Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ 24-36 tháng tuổi chơi một số t...

Tài liệu Skkn một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ 24-36 tháng tuổi chơi một số trò chơi dân gian tại nhà trong trong thời gian nghỉ dịch covid -19

.PDF
30
1
96

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON TRIỀU KHÚC “MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN PHỤ HUYNH DẠY TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI CHƠI MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN TẠI NHÀ TRONG THỜI GIAN NGHỈ DỊCH COVID-19” Lĩnh vực : Giáo dục nhà trẻ Cấp học : Mầm non Tác giả : Nguyễn Thị Tuyết Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Triều Khúc NĂM HỌC 2021- 2022 MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài: ............................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: ....................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: ....................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................. 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .................................................................... 3 1. Cơ sở lí luận: ..................................................................................................... 3 2. Cơ sở thực tiễn: ................................................................................................. 3 2.1. Thuận lợi: ....................................................................................................... 4 2.2. Khó khăn ........................................................................................................ 4 3. Các biện pháp thực hiện .................................................................................... 5 3.1. Biện pháp 1. Tu dưỡng rèn luyện, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 ................................................................................................ 5 3.2 Biện pháp 2: Hướng dẫn phụ huynh 1 số biện pháp tạo và duy trì hứng thú đối với trò chơi – đồng dao ................................................................................... 6 3.3. Biện pháp 3: Sưu tầm một số trò chơi dân gian gắn với đồng dao hướng dẫn phụ huynh tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao phù hợp với độ tuổi .................................................................................................................... 8 3.4. Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh ........................ 15 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.............................................................................. 16 1. Kết quả trên trẻ: ............................................................................................... 16 2. Về phía phụ huynh: ......................................................................................... 17 PHẦN III:KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................. 18 1. Kết luận: .......................................................................................................... 18 2. Khuyến nghị: ................................................................................................... 18 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC MINH CHỨNG PHỤ LỤC ẢNH MINH HỌA PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Là bậc học ban đầu đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Đặc điểm nổi bật của trẻ mầm non là “học mà chơi, chơi mà học”. Vậy nên từ ngàn xưa, ông cha ta đã sáng tạo nên nhiều loại hình nghệ thuật, trong đó có những trò chơi của trẻ nhỏ gắn với những lời ca tiếng hát giúp chúng học mà chơi, chơi mà học. Đó là những trò chơi dân gian gắn với đồng dao. Có thể xem đây là một phương thức dạy học không thầy, không sách nhưng qua đó, giáo dục con người, từ thuở ấu thơ, cách nhìn nhận và sự hiểu biết về thế giới tự nhiên, về môi trường, về xã hội và cộng đồng một cách tự nhiên và sâu sắc. Qua đó, trẻ em không những được bồi dưỡng trí tuệ mà còn được giáo dục những tình cảm truyền thống tốt đẹp từ trong gia đình, làng xóm, quê hương, đất nước. Đúng như PGS. TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Ngày nay, dưới sự bùng nổ của internet, trẻ em dần xa rời các trò chơi dân gian gắn với các bài hát đồng dao và thay vào đó là các trò chơi mang tính công nghệ và hiện đại hơn. Trong bối cảnh đại dịch Covid -19 hiện nay, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của mọi lứa tuổi, cuộc sống xã hội có nhiều biến đổi, trẻ em chưa thể tới trường, không gian hoạt động bị thu nhỏ. Các con thường được bố mẹ cho xem điện thoại, ipad, rất ít ông bà bố mẹ dành thời gian chơi với con những trò chơi dân gian. Vì vậy, cần có những cách thức tổ chức các trò chơi dân gian gắn với đồng dao phù hợp để giúp các bậc phụ huynh có thể dễ dàng tổ 2 chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, và giúp cho các trò chơi đó phát huy được chức năng vui chơi cũng như giáo dục của nó đối với trẻ. Trước thực trạng đó là một giáo viên dạy ở lớp 24-36 tháng tuổi, tôi nhận thấy rằng cho trẻ chơi những trò chơi dân gian gắn với đồng dao là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong quá trình phát triển toàn diện cho trẻ. Tôi luôn trăn trở với câu hỏi: Vậy làm thế nào? Và bằng cách nào? để việc tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi dân gian gắn với đồng dao mang lại hiệu quả cao khi trẻ nghỉ dịch ở nhà. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ 24-36 tháng tuổi chơi một số trò chơi dân gian tại nhà trong trong thời gian nghỉ dịch covid -19” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Nghiên cứu thực trạng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 24- 36 tháng tại nhà trong mùa dịch. - Đưa ra các biện pháp phối hợp với phụ huynh dạy con chơi trò chơi dân gian tại nhà. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2021 đến tháng 4/2022. - Đối tượng: Lớp nhà trẻ D3 (trẻ 24-36 tháng tuổi) ở trường trường mầm non Triều Khúc. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp điều tra. 3 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận: Như chúng ta đã biết, trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ em. Trẻ em khi được chơi chính là cơ hội cho trẻ trở về với nguồn cội, hình thành nên nhân cách văn hóa mang bản sắc dân tộc. Trong xã hội hiện đại, trẻ em tiếp xúc rất nhiều với các trò chơi hiện đại nhưng không thể thiếu trò chơi dân gian cổ truyền. Nó chính là sự kết nối hiện đại với cổ xưa, giúp trẻ tiếp xúc với các giá trị văn hóa dân tộc mà từ đó xây dựng nên nhân cách văn hóa dân tộc cho trẻ em Việt Nam. Qua đó, trò chơi dân gian góp phần tạo dựng nên tâm hồn dân tộc cho tuổi thơ Việt Nam nhất là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, mà hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này chính là hoạt động vui chơi, hoạt động đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Tuổi mẫu giáo là giai đoạn mà đứa trẻ có một tâm hồn nhạy cảm, khiếu thẩm mĩ đang nhen nhóm, cơ thể đang lớn và phát triển, là cơ hội để chúng ta có thể rèn luyện thể lực cho trẻ, giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, để có thể tiếp thu tốt những nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc một cách tự nhiên và nhẹ nhàng thông qua trò chơi dân gian, đây cũng là một hoạt động mà trẻ khá thích thú và muốn được trải nghiệm. Vì vậy, người lớn nói chung và nhà giáo dục nói riêng cần chú trọng tới việc đưa trò chơi dân gian vào hoạt động hàng ngày của trẻ, từ đó khai thác tối đa vai trò giáo dục của nó đối với trẻ mẫu giáo để góp phần làm nhân cách đứa trẻ được phát triển toàn diện. 2. Cơ sở thực tiễn: Trường mầm non nơi tôi công tác tại số 2 ngõ 66 phố Triều Khúc huyện Thanh Trì có khuôn viên trường rông rãi, thoáng mát. Cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ lớp học rộng rãi, sân chơi thoáng mát, nhiều cây xanh. Năm học 2021-2022, nhà trường có 15 lớp tổng số là 565 trẻ. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 58 đồng chí. Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt huyết, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. 4 Năm học này, tôi được ban giám hiệu phân công dạy trẻ lớp nhà trẻ D3 với 35 trẻ, trong đó 17 cháu nam và 18 cháu nữ. Lớp có 3 cô trình độ chuyên môn trên chuẩn. 64 % phụ huynh làm nghề tự do 36% phụ huynh làm công nhân viên chức. Từ thực tế trên khi thực hiện đề tài tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.1. Thuận lợi: - Ban giám hiệu nhà trường luôn đi sâu đi sát, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên dự các lớp bồi dưỡng công nghệ thông tin, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ… - Bản thân có lòng say mê tìm tòi, sáng tạo,thường xuyên trau dồi những kiến thức về chuyên môn, kĩ năng sư phạm, yêu nghề, mến trẻ,say mê, nhiệt huyết với đề tài. Tôi luôn được đồng nghiệp giúp đỡ, trao đổi khinh nghiệm giảng dạy - Đa số phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới con em mình. - Đa số các bậc phụ huynh đều có điện thoại thông minh kết nối internet - Đã tạo được kênh thông tin trao đổi với phụ huynh qua zalo nhóm lớp và Facebook - Các trò chơi dân gian gắn với đồng dao rất quen thuộc với tuổi thơ và gần gũi được ông bà, bố mẹ dạy cho con cháu. 2.2. Khó khăn - Với thực trạng lớp tôi hiện nay vì ảnh hưởng của dịch covid - 19 nên các con nghỉ dịch từ tháng 4 năm 2021. Bước sang năm học mới 2021 – 2022 các con chưa thể đến trường, nên cô giáo, các con và phụ huynh chưa được gặp nhau và hiểu nhau nhiều. - Trẻ tiếp thu kiến thức qua video nên khả năng tiếp thu còn nhiều hạn chế. Nhiều trẻ ở với ông bà, không có điện thoại thông minh hay Smartphone để xem video của các cô. Vì thế không nhận thức được vấn đề phối hợp với nhà trường để dạy học con là như thế nào? Phụ huynh chưa thật sự quan tâm đúng mức, một số phụ huynh nuông chiều con một cách thái quá. Nhiều phụ huynh chưa coi trọng việc chăm sóc con nên ít quan tâm, còn lại vào cô giáo nên việc kết hợp giữa nhà trường và gia đình chưa được thuận lợi. - Trẻ nghỉ dịch ở nhà chỉ thích xem tivi, chương trình trên kênh youtobe 5 - Bản thân giáo viên khi xây dựng những video hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ học tại nhà còn gặp nhiều hạn chế như: thiết bị quay là điện thoại, cấu hình thấp nên chất lượng hình ảnh và âm thanh video chưa cao, khi quay bị rung lắc, bị mờ, âm thanh, ánh sáng thu không đều, lúc to lúc nhỏ, cắt ghép video còn vấp. Bảng khảo sát trẻ đầu năm Nội dung TT 1 2 3 Thời gian Đạt - Trẻ yêu thích trò chơi dân gian tại nhà - Trẻ hào hứng các video của Cô - Trẻ thuộc lời đồng dao Tỉ lệ Chưa Tỉ lệ (%) đạt (%) Đầu năm 25 76 8 24 Đầu năm 23 70 10 30 Đầu năm 27 82 6 18 3. Các biện pháp thực hiện 3.1. Biện pháp 1. Tu dưỡng rèn luyện, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong bối cảnh dịch bệnh covid-19 Để đáp ứng bất kì nhiệm vụ công việc được nhà trường giao, tôi luôn đặt việc tu dưỡng rèn luyện bản thân, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân, đáp ứng yêu cầu của giáo dục mầm non lên hàng đầu. Cố gắng phấn đấu học hỏi thay đổi tiến bộ hơn bằng các hoạt động cụ thể như: - Bản thân tôi luôn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, các buổi chuyên đề của trường, của huyện tổ chức. (Phụ lục 1: Hình ảnh tham gia các buổi tập huấn CM, CNTT của nhà trường, phòng, sở) - Trong bối cảnh dịch bệnh, tôi xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết, nên tôi tìm hiểu cách sử dụng một số công cụ, ứng dụng cho việc xây dựng bài giảng, video để hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà như sử dụng phần mềm cắt ghép video như phần mềm Capcut hay 6 phần mềm Quizzi, VivaVideo. Sử dụng Google Driver hay phần mềm Palet để tạo ra kho lưu trữ, lấy phiếu ý kiến. ( Phụ lục 2: Hình ảnh áp dụng công nghệ thông tin các phần mềm thiết kế Video dạy học đẹp mắt, thu hút trẻ) - Để xây tạo được kho trò chơi phong phú, tôi sưu tầm một số trò chơi dân gian gắn với đồng dao phù hợp với lứa tuổi. Trong buổi thảo luận sinh hoạt chuyên môn, tôi cùng các đồng nghiệp tìm ra những giải pháp và hình thức tổ chức cho phù hợp để phụ huynh có thể dễ dàng nắm bắt, dể dàng thực hiện với điều kiện và đồ dùng có sẵn ở nhà. Khi thảo luận xong sẽ tiến hành quay và cắt ghép video trên phần mềm, cắt ghép xong sẽ gửi lên kho lưu trữ và nhà trường sẽ thẩm duyệt nội dung và chất lượng một lần nữa trước khi gửi tới phụ huynh qua các kênh zalo nhóm lớp. ( Phụ lục 3: Hình ảnh Tôi và đồng nghiệp hỗ trợ nhau chuyên môn, quay clip để làm video gửi phụ huynh.) *Kết quả: Việc rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn đã giúp Tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc hướng dẫn phụ huynh tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian tại nhà trong mùa dịch, Việc học hỏi các phần mềm giúp và hỗ trợ cho Tôi trong việc xây dựng video dạy học, phối kết hợp với phụ huynh đạt hiệu quả cao hết thì lại bắt đầu lại từ đầu. 3.2 Biện pháp 2: Hướng dẫn phụ huynh 1 số biện pháp tạo và duy trì hứng thú đối với trò chơi – đồng dao - Để cho trẻ hào hứng với tiết học cũng như giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua lời bài đồng dao, Tôi hướng dẫn phụ huynh như sau: - Cách 1: Học thuộc bài đồng dao của những trò chơi dân gian phù hợp. Với mỗi trò chơi dân gian thường gắn với một bài đồng dao vì vậy để việc hướng dẫn trẻ đạt hiệu quả nhanh, tôi sẽ đưa thông tin về trò chơi gồm lời đồng dao và cách chơi lên nhóm lớp để phụ huynh nắm được hay chia sẻ những bài hay, kinh nghiệm hay trên những trang fabook, zalo ( Phụ lục 4: Hình ảnh đọc lời bài đồng dao) 7 Ví dụ ở trò chơi Câu ếch, phụ huynh có thể chuẩn bị cho trẻ những cái mũ ếch cho những trẻ làm ếch, cần câu cho trẻ làm người đi câu. - Cách 3: Kể một câu chuyện có liên quan đến trò chơi hoặc đọc một câu thơ, một đoạn trong bài đồng dao hoặc tạo một tình huống chơi bất ngờ để trẻ đoán ra được sẽ chơi trò trò chơi gì. Thường những nhân vật trong câu chuyện bố mẹ, ông bà kể là những vai chơi trong trò chơi, phụ huynh cố gắng tạo ra những tình huống bất ngờ, những pha gây cấn để trẻ thấy thích thú với trò chơi đó, hoặc một lời thơ, một đoạn thơ trong bài đồng dao gắn với trò chơi đó. Ví dụ trò chơi đi tàu hỏa, trước khi bước vào trò chơi, phụ huynh có thể kể một câu truyện ngắn để lôi cuốn trẻ vào trò chơi: “Gia đình bạn thỏ nằm bên kia dãy núi hôm nay là sinh nhật bạn thỏ, bạn ấy mời gia đình mình đến dự. Nhưng đường đi lại rất xa và khó khăn? Bây giờ con có muốn đến dự sinh nhật bạn hay không? Bây giờ gia đình mình cùng nhau chơi trò đi tàu hỏa nhé!” - Cách 4: Luân phiên đổi vai chơi, phân phối thời gian chơi và vai chơi hợp lí. Mỗi trò chơi đều có những vai chơi khác nhau và ở mỗi vai chơi đều có những nhiệm vụ chơi khác nhau khơi gọi ở trẻ sự hứng thú với vai chơi. Do đó, phụ huynh cần luân phiên đổi vai chơi cho trẻ giúp trẻ có cơ hội trải nghiệm ở mỗi vai chơi, hoàn thành những nhiệm vụ chơi khác nhau. Mặt khác, khi trẻ chơi mãi một vai chơi thì sự hứng thú của trẻ sẽ giảm dần và cảm thấy chán trò chơi đó, luân phiên đổi vai chơi giúp trẻ có thêm hứng thú, động lực để tham gia vào trò chơi. - Cách 5: Thường xuyên động viên, khuyến khích và cổ vũ trẻ trong khi chơi. Thường xuyên động viên, cổ vũ và khuyến khích trẻ trong khi chơi là biện pháp khơi dậy tính tư tin, mạnh dạn ở trẻ, tích cực hoạt động trong quá trình tham gia vào trò chơi cũng như sự mong muốn trẻ cố gắng nỗ lực tham gia vào trò chơi mà không vi phạm luật chơi, hoàn thành tốt nhiệm vụ chơi và dành chiến thắng. Phụ huynh có thể sử dụng những lời nói như “cố lên”, “nhanh lên”, “sắp được rồi”, “giỏi quá” nhiều lần trong quá trình trẻ chơi. Phụ huynh cũng có 8 thể chuẩn bị những phần thưởng nhẹ nhàng phù hợp với trò chơi như một tràng vỗ tay thật lớn cho đội thắng cuộc và với đội thua thì bằng một số lời động viên như: “lần sau cố gắng thêm một chút nữa”, “cô tin chắc rằng ở lần sau con sẽ làm được…. Với những trẻ nhút nhát, không mạnh dạn cần động viên, khích lệ trẻ nhiều hơn nữa ngay từ lần đầu tiên tham gia vào cuộc chơi. Trong khi chơi phụ huynh cũng hòa mình vào chơi cùng với trẻ, nhưng không chơi thay cho trẻ, chú ý quan sát và bao quát trẻ chơi để có những lời động viên, khích lệ kịp thời và sửa sai cho trẻ khi cần thiết. - Cách 6: Cho trẻ tự chuẩn bị và cùng với phụ huynh làm những đồ chơi từ các nguyên vật liệu khác nhau để phục vụ cho việc tổ chức trò chơi dân gian. Đồ chơi góp phần đem lại hiệu quả cho trò chơi. Cho trẻ tự tay chuẩn bị những đồ chơi để phục vụ cho trò chơi của mình sẽ góp phần nâng cao hứng thú của đứa trẻ đến việc muốn tham gia chơi những trò chơi dân gian gắn với đồng dao mà mình chuẩn bị đồ chơi. (Phụ lục 5: Hình ảnh làm mũ ếch) Ví dụ: Tôi hướng dẫn cách phụ huynh làm mũ ếch từ những tấm bìa màu hay tấm xốp có sẵn trong nhà. Bước 1: phụ huynh vẽ hình mặt chú ếch lên tấm bìa Bước 2: cắt hình tròn dán làm mắt, dùng bút vẽ miệng cho chú ếch Bước 3: cắt một dây bìa dài rồi gắn hình mặt chú ếch vào giữa đoạn dây rồi đội đo kích thước đầu trẻ và cố định vị trí * Kết quả: Phụ huynh thuộc 1 số bài đồng giao quen thuộc và biết các làm 1 số đồ chơi từ nhiều nguyên liệu khác nhau, để thu hút trẻ tham gia trò chơi dân gian tại nhà 3.3. Biện pháp 3: Sưu tầm một số trò chơi dân gian gắn với đồng dao hướng dẫn phụ huynh tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao phù hợp với độ tuổi 9 Để thuận tiện cho phụ huynh nắm bắt được một số trò chơi dân gian gắn với đồng dao tôi sưu tầm và lựa chọn cách chơi một số trò chơi phù hợp với trẻ 2436 tháng tuổi và chia sẻ lên trang hội nhóm lớp. Với những trò chơi phụ huynh còn vướng mắc tôi sẽ gọi điện hướng dẫn hay chia sẻ những clip hướng dẫn cách chơi trên các kênh uy tín như VTT7 KISS, POKII gửi tới các phụ huynh để phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại nhà. ( Phụ lục 6: Kênh POKII hướng dẫn trẻ mầm non học tại nhà) Để phụ huynh dễ dàng thuộc lời đồng dao và cách chơi của một số trò chơi dân gian tôi tôi sưu tầm viết cách chơi của trò chơi và gửi cho phụ huynh. Sau đây là một số trò chơi tôi sưu tầm được: * Cách chơi trò chơi: dung dăng dung dẻ Một người quản trò vẽ sẵn các vòng tròn nhỏ trên đất, số lượng vòng tròn ít hơn số người chơi. Khi chơi các bạn nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vùng tròn và cùng đọc “dung dăng dung dẻ, dắt trẻ đi chơi, đi đến cổng trời, gặp cậu gặp mợ, cho cháu về quê, cho dê đi học, cho cóc ở nhà, cho gà bới bếp, ngồi xệp xuống đây”. Khi đọc hết chữ “đây” các bạn chơi nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồi xệp xuống. Người không có vòng tròn sẽ bị thua và loại khỏi trò chơi. Đối với trường hợp 2 người cùng ngồi trong 1 vòng tròn, ai ngồi xuống trước sẽ thắng. Sau mỗi lần chơi, tiếp tục xoá thêm 1 vòng tròn và chơi lại như trên cho đến khi chỉ còn 2 người. * Cách chơi trò chơi dân gian Chi chi chành chành Trò chơi dân gian này cần từ 3 người trở lên, trong đó một người sẽ đứng ra trước xòe bàn tay ra cho những người khác giơ ngón trỏ ra đặt vào lòng bàn tay vào. Người xòe bàn tay đọc thật nhanh bài đồng dao: “Chi chi chành chành. Cái đanh thổi lửa Con ngựa chết chương 10 Ba vương ngũ đế Chấp chế đi tìm Ù à ù ập” Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại, những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng sẽ phải vào thế chỗ cho người xòe tay và vừa làm vừa đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi. * Trò chơi Kéo cưa lừa xẻ Hai người ngồi đối diện, cầm chặt tay nhau. Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy lại giống như đang cưa một khúc gỗ. Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần. Bài hát có thể là: Hoặc: “Kéo cưa lừa xẻ “Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khỏe Làm ít ăn nhiều Về ăn cơm vua Nằm đâu ngủ đấy Ông thợ nào thua Nó lấy mất của Về bú tí mẹ”. Lấy gì mà kéo” * Trò chơi Oẳn tù tì Trong một số trò chơi dân gian chỉ có 2 người, để chọn ra người có quyền ưu tiên hoặc chơi trước thì sẽ cần đến Oẳn tù tù. Những vật dụng được thể hiện qua bàn tay: – Cái búa: nắm các ngón tay lại như quả đấm – Cái kéo: nắm 3 ngón tay gồm có ngón cái, ngón áp út, và ngón út lại, và xòe 2 ngón tay còn lại (ngón trỏ, ngón giữa) ta có hình cái Kéo – Cái bao: xòe cả 5 ngón tay ra. Luật chơi: Khi cả hai cùng đọc: “Uýnh Sình Sầm mày ra cái gì? Tao ra cái này”, trong khi bàn tay được dấu sau lưng và khi dứt câu thì đưa tay ra cùng một lúc. 11 Phân định thắng thua bằng cách: Cái búa đập cái kéo, cái kéo cắt cái bao, cái bao trùm được cái búa. Nếu 2 bên ra cùng một dấu hiệu thì được trò chơi sẽ bắt đầu lại. * Trò chơi Nu na nu nống Những người chơi ngồi xếp hàng bên nhau, duỗi 2 chân ra, tay cầm tay, vừa nhịp tay vào đùi vừa đọc bài đồng dao: Hoặc: Nu na nu nống “Nu na nu nống Cái cống nằm trong Cái cống nằm trong Cái ong nằm ngoài Đá rạng đôi bên Củ khoai chấm mật Đá lên đá xuống Bụt ngồi bụt khóc Đá ruộng bồ câu Con cóc nhảy ra Đá đầu con voi Con gà ú ụ Đá soi đá xỉa Bà mụ thổi xôi Đá nửa cành sung Nhà tôi nấu chè Đá ung trứng gà Tè he chân rút”. Đá ra đường cái Gặp gái giữa đường Gặp phường trống quân Có chân thì rụt”. Mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một chân theo thứ tự từ đầu đến cuối rồi lại quay ngược lại cho đến chữ “rút” hoặc “rụt”. Chân ai gặp từ “rút” hoặc “rụt” nhịp trúng thì co chân lại. Cứ thế cho đến khi các chân co lại hết thì chơi lại từ đầu. * Trò chơi Úp lá khoai Cách chơi: Mỗi bạn chơi ngồi thành vòng tròn, úp 2 bàn tay xuống đất.Khi bắt đầu đọc “ Úp lá khoai” thì 1 người lấy tay của mình phủ lên tay của tất cả mọi người, lúc đó mọi người ngửa hết bàn tay lên. Một người lấy tay của mình chỉ lần lượt từng bàn tay, vừa chỉ vừa hát tiếp: “Mười hai chong chóng Thụt ra thụt vô 12 Đứa mặc áo trắng Có thằng té xuống giếng Đứa mặc áo đen Có thằng té xuống xình Đứa xách lồng đèn Úi chà, úi da!” Đứa cầm ống thụt Luật chơi: Hát đến chữ cuối cùng, người chỉ để vào tay của người nào thì người đó bị phạt. * Trò chơi dân gian trẻ em Tập tầm vông Trò chơi này cần 2 người hoặc 3, 4 người chơi. Một người nắm một đồ vật nhỏ trong tay trái hoặc tay phải và giấu vào sau lưng. Sau đó đọc to bài đồng dao: “Tập tầm vông Tay không tay có Tập tầm vó Tay có tay không Tay không tay có, tay có tay không” Và nắm chặt lòng bàn tay và đưa hai tay ra. Những người chơi còn lại sẽ đoán xem tay nào có nắm viên sỏi. Luật chơi: Nếu người chơi bị đoán trúng tay nắm viên sỏi hoặc những người chơi còn lại không đoán được tay nào nắm viên sỏi thì tùy vào quy định của cuộc chơi có thể bị phạt khác nhau * Trò chơi Đi tàu hỏa Người chơi đứng thành hàng dọc, người sau để tay lên vai người trước. Người dẫn đầu vừa chạy vừa hô lệnh “Tàu lên dốc” hoặc “Tàu xuống dốc”. Khi nghe lệnh “Tàu lên dốc” tất cả chạy chậm, bàn chân nhón lên, chạy bằng mũi bàn chân. Khi nghe lệnh “Tàu xuống dốc”, tất cả chạy chậm chậm bằng gót chân. Trong lúc chạy, mọi người cùng hát bài đồng dao: “Đi cầu đi quán Mua một đàn gà Đi bán lợn con Về cho ăn thóc Đi mua cái xoong Mua lược chải tóc 13 Đem về đun nấu Mua cặp cài đầu Mua quả dưa hấu Đi mau, về mau Về biếu ông bà Kẻo trời sắp tối”. Luật chơi: Cả đoàn tàu vừa chạy theo lệnh của đầu tàu vừa hát bài đồng dao. Nếu ai hát nhỏ hoặc không làm đúng động tác chạy sẽ bị cả tàu phạt (hình thức tùy chọn). * Trò chơi Chùm nụm Tất cả các bạn chơi phải nắm tay lại và xếp chồng lên nhau. Tay người này xen kẽ tay người kia không được để hai tay của mình gần nhau. Người nào để tay đầu tiên chỉ đặt một tay và cũng được xem là người bị đầu tiên, tay còn lại dùng để chỉ mỗi từ trong bài đồng dao tương ứng với một nắm tay. Tất cả cùng hát: “Chùm nụm chùm nẹo Trứng gà trứng vịt Tay tí tay tiên Bù xe bù xít Đồng tiền chiếc đũa Con rắn con rít Hạt lúa ba bông Nó rít tay này.” Ai trộm ăn cắp Đến từ cuối cùng “này” trúng tay ai thì người đó phải rút nắm tay ra hoặc người chỉ chặt ngang nắm tay của người đó. Lúc này người bị phải chỉ thay cho người đầu tiên vừa hát vừa chỉ các nắm tay các bạn chơi. Cuộc chơi cứ thế tiếp tục đến hết các nắm tay thì trò chơi kết thúc. * Trò chơi Lộn cầu vồng Hai người đứng đối mặt nhau nắm tay nhau cùng lắc tay theo nhịp của bài bài đồng dao: “Lộn cầu vồng Nước trong nước chảy Có chị mười ba Hai chị em ta Cùng lộn cầu vồng”. Hát đến “cùng lộn cầu vồng”, cả 2 cùng xoay người và lộn đầu qua tay của người kia. Sau câu hát, người chơi đứng quay lưng vào nhau, tiếp tục hát bài đồng dao rồi quay trở lại vị trí cũ. 14 * Trò chơi Đếm sao Tất cả ngồi thành một vòng tròn, một người đứng ngoài vòng, phía sau lưng mọi người. Bắt đầu từ một người bất kỳ, vừa đi vừa hát: “Một ông sao sáng Hai ông sáng sao Tôi đố anh chị nào Một hơi đếm hết Từ một ông sao sáng Đến 10 ông sáng sao”. Mỗi từ đập vào vai một người, đến từ sao cuối cùng, trúng vào người nào thì người ấy phải đọc một hơi không nghỉ: “Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng… Cho đến 10 ông sáng sao. Yêu cầu phải đếm một hơi không được nghỉ và phải luân phiên “sao sáng” với “sáng sao” không được lộn. Số lẻ là “sao sáng” và số chẵn là “sáng sao”. Nếu hết hơi hay đọc sai là bị phạt * Trò chơi: “Xúc xắc xúc xẻ”. Cách chơi: Vào cuối năm âm lịch, đêm ba mươi Tết, trẻ em bỏ tiền vào ống, kéo nhau đi trong xóm, đến chúc Tết từng nhà, được cho tiền, bỏ vào ống. Trong ống, các em cũng đã có sẵn những đồng tiền đồng, vừa đi, vừa xốc ống, tiếng kêu “xúc xắc xúc xẻ” hoà nhịp với bài đồng dao: Xúc xắc xúc xẻ Nhà nào còn đèn còn lửa Voi ông còn buộc Mở cửa cho anh em chúng tôi vào Ngựa ông còn cầm Bước lên giường cao Ông sống một trăm Thấy đôi rồng ấp Thêm năm tuổi lẻ Bước xuống giường thấp Vợ ông sinh đẻ Thấy đôi rồng chầu Những con tốt lành Bước ra sân sau Những con như tranh Thấy nhà ngói lợp Những con như đối Các em nhỏ tuổi (5-7 tuổi) đều có thể tham gia như một nếp văn hoá chúc mừng ngày Tết. * Trò chơi: Trồng đậu trồng cà 15 Cách chơi: Đây là trò chơi mục đích cho các cháu nhi đồng từ 2 – 5 tuổi quen với âm điệu du dương của đồng dao, giúp các cháu sau này yêu mến ngôn ngữ dân tộc. Cho các cháu ngồi xếp hàng ngang, duỗi chân ra, người điều khiển đọc: Trồng đậu trồng cà Cây cam cây quýt Hoe hoe hoa khế Cây mít cây hồng Khế ngọt khế chua Cành đa cành nhãn Cột đình cột chùa Có chân thì rụt Mỗi từ đập nhẹ vào một chân, đạp từ đầu theo thứ tự đến cuối cùng rồi lại quay ngược lại cho đến chữ “rụt”, chân nào trúng từ rụt thì co lại. Cứ thế cho đến khi các chân co lại *Kết quả: Giáo viên đã lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với chủ đề, phù hợp với độ tuổi của trẻ nhà trẻ, trẻ dễ chơi và dễ thuộc lời đồng dao, phụ huynh có thể chơi cùng con mọi lúc, mọi nơi. 3.4. Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh. - Ở trường mầm non, công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh đóng vai trò quan trọng, để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung cũng như giờ chơi, hoạt động ngoài trời nói riêng giáo viên cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, tạo mối quan hệ mật thiết với gia đình trẻ. - Tôi đã xây dựng kênh thông tin với phụ huynh qua hội nhóm trên zalo, facebook. Đặc biệt trong đợt phòng chống dịch Covit 19 đã phát huy rất hiệu quả, phụ huynh đã thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình sức khỏe học tập của con em mình, cùng cô thống nhất quan điểm giáo dục trẻ tại nhà, tạo tâm lý vui vẻ hào hứng để khi trẻ đến trường trở lại không sợ sệt, khóc nhè. ( Phụ lục 7: Trang nhóm zalo lớp 24-36 tháng. Kết nối với phụ huynh học sinh) - Tôi chia sẻ với các bậc phụ huynh một số trò chơi phù hợp để phụ huynh Tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi – đồng dao mà trẻ yêu thích trong hoạt động vui chơi hằng ngày, thuận tiện với lịch sinh hoạt của gia đình. + Giờ chơi sáng: Ở thời điểm này có thể tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi như: lộn cầu vồng, nhảy lò cò, dung dăng dung dẻ 16 + Giờ chơi chiều: có thể tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi như: Vuốt hột nổ, Nu na nu nống, Dệt vải, Đối đáp đồng dao, Mèo đuổi Thả đỉa ba ba chuột, Rồng rắn lên mây, + Giờ chơi tối: Ở góc chơi dân gian, trẻ có thể chơi các trò chơi như: tập tầm vông, Chi chi chành chành… - Với những ý kiên phụ huynh chưa nhận thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao tại nhà, tôi trực tiếp trao đổi, chia sẻ những bài báo nói về vai trò và tầm quan trọng của trò chơi dân gian gắn với đồng dao để phụ huynh thấy được việc cần thiết và rất cần thiết tổ chức cho con chơi khi trẻ nghỉ dịch ở nhà. Qua trò chơi vừa giúp các con phát triển về ngôn ngữ, vận động, cảm xúc, đó cũng là cầu nối tình cảm gia đình để gia đình có giây phút thư giãn bên nhau sau ngày làm việc mệt nhọc * Kết quả: Qua đây ta thấy được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền đối với phụ huynh và cũng là một giải pháp không thể thiếu trong việc giáo dục trẻ nhất là trong thời điểm hiện nay trẻ nghỉ dịch covid tại nhà, bố mẹ là người luôn đồng hành chơi và học cùng con, chăm sóc giáo dục cho trẻ, giúp trẻ nghỉ dịch ở nhà nhưng vẫn được cung cấp đầy đủ kiến thức cần thiết để trẻ được phát triển một cách toàn diện. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, cùng với sự giúp đỡ của ban giám hiệu, của các chị em đồng nghiệp cũng như sự hỗ trợ của các bậc phụ huynh học sinh tôi đã đạt được một số kết quả như sau: 1. Kết quả trên trẻ: - Trẻ ở nhà nghỉ dịch nhưng vẫn được cung cấp đầy đủ kiến thức - Trẻ yêu thích các trò chơi dân gian, thuộc lời đồng dao - Trẻ yêu thích các video dạy học của Cô, hào hứng tham gia vào tiết học Dựa vào kết quả khảo sát trẻ đầu năm và cuối năm: 17 Bảng đánh giá kết quả trẻ đạt được Nội dung TT 1 2 3 Thời gian Đạt Tỉ lệ Chưa Tỉ lệ So (%) đạt (%) sánh - Trẻ yêu thích trò chơi Đầu năm 25 76 8 24 Tăng dân gian tại nhà Cuối năm 32 97 1 3 21% - Trẻ hào hứng các Đầu năm 23 70 10 30 Tăng video của Cô Cuối năm 31 94 2 6 24% - Trẻ thuộc lời đồng Đầu năm 27 82 6 18 Tăng dao Cuối năm 32 97 1 3 15% 2. Về phía phụ huynh: - Phụ huynh có nhiều kinh nghiệm để dạy và chơi cùng con tại nhà trong mùa dịch. - Phối kết hợp với cô giáo trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ tại nhà đạt hiệu quả - Tin tưởng cô giáo, an tâm khi gửi con đến lớp. 18 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Trò chơi dân gian gắn với đồng dao giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. Thông qua hoạt động chơi các trò chơi dân gian gắn với đồng dao, trẻ được rèn luyện về thể chất , ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ, rèn luyện cho trẻ kỹ năng hợp tác, chia sẻ, nâng cao tinh thần đoàn kết. Đặc biệt, khi tham gia các trò chơi dân gian gắn với đồng dao trẻ được trở về với cội nguồn của dân tộc, khi các trò chơi điện tử ngày càng chiếm vị thế trong khi trò chơi dân gian ngày càng mai một dần. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của trò chơi dân gian gắn với đồng dao nói riêng, trò chơi nói chung, nó là một phương tiện, hình thức giáo dục trẻ hữu hiệu nhất. Do đó, việc tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ chơi là rất cần thiết. 2. Khuyến nghị: Từ những kết quả thu trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi có một số kiến nghị sư phạm như sau: - Thường xuyên tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên nói chung và trò chơi dân gian nói riêng cho trẻ ở trường mầm non. - Tạo điều kiện cho giáo viên được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thông qua những buổi sinh hoạt chuyên môn. - Cần quan tâm đến đời sống giáo viên để họ yên tâm công tác, tạo điều kiện và giúp cho họ có điều kiện phát huy những sáng tạo, áp dụng các biện pháp mới trong công việc. - Tuyên truyền, chia sẻ, phối hợp với phụ huynh cho trẻ được chơi nhiều trò chơi dân gian mà trẻ yêu thích trong hoạt động vui chơi hàng ngày. - Luôn tìm tòi, sáng tạo các biện pháp mới và sử dụng chúng một cách phù hợp, linh hoạt trong quá trình hướng dẫn phụ huynh chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà - Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để đảm bảo sự tác động đồng bộ, thống nhất trong quá trình tổ chức cho trẻ vui chơi.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng