Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 6 tuổi

.PDF
19
1270
78

Mô tả:

Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Khuyên MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ quan trọng nhất để thực hiện các hoạt động phát triển thể chất, giúp cơ xuơng ngày một săn chắc, việc luyện tập các động tác vận động, khả năng giữ thăng bằng, sự phối hợp các giác quan và vận động giữa các cơ với nhau. Đây chính là thời kỳ phát triển đa dạng các lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm và quan hệ xã hội, phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Chăm sóc - giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế, giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thuở lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt, giáo dục thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong nghị quyết Trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân có ghi rõ: “Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội , là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” . Năm học 2015 – 2016 là năm học tiếp tục thực hiện chuyên đề: Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, qua nhiều năm học tích luỹ kiến thức về giáo dục thể chất cho trẻ, cũng như tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp có kinh nghiệm, cùng với niềm say mê tự học hỏi và đã qua ứng dụng, tôi quyết định đi sâu nghiên cứu về đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Phượng” 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi để đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động ở trường Mầm non nhằm góp phần giúp trẻ tích cực tự giác trong giờ học, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực và các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu: 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xác định cơ sở lý luận, cơ sở thực tiển về giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non trên cơ sở tổng hợp những công trình đó nghiên cứu về vấn đề này. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi” Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Khuyên - Nghiên cứu thực trạng công tác nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động ở trường Mầm non Hoa Phượng, Vĩnh Linh, Quảng Trị - Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động ở trường Mầm non. 3.2. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài này kết hợp giữa phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu và khảo sát thực tiễn tình hình thực trạng của đơn vị. Sử dụng phương pháp thu thập thông tin, so sánh và phân tích đánh giá. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi ở Trường Mầm non Hoa Phượng, Huyện Vĩnh Linh, Tỉnh Quảng Trị. 5.2. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Tại Trường Mầm non Hoa Phượng - Thời gian: Bắt đầu từ tháng 9/2015 đến hết tháng 4/2016. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 1. Khái niệm Giáo dục phát triển vận động: Giáo dục phát triển vận động là một nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ. Dưới tác động của giáo dục, về mặt thể chất các hoạt động phát triển vận động góp phần tăng cường bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Bên cạnh đó GD phát triển vận động giúp hình thành và rèn luyện các kỹ năng vận động ( đi, chạy, nhảy…), đồng thời phát triển các tố chất vận động như nhanh, mạnh, khéo léo, bền bỉ…Nói một cách khái quát, GD phát triển vận động góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. 2. Nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi: 2.1. Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp: - Tay: + Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân). + Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao. - Lưng, bụng, lườn: +Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi” Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Khuyên +Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hoặc hai tay dang ngang, chân bước sang phải, sang trái. +Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, sang trái. - Chân: +Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau. +Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang; nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về sau. 2.2. Tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động. - Đi và chạy: +Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối. +Đi trên dây (dây đặt trên sàn), đi trên ván kê dốc. +Đi nối bàn chân tiến, lùi. +Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh. +Chạy 18m trong khoảng 10 giây. +Chạy chậm khoảng 100-120m. - Bò, trườn, trèo: +Bò bằng bàn tay và bàn chân 4m-5m. +Bò dích dắc qua 7 điểm. +Bò chui qua ống dài 1,5m x 0,6m. +Trườn kết hợp trèo qua ghế dài1,5m x 30cm. +Trèo lên xuống 7 gióng thang. - Tung, ném, bắt: +Tung bóng lên cao và bắt. +Tung, đập bắt bóng tại chỗ. +Đi và đập bắt bóng. +Ném xa bằng 1 tay, 2 tay. +Ném trúng đích bằng 1 tay, 2 tay. +Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân. - Bật - nhảy: +Bật liên tục vào vòng. +Bật xa 40 - 50cm. + Bật - nhảy từ trên cao xuống (40 - 45cm). +Bật tách chân, khép chân qua 7 ô. +Bật qua vật cản 15 - 20cm. +Nhảy lò cò 5m. 2.3. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ. - Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi” Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Khuyên - Bẻ, nắn, Lắp ráp. - Xé, cắt đường vòng cung. Tô, đồ theo nét. - Cài, cởi cúc, kéo khoá (phéc mơ tuya), xâu, luồn, buộc dây. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA PHƯỢNG Thực tế cho thấy trong các nội dung giáo dục thì giáo dục thể chất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nên được các trường quan tâm, lưu ý trong đó có trường mầm non Hoa Phượng. Năm học 2015 – 2016 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp Mẫu giáo Lớn A1 và thực hiện điểm: Chuyên đề giáo dục phát triển vận động. Vậy làm thế nào để trẻ học tốt bộ môn này là điều tôi không ngừng suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình giảng dạy, nh»m t×m ra nh÷ng biÖn ph¸p tèi -u nhÊt n©ng cao chÊt l-îng d¹y vµ häc, lµm tèt c«ng viÖc chuyªn m«n cña nhµ tr-êng giao, quan träng nhÊt lµ gióp c¸c ch¸u một môi trường giáo dục tốt nhất, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong mọi hoạt động, biết quan tâm chia sẻ, có một sức khỏe tốt và thể hiện hết khả năng của mình. Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình và nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: *Thuận lợi: - Trải qua hơn 37 năm xây dựng và trưởng thành, trường Mầm non Hoa Phượng đã trở thành trung tâm chất lượng cao về công tác chăm sóc, giáo dục các cháu của Huyện. Trường luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực chuyên môn, đổi mới hình thức, phương pháp nuôi dạy trẻ, góp phần cùng ngành học Mầm non huyện Vĩnh Linh thực hiện tốt chuyên đề Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. Trường đã đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động học tập và vui chơi của trẻ. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo, giám sát việc giáo viên tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Nhà trường luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như bồi dưỡng về chuyên môn cho giáo viên . - Năm học 2015 - 2016 là năm thứ 3 nhà trường tiếp tục thực hiện chuyên đề Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ đây là những điều kiện thuận lợi để tôi tổ chức tốt hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ. - Hoạt động giáo dục thể chất là hoạt động được quy định, bắt buộc phải thực hiện, bên cạnh đó các nội dung giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi rất phong phú vì thế tạo thuận lợi cho tôi được nghiên cứu sâu về đề tài của mình. - Nhà trường quan tâm đến việc học tập của các cháu, mỗi tháng đều lên kế hoạch chương trình cụ thể, chi tiết, đầy đủ đảm bảo dạy và học theo chủ đề. - Bản thân được đào tạo và đã trải qua kinh nghiệm thực tế, đã được dự giờ một số tiết mẫu của trường, của huyện, đã tham gia dự thi và dự giờ một số tiết “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi” Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Khuyên hoạt động Thể dục thi giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh nên đã học tập được một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy hoạt động Thể dục. - Giáo viên đã phối kết hợp sưu tầm nghiên cứu và làm dồ dùng đồ chơi học liệu cho trẻ tham gia hoạt động thể dục được tốt hơn. - Phụ huynh chăm lo đến sự nghiệp giáo dục con em mình ngay từ lúc con nhỏ. Đa số phụ huynh đều ý thức được tầm quan trọng của bậc học mầm non đối với sự phát triển của trẻ. Vì thế sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với phụ huynh rất thuận lợi và hài hoà. Trẻ không chỉ được học, được chơi ở trường mầm non mà còn được giáo dục một cách có khoa học khi về nhà. Khó khăn: Về cơ sở vật chất đã được nhà trường quan tâm đáp ứng nhu cầu đồ dùng đồ chơi. Tuy vậy một số đồ dùng phục vụ hoạt động Thể dục còn nhiều hạn chế, chưa đầy đủ, chưa phong phú. Nhận thức của phụ huynh về môn giáo duc thể chất không quan trọng mà chỉ là một môn phụ không cần quan tâm. Với những khó khăn và thuận lợi trên tôi đã đầu tư suy nghĩ và thực hiện dề tài này nhằm phát huy tính tính tích cực vận động cho trẻ thông qua hoạt động giáo dụ thể chất. Đánh giá thực trạng trên trẻ: Để làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi, đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng giáo dục thể chất với số lượng cháu là 35 cháu, kết quả như sau: T Nội dung khảo sát trẻ T Số lượng Tỷ lệ đạt đạt đầu vào đầu vào 18 51,4 % 1 Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia vận động. 2 Trẻ tích cực tự giác trong giờ học 15 42,8 % 3 Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt 20 57,1 % 4 Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt 13 34,2 % “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi” Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Khuyên III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động có khoa học, phù hợp với độ tuổi. - Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi; Căn cứ vào thời gian/ thời điểm thực hiện bài tập ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học; Căn cứ vào mức độ phát triển , khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ, xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong chương trình đã được trình bày theo từng loại vận động và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, đầu năm thực hiện những bài tập nhẹ nhàng dễ thực hiện, cuối năm tăng dần độ khó, vận động tinh xảo khéo léo đồng thời phù hợp với từng chủ đề chủ điểm, phù hợp với các hoạt động khác và các sự kiện . Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả. * VD: Kế hoạch tổ chức các hoạt động Giáo dục thể chất: Chủ đề trường Mn Hoa Phượng: - Tung bóng lên cao và bắt bóng - Đi nối bàn chân tiến lùi Ở các chủ đề sau mức độ nội dug vận động cao hơn. Chủ đề Nước và hiện tượng tự nhiên: - Bật xa 40 – 45 cm - Bật nhảy từ trên cao xuống 40 – 45 cm Biện pháp 2: Tăng cường thiết bị, đồ dùng vận động và tạo môi trường cho trẻ hoạt động tốt. Đối với trẻ mầm non đồ dùng đồ chơi rất quan trọng, đặc biệt là đồ dùng cho trẻ vận động. Chính vì vậy khi vào năm học ngoài những đồ dùng đồ chơi vận động do nhà trường mua, tôi đã chủ động tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương làm thêm rất nhiều đồ dùng, đồ chơi vận động đẹp, có giá trị phục vụ hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ và tham gia Hội thi làm đồ dùng, đồ chơi đạt giải nhất cấp Huyện, giải Nhì cấp Tỉnh. Trẻ lớp tôi rất hứng thú và hoạt động tích cực đối với những đồ dùng, đồ chơi tự làm. Danh mục những đồ dùng, đồ chơi tự làm:  Xâu chuổi hạt theo quy tắc: Xâu chuổi hạt gấc, hạt cao su, hạt mù tru, xâu ống hút, ống nhựa, xâu nắp chai, xâu hoa lá quả, xâu các hình, xâu dây theo chữ số, xâu dây giày  Xâu dây tạo hình: - Xâu dây tạo hình con cá, con bướm , Cắm ống vào cọc tạo hình theo ý thích ... “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi” Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Khuyên  Bộ lắp ghép: - Lắp ngôi nhà, hình hoa, lắp khối theo đúng vị trí tương ứng, lắp ống, nắp chai theo số tương ứng.  Cài – kéo – thắt: - Cài nút áo, kéo khuy, thắt nịt  Xếp: - Xếp hình tháp, xếp chồng hình, xếp nét chữ cái.  Đan- tết: - Đan phên tre; vải - len; Tết tóc, vải Hình ảnh Bộ vận động tinh - Hội thi Đồ dùng, đồ chơi tự làm cấp Tỉnh Sau khi xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ tôi tiếp tục xây dựng “góc vận động”. Xây dựng góc vận động để thuận tiện cho trẻ sử dụng và tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh. Tôi sắp xếp các đồ dùng dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng. đến mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với vận động mà giáo viên yêu cầu. Tôi đã tham mưu ban giám hiệu tăng cường đầu tư về đồ dùng cho góc vận động ở lớp điểm, huy động phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu, phế liệu như: vải vụn, dây ni lông, hàn ván dốc….để tạo ra đồ dùng cho trẻ tập. Việc tạo môi trường và tạo góc vận động, làm đồ dùng cho trẻ cũng là một trong những cách để động viên, khích lệ trẻ tham gia vận động. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi” Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Khuyên Môi trường cho trẻ luyện tập các kỹ năng vận động phải an toàn. Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện mình thông qua vận động và phối hợp các giác quan. Biện pháp 3: Nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động học và sử dụng những thủ thuật gây hứng thú cho trẻ. Muốn trẻ hào hứng tích cực tham gia vận động trong hoạt động giáo dục thể chất thì phải xây dựng nề nếp thói quen tốt trong học tập cho trẻ và cách sử dụng đồ dùng trực quan khi tham gia các hoạt động như thế nào? Cách thực hiện các bước trong hoạt động giáo dục thể chất ra sao? phải phân nhóm số trẻ có khả năng vận động nhanh nhẹn, bình thường, hoặc lười vận động để tiện theo dõi và có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng đồng thời kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục trẻ. Trong quá trình giảng dạy thực nghiệm tôi đã tìm ra một số phương pháp đơn giản nhưng hợp lý và phù hợp như sau: Hoạt động 1: Luyện các kiểu đi chạy. Để trẻ tập trung chú ý, giáo viên cần sử dụng tín hiệu khác nhau như : trống, xắc xô,… dẫn dắt hoặc kể câu chuyện phù hợp với chủ đề. Ngoài ra, giáo viên nên sử dụng âm nhạc vào hoạt động này để tạo sự hào hứng, thoải mái cho trẻ. Khi điều khiển trẻ thực hiện các kiểu đi chạy giáo viên nên sử dụng một loại dụng cụ tín hiệu thống nhất để khỏi ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ. Bên cạnh những tín hiệu trên, giáo viên có thể sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh. Hoạt động 2: Bé tập thể dục Tập những động tác mới, hoặc ôn động tác cũ hay nâng cao trình độ luyện tập của trẻ nhằm phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính; cơ bả vai, cơ chân, cơ mình, những động tác phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “Bật liên tục” thì khi chọn động tác cho bài tập phát triển chung, giáo viên lưu ý chọn động tác chân bật và tập động tác này số lần nhiều hơn các động tác còn lại. Hoặc bài tập vận động cơ bản là “bật xa”, nhiệm vụ chính là tập cho trẻ biết nhún chân, giáo viên nên chọn bài tập phát triển chung có động tác đứng lên ngồi xuống nhiều hơn. Khi tập, nên cho trẻ cầm các dụng cụ như cờ, nơ, gậy thể dục,…nhưng các dụng cụ đó phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ. Các dụng cụ đó phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp đặt theo từng thể loại để dễ lấy và phân phát cho trẻ. Khi trẻ đi lấy dụng cụ, giáo viên phải lựa chọn các biện pháp sao cho không mất thời gian và phải được tiến hành nhanh, gọn. Đội hình tập phải đứng xen kẻ để thuận tiện cho trẻ khi tập. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi” Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Khuyên Hình ảnh Bé tập thể dục Hoạt động 3: Vận động cơ bản Để hình thành và vận động kĩ năng cơ bản ở trẻ giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ tiến hành theo các bước sau : Tập mẫu, cho một số trẻ tập thử, cả lớp tập. Giáo viên áp dụng các hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm, cá nhân tùy thuộc vào bài tập và khả năng của trẻ. Khi trẻ thực hiện giáo viên phải động viên, khích lệ, chú ý sửa sai cho trẻ. Khi đa số trẻ đã thực hiện tốt vận động thì thực hiện lần 2 có thể cho 2 nhóm, hoặc 2 đội thực hiện theo hình thức thi đua để tăng sự hào hứng, phấn khởi ở trẻ. Còn khi đa số trẻ chưa thực hiện tốt thì không nên tổ chức thực hiện với hình thức thi đua. Nếu ở hoạt động 3 có 2 vận động kết hợp thì 1 vận động mới + 1 vận động củ và không tổ chức hoạt động 4: Trò chơi vận động. Hoạt đông 4: Trò chơi vận động Tôi chọn các trò chơi củng cố rèn luyện và hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Nếu vận động cơ bản giúp phát triển cơ tay, vai thì trò chơi vận động là phát “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi” Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Khuyên triển cơ chân… Lựa chọn những trò chơi vận động cơ bản như trò chơi : Tín hiệu , Chó sói xấu tính , Bắt chước tạo dáng ,cáo và thỏ, kéo co, Rồng rắn lên mây, nhảy bao bố, đua thuyền, cướp cờ, néo bóng rổ.... Hoạt động 5: Đưa cơ thể về trạng thái bình thường sau quá trình vận động liên tục. Giáo viên phải làm cho trẻ có cảm giác thoải mái, phấn khởi đỡ mệt mỏi, không chán học. Giáo viên có thể tiến hành nhiều hình thức : cho trẻ đi vòng tròn, hít thở , trò chơi vận động tĩnh như : “Bóng bay xanh”, “Tìm đồ chơi”...và có thể kết hợp với nhạc du dương, nhẹ nhàng tạo cho trẻ thấy thoải mái và vui vẻ hoàn thành bài tập. Với việc tổ chức hoạt động giáo dục thể chất như trên tôi thấy trẻ lớp tôi học tốt hơn, hứng thú hơn và kiến thức, kỹ năng của trẻ được nâng lên rõ rệt. Hình ảnh Giờ hoạt động học: Trèo lên xuống thang Biện pháp 4: Giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung vận động vào các hoạt động cho trẻ và tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi. Việc lồng ghép các hoạt động vận động nhằm củng cố bài học và thay đổi tư thế, hình thức trong hoạt động là rất cần thiết, chính vì vậy tôi luôn đưa các nội dung vận động vào các hoạt động trong ngày, thay đổi trạng thái động tĩnh bằng các trò chơi động, trò chơi dân gian + Lồng ghép vào hoạt động làm quen với Toán: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi” Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Khuyên Thông qua các trò chơi ở phần luyện tập mà cô giáo đưa ra cách tích hợp hoạt động giáo dục thể chất như: Bật nhảy qua suối, bật liên tục qua các vòng, đi trong đường hẹp….Qua đó củng cố các kiến thức mà trẻ đã được học và tăng sức hút với trẻ ở khả năng thi đua. Ví dụ: Giờ hoạt động làm quen với toán sau khi giáo viên đã cho trẻ học đếm đến 9, tạo nhóm có 9 đối tượng, nhận biết chữ số 9. Giáo viên đã cho trẻ đứng thành 2 đội, lần lượt bật liên tục qua các vòng lên gắn toa tàu sao cho mỗi con tàu có 9 toa. + Lồng ghép vào hoạt động Làm quen chữ cái: Với hoạt động tập tô với chữ cái, sau khi trẻ tô xong chữ cái tôi cho trẻ chơi trò chơi vận động: Dừng bút đan các ngón tay lại với nhau và xoay cổ tay sẽ tạo cho trẻ có tâm thế thoải mái để tiếp tục học tập tiếp và đạt kết quả cao hơn. Vào các buổi trong ngày tôi luôn luôn tìm cách giáo dục thể chất cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi và kết hợp vào tất cả các hoạt động trong một ngày của trẻ như Giờ đón trả trẻ, hoạt động góc, vận động nhẹ sau khi ngủ dậy, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều... + Giờ đón, trả trẻ: Tôi cho tự do chơi ở các góc mà trẻ thích, trẻ chơi lắp ghép, hoặc xâu hột hạt, đan, tết... nhằm phát triển sự linh hoạt của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt. + Giờ thể dục sáng: Buổi sáng trẻ được tập thể dục sẽ nâng cao hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, phát triển kỹ năng vận động cần thiết tạo cho trẻ trạng thái sảng khoái, vui tươi. Thể dục sáng giúp trẻ khôi phục khả năng làm việc của toàn bộ các cơ quan, cuốn hút trẻ vào các hoạt động. Đặc biệt khi trẻ được tham gia thể dục sáng thường xuyên sẽ giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống, trong học tập, nâng cao tinh thần tập thể, ý thức lao động tinh thần trách nhiệm với công việc cho trẻ. Trong giờ thể dục sáng tôi lựa chọn, sắp xếp các động tác phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ. Bài tập phải có các động tác hoàn thiện các kỹ năng đi, chạy nhảy để hình thành tư thế đúng, giúp cho các cơ quan hô hấp, tuần hoàn và các nhóm cơ hoạt động tích cực. Thể dục sáng được thay đổi phần nhạc kết hợp những bài tập dân vũ mới lạ như: Dân vũ rửa tay, hello giúp trẻ hứng thú hơn song vẫn đảm bảo phát triển các nhóm cơ theo yêu cầu của chương trình. + Giờ Hoạt động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời trẻ được chơi, vận động với các đồ chơi có sẵn trong trường: Thông qua hoạt động leo trèo trên các thiết bị dụng cụ vận động ngoài trời: cầu tuột, các vận động bò, trườn, trèo, tung, ném chuyền bắt, leo qua các “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi” Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Khuyên bậc tam cấp, gốc cây, nhảy lò cò rèn cho trẻ sự khéo léo nhanh nhẹn của đôi bàn tay, bàn chân. Tổ chức cho cháu chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể đơn giản, trò chơi sinh hoạt cộng đồng cũng rất thu hút trẻ như : trò chơi đoàn kết, trời nắng trời mưa, chim dổi lồng, kéo cưa lừa xẻ, bẫy cá, cá sấu lên bờ… Trong giờ chơi tự do của trẻ tôi luyện tập thêm cho những trẻ phát triển chậm, không tiếp thu được trong giờ tập luyện, nhằm giúp trẻ theo kịp các bạn trong lớp, theo kịp chương trình, phù hợp với độ tuổi. Các khu vực khác trên sân được bố trí hợp lý, tăng cường đủ các nội dung chơi, chú trọng phát triển cả vận động thô và vận động tinh gây hứng thú và khuyến khích trẻ tham gia để phát triển toàn diện. Các đồ chơi tự tạo được quan tâm, bố trí xem kẽ với đồ chơi hiện đại để trẻ được luyện tập các kỹ năng vận động cơ bản : Đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném…. Với hình thức tổ chức cho trẻ đi dạo chơi, đi tham quan cũng mang lại cho trẻ bầu không khí trong lành, ánh sáng làm thỏa mãn về nhu cầu vận động của trẻ. Hình ảnh trẻ 5 tuổi chơi đá bóng ở hoạt động ngoài trời. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi” Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Khuyên + Hoạt động Góc: Qua hoạt động góc trẻ được thực hiện và phối hợp các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt với các bài tập. Ví dụ: Ở góc toán: Trẻ thực hiện gập, mở lần lượt từng ngón tay để đếm, thêm, bớt, tạo ra các hình học... Ở góc tạo hình: Trẻ được dùng bàn tay, ngón tay để vẽ, các ngón tay kết hợp với nhau cầm phấn, bút vạch ra những đường nét theo sự tưởng tượng của trẻ. Trẻ dùng đất nặn nhào, bóp, lăn dọc, xoay tròn, ấn, dí cũng cần có sự khéo léo và sức mạnh của đôi bàn tay. Ở góc xây dựng: Trẻ được luyện tập các cử động của bàn tay, ngón tay khi lắp ghép hình, xếp gạch xây hàng rào.... Hình ảnh trẻ chơi ở Góc vận động + Các hoạt động khác: Tổ chức cho trẻ giao lưu vận động với các trẻ lớp khác trong khối. Khi trẻ đến trường học trẻ được tham gia học tập vui chơi cùng các bạn ở lớp của mình . Để mở rộng mối quan hệ bạn bè không những ở trong lớp mà với các bạn ở lớp khác để trẻ được giao lưu học hỏi, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn chia sẻ cảm xúc và thể hiện mình, trẻ giao lưu và trực tiếp tham gia hoạt “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi” Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Khuyên động tôi đã cho trẻ tham gia giao lưu cùng các trẻ khác trong khối, trong các chủ đề và ngày lễ hội. Ví dụ: Trường Mầm non Hoa Phượng đã tổ chức Ngày hội thể thao cho trẻ, Trong buổi giao lưu tất cả trẻ toàn trường cùng giáo viên và phụ huynh đã cổ vũ hết mình cho các bạn chơi, chính vì được khích lệ nên trẻ tham gia rất hăng say. Dựa vào khả năng và thể lực của từng độ tuổi nhà trường đã lựa chọn một số trò chơi dân gian để trẻ được giao lưu theo khối. Khối 3- 4 tuổi: Thi chuyền trứng. Khối 4 – 5 tuổi: Đi cà kheo – Đổ nước vào chai. Khối 5- 6 tuổi: Đi qua cầu khỉ - Ném bóng vào rổ. Hoạt động giáo dục thể chất thật sự thu hút đối với trẻ nếu giáo viên biết khai thác và tìm tòi để đưa những đề tài hay, mới lạ dưới nhiều hình thức: Ngày hội thể thao, Hội khoẻ Phù Đổng…..giúp trẻ cảm thấy hứng thú và phấn khích để tham gia mà không cảm thấy tẻ nhạt và nhàm chán. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh: - Tôi rất xem trọng mối quan hệ giữa cô giáo và phụ huynh bởi đây là cầu nối vững chắc trong việc giáo dục trẻ. Ngay từ đầu năm học, dưới sự chỉ đạo nhà trường tôi đã tổ chức họp phụ huynh, thông qua nhiệm vụ trọng tâm trong năm học và đề ra phương hướng để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường. Trong buổi họp phụ huynh tôi đã thông báo những trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi để phụ huynh biết. Vấn đề này đã được đưa ra trước cuộc họp, đã được phụ huynh đặc biệt quan tâm và thảo luận sôi nổi. Tôi trao đổi với phụ huynh về kiến thức, sự cần thiết phải nâng cao thể lực cho trẻ và đề nghị các bậc phụ huynh cần quan tâm tìm hiểu cách rèn luyện ở trường để tìm ra phương pháp hiệu quả kết hợp cùng nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ. - Qua giê ®ãn- tr¶ trÎ t«i lu«n gÇn gòi víi phô huynh, ®Ó trao ®æi th-êng xuyªn vÒ t×nh h×nh søc kháe vµ kh¶ n¨ng vËn ®éng cña trÎ, ®Ó phô huynh n¾m râ tÇm quan träng cña viÖc gi¸o dôc thÓ chÊt cho trÎ, qua ®©y t«i còng hiÓu thªm ë mæi trÎ ®Ó cã biÖn ph¸p gi¸o dôc phï hîp. - Mỗi tuần ở góc tuyên truyền tôi đều cập nhật thông tin mới về chương trình dạy trẻ của lớp qua từng bộ môn, tên đề tài để những lúc đón trả trẻ phụ huynh đọc và cùng giáo viên thực hiện. - Ngoài ra còn phối hợp phụ huynh hổ trợ về công sức như cắt đồ dung, xin lịch, tờ rơi, các biểu bảng quảng cáo để làm ĐDDH và trang trí lớp. Huy động phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên, hỗ trợ giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi vận động cho trẻ. Biện pháp 6: Tự học, tự rèn: - Giáo viên không ngừng học tập, rèn luyện, học hỏi, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của bản thân với nhiều hình thức tham khảo “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi” Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Khuyên tài liệu, tích cực dự giờ rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp nhằm đảm bảo tốt nhất vào quá trình giáo dục, hoàn thiện nhân cách cho trẻ. - Thường xuyên học hỏi, trao đổi với những đồng nghiệp có kinh nghiệm. Đôi khi, chỉ là những nội dung, kiến thức nhỏ, tôi tự tìm hiểu thường mất nhiều thời gian nhưng khi trao đổi với các bạn đồng nghiệp, những khó khăn được tháo gỡ rất nhanh với nhiều ý kiến đóng góp thật sự hữu hiệu. Qua đó, tôi tích luỹ được thêm các kinh nghiệm cho bản thân để xây dựng các giáo trình và lựa chọn các trò chơi vận động mới lạ, hấp dẫn trẻ. - Tham gia thao giảng, dự giờ hoạt động Thể dục để được sự chỉ đạo, rút kinh nghiệm của BGH, phụ trách chuyên môn. Năm học này tôi đã dự giờ được 8 tiết mẫu hoạt động Thẻ dục của giáo viên trong trường và tham gia thao giảng 3 tiết vì vậy tôi đã tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm quý báo cho bản thân trong việc tổ chức hoạt động Thể dục cho trẻ. - Giáo viên nên linh hoạt trong việc tự thiết kế các giáo án phù hợp với từng lứa tuổi, đưa đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung từng bài dạy để tạo cho trẻ cảm giác mới lạ, gây hứng thú chơi cho trẻ. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua quá trình tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động giáo dục phát triển vận động với các biện pháp tôi nêu ở phần trên, cuối năm học đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: 4.1. Đối với trẻ: 1 Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia vận động. 34 97,1 % So với đầu năm 51,4 % 2 Trẻ tích cực tự giác trong giờ học 33 94,2 % 42,8 % 3 Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt 32 91,4 % 57,1 % 30 85,7 % 34,2 % TT 4 Nội dung khảo sát trẻ Số lượng Tỷ lệ - Trẻ lớp tôi rất hứng thú với tiết học, hăng hái tham gia vào các hoạt động. Trẻ có nề nếp và thói quen học tập tốt và trật tự. - Những trẻ nhút nhát đã mạnh dạn, không e dè sợ sệt nữa, những trẻ lười vận động đến bây giờ đã chăm chỉ luyện tập hơn. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi” Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Khuyên Trẻ hào hứng tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái thông qua các hoạt động nhóm, tập thể... - Đa số trẻ đều nắm vững kiến thức và kỹ năng tập các bài tập vân động, đồng thời ghi nhớ và củng cố lâu hơn. Trẻ được nâng cao những hiểu biết của mình, trẻ hoạt bát nhanh nhẹn hơn, giờ học, giờ chơi đan xen nhau một cách nhẹ nhàng mà vẫn đạt được hiệu quả cao. - Trẻ được củng cố, rèn luyện các kỹ năng vận động, phát triển vận động cơ bản ( đi, chạy, nhảy…) hoặc vận động tinh ( ngón tay, bàn tay…) - Củng cố và phát triển các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, bền, khéo cho trẻ. - Trẻ lớp tôi đều phát triển khỏe mạnh, hạ tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, nhanh nhẹn, có thể lực tốt. 4.2. Đối với giáo viên: - Giáo viên đã tạo được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong và ngoài lớp có khoa học. Đổi mới, sáng tạo trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ luôn làm cho các bài giảng trở nên phong phú hơn, luôn sinh động, hấp dẫn, mang tính giáo dục và thẩm mỹ cao. Gi¸o viªn tù tin khi thùc hiÖn ho¹t ®éng gi¸o dôc thÓ chÊt cho trÎ. Gi¸o viªn n©ng cao ®-îc nghÖ thuËt khi lªn líp. - Giáo viên triển khai các hoạt động vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất chyển biến một cách rõ nét, giáo viên có kinh nghiệm nhiều hơn trong việc dạy các hoạt động vận động và tổ chức trò chơi vận động. - Giáo viên áp dụng được trong từng chủ đề khác nhau với nội dung phù hợp. - Các tiết dạy giáo dục thể chất Tôi đã được Ban giám hiệu nhà trường cùng đồng nghiệp đánh giá xếp loại giỏi. 4.3. Đối với phụ huynh: - Đa số phụ huynh hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ. - Trẻ được chơi với nhiều đồ chơi mới do giáo viên tự làm, tham gia vận động một cách tích cực, hào hứng nên phụ huynh rất hài lòng và đặt niềm tin vào sự dạy dỗ của cô giáo và nhà trường. Từ đó phụ huynh tích cực phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ, ngoài ra phụ huynh còn hỗ trợ cho lớp làm thêm những đồ chơi vận động có giá trị ..... giúp trẻ tham gia vận động tốt hơn. - “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi” Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Khuyên KẾT LUẬN VÀ KHIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Giáo dục thể chất thực sự gần gũi với trẻ thơ, đó là hoạt động thường ngày không thể thiếu được, nó vừa là một nội dung giáo dục, vừa là phương tiện góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ. Để làm tốt nội dung giáo dục thể chất, đòi hỏi giáo viên cần phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đặc biệt phải có vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử dụng linh hoạt những phương pháp, biện pháp, thủ thuật đề ra trong tiết học. Qua tìm kiếm và xây dựng tôi thấy đề tài nghiên cứu đã thu được kết quả nhất định. Những vấn đề thuộc về lý luận chung và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi giúp chúng ta thấy rõ khả năng hoạt động thể chất của trẻ. Dựa trên các đặc điểm đó, chúng ta có hướng tác động phù hợp tới trẻ làm cho quá trình tâm lý của trẻ ngày càng phát triển hoàn thiện hơn. Chính vì vậy công việc nghiên cứu tìm tòi những biện pháp dạy học có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học là rất cần thiết và luôn luôn đổi mới với những người tâm huyết với nghề, với trẻ. Một trong những điều tôi tâm đắc nhất khi tôi thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi” là tạo được sự phấn khích, hào hứng tham gia vào các hoạt động của trẻ. Đó là món quà, có ý nghĩa tinh thần to lớn đối với trẻ, tạo cho trẻ một tâm thế háo hức chờ đợi đối với môn học. Đó cũng là thành công không nhỏ đối với những người làm công tác giáo dục. 2. Kiến nghị: 2.1. Đối với phòng giáo dục huyện Vĩnh Linh: - Tổ chức bồi dường thường xuyên cho các giáo viên Mầm non về chuyên đề : Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ để giúp giáo viên nắm bắt, tiếp cận những vấn đề đổi mới. - Tổ chức các nội dung thi dạy để các giáo viên có điều kiện phát huy trao đổi, rút kinh nghiệm về khả năng tổ chức cũng như sử dụng các biện pháp dạy học phù hợp. Bổ sung hỗ chợ tài liệu mới để giáo viên được học hỏi, tiếp cận những cái mới. 2.2. Đối với trường Mầm non. - Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, học hỏi dự giờ những tiết dạy mẫu, dạy giỏi để nâng cao trình độ. - Khuyến khích giáo viên đăng ký thi đua dạy tốt môn Thể dục, viết sang kiến kinh nghiệm để giáo viên trong trường học hỏi lẫn nhau. - Cần trang bị đầy đủ vật chất, đồ dùng dạy học cho cô và trẻ. 3. Bài học kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi” Trường Mn Hoa Phượng Nguyễn Thị Khuyên Qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, bản thân tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau: - Để phát huy tính tích cực vận động của trẻ qua hoạt động giáo dục thể chất, trước hết giáo viên phải nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất cho trẻ. Từ đó chú trọng đến việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, đưa ra cách thức, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp, có khoa học nhằm phát huy tính tích cực của trẻ đối với hoạt động. - Khi tổ chức các giờ học giáo dục thể chất, cần có những hình thức phong phú và đa dạng, lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động . - Tổ chức thể dục sáng cho trẻ tổ chức thường xuyên liên tục, đều đăn và đúng giờ kết hợp dụng cụ như: Nơ. Vòng ,gậy ... để trẻ tập tích cực hơn. - Để giờ học của trẻ không mệt mỏi, uể oải cần đưa yếu tố âm nhạc vào bài học giáo dục thể chất. - Cần chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho mỗi cháu khi thực hiện luyện tập, vì đối với trẻ MN phương pháp trực quan và luyện tập đóng vai trò chủ đạo, nếu không có đồ dùng thì hiệu quả tiết học không đạt. - Thường xuyên đánh giá hiệu quả đồ dùng trực quan qua các bài dạy để thay đổi, tình huống mới gây sự bất ngờ chú ý của trẻ. - Hoạt động vận động để rèn luyện sức khỏe vì vậy giáo viên cần cho trẻ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi - Để trẻ thực hiện tốt bài vận động cần xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống , đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ - Trong khi luyện tập cần phải động viên, khuyến khích trẻ kịp thời để tạo cho trẻ hứng thú học hơn. Vận động mang yếu tố thi đua để từ đó trẻ cố gắng vì vậy giáo viên cần tổ chức cho trẻ giao lưu với các trẻ ở lớp khác trong khối - Sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên, làm đồ dùng đồ chơi vận động tinh, vận động thô, xây dựng và trang trí, bổ sung đồ chơi ở Góc Vận động. - Một việc không thể thiếu là sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường để dạy trẻ ôn luyện kiến thức đã được cung cấp. - Giáo viên không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tiếp thu tốt sự chỉ đạo của ngành, của ban giám hiệu nhà trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ bé của tôi về đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi” Bản thân tôi rất mong nhận đực sự góp ý, giúp đỡ của đồng nghiệp, các nhà sư phạm để đề tài được áp dụng vào thực tiển tốt hơn. “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi” Trường Mn Hoa Phượng XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thu Hiền Nguyễn Thị Khuyên Vĩnh Linh, ngày 19 tháng 4 năm 2016 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Nguyễn Thị Khuyên “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 -6 tuổi”
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng