Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung

.DOC
17
1968
114

Mô tả:

Moät soá bieän phaùp giuùp hoïc sinh lôùp 5 taäp toát baøi theå duïc phaùt trieån chung I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài: 1.1: Cơ sở lí luận. Như chúng ta đã biết trong bài "Sức khoẻ và thể thao" ngày 27/3/1946 đăng trên báo "Cứu quốc" có đoạn viết "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới. Việc gì cũng cần phải có sức khoẻ mới làm được, mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân khoẻ mạnh tức là cả nước mạnh khoẻ. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày ngủ dậy tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ như vậy là sức khoẻ". Vậy nên giáo dục thể chất đã được Đảng và Nhà nước ta coi là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 có ghi: "Quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học". Điều này xuất phát từ ý nghĩa to lớn của giáo dục thể chất trong nhà trường. giáo dục thể chất được hiểu vì " Qúa trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hoàn thiện về thể chất, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người". Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó và có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm. Giáo dục thể chất được chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục, nội dung đặc trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mĩ dục và giáo dục lao động. Mục đích của giáo dục thể chất trong nhà trường tiểu học nhằm góp phần bảo vệ sức khoẻ, cung cấp những kiến thức cơ bản về phát triển cơ thể, môi trường, đồng thời hình thành ở người học những nhân cách sống của con người lao động mới trong thời đại mới. Giáo dục thể chất với nhiệm vụ " Phát triển toàn diện các tố chất thể lực và trên cơ sở phát triển các năng lực thể chất, hình thành hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỷ năng, kỷ xảo quan trọng Leâ Quang Trung - Tröôøng tieåu hoïc Phöôùc Sang - Phuù Giaùo - Bình Döông 1 Moät soá bieän phaùp giuùp hoïc sinh lôùp 5 taäp toát baøi theå duïc phaùt trieån chung trong cuộc sống". Không những thế, giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là một mặt của giáo dục tiến bộ, là nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của một xã hội văn minh nói chung và của công việc xây dựng Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Tổ quốc nói riêng.Phân môn thể dục còn mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống vui tươi, lành mạnh và tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt giáo dục khác. 1.2: Cơ sở thực tiễn. Đối với học sinh Tiểu học, các em còn nhỏ, hệ xương chưa phát triển đầy đủ. Hệ hô hấp ở độ tuổi này có đường hô hấp còn hẹp, hệ tuần hoàn hoạt động chưa được tốt, sự tập trung chú ý chưa bền vững, dễ bị phân tán, tính hưng phấn chưa cao, trí tưởng tưởng đang phát triển song còn tương đối nghèo nàn, ít có tổ chức, tư duy logic chưa cao. Vậy nên làm thế nào để khi dạy bài thể dục phát triển chung cho học sinh lớp 5 thực sự thu hút được sự tập trung cao độ, tích cực tập luyện có hiểu quả, ... là vấn đề đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư suy nghĩ, nghiên cứu. Từ thực tế giảng dạy và xuất phát từ mục tiêu trên, để đáp ứng được mục tiêu của giáo dục thể chất nói chung và ở trường tiểu học nói riêng. Với những mục tiêu và yêu cầu cấp bách đó bản thân tôi đã mạnh lựa chọn đề tài "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung". II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh khối lớp 5 - Trường tiểu học Phước Sang. 2. Phạm vi nghiên cứu. Gồm 8 động tác của bài thể dục phát triển chung lớp 5, một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để thực hiện được đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp quan sát Phương pháp điều tra Phương pháp giải thích Phương pháp trực quan ( làm mẫu) Leâ Quang Trung - Tröôøng tieåu hoïc Phöôùc Sang - Phuù Giaùo - Bình Döông 2 Moät soá bieän phaùp giuùp hoïc sinh lôùp 5 taäp toát baøi theå duïc phaùt trieån chung Phương pháp thực hành Phương pháp thi đua Phương pháp trò chơi IV. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1. Thực trạng của vấn đề. a. Thuận lợi. Phân môn thể dục là một môn học được thay đổi nhiều về nội dung chương trình và cấu trúc sách giáo khoa vì nó được xây dựng theo hướng tích cực, tránh sự trùng lặp, giảm thời gian học tập nhằm tăng tính tích cực hoá hoạt động cho học sinh. Giáo viên được tập huấn thay sách, được hướng dẫn cách xây dựng và thiết kế bài học theo hướng phân chia hoạt động cụ thể, rõ ràng, có chỉ dẫn phương pháp giảng dạy từng chủ đề, động tác. Được sự đồng tình và giúp đỡ, động viên của đồng nghiệp, của Ban giám hiệu nhà trường. Giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy, luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu cũng như học hỏi qua các tiết dạy của đồng nghiệp để tìm ra biện pháp giáo dục tốt nhất nhằm đem lại hiệu quả cho tiết dạy. b. Khó khăn. Sân bãi phục vụ cho công tác dạy và học chưa đảm bảo. Các loại sách tham khảo phục vụ cho bộ môn thể dục ít nên còn ảnh hưởng nhiều đến công tác nghiên cứu, tìm tòi của giáo viên. Vẫn còn tồn tại trong số ít phụ huynh học sinh xem thể dục là môn phụ nên thiếu sự quan tâm, dạy bảo học sinh tập luyện ở nhà. 2. Nguyên nhân dẫn tới học sinh tập chưa tốt bài thể dục phát triển chung. Qua nhiều năm giảng dạy thể dục cũng như theo dõi qua các tiết dạy và làm khảo sát ở học sinh khối lớp 5, bản thân tôi thấy các em tập chưa tốt bài thể dục phát triển chung là do một số nguyên nhân như sau: Một bộ phận học sinh còn xem nhẹ môn học vì tính chất là môn phụ. Leâ Quang Trung - Tröôøng tieåu hoïc Phöôùc Sang - Phuù Giaùo - Bình Döông 3 Moät soá bieän phaùp giuùp hoïc sinh lôùp 5 taäp toát baøi theå duïc phaùt trieån chung Học sinh chưa hiểu rõ vị trí, tầm quan trong của việc tập luyện bài thể dục. Mất tập trung trong giờ học dẫn tới việc tập chưa đúng ở một số động tác. Sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh. Một số học sinh do tập thể dục không thường xuyên hoặc tập chưa đúng động tác nên gây ra sự mệt mỏi ở các cơ bắp từ đó không còn hứng thú với bài thể dục. Thiếu sự quan tâm, chỉ bảo của phụ huynh học sinh, từ đó học sinh chưa hình thành được thói quen tập thể dục hàng ngày. * Vậy học sinh tập chưa tốt bài thể dục phát triển chung có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ, sự phát triển các tố chất cũng như việc dạy và học của giáo viên và học sinh? Theo tôi thấy, nếu học sinh tập chưa đúng bài thể dục phát triển chung sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiết dạy của giáo viên, lớp học từ đó sẽ mất trật tự do một số học sinh không còn hứng thú với môn học. Học sinh tập không đúng bài thể dục phát triển chung còn ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể, gây nên sự uể oải về mặt tâm lí cũng như mặt thể chất. Từ đó học sinh không rèn luyện được thói quen tập thể dục hàng ngày. 3. Những biện pháp và tổ chức thực hiện. Đổi mới phương pháp dạy học là xu thế phát triển và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của giáo dục hiện nay. Để đổi mới phương pháp dạy học và tìm ra được những biện pháp dạy học tốt nhất thì đòi hỏi người giáo viên phải có sự nghiên cứu, tìm tòi, chuẩn bị bài cũng như các thiết bị, đồ dùng dạy học chu đáo, sân bãi tập luyện phù hợp trước khi lên lớp. Đối với phần bài thể dục phát triển chung, trước mỗi tiết dạy giáo viên phải tập sao cho thuần thục các động tác, mỗi giờ học giáo viên cần chủ động áp dụng các hình thức tích cực hoá học sinh bằng nhiều phương pháp và hình thức dạy học. Qua một số năm giảng dạy phân môn thể dục ở trường tiểu học , để giúp học sinh tập tốt bài thể dục phát triển chung góp phần hoàn thành mục đích, nhiêm vụ của phân môn thể dục bản thân tôi đã áp dụng các biện pháp sau: Leâ Quang Trung - Tröôøng tieåu hoïc Phöôùc Sang - Phuù Giaùo - Bình Döông 4 Moät soá bieän phaùp giuùp hoïc sinh lôùp 5 taäp toát baøi theå duïc phaùt trieån chung 3.1: Giúp học sinh hiểu rõ vị trí, tầm quan trọng của việc tập luyện bài thể dục phát triển chung lớp 5. Trong chương trình thể dục lớp 5 gồm 70 bài dạy trong 35 tuần. Nội dung gồm 2 phần chính. Phần quy định gốm có: Đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung, bài tập rèn luyện tư thế và kỷ năng vận động cơ bản, trò chơi vận động. Phần tự chọn: đá cầu, ném bóng. Từ cách phân chia cụ thể thành các phần, vậy nên khi dạy đến phần nào thì người giáo viên cần cho học nắm và hiểu được vị trí, tầm quan trọng , sự cần thiết cần phải học các phần đó. Thế nên, khi dạy tới phần Bài thể dục phát triển chung, bản thân tôi dành một ít thời gian giải thích cho học sinh hiểu được sự cần thiết phải tập luyện bài thể dục này để làm gì? Lợi ích và tác dụng cụ thể của nó? Đó là nhờ tập luyện bài thể dục phát triển chung mà các em hình thành được nhân cách chuẩn mực, nâng cao được các hoạt động của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kĩ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn. Tập luyện thể dục thường xuyên, đúng phương pháp, khoa học sẽ làm cho cơ thể phát triển thể hiện ở sức nhanh, sức bền, độ đàn hồi và linh hoạt của cơ thể tăng lên. Bên cạnh đó, nếu tập thể dục thường xuyên sẽ là cho tim khoẻ lên, sự vận chuyển máu của hệ mạch dễ dàng hơn, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và thải cặn bã kịp thời hơn, cơ thể trở nên khoẻ cường tráng, ăn ngủ, học tập và lao động tốt hơn. Cũng nhờ tập luyện thể dục thường xuyên mà cơ xương tiếp thu được máu đầy đủ, các tế bào xương phát triển nhanh, xương dày lên, cứng và dáng đi khoẻ mạnh. Ví dụ: Giáo viên giải thích rõ cho học sinh khi tập động tác " vươn thở" thì sẽ tác động đến các cơ, phổi và lồng ngực nở ra, tăng độ đàn hồi, tăng lượng khí trao đổi trong nhịp thở. Từ đó hệ hô hấp hoạt động nhịp nhàng và khoẻ mạnh hơn. Động tác "tay" thì giúp hệ cơ của tay phát triển, xương dày lên, cứng và dẻo dai hơn. 3.2: Lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học hợp lý. Leâ Quang Trung - Tröôøng tieåu hoïc Phöôùc Sang - Phuù Giaùo - Bình Döông 5 Moät soá bieän phaùp giuùp hoïc sinh lôùp 5 taäp toát baøi theå duïc phaùt trieån chung Như chúng ta đã biết, mỗi bài học người giáo viên không chỉ sử dụng một phương pháp và hình thức dạy học mà phải kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy. Do đó tuỳ theo từng bài dạy cụ thể mà người giáo viên lựa chọn ra những phương pháp và hình thức dạy học tối ưu nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho tiết dạy. Đối với phân môn Thể dục cũng vậy, để giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, nắm bắt nhanh kỹ thuật động tác thì ở từng bài dạy, từng động tác đòi hỏi người giáo viên phải tìm ra những phương pháp và hình thức dạy học tối ưu, đúng đặc trưng của môn học nhằm gây được hứng thú tập luyện của học sinh, làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, sinh động, học sinh nắm vững được kiến thức của bài dạy. Chẳng hạn: khi dạy động tác " Vươn thở" tôi sử dụng các phương pháp như: giải thích, trực quan, làm mẫu, thực hành. Hình thức: tập cả lớp, theo nhóm. Còn khi dạy động tác "Thăng bằng" tôi sử dụng các phương pháp như: giải thích, trực quan, làm mẫu, thực hành, thi đua. Hình thức: tập cả lớp, cá nhân, nhóm và tổ. 3.3: Giải thích rõ kỹ thuật động tác. Đối với phân môn thể dục cấp Tiểu học nói chung và bài thể dục phát triển chung lớp 5 nói riêng thì khi giảng dạy là không thể thiếu giải thích kỹ thuật động tác. Đây là phương pháp giúp học sinh có mục đích, hiểu và nắm được kỹ thuật từng nhịp cũng như toàn bộ động tác. Là cơ sở tạo điều kiện cho học sinh tiếp nhận bài tập một cách chính xác, nhanh nhất về mặt kỹ thuật, đồng thời giúp học sinh nhớ và khắc sâu để từ đó hình thành biểu tượng chung của động tác. Song song với việc giải thích kỹ thuật thì giáo viên cũng nên kết hợp với làm mẫu để giúp học sinh tiếp thu một cách nhanh và hiệu quả nhất. Ví dụ: Dạy động tác "Tay" trước hết giáo viên nêu tên động tác, sau đó giải thích cặn kẽ từng nhịp nhưng không quá dài dòng như: Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời hai tay dang ngang, bàn tay sấp, căng ngực, mắt nhìn thẳng. Giáo viên vừa nói vừa làm mẫu. Các nhịp còn tôi cũng vừa giải thích kỹ thuật động tác vừa làm mẫu. Leâ Quang Trung - Tröôøng tieåu hoïc Phöôùc Sang - Phuù Giaùo - Bình Döông 6 Moät soá bieän phaùp giuùp hoïc sinh lôùp 5 taäp toát baøi theå duïc phaùt trieån chung Khi giải thích kỹ thuật động tác, giáo viên cần nói ngắn gọn, chính xác nhưng dễ hiểu, tránh giải thích dài dòng gây nên sự nhàm chán ở học sinh cũng như mất thời gian để học sinh thực hành luyện tập. Việc giải thích cần chú ý giúp học sinh nắm vững nét cơ bản kỹ thuật và nhấn mạnh yếu lĩnh của động tác đã học. Qua đó củng cố được kỷ thuật luyện tập, đánh giá được ý thức thực hiện bài tập của học sinh. Trong khi giải thích kỹ thuật động tác giáo viên phải chọn vị trí đứng sao cho hợp lí để lời nói của mình vừa được tất cả học sinh trong lớp nghe, giáo viên vừa quan sát được tất cả các em trong lớp. Tránh đứng quá gần hoặc quá xa, đứng lệch sang một bên. Chẳng hạn: khi đứng giải thích kỹ thuật động tác vị trí đứng của giáo viên như sau: € €€€€€€ €€€€€€ €€€€€€ €€€€€€ 3.4: Thực hiện "làm mẫu" chính xác. Khi dạy động tác mới thì việc làm mẫu là một trong những biện pháp rất cần thiết. Trước hết giáo viên củng nêu tên động tác, sau đó tiến hành làm mẫu. Khi làm mẫu, giáo viên phải thể hiện đúng yếu lĩnh của động tác và làm mẫu hoàn chỉnh động tác. Leâ Quang Trung - Tröôøng tieåu hoïc Phöôùc Sang - Phuù Giaùo - Bình Döông 7 Moät soá bieän phaùp giuùp hoïc sinh lôùp 5 taäp toát baøi theå duïc phaùt trieån chung Đối với những động tác khó, phức tạp, có sự phối hợp của nhiều bộ phận, giáo viên nên làm mẫu chậm từng nhịp hoặc có thể dừng lại ở những cử động khó để học sinh làm theo và giáo viên giám sát xem học sinh tập có đúng hay không. Ví dụ: Khi dạy động tác "Thăng bằng". Giáo viên tổ chức làm mẫu từng nhịp của động tác và cho học sinh cùng làm. Sau lần làm mẫu đầu giáo viên kết hợp cho học sinh xem tranh minh hoạ. Khi xem tranh giáo viên chỉ cần nhấn mạnh những điểm cơ bản của động tác, giúp học sinh nắm chắc các cử động kỹ thuật. Tiếp đó giáo viên có thể làm mẫu một lần nữa nếu như thấy vẫn còn một số học sinh chưa thực sự nắm chắc kỹ thuật động tác. Đối với lần làm mẫu này giáo viên cũng thực hiện với một mức độ bình thường, đối với những cử động khó giáo viên có thể vừa làm vừa nhắc nhở sự chú ý tập trung của học sinh. Như tôi đã nêu ở trên, làm mẫu củng phải kết hợp với giải thích kỷ thuật động tác, đồng thời nhắc nhở học sinh quan sát những khâu chủ yếu. Khi giảng dạy phải trình bày một cách rõ ràng, nhấn mạnh những điểm then chốt của động tác để kích thích sự hứng thú của học sinh thực hiện bài tập. Khi giáo viên làm mẫu phải cho học sinh đứng xen kẻ nhau để sao cho tất cả các em đều quan sát được giáo viên làm mẫu động tác. Bên cạnh đó giáo viên cần sử dụng hình thức làm mẫu theo kiểu "soi gương" để vừa thực hiện vừa quan sát được sự tập trung của học sinh. Ví dụ: khi dạy học sinh thực hiện nhịp 1 của động tác "Tay": "Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai,đồng thời hai tay dang ngang bàn tay sấp, căng ngực, mắt nhìn thẳng" thì giáo viên làm ngược lại "Bước chân phải sang ngang rộng bằng vai,đồng thời hai tay dang ngang bàn tay sấp, căng ngực, mắt nhìn thẳng". 3.5: Sử dụng "băng đĩa nhạc có lời hô" vào trong tiết dạy. Phần bài thể dục phát chung ở lớp 5 gồm có 8 động tác, thế nhưng khi giảng dạy không phải động tác nào cũng có nhịp hô như nhau mà tuỳ thuộc vào từng động tác, có những động tác cần nhịp hô hơi chậm và kéo dài để học sinh tập kịp kết hợp phối hợp các bộ phận của cơ thể như: động tác vươn thở, điều hoà; nhưng cũng có những động tác cần hô hơi nhanh, có động tác cần nhịp hô vừa. Vậy nên Leâ Quang Trung - Tröôøng tieåu hoïc Phöôùc Sang - Phuù Giaùo - Bình Döông 8 Moät soá bieän phaùp giuùp hoïc sinh lôùp 5 taäp toát baøi theå duïc phaùt trieån chung khi cho học sinh tập cả lớp giáo viên nên sử dụng băng đĩa nhạc có lời hô để giúp học sinh thực hiện động tác đúng biên độ. Bên cạnh đó giáo viên có thêm thời gian để quan sát và uốn nắn, sửa sai kịp thời cho từng học sinh đối với những động tác mà các em tập chưa đúng. Đồng thời khi sử dụng băng đĩa nhạc có lời hô vào mỗi tiết dạy còn làm cho tiết học thêm phong phú, sinh động, học sinh có hứng thú hơn với tiết học. 3.6: Tổ chức luyện tập theo "nhóm đôi". Cũng giống như một số môn học khác, sử dụng học tập theo nhóm đôi nhằm giúp cho học sinh có điều kiện phát huy tính mạnh dạn, tự tin và có điều kiện cùng giúp nhau tiến bộ trong học tập. Đối với phân môn thể dục cũng thế, sau khi giáo viên đã hướng dẫn xong kỹ thuật động tác và tổ chức cho học sinh luyện tập theo lớp một số lần kết hợp với quan sát, uốn nắn, sửa sai tại chỗ. Nhưng cứ tập theo đội hình cả lớp như vậy thì sẽ gây nên sự nhàm chán, đơn điệu, mỗi lần giáo viên dừng lại sửa sai cho một em nào đó thì cả lớp cũng phải ngưng tập gây lãng phí thời gian của tiết học. Vậy nên sau một vài lần tập theo đội hình cả lớp thì giáo viên sẽ chia lớp thành các nhóm đôi, phân công vị trí cũng như giao nhiệm vụ cho các nhóm tập luyện. Lợi thế của hình thức tập luyện này là học sinh có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau, chỉ bảo cho nhau những kiến thức mà mình đã lĩnh hội được, từ đó giúp các em khắc sâu thêm kiến thức, khơi dậy cho các em tinh thần đoàn kết . Hơn thế nữa, khi tập các động tác khó cần có sự phối hợp của nhiều bộ phận trên cơ thể thì tập theo nhóm đôi sẽ giúp học sinh tự sửa sai cho nhau, cùng giúp dỡ nhau thực hiện đúng động tác, đồng thời khi dạy theo hình thức này thì giáo viên có nhiều thời gian để quan sát và sửa sai cho học sinh mà không gây ảnh hưởng tới các học sinh khác. Ví dụ: khi học động tác "thăng bằng" đối với những cử động khó như gập thân, duỗi chân ra sau, hai tay dang ngang,... học sinh A có thể chỉ cho học sinh B thấy được những cử động tập chưa chính xác, từ đó chỉnh sửa cho đúng với yêu cầu kỹ thuật động tác và ngược lại. 3.7: Dùng phương pháp "thi đua" vào tiết dạy một cách hợp lý. Leâ Quang Trung - Tröôøng tieåu hoïc Phöôùc Sang - Phuù Giaùo - Bình Döông 9 Moät soá bieän phaùp giuùp hoïc sinh lôùp 5 taäp toát baøi theå duïc phaùt trieån chung Đối với phân môn thể dục nói chung và bài thể dục phát triển chung nói riêng thì khối lượng vận động của mỗi tiết học không nhiều, những bài tập thường đơn điệu, các động tác lặp lại nhiều lần nên dễ gây cảm giác nhàm chán trong học sinh. Vậy nên phương pháp học tập này đóng vai trò khá quan trọng trong việc đem lại hiệu quả cho một tiết học. Cụ thể, thông qua hình thức học tập này học sinh sẽ phát huy hết khả năng của mình, từ đó kích thích những học sinh khác có tinh thần tự giác tập luyện, sự hưng phấn trong học tập được nhân lên nhiều lần, giảm bớt được sự uể oải, thiếu tập trung ở một số bộ phận học sinh. Ví dụ: Những tiết ôn tập, học sinh khá, giỏi dễ bị nhàm chán do kiến thức, thực hành lặp lại nhiều lần. Vậy để đảm bảo cho các đối tượng học sinh hưng phấn tập luyện, tiếp thu tốt kiến thức thì giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua tập luyện theo nhóm nhỏ, sau đó tuyên dương động viên những em tập tốt. 3.8: Phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh để giúp các em có ý thức tự tập luyện tốt bài thể dục. Đối với giáo viên bộ môn ở cấp tiểu học thường không làm công tác chủ nhiệm một lớp nào, vậy nên trong quá trình giảng dạy cần có sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm giúp cho quá trình giảng dạy thu được hiệu quả cao. Thông qua sự phối hợp này, giáo viên bộ môn sẽ nắm dược cá tính , tâm lí, sở thích cũng như trạng thái sức khoẻ của từng học học sinh để từ đó đề ra được các biện pháp giáo dục cho các đối tượng học sinh một cách hợp lí. Đối với học sinh cấp tiểu học, giáo viên chủ nhiệm được xem như người cha, người mẹ ở trường nên học sinh rất vâng lời giáo viên, hay biểu lộ cảm xúc vui, buồn, thích hay không thích cho thầy, cô chủ nhiệm của lớp nên khi xảy ra trường hợp học sinh của lớp nào có biểu hiện chây lười trong việc tập luyện thể dục, ít vâng lời giáo viên bộ môn thì lúc này công tác phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm lớp đó trong việc giáo dục những học sinh trên là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp thì vai trò của phụ huynh học sinh cũng có vai trò không nhỏ trong việc giảng dạy của giáo viên thể dục. Bởi vì thực tế học sinh chỉ tham gia vào quá trình học tập ở trường với lượng thời gian khá ít, còn lại là tự học tập ở nhà, thế nên để tất cả học sinh đều có ý thức tự tập luyện, hình thành thói quen tập thể dục Leâ Quang Trung - Tröôøng tieåu hoïc Phöôùc Sang - Phuù Giaùo - Bình Döông 10 Moät soá bieän phaùp giuùp hoïc sinh lôùp 5 taäp toát baøi theå duïc phaùt trieån chung hàng ngày đều phải cần đến sự quan tâm, nhắc nhở của cha mẹ các em, cũng nhờ sự phối hợp này giáo viên thể dục còn nắm rõ hơn về tình trạng sức khoẻ, tâm sinh lí của từng em để từ đó đưa ra các biện pháp và phân bố thời gian dạy học được hợp lý. 4. Kết quả ứng dụng và triển khai. Qua quá trình áp dụng các biện pháp trên vào việc giảng dạy bài thể dục phát triển chung cho học sinh lớp 5, sau một thời gian khảo sát vào hai thời điểm : Từ tháng 10/2010 đến cuối tháng 1/ 2011bản thân tôi thu được kết quả như sau: Giáo viên cảm thấy tự tin và chủ động hơn, tiết dạy trở nên sôi nổi, học sinh tích cực học tập và nhiệt tình vào các hoạt động tập luyện, tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập ngày càng cao. Chất lượng chung của học sinh lớp 5 có sự chuyển biến rõ rệt về mặt ý thức cũng như luyện tập thực hành. Học sinh nắm được tầm quan trọng, cũng như ý nghĩa của việc tập luyện thể dục. Từ đó các em có thói quen tập thể dục buổi sáng, tự giác rèn luyện nhằm nâng cao sức khoẻ thông việc học tập ở lớp. Kết quả cụ thể: Thờigian khảo sát Khối lớp Tháng 10/2010 5 Cuối tháng 1/2011 5 Hoàn thành tốt (A+) Tổng số hs Hoàn thành(A) Chưa hoàn thành (B) TS % TS % TS 45 10 22,2 35 77,8 0 45 15 33,4 30 66,6 0 % Qua bảng thống kê cho thấy kết quả giảng dạy môn thể dục cuối tháng 1/2011 so với đầu năm có sự chuyển biến rõ rệt. Số lượng hoàn thành tốt tăng lên 20%. 5. Bài học kinh nghiệm. Để đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động học tập theo hướng tích cực hoá, cũng như để đáp ứng các yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học thể dục ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay, tạo ra môi trường cung cấp Leâ Quang Trung - Tröôøng tieåu hoïc Phöôùc Sang - Phuù Giaùo - Bình Döông 11 Moät soá bieän phaùp giuùp hoïc sinh lôùp 5 taäp toát baøi theå duïc phaùt trieån chung cho xã hội những con người có sức khoẻ tốt, thể lực cường tráng, dẻo dai. Bản thân tôi rút ra một số bài học sau: Cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, chú ý tập trung vào việc phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh. Thường xuyên sử dụng các phương pháp dạy học đặc trưng của môn học để giúp học sinh nhanh chóng lĩnh hội được kiến thức cơ bản. Đối với những động tác khó, giáo viên phải hướng dẫn và làm mẫu từng động cử động trước sau đó mới tiến hành hướng dẫn và làm mẫu toàn bộ động tác. Phân bố thời gian tiết học hợp lý sao cho học sinh được thực hành tập luyện nhiều, chú ý đặc điểm cá biệt của học sinh, ưu tiên sử dụng chia tổ, nhóm nhỏ để tập luyện. Kết hợp với nội dung học tập với trò chơi ở mức hợp lý, thường xuyên áp dụng phương pháp trò chơi, thi đua, để kích thích sự hưng phấn tập luyện ở học sinh, góp phần giảm sự nhàm chán ở một số học sinh. Khi hướng dẫn kỹ thuật động tác cần giải thích ngắn gọn, dễ hiểu, giáo viên làm mẫu phải chuẩn xác và chọn vị trí đứng làm mẫu thích hợp. Cần khuyến khích sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các em, giờ học nên diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng. Thực hiện tốt việc chuẩn bị bài dạy, phương tiện, đồ dùng dạy học một cách hợp lí. Cần sử dụng băng đĩa nhạc có lời hô vào việc dạy học nhằm làm cho lớp học sinh động, giảm thời gian làm việc cho giáo viên, từ đó có điều kiện uốn nắn, sửa sai kịp thời. III/ KẾT LUẬN: Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi cảm thấy tự tin và chủ động hơn khi giảng dạy bài thể dục phát triển chung, tiết dạy trở nên nhẹ nhàng, sôi nổi, học sinh tích cực học tập và tham gia nhiệt tình vào các hoạt động tập luyện. Đối với học sinh khá, giỏi tinh thần tập luyện cao hơn, chuẩn xác hơn. Với những học sinh yếu, mất tập trung trong giờ học đều hưng phấn tham gia vào tập luyện và có sự tiến bộ rõ rệt, ý thức tự giác ngày càng cao. Leâ Quang Trung - Tröôøng tieåu hoïc Phöôùc Sang - Phuù Giaùo - Bình Döông 12 Moät soá bieän phaùp giuùp hoïc sinh lôùp 5 taäp toát baøi theå duïc phaùt trieån chung Đa số học sinh tập đúng bài thể dục từ đó kích thích được tính sáng tạo và hăng say tập luyện thể dục. Trên đây là kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra trong quá trình thực hiện "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung". Trong quá tình áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy bài thể dục cho học sinh lớp 5 có thể không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo cũng như các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phước Sang, ngày 28 tháng 1 năm 2011 Người viết Lê Quang Trung Leâ Quang Trung - Tröôøng tieåu hoïc Phöôùc Sang - Phuù Giaùo - Bình Döông 13 Moät soá bieän phaùp giuùp hoïc sinh lôùp 5 taäp toát baøi theå duïc phaùt trieån chung MỤC LỤC: Nội dung I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trang 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 1.1: Cơ sở lý luận. 1,2 1.2: Cơ sở thực tiễn. 2 II. NỘI DUNG PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 2 1. Đối tượng nghiên cứu. 2 2. Phạm vi nghiên cứu. 2 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2,3 IV. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 3 1. Thực trạng của vấn đề. 3 a. Thuận lợi. 3 b. Khó khăn. 3 2. Nguyên nhân dẫn tới học sinh tập chưa tốt bài thể dục 3,4 phát triển chung. 3. Những biện pháp và tổ chức thực hiện. 4 3.1: Giúp học sinh hiểu rõ vị trí, tầm quan trọng của việc tập 5 luyện bài thể dục phát triển chung. 3.2: Lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học hợp lý. 5,6 3.3. Giải thích rõ lỹ thuật động tác. 6,7 3.4: Thực hiện "làm mẫu" chính xác: 7,8 3.5: Sử dụng "băng đĩa nhạc" có lời hô vào trong tiết dạy. 8,9 Leâ Quang Trung - Tröôøng tieåu hoïc Phöôùc Sang - Phuù Giaùo - Bình Döông 14 Moät soá bieän phaùp giuùp hoïc sinh lôùp 5 taäp toát baøi theå duïc phaùt trieån chung 3.6: Tổ chức luyện tập theo "nhóm đôi". 9 3.7: Dùng phương pháp "thi đua" vào tiết dạy một cách hợp 9,10 lý. 3.8: Phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học 10,11 sinh để giúp các em có ý thức tập luyện tốt bài thể dục. 4. Kết quả ứng dụng và triển khai. 11 5. Bài học kinh nghiệm. 11,12 V. KẾT LUẬN: Leâ Quang Trung - Tröôøng tieåu hoïc Phöôùc Sang - Phuù Giaùo - Bình Döông 12,13 15 Moät soá bieän phaùp giuùp hoïc sinh lôùp 5 taäp toát baøi theå duïc phaùt trieån chung NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Leâ Quang Trung - Tröôøng tieåu hoïc Phöôùc Sang - Phuù Giaùo - Bình Döông 16 Moät soá bieän phaùp giuùp hoïc sinh lôùp 5 taäp toát baøi theå duïc phaùt trieån chung Leâ Quang Trung - Tröôøng tieåu hoïc Phöôùc Sang - Phuù Giaùo - Bình Döông 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng