nhận thấy khả năng phòng chống dịch bệnh và rà soát các em học sinh có biểu hiện của lớp tôi nói riêng và học sinh toàn trường MN Triều Khúc nói chung đã phòng chống dịch bệnh covid -19 rất tốt. 3.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh: Trong giờ đón trả trẻ tôi tuyên truyền bằng các hình thức như: Trò chuyện, tâm sự, hướng dẫn...... tới các bậc phụ huynh cách chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phòng tránh dịch bệnh covid-19 hiệu quả nhất khi về tại gia đình, đồng thời nâng cao hiểu biết cho các bậc phụ huynh trong phòng tránh dịch bệnh covid – 19. Tôi thường xuyên nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm các thông tin qua báo đài, mạng internet, qua đồng nghiệp… để có thể trang bị cho mình những kiến thức kỹ năng cung cấp tới các bậc phụ huynh các tài liệu, tờ rơi.....với những thông tin chính xác, để các bậc phụ huynh khi về nhà có thể tự mình tìm hiểu về dịch bệnh covid – 19 , từ đó có cách phòng tránh dịch bệnh cho con em mình tại nhà, cho gia đình và toàn xã hội một cách hiệu quả 15 Tôi tuyên truyền tới các bậc phụ huynh qua các biểu bảng, pa nô, áp phích được tôi dán ở cửa lớp, nơi phụ huynh dễ nhìn nhất. Mỗi khi đi gửi và đón trẻ phụ huynh biết được cách phòng tránh dịch bệnh covid – 19 như thế nào để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân, và khi về nhà phụ huynh cung cấp thêm kiến thức kỹ năng cho trẻ, giúp trẻ khắc sâu kiến thức, kỹ năng phòng tránh được dịch bệnh đang rất nguy hiểm này . Với riêng bậc học mầm non sự tương tác giữa cô giáo và phụ huynh nhiều hơn hẳn các bậc học khác, đây là một điều kiện thuận lợi để tôi có thể tuyên truyền với phụ huynh rất nhiều vấn đề của các con trên lớp. Hiện tại dịch bệnh viên phổi cấp do virus Corona gây ra đang gây rất nhiều dư luận hoang mang, lo lắng đối với tất cả mọi người. Hàng ngày thông qua kênh truyền thông của lớp như Zalo, Facebook......... tôi cập nhật những tin tức mới nhất về virus Corona để tuyên truyền tới phụ huynh, đồng thời hướng dẫn phụ huynh những kiến thức, kĩ năng để nuôi dưỡng chăm sóc, bảo vệ trẻ, bảo vệ gia đình, phòng tránh dịch bệnh ở nhà cũng như có những biện pháp phòng tránh khi ra lớp. Tôi tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cùng chung tay bảo vệ các em khỏi dịch bệnh covid – 19 bằng những việc làm cụ thể như: Phụ huynh chung ủng hộ mũ chống giọt bắn cho trẻ, những chiếc khẩu trang để trang bị cho các em khi tới lớp, ủng hộ nước rửa tay khô, máy đo thân nhiệt.......... Qua tuyên truyền phụ huynh lớp tôi rất nhiệt tình ủng hộ cô giáo, mang lại hiệu quả rất lớn trong phòng tránh dịch bệnh covid – 19 đang rất phức tạp như hiện nay, đồng thời góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh covid -19 cho lớp, cho trường và cho toàn xã hội. 16 IV. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: * Kết quả trên trẻ: Qua khảo sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh vào đầu năm và cuối năm tôi nhận thấy đã có sự chuyển biến rõ rệt, phụ huynh có sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên hơn, trẻ nâng cao được cách phòng dịch bệnh covid - 19 một cách rõ ràng, và trẻ có sự chuyển biến tăng lên rõ rệt. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NĂM HỌC 2020 - 2021 (Tổng số: 37 cháu) STT 1 2 3 4 5 6 NỘI DUNG Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn Đeo khẩu trang nơi công cộng Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho...... Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, ăn đày đủ các chất dinh dưỡng Nếu ho, sốt mạnh dạn báo cho giáo viên, người nuôi dưỡng.... Biết phòng bệnh cho mình và mọi người xung quanh Trẻ đạt Trẻ chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ 37/37 100% 37/37 100% 30/37 81% 37/37 100% 32/37 86,4% 35/37 94,5% Số trẻ 0/37 Tỷ lệ 0% 0/37 0% 7/37 18,9% 0/37 0% 5/37 13,5% 2/37 5,4% 17 Kết quả khảo sát trên cho thấy: 100% trẻ biết thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn 100% trẻ biết đeo khẩu trang nơi công cộng 81% trẻ biết ko nên đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho...... 100% trẻ biết tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng 86,4% trẻ biết nếu ho, sốt mạnh dạn báo cho giáo viên, người nuôi dưỡng.... 94,5% trẻ biết phòng bệnh cho mình và mọi người xung quanh Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn, tự tin, mạnh dạn hơn trong các hoạt động phòng tránh dịch bệnh covid - 19 mà cô đưa ra. Trẻ bước đầu có ý thức phòng tránh dịch bệnh covid - 19 như: Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn khô, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với mọi người để tránh lây lan dịch bệnh cho bản thân và mọi người xung quanh. Trẻ biết ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe phòng chống dịch bệnh.... * Về phía nhà trường Nhờ chuẩn bị tốt các điều kiện phòng chống dịch bệnh covid – 19 tốt mà cho tới nay nhà trường chưa để xảy ra một trường hợp nào nhiễm covid – 19 trong trường. * Về phía phụ huynh: 100% Phụ huynh đã hiểu được tầm quan trọng của việc chuẩn bị các điều kiện nâng cao chất lượng phòng tránh dịch bệnh covid-19 cho trẻ trước những nguy hiểm mà đại dịch đem lại cho trẻ. Phụ huynh đã tích cực phối hợp với giáo viên trang bị kiến thức phòng dịch và chuẩn bị các dụng cụ phòng dịch như: Máy đo thân nhiệt, khẩu trang, 18 nước sát khuẩn.......để nâng cao chất lượng phòng tránh dịch bệnh covid-19 cho trẻ và cộng đồng. Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ các đồ dùng dụng cụ để phòng tránh dịch bệnh covid - 19 và phối hợp với giáo viên nâng cao chất lượng phòng tránh dịch bệnh covid-19 cho trẻ. *Về phía giáo viên: Giáo viên đã trang bị cho mình có được các kiến thức, kỹ năng trong việc nâng cao chất lượng phòng tránh dịch bệnh covid-19 cho trẻ. Giáo viên tìm ra được phương pháp phối hợp với phụ huynh trong chuẩn bị các điều kiện cần thiết phòng tránh dịch bệnh covid-19 mang lại hiệu quả rất cao. *Tính ứng dụng của sáng kiến: - Sáng kiến “Một số biện pháp cần chuẩn bị cho trẻ mầm non đi học trở lại sau thời gian nghỉ dịch” được áp dụng tại lớp MGN B4 trường mầm non Triều Khúc và đã thu được những kết quả đáng mừng dựa trên sự tiến bộ rõ rệt về khả năng phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên với phụ huynh, giữa giáo viên với trẻ trong phòng tránh dịch bệnh covid-19 cho trẻ. Khả năng áp dụng của các giải pháp trong sáng kiến chuẩn bị cho trẻ mầm non đi học trở lại sau thời gian nghỉ dịch đã tăng lên rõ rệt sau khi áp dụng thí điểm tăng khoảng 20% – 25% Sáng kiến “Một số biện pháp cần chuẩn bị cho trẻ mầm non đi học trở lại sau thời gian nghỉ dịch” có khả năng áp dụng rộng rãi trong phạm vi nhà trường và có thể áp dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non khác. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho trẻ mầm non đi học trở lại sau thời gian nghỉ dịch covid-19 là một việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình bảo vệ sức khỏe của trẻ . Chính vì vậy tôi và các bạn hãy cùng nhau giúp trẻ chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng phòng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng