Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng về việc thực hiện phong trào thi đ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng về việc thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục tại trường trung học cơ sở đô

.PDF
22
116
144

Mô tả:

Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam §éc lËp -Tù do - H¹nh phóc Tªn ®Ò tµi: Mét sè biÖn ph¸p chØ ®¹o cña hiÖu tr-ëng vÒ viÖc thùc hiÖn phong trµo thi ®ua x©y dùng tr-êng häc th©n thiÖn häc sinh tÝch cùc gãp phÇn thóc ®Èy viÖc n©ng cao chÊt l-îng gi¸o dôc t¹i tr-êng trung häc c¬ së ®«ng yªn, huyÖn ®«ng s¬n , tØnh thanh ho¸ Hä vµ tªn: NguyÔn ThÞ Ly Chøc vô: HiÖu tr-ëng §¬n vÞ: Tr-êng THCS §«ng Yªn Thuéc lÜnh vùc: Qu¶n lý Nam häc 2010-2011 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm học 2008-2009, Bộ giáo dục & Đào tạo đã có chỉ thị 40/2008/CTBGD&ĐT, chỉ thị phát động phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Đây là một phong trào thi đua rộng lớn trong toàn ngành giáo dục, nhằm tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo hứng thú cho giáo viên và học sinh khi đến trường giảng dạy học tập, tạo một môi trường giáo dục hấp dẫn để thầy cô và học sinh luôn trong tâm thế Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Vì vậy, phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là phong trào thi đua hết sức thiết thực và ý nghĩa của ngành giáo dục. Đặc biệt phong trào ra đời đúng vào thời kỳ đất nước hội nhập kinh tế. Gia nhập WTO là cơ hội để giáo dục Việt Nam tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Đó là một cơ hội song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ thách thức. Nền kinh tế thị trường đang ảnh hưởng đa chiều đến chất lượng giáo dục. Nhìn chung giáo dục đang chuyển mình với nhiều đổi mới: Nội dung chương trình, phương pháp dạy học, cơ chế quản lý...Song, một thực tế không thể phủ nhận là nền kinh tế thị trường đang len lỏi vào mọi ngõ ngách trường học làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng giáo dục. Các vấn đề về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường giáo dục. Bạo lực học đường gia tăng, các giá trị văn hoá học đường mai một. Quan hệ thầy trò, quan hệ đồng nghiệp đang bị cơ chế hoá. Kỹ năng sống của học sinh còn hạn chế, chưa thích ứng môi trường sống. Tại nạn giao thông, tệ nạn xã hội luôn rình rập học đường. Ô nhiễm môi trường, vệ sinh thực phẩm luôn đe dọa sức khỏe con người... Với lương tâm một nhà giáo- nhà quản lý, tôi đã day dứt trăn trở rất nhiều. Chúng ta đang gánh trên vai trọng trách của người Thầy, đê giáo dục học sinh trở thành một công dân thân thiện, thích ứng với cuộc sống hiện đại, mỗi nhà quản lý, mỗi thầy cô, mỗi học sinh chúng ta phải làm tìm ra một giải pháp cho riêng mình. Với tôi, thực hiện tốt phong trào Thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là một giải pháp hữu hiệu trong việc phát huy các thành quả và chữa trị các căn bệnh trong giáo dục góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục. Từ nhận thức trên, tôi đã nghiên cứu, tìm ra các giải pháp để thực hiện các nội dung tiêu chí của phong trào. Qua 3 năm thực hiện, phong trào thực sự đã làm chuyển biến rõ rệt cả chiều rộng lẫn chiều sâu chất lượng giáo dục nhà trường. Từ một đơn vị còn yếu về nhiều mặt, đến nay trường đang là địa chỉ tin cậy của giáo dục Đông Sơn. Liên tục là trường đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện, được UBND huyện, Giám đốc SGD&ĐT tặng giấy khen. Một trong những giải pháp góp phần thành công đó chính là nhà trường đã thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đó là vấn đề mà tôi muốn chia sẻ với các nhà quản lý giáo dục qua đề tài nghiên cứu: Một số biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng về việc thực hiện phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục tại trường THCS Đông Yên, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Với nội dung đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng về việc thực hiện phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục tại trường THCS Đông Yên, tôi hy vọng đưa ra được các biện pháp thích hợp nhất trong việc chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua, xây dựng được một môi trường sư phạm thực sự thân thiện tích cực trong các nhà trường phổ thông. 2.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi các biện pháp thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị trường THCS Đông Yên, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Trường học thân thiện là một mô hình trường học do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng, xây dựng và triển khai từ vài thập kỷ qua ở nhiều nước trên thế giới và đã thu được những kết quả tốt đẹp. Ở Việt Nam, Bộ GD-ĐT đó phối hợp với UNICEF tổ chức thí điểm xây dựng mô hình trường học thân thiện tại nhiều trường Tiểu học và THCS. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là xây dựng một môi trường giáo dục tạo nên sự bình đẳng, an toàn sức khoẻ, hiệu quả. Luôn phát huy tính chủ động sáng tạo, hợp tác của giáo viên và học sinh. Tránh sự áp đặt gò bó khuôn mẫu. Cần coi trọng tính sáng tạo của học sinh. Coi trọng tính hiệu quả trong dạy học, phương pháp phải phù hợp với đối tượng học sinh. Luôn đổi mới phương pháp để học sinh Vui mà học- Học mà vui. Muốn vậy, mõi nhà trường phải nâng cao hiệu quả các hoạt động tập thể, hoạt động văn hoá xã hội , hoạt động văn nghệ thể thao một cách thiết thực, chăm lo việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị các di tích văn hoá lich sử ở địa phương. Học sinh được sống và học tập trong môi trường an toàn, nhân cách các em luôn được nâng niu trân trọng. Luôn tạo ra được các mối quan hệ thể hiện sự thân thiện trong nhà trường, giáo dục học sinh lối sống nhân văn, biết chung sống, biết đồng cảm và chia sẻ. Tạo cho các em sự tự tin trong cuộc sống. Đây cũng chính là mục tiêu của giáo dục Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, đào tạo các thế hệ công dân thế giới trong tương lai. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực phải tập trung sự tham gia của tất cả học sinh, cán bộ giáo viên, quản lý giáo dục và phụ huynh học sinh; sự quan tâm của các cấp chính quyền, các cơ quan đoàn thể ớ địa phương, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu xã hội. Cùng với cuộc vận động Nói không với têu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục và Mỗi thầy giáo cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo, tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả thi đua trong giáo dục toàn diện cho học sinh. UBND tỉnh Thanh Hoá, Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá, Phòng giáo dục Đông Sơn cũng đã có công văn chỉ đạo việc thực hiện phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực giai đoạn 2008-2013. Trường THCS Đông Yên được chọn làm mô hình điểm của bậc THCS huyện Đông Sơn để thực hiện phong trào này. Đây nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức vinh quang của đơn vị trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường trong giai đoạn hiện nay. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông đã thực hiện được 3 năm. Phong trào thực sự đã đi vào các hoạt động giáo dục của các nhà trường. Thực hiện chỉ đạo của các cấp, ngành giáo dục Đông Sơn nói chung và Trường THCS Đông Yên nói riêng đã có những giải pháp để thực hiện phong trào và thu được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Các nội dung của phong trào đã được cụ thể hóa và từng bước đi vào chiều sâu. Nhiều đơn vị đã có nhiều chuyển biến về chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, một số đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, nội dung, ý nghĩa của phong trào nên các hoạt động còn mang tính hình thức đối phó, hoặc xem nhẹ nội dung và cách thức thực hiện phong trào. Đó là cách nhìn lệch lạc, phiến diện tạo rào cản lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục theo yêu cầu đổi mới hiện nay. Đối với trường THCS Đông Yên, bên cạnh những thuận lợi về đội ngũ giáo viên, đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao, cán bộ quản lý nhiệt tình năng động, sáng tạo, học sinh ngoan. Song trước và trong quá trình thực hiện phong trào nhà trường đã gặp không ít trở ngại: - Về cơ sở vật chất: Nhà trường chỉ có 8 phòng học kiên cố và 3 phòng học tạm. Không khu hiệu bộ, không phòng chức năng. Văn phòng, phòng thư viện phải nằm trong khu phòng học. Bàn ghế xuống cấp, không đúng quy chuẩn, ọp ẹp vì đã quá cũ nát. Trang thiết bị lớp học nghèo nàn, không bảng từ mà còn dùng bảng gỗ ép. Hệ thống điện quạt xuống cấp. Nền lớp học, tường gạch bị lủng vì chất lượng công trình không đảm bảo, nhà thầu bỏ chạy, địa phương nghèo không có tiền để khắc phục... - Về khuôn viên trường học: Khuôn viên nhà trường tuy đã từng bước được khắc phục, nhưng còn quá tiều tàn. Sân trường nền đất, ao chum vũng bùn loang lở, Cổng trường không có, đường vào trường chỉ là một lối đi nhỏ men theo bờ ao. Tường rào bao bọc xung quanh không có, thông thiên với cánh đồng và nhà dân. Tình trạng mất cắp thường xuyên xảy ra, an ninh không đảm bảo, gây tâm lý hoang mang trong giáo viên và học sinh. Hệ thống nước sạch không có, khu nhà vệ sinh không đảm bảo vì không có mái che lại đặt cạnh lớp học nên ô nhiễm nặng nề đến môi trường. Cây xanh chưa được quy hoạch, cả trước sân trường chỉ có 5 cây xanh, không đảm bảo che mát sân trường. Cổng trường còn đi chung với tiểu học. Nhân viên bảo vệ còn chung cả 2 trường nên việc trông coi bảo vệ còn lỏng lẻo. - Về hoạt động của học sinh: Học sinh nhà trường có 250 em, tuy ngoan nhưng các em nhút nhát thiếu tự tin, e dè trong việc tham gia các hoạt động tập thể, rụt rè trong giao tiếp, ít chia sẻ. Một bộ phận nhỏ gia đình có hoàn cảnh khó khăn: bố mẹ đi làm ăn xa, thiếu sự kèm cặp nên vi phạm các hành vi đạo đức, ứng xử vô lễ với thầy cô, hung hăng với bạn bè. Tụ tập quán chát, điện tử và lêu lổng bỏ học...Việc học của trò còn mang tính thụ động, chưa chủ động trong việc lĩnh hội tri thức. Chưa năng động sáng tạo, chưa tích cực trong các hoạt động. Vì vậy chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu xã hội. - Về giáo viên: Nhà trường có 26 cán bộ giáo viên. 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó 80% trên chuẩn. Đa số giáo viên nhiệt tình, tâm huyết, tích cực đổi mới phương pháp song vẫn còn một bộ phận giáo viên còn chưa nhiệt tình, vô cảm với nghề nghiệp. Chưa tích cực trong việc tự học sáng tạo, chưa tìm ra các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh. Tính cách đôi khi còn ích kỷ, so đo với đồng nghiệp, sống thiếu cởi mở, tư duy chật chội, ngại đổi mới làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nhà trường. - Các hoạt động tập thể: còn mang tính dập khuôn, ít thay đổi hình thức tổ chức. Hàng năm thường chỉ tổ chức một hai hoạt động nhân dịp 20/11 và 26/3 với các nội dung: văn nghệ thể thao, báo tường. Không có sự sáng tạo trong hoạt động của các tổ chức đoàn thể gây sự nhàm chán trong học sinh. - Giáo dục các giá trị truyền thống địa phương: còn mang tính hình thức, lý thuyết. Chưa một lần nhà trường tổ chức cho học sinh tham quan học tập các di tích lịch sử địa phương. Các phòng trào thể dục thể thao chưa thường xuyên, các trò chơi dân gian hầu như chưa tổ chức. - Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh còn hạn chế. Việc giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng chống các tai nạn thương tích, kỹ năng ứng xử văn hoá, kỹ năng chung sống, phòng tránh các tệ nạn xã hội còn hạn chế. - Các mối quan hệ thầy trò, đồng nghiệp, bạn bè chưa được quan tâm đúng mức. Sự chia sẻ trong cuộc sống, trong giảng dạy và học tập còn cầm chừng. Chưa phát huy tốt sự tích cực trong giáo viên và học sinh... Nhìn chung, khi chưa thực hiện phong trào, trường THCS Đông Yên còn nhiều hạn chế bất cập trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Các điều kiện về CSVC, các yếu tố về môi trường xã hội đã gây ra những trở ngại cho việc Dạy – Học của thầy và trò, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục. Vì thế, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu xã hội. (Phụ lục 1) Hiện trạng trên là hậu quả của một lối tư duy còn mang cơ chế bao cấp. Vì vậy, Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là một phong trào thi đua nhưng cũng là một định hướng cho một tư duy mới trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Bản thân tôi đã tư duy rất nhiều trong việc tìm ra các biện pháp để thực hiện có hiệu quả nội dung tiêu chí của phong trào trong điều kiện thực tiễn nhà trường và đã bước đầu thu được những hiệu quả đáng tin cậy. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA Biện pháp 1. Đổi mới tư duy, năng động sáng tạo, tăng cường công tác quản lý trong việc thực hiện phong trào. Đổi mới tư duy giáo dục là đổi mới cách nghĩ, cách làm cho phù hợp với thực tiễn giáo dục. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là một mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới và được vận dụng một cách phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam trong thời kỳ hội nhập nhằm góp phần xây dựng một nền giáo dục Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy, muốn thực hiện có hiệu quả phong trào, theo tôi trước hết phải đổi mới tư duy của đội ngũ quản lý và đội ngũ giáo viên. Đặc biệt là hiệu trưởng- linh hồn của nhà trường. Hiệu trưởng là hạt nhân của phong trào, nếu hạt nhân ấy tốt thì chắc chắn phong trào sẽ tốt, nếu hạt nhân không tốt thì hiệu quả phong trào không cao. Là một hiệu trưởng lâu năm, gắn với nhiều phong trào. từ thực tế cho thấy: Là một nhà quản lý, nếu không tư duy, không đổi mới cách nghĩ, cách làm, bảo thủ an phận thì không thể phát huy hết các thế mạnh nhà trường. Nhiệm vụ của người hiệu trưởng là luôn tìm tòi cái mới, cái sáng tạo trong công việc. Đổi mới cách quản lý, phương pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Bởi nếu không đổi mới tư duy, không có một cái nhìn mới mẻ, không có một bản lĩnh mạnh bạo, quyết đoán thì không thể có một quyết sách đúng đắn với nền giáo dục hiện đại. Vì vậy, đổi mới tư duy giúp các nhà lãnh đạo, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân dân nhận thức một cách sâu sắc toàn diện về giáo dục; từ đó có những quyết định đúng dắn cho việc thực hiện phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích. Với nhận thức trên, tôi đã không ngừng học tập nghiên cứu mục đích nội dung của phong trào, luôn tư duy tìm tòi cách làm mới phù hợp với tình hình đơn vị trong từng nội dung của phong trào. Với tôi thực hiện tốt và có hiệu quả theo đúng tiêu chí của phong trào trong điều kiện bình thường là khó và càng khó đối với những đơn vị còn nhiều khó khăn như đơn vị trường THCS Đông Yên. Tôi biết, phòng giáo dục Đông Sơn muốn chọn một đơn vị có cơ sở vật chất yếu kém như trường tôi làm mô hình điểm của phong trào với mong muốn sẽ rút ra các bài học kinh nghiệm cho ngành khi thực hiện phong trào trong những đơn vị khó khăn. Từ thực tiễn đơn vị, tôi luôn đặt ra cho mình câu hỏi: Tôi sẽ phải làm gì? Làm như thế nào? Khó khăn chồng chất khó khăn, bản thân tôi khi ấy mới về đơn vị công tác được 2 năm, song với tâm huyết, bản lĩnh, trí tuệ của mình tôi đã mạnh dạn từng bước thực hiện nội dung phong trào theo cách riêng của mình và tôi đã bước đầu thành công. Cụ thể: - Tích cực tuyên truyền, quán triệt nội dung phong trào đến cán bộ giáo viên, học sinh và nhân dân. - Thành lập ban chỉ đạo, phân công công việc cụ thể cho từng thành viên. - Xây dựng kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm sát thực với tình hình đơn vị. - Tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào. - Kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm. Để thực hiện có hiệu quả tôi coi trọng công tác quản lý. Gắn trách nhiệm cho từng cán bộ giáo viên, các tổ chức đoàn thể. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc, liên tục nắm bắt thông tin, điều chỉnh kế hoạch, giải quyết kịp thời với từng công việc. Đặc biệt, để tăng cường công tác quản lý thì cần tăng cường việc dân chủ trong nhà trường. Các bước thực hiện phong trào phải luôn sáng tạo, linh hoạt thu hút sự hoạt động của cán bộ giáo viên và học sinh Biện pháp 2. Xây dựng cơ sở vật chất thân thiện Muốn xây dựng tốt Trường học thân thiện thì phải xây dựng một cơ sở vật chất thân thiện. Trường học thân thiện là trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu con người: đủ nước sạch, ánh sáng, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập v.v. Nhà trường thân thiện phải đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng không chỉ yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, mà còn cho cuộc sống àn toàn, văn minh phù hợp với tâm lý của đối tượng thụ hưởng. Trường học thân thiện thì không thể thiếu sân chơi, bãi tập đối với lứa tuổi “học mà chơi, chơi mà học”; ánh sáng không đủ, bàn ghế không đúng quy cách, nhà vệ sinh buộc trẻ phải bịt mũi, bặm môi mà vào…Ngược lại, trường học phải được xây dựng khang trang, xanh, sạch, đẹp, đúng yêu cầu sư phạm…Vì vậy, cần quan tâm xây dựng, chỉnh trang trường, lớp xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn. Bảo đảm trường sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát, lớp học đủ ánh sáng, thoáng đãng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh. Trường tổ chức cho học sinh trồng cây (dịp đầu năm) và chăm sóc cây thường xuyên. Có đủ nhà vệ sinh và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ảnh hưởng xấu đến lớp học và cảnh quan môi trường. Học sinh tích cực tham gia giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân. Đặc biệt phải quan tâm đến trang thiết bị, các phương tiện dạy học, các phòng bộ môn, phòng chức năng... để tập trung sự nghiên cứu, tìm tòi, sự sáng tạo của học sinh cũng như thu hút sự vui chơi giải trí của các em qua các môn dặc thù: Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật... Biện pháp 3. Xây dựng tập thể thân thiện 3.1. Thân thiện giữa quản lý với cán bộ giáo viên và học sinh. Điều này rất quan trọng, vì nó là “cái lõi” để thân thiện với mọi đối tượng khác. Muốn vậy, trong quan hệ quản lý, phải thực thi dân chủ, phải thực hiện bằng được quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong quan hệ tài chính, phải trong sáng, công khai, minh bạch đối với mọi thành viên trong nhà trường. Về mặt tâm lý, phải thực sự tôn trọng lẫn nhau. Không thể có thân thiện nếu trong trường mất dân chủ, bất bình đẳng, thiếu tôn trọng lẫn nhau, hiệu trưởng hống hách, quát nạt cán bộ giáo viên và học sinh, hoặc thờ ơ lạnh lùng thiếu sự quan tâm chia sẻ với cán bộ giáo viên và học sinh, tạo ra một hố sâu khoảng cách giữa cấp trên và cấp dưới. Cũng không thể có thân thiện, nếu mọi khoản thu chi trong nhà trường không minh bạch. 3.2. Thân thiện giữa thầy với thầy, trò với trò và nhất là các thầy, cô với các em học sinh. - Phải tạo ra sự thân thiện trong đồng nghiệp. Đó là sự sẻ chia công việc, sự giúp đỡ trong cuộc sống, sự cảm thông và lòng vị tha nhân ái trong mỗi người thầy. Phải tạo ra một sự đoàn kết trong nhà trường mà mỗi đồng nghiệp gắn bó với nhau bằng sự tôn trọng. Họ luôn tìm thấy niềm vui và niềm tin trong ngôi nhà thứ hai của mình. - Với học sinh: Thầy cô cùng các bộ phận khác trong nhà trường đều hoạt động theo phương châm: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Từ đó, trò sẽ quý mến, kính trọng thầy cô giáo . Sự thân thiện của các thầy, cô với các em là “khâu then chốt”, và được thể ở các mặt sau: - Tận tâm trong giảng dạy và giáo dục các em. Cần“dạy học lấy học sinh làm trung tâm”. Có vậy mới phát huy được tính tự giác, tích cực học tập của các em, mới thực hiện được việc quan tâm đến từng em học sinh, nhất là đối với các em có hoàn cảnh kho khăn, các em học sinh “cá biệt”. - Công tâm trong quan hệ ứng xử. Thầy, cô giáo phải công tâm trong quan hệ ứng xử, công tâm trong việc đánh giá, cho điểm (nghĩa là phải công bằng, khách quan với lương tâm và thiên chức nhà giáo). - Phải coi trọng việc giáo dục bình đẳng giới để các học sinh nam, nữ biết quý trọng nhau, sống hòa đồng với nhau. Phải rèn kỹ năng sống cho học sinh thích ứng với xã hội. “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” phải là trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Đội ngũ thầy, cô giáo phải thân thiện trong dạy học, không ngừng trau dồi, cập nhật tri thức khoa học, trình độ nghiệp vụ, nâng cao tay nghề chuyên môn để áp dụng phương pháp dạy học tích cực, khơi gợi tình cảm hứng thú, chủ động tìm tòi sáng tạo trong học tập cho học sinh. Phải thực sự quán triệt nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, làm cho mỗi giờ học, mỗi ngày học là một nguồn hứng thú mới đối với các em, trường học là nơi lôi cuốn, hấp dẫn học sinh. Thầy cô giáo phải thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan, không chạy theo thành tích, phải thân thiện với mọi loại trình độ học sinh, dạy sát đối tượng, phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi và ân cần dìu dắt học sinh học lực yếu kém, không để em nào bị đối xử bất công, bị bỏ rơi ra ngoài trách nhiệm của nhà trường, dẫn đến tự ty, chán học. 3.3. Thân thiện với địa bàn hoạt động - Nhà trường phải phấn đấu trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục ở địa phương. Phải gương mẫu trong việc gìn giữ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở địa phương. Từ đó, địa phương sẽ đồng thuận, đồng lòng, đồng sức tham gia xây dựng nhà trường, xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa đôi bên. Một nội dung trọng tâm về trường học thân thiện với địa phương là nhà trường nhận chăm sóc công trình văn hóa, lịch sử ở địa phương, và tích cực chăm lo xây dựng các công trình công cộng, trồng cây, chăm sóc cho đường phố, ngõ xóm sạch sẽ. Có thể nói: Trường học thân thiện phải là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn, mọi thành viên phải ứng xử thân thiện với nhau và với môi trường sống, xây dựng trường xanh – sạch - đẹp. Phải đi đến bài trừ mọi thái độ, hành vi không thân thiện, từ thái độ ứng xử thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm, đến kỳ thị, đố kị, công kích, bắt nạt, quấy rối đến hành vi bạo lực trong đời sống học đường, để góp phần bài trừ bạo lực trong đời sống xã hội theo truyền thống tương thân, tương ái, thương người như thể thương thân của cha ông ta. Trường học thân thiện phải là nơi mà mọi thành viên đều là bạn, là đồng chí, là anh em; giáo viên nêu cao tinh thần “càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu”; mọi hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, hấp dẫn mọi người, nhất là người học; trường học không có các tệ nạn xã hội, không phân biệt đối xử, sống hòa nhập cộng đồng; trường học gắn bó mật thiết với địa phương, có chất lượng giáo dục toàn diện với hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Biện pháp 4. Rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục thân thiện Trường học thân thiện, học sinh tích cực cần tạo điều kiện cho học sinh được tham gia các hoạt động trong nhà trường một cách chủ động, được bộc lộ quan điểm, rèn luyện các kỹ năng và hình thành quan hệ tốt trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè. Tổ chức những hoạt động để học sinh tự tham gia nhằm rèn luyện kỹ năng cuộc sống như kỷ luật học tập sinh hoạt, thái độ tôn trọng người trên, biết chia sẻ với bạn bè, biết hòa nhập và chung sống, biết bảo vệ sức khỏe cho mình và cộng đồng, biết tránh các tệ nạn xã hội, biết cách thuyết trình, xây dựng hình ảnh bản thân, phương pháp làm việc nhóm…Từ phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng một môi trường sư phạm thực sự lành mạnh, trong đó, học sinh biết bảo vệ danh dự của nhà trường, của tập thể lớp và của chính bản thân mình; biết bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai…Và để làm được điều này, cần phải có sự chung tay của cả gia đình cộng đồng. Triển khai giới thiệu cho học sinh những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của địa bàn học sinh sống (như đề án “Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân ca Đông Anh; Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của di tích lịch sử Nguyễn Như Soạn, Nguyễn Trung nghĩa, Lê Đình Chiêu…”) - Trong những buổi ngoại khoá, chào cờ đầu tuần… nhà trường tổ chức lồng ghép kể chuyện về tấm gương các danh nhân, anh hùng liệt sĩ tiêu biểu của quê hương … - Hoàn thiện nhân cách cho học sinh bằng cách phát động các phong trào “Không nói tục chửi thề”, “Gọi bạn xưng tên”, “Kính trên nhường dưới, lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi” - Thi các trò chơi dân gian như trò chơi lớn, các trò chơi nhỏ (thi nấu ăn, thi nhảy dây, lửa trại, kéo co. - Sưu tầm và phổ biến các trò chơi dân gian, các bài hát sinh hoạt tập thể lành mạnh: Múa sạp, múa hát dân gian. Biện pháp 5. Tổ chức dạy học có hiệu quả, phát huy yếu tố tích cực sáng tạo của học sinh. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc tổ chức dạy học có hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô giáo, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo. Vì vậy theo tôi cần: - Đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho có thể lôi cuốn tất cả học sinh tham gia. Tổ chức một số hoạt động sáng tạo, phát huy trí tuệ và năng lực cá nhân của học sinh như thuyết trình, lập báo cáo, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu theo chủ đề - Tăng cường kiểm tra, phát vấn, giao việc cho các em, qua đó góp phần giúp các em có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói một cách có hệ thống, tự tin khi trình bày trước tập thể. - Phát động trong học sinh tham gia dự thi làm ĐDDH sau các tiết học. Đây là cách để kiểm tra mức độ vận dụng của học sinh đồng thời cũng là cơ hội để các em tham gia cải tiến giờ dạy có chất lượng cao hơn. Biện pháp 6. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực để thực hiện phong trào. Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên, phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” phải huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, của chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội và nhân dân địa phương. Phải có nhân lực, tài lực, vật lực hỗ trợ cho phong trào. Nhà trường cần phải huy động tài chính để đáp ứng được việc thực hiện các nội dung của phong trào. Vừa đầu tư về cơ sở vật chất, vừa tổ chức các hoạt động, đồng thời khuyến khích các cá nhân tập thể có thành tích trong quá trình tổ chức phong trào. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Tôi đã sử dụng linh hoạt các biÖn pháp trên vào từng nội dung cụ thể của phong trào. Qua 3 năm thực hiện, nhà trường đã chuyển biến rõ rệt về mọi mặt. Cụ thể: Nội dung 1: Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Để thực hiện có hiệu quả nội dung này, việc đầu tiên tôi quan tâm là quy hoạch khuôn viên trường lớp. Tôi đã cho mời một kỹ sư xây dựng về khảo sát thực địa và tư vấn cho Ban giám hiệu nhà trường về một bản quy hoạch khuôn viên nhà trường. Bản quy hoạch đã được thông qua hội đồng trường và UBND xã. Tôi muốn tất cả việc mình làm đều mang tính quy hoạch. Đảm bảo tính khoa học, hợp lý. tránh lối làm tuỳ tiện dễ tốn kém lại manh mún. Tôi muốn từng gốc cây, từng bãi cỏ phải được định vị và ổn định lâu dài. Một bồn hoa, một cây cảnh, một sân chơi phải được tính toán ký càng hợp lý: trồng cây bóng nát nhưng sẽ trồng cây gì, trồng như thế nào. ý nghĩa và tiếng nói của từng loài cây phải gắn với tuổi học trò... Đến nay, tôi đã trồng được bốn hàng cây bống mát, hàng sấu, hàng sao, hàng bằng lăng, hàng phượng. Các hàng cây chắc khoẻ, khó đổ và giăng hàng thẳng lối. Hai bồn hoa cân đối với từng cặp cây cảnh vừa đẹp vừa khoẻ. Bốn thảm cỏ lớn tạo ra một không gian mát mẻ, hài hoà. Tôi không đồng tình với việc bê tông hoá toàn bộ sân trường hiện nay của một số đơn vị bạn. Đó là cách làm thiếu tính khoa học về khuuôn viên học đường Để giữ môi trường sạch, cần phải phát huy tốt công tác tự quản của học sinh. Học sinh Đông Yên đến nay không có hiện tượng xả rác bừa bãi. Từng góc sân trường, từng phòng học luôn sạch sẽ. Lớp học luôn đảm bảo thoáng mát. Đến nay trường tôi đã thay thế 120 bộ bàn ghế học sinh 2 chỗ ngồi đúng quy chuẩn. Tuy đã qua sử dụng đã 3 năm nhưng đến nay bàn ghế không có một vết mực trên bàn, không một vết xước trên ghế. Tôi đã giao phòng học cho mỗi lớp và phát động phong trào: Xây dựng lớp học thân thiện. Cách làm này rất hiệu quả. Các em giữ gìn, trang trí lớp học như ngôi nhà thân thiện của mình. Từ đó yêu lớp yêu trường hơn. Ý thức trách nhiệm của học sinh được nâng cao, kỹ năng sống của các em hình thành từ những việc làm cụ thể thiết thực, phát huy tinh thần tự chủ, ý thức bảo vệ tài sản chung. - Khu vệ sinh nhà trường cũng được nhà trường quan tâm và cải tạo. Tôi nhớ mãi bài giảng chuyên đề của Đ/c Nhật- chuyên viên sở giáo dục về nền giáo dục Singgapo - quốc đảo sạch”. Họ đưa ra một thông điệp: Nhà vệ sinh là bộ mặt quốc gia. Tôi ngẫm nghĩ rất nhiều về vấn đề này. Lâu nay, không ít các nhà trường chỉ quan tâm đến sân trường lớp học. Nhà vệ sinh chưa quan tâm đúng mức nên ô nhiễm vô cùng. Tôi không đồng tình cách làm đó. Tôi luôn xác định: Muốn thực hiện môi trường sạch phải bắt đầu sạch từ khu vệ sinh. Và tôi đã cho cải tạo khu vệ sinh cũ đã nhiều năm không sử dụng thành một khu vệ sinh sạch sẽ hợp vệ sinh. Có bể nước, có đường bê tông đi vào, hai bên trồng cây bóng mát... Liên tục, giáo dục học sinh ý thức vệ sinh chung, dội rửa lau chùi hàng ngày. Đến nay ý thức của học sinh đã hoàn toàn tự giác và trở thành thói quen vệ sinh chung. Tôi cũng đã tham mưu với phụ huynh xây dựng khu tường rào sau trường với chiều dài 120m bằng nguồn quyên góp công ích của phụ huynh trong 2 năm. Phụ huynh thu tiền, phụ huynh thi công và giám sát, nhà trường nhận công trình khi hoàn tất để đưa vào sử dụng. Sau 43 năm ra đời, đến nay trường mới có tường rào, mới có cổng trường... Có thể nói trong 3 năm qua, cơ sở vật chất nhà trường có nhiều chuyển biến. Tuy chưa đạt mức độ cao, nhưng đã làm thay đổi căn bản diện mạo nhà trường, từ phòng học đến tường rào, bồn hoa, cây cảnh, sân trường, sân thể chất, cây xanh, xây nhà vệ sinh, bàn ghế , hệ thống điện nước... Trường lớp khang trang hơn, xanh sạch hơn, đẹp và an toàn hơn. Đó là thành công bước đầu mà nhà trường đã giành được trong 3 n¨m thực hiện phong trào thi đua. (Phụ lục 2) Nội dung 2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, giúp các em tự vươn lên trong học tập. Điều tôi nhận thấy rõ nhất về điểm yếu của học sinh Đông Yên hiện nay là sự nhút nhát, thiếu tự tin. Đây là điều mà tôi thường trăn trở. Phải phát huy tính tích cực của học sinh. Phải tôn trọng tính độc lập sáng tạo của học sinh. Học sinh phải được hoạt động, phải được làm, được nói, được bảo vệ quan điểm của mình. Tôi tâm đắc với câu nói của đ/c thứ trưởng Bộ giáo dục Bành Tiến Long: Các đồng chí luôn luôn nhớ rằng: Cần cho học sinh hoạt động. Học sinh nói đúng làm đúng là rất tốt, học sinh nói sai làm sai cũng tốt. Chỉ có những học sinh không nói và cũng không làm mới là không tốt. Nói như vậy nghĩa là học sinh phải được tham gia, phải tích cực chủ động và cao hơn là sáng tạo vươn lên trong học tập. Học sinh được nghe, được nói, được làm dưới sự khích lệ động viên của giáo viên thế mới là dạy học có hiệu quả. Giáo viên phải hết sức tôn trọng những suy nghĩ của học sinh. Để góp phần đổi mới phương pháp, tạo hứng thú say mê trong giờ học, mỗi cán bộ giáo viên phải có những cách thức phương pháp phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh. Đặc biệt, tôi luôn khuyến khích giáo viên sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy. Tuy nhiên không nên lạm dụng mà phải phù hợp từng môn, từng đơn vị kiến thức. Đến nay 100% giáo viên trường biết soạn và giảng dạy thành thạo giáo án điện tử. Nhiều giờ học rất sinh động, học sinh học rất hứng thú, giờ học rất hiệu quả. Bên cạnh đó, tôi cũng quan tâm đến việc dạy Tin học cho học sinh. Đến nay 100% học sinh Đông Yên cũng đã được tiếp cận tin học. Khuyến khích giúp đỡ học sinh giỏi và học sinh yếu kém để nâng cao chất lượng 2 đầu cũng là một nội dung trong phong trào xây dựng trường học thân thiện. Tôi đã chủ động thành lập các lớp yếu kém khối 6; 7; 8; 9. Mỗi tuần các em được học bồi dưỡng 1 đến 2 buổi, giáo viên dạy bồi dưỡng được tính vào giờ dạy không thu tiền học sinh. Với phương châm cô giáo là mẹ hiền, giúp các em nắm lại kiến thức bằng sự khích lệ động viên, tránh sự miệt thị, trách móc. Từ đó các em không tự ti mà tự tin hơn trong học tập. Vì thế học sinh tỷ lệ yếu kém giảm, chất lượng đại trà nâng lên. Tương tự, học sinh giỏi cũng được nhà trường quan tâm. Hằng năm nhà trường thành lập các đội học sinh giỏi các khối 6; 7; 8; 9. Giáo viên dạy theo lớp trong cả khoá học và có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh trong năm. Hàng tuần bồi dưỡng học sinh. Số giờ này cũng được tính vào giờ quy định, không thu tiền học sinh. Chính vì vậy trong 3 năm qua, chất lượng học sinh giỏi nhà trường tăng lên rõ rệt. Năm 2008 có 3 học sinh giỏi tỉnh, 3 học sinh đỗ Lam sơn, năm 2009 – 2010 có 2 học sinh giỏi tỉnh, 2 học sinh vào Lam Sơn. Năm học 20102011 có 3 học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi huyện xếp thứ 6 toàn đoàn. Học sinh lớp 9 đỗ vào THPT đạt tỷ lệ cao nhất khu vực. Đây là kết quả của phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực về nội dung dạy học có hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh. (Phụ lục 2) Nội dung 3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Song song với các nội dung trên, tôi quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Trong chiến lược phát triển giáo dục nhà trường trong giai đoạn 2008 – 2015, Nhà trường đã xác định sứ mệnh là: Đào tạo các thế hệ học sinh năng động sáng tạo, biết chung sống, biết chia sẻ và có khát vọng làm giàu. Như vậy, giáo dục học sinh kỹ năng biết chung sống là vô cùng cần thiết trong xu thế đất nước hội nhập, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Học sinh phải sống thân thiện với thế giới xung quanh, với môi trường, với con người, với tổng hoà các mối quan hệ. Cụ thể, thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi quan tâm đến việc tuyên truyền cho học sinh các kỹ năng sống như: Biết phòng tránh ma tuý, mại dâm, biết chấp hành an toàn giao thông, chấp hành các nội quy trường học, biết phòng chống cứu nạn điện giật, đuối nước…. Biết chia sẻ với bạn bè và những người xung quanh bằng những hành động việc làm thân thiện như: giúp bạn cùng tiến, hội thu tiền xu, áo lụa tặng bà, tuổi trẻ sáng tạo, thắp sáng ước mơ, an toàn giao thông… Mỗi nội dung chúng tôi có một hình thức tổ chức khác nhau; nối vòng tay lớn, hội thảo, hội thi thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, trường, đoàn đội…. Đặc biệt, nội dung trên được duy trì thường xuyên trong các buổi thứ 2 chào cờ. Tránh lối mòn lâu nay, giờ chào cờ không đơn thuần đánh giá nhận xét, phê bình, nhắc nhở. Thay vào đó, tôi đưa các hoạt động này vào buổi chào cờ: Văn nghệ dân gian hoặc giới thiệu một gương học tốt, giới thiệu về một danh nhân địa phương, thi trả lời các câu hỏi theo chủ đề hàng tháng, các bài tuyên truyền, phát biểu về thảm hoạ HIV, ma tuý học đường, tai nạn giao thông, giáo dục giới tính, khát vọng làm giàu. Thắp sáng ước mơ cho học sinh. Có thể nói, thông qua các hoạt động, học sinh trường THCS Đông Yên được chăm lo rèn luyện các kỹ năng sống. Các em tự tin hơn trước tập thể. Sống gần gũi, chan hoà hơn với bạn bè. Tình thầy trò xích lại gần hơn. Các em yêu trường mến lớp. Biết đùm bọc, biết chia sẻ. Đó cũng chính là bước đầu thành công trongviệc hình thành cho các em các kỹ năng sống, các tình huống ứng xử, chuẩn bị cho các em hành trang vào nghề của một công dân thế giới trong tương lai Nội dung 4. Tổ chức các hoạt động vui tươi lành mạnh Để ngôi trường thành ngôi nhà thứ 2 của học sinh, tôi biết cần phải tạo ra một môi trường vui tươi lành mạnh, thu hút các hoạt động của học sinh. Hàng tháng, nhà trường tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh theo chủ đề - Tháng 9: Truyền thống nhà trường: chơi kéo co, cướp cờ - Tháng 10: Chăm ngoan học giỏi: Tổ chức giao lưu - Tháng 11: Tôn sư trọng đạo: văn nghệ, báo tường: - Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn: tham quan các di tích lịch sử - Tháng 1,2: Mừng Đảng, mừng xuân: hát múa, viết bài... - Tháng 3: Tiến bước lên đoàn: Hội thi Khăn quàng thăm mãi vai em, giai điệu tuổi hồng, Thắp sáng ước mơ, múa hát sân trường... - Tháng 4: Hòa bình hữu nghị: Thăm các địa danh lịch sử, áo lụa tặng bà. Erobich - Tháng 5: Cháu ngoan Bác Hồ: Kể chuyện Bác Hồ…, trò chơi - Tháng 6-7 8: Vui trại hè... Bằng nhiều hoạt động, chúng tôi luôn quan tâm tạo ra một sân chơi bổ ích. Học sinh được hoạt động, được tham gia và thực sự chúng tôi đã phát hiện ra nhiều tài năng trên nhiều lĩnh vực: Hội hoạ, thể thao, văn nghệ. Phong trào Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực của nhà trường cũng có nhiều điểm mới. Tôi thường xuyên tổ chức cho học sinh hoạt động ngoại khoá theo các chủ đề hàng tháng dưới nhiều hình thức chơi mà học-Học mà chơi, tạo ra một sân chơi hết sức lành mạnh và bổ ích. Cụ thể Tháng 10 với chủ điểm Chăm ngoan học giỏi, chúng tôi đã phối hợp với trường THCS Đông Thịnh, mời em Lê Thị Thắm- HS khuyết tật- cháu ngoan Bác Hồ cấp tỉnh - một gương mặt điển hình về tinh thần vượt khó về giao lưu với HS nhà trường. HS Đông Yên tận mắt chứng kiến những nét chữ mềm mại được viết bằng đôi bàn chân kỳ diệu với một sự khổ luyện thành tài của một HS khuyết tật. 265 HS nhà trường đã lặng đi khi thấy em dùng chân xe chỉ luồn kim thêu lên mảnh khăn những khát vọng học trò. Những lời tâm sự đầy xúc động của bạn Thắm đã gieo vào tâm hồn HS Đông Yên ngọn lửa của tinh thần vượt khó và sự chia sẻ đồng cảm đặc biệt chân thành.Tôi nghĩ, đây là tiết học đạo đức hết sức ý nghĩa. Một giờ Ngữ văn sinh động với một câu chuyện ngoài đời mang đậm tính nhân văn. Nội dung 5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy các di tích lich sử văn hoá cách mạng địa phương. Gi¸o dôc truyÒn thèng cho häc sinh. Đây là việc làm mới mẻ trong việc thực hiện phong trào. Hàng năm, nhà trường lên kế hoạch một cách cụ thể để cho học sinh chăm sóc khu nghĩa trang, 3 di tích lịch sử, thăm và giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng. Với truyền thồng Uống nước nhớ nguồn, chúng tôi đã tổ chức cho học sinh những buổi học Lịch sử địa phương hết sức phong phú. Tránh việc thuyết trình sách vở, chúng tôi tổ chức cho các em tiếp cận thực tiễn bằng việc tổ chức cho HS đi thăm các di tích Lịch sử địa phương. Đến nay, HS Đông Yên đã tham quan được 4 di tích Lịch sử cấp tỉnh và cấp quốc gia. Thăm nhà thờ Nguyễn Nhữ Soạn, Nguyễn Trung Nghĩa, Lê Đình Chiêu. ở đây các em được dâng hương, được ngồi chiếu làng để nghe các trưởng tộc giới thiệu về thân thế sự nghiệp của các trung thần cứu quốc dưới triều Lê. Ngày 22 tháng 12 vừa qua, chúng tôi đã tổ chức cho CBGV và HS đi thăm địa danh Thành Hoàng Nghiêu- Căn cứ Nguyễn Chích xã Đông Nam, Di tích Lịch sử cấp tỉnh. Đến đây các em được đứng trên bức tường thành luỹ do chính nghĩa quân Nguyễn Chích xây đắp, được ngồi ngay trong bản doanh căn cứ địa Nguyễn Chích để ôn lại trang sử địa phương gắn với tên tuổi của danh nhân Đông Sơn - Đình thượng hầu Nguyễn Chích, người con Đông Sơn đã có công lớn cùng Lê Lợi làm nên một kỳ tích Lam sơn thần thánh với bản anh hùng ca Bình Ngô Đại Cáo. Đây là những giờ học lịch sử vô cùng lí thú sống động, GD học sinh lòng yêu quê hương đất nước và cao hơn là lòng tự tôn dân tộc. §ặc biÖt, ngµy 19 th¸ng n¨m n¨m 2011 võa qua, t«i ®· m¹nh d¹n tæ chøc ho¹t ®éng ngo¹i khãa víi chñ ®iÓm B¸c Hå kÝnh yªu d-íi h×nh thøc b¸o c«ng lªn B¸c. Vừa tôn vinh khích lệ, vừa giáo dục truyền thống cho học sinh, tôi đã tổ chức cho 140 giáo viên học sinh cã thµnh tích cao trong n¨m häc đi tham quan L¨ng B¸c vµ v¨n miÕu Quèc tö gi¸m. LÇn ®Çu tiªn gi¸o viªn vµ häc sinh nhµ tr-êng ®-îc ®øng c¹nh di hµi B¸c ®Ó tá lßng thµnh kÝnh vµ biÕt ¬n ®ối víi bËc l·nh tô thiªn tµi. Và cũng là lần đầu tiên c¸c em ®-îc ra v¨n miếu – n¬i t«n vinh sù häc để được bồi dưỡng tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Với tôi, đây chính là một sự sáng tạo trong việc ®æi míi phương pháp dạy học- mét trong nh÷ng néi dung cña phong trµo Thi ®ua X©y dùng tr-êng häc th©n thiÖn-häc sinh tÝch cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Qua 3 năm thực hiện, dù thời gian chưa phải là nhiều song trường THCS Đông Yên đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Trường lớp khang trang hơn. Cơ sở vật chất đảm bảo hơn. Thầy trò yêu trường lớp hơn. Học sinh năng động tự tin bản lĩnh hơn. Uy tín nhà trường ngày càng được nâng cao. Thương hiệu nhà trường đang dần khẳng định. Cụ thể: 1. Tạo ra một môi trường hết sức thân thiện. Sự thân thiện ở đây chính là sự gần gũi, chia sẽ, đồng cảm, là lòng nhân ái, tính nhân văn của mỗi cá nhân đối với cộng đồng và môi trường sư phạm. 2. Học sinh thực sự năng động, tích cực trong mọi hoạt động, sống tự tin, bản lĩnh, sống có trách nhiệm với cá nhân và với cộng đồng. Có ý thức vươn lên trong cuộc sống, có khát vọng vươn lên trong học tập. Biết ứng xử văn hoá và làm chủ cuộc sống. 3. Cơ sở vật chất được tăng cường, dần dần đáp ứng được yêu cầu dạy học, cảnh quan môi trường được cải thiện. 4. Các giá trị truyền thống, các giá trị văn hoá được giữ gìn và phát huy. Từ đó giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước và lòng tự tôn dân tộc. Có được kết quả trên, bản thân tôi nhận thấy: - Người hiệu trưởng phải tích cực đổi mới tư duy. Phải năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào một cách sát thực, khả thi. Thực hiện và kiểm tra đánh giá thường xuyên. Có điều chỉnh cho phù hợp kế hoạch trong từng giai đoạn. Có khen chê khích lệ hợp thời - Người hiệu trường phải tập trung được sức mạnh tập thể. Đoàn kết trong đơn vị, thống nhất trong hành động. Thân thiện với mọi người. - Người hiệu trưởng phải làm tốt công tác tuyên truyền, làm tốt công tác phối hợp và công tác xã hội hoá giáo dục. Phát huy tinh thần dân chủ, phát huy sức mạnh cộng đồng...Biết huy động các nguồn lực cho giáo dục.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng