Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp chỉ đạo thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường và vệ sinh c...

Tài liệu Skkn một số biện pháp chỉ đạo thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường và vệ sinh cá nhân cho trẻ ở trường mầm non.

.PDF
13
196
136

Mô tả:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VỆ SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON. A. ĐẶT VẤN ĐỀ. I. Lý do chọn đề tài: Vệ sinh ở trường mầm non là một việc làm, vô cùng cần thiết và quan trọng, bởi trường mầm non là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, nơi tập trung rất đông lứa tuổi từ 12 – 72 tháng, nơi góp phần quan trọng vào việc dạy trẻ theo khoa học, là nơi có điều kiện giáo dục toàn diện cho trẻ, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng chống bệnh tật đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm. Theo ước tính hàng năm có hàng ngàn trẻ em trên toàn cầu bị tiêu chảy, dịch tả hoành hành, dịch ô nhiễm môi trường, dịch cúm, dịch đau mắt, nguyên nhân chính là do công tác vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được chú trọng. Ngành học mầm non , hàng năm được Phòng giáo dục huyện chỉ đạo thực hiện chuyên đề vệ sinh ở trường mầm non. Trước một nhiệm vụ thiết thực này thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chuyên đề còn nhiều thiếu thốn. Nhận thức của các bậc phụ huynh và cộng đồng còn nhiều hạn chế, chưa hiểu biết, nắm bắt được tầm quan trọng của chuyên đề. Trường Mầm non thị trấn Nhồi năm học 2010 – 2011 được sự quan tâm chăm lo của lãnh đạo Đảng bộ chính quyền địa phương đã khởi công xây dựng mới trường mầm non theo quy định chuẩn mức độ 2. Vì vậy một số phòng học cũ bị phá, số phòng học còn lại ít , số lượng trẻ đông. Công trình xây dựng bên cạnh, mặc dù đã có rào chắn nhưng vẫn không tránh khỏi bụi bặm, tiếng ồn… Bản thân trẻ còn nhỏ, chưa biết ý thức đầy đủ về công tác vệ sinh. Nếu để xảy ra dịch bệnh, hoặc ngộ độc hàng loạt trong nhà trường thì hậu quả sẽ rất lớn. Vì vậy tôi đã trăn trở suy nghĩ và xác định việc lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường và vệ sinh cá nhân cho trẻ ở trường 1 mầm non”. Đây là một chuyên đề không phải là mới, nhưng với điều kiện thực tế của nhà trường thì đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa và thiết thực. B.THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ VỆ SINH Ở TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN NHỒI. a.Thuận lợi. - Nhà trường được sự quan tâm chăm lo của lãnh đạo Đảng bộ chính quyền địa phương các cấp, các ngành, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, đã đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt là các đồ dùng trang thiết bị cùng loại về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường... - Nhà trường luôn có sự hướng dẫn chỉ đạo sát sao về chuyên đề vệ sinh của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đông Sơn - Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá. - Được sự đồng lòng nhất trí của 100% giáo viên, nhà trường có đội ngũ giáo viên trình độ chuyên môn vững vàng, nắm chắc nội dung phương pháp dạy trẻ, nhất là việc thực hiện chuyên đề vệ sinh phù hợp từng độ tuổi. b.Khó khăn: - Nhà trường thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 trong điều kiện rất khó khăn: Vừa dạy học vừa xây dựng cơ sở vật chất, các phòng học cũ phá đi để xây mới, thiếu phòng học trẻ phải học nhờ nhà văn hoá thị trấn, số lượng trẻ đông, phòng học không đảm bảo chật chội, khó chịu. - Sân chơi bị thu hẹp về diện tích, việc sử lý rác thải và bố trí các phòng tạo điều kiện thông thoáng cho trẻ hoạt động còn hạn chế. - Trình độ dân trí không đồng đều, đa số phụ huynh là công nhân lao động tại các công ty, doanh nghiệp máy mài, máy xẻ đá, số ít là nông nghiệp. Họ chú tâm đến việc phát triển làm ăn kinh tế, phó thác trách nhiệm giáo dục cho nhà trường. 2 - Việc chăm sóc giáo dục còn tuỳ tiện theo kinh nghiệm bản thân, quan điểm, lệch lạc dẫn tới công tác bồi dưỡng tuyên truyền kiến thức về chuyên đề vệ sinh chưa phát huy được hiệu quả. * Qua khảo sát thực tế tôi có kết quả như sau: kết quả TT Nội dung khoả sát Tổng số trẻ Thường xuyên S.trẻ % Thỉnh thoảng S.trẻ % Chưa có S.trẻ % Biết tự rửa mặt, tay, đánh răng, thay quần áo. Sử dụng thành thạo các đồ dùng vệ sinh 30 6 20 6 20 18 60 Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân như: Tay chân, mặt mũi, quần áo sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi, đại tiểu tiện đúng nơi quy định. 30 7 23 8 27 15 50 Biết rửa tay, trước, sau khi ăn và sau khi đại tiểu tiện. 30 8 27 8 27 14 46 Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ, biết giúp cô lau bàn ghế … và biết bảo vệ môi trường. 30 5 17 6 20 19 64 Căn cứ vào kết quả trên, tôi nhận thấy cần phải tìm ra nhiều biện pháp , nội dung giáo dục trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường để chỉ đạo giáo viên giáo dục trẻ thực hiện tốt vấn đề này. C.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Các giải pháp, biện pháp thực hiện. 3 * Biện pháp 1: Thống nhất về nhận thức cho cán bộ giáo viên nhà trường và các bậc phụ huynh. + Ban giám hiệu, chủ tịch công đoàn, nữ công, toàn bộ giáo viên đứng lớp, giáo viên làm công tác dinh dưỡng được bồi dưỡng về chuyên đề nắm chắc mục tiêu, yêu cầu và tầm quan trọng của chuyên đề. + Để mở rộng hiểu biết và nhận thức đúng về chuyên đề, đi sâu về chuyên đề, chúng tôi vận động toàn trường sưu tầm tài liệu có liên quan về chuyên đề để giáo viên tham khảo và tuyên truyền tới các bậc phụ huynh và học sinh. + Tổ chức các cuộc họp phụ huynh đầu năm để thống nhất một số yêu cầu vệ sinh cho trẻ và cho nhà trường để phụ huynh có những hiểu biết nhất định về công tác vệ sinh trong nhà trường để cùng phối hợp thực hiện. Ví dụ: Cô dạy các cháu bỏ rác vào thùng rác, thì ở lớp , ở nhà phải có thùng rác cho các cháu bỏ, cháu sẽ nhanh chóng hình thành được thói quen vệ sinh đó. Cô cùng gia đình kết hợp dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi để rèn luyện những kỷ năng thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường cho trẻ. + Trong buổi họp này giáo viên nêu lên tầm quan trọng và nội dung của công tác giáo dục vệ sinh, đặc biệt nhấn mạnh khâu “Vệ sinh cá nhân”. Sau đó giáo viên hướng dẫn trẻ thực hành các thao tác vệ sinh giúp cha mẹ trẻ nắm được các thao tác đó để khi về nhà các bậc phụ huynh giúp trẻ duy trì thói quen. Vì đối với trẻ mẫu giáo công tác giáo dục vệ sinh lấy việc giáo dục thói quen là mục tiêu chủ yếu. Đồng thời trong quá trình hình thành thói quen phải từng bước nâng cao nhận thức và giúp trẻ thực hành đúng yêu cầu vệ sinh, từ đó hoàn thiện kỹ năng. Ví du: Cô dạy trẻ cách rửa mặt , rửa 2 mắt trước rồi lần lượt đến hai má, cằm, trán, mũi… Khi rửa phải dịch khăn. * Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo. +Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện chuyên đề, căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, vào khả năng trình độ của giáo viên. Chúng tôi xây dựng kế hoạch cụ thể. 4 + Vào đầu tháng 9 chúng tôi triển khai chuyên đề cho 100% cán bộ giáo viên trong nhà trường. + Tổ chức họp phụ huynh giới thiệu mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng và sự cần thiết của chuyên đề và yêu cầu sự ủng hộ, phối hợp của các bậc phụ huynh. + Khảo sát lại toàn bộ cơ sở vật chất từng nhóm lớp như khăn mặt, chậu rửa, xoong, nồi, bát, thìa, bình đựng nước, dụng cụ để nấu nước… thiếu đủ ra sao để có kế hoạch bổ xung. + Chọn lớp, chọn giáo viên để làm điểm chuyên đề lên kế hoạch xây dựng tiết dạy mẫu (lồng chuyên đề vệ sinh vào các tiết dạy) + Hợp đồng cung cấp thực phẩm sạch với những nguồn cung cấp thực phẩm tin cậy. Cân đo hàng quý, hàng tháng, khám sức khoẻ cho trẻ theo dõi sức khoẻ cho trẻ bằng biểu đồ. + Xây dựng góc tuyên truyền 100% các nhóm lớp. + Tổ chức chấm điểm thực hiện chuyên đề ở các nhóm lớp theo thang điểm của Bộ giáo dục mầm non ban hành. + Phát động phong trào sáng tác, suy tầm thơ, truyện, câu đố, trò chơi về giáo dục vệ sinh và vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. + Kiểm tra thường xuyên về thực hiện chuyên đề ở các nhóm như nước sôi, đủ uống hàng ngày, việc thực hiện nề nếp vệ sịnh ăn, ngủ. Vệ sinh trước khi ăn và sau khi ăn, sau đi vệ sinh .Thùng nước cần có nắp đậy, ấm chén, ca cốc, đồ chơi, đồ dùng, được cọ rửa thường xuyên hàng ngày, hàng tuần. +Chăn màn giường chiếu được cọ rửa, giặt rũ thường xuyên, nhà nhóm lớp được vệ sinh cọ rửa hàng tuần, hàng ngày trước và sau bữa ăn. + Kiểm tra khu vực chế biến, kiểm tra thực phẩm mua về, cách chế biến hợp vệ sinh đảm bảo chất lượng và số lượng. Dụng cụ chia đều có nắp đậy tránh bụi bẩn.Lưu mẫu thưc ăn 24 giờ. 5 + Phối kết hợp với y tế hỗ trợ việc kiểm tra đảm bảo vệ sinh ăn uống và công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh và cộng đồng. + Tổ chức vệ sinh môi trường, vệ sinh cống rãnh thoát nước. + Sau khi xây dựng kế hoạch cụ thể chúng tôi triển khai xuống các nhóm lớp yêu cầu thực hiện nghiêm túc. Ban giám hiệu kiểm tra thường xuyên hàng ngày, hàng tuần đánh giá kết quả xếp loại (đây là một trong những chỉ tiêu quan tọng để xét danh hiệu tiêu chuẩn thi đua) * Biện pháp 3: Tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên. + Muốn thực hiện tốt chuyên đề trước hết đội ngũ giáo viên phải là đội ngũ nòng cốt, phải nắm vững nội dung, kiến thức, mục đích, yêu cầu của chuyên đề. Linh hoạt, sáng tạo trong mọi lĩnh vực, giáo dục tuyên truyền phương pháp truyền thụ kiến thức cho từng đối tượng độ tuổi. + Bồi dưỡng 100% cán bộ giáo viên ngay từ đầu năm học nắm chắc kiến thức về chuyên môn. + Nhà trường chủ động mua, sưu tầm trang bị một số tài liệu cơ bản để giáo viên có thêm tài liệu tham khảo. + Tổ chức cho giáo viên được thực hành các thao tác vệ sinh, các phương pháp hướng dẫn cho trẻ thực hiện công tác vệ sinh. + Dạy trẻ nhận thức được sự cần thiết của việc rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và đánh răng rửa mặt sau khi ăn xong. + Nâng cao ý thức cho trẻ chính là để hình thành tính tự giác một nhân tố cần thiết để hình thành thói quen. Mà muốn có thói quen hành vi tốt thì trẻ phải thực hiện hành vi đó, và còn đỏi hỏi những điều kiện cốt yếu riêng đó là: Hành vi phải được lặp lại với một số lượng tối thiểu cần thiết nếu không thì thói quen không thể hình thành. Ví dụ: Rèn thói quen kỹ năng rửa tay cho trẻ bằng cách: Hướng dẫn cho 3 trẻ nhanh nhẹn cách rửa tay dưới vòi nước, về kỹ năng: Trẻ biết vén tay áo rửa cánh tay rồi đến cổ tay, mu bàn tay, kẻ ngón tay (chú ý kỹ từng chỗ bẩn) Sau đó 6 xoa lòng bàn tay vào nhau. Hướng dẫn xong cho trẻ làm thử giáo viên giáo viên sửa sai cho trẻ. Sau đó cứ 3 trẻ đã được hướng dẫn cách rửa đứng đầu hàng của 3 tổ rửa trước, cho bạn tiếp theo xem, liên tục như vậy trẻ rửa cho đến bạn cuối cùng. Giáo viên theo dõi trẻ rửa để biết mức độ thực hiện của từng trẻ. Ví dụ: Với công việc đáng răng , giáo viên rèn trẻ theo cách trên bằng kỹ năng: Chải mặt ngoài trước đến mặt trong, sau đó chải mặt nhai. Chải từng vùng, hàm trên thì chải hất xuống, hàm dưới thì hất lên, rồi đặt chếch bàn chải để chải mặt nhai. + Sau nhiều lần theo dõi thấy trẻ nào chưa nắm được kỹ năng giáo viên sẽ làm lại vào những buổi chiều. + Yêu cầu giáo viên đứng lớp sưu tầm, sáng tác và thuộc toàn bộ các câu đố,trò chơi, bài hát về giáo dục vệ sinh cho trẻ mầm non. + Khi đã bồi dưỡng bằng nhiều hình thức ban giám hiệu chúng tôi tiến hàng kiểm tra, đánh giá chuyên môn qua lồng ghép các tiết dạy hoặc thông qua các hình thức tổ chức hoạt động vui chơi ở các nhóm lớp. * Biện pháp 4: Đầu tư cơ sở vật chất Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương, các chi hội phụ huynh đã trang bị cho nhà trường một số dụng cụ phuc vụ chuyên đề. + Cải tạo bếp một chiều. + Bình nước lọc + Bát ăn cơm + Thùng xô, bô, chậu, vòi rửa tay + Chậu rửa mặt + Tài liệu phục vụ chuyên đề. + Máy xay sữa đậu nành… * Biện pháp 5: Đảm bảo vệ sinh môi trường mầm non - Ở trường mầm non công tác vệ sinh phải đặt lên hàng đầu. Chính vì thế Ban giám hiệu chúng tôi nghiêm túc thực hiện công vuệc cụ thể như sau: 7 a. Chế độ vệ sinh hàng ngày. * Vệ sinh nền nhà: - Cần lau 2 lần/ ngày, mỗi phòng cần khăn lau riêng, lau khăn ẩm sau đó lau bằng khăn khô, thông thoáng khí trong phòng, khăn lau được giặt phơi khô hàng ngày. - Yêu cầu giáo viên thực hiện luôn luôn giữ phòng thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Mùa đông đảm bảo kín gió để tránh giá lùa. Trong phòng luôn đảm bảo không khí trong sạch có đủ ánh sáng. Hàng ngày buổi sáng giáo viên phải đi sớm để mở tất cả các cửa để thông thoáng phòng học, làm cho phòng sạch sẽ, kho ráo, diệt vi khuẩn tránh được các bệnh lây qua đường hô hấp. * Vệ sinh đồ dùng : - Bàn ghế, giường cũi, được lau bằng khăn ẩm sạch hàng ngày. - Vệ sinh đồ dùng cá nhân: Khăn thìa, bát đĩa, ca cốc được rửa giặt bằng xà phòng luộc nước sôi 2 lần/ tuần, thường xuyên phơi nắng. - Vệ sinh đồ chơi: Rửa sạch thường xuyên bằng xà phòng - Các đồ dùng vệ sinh: Bô, xô chậu thường xuyên rửa sạch bằng xà phòng và phơi khô. * Vệ sinh cá nhân: - Trẻ phải được rửa tay bằng xà phòng thơm, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong. - Vệ sinh giường, chiếu, chăn, mỗi tháng giặt phơi khô một lần. Kiểm tra công tác vệ sinh thực phẩm đảm bảo an toàn tươi, ngon biết nguồn gốc, (hợp đồng cung cấp thực phẩm sạch) - Khu chế biến thực phẩm sống- chiến phải riêng biệt. - Trong quá trình chế biến: Mặc tạp dề, rửa tay bằng xà phòng. - Thực phẩm phải được ngâm vào nước trước khi chế biến phải đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh, đảm bảo chất lượng. 8 - Quá trình chia ăn: Phải rửa tay bằng xà phòng và lau khô, dụng cụ chia phải sạch lau khô, chia xong phải đậy kín tránh bụi, ruồi nhặng làm ô nhiễm thức ăn. b. Chế độ vệ sinh hàng tuần: - Mỗi tuần vệ sinh vào ngày cuối tuần (thứ 6) cọ rửa phòng trẻ, bàn ghế, giường cũi bằng xà phòng, nền nhà lau khô, dụng cụ được phơi nắng, quét trần nhà, tường,cánh cửa ra vào, cửa sổ, bóng đèn, quạt trần. Luộc chăn màn bằng xà phòng phơi khô, phơi chăn chiếu. - Tổng vệ sinh nhà bếp toàn bộ xoong nồi, dụng cụ nấu ăn, thực phẩm khô kiểm tra thường xuyên tránh mốc mọt. - Tổng vệ sinh thông cống rãnh, tổng vệ sinh sân vườn… c. Vệ sinh hàng tháng, quý. - Mỗi tháng tổng vệ sinh nhà cửa một lần vào ngày cuối tuần thứ 4 hàng tuần (Giặt chăn, màn, chiếu) - Mỗi năm đóng cửa trường 2 ngày để tổng vệ sinh tu bổ trường – phun thuốc diệt muỗi (chuẩn bị tết nguyên đán - chuẩn bị khai giảng năm học mới) * Bện pháp 6: Công tác tuyên truyền phối kết hợp với các bậc phụ huynh và cộng đồng để thực hiện chuyên đề. - Để phụ huynh có nhận thức đúng đắn của tầm quan trọng của chuyên đề vệ sinh ở trường mầm non. Trước hết đội ngũ giáo viên nhà trường phải thể hiện bằng việc làm cụ thể của mình như chăm sóc chu đáo, trẻ khẻo mạnh, hồng hào, lên cân thường xuyên, luôn sạch sẽ vào có những nhận thức, hành vi tốt, đơn giản về thực hiện chuyên đề. Có những kiến thức việc làm của trẻ ngộ nghĩnh tạo sự phấn khởi và lòng tin với các bậc phụ huynh, tâm sự cởi mở trao đổi phối kết hợp việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường, các cấp lãnh đạo tạo điều kiện và ủng hộ trường hoạt động tốt. 9 - 100% các nhóm lớp có góc tuyên truyền, thay đổi thường xuyên tạo sự thu hút như qua tranh, ảnh chụp của trẻ, câu đố, bài thơ, mà giáo viên sưu tầm và sáng tác. - Tổ chức hội thảo, hội thi ( giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục vệ sinh dinh dưỡng…) để tuyên truyền đây là hình thức được nhiều người tâm chú ý nhất. - Hàng tháng, quý cân đo theo dõi sức khoẻ trẻ , thông báo với các phụ huynh để cùng phối hợp chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và trao đổi công tác nhằm làm tốt chuyên đề. II.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Với nội dung và một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nêu trên đã thu được kết quả đáng phấn khởi như sau: Nội dung khoả sát Tổng số trẻ Biết tự rửa mặt, tay, đánh răng, thay quần áo. Sử dụng thành thạo các đồ dùng vệ sinh 30 22 73 6 20 2 7 Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân như: Tay chân, mặt mũi, quần áo sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi, đại tiểu tiện 3đúng nơi quy định. 30 23 77 6 20 1 3 3 Biết rửa tay, trước, sau khi ăn và sau khi đại tiểu tiện. 30 24 80 4 13 2 7 4 Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ, biết giúp cô lau bàn ghế … và biết bảo vệ môi trường. 39 18 60 7 23 5 17 TT 1 2 10 Thường xuyên S.trẻ % kết quả Thỉnh thoảng S.trẻ % Chưa có S.trẻ % - Nhà trường được sự quan tâm của các cấp, các ngành đầu tư kinh phí mua sắm các trang thiết bị đầy đủ cho dạy và học, đồ dùng vệ sinh đảm bảo chất lượng, chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình mầm non mới, trị giá 300 triệu đồng. - 100% giáo viên nhà trường đã nắm chắc nội dung phương pháp giảng dạy lồng ghép các hoạt động 1 cách linh hoạt, sáng tạo, sinh động, giúp trẻ tiếp thu kiến thức, thoải mái, tự tin, mạnh dạn có kĩ năng tốt. - Qua kiểm tra đánh giá việc thực hiện chuyên đề vệ sinh ở các nhóm lớp 95% trẻ có nếp sống vệ sinh tốt. - 100% trẻ mẫu giáo lớn biết đánh răng đúng cách (sau khi ăn trẻ chưa đánh răng không chiụ đi ngủ). - 100% trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi vỏ bánh kẹo ra xung quanh lớp mình...Khi phát hiện có rác bẩn, tự giác nhặt bỏ vào thùng đúng nơi quy định. - 100% trẻ có thói quen phòng bệnh như: ăn chín, uống sôi, không khạc nhổ bừa bãi. - 100% trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, sạch sẽ, tăng cân đều đặn. không có trường hợp nào bị ngộ độc thực phẩm, không có dịch bệnh xảy ra.Tỉ lệ bé đi học chuyên cần đạt 95 - 98%. Tỉ lệ suy dinh dưỡng giảm rõ rệt so với đầu năm từ 7% còn 4%. - Các bậc phụ huynh yên tâm tin tưởng. Tỉ lệ huy động luôn đạt và đạt kế hoạch trên giao. D. KẾT LUẬN - Qua kết quả chỉ đạo thực hiện chuyên đề giáo dục vệ sinh ở trường mầm non năm học 2010 – 2011 tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau: - Bám sát sự chỉ đạo của cấp trên và xây dựng kế hoạch chỉ đạo phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của đơn vị. 11 - Xây dựng kế hoạch thu chi hợp lý ưu tiên cho nhiệm vụ trọng tâm đầu tư trang thiết bị cho chuyên đề. - Đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng nắm chắc mục đích nội dung của chuyên đề vì đội ngũ giáo viên là lực lượng để tuyên truyền và thực hiện kế hoạch của chuyên đề. - Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra và thực hiện nghiêm túc theo đúng kế hoạch có đánh giá rút kinh nghiệm tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu để phát huy và khắc phục. - Tổ chức công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức các bậc phụ huynh, các cấp lãnh đạo địa phương tạo sự hỗ trợ để thực hiện chuyên đề. - Tổ chức chỉ đạo tốt các hội thi tuyên truyền sâu rộng về chuyên đề. Đúng như ông cha ta xưa đã có câu “ Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Vì vậy, thực hiện chuyên đề vệ sinh ở trường mầm non là việc làm thiết thực. Đây là nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, rèn luyện, hình thành những thói quen kỹ năng, thực hành vệ sinh. Góp phần xây dựng nếp sống văn minh, hình thành ở trẻ nhân cách của một con người có văn hoá sau này. Cũng như góp phần bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp… Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo có hiệu quả của bản thân thực hiện trong năm học vừa qua. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý ban và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn ! HĐKHGD TRƯỜNG MN TT.NHỒI XẾP LOẠI:………………………….. NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN T/M HĐKH P.HIỆU TRƯỞNG MAI THỊ XOAN HOÀNG THỊ BÍCH HỒNG HĐKHGD HUYỆN ĐÔNG SƠN 12 Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tØnh thanh ho¸ Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o huyÖn ®«ng s¬n …………*&*………… S¸ng kiÕn kinh nghiÖm ®Ò tµi: Mét sè biÖn ph¸p chØ ®¹o thùc hiÖn gi¸o dôc b¶o vÖ m«I tr-êng vµ vÖ sinh c¸ nh©n cho trÎ ë tr-êng mÇm non Hä vµ tªn : Mai ThÞ Xoan Chøc vô: HiÖu tr-ëng §¬n vÞ: Tr-êng MN thÞ trÊn Nhåi §«ng S¬n – Thanh Ho¸ (LÜnh vùc qu¶n lý) N¨m häc: 2010 - 2011 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng