Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non

.DOC
30
1
50

Mô tả:

I. ĐẶT VẤ ĐỀ. 1.Tính cấp thiết khi tiến hành sáng kiến. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực. Trong đó lĩnh vực phát triển thẩm mỹ là một lĩnh vực của khoa học giáo dục mầm non, nó nghiên cứu những đặc điểm của quá trình giáo dục và dạy học trong lĩnh vực thẩm mỹ nhằm phát triển thẩm mỹ cho trẻ như một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì hoạt động tạo hình là một bộ phận văn hóa tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật. Về mặt đạo đức hoạt động tạo hình giúp trẻ hình thành những đức tính tốt như: yêu thích cái đẹp, muốn tạo ra cái đẹp. Về mặt thể chất giúp trẻ vui vẻ phấn khởi và tác động đến hệ thần kinh, điều chỉnh chỉnh toàn bộ hoạt động của cơ thể giúp trẻ ngày càng khéo léo và linh hoạt. Về mặt thẩm mỹ giúp trẻ hình thành cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ khi trẻ tạo hình. Làm quen với tạo hình còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực cho trẻ vào trường tiểu học. - Hoạt động tạo hình là hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính hình tượng. Hoạt động tạo hình giúp trẻ tìm hiểu, nghiên cứu đối tượng là phương tiện tích cực để phát triển khả năng trí tuệ: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. Hoạt động tạo hình giúp trẻ tiếp thu, mở rộng và hệ thống hóa các chuẩn cảm giác về: hình, màu, kích thước, tỉ lệ…Trẻ tích lũy thông tin về hình ảnh các sự vật, hiện tượng xung quanh. Khi thực hiện nhiệm vụ tạo hình, trẻ huy động vốn hiểu biết sự vật, hiện tượng giúp trẻ hiểu về thế giới xung quanh.Trong quá trình vẽ, nặn, xé cắt dán, trẻ lĩnh hội các kỹ năng sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu công cụ lao động của con người. Hoạt động nghệ thuật phát triển cảm giác, tri giác thẩm mỹ việc quan sát, tìm hiểu các sự vật, nhận ra đặc điểm thẩm mỹ (Màu sắc, hình dáng, bố cục). Các đặc điểm thẩm mỹ phong phú, đa dạng, rung động, xúc cảm thẩm mỹ. Để hoạt động phát triển thẩm mỹ - tạo hình của trẻ được phát huy một cách tích cực, và để trẻ dê tiếp thu mô ̣t cách nhanh nhất thì phải theo sự đổi mới Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non theo phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi” phù hợp với hướng đổi mới giáo dục phù hợp với thực tế độ tuổi của trẻ, mang lại cho trẻ những yêu thương và hạnh phúc khi tới lớp. Chính vì lẽ đó tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Tôi rất mong nhận được những góp ý của hội đồng khoa học nhà trường để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn. 2. Mục tiêu của đề tài, sáng kiến - Nhằm tìm ra một số biện pháp- kinh nghiệm tốt nhất để giúp giáo viên lớp mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi tổ chức tốt hoạt động phát triển thẩm mỹ - tạo hình. 3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 3.1. Thời gian: - Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021 3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: + Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. + Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại lớp A1 trường mầm non Trung Sơn Trầm- Sơn tây- Hà Nội. II. ́ỘI DÚG CỦA SÁ́G KIẾ́ 1. Hiện trạng vấn đề. Như chúng ta đã biết hoạt động tạo hình là một trong các hoạt động một ngày của trẻ ở trường, lớp mầm non nhưng tôi thấy bộ môn tạo hình của lớp tôi đang phụ trách còn rất nhiều hạn chế như. Cá nhân mỗi đứa trẻ hoạt động rất riêng lẻ, đơn độc, thiếu sự phối hợp và kết hợp với nhau trong khi tạo hình. Trẻ chưa được giao tiếp một cách thoải mái, chưa được sử dụng ngôn ngữ của cá nhân mình cũng như chưa được thể hiện sở thích và ý tưởng mà chỉ thụ động và làm theo yêu cầu của cô khi tham gia hoạt động tạo hình. Trẻ chỉ được học và Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non làm dưới một hình thức đồng loạt mà chưa được phát huy “cá nhân” mình, chưa được kích thích để thể hiện kinh nghiệm, ấn tượng và cảm xúc của riêng mình. Trẻ chưa được hoạt động phối hợp để tạo ra các sản phẩm chung của cả nhóm. Trẻ chưa được tranh luận, giao tiếp cùng nhau, cùng trao đổi, cùng nhận xét. Trẻ chưa được giáo dục tinh thần tập thể, tương trợ lẫn nhau thông qua loại hình hoạt động đặc biệt này. Từ những thực trạng trên tôi đã tìm ra nhược điểm đang mắc phải như sau. + Về phía trẻ: - Các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tạo hình của trẻ không đồng đều. Một số trẻ chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động tạo hình, vẫn còn rất nhiều trẻ kỹ năng cầm bút, cách vẽ, cách xé dán, nặn còn yếu, bài tạo hình chưa sáng tạo, chưa biết cách sắp xếp bố cục bức tranh, chưa biết phối hợp các mảng màu, một số trẻ còn chưa biết làm việc theo nhóm chung, khả năng đặt câu hỏi đánh giá bài của mình và của bạn còn hạn chế. Trẻ thụ động theo hình thức cô hỏi- trẻ trả lời. - Khả năng hứng thú với môn học của trẻ còn chưa cao. - Kĩ năng của trẻ chưa phong phú. - Nói được đặc điểm bố cục, màu sắc của bức tranh - Kỹ năng nhận xét sản phẩm của mình và của bạn còn kém + Về phía giáo viên: Bản thân tôi chưa mạnh dạn đổi mới, chưa chủ động tìm tòi đề tài mới, chưa tạo cơ hội cho trẻ được tự do trải nghiệm, chưa chú trọng đến bố cục của sản phẩm tạo hình. Tôi chưa thật sự tạo cơ hội cho trẻ tự do hoạt động, tự do thể hiện cảm xúc suy nghĩ hay tự chọn sản phẩm. - Tôi còn hạn chế trong việc kết hợp đan xen, lồng ghép với các hoạt động khác. Các hình thức tổ chức hoạt động còn rời rạc, chưa biết tận dụng những đề Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non tài mới, nội dung mới phương pháp mới vào các hoạt động. Môi trường, phương tiện trải nghiệm cho trẻ chưa nhiều, chưa phong phú. - Trong hoạt động tạo hình tôi và đồng nghiệp đã thực hiện một số biện pháp, nhưng chưa linh hoạt, thiếu tính sáng tạo. Quá trình tổ chức hoạt động học tạo hình tôi đã làm đồ dùng, đồ chơi, tuy nhiên chưa sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu tạo hình, chưa thu hút được sự chú ý của trẻ. - Tôi chưa thật sự tạo cơ hội cho trẻ tự do hoạt động, tự do thể hiện cảm xúc - suy nghĩ mà luôn áp đặt trẻ theo cô. Sản phẩm tạo hình khi ra sản phẩm phải đẹp có tính thẩm mỹ cao. +Về phía phụ huynh - Một bộ phận các bậc phụ huynh còn xem nhẹ tầm quan trọng của bộ môn chưa quan tâm nhiều đến việc tạo điều kiện cho con phát triển năng kiếu thẩm mĩ. Phụ huynh chưa chú trọng đến bộ môn tạo hình, mà chỉ chú trọng vào việc dạy trẻ chữ cái, chữ viết. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc tiếp thu kiến thức giữa các trẻ không đồng đều. Thực tế qua khảo sát, đánh giá kết quả của trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1 trường mầm non Trung Sơn Trầm Bảng khảo sát thực trạng đầu năm TT 1 ́ội dung Sĩ số đánh giá lớp Đầu năm Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt 38 Giỏi SL % 3 8 động tạo hình. Trẻ có các kỹ năng tạo hình tốt vẽ, 38 5 14 15 39 18 47 38 3 8 10 26 25 66 2 xé dán, nặn, làm đồ thủ công, in đồ 3 họa… Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm tạo Khá SL % 15 39 TB SL % 20 53 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non hình ,biết đặt câu hỏi, nhận xét bài 4 của mình và của bạn. Trẻ có kĩ năng làm việc theo nhóm. 38 4 11 16 42 18 47 Trước thực trạng đó, tôi trăn trở làm thế nào để khắc phục những khó khăn và phát huy những mặt thuận lợi để giúp trẻ bộc lộ hết khả năng của mình, giúp trẻ học tốt và có sự yêu thích, hứng thú về hoạt động tạo hình. Chính vì vậy tôi đã dành thời gian nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ”. 2. Giải pháp biện pháp: 2.1. Biêṇ pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và xây dựng kế hoạch hoạt động tạo hình cho trẻ theo từng tháng. * Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Phải nói rằng việc tự học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học, tự bồi dưỡng, tôi luôn tích cực tham gia các lớp chuyên đề do Phòng giáo dục và nhà trường triển khai. Đồng thời tôi luôn tự tìm những tài liệu có liên quan đến đề tài để đọc, nghiên cứu tìm ra cho mình những phương pháp tốt nhất để nâng cao kết quả giờ dạy. Tôi tham gia vào các buổi sinh hoạt chuyên môn do nhà trường tổ chức. Trong các buổi sinh hoạt đó tôi luôn tích cực trao đổi với đồng nghiệp, chú ý lắng nghe và tiếp thu những kinh nghiệm hay trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Ngoài ra, tôi còn tham khảo những giáo án hay về lĩnh vực tạo hình của đồng nghiệp qua các kỳ thao giảng, hội thi giáo viên giỏi từ đó vận dụng vào thiết kế các bài giảng phù hợp với thực tế trẻ ở lớp tôi. Đặc biệt trong năm học này tại nơi tôi đang công tác đang thực hiện giảng dạy theo phương pháp mới và lớp tôi cũng đang thực hiện phương pháp đó. Phương pháp đó là chính là phương pháp giáo dục STEM. Trong năm học này, nhà trường đã phân công cho Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non lớp tôi làm điểm về “Xây dựng môi trường lớp học ứng dụng phương pháp giáo dục STEM, trong các hoạt động đặc biệt là hoạt động Tạo hình” (Ảnh 1 Họp chuyên môn) * Xây dựng kế hoạch hoạt động tạo hình cho trẻ theo từng tháng. Việc đầu tiên tôi sẽ xác định những kĩ năng của hoạt động tạo hình để dạy trẻ: Vẽ, nặn, cắt dán, xé dán, in đồ họa, điêu khắc, làm đồ thủ công, handmede, nghệ thuật, khoa học Ngay từ những tiết học đầu tiên tôi đã theo dõi, quan sát, tìm hiểu khả năng của trẻ trong trong lớp để có kế hoạch rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ. Tôi đã xây dựng các kế hoạch rèn kĩ năng tạo hình từ dê đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Số thứ tự 1 2 3 4 5 6 Tháng 9 10 11 12+1 2+3 4+5 Nội dung Vẽ Nặn Cắt dán, xé dán In đồ họa, điêu khắc Làm đồ thủ công handmade Nghệ thuật, khoa học ( Ảnh 2: Lập kế hoạch) Ví dụ: Với những chủ đề đầu như “Trường mầm non” đây là thời điểm đầu tiên của năm học, trẻ vừa trải qua thời gian nghỉ hè, bên cạnh đó một số cháu mới ra lớp, kỹ năng tạo hình còn kém nên tôi không lựa chọn các kỹ năng tạo hình khó như xé, cắt dán mà chú trọng vào kỹ năng vẽ. Cụ thể tôi chọn đề tài “Vẽ tranh trường mầm non” với kỹ năng vẽ: Trước tiên tôi rèn luyện cho trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút. Tăng cường các kĩ thuật, và phương tiện tạo hình đa dạng: màu sáp, màu dạ, màu nước. Dạy trẻ sắp xếp bố cục bức tranh hợp lý, phối hợp màu sắc hài hòa. Kết hợp linh hoạt giữa tạo hình, theo nhu cầu và thưởng thức, sáng tạo theo các trường phái. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non Ngoài ra trong các hoạt động khác trong ngày như ở hoạt động góc Nghệ thuật tôi cho trẻ vẽ tranh theo chủ đề để rèn kỹ năng vẽ và phối hợp màu sác hài hòa. Với những chủ đề tiếp theo trẻ đã có kỹ năng tạo hình tốt hơn tôi chọn các đề tài cần sử dụng những kỹ năng khó hơn chẳng hạn chủ đề Gia đình tôi chọn đề tài “Xé dán ngôi nhà”, đến chủ đề Thế giới thực vật tôi tăng mức độ khó lên với đề tài “In đồ họa bông hoa”. Khi trẻ có những kỹ năng tạo hình cơ bản tôi nhận thấy trẻ đã tự tin và rất hào hứng tham gia hoạt động để tạo ra sản phẩm đẹp khoe với cô. 2.2. Biêṇ pháp 2: Khơi nguồn hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình. * Khơi nguồn hứng thú từ không gian sáng tạo, môi trường trong và ngoài lớp học. Qua việc điều tra thực trạng tôi nhận thấy việc hứng thú trong hoạt động tạo hình của trẻ còn hạn chế tôi đã mày mò tìm hiểu để làm sao cho trẻ khi học môn tạo hình cảm thấy hứng thú, yêu thích, say mê với môn học. Để làm được điều đó đòi hỏi bản thân tôi phải luôn nỗ lực làm sao để khơi dậy nguồn cảm hứng cho trẻ. Ngay cửa ra vào, tôi đã nghiên cứu tìm tòi và trang trí các hình ảnh yêu thương như: bắt tay, trái tim, ôm, đập tay...Mỗi buổi sáng khi trẻ vừa đến của lớp, trẻ sẽ chọn cho mình một biểu tượng và thể hiện hành động phù hợp với biểu tượng đó.Với trẻ khi mình được tự do chọn lựa những hành động để cô đón vào lớp trẻ sẽ cảm thấy mình được yêu thương hơn, được thích thú và mỗi ngày trẻ được chọn một hành động khác nhau trẻ sẽ cảm thấy hứng thú và mong chờ đến ngày mai được đi học để được chọn biểu tượng khác. (Ảnh 3 Hình ảnh đón trẻ ngoài cửa lớp) Năm học này tôi và giáo viên cùng lớp đã cùng nghiên cứu để làm sao xây dựng được môi trường lớp khoa học, sắp xếp, bố trí hợp lý xung quanh không gian mà trẻ học tập, vui chơi, sinh hoạt.Tên và nội quy các góc, giá, kệ có bánh Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non xe, màu sắc trang nhã, mảng tường mở, đồ dùng, phương tiện, học liệu, đồ chơi ngăn nắp, dê lấy, dê cất. Nội quy từng góc chơi bằng chữ và hình ảnh, ký hiệu đặc trưng, được giáo viên và trẻ cùng xây dựng từ đầu năm học để thực hiện. (chữ viết đều theo đúng quy định mẫu chữ hiện hành, và các chữ tên góc chơi tôi và trẻ đều tự tay làm bằng các loại hột hạt) để qua môi trường đó nuôi dưỡng lòng ham muốn cho trẻ. *Để trẻ "học mà chơi, chơi mà học". Cùng là một đề tài, tôi có thể thực hiện thay đổi nhiều phương pháp khác nhau, hình thức tổ chức đa dạng, phong phú. Để lôi cuốn, cuốn hút trẻ vào trong hoạt động tạo hình tôi thường tổ chức cho trẻ tham gia một cách tự nhiên, không gò bó tạo cảm giác học mà như chơi, không bị áp lực phải làm cái này phải làm cái kia. Tôi lôi cuốn trẻ ngày từ đầu bằng cách giới thiệu bài học bằng tranh ảnh, múa, hát, múa rối, hò vè kể chuyện... gây sự chú ý đối với trẻ và dẫn dắt trẻ vào tiết học một cách nhẹ nhàng, sinh động, thoải mái mà trẻ không hề nhám chán "chơi mà học - học mà chơi" kết thúc tiết học tôi dùng sản phẩm của trẻ để dạy trên tiết học, khi trẻ nhìn thấy sản phẩm của mình được cô và các bạn quan sát. VD: Trong hoạt động “tạo hình tranh một số con vật nuôi trong gia đình từ các hột hạt” tôi có thể giới thiệu bài học bằng nhiều hình thức khác nhau như: Tổ chức cho các bé dưới hình thức hoạt cảnh bài hát “ gà trống, mèo con, và cún con” Đàm thoại nội dung bài hát theo hoạt cảnh: “ Nhà em có con gì? Con gà gáy như thế nào? Mèo con hay rình con gì? Cún con thì như thế nào?” Sau đó tôi có giới thiệu 3 nhân vật trong bài hát đến tham gia vào hoạt động cùng cả lớp. Tôi cần gợi ý và hỏi trẻ định làm con vật gì mà trẻ thích? Trẻ nào có cùng ý tưởng làm con vật giống bạn thì về một nhóm, trẻ thực hiện cô quan sát gợi ý hướng dẫn trẻ về kỹ năng làm con vật từ hột hạt. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non Từ đó trẻ rất hứng thú tham gia vào các hoạt động một cách tích cực để cho ra nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú. Ngoài việc cho trẻ tham gia học trên lớp tôi cũng tìm những địa điểm gần gũi, thoáng mát, cho trẻ tham quan thực tế để có thể nhìn trực tiếp đến sản phẩm mà mình muốn hướng trẻ làm. VD: Trong hoạt động tạo hình “in đồ họa từ những loại rau” tôi hướng trẻ vào hoạt động thực tế cho trẻ đi thăm quan vườn rau của trường để tạo cảm hứng cho trẻ, cho trẻ được nhình ngắm, sờ, ngửi, biết tác dụng của các loại rau đó, ngoài ra hướng trẻ ngoài tác dụng để làm thực phẩm thì có những loại rau có thể để in để tạo ra những bông hoa đầy màu sắc từ màu nước, phấn màu. Đặc biệt tôi còn tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ được tạo hình “in đồ họa từ những loại rau” ngay tại sân vườn rau của trường. * Khơi nguồn hứng thú cho trẻ bằng các hình thức: đặt mục tiêu, tuyên dương, khen thưởng, tặng quà. Động viên và có những phần thưởng kịp thời là cách giúp các con có những nguồn cảm hứng. Tôi luôn đặt ra mục tiêu cho mỗi hoạt động của trẻ điều này được coi là một “liều thuốc” tích cực nhất để cổ vũ tinh thần cho các con, tôi luôn đặt ra những mục tiêu ngắn hạn trong mỗi hoạt động tạo hình để trẻ dê thực hiện, và nhìn thấy thành quả của mình. Ở trẻ thường thích được tuyên dương, khen thưởng hay tặng những món quà để lấy đó làm động lực phấn đấu. Vậy nên tôi luôn dành những lời động viên khen ngợi hay tặng quà để tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động tạo hình. Như vậy việc khơi nguồn cảm hứng cho trẻ khi tham gia hoạt động tạo hình là một việc làm cấp thiết tạo cơ hội trẻ được tự do lựa chọn nội dung học tập, tự do trải nghiệm để tạo tâm thế thoải mái khi tham gia hoạt động tạo hình. 2.3. Biện pháp 3: Ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến STEM vào trong hoạt động tạo hình. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non Hoạt động giáo dục ở mẫu giáo là một quá trình giáo dục có mục đích, có kế hoạch với nhiều hình thức, phương pháp khác nhau. Mỗi hoạt động đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Tôi đã lựa chọn ứng dụng phương pháp STEM cho hoạt động tạo hình. Hoạt động tạo hình là quá trình trẻ chơi sáng tạo với màu nước và vô vàn nguyên vật liệu khác nhau, điều này tạo cơ hội cho trẻ biết sử dụng phối hợp các nguyên liệu khi tạo ra các sản phẩm, đây là tiền đề để trẻ biết cách kết hợp các nguyên liệu bất kì mà trẻ thu lượm được khi tham gia hoạt động. Trước đây khi chưa biết đến phương pháp này bản thân tôi luôn dạy trẻ tạo hình theo hướng cô dạy, cô nói mà trẻ chỉ ngồi để nghe và khi trẻ tạo ra sản phẩm tôi luôn yêu cầu trẻ sản phẩm phải đẹp có tính thẩm mỹ cao. Sau khi được học tập từ đồng nghiệp và tự mày mò nghiên cứu tài liệu để ứng dụng phương pháp STEM vào hoạt động tạo hình việc dạy trẻ trở nên không cần cầu kì trẻ được tự tìm tòi khám phá hết các nguyên vật liệu, chất liệu để có thể gắn được bông hoa của một tiết tạo hình cần có những gì và cách làm bông hoa đấy như thế nào. Đặc biệt hoạt động tạo hình theo phương pháp này khi tạo ra sản phẩm phải có tính ứng dụng trong thực tế, trẻ được làm việc theo nhóm, trẻ được chủ động trong hoạt động, và đặc biệt trẻ tự tìm câu trả lời cho những thắc mắc của mình.Từ đó trẻ nghiên cứu và đi đến kết luận. VD: Với chủ đề “ Thực vật” Đề tài: Dạy trẻ gắn bông hoa Chuẩn bị: Đá cuội đã sơn màu, keo, kéo Tiến hành:Trước tiên tôi cho trẻ xem bông hoa được tạo từ đá sỏi và hỏi trẻ có thắc mắc gì về bông hoa đó. Tiếp theo tôi cho trẻ về thành những nhóm nhỏ để thảo luận xem nhóm mình ai có những câu hỏi hay thắc mắc gì về bông hoa của cô. Sau khi trẻ thảo luận song tôi cho trẻ được đưa ra những câu hỏi của nhóm mình tuy nhiên trước khi trẻ đặt câu hỏi tôi cũng có yêu cầu là các nhóm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non phải có những câu hỏi khách nhau không ai được trùng câu hỏi, khi nhóm 1 hỏi câu hỏi đó rồi các nhóm khác không được đặt câu hỏi đó nữa. Trong các câu hỏi, hay thắc mắc mà trẻ đưa ra tôi cũng không phải là người trả lời mà những bạn của nhóm khác có câu trả lời, trả lời cho nhóm đặt câu hỏi. - Hướng dẫn trẻ gắn bông hoa : + Đầu tiên tôi cho trẻ về nhóm và thảo luận xem nhóm mình làm hoa gì và dùng nguyên vật liệu gì để tạo thành hoa, sau đó nhóm trưởng sẽ lên chọn những đồ dùng mà nhóm mình đã thống nhất, sau khi lấy đủ các đồ dùng cần thiết nhóm trưởng sẽ phân công từng thành viên trong nhóm làm những việc gì. Sau khi cả nhóm làm song bài của nhóm mình, thì tôi mời từng nhóm lên chia sẻ về sản phẩm của từng nhóm. Trong khi nhóm 1 chia sẻ thì các nhóm còn lại ngồi nghe và suy nghĩ những câu hỏi để hỏi truy vấn nhóm đó và tôi cũng đưa ra yêu cầu rằng các câu hỏi không được trùng nhau.Sau khi giới thiệu về bài của nhóm mình song các nhóm khác có câu hỏi truy vấn thì nhóm lên chia xẻ phải phản biện, trả lời các câu hỏi đó. (Ảnh 4 Ảnh trẻ lên chia sẻ bài của nhóm mình) Ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến STEM vào trong hoạt động tạo hình, cho trẻ cơ hội được học tập và trải nghiệm, quan trọng hơn là học mà chơi, chơi mà học. Đặc biệt khi xong trẻ sẽ tự thu dọn đồ dùng, ghế ngồi nên trẻ được rèn kĩ năng tự phục vụ giúp cho trẻ có khả năng tự lập tốt hơn so với việc trước kia giáo viên luôn là người giúp trẻ thu dọn sau khi học song, và tất cả các sản phẩm của tạo hình đều có tính khả thi và ứng dụng được vào thực tiên. Kết thúc hoạt động trẻ còn được xem lại hình ảnh của mình và bạn trong suốt quá trình của hoạt động mà cô giáo đã quay, chụp lại để đưa lên ti vi, khiến trẻ thích thú, và rất hứng khởi cho hoạt động tiếp theo. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non Với những ưu điểm nổi trội trên, tôi tin rằng STEM sẽ giúp đào tạo những đứa trẻ với đủ mọi trình độ và khả năng, trở thành những công dân có ích trong chính cộng đồng của mình. 2.4 Biện pháp 4. Cho trẻ hoạt động tạo hình thông qua các hoạt động khác và ở mọi lúc, mọi nơi. * Lồng ghép hoạt động tạo hình thông qua các môn học. Lồng ghép kiến thức tạo hình đến với trẻ đòi hỏi ở giáo viên phải có sự sáng tạo linh hoạt và khéo léo khi vận dụng, rất nhẹ nhàng không gò ép mà lại hiệu quả. Tôi đã nghiên cứu, lựa chọn các nội dung mới để vào tiết dạy như: làm đồ thủ công handmade, gấp giấy theo phương pháp nhật bản origami. Song quá trình vận dụng tích hợp, cần lựa chọn nội dung phù hợp, logic, tránh quá trình hoạt động trở lên rời rạc, chắp vá. Hoạt động cho trẻ làm quen văn học : Sau khi trẻ học xong bài thơ ‘‘ Bầu và Bí’’ trẻ nặn các loại quả, hoặc trẻ học truyện, trẻ nghe kể chuyện ‘‘ Sự tích về các loài hoa’’ trẻ vẽ hoa theo trí tưởng tượng mà mình đã được nghe, được học. Hoạt động khám phá khoa học : Ví dụ : Cho trẻ làm thí nghiệm ‘‘hoa nở trong nước’’ trẻ được làm những bông hoa với nhiều hình dạng, kích thước, màu sắc, chất liệu khác nhau. Hoạt động phát triển nhận thức : Làm đồ thủ công còn giúp bé tìm hiểu được các giá trị của giáo dục, chẳng hạn như bé sẽ học hỏi nhiều hơn về môn toán khi đo đạc, định hình dạng, kích cỡ. Bé cũng tìm hiểu và hiểu thêm về màu sắc, hình dáng, tìm hiểu để làm cách nào để đo lường, lựa chọn nguyên vật liệu sao cho vừa đủ. Những hoạt động này giúp bé thể hiện được bản thân tốt hơn, từ đó mạnh dạn và giải quyết được các vấn đề nảy sinh ở trường học. Tóm lại: Việc kết hợp làm hằng ngày một cách tự nhiên và thực tế theo các thời điểm trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ thì sẽ không mất thời gian, trẻ lại được thường xuyên thực hành trải nghiệm. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non * Lồng ghép hoạt động tạo hình thông qua các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi : Trẻ đựợc làm quen với hoạt động tạo hình ở mọi lúc mọi nơi giúp trẻ được cảm nhận yêu thích cái đẹp trong môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội và luôn trau dồi kỹ năng tạo hình, rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo, kiên trì, ghi nhớ tưởng tượng có chủ định tạo tiền đề cho nhân cách trẻ phát triển toàn diện. Hoạt động ngoài trời: Khi cho trẻ đi thăm quan dạo chơi ngoài trời tôi cho trẻ nhặt các lá cây làm các con vật như con mèo, con trâu, hay dùng que, dùng phấn vẽ lên đất những hình ảnh trẻ thích. Hoạt động góc: Tôi hướng dẫn trẻ dưới các hình thức: Làm sách tranh; Làm đồ thủ công, handmede, nghệ thuật, khoa học. Hoạt động góc có thể coi là “Mảnh đất màu mỡ” để trẻ được rèn luyện các kỹ năng tạo hình cũng như phát huy tính sáng tạo của trẻ cao nhất. Việc cho trẻ hoạt động tạo hình ở hoạt động góc chủ yếu giúp trẻ hoạt động theo ý thích không nhất thiết yêu cầu trẻ phải giống như cô. (Ảnh 5: Trẻ hoạt động tạo hình) 2.5. Biêṇ pháp 5. Làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ yếu kém. * Tập trung vào những trẻ còn yếu kém, kĩ năng chưa tốt, chưa tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình. Ngoài việc giảng dạy trong giờ học, tôi còn thường xuyên chia đối tượng giỏi, khá, trung bình, yếu để tập luyện mọi lúc, mọi nơi. Với việc giao nhiệm vụ cho trẻ về nhà tìm hiểu trước vấn đề tạo hình sẽ tạo cho trẻ hứng thú và thói quen hàng ngày chia sẻ với bố mẹ những điều học ở trên lớp. Trước và sau mỗi hoạt động tạo hình thì tôi yêu cầu trẻ về nhà tìm hiểu trước bằng cách hỏi bố mẹ, xem ti vi…Lặp lại nhiều lần như vậy sẽ tạo thành thói quen tốt cho trẻ và là sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường, với chính bản Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non thân trẻ. Vì thế tôi luôn thường xuyên trao đổi với phụ huynh để tình hiểu được tính cách của trẻ. VD: Trong tiết tạo hình: với đề tài “gấp con thuyền bằng giấy thủ công” tôi nhận thấy bạn Đức, Nguyên, Thảo Ly về kĩ năng gấp còn bị hạn chế tôi ghi tên 3 bạn này vào cuốn sổ tay, đến giờ hoạt động góc tôi hướng 3 bạn này chơi ở góc tạo hình, tôi hướng dẫn cho trẻ gấp giấy một cách tỉ mỉ. Khi trẻ tạo ra được sản phẩm tôi động viên, khen thưởng trẻ. *Làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh để thống nhất các nội dung dạy trẻ. Để có sự giáo dục đồng bộ giữa gia đình và nhà trường thì việc phối kết hợp với phụ huynh để thực hiện các mục tiêu giáo dục của lớp là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết đối với tôi. Chính vì vậy tôi luôn làm tốt công tác tuyên truyền đến các bậc phụ huynh ở tất cả các thời điểm. Tôi tạo các cơ hội cho các bậc cha mẹ, các thành viên của gia đình hiểu hơn về các hoạt động của lớp. Bên cạnh đó trước khi tiến hành các đề tài tạo hình tôi thường xuyên trao đổi, thông báo với phụ huynh về các đề tài để phụ huynh có thể trò chuyện với trẻ ở tại gia đình về các đề tài đó, từ đó giúp trẻ hiểu sâu hơn, có cảm xúc về đề tài từ đó trẻ sẽ hứng thú hoạt động khi cô đưa đề tài đó ra. Tôi nghĩ đây cũng là một hình thức khá hay trong việc phát huy ở trẻ tính tích cực sáng tạo trong hoạt động tạo hình. ( Ảnh 6: Trao đổi với phụ huynh). 3. Kết quả sau khi áp dụng giải pháp sáng kiến tại đơn vị. Sau gần một năm đi sâu và thực hiện nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non” lớp tôi phụ trách. Với, kinh nghiệm của bản thân, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ. Tôi đã tìm ra những biện pháp tích cực phù hợp để Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ và điều đó đã cho được những kết quả sau: * Về phía giáo viên. - Chủ động, mạnh dạn, tự tin, có nhiều kinh nghiệm cho bản thân được trau dồi kiến thức kỹ năng và nghệ thuật dạy trẻ. Tôi thực sự yêu thích và say mê nghiên cứu, tìm tòi, thiết kế, sáng tạo, đồ dùng học liệu và hình thức cho hoạt động tạo hình ngày càng phong phú đa dạng và hấp dẫn. Tạo được hứng thú cho trẻ khi trẻ tham gia hoạt động tạo hình. - Biết lồng ghép linh hoạt sáng tạo việc giáo dục kỹ năng tạo hình cho trẻ vào các hoạt động. Luôn lắng nghe, trò chuyện với trẻ, trả lời những ý kiến để trẻ thực hiện ý tưởng của mình. Trong tổ chức hoạt động, chú ý đến hoạt động nhóm nhiều hơn, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ trẻ, tạo uy tín tiềm năng đối với phụ huynh và với trẻ, được phụ huynh tín nhiệm. * Đối với trẻ Trẻ rất hứng thú, tích cực chủ động tham gia hoạt động tạo hình. Thể hiện các kỹ năng tạo hình một cách mạnh dạn, tự tin và sáng tạo. Các sản phẩm tạo hình của trẻ cũng đa dạng và phong phú hơn. Trẻ biết đánh giá bài của mình và của bạn, biết đặt tên cho sản phẩm mình làm ra. Bảng kết quả so sánh đối chứng đầu năm và cuối năm của 38 trẻ T ́ội dung Sĩ T đánh giá số lớp Trẻ hứng thú, tích 38 1 cực tham gia hoạt 2 động tạo hình. Trẻ có các kỹ năng tạo hình tốt vẽ, xé 38 Đầu năm Giỏi Khá TB SL % SL % SL % Cuối năm Giỏi Khá TB SL % SL % SL % 3 8 15 39 20 53 35 92 3 8 0 0 5 14 15 39 18 47 30 79 8 21 0 0 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non dán, nặn, làm đồ thủ công, in đồ họa… Trẻ biết đặt tên cho 38 3 8 10 26 25 66 28 74 10 26 11 16 42 18 47 36 95 2 0 0 sản phẩm tạo hình 3 ,biết đặt câu hỏi, nhận xét bài của 4 mình và của bạn. Trẻ có kĩ năng làm 38 4 5 0 việc theo nhóm. Như vậy nhìn vào kết quả so sánh với đầu năm thì đây là một kết quả đáng khích lệ đối với bản thân tôi. Qua các sản phẩm của trẻ đã có sự tinh tế hơn, bố cục, đường nét cân đối hơn. Trẻ có các kỹ năng tạo hình cần thiết. Trẻ tích cực, chủ động sáng tạo và hứng thú mỗi khi tham gia vào hoạt động tạo hình, biết diên đạt cảm xúc trước cái đẹp và thể hiện cảm xúc thẩm mỹ của bản thân. Trẻ không còn nhút nhát mà tự tin thể hiện với với nguyên vật liệu tạo hình, không còn sợ sai và phụ thuộc nhiều vào sản phẩm mẫu. 4. Hiệu quả của sáng kiến. 4.1. Hiệu quả về khoa học. Chúng ta có thể áp dụng vào trong giảng dạy để giải thích cho trẻ một cách rõ ràng và thuyết phục về đặc tính của sự vật hiện tượng, đáp ứng được nhu cầu khám phá của trẻ, vừa kích thích khả năng tư duy tiềm ẩn trong mỗi cá thể trẻ. 4.2. Hiệu quả về kinh tế. Nâng cao hiệu quả phát triển thẩm mỹ, nâng cao năng lực tạo hình, tiết kiệm, giảm chi phí về tiền, thời gian, sức lao động; Biết cách khắc phục những điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất trong nhà trường để tự hoàn chỉnh phương pháp dạy học cho riêng mình. 0 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non 4.3 Hiệu quả về xã hội. Thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng trong công tác giảng dạy, quản lý, mang đến những đổi mới, sáng tạo trong việc dạy và học, giúp giáo viên vượt qua tâm lý sức ỳ trong việc giảng dạy. Giúp giáo viên hiểu rõ và áp dụng được những đổi mới của phương pháp dạy học trong từng phần, từng môn mà mình phụ trách. 5. Tính khả thi. Đến đây ta có thể khẳng định rằng: Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ cho trẻ là một trong 5 lĩnh vực phát triển toàn diện. Với những biện pháp đưa ra nhằm phát triển ở trẻ lĩnh vực phát triển thẩm mĩ thông qua hoạt động tạo hình phần nào đó đã có sự tác động đến sự phát triển ở trẻ nâng cao chất lượng giáo dục ở lĩnh vực phát triển thẩm mỹ này. Bên cạnh đó với những biện pháp đã nêu trên đã giúp tôi xác định được rõ mục tiêu và tầm quan trọng của việc dạy trẻ 5 tuổi phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình. Qua đó phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ, trẻ thấy yêu thích khi đến lớp học, cô giáo thấy tự tin nhiệt tình say mê và yêu nghề hơn. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, đang từng ngày từng giờ không ngừng phát triển, nên đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải ra sức học tập, nâng cao về trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn, đặc biệt là những giải pháp trong quá trình học tập và giảng dạy. Là một giáo viên mầm non tôi thiết nghĩ, cần phải có những cải tiến trong từng môn học nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng. Vì đây là vấn đề cấp thiết trong Giáo dục hiện nay, giúp các em học tập một cách có hiệu quả, tạo trí tuệ ban đầu và là nền tảng giúp các em tự tin và thông minh khi bước vào các giai đoạn học tiếp theo. 6. Thời gian thực hiện đề tài sáng kiến. Thời gian: 6 tháng bắt đầu từ tháng 9/2020 đến tháng 2/2021 7. Kinh phí thực hiện đề tài, sáng kiến: Không III. Kiến nghị đề suất. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non * Đối với nhà trường: Hàng tháng tổ chức cho giáo viên một buổi tọa đàm về chuyên đề để giáo viên trong trường học hỏi những kinh nghiệm của nhau, giúp cho giáo viên có những biện pháp sáng tạo, linh hoạt trong các giờ tổ chức hoạt đô ̣ng tạo hình. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi” Kính mong hội đồng khoa học các cấp và các đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung cho sáng kiến của tôi được hoàn thiện và đưa vào áp dụng đạt kết quả cao hơn Xin chân thành cảm ơn Sơn Tây, ngày 28 tháng 2 năm 2021 XÁC ́HẬ́ CỦA THỦ TRƯỞ́G ĐỚ VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKḰ của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Lê Thị Phương Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyên Thị Hòa, Đinh Văn Vang “ Giáo dục học mầm non” tập III, NXB Đại học quốc gia HN. ( 1997 ) 2. Nguyên Thị Ngọc Chúc, “ Hướng dẫn tổ chức hoạt động vui chơi” – NXB Giáo dục. ( 1981 ) 3. TS: Trần Lan Hương. Trần Thị Nga. Nguyên Thị Thanh Thúy. Nguyên Thị Thu “Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non” Nhà xuất bản giáo dục. (2012) 4. GS.TS: Đỗ Việt Hoàng “Giáo trình môn mĩ thuật” Nhà xuất bản ĐHSP (2015) 5.Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca truyê ̣n kế câu đố. Nhà xuất bản giáo dục Viê ̣t Nam (2018) 6. Các tạp chí giáo dục mầm non Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non Hình Ảnh minh họa Ảnh 1 Họp chuyên môn (BP1) Ảnh 2- ́giên cứu tài liệu- Lập kế hoạch (BP1)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng