Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp chế biến các món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suấ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp chế biến các món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non

.DOCX
32
1
113

Mô tả:

UBND THỊ XÃ SƠN TÂY TRƯỜNG MẦM NON TRUNG SƠN TRẦM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHẾ BIẾN CÁC MÓN ĂN MỚI GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG, ĂN HẾT SUẤT Ở TRƯỜNG MẦM NON Tên tác giả: Nguyễn Thị Hương Đơn vị công tác: Trường Mầm non Trung Sơn Trầm. Chức vụ: Nhân viên nuôi dưỡng MỤC LỤC STT Năm 2021 NỘI DUNG TRANG I Đặt vấn đề. 1 1 Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến 1 2 Mục tiêu của đề tài 2 3 Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 3.1 Thời gian 2 3.2 Đối tượng 2 3.3 Phạm vi nghiên cứu 2 II Nội dung của sáng kiến 2 1 Hiện trạng của vấn đề 2 2 Giải pháp thực hiện sáng kiến 4 BP1: Nghiên cứu văn bản, tài liệu, tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ. BP 2: Lựa chọn thực phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phù hợp với lứa tuổi mầm non. BP 3: Đổi mới cách chế biến các món ăn cho trẻ tại nhà trường 4 BP4: Phối kết hợp với giáo viên trên lớp và các cô nuôi tại nhà trường BP 5: Tham mưu cho BGH đổi mới trong công tác xây dựng thực đơn theo tháng, mùa Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến Hiệu quả của sáng kiến 10 4.1 Hiệu quả về mặt khoa học 14 4.2 Hiệu quả về mặt kinh tế 14 4.3 Hiệu quả về mặt xã hội 15 5 Tính khả thi 15 6 Thời gian thực hiện đề tài 15 7 Kinh phí thực hiện đề tài 15 Kiến nghị, đề xuất 15 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 3 4 III 5 7 11 13 14 1|15 Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, đặc biệt là trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí tuệ. Còn người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc hay nói cách khác dinh dưỡng quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ thể mà đặc trưng cơ bản của sự sống là sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, trao đổi chất và năng lượng. Như vậy có thể nói việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ là nhiệm vụ trọng tâm trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non vì chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non là quá trình chế biến và tổ chức bữa ăn cho trẻ hàng ngày. Muốn có chất lượng nuôi dưỡng tốt, trước hết là cô nuôi cần phải làm tốt việc chế biến món ăn cho trẻ, thực hiện tốt quy chế nuôi dạy trẻ, đặc biệt phải luôn tìm tòi, sáng tạo để nâng cao chất lượng chế biến món ăn phù hợp với trẻ mầm non. Bởi thực tế, trẻ 24-36 tháng đã ăn được cơm nát và ăn nhiều loại thức ăn hơn nhưng trẻ rất dễ bị chớ, nôn và khó ăn vì vậy cần có cách chế biến riêng: Chú ý tới thức ăn mềm, nghiền nát, nấu nhừ xay nhỏ. Trẻ mẫu giáo (3 – 6 tuổi), trẻ có nhu cầu ăn ngon hơn và tiêu hóa được nhiều loại thức ăn hơn, thích lựa chọn các món ăn hấp dẫn với trẻ. Mặt khác, trẻ lại mau chán ăn và ít tập trung vào bữa ăn. Do đó, mỗi người lớn chúng ta phải quan tâm chăm sóc trẻ ngay từ nhỏ, xây dựng khẩu phần ăn, chế biến món ăn ngon phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với chế độ ăn của trẻ, sẽ giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh và phòng tránh được các bệnh. Việc nghiên cứu các cách chế biến món ăn mới phong phú sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, trẻ ăn hết xuất, tăng cân. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở trường mầm non chiếm 50% nhu cầu năng lượng của trẻ trong 1 ngày.Thời gian trẻ thức, hoạt động, học tập, vui chơi chủ yếu là ở trường mầm non, năng lượng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ ở trường mầm non một ngày là từ: 600 - 615 KCal/1470KCal. Vậy nên ở trường mầm non phải có chế độ ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng cho trẻ, không để trẻ đói và cũng không để trẻ ăn quá thừa vì để trẻ đói -> Suy dinh dưỡng, ăn quá nhiều -> gây béo phì ). Bản thân tôi là nhân viên nuôi dưỡng trong nhà trường, tôi thấy mình phải có trách nhiệm góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn, đem đến cho trẻ bữa ăn 2|15 Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non ngon hợp lý, giúp trẻ phát triển cân đối. Chính vì vậy, tôi luôn trăn trở làm thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất và ăn được tất cả các món ăn trong khẩu phần ăn của nhà trường. Từ những suy nghĩ đó tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng một số giải pháp đơn giản nhưng có hiệu quả và trình bày trong đề tài “Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non”. 2. Mục tiêu sáng kiến kinh nghiệm Góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong nhà trường. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất và chấp nhận tất cả các món ăn trong thực đơn của nhà trường. Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn của trẻ phù hợp để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của cơ thể. Làm thay đổi quan điểm của phụ huynh về sự cần thiết của việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non. Qua chuyên đề nghiên cứu này phụ huynh có thể vơi bớt nỗi lo lắng, giáo viên cũng có đôi phần giảm bớt áp lực khi chăm sóc trẻ. Nhìn thấy các con mau lớn từng ngày phát triển toàn diện đó là niềm vui sự gắn kết giữa gia đình và nhà trường. 3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Thời gian nghiên cứu Thời gian 7 tháng (từ tháng 9/2020 đến tháng 3/2021). 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp chế biến món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. 3.3. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Đề tài được áp dụng tại nhà bếp trong trường Mầm non Trung Sơn Trầm. II. NỘI DUNG 1. Hiện trạng vấn đề * Thuận lợi: Năm học 2020 - 2021, trường Mầm non Trung Sơn Trầm có tổng số học sinh là 423 cháu, trong đó có 57 cháu trong độ tuổi nhà trẻ và 366 cháu trong độ tuổi mẫu giáo. Cơ sở vật chất khang trang sạch đẹp với đầy đủ các trang thiết bị; Được sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình của Ban Giám hiệu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cá nhân tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn; Bếp ăn có diện tích 3|15 Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non đảm bảo theo đúng Điều lệ mầm non; Đồ dùng trang thiết bị đầy đủ theo tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia; Đạt tiêu chuẩn bếp ăn một chiều. Nhà trường đã ký hợp đồng mua bán thực phẩm đảm bảo chất lượng, ngon, sạch và vệ sinh ATTP. Bản thân đã qua học lớp Cao đẳng nấu ăn, là nhân viên đã có trên 10 năm công tác, nhiều năm đạt nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường và LĐTT cấp thị xã. Chị em đồng nghiệp đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. * Tồn tại: Năm học trước, được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, tôi cùng các nhân viên nuôi dưỡng đã tham mưu để thay đổi thực đơn cho trẻ theo mùa ngay từ đầu năm học để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng, hết suất. Song, bên cạnh đó tôi vẫn thấy một số trẻ ăn chưa ngon miệng, không hết suất ăn của mình, một số trẻ không ăn thịt, không ăn rau... Mức thu tiền ăn của trẻ là 15.000đ, tuy nhiên giá cả thị trường không ổn định nên việc thay đổi thực đơn, tăng tỷ lệ các chất dinh dưỡng gặp nhiều khó khăn. Sự quan tâm của phụ huynh về ăn uống của trẻ còn chưa khoa học nên chỉ thích cho trẻ ăn thật nhiều mà chưa chú trọng đến chất lượng của bữa ăn. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu năm chiếm 6%. Một số cô nuôi còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chế biến các món ăn cho trẻ. * Khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài: STT Nội dung 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng số trẻ đến trường Trẻ phát triển bình thường Trẻ suy dinh dưỡng Thừa cân so với độ tuổi Chiều cao bình thường Trẻ thấp còi Trẻ SDD thể gầy còi Tỉ lệ Kcalo trung bình trên trẻ/ngày ở trường Khảo sát lần 1 Số lượng Tỷ lệ % Tỷ lệ Kalo 423 100% 351 83% 24 6% 48 11% 415 98% 8 3% 17 4% 579 Kcal Tôi khảo sát lần 1, tôi dùng phiếu điều tra gửi đến các lớp sau đó tổng hợp được kết quả như sau: Tổng số trẻ được Trẻ hứng thú ăn theo dõi ngon miệng, ăn hết suất Tỷ lệ % Trẻ chưa hứng thú ăn ngon miệng, chưa ăn hết suất Tỷ lệ % 4|15 Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non 423 345/423 82 % 78/423 18 % 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến 2.1. Biện pháp 1: Nghiên cứu văn bản, tài liệu, tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” Với câu nói trên cho thấy chúng ta phải học nữa, học mãi. Đối với mỗi con người chúng ta dù có đi làm một việc gì đi chăng nữa, chúng ta không chỉ làm việc mà phải luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn của mình được tốt hơn, đặc biệt các cô nuôi là người trực tiếp chế biến ra các món ăn để chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở trường mầm non thì vấn đề học cách chế biến món ăn mới cho trẻ càng quan trọng hơn. Hiểu được điều đó nên tôi đã không ngừng học hỏi, tìm tòi qua những người xung quanh, qua đồng nghiệp, những kênh truyền hình liên quan đến chế biến món ăn như: Vua đầu bếp, cùng vào bếp… cách chế biến món ăn cho trẻ. Tôi luôn sưu tầm các sách dạy các món ăn: 55 món ăn ngon. Các món ăn dễ chế biến, cách làm bánh, các loại nước sinh tố. Ngoài ra, tôi luôn đọc báo, tham gia những buổi đi kiến tập của Thị xã, Thành phố tổ chức. Khi có một món ăn mới, tôi thường đọc kỹ để tìm hiểu các nguyên liệu, cách kết hợp, gia giảm các gia vị mới, cách chế biến chép và lưu lại thành bộ sưu tập các món ăn thành từng loại. Tôi thường xuyên mạnh dạn nấu những món ăn mà tôi vừa học hỏi ở nhà, để mọi người trong gia đình, các con nhỏ cùng thưởng thức và cho ý kiến nhận xét. Điều đó giúp tôi tự tin hơn trong công việc chế biến món ăn cho trẻ tại trường. Qua ý kiến nhận xét của gia đình, cùng với kinh nghiệm chế biến của bản thân tôi đã lựa chọn được rất nhiều món ăn mới, ngon, phù hợp với trẻ và cùng đưa ra tham khảo với các bạn đồng nghiệp, tham mưu với Ban Giám hiệu để xây dựng thực đơn mới theo mùa. Hoặc cùng món ăn tôi đã tham mưu với Ban Giám hiệu chỉ cần thay đổi thêm, bớt lượng rau, nguyên liệu mới là đã tạo ra hương vị mới cho món ăn đối với trẻ. Ví dụ: Món cháo chim câu, thịt lợn, đậu xanh hoặc cháo chim câu, thịt lợn, hạt sen.... hoặc món canh cá quả nấu chua, cá rô phi nấu rau ngót, tôm nấu bí xanh, rau cải xanh nấu cá rô đồng, bầu nấu cua, bầu nấu tôm, canh đậu phụ nấu cà chua... Món đậu trạch xào thịt bò, cà rốt, nấm rơm, mướp hương xào thịt bò, canh ngũ sắc bao gồm 5 loại rau củ như: Đậu Hà Lan, cà rốt, ngô hạt, khoai 5|15 Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non tây, su su. Các món ăn tôi nghiên cứu để xây dựng thực đơn chế biến cho trẻ thường rất dễ chế biến, nguyên liệu phù hợp theo mùa, có sẵn tại địa phương và có thể thay đổi dễ dàng thực đơn, thường dễ hơn để tính khẩu phần cho trẻ ăn cân đối, hợp lý… =>Biện pháp này là nhân tố tiền đề và cần thiết phải tiến hành. Bản thân tự phải tìm hiểu các nguyên liệu, cách kết hợp, gia giảm các gia vị mới, cách chế biến. Tôi mạnh dạn nấu những món ăn tại gia đình và tại trường để tiếp thu ý kiến đóng góp sau đó mới tham mưu ban giám hiệu để thay đổi. BP 1: Hình ảnh thực phẩm phù hợp với lứa tuổi mầm non (thực phẩm cho vào rổ, bày trên bàn sơ chế thô). 2.2. Biện pháp 2: Lựa chọn thực phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phù hợp với lứa tuổi mầm non Trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường và đời sống của chúng ta ngày càng được nâng cao nhưng xen vào đó là các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc sử dụng các chất phụ gia quá liều lượng cho phép hoặc không được sử dụng trong thức ăn sẵn như giò chả… Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Bên cạnh đó các nhà sản xuất còn sử dụng các loại hoá chất bảo vệ thực vật, như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hoá chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo quy định...Vì vậy tôi đã tham mưu cùng ban giám hiệu nhà trường lựa chọn thực phẩm của các cở sở đầy đủ các điều kiện về vệ sinh ATTP, lựa chọn những thực phẩm phù hợp theo mùa để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, phù hợp với lứa tuổi mầm non là rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng của bữa ăn có đảm bảo vệ sinh, phù hợp với trẻ, trẻ ăn có ngon miệng không điều đó phụ thuộc vào quá trình chúng ta lựa chọn thực phẩm như thế nào để giúp trẻ ăn ngon miệng và hết suất của mình. Sau đây là một số bí quyết của tôi trong việc lựa chọn thực phẩm: Thịt - nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao được xếp vào thức ăn nhóm 1, đồng thời là loại thức ăn dễ chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy được gia đình và trường mầm non sử dụng thường xuyên hàng ngày trong chế biến các món ăn. - Đối với thịt gia súc gia cầm như: Với thịt lợn: Chúng ta cần chọn những cửa hàng tin cậy, chọn thịt có mỡ màu trắng tinh và thịt nạc có màu đỏ tươi hoặc không có màu lạ khác, bề mặt của thịt phải khô không nhớt, độ đàn hồi cao, mùi thơm tự nhiên không có mùi hôi. Tránh mua phải những loại thịt mắc bệnh như: 6|15 Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non Tụ huyết trùng, thịt có bì quá dầy. Với thịt gà: Ta nên chọn thịt mềm dẻo, thớ thịt săn chắc, đầu sườn có màu trắng hồng, da thịt mỏng có màu trắng vàng tự nhiên không có nốt thâm tím ở ngoài ra. Với thịt bò: Ta nên chọn thịt có màu đỏ tươi, mỡ màu vàng nhạt, thớ thịt nhỏ săn chắc, mềm dẻo có mùi thơm đặc trưng. Trước khi mang chế biến thực phẩm cho trẻ thì chúng ta phải rửa sạch sau đó thái nhỏ và cho vào cối say nhỏ (tuỳ từng độ tuổi). Thực phẩm được sơ chế ở trên bàn hoặc bệ sạch để đảm bảo vệ sinh. + Đối với các loại hải sản như: Tôm, cua, cá rất tốt cho con người chúng ta và đặc biệt là trẻ thơ vì nó cung cấp canxi, chất đạm làm cho xương của trẻ chắc khoẻ hơn và không bị bệnh còi xương. Đối với tôm: Chúng ta nên chọn những con còn sống, mình của tôm phải trắng trong khi sơ chế phải làm sạch, bóc vỏ, đầu. Đầu và râu tôm dùng để nấu canh. Đối với cá: Ta nên chọn những con cá bơi khoẻ, còn nguyên vẩy không bị chầy sước. Khi sơ chế chúng ta nên đập chết cá và đem rửa sạch, đánh vẫy cho vào nồi luộc sau đó gỡ bỏ xương, sau đó phần đầu và phần xương giã nhỏ lọc lấy nước nấu canh. Ngoài việc lựa chọn các loại thực phẩm cung cấp chất đạm chúng ta còn phải lựa chọn những thực phẩm cung cấp vitamin và chất sơ như rau, của, quả. + Đối với rau: Chúng ta cần lựa chọn rau phải tươi ngon không bị dập nát hoặc vàng úa. + Đối với loại hạt, củ, quả khô: Chúng ta không chọn những thực phẩm bị mốc, mọt. Nhất khi chọn gạo, bánh đa, lạc, vừng nên chọn những loại gạo ngon, không có mấy chấu, không có sạn, không có mọt, không có mùi hôi, không bị mốc… + Đối với thực phẩm làm gia vị: nước mắm, dầu. Khi mua chúng nên chú ý đến hãng sản xuất và thời hạn sử dụng cuả sản phẩm để đảm bào được an toàn. Như chúng ta cũng đã biết quá trình lựa chọn thực phẩm cũng góp phần không nhỏ trong quá trình chế biến các món ăn ngon trong gia đình cũng như trong nhà trường. Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh cho các loại thực phẩm thì vấn đề vệ sinh nhà bếp cũng rất là quan trọng trong việc chế biến các thực phẩm vì vậy chúng ta nên thực hiện theo quy trình bếp một chiều và sắp xếp bếp một cách hợp lý, thường xuyên quét dọn bếp sạch sẽ ngăn nắp. Thùng đựng rác phải có nắp đậy và được xử lý hàng ngày. Ngoài ra các cô nuôi cũng phải đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến như: Đầu tóc, quần áo phải gọn gàng sạch sẽ, phải mặc tạp dề, đeo khẩu trang, đội mũ và đặc biệt khi sơ chế và chế biến các cô phải đi găng 7|15 Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non tay và phải cắt móng tay ngắn, không được để móng tay dài vì như vậy các vi khuẩn trong móng tay sẽ sâm nhập vào thực phẩm làm mất vệ sinh. Từ đó mà chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh và phù hợp với trẻ mầm non. Nếu chúng ta lựa chọn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, tươi ngon thì bữa ăn của chúng ta không mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Qua việc nghiên cứu đề tài trên tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm về lựa chọn thực phẩm, tôi đã áp dụng vào việc lựa chọn thực phẩm cho gia đình mình và nhà trường, để chế biến những món ăn ngon ở nhà và ở trường mầm non => Biện pháp này rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng của bữa ăn có đảm bảo vệ sinh, phù hợp với trẻ, trẻ ăn có ngon miệng và đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. BP 2: Hình ảnh khu nhà bếp sạch sẽ gọn gàng 2.3. Biện pháp 3: Đổi mới cách chế biến các món ăn cho trẻ tại nhà trường Đây là khâu quan trọng, quyết định bữa ăn ngon đạt được độ cảm quan cao. Chế biến món ăn ngon, đảm bảo cân đối không mất chất dinh dưỡng, hấp dẫn là nghệ thuật của mỗi cô nuôi. Để lôi cuốn trẻ ăn ngon miệng, khi chế biến các món ăn cho trẻ tôi thường phối hợp các loại rau, củ, quả có màu sắc đẹp tạo cho trẻ cảm giác hứng thú, thích ăn. Ngoài ra để tạo hương vị thơm, ngon đối với các món ăn tôi thường tẩm ướp thức ăn khoảng 10 -15 phút trước, phi hành, tỏi thơm sau đó mới đem xào nấu thêm các thực phẩm gia giảm. Ngoài ra, để tăng cường bổ xung chất sắt cho trẻ đề phòng chống thiếu máu, trong khi chế biến, tôi thường giảm bớt lượng muối, tăng cường thêm nước mắm giàu dinh dưỡng (nước mắm bổ xung chất sắt), phối hợp thêm một số loại rau chứa nhiều vitamin C như Bắp cải: 30; Cà chua: 40; Bí ngô: 40; Mồng tơi là 72; Để cơ thể trẻ dễ hấp thu chất sắt, phòng được nhiều bệnh khi chuyển mùa. Tăng lượng thức ăn giàu Canxi giúp cho sự phát triển chiều cao của trẻ, kết hợp với việc cho trẻ uống sữa hàng ngày Khi chế biến món ăn tôi đã chú ý xay hoặc băm nhỏ các loại thịt, cá bỏ xương nấu nhừ, mềm cho trẻ dễ ăn, dễ hấp thụ, dễ tiêu hoá. Có nhiều món ăn tôi đã cùng các cô nuôi thêm một số thực phẩm gia giảm và đổi mới cách chế biến mới rất đơn giản nhưng hiệu quả như: MÓN CŨ Thịt cá sốt cà chua MÓN MỚI Thịt cá viên sốt cà chua 8|15 Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non a. Nguyên liệu (cho 100 trẻ): - Cá trắm phi-lê : 1,6kg - Thịt lợn: 3,8kg - Cà chua : 1,4kg - Thanh hao, hành tím, hành lá - Dầu ăn, nước mắm, gia vị vừa đủ b. Cách làm: - Cá trắm rửa sạch cho vào luộc chín, gỡ lấy thịt, bỏ xương. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, xay nhỏ. Hành tím băm nhỏ, hành lá, thanh hao thái nhỏ. Cà chua rửa sạch thái nhỏ - Cho dầu vào chảo, phi thơm hành, trút thịt cá vào chảo xào săn với gia vị vừa đủ - Cho dầu vào chảo, phi thơm hành, trút thịt lợn vào chảo xào chín mềm, cho cà chua vào nấu nhuyễn, cho nước sâm sấp vào nấu chín, nêm gia vị vừa đủ rồi trút cá đã xào vào đảo đều, đun thêm cho ngấm đều gia vị, bắc ra cho thanh hao và hành lá vào. * Yêu cầu : Thịt và cá chín mềm, cà chua sánh, màu sắc đẹp. Cháo thịt gà cà rốt a. Nguyên liệu (cho 100 trẻ): - Gạo tẻ : 1,3kg - Cà rốt : 1,3kg - Gạo nếp : 0,6kg - Thịt gà ta : 1,8kg - Hành tím, gia vị vừa đủ b. Cách làm: - Gạo nếp, gạo tẻ vo sạch cho vào hầm trên bếp lửa nhỏ cho đến khi cháo chín. Thịt gà rửa sạch, lọc lấy thịt, thái miếng xay nhỏ. Cà rốt gọt vỏ, thái khúc, đem hầm sơ qua rồi xay bằng máy sinh tố. - Cho dầu vào chảo, phi thơm hành, trút thịt gà vào xào săn với gia vị vừa đủ. - Cho thịt gà đã xào vào nồi cháo hầm thêm 20 phút, cho thịt gà mềm, cháo chín nhừ thêm, sau đó thêm cà rốt đã xay, nấu chín sôi trở lại là được. * Yêu cầu : Cháo chín nhừ, sánh nhuyễn, thịt gà mềm, màu sắc đẹp. Thịt lợn, bò rim a. Nguyên liệu (cho 100 trẻ): - Cá trắm phi-lê : 1,6kg Thịt lợn: 3,8kg - Cà chua : 1,4kg - Thanh hao, hành tím, hành lá - Dầu ăn, nước mắm, gia vị vừa đủ b. Cách làm: - Cá trắm rửa sạch, nhặt xương xay nhiều lần. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, xay nhỏ. Hành tím băm nhỏ, hành lá, thanh hao thái nhỏ. Cà chua rửa sạch thái nhỏ. Trộn thịt lợn với cá đã xay nhỏ thêm gia vị và một phần hành lá, thanh hao trộn đều sau đó viên nhỏ bằng quả táo con đem chiên vàng trên chảo ngập dầu, sau đó vớt ra để riêng. - Cho dầu vào chảo, phi thơm hành, trút thịt lợn vào chảo xào chín mềm, cho cà chua vào nấu nhuyễn, cho nước sâm sấp vào nấu chín, nêm gia vị vừa đủ rồi trút cá đã chiên vào đảo đều, đun thêm cho cá viên ngấm đều gia vị, bắc ra cho phần thanh hao và hành lá còn lại vào. * Yêu cầu : Cá viên thơm vàng, ngấm đều gia vị, cà chua sánh, màu sắc đẹp. Cháo chim bồ câu hạt sen a. Nguyên liệu (cho 100 trẻ): - Gạo tẻ : 1,3kg - Gạo nếp : 0,6kg - Hạt sen : 0,5kg - Chim bồ câu : 1,2kg - Hành tím, gia vị vừa đủ b. Cách làm: - Hạt sen rửa sạch, ngâm nở. Gạo nếp, gạo tẻ vo sạch cho thêm hạt sen vào hầm cùng trên bếp lửa nhỏ cho đến khi cháo chín. Chim bồ câu rửa sạch, lọc lấy thịt, thái miếng xay nhỏ - Cho dầu vào chảo, phi thơm hành, trút thịt chim bồ câu vào xào săn với gia vị vừa đủ. Cho thịt chim bồ câu đã xào vào nồi cháo hầm thêm 20 phút cho mềm, cháo chín nhừ thêm. * Yêu cầu : Cháo chín nhừ, sánh nhuyễn, thịt chim bồ câu và hạt sen chín mềm vừa tới. Thịt lợn, bò hầm ngũ sắc 9|15 Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non a. Nguyên liệu (cho 100 trẻ): - Thịt bò : 1,0kg - Thịt lợn : 3,2kg - Tỏi, hành lá, gia vị vừa đủ b. Cách làm: - Thịt bò, thịt lợn rửa sạch thái miếng, xay nhỏ. Tỏi băm nhuyễn, hành lá thái nhỏ - Cho dầu vào chảo, phi thơm tỏi, trút thịt bò, lợn vào xào săn với gia vị vừa đủ. Sau khi thịt đã ngấm gia vị, cho nước sâm sấp hầm đến khi thịt mềm, bắc ra cho hành lá * Yêu cầu : Thịt bò thơm gia vị đặc trưng, chín mềm. a. Nguyên liệu (cho 100 trẻ): - Thịt bò : 1,0kg - Khoai tây : 1,2kg - Thịt lợn : 3,2kg - Cà rốt : 0,9kg - Tỏi, hành lá, gia vị vừa đủ b. Cách làm: - Thịt bò, thịt lợn rửa sạch thái miếng, xay nhỏ. Tỏi băm nhuyễn, hành lá thái nhỏ. Khoai tây, cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu. - Cho dầu vào chảo, phi thơm tỏi, trút thịt bò, lợn vào xào săn với gia vị vừa đủ. Sau khi thịt đã ngấm gia vị, cho khoai tây, cà rốt vào đảo đều cùng với thịt, thêm gia vị vừa đủ và nước sâm sấp hầm đến khi thịt, khoai tây cà rốt cùng chín mềm, bắc ra cho hành lá. * Yêu cầu : Thịt, khoai tây, cà rốt chín mềm, dậy mùi đặc trưng, màu sắc hấp dẫn. Từ cách cải tiến phương pháp chế biến món ăn trên, tôi thấy calo, canxi, B1 tăng rõ rệt. Đặc biệt đa số trẻ ăn ngon miệng, hết suất. * Đổi mới hình thức thức bữa ăn: Hiện nay việc ăn Buffet đã không còn xa lạ đối với mọi người. Những năm gần đây tiệc buffet đã trên nên khá quen thuộc với hầu hết các gia đình ở thành phố lớn. Đi ăn Buffet đã trở thành một văn hóa độc đáo, nơi mọi người hoàn toàn tự phục vụ bữa ăn của mình và tùy thích lựa chọn món ăn, khiến bữa ăn hấp dẫn hơn. Nhận thấy rõ xu hướng này và từ những kinh nghiệm đã học tập được, tôi đã tham mưu với Ban Giám hiệu và Phó Hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng để tổ chức bữa ăn Buffet cho trẻ. Việc tổ chức cho trẻ ăn Buffet giúp trẻ được thưởng thức các món ăn vừa lạ, vừa quen, giúp trẻ hiểu thêm nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Hơn nữa, tổ chức cho trẻ ăn Buffet còn giúp trẻ giao lưu, trao đổi và trò chuyện với nhau về các món ăn, cách ăn, cách sử dụng đồ. Qua đó, dạy trẻ thói quen tự phục vụ, tự lựa chọn, giúp trẻ thêm mạnh dạn, tự tin giao tiếp, ứng xử, tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ một cách toàn diện. Để có một bữa tiệc Buffet hoàn chỉnh, tôi đã cùng với đồng nghiệp bàn bạc để đưa ra thực đơn phù hợp với sở thích của trẻ, đảm bảo vừa đẹp mắt để kích thích vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng, sạch sẽ. Thực đơn các món ăn đảm bảo độ mới lạ, khác với những món bé thường ăn mỗi ngày tại trường: Xúc xích, trứng chim cút luộc, toa quả, thồng tôm, cơm rang ngũ sắc, nước đậu nành, khoai lang chiên, ngô chiên, nước ép hoa quả, khoai tây chiên, thịt gà chiên, súp gà, xôi gấc, thịt lợn viên chiên, củ quả luộc. 10|15 Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non Bên cạnh đó, từ những kinh nghiệm đã học tập, tôi đã cùng Ban Giám hiệu nhà trường, đồng nghiệp và các giáo viên trên lớp tổ chức cho trẻ bữa ăn gia đình, có thêm món xào. Trẻ được tự tay dọn bàn ghế, sắp xếp thìa, đũa, lấy cơm vào bát và dùng đũa gắp thức ăn. Trẻ được ngồi cùng nhau ăn trên bàn với các món ăn canh, món xào, món mặn… rất giống với bữa ăn gia đình của trẻ, không khí thật ấm cúng và vui vẻ. Sau khi tổ chức bữa ăn Buffet và bữa ăn gia đình tại trường, tôi thấy trẻ ăn uống rất hào hứng, vui vẻ, thích thú và ăn hết suất. => Đây là biện pháp nhằm quyết định có hay không việc nghiên cứu đề tài này. Bởi vì nó là thực trạng, nó mang tính cần thiết, phù hợp với nhà trường. Bp 3: Hình ảnh món ăn mới 2.4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với giáo viên trên lớp và các cô nuôi tại nhà trường Để công tác chăm sóc nuôi dưỡng đạt kết quả tốt hơn tôi thường xuyên kết hợp với giáo viên trên lớp quan tâm đến giờ ăn của trẻ. Hàng ngày, tôi cùng các đồng chí trong tổ nuôi phối hợp với giáo viên các nhóm lớp tổ chức giờ ăn của các lớp để nắm bắt xem với các món ăn và cách chế biến như vậy các cháu ăn như thế nào, có thích ăn hay không và có ăn ngon miệng hay không. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ không hào hứng với món ăn đó và đưa ra với các bạn đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho lần chế biến sau. Qua nhiều lần vào lớp quan sát giờ ăn của các cháu và thường xuyên thay đổi cách chế biến món ăn tôi đã nắm được với cách chế biến món ăn như thế nào thì giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất. - Phối hợp với giáo viên đứng lớp động viên, khích lệ trẻ ăn hết suất, đảm bảo cho trẻ tăng cân đều. Ngoài ra tôi còn kết hợp với giáo viên tuyên truyền cho phụ huynh biết được các bữa ăn trong thực tế hàng ngày của trẻ trên bảng công khai thực đơn ở bảng tuyên truyền. Phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ cùng nhau tham gia ngày hội trải nghiệm: Lễ hội ẩm thực để phụ huynh và giáo viên có thêm nhiều kiến thức nuôi con bổ ích, phụ huynh giáo viên gần gũi hiểu nhau hơn tạo điều kiện nuôi con khỏe, dạy con ngoan. - Góc tuyên truyền ở dưới nhà bếp tôi thường xuyên sưu tầm cách chế biến các món ăn cho trẻ, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt là 10 nguyên tắc vàng của WHO về an toàn vệ sinh thực phẩm. 11|15 Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non => Biện pháp nhằm khẳng định kết quả nghiên cứu của đề tài có thực tế, hiệu quả một cách cụ thể, khi nhân viên chế biến nắm bắt được bữa ăn, món ăn nào trẻ không hứng thú để kịp thời điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng. Để đưa vào thực tế bữa ăn của trẻ có phù hợp và tạo được hứng thú với trẻ hay không. Bp 4: Hình ảnh : Tổ chức giờ ăn trên lớp cùng giáo viên 2.5. Biện pháp 5: Tham mưu cho Ban Giám hiệu đổi mới trong công tác xây dựng thực đơn theo tháng, mùa Nói về tầm quan trọng của việc xây dựng thực đơn. Để nâng cao được chất lượng bữa ăn, trước hết cần phải tham khảo món ăn, kết hợp cùng kế toán, cô nuôi xây dựng thực đơn sao cho đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm đảm bảo về lượng và chất. Bên cạnh đó phải biết kết hợp và tận dụng đa dạng phong phú thức ăn tạo sức hấp dẫn đối với trẻ. Năm học 2020 - 2021, bản thân tôi được phân công giao phụ trách chính việc xây dựng thực đơn cho trẻ, nhận thức được công việc của mình tôi nghiêm túc tham dự đầy đủ các lớp tập huấn do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Trong quá trình học tập tôi luôn chú ý quan sát từng khâu, từng bước tính toán khẩu phần ăn, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp để cùng rút ra những kinh nghiệm quý báu trong việc quản lý sổ sách, xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn, cân đối giữa các chất, rồi vận dụng vào tình hình thực tế của nhà trường để đưa ra những biện pháp tốt nhất, để đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cung cấp cho trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng chăm sóc dinh dưỡng của trẻ, cùng với lòng yêu nghề tinh thần trách nhiệm cao ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu thực đơn của nhà trường. Bên cạnh đó, tôi cũng tham mưu phối hợp cùng hiệu phó phụ trách nuôi dưỡng, kế toán nhà trường xây dựng thực đơn của trẻ hợp lý, thay đổi theo ngày, tuần, phù hợp theo mùa, cân đối về dinh dưỡng. Nghĩa là phải đủ chất, đủ lượng, cân đối giữa thức ăn động vật và thực vật, tỷ lệ các chất đầy đủ, mỗi ngày đảm bảo 10 loại thực phẩm trở lên và thuộc 4 nhóm thực phẩm. - Ngoài ra tôi đặc biệt chú ý đến tỷ lệ Kcal, canxi, B1 cho trẻ.... Dựa vào thực tế đó tôi tìm ra một số món mới cho trẻ. Sau đây là một thực đơn theo tháng (mùa) mà tôi cùng các đồng nghiệp đang áp dụng tại trường với mức đóng góp của phụ huynh là 18.000đ/ngày. 12|15 Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non BẢNG THỰC ĐƠN THÁNG 9 Thứ Hai Buổi Trưa Chiều Ba Trưa Chiều Tư Trưa Chiều Năm Trưa Chiều Sáu Trưa Chiều Tuần chẵn - Tôm, thịt lợn rim - Canh rau dền nấu thịt lợn - Bún mọc - Thịt bò sốt vang - Canh bí đỏ nấu thịt lợn - Chè đậu đen - Trứng chim cút, thịt lợn kho - Canh bí xanh nấu thịt lợn - Cháo thịt tôm Tuần lẻ - Trứng vịt, thịt lợn chưng - Canh bí đỏ nấu thịt lợn - Phở bò - Thịt ngan nấu pate - Canh rau ngót nấu thịt lợn - Cháo nấu thịt lợn - Thịt gà ta om nấm hương - Canh bí xanh nấu xương gà - Phở gà ta - Thịt, đậu phụ sốt cà chua - Canh mùng tơi nấu cua đồng - Phở gà ta - Ruốc lạc vừng - Canh thịt lợn nấu chua - Cháo ngao - Cá trắm sốt cà chua - Canh rau cải nấu thịt lợn - Cháo củ quả - Thịt bò xào nấm - Canh bí xanh nấu thịt lợn - Bún cua đồng BẢNG THỰC ĐƠN THÁNG 03 Thứ Hai Buổi Tuần chẵn - Trứng vịt, thịt lợn chưng - Canh cải bắp nấu thịt lợn - Giá đỗ xào thịt lợn - Bún cua đồng - Thịt bò sốt vang - Canh bí đỏ nấu thịt lợn - Cháo chim câu hạt sen Tuần lẻ - Thịt bò hầm ngũ sắc - Canh rau cải nấu ngao - Trứng chim cút,thịt lợn kho - Canh rau cải cúc nấu thịt lợn - Bún bò - Tôm, thịt lợn viên rán sốt cà chua - Canh rau cải cúc nấu thịt lợn - Bún bò Trưa - Thịt, đậu phụ sốt cà chua - Canh khoai tây, cà rốt nấu thịt lợn - Phở gà ta - Thịt gà om nấm - Canh bí xanh nấu xương gà Chiều - Xôi gấc - Thịt bò xào nấm - Canh ngũ sắc - Súp gà - Thịt, Cá trắm viên sốt cà chua - Canh rau cải nấu thịt lợn - Su su xào tôm - Cháo thịt rau củ Trưa Chiều Ba Trưa Chiều Trưa Tư Chiều Năm Trưa Chiều Sáu - Xôi gấc - Thịt ngan nấu pate - Canh bí đỏ nấu thịt lợn - Cháo lươn 13|15 Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non => Biện pháp này đem lại hiệu quả trong thực đơn mới, món ăn hấp dẫn từ 7 10 nhóm thực phẩm đạt yêu cầu nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 của Sở Giáo dục. 3. Kết quả của sáng kiến Trong quá trình thực hiện đề tài, bằng sự nỗ lực của bản thân, lòng yêu nghề, hay tìm tòi cách chế biến món ăn cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu, của bạn bè đồng nghiệp kết hợp với các biện pháp khoa học như đã trình bày ở trên, tôi cùng các chị em làm việc với tinh thần trách nhiệm cao đã hoàn thành tốt công việc nuôi dưỡng của mình như tiêu chí của trường đề ra đó là: Quản lý nuôi dưỡng tốt; Vệ sinh đảm bảo khoa học; Kỹ thuật chế biến món ăn tốt; Cải tiến thực đơn theo mùa; Tiết kiệm. Trẻ đến trường được ăn đúng thực đơn, đúng giờ, các chất dinh dưỡng cân đối, hợp lý, giúp các cháu ăn ngon miệng, ăn hết suất. Chính vì vậy mà tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi ngày càng giảm. * Khảo sát thực tế sau khi thực hiện đề tài và so sánh: 0 Nội dung 1 2 Tổng số trẻ đến trường Trẻ cân nặng phát triển bình thường Trẻ suy dinh dưỡng Thừa cân so với độ tuổi Chiều cao bình thường Trẻ thấp còi Trẻ SDD thể gầy còi Tỉ lệ Kalo trung bình trên trẻ/ngày ở trường 3 4 5 6 7 8 Khảo sát lần 1 Khảo sát lần 2 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ % Tỷ lệ % trẻ Kcalo trẻ Kcalo 423 351 100% 83% 423 390 100% 92% 24 48 415 8 17 6% 11% 98% 3% 4% 3 30 418 5 1 1% 7% 99% 1% 0.2% 579 Kcal 650 Kcal * Nhìn vào bảng trên ta thấy kết quả phân loại sức khỏe của trẻ đã có tiến bộ rõ rệt + Trẻ cân nặng bình thường tăng 39 trẻ, tăng 9% + Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đã giảm 21 trẻ, giảm 5% + Trẻ thừa cân, béo phì đã giảm 18 trẻ, giảm 4% + Trẻ gầy còm đã giảm 16 trẻ, giảm 3,8% + Trẻ chiều cao bình thường tăng 3 trẻ giảm 1% + Trẻ bị thấp còi giảm 3 trẻ, giảm 1% +Tỷ lệ Kalo trẻ/ngày ở trường từ 579 Kcalo đã tăng lên 650 Kcalo. 14|15 Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non Với khảo sát về mức độ hứng thú ăn của trẻ tại trường, tôi thu được các kết quả như sau: Khảo sát lần 1 Tổng Trẻ hứng Tỷ lệ số trẻ thú ăn % được ngon theo miệng, ăn dõi hết suất 423 345/423 82% Trẻ chưa hứng thú ăn ngon miệng, chưa ăn hết suất 78/423 Khảo sát lần 2 Tỷ lệ % 18 % Tổng Trẻ hứng Tỷ lệ Trẻ chưa Tỷ lệ số trẻ thú ăn % hứng thú % được ngon ăn ngon theo miệng, ăn miệng, dõi hết suất chưa ăn hết suất 423 396/423 93 % 27/423 7 % Như vậy, trẻ hứng thú với các món ăn tại trường đã tăng lên khá nhiều. Từ 345 trẻ với 82 % đã tăng lên thành 396 trẻ, đạt 93%. 4. Hiệu quả của SKKN 4.1. Hiệu quả về khoa học Có cơ sở lý luận, có thực tế, các minh chứng đưa ra có số liệu rõ ràng phù hợp với quy luật, với xu thế chung, dễ sử dụng và áp dụng được cho tất cả các trường mầm non. Nhân viên nâng cao tinh thần học, tự học bồi dưỡng, có kiến thức kỹ năng trong nấu ăn. hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe của trẻ, thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi tài liệu hưỡng dẫn đi kèm với sự sáng tạo về cách chế biến món ăn cho trẻ để nâng cao tay nghề. Luôn đổi mới trong cách chế biến món ăn tạo sự hấp dẫn đối với trẻ. Trẻ hứng thú ăn, ăn ngon miệng, ăn hết suất. Trong năm không có một trường hợp nào bị dịch bệnh, ngộ độc thức ăn xảy ra. Trường thường xuyên được trung tâm y tế Thị xã kiểm tra đột xuất về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và được đánh giá xếp loại tốt. 4.2. Hiệu quả về kinh tế Kinh phí ít, rẻ tiền đem lại hiệu quả cao. 4.3. Hiệu quả về xã hội Đem lại hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nuôi dưỡng trong nhà trường; Với sáng kiến kinh nghiệm này đã đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay và trong tương lai nếu áp dụng thì hiệu quả công việc sẽ cao nhất, với lượng thời gian và sức lực sử dụng ít nhất, tiết kiệm nhất. Sáng kiến này có thể áp dụng được ở tất cả các trường mầm non. 15|15 Một số biện pháp chế biến món ăn mới giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất ở trường mầm non 5. Tính khả thi Rất hiệu quả, các món ăn mới đẹp về hình thức, đảm bảo về lượng, chất, trẻ hứng thú ăn ngon miệng hơn. Giảm được số trẻ suy dinh dưỡng, béo phì... Sáng kiến này có thể áp dụng được ở tất cả các trường mầm non. 6. Thời gian thực hiện đề tài, sáng kiến Thời gian: 8 tháng bắt đầu từ tháng 8/2020 đến tháng 3/2021 7. Kinh phí thực hiện đề tài, sáng kiến Kinh phí sử dụng cho đề tài: nguyên liệu thực phẩm thực hành trước khi chính thức áp dụng vào bữa ăn cho trẻ: 1.000.000đ (Một triệu đồng). III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT - Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Quan tâm, đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất hiện đại cũng như bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên nuôi dưỡng, nhân viên kế toán về đổi mới công tác nuôi dưỡng chăm sóc ở trường mầm non. Tiếp tục chỉ đạo và tổ chức kiến tập các nội dung đổi mới trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc để nhân viên các trường học tập và thực hiện. Đặc biệt là công tác sử dụng đồng bộ trên phần mềm. - Đối với BGH nhà trường: Tạo điều kiện để các nhân viên nuôi dưỡng được giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn để nâng cao chất lượng chuyên môn. Tổ chức một số cuộc thi nhỏ nhằm phát huy tính sáng tạo của nhân viên nuôi dưỡng nhà trường trong chế biến các món ăn. XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Sơn Tây, ngày tháng năm 2021 Người viết sáng kiến Nguyễn Thị Hương TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu bồi dưỡng Giáo dục mầm non 2000 - 2008. 2. Hướng dẫn chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Giáo dục mầm non. 3. Chương trình chăm sóc giáo dục của các đội tuổi, nhà trẻ, mầu giáo mầm non. 4. Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ (NXB Giáo dục Việt Nam - 2007). 5. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non Mẫu giáo lớn (NXB Giáo dục Việt Nam - 2008). 6. Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện (NXB Giáo dục Việt Nam - 2009). 7. Quy chế nuôi dạy trẻ. 8. Điều lệ trường mầm non. 9. Các kênh thông tin, tuyên truyền về chất lượng dinh dưỡng nâng cao bữa ăn cho trẻ. HÌNH ẢNH MINH CHỨNG BP 1: Hình ảnh thực phẩm phù hợp với lứa tuổi mầm non (thực phẩm cho vào rổ, bày trên bàn sơ chế thô) BP 2: Hình ảnh khu nhà bếp sạch sẽ gọn gàng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng