Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi a2 trường mầm non trung sơn trầm tiếp cậ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi a2 trường mầm non trung sơn trầm tiếp cận với phương pháp giáo dục stem steam

.DOC
28
1
137

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ SƠN TÂY TRƯỜNG MẦM NON TRUNG SƠN TRẦM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN SÁNG KIẾN: "Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi A2 Trường mầm non Trung Sơn Trầm tiếp cận với phương pháp giáo dục STEM/STEAM" Tên tác giả: Kiều Ngọc Ngư Đơn vị công tác: Trường mầm non Trung Sơn Trầm Chức vụ: Giáo viên Năm 2021 MỤC LỤC Nội dung Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến 2. Mục tiêu của đề tài, sáng kiến 3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Hiện trạng vấn đề 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến để giải quyết vấn đề 2.1. Giải pháp 1: Xây dựng các bài học 5E và đưa vào ngân hàng nội dung, kế hoạch tháng/tuần. 2.2. Giải pháp 2: Xây dựng góc STEM trong lớp học cho trẻ hoạt động. 2.3. Giải pháp 3: Đưa các E và lồng ghép các kỹ năng nền vào trong các hoạt động khác một cách phù hợp. 2.4. Giải pháp 4: Kỹ năng hoạt động nhóm và khả năng truy vấn của trẻ. 3. Kết quả sau khi áp dụng giải pháp sáng kiến tại đơn vị 4. Hiệu quả của sáng kiến 4.1 Hiệu quả về khoa học 2 1 2 2 2 5 5 7 7 11 12 13 13 4.2 Hiệu quả về kinh tế 13 4.3 Hiệu quả về xã hội 13 III. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT 14 1. Kiến nghị 14 3. Đề xuất 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến: Như chúng ta đã biết Đất nước Việt Nam của chúng ta là một nước nghèo. Trải qua các cuộc kháng chiến chúng ta đã giành lại Độc lập - Tự do cho dân tộc. Từ một nước Việt Nam dân chủ cộng hòa còn non trẻ, đến nay đất nước ta đã giành được nhiều thành tựu hết sức to lớn. Đó không chỉ là thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ Quốc, mà còn là thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng đề ra và lãnh đạo, đưa nước ta bước vào một thời kỳ phát triển mới. Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ chức kinh tế quốc tế, nhờ đó vị thế của Việt Nam ngày càng tăng, đất nước ta đã và đang gặt hái được những thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa chính trị. Những bước phát triển đó được thể hiện rất rõ trong kết quả hoạt động kinh tế đất nước trong năm 2019- 2020. Nước ta xếp thứ 8 trong các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư, tăng 15 bậc so với năm 2018. Đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì đó là sự phát triển của nghành giáo dục. Trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức. Chất lượng nguồn nhân lực, tri thức con người phải thông qua Giáo dục và Đào tạo mới có được. Do vậy, nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người Việt Nam trên cơ sở phát triển Giáo dục và Đào tạo là động lực của sự phát triển kinh tế tri thức. Trong những năm gần đây nước ta đã có xu hướng mới trong giáo dục để phát triển nền kinh tế tri thức. Đó là áp dụng các phương pháp học tiên tiến của các nước có nền giáo dục tiên tiến vào các bậc học và ở cấp học mầm non đã có một số các trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã ứng dụng các phương pháp mới, tiên tiến của các nước Châu Âu như phương pháp dạy học: Montessori, Reggio, Stem vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Việc đổi mới phương pháp giáo dục mầm non là điều hết sức cần thiết, để giúp trẻ có thể tự khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh bằng chính sự sáng tạo của mình một cách tự nhiên nhất có thể, giúp mang lại sự hứng thú, hiểu biết sâu ở các lĩnh vực giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Trong năm học 2020- 2021 được sự quan tâm của Phòng GD& ĐT Thị xã Sơn Tây giáo viên mầm non các trường trên địa bàn Thị xã đã được tiếp cận với phương pháp giáo dục mới, tiên tiến phương pháp Giáo dục STEM, là một giáo viên Trường mầm non Trung Sơn Trầm được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tôi may mắn được tham gia khoá học, chỉ trong một thời gian ngắn tham gia học tập tôi thấy đây là một phương pháp giáo dục thú vị, phát huy được nhiều tiềm năng, khơi dậy sự sáng tạo trong mỗi bản thân trẻ. Bản thân tôi luôn mong muốn được áp dụng phưong pháp dạy học tiên tiến này cho học sinh của mình để giúp trẻ sáng tạo hơn, chủ động và tích cực hơn. Với mong muốn như trên, tôi chọn đề tài:“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi A2 Trường mầm non Trung Sơn Trầm tiếp cận với phương pháp giáo dục STEM/STEAM" làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2020-2021. 2. Mục tiêu của đề tài, sáng kiến: Tôi thực hiện đề tài này với mong muốn giúp trẻ 5-6 tuổi A2 được tiếp cận với phương pháp dạy học tiên tiến STEM. Qua phương pháp dạy học mới này trẻ sẽ được tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới và quan trọng hơn là với phương pháp giáo dục STEM trẻ được phát triển về ngôn ngữ, khả năng tư duy sáng tạo, hợp tác nhóm, khi học trẻ nhớ lâu và in sâu kiến thức, trẻ được ứng dụng thực tế và tạo ra các sản phẩm ứng dụng vào thực tiễn, trẻ được thỏa mãn trí tò mò, được thỏa mãn hoạt động vui chơi, được tôn trọng, ghi nhận và không bị áp đặt, được chủ động tham gia vào hoạt động. Điều quan trọng nhất đó là trẻ được phát triển một cách toàn diện. 3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: * Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu: 7 tháng. Từ tháng 9/2020 đến tháng 3/2021. * Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi A2 trường MN Trung Sơn Trầm tiếp cận với phương pháp giáo dục STEM/STEAM. * Phạm vi nghiên cứu: Lớp 5-6 tuổi A2 trường mầm non Trung Sơn Trầm. II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 1. Hiện trạng của vấn đề: Trước hết chúng ta cần tìm hiểu xem STEM là gì? Phương pháp giáo dục STEM mang lại điều gì ? * Khái niệm STEM: STEM là một phương pháp giáo dục dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng liên quan đế các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học theo cách tiếp cận liên môn và từ đó người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.(Liên môn ít nhất là từ 2 môn. Những tri thức cung cấp cho trẻ mầm non là kiến thức tiền khoa học). Khi STEM + ART = STEAM.(ART: Nghệ thuật). Trong STEAM - nghệ thuật là những hoạt động cụ thể của trẻ như: Tô màu, vẽ, nặn, xé dán, trang trí…để làm cho sản phẩm có giá trị thẩm mỹ và phát triển ở trẻ óc quan sát, khả năng tư duy, tưởng tượng. Như vậy STEM/STEAM là một phương pháp tiếp cận trong giáo dục. Tiếp cận tích hợp giữa 2 hay nhiều hơn các môn học vào STEM, tích hợp nhiều lĩnh vực vào trong một môn học, vào trong một hoạt động hay các hoạt động của một đề tài/dự án. * Lợi ích của STEM mang lại điều gì cho trẻ? Phương pháp giáo dục STEM giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng tư duy sáng tạo, trẻ có kỹ năng hợp tác nhóm, trẻ có thể nhớ lâu và in sâu kiến thức, trẻ ứng dụng vào thực tế và tạo ra sản phẩm ứng dụng vào thực tiễn. Hoạt động STEM giúp cho trẻ thỏa mãn trí tò mò, ham hiểu biết, giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động vui chơi, trẻ được tôn trọng khi chơi, không bị áp đặt. Trẻ được tích cực và chủ động khi tham gia vào hoạt động, trẻ tự do thảo luận, hợp tác, chia sẻ… trẻ vui vẻ, hứng thú và phát triển toàn diện. Hiện nay trẻ đang thực hiện theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT. Nếu so sánh cách dạy học truyền thống với phương pháp giáo dục STEM thì chúng ta có thể thấy : Sự khác biệt giữa giáo dục truyền thống và giáo dục STEM. Phương pháp giáo dục truyền thống Phương pháp giáo dục STEM - Trẻ tiếp nhận tri thức bị động từ giáo - Trẻ tiếp nhận tri thức chủ động, tích viên. cực, thông qua trải nghiệm - Lượng kiến thức, kỹ năng ít - Lượng kiến thức, kỹ năng không bị giới hạn. - Giáo viên giúp trẻ lĩnh hội tri thức - Giáo viên giúp trẻ lĩnh hội tri thức bằng cách cung cấp những nội dung có cung cấp nội dung dựa trên nhu cầu sẵn đã chuẩn bị. hứng thú, khả năng, kết quả của hoạt động trước đó để đưa ra yêu cầu mới. - Phương pháp chủ yếu là làm mẫu, - Tổ chức cho trẻ trải nghiệm và hướng giảng giải và thuyết trình dẫn cho trẻ cách học. - Thời gian: cố định - Thời gian: linh hoạt - Tiến trình hoạt động cứng nhắc và máy - Tiến trình hoạt động mềm dẻo linh hoạt. móc - Đánh giá dựa vào quá trình - Đánh giá dựa vào kết quả - Giáo án, học liệu, phương tiện giáo - Trẻ cùng tham gia chuẩn bị học liệu, tự chọn phương tiện/học liệu viên chuẩn bị sẵn - Học liệu, phương tiện dùng để dạy trẻ - Dùng để khám phá và ứng dụng vào thực tiễn. Từ những ưu điểm mà bản thân tôi nhận thấy ở phương pháp giáo dục STEM mang lại cho trẻ tôi rất mong muốn được giúp trẻ tiếp cận nhanh nhất với phương pháp giáo dục tiên tiến này. Trước khi thực hiện bản thân tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Về phía Phòng giáo dục: Được sự quan tâm, hướng dẫn, chỉ đạo của Phòng giáo dục tôi được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phương pháp giáo dục STEM do Phòng giáo dục phối hợp với Trường Cao Đẳng Sư phạm mẫu giáo Trung ương tổ chức. - Về nhà trường: Được sự quan tâm, sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường tôi được tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phương pháp giáo dục STEM với kinh phí được nhà trường hỗ trợ là 50%. Bên cạnh đó nhà trường cũng tạo điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, một số tài liệu về phương pháp giáo dục STEM cho giáo viên tham khảo. - Về giáo viên: Với mong muốn được học hỏi về phương pháp giáo dục tiên tiến STEM bản thân tôi đã cố gắng về thời gian cũng như đóng kinh phí là 50% để tham gia khóa học. - Về trẻ: Ham học hỏi, rất tò mò và thích thú với các hoạt động khám phá, trải nghiệm. - Về phụ huynh: Các bậc phụ huynh luôn quan tâm đến tình hình học tập của con vì vậy đã phối hợp với giáo viên trong vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ. Bên cạnh đó còn ủng hộ các cô về đồ dùng phục vụ cho hoạt động STEM để các con học tập. * Khó khăn: - Về nhà trường: Phương pháp giáo dục STEM là một phương pháp mới. Đồ dùng học liệu, giáo cụ của phương pháp này chưa có nhiều. - Về trẻ: Khả năng đặt câu hỏi truy vấn, phản biện của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa chủ động nhiều khi tham gia vào hoạt động STEM. - Về phụ huynh: Chưa hiểu nhiều về phương pháp giáo dục mới này. - Về bản thân: Phương pháp STEM mới lạ vì vậy kiến thức và sự hiểu biết về phương pháp này của giáo viên còn nhiều hạn chế. * Kết quả khảo sát thực tế. Trước khi được tham gia lớp học STEM tôi đã đặt ra rất nhiều câu hỏi: STEM có phù hợp với điều kiện GDMN Việt Nam hay không? Nó có sự khác biệt gì đối với chương trình học hiện nay? Điều gì hay ở phương pháp này mà STEM được ca ngợi và đưa vào ứng dụng, tiếp cận cho trẻ từ bậc học mầm non? Trong một thời gian ngắn tham gia lớp học, những cầu hỏi này của tôi đã dần dần được trả lời. Từ đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu, tìm hiểu để đưa phương pháp này cho trẻ lớp tôi được tiếp cận một cách sớm nhất. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi ngay từ đầu năm học tôi luôn quan tâm và đặc biệt chú ý đến khả năng tưởng tượng, tư duy, phán đoán, khả năng hiểu biết của trẻ về các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, về kỹ thuật, toán học, nghệ thuật. Qua quá trình quan sát tôi nhận thấy trẻ lớp tôi rất ham học hỏi, rất tò mò và thích thú với các hoạt động khám phá, trải nghiệm. Chính vì vậy tôi chắc chắn rằng khi ứng dụng phương pháp giáo dục STEM vào cho trẻ thì trẻ sẽ lĩnh hội được nhiều kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học, sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm có ứng dụng vào thực tiễn. Tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ thông qua bảng khảo sát như sau: Số trẻ trong lớp là 42 cháu. Trong đó: Số trẻ nữ là: 21 cháu chiếm 50%. Số trẻ nam là: 21 cháu chiếm 50%. Bảng khảo sát chất lượng 42 trẻ tháng 9 TT Nội dung khảo sát Đầu năm Tỷ lệ Tốt Khá % Tỷ lệ Trung Tỷ lệ % bình % Kiến thức về các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ 5/42 12% 8/42 19% 29/42 69% 1 thuật, toán học, nghệ thuật Kỹ năng về các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán 4/42 10% 5/42 12% 33/42 79% 2 học, nghệ thuật. Sự nhanh nhẹn, hoạt bát của 10/42 23% 12/42 29% 20/42 48% 3 trẻ khi tham gia các hoạt động. Kỹ năng hoạt động nhóm, khả 4 8/42 19% 10/42 23% 24/42 57% năng truy vấn của trẻ. Với kết quả khảo sát trên tôi đã nghiên cứu và tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề. 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến để giải quyết vấn đề: 2.1. Giải pháp 1: Xây dựng các bài học 5E và đưa vào ngân hàng nội dung, kế hoạch tháng/tuần. Như chúng ta đã biết STEM là một phương pháp giáo dục mới và là năm học đầu tiên Thị xã Sơn Tây đưa vào ứng dụng trong chương trình giáo dục mầm non. Vì vậy việc lồng ghép, ứng dụng phương pháp giáo dục STEM vào trong kế hoạch tháng là rất khó khăn. Ngay từ đầu năm học việc tôi cần làm đầu tiên là: + Xây dựng các bài học 5E đưa vào ngân hàng nội dung, hoạt động. Nội dung của một bài học 5E gồm có đầy đủ từ E1 đến E5 trong đó: E1: thu hút, E2: khám phá, E3: giải thích, E4: mở rộng, E5: đánh giá. Khi xây dựng được các bài học 5E cho cả một năm được tổ chuyên môn và nhà trường phê duyệt tôi đưa các bài học 5E vào ngân hàng nội dung sau đó áp dụng cụ thể vào từng tháng/tuần. Dự kiến ứng dụng STEM vào trong chương trình giáo dục mầm non. Tháng thực hiện Các bài học 5E Tháng 11 Thiết kế túi xách Tháng 12 Làm giỏ hoa tặng chú bộ đội. Tháng 1 Thiết kế thùng đựng rác mini Tháng 2 Làm giỏ đựng quà tết Tháng 3 Làm biển báo giao thông Làm ô tô chở khách Tháng 4 Làm khẩu trang Ghi chú Tháng 5 Làm khung ảnh STEM là một phương pháp mới, bản thân chúng tôi lại chưa có kiến thức sâu rộng về phương pháp này, đồ dùng học liệu STEM bước đầu còn hạn chế bên cạnh đó giáo viên phải thực hiện chương trình khung của Bộ giáo dục chính vì vậy sau khi nghiên cứu để cho phù hợp nhất khi đưa vào lồng ghép các bài học 5E với chương trình giáo dục hiện nay tôi đã dựa trên các chủ đề sự kiện và đưa các bài học 5E vào sao cho phù hợp. Từ đó sẽ giúp trẻ dần dần làm quen với phương pháp mới và trẻ sẽ không bỡ ngỡ, hiệu quả đạt được tốt hơn. VD: Trong tháng 11 có 4 tuần, chủ đề sự kiện của các tuần là: +Tuần 1: Một số nghề phổ biến. +Tuần 2: Công việc của bố, mẹ +Tuần 3: Ngày NGVN 20/11 +Tuần 4: Ước mơ của bé. Tôi chọn một tuần có sự kiện nổi bật đó là tuần 3 sau đó tôi soạn một bài 5E đó là bài: “Làm túi xách” tặng cô giáo nhân ngày NGVN 20/11 và đưa vào thực hiện trong tuần 3. Khi cô và trẻ đã quen với phương pháp này tôi mạnh dạn đưa 2 giáo án 5E vào một tháng. 2.2. Giải pháp 2: Xây dựng góc STEM trong lớp học cho trẻ hoạt động. Góc STEM được thiết kế ở trong lớp có thể riêng hoặc kết hợp vào góc tạo hình, góc toán, khám phá khoa học. Tôi đã giành ra một góc nhỏ trong lớp để xây dựng và trang trí cho trẻ hoạt động góc STEM. Vì STEM là sự kết hợp của các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học chính vì vậy khi xây dựng góc STEM các đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu để trang trí góc chính là những nguyên liệu mang tính: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán như là: kính bảo hộ, súng bắn keo, dao cắt bìa cứng, kéo, băng dính các loại, cưa trẻ em, búa trẻ em, kìm, kính chịu lực, kính lúp, thước dây, ghim… Để có những đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu phong phú bản thân tôi đã có những đề xuất với BGH nhà trường và đã được tổ chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt và bổ xung đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động STEM. (Hình ảnh 1: đề xuất với BGH) Ngoài những đồ dùng mà nhà trường đã trang bị cho lớp cô và trò lớp A2 còn sưu tầm và mang đến rất nhiều đồ dùng như: phễu, chai lọ có mililit, đồng hồ, điện thoại, bàn phím máy tính, con chuột máy tính… (Hình ảnh 2: góc STEM trong lớp) Bên cạnh đó bản thân tôi cũng đã tuyên truyền, phát động tới 100% các bậc phụ huynh để ủng hộ về đồ dùng học liệu phục vụ cho hoạt động STEM và đã được phụ huynh nhiệt tình ủng hộ một số đồ dùng để các con hoạt động đó là: bàn phím máy tính, con chuột, Ipart, đèn pin, bóng đèn, nút công tắc, vỏ hộp bánh, điện thoại đã hỏng…và tôi đã nhận được ở trẻ những câu hỏi: Đây là cái gì hả cô? Đồ dùng này dùng để làm gì? Đồ dùng này sử dụng như thế nào? Chính những câu hỏi này là bước đầu thể hiện ở trẻ sự tìm tòi, khám phá và đó chính là kết quả mà tôi nhận được đầu tiên khi ứng dụng phương pháp. (Hình ảnh 3: các bậc phụ huynh ủng hộ) 2.3. Giải pháp 3: Đưa các E và lồng ghép các kỹ năng nền vào trong các hoạt động một cách phù hợp. Để thực hiện ứng dụng có hiệu quả phương pháp giáo dục STEM. Tôi đã lựa chọn nội dung tích hợp hoạt động STEM phù hợp cho từng hoạt động như sau. * Giờ trò chuyện sáng: Để thực hiện bài học 5E tốt thì các E: E1, E2, E3, E4, E5 trong bài học phải thực hiện tốt vì vậy tôi luôn chia nhỏ các E ra để thực hiện vì trẻ bước đầu được làm quen với phương pháp STEM nên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng. Thường thì giờ trò chuyện buổi sáng chính là giờ để tôi thực hiện E1 trong bài học 5E. E1 trong bài học 5E là thu hút trẻ đến đề tài tôi sẽ thực hiện trong bài học 5E. Tôi thu hút trẻ bằng nhiều cách: có thể bằng video, bằng hình ảnh, nghe kể chuyện hay sử dụng tình huống có vấn đề... VD: Với đề tài: “Làm nhà nổi” tôi có thể thực hiện thu hút trẻ. Tôi đưa ra một số chất liệu như: phao, xốp, sỏi, ni lông, lá cây... cho trẻ phán đoán từ việc sờ, nhìn. Để kiểm chứng phán đoán của trẻ và cũng là cung cấp kiến thức cho trẻ để chuẩn bị vào bài học tôi cho trẻ xem video rồi trò chuyện với trẻ về đề tài sắp học. (Hình ảnh 4: cô trò chuyện với trẻ) * Hoạt động học: Hoạt động khám phá: Ở hoạt động này tôi cho trẻ thực hiện các hoạt động khám phá, trải nghiệm, thử nghiệm. E2 trong bài học 5E là trẻ được khám phá đặc điểm cấu tạo hay trẻ khám phá về chất liệu để làm ra sản phẩm vì vậy tôi thường đưa E2 trong bài học 5E vào giờ học khám phá. Ở hoạt động này trẻ vừa được tìm tòi, khám phá, được trải nghiệm bên cạnh đó trong hoạt động này để giải quyết được những điều trẻ còn tò mò, hoài nghi thì lúc này trẻ đặt ra các câu hỏi truy vấn và từ đó giúp trẻ phát triển tư duy, ngôn ngữ, óc hoài nghi khoa học, kỹ năng ghi nhớ, phân tích, khái quát, vận dụng những tri thức để giải quyết vấn đề. Qua hoạt động khám phá E2 trong bài học 5E trẻ không chỉ được tìm tòi khám phá, được tích cực tham gia hoạt động nhóm, được chủ động tìm kiếm nguyên vật liệu, tự do thảo luận mà trẻ ở hoạt động này sau khi tìm được nguyên vật liệu trẻ còn phải đưa vào bảng kết quả của nhóm mình và phải thể hiện được nguyên liệu đó có thể sử dụng để làm ra sản phẩm hay không. Để thể hiện được điều đó trẻ phải dùng các ký hiệu hay còn có thể gọi là các ký tự để thể hiện trên bảng kết quả của nhóm như: các dấu v, x, hay thể hiện bằng hình ảnh mặt cười, mặt mếu. Đó chính là cách làm mới, khác so với các giờ học cũ, truyền thống mà qua đó sẽ kích thích trẻ phải tư duy, tìm tòi, và phải có sự hòa thuận, đoàn kết nhất trí của của cả nhóm. (Hình ảnh 5: trẻ khám phá nguyên liệu làm thùng rác mi ni) Hoạt động tạo hình: Hoạt động tạo hình là quá trình trẻ chơi sáng tạo với màu nước và vô vàn nguyên liệu, điều này tạo cơ hội cho trẻ biết sử dụng phối hợp các nguyên liệu khi tạo ra các sản phẩm, đây là tiền đề để trẻ biết cách kết hợp các nguyên liệu bất kì mà trẻ thu lượm được khi thực hiện để tạo ra sản phẩm. Hoạt động tạo hình cũng là một giờ học mà tôi thường đưa E4 của bài học 5E vào cho trẻ. Vì E4 trong bài học 5E là trẻ sẽ thực hiện theo chu trình thiết kế kỹ thuật đó là: Chu trình thiết kế kỹ thuật 2 1 Tưởng tượng Lên kế hoạch Hỏi 3 Thực hiện 4 Chia sẻ kết quả 5 . Trong chu trình đó có bước “thực hiện” ở bước này trẻ sẽ làm thực hành để tạo ra sản phẩm, vì vậy mà tôi đưa E4 vào giờ tạo hình. Với giờ học tạo hình thì không chỉ đưa E4 vào mà tôi còn đưa và rèn các kỹ năng nền cho trẻ để phục vụ cho bài học sắp tới, và điều đặc biệt thú vị và làm tôi thấy rõ được ưu điểm của phương pháp giáo dục STEM đối với trẻ đó là những sản phẩm STEM đều có tính ứng dụng vào thực tế. * Hoạt động góc. Trong hoạt động góc tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ hoạt động một cách tích cực để trẻ phát huy được hết khả năng, tính sáng tạo và luôn có mong muốn khám phá những điều mới lạ, đặc biệt là những góc có nội dung thành phần của phương pháp STEM. Góc khám phá: + Tôi cho trẻ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, thí nghiệm để phát hiện tính khoa học trong mỗi thí nghiệm. + Cho trẻ chơi các trò chơi với những đồ dùng của bộ môn kĩ thuật: cưa, tua vít, ốc vít, búa, đinh… + Hoạt động góc chính là trẻ thực hiện khám phá, trải nghiệm, thử nghiệm, được tìm kiếm, trao đổi với các bạn trong nhóm để tự tìm ra nguyên vật liệu làm ra sản phẩm của đề tài vì vậy cho trẻ hoạt động góc là rất quan trọng giải quyết E2 trong bài học 5E. VD: khi cho trẻ khám phá nguyên liệu làm thùng rác mini trẻ sẽ trao đổi với các bạn trong nhóm để tìm nguyên liệu và thử nghiệm ghép các nguyên liệu trẻ tìm được và phát hiện xem nguyên liệu nào có thể ghép được tạo thành khối và đựng được rác thải khô theo tiêu chí cô đưa ra. (Hình ảnh 6: trẻ hoạt động ở góc Stem) + Đây là bước quan trọng vì sau khi khám phá trẻ sẽ thu được những kết quả chính xác đó là tìm ra được nguyên liệu làm thùng rác, đựng được rác thải khô và có nắp đậy. Đó chính là căn cứ để trẻ tiếp tục thực hiện đề tài ở E4. Góc toán: + Cho trẻ chơi những trò chơi, đồ chơi có mục đích ôn luyện khái niệm sơ đẳng về toán. + Phát hiện tính logic. + Ứng dụng của khái niệm toán vào cuộc sống. VD: Khi trẻ thực hiện để tài trong tháng: thiết kế kỹ thuật “Làm khẩu trang” thì lúc này khi trẻ làm khẩu trang sẽ có liên quan đến toán học đó là hình dạng khẩu trang, kích thước khẩu trang, chiều dài của quai sao cho phù hợp để đeo được. Lúc này khi chơi góc cô có thể cho trẻ thực hiện ôn luyện các bài tập về hình dạng, đo kích thước để phục vụ cho hoạt động E4 làm khẩu trang. Góc tạo hình: + Phối hợp các kĩ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm, ứng dụng các kĩ năng đó trong cuộc sống + Vẽ sáng tạo theo tưởng tượng. VD: Khi trẻ thực hiện để tài trong tháng: thiết kế kỹ thuật ”Làm khẩu trang” thì lúc này khi trẻ về góc trẻ sẽ tưởng tượng để vẽ chiếc khẩu trang như thế nào, trang trí màu sắc ra sao. Chính những hoạt động này của trẻ sẽ giúp cho quá trình thiết kế chiếc khẩu trang đó là E4 trong bài học 5E. + Để chuẩn bị tốt cho đề tài trẻ sắp học thì ở góc tạo hình tôi còn thường xuyên rèn các kỹ năng nền cho trẻ. VD: Khi trẻ thực hiện để tài trong tháng: thiết kế kỹ thuật ”Làm khẩu trang” thì lúc này khi trẻ về góc tạo hình tôi cho trẻ vẽ, trang trí hoặc cắt dán. Những hoạt động đó của trẻ sẽ là các kỹ năng nền để giúp cho trẻ thực hiện các E tốt hơn. * Hoạt động ngoài trời: E2 trong bài học 5E là khám phá, trẻ sẽ tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm về tính chất, đặc điểm, nguyên vật liệu vì vậy ngoài đưa E2 vào giờ học khám phá tôi còn đưa E2 ra hoạt động ngoài trời. VD: Khi ra ngoài trời cô có thể cho trẻ thực hiện HĐCCĐ là làm thí nghiệm “Chất tan, không tan trong nước” khi đó trẻ sẽ thực hiện làm thí nghiệm xem chất nào tan và chất nào không tan khi cho vào nước và kết quả trẻ thu được đó là E2 (khám phá) trong bài học 5E. (Hình ảnh 7: trẻ thực hiện khám phá chất tan - không tan). * Trong giờ hoạt động chiều: Trong giờ hoạt động chiều trẻ có nhiều thời gian để hoạt động. Khi thực hiện bài học 5E tôi có thể đưa các E vào hoạt động chiều nhưng tôi thường đưa E4 vào hoạt động này. Vì E4 là trẻ thực hiện chu trình kỹ thuật mà điều quan trọng trong E4 là trẻ đưa ra bản thiết kế và thực hiện làm theo bản thiết kế để tạo ra sản phẩm, hoạt động này cần khá nhiều thời gian cho trẻ vì vậy để phù hợp tôi đưa vào hoạt động chiều. (Hình ảnh 8: trẻ hoạt động chiều) Trong các giờ hoạt động chiều trong tuần cô có thể cho trẻ thực hiện các hoạt động mà trong đó cung cấp thêm các kiến thức nền cho trẻ để phục vụ cho bài học mà tôi đã lên kế hoạch để trẻ có những kỹ năng tốt và thực hiện các hoạt động trong bài học cô đưa ra được tốt hơn. 2.4. Giải pháp 4: Kỹ năng hoạt động nhóm và khả năng truy vấn của trẻ Để giúp trẻ tăng cường hoạt động thảo luận trong nhóm tôi thường cho trẻ hoạt động ở các góc hay hoạt động chiều, tôi đưa ra các bài tập hay nhiệm vụ nhỏ và giao cho các nhóm để tăng cường khả năng hoạt động nhóm. Qua đó trẻ được trò chuyện, trao đổi, thảo luận nhiều hơn giúp trẻ có kỹ năng hoạt động nhóm tốt hơn. (Hình ảnh 9: nhóm hoạt động thảo luận) Học tập theo truy vấn là một phương pháp lấy trẻ làm trung tâm. Thay vì giáo viên trình bày cho trẻ kiến thức, kỹ năng đã định sẵn thì yêu cầu trẻ tự đặt ra các câu hỏi kiểu “điều tra” và tiến hành “tìm kiếm tri thức” để đi đến kết luận về các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh. Để tăng cường khả năng truy vấn của trẻ tôi thực hiện trong các giờ trò chuyện sáng, giờ hoạt động chiều, trong giờ học, hoạt động góc, qua các giờ hoạt động qua đó trẻ sẽ phát triển về ngôn ngữ, năng lực tư duy tạo ra câu hỏi, óc hoài nghi, vận dụng tri thức đã có để trả lời câu hỏi của bạn. Từ đó phát triển khả năng ghi nhớ, năng lực phân tích, so sánh, khái quát, kĩ năng giải quyết vấn đề trong thực tế. 3. Kết quả sau khi áp dụng giải pháp, sáng kiến tại đơn vị. Sau khi áp dụng các giải pháp trên trong thời gian vừa qua kết quả đạt được như sau: * Đối với trẻ Sau khi thực hiện đề tài kiến thức, kỹ năng của trẻ về các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học, nghệ thuật, kỹ năng hoạt động nhóm, khả năng đưa ra các câu hỏi truy vấn của trẻ có nhiều tiến bộ, trẻ mạnh dạn, tự tin, chủ động, hứng thú tham gia vào hoạt động. Kết quả đạt được như sau: Bảng kết quả đối chứng sau khi thực hiện. (Từ tháng 09/2020 đến tháng 03/2021) T T 1 2 3 4 Tốt Phân loại khả năng Tháng 9 Tháng 3 Khá Tỷ lệ % Tháng 9 Tháng 3 TB Tỷ lệ % Tháng 9 Tháng 3 Tỷ lệ % Kiến thức về các lĩnh 5/42 20/42 8/42 15/42 29/42 7/42 vực khoa Tăng Tăng Giảm học, công = = = = = = 36% 19% 53% nghệ, kỹ 12% 48% 19% 36% 69% 16% thuật, toán học. Kỹ năng về các lĩnh 4/42 20/42 9/42 15/42 29/42 7/42 vực khoa Tăng Tăng Giảm học, công = = = = = = 38% 15% 53% nghệ, kỹ 10% 48% 21% 36% 69% 16 % thuật, toán học. Sự nhanh nhẹn, hoạt 10/42 20/42 12/42 17/42 20/42 5/42 Tăng Tăng Giảm bát của trẻ = = = = = = khi tham 24% 11% 36% 24% 48% 29% 40% 48% 12% gia các hoạt động Kỹ năng 8/42 24/42 10/42 15/42 24/42 3/42 hoạt động Tăng Tăng Giảm nhóm, khả = = = = = = 38% 12% 50% năng truy 19% 57% 24% 36% 57% 7% vấn của trẻ. Bảng so sánh, đối chứng kết quả giữa đầu năm và cuối học kỳ I * Đối với giáo viên Bản thân tôi qua nghiên cứu tài liệu, áp dụng trên trẻ lớp tôi những kiến thức về phương pháp giáo dục STEM tôi đã nắm rõ hơn. Thấy được những ưu điểm của phương pháp giáo dục mới từ đó tôi tự tin, mạnh dạn đổi mới. Phổ biến rộng rãi đối với bạn bè đồng nghiệp trong nhà trường để ứng dụng vào các hoạt động hàng ngày cho trẻ. 4. Hiệu quả của sáng kiến: 4.1 Hiệu quả về khoa học: Có cơ sở lý luận, có thực tế, các minh chứng đưa ra có số liệu rõ ràng cụ thể đúng với khả năng của trẻ, dễ hiểu và áp dụng được cho tất cả các lớp ở các trường mầm non. Giáo viên nâng cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, có kiến thức về phương pháp giáo dục STEM từ đó giúp trẻ tiếp cận phương pháp giáo dục mới một cách có hiệu quả. Nâng cao ở trẻ kiến thức và kỹ năng ở các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. 4.2 Hiệu quả về kinh tế: Trước mỗi dự án hay bài học 5E giáo viên trao đổi với phụ huynh trước đó để cùng chuẩn bị nguyên liệu đồ dùng cho hoạt động. Có nhiều tiết dạy mà nguyên liệu có thể tận dụng từ các nguyên vật liệu đã qua sử dụng nên dễ sưu tầm, dễ kiếm hạn chế được một phần kinh phí. 4.3 Hiệu quả về xã hội: Đem lại hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường, đặc biệt là trong tất cả các lĩnh vực giáo dục trẻ. Sáng kiến kinh nghiệm này đã đáp ứng được xu thế phát triển của đất nước, thời kỳ “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Sáng kiến này có thể áp dụng được ở tất cả các lớp mẫu giáo lớn và ở tất cả các trường mầm non. 5. Tính khả thi Sáng kiến được áp dụng tại trường và có thể áp dụng ở tất cả các trường mầm non. 6. Thời gian thực hiện đề tài Thời gian: 7 tháng. Từ tháng 9/2020 đến tháng 3/2021. 7. Kinh phí thực hiện đề tài Nhà trường đã mua một số đồ dùng STEM cơ bản phục vụ cho hoạt động của trẻ: súng bắn keo nhiệt độ thấp, dao cắt bìa cứng dành cho trẻ em, tua nowvit, kính lúp, thước dây, thước kẻ, kéo nhíp với số tiền 1.800.000 (Một triệu tám trăm nghìn đồng) III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi xin được đề xuất một số ý kiến sau: * Đối với Phòng giáo dục: Kính mong Phòng giáo dục tiếp tục tổ chức cho giáo viên chúng tôi được đi thăm quan môi trường sư phạm và các tiết dạy mẫu ở trường bạn để học hỏi kinh nghiệm về phương pháp dạy học STEM. * Đối với nhà trường: Bổ sung tài liệu tham khảo về phương pháp giáo dục Stem cho giáo viên học tập và nghiên cứu. Tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan học tập các trường áp dụng phương pháp giáo dục STEM để học hỏi kinh nghiệm về cách tổ chức và lồng ghép vào trong chương trình giáo dục mầm non hiện hành. Trên đây là “Một số biện giúp trẻ 5-6 tuổi A2 Trường mầm non Trung Sơn Trầm tiếp cận với phương pháp giáo dục STEM/STEAM” mà tôi đã nghiên cứu, triển khai thực hiện nghiêm túc với trẻ lớp tôi trong thời gian vừa qua. Trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh được những tồn tại. Vì vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện và có tính khả thi cao. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN TST, ngày 22 tháng 03 năm 2021 Người viết sáng kiến Kiều Ngọc Ngư TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tham khảo trên mạng. 2. Tham khảo qua giáo án và trải nghiệm thực tế tại trường mầm non Hoa Thủy Tiên. “Tôi xin cam đoan đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi là do tôi tự làm không sao chép dưới mọi hình thức. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.” ẢNH MINH CHỨNG SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2020-2021 Hình 1: Hình ảnh đề xuất với BGH nhà trường - MC biện pháp 2 Hình 2: Góc STEAM trong lớp học - MC biện pháp 2 Hình 3: Hình ảnh phụ huynh ủng hộ nguyên liệu - MC biện pháp 2 Hình 4: Hình ảnh giờ trò chuyện buổi sáng - MC biện pháp 3 Hình 5: Hình ảnh giờ học khám phá nguyên liệu làm thùng rác mini - MC biện pháp 3 Hình 6: Hình ảnh trẻ hoạt động góc STEAM - MC biện pháp 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng