Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi tự cứu đuối nướ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi tự cứu đuối nước cho học sinh tiểu học.

.PDF
30
298
138

Mô tả:

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi tự cứu đuối nước cho học sinh Tiểu học. TÊN CƠ SỞ ĐƯỢC YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN: I. + Phòng giáo dục và đào tạo huyện Yên Khánh + Trường tiểu học Khánh phú - huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình II. TÁC GIẢ CỦA SÁNG KIẾN Họ và tên : Đinh Tuyết Mai Chức vụ: Giáo viên. Điện thoại: 0377.980.758 E-mail: [email protected] Đơn vị: Trường Tiểu Học Khánh Phú. III. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, LĨNH VỰC ÁP DỤNG: - Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi lội tự cứu đuối nước cho học sinh tiểu học”. - Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục thể chất Đinh Tuyết Mai 1 Trường tiểu học Khánh Phú Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi tự cứu đuối nước cho học sinh Tiểu học. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo báo cáo của tổng Cục thống kê về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng 7.300 trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên tử vong do tai nạn thương tích và ngày càng có xu hướng gia tăng (năm sau thường cao hơn năm trước), trong đó tai nạn đuối nước là nguyên nhân hàng đầu, chiếm 48,8%. Tỷ lệ chết đuối ở trẻ em nước ta cao gấp 10 lần các nước phát triển. 70% trẻ chết đuối và suýt chết đuối ở lứa tuổi dưới 15. Có 53% các trường hợp chết đuối xảy ra khi trẻ em chơi gần ao hồ, sông suối, kênh mương không có sự bảo vệ của người lớn. Ðây thực sự là tình trạng đáng báo động, bởi hầu hết trẻ bị đuối nước là do sự bất cẩn của cha mẹ và người chăm sóc trẻ. Ngoài ra còn do môi trường xã hội tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng chưa có biện pháp can thiệp, trẻ chưa được dạy kỹ năng phòng tránh, kiến thức sơ cứu còn hạn chế,… Hằng năm, số trẻ đuối nước khá phổ biến và diễn ra khắp nơi, nhất là ở vùng sông nước. Từ tháng 4/2016 trở lại đây, những vụ đuối nước thương tâm như vụ 9 em học sinh tắm sông tại Quảng Ngãi thiệt mạng đã khiến cho những bậc làm cha mẹ không khỏi xót xa. Hay như mới đây nhất, là vụ lật tàu du lịch trên sông Hàn 6/2016 đã cướp đi sinh mạng của 2 chị em ruột cháu Trịnh Kim Phượng (7 tuổi) và Trịnh Tiến Huy (4 tuổi) quê ở Bắc Kạn… Năm 2017, theo kết quả điều tra của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNICEF), trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng trên 7.000 trẻ em bị chết đuối (chiếm tỷ lệ 22,6% tai nạn thương tích), đứng sau tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông là 26,7%. Theo thống kê từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình, chỉ trong tháng 4 - 5/2018, toàn tỉnh đã xảy ra 7 vụ đuối nước, làm 8 người tử vong tại các huyện: Đà Bắc, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lương Sơn. Tất cả nạn nhân của các vụ đuối nước xảy ra từ đầu năm đến nay đều là trẻ em sinh các năm 2003, 2005, 2006, 2007, 2010, 2014, 2016. Tại Đắk Lắk, theo thống kê của Sở Lao động Đinh Tuyết Mai 2 Trường tiểu học Khánh Phú Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi tự cứu đuối nước cho học sinh Tiểu học. Thương binh và Xã hội tỉnh này, trong 2 năm 2016 – 2017, toàn tỉnh có 2.046 trẻ em bị tai nạn thương tích, trong đó có 112 em tử vong. Tử vong do đuối nước là 97 trường hợp, chiếm gần 86% trẻ em tử vong do tai nạn thương tích. Phần lớn các vụ đuối nước xảy ra từ trẻ 10 đến 14 tuổi, nhiều vụ việc thương tâm xảy ra làm 2 đến 3 em ra đi cùng một lúc. Còn trên địa bàn tỉnh Gia Lai, trong gần 6 tháng đầu năm 2018, đã có 27 trường hợp do đuối nước, trong đó đa số là học sinh. Những trường hợp đuối nước trên có điểm chung là thường gặp nạn ở các ao, hồ do người dân đào để phục vụ tưới hoa màu. Nghỉ hè luôn là thời điểm được các bạn học sinh, sinh viên háo hức chờ đợi, bởi đây là thời gian các bạn tạm gác lại chuyện đèn sách để vui chơi thỏa thích, tự thưởng cho mình bằng những chuyến du lịch khám phá thiên nhiên, học hỏi cuộc sống thực tế qua các chuyến tham quan dã ngoại… sau một năm nỗ lực phấn đấu học tập. Còn gì sảng khoái khi được tắm và ngâm mình trong dòng nước mát lạnh vào những buổi trưa hè nóng nực để quên đi những lo toan muộn phiền trong cuộc sống. Tuy vậy, đôi lúc vì quá mải mê vui chơi hoặc thiếu trang bị kiến thức về đuối nước đã dẫn đến một số tai nạn đáng tiếc. Đuối nước là một trong những nguyên nhân thương tích gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Vậy đuối nước là gì? Theo tổ chức y tế thế giới, đuối nước là hiện tượng mà khí quản của người lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới khó thở. Đinh Tuyết Mai 3 Trường tiểu học Khánh Phú Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi tự cứu đuối nước cho học sinh Tiểu học. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh. Ngoài ra, cũng có quan niệm ngắn gọn hơn, đuối nước là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước. Nguyên nhân gây đuối nước: - Đuối nước hay xảy ra đối với trẻ lớn tuổi do bản tính hiếu động, tò mò; đối với trẻ nhỏ do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình. Cho dù trẻ em không biết bơi lội hay biết bơi lội nhưng do sự chủ quan nên cũng không lường trước hết được sự nguy hiểm của tai nạn. Ngoài ra, môi trường sống chung quanh cũng luôn luôn có những yếu tố nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em như chậu nước, chum vại, bể nước, giếng nước... không có nắp đậy an toàn; sông, hồ, suối, ao nước... không được rào chắn và không có biển báo nguy hiểm. Hơn nữa, tình trạng xây dựng các công trình, đào bới khai thác cát, đất đá tràn lan, sự vô ý thức của con người... đã để lại các hố ao sâu gây nguy hiểm như hố vôi tôi, hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu… không có hàng rào cũng là những nơi dễ gây nên tai nạn đuối nước. - Tai nạn do đuối nước có thể xảy ra trong các trường hợp: ngạt nước, những người không biết bơi ngã xuống nước, hoặc trẻ em ngã cắm đầu vào chậu nước hay bồn tắm; ngất đột ngột khi vừa tiếp xúc với nước; lặn sâu dưới nước khi hết hơi không ngoi lên kịp bị ngạt; bơi quá mệt, cơ thể mất nhiệt do nước lạnh, bị chuột rút rồi ngất đi… - Ngoài ra, phải kể đến một thực trạng: đó là khi các em cứu lẫn nhau, do chưa có kiến thức trong việc cấp cứu, sơ cứu người bị chết đuối, dẫn đến tình trạng số lượng trẻ bị chết đuối tăng lên. - Trẻ em chết đuối vì người lớn lơ là đuối nước đang gia tăng trong cộng đồng do nhiều nguyên nhân như môi trường không an toàn, người lớn chưa giám sát trẻ một cách chặt chẽ, kiến thức phòng tránh, sơ cứu của người dân còn hạn chế, nhiều trẻ không biết bơi,… Đinh Tuyết Mai 4 Trường tiểu học Khánh Phú Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi tự cứu đuối nước cho học sinh Tiểu học. - Thông thường thì gia đình là nơi trẻ em được bảo vệ tốt nhất, nhưng một thực tế là hiện nay nhiều gia đình chưa quan tâm, quản lý và giám sát trẻ đúng mức. Đây cũng là chính là yếu tố khiến tỷ lệ tai nạn đuối nước ngày càng tăng. Nước ta là khu vực có rất nhiều sông, suối, giếng, ao, hồ, hệ thống kênh rạch chằng chịt, là môi trường không an toàn đối với trẻ nhỏ. Ngay cả những dụng cụ chứa nước trong gia đình như bể, lu, vại,… không có nắp đậy cũng gây nguy hiểm cho trẻ. Chỉ một vài giây lơi lỏng của người lớn là trẻ em có thể rơi xuống ao, hồ, sông, suối, giếng nước,… và có thể bị ngạt và chết đuối chỉ sau 2 phút rơi xuống nước. Do vậy việc hướng dẫn tập bơi tự cứu là việc làm cần thiết, cấp bách cho trẻ em nói chung và học sinh tiểu học nói riêng. Tập luyện Bơi lội tự cứu đuối nước thường xuyên, đúng phương pháp khoa học góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho HS, thúc đẩy sự phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là các tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ mềm dẻo, tính khéo léo). Tập luyện bơi tự cứu giúp học sinh có khả năng tự cứu đuối tốt hơn, nâng cao thành tích bơi lội phát rõ rệt. Vậy để rèn luyện sức khỏe, phát triển kĩ thuật và nâng cao thành tích bơi, đồng thời phòng chống đuối nước cho trẻ em chúng ta nên sử dụng những bài tập gì và vận dụng chúng như thế nào vào phương pháp dạy bơi tự cứu? Để giải quyết vấn đề này tôi đưa ra: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi tự cứu đuối nước cho học sinh Tiểu học”, với mong muốn là giúp cho học sinh có kĩ năng, phương pháp rèn luyện, thực hành kĩ năng bơi . Qua đó, giúp cho học sinh nắm vững được kĩ thuật bơi tự cứu để có thể phòng chống đuối nước mọi lúc mọi nơi một cách khoa học và bền vững. Đinh Tuyết Mai 5 Trường tiểu học Khánh Phú Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi tự cứu đuối nước cho học sinh Tiểu học. IV. NỘI DUNG SÁNG KIẾN A. GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM 1. Giải pháp đã thực hiện Hiện nay việc phòng chống đuối nước đã và đang được sự quan tâm của lãnh đạo ngành, trường và đa số phụ huynh học sinh nên cơ sở vật chất trang thiết bị đã có sự đầu tư nhằm phục vụ cho việc tổ chức lớp bơi, cùng với sự nhiệt tình của một số giáo viên và sự yêu thích, đam mê bơi lội của học sinh là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức phổ cập bơi. Trong những năm học trước bản thân tôi đã thực hiện những giải pháp: * Triển khai các bài học lý thuyết về bơi lội, phòng chống đuối nước và các tai nạn thương tích trong cuộc sống: + Khuyến cáo các bạn học sinh không nên chơi đùa gần ao, hồ, sông suối, những nơi tiềm ẩn rủi ro đuối nước. + Chỉ bơi ở những nơi có người và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi. + Khi đi tắm biển hay sông, người biết bơi hay không cũng chỉ nên tắm gần bờ, đặc biệt là ở biển, vì dù biết bơi cũng rất khó để bơi do sóng biển đánh liên tục. Nhiều người thường nằm trên phao khi tắm biển. Điều này cũng khá nguy hiểm vì bạn sẽ dễ bị cuốn ra xa mà không biết, nhiều khả năng bạn sẽ bị sóng đánh úp, những cơn sóng dồn dập khiến bạn không biết xử lý như thế nào và sẽ bị uống nước nhiều, mất sức. + Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy như mặc áo phao. * Cho học sinh học các động tác kỹ thuật mô phỏng trên sân tập nhà trường. Đinh Tuyết Mai 6 Trường tiểu học Khánh Phú Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi tự cứu đuối nước cho học sinh Tiểu học. * Lồng ghép, tích hợp các nội dung bơi lội phòng chống đuối nước; An toàn giao thông; Bảo vệ môi trường; Kỹ năng sống vào trong từng tiết học. * Tổ chức các lớp học thực hành bơi vào dịp hè. Vào cuối năm học tổ chức phát phiếu cho các em có nhu cầu có thể xuống hồ bơi gần trường học các lớp thực hành bơi từ phổ tu đến nâng cao vào các ngày trong tuần 2. Ưu nhược điểm của các giải pháp * Ưu điểm: - Dễ xếp tiết, dễ quản lý cho giáo viên và học sinh. - Dễ lồng ghép kiến thức vào các tiết học. - Có thể linh động về thời gian - Học sinh có thể nắm được cơ bản về lý thuyết phòng chống đuối nước và các tai nạn thương tích thường gặp trong cuộc sống * Nhược điểm: + việc học bơi tự cứu đuối nước chỉ được lồng ghép trong chương trình môn thể thao tự chọn và chỉ giới hạn trong những khoảng thời gian ngắn. Học sinh chỉ được học các động tác kỹ thuật mô phỏng trên sân tập nhà trường. Thời gian dạy môn bơi trong các nhà trường phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu. Ở miền Bắc, thường chỉ thực hiện việc dạy bơi từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 10 hàng năm. + Trong quá trình lên lớp, giáo viên vẫn còn thực hiện các bước lên lớp một cách cứng nhắc, tuần tự đi từ bước này sang bước khác, làm cho giờ học chưa hứng thú, nhàm chán, nặng nề. Trong các giờ học thực hành bơi, giáo viên chỉ động viên phụ huynh đưa trẻ đến các bể bơi để được chơi, tiếp xúc và làm quen với nước. Chỉ một số ít học sinh được gia đình cho đi học bơi của các huấn 7 Đinh Tuyết Mai Trường tiểu học Khánh Phú Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi tự cứu đuối nước cho học sinh Tiểu học. luyện viên tại bể bơi. Chính vì thế mà tỷ lệ học sinh được thực hành và biết bơi là rất thấp. + Trên địa bàn huyện nhà có rất nhiều sông hồ nhưng lại không có rất ít hồ bơi để các em vui chơi, tập luyện và thực hành những kỹ thuật đã học. Môn bơi lội lại không phải là môn học chính khoá và các trường không có đủ điều kiện vật chất để giảng dạy vì thế mà phong trào tập luyện chưa thường xuyên, không có hệ thống bài bản và phương pháp cần thiết để hỗ trợ môn bơi lội này. + Cũng từ khó khăn về cơ sở vật chất dẫn tới số lượng học sinh tham gia tập luyện môn bơi là rất ít, mặc dù rất muốn tham gia nhưng lại không được phép của Cha, mẹ vì sợ nguy hiểm đến tính mạng mà vì thế phong trào tập luyện hầu như không có chỉ khi thi đấu mới tập luyện vì thế chưa có nhiều hạt nhân chủ chốt khi tham gia các cuộc thi. + Điều kiện tập luyện chưa đảm bảo, trang thiết bị, đồ dùng dạy học môn thể dục nói chung và phân môn bơi tự cứu đuối nước nói riêng còn ít nên hạn chế trong tập luyện của các em cũng như trong công tác giảng dạy của GV. + GV chưa phân hóa đối tượng học sinh. Giữa các em khối 1,2 khối 3,4 và khối 4,5 đặc điểm tâm lí, cơ thể khác nhau như thế nào để đưa ra biện pháp luyện tập phù hợp. + Đối với học sinh khối 1,2,3 không có tiết thể thao tự chọn nên khó sắp xếp được lồng ghép nội dung bơi vào các tiết dạy + Học sinh chưa thấy rõ tầm tầm quan trọng của việc học bơi tự cứu nên chưa chủ động, tập trung, tích cực, tự giác học tập. + Nhà trường lại chưa có bể bơi để chủ động cho học sinh thực hành Bơi lội tự cứu đuối nước. Số lượng học sinh có điều kiện học thêm thực hành tại hồ bơi còn hạn chế. B. GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN 1. Làm tốt công tác tuyên truyền dạy bơi cho học sinh Mặc dù đứng trước thực tế khó khăn đó nhưng những năm qua, ngành GD&ĐT luôn quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em và công tác dạy bơi ở các nhà trường. Song song với việc tích cực tham 8 Đinh Tuyết Mai Trường tiểu học Khánh Phú Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi tự cứu đuối nước cho học sinh Tiểu học. mưu cho các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản, chỉ thị hướng dẫn và triển khai thực hiện việc dạy bơi, tăng cường phòng chống đuối nước trẻ em trong nhà trường, ngành GD&ĐT đã quán triệt sâu sắc đến toàn thể các đơn vị giáo dục, học sinh, phụ huynh về hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và các văn bản, chỉ thị của UBND tỉnh, huyện về tăng cường phòng, chống đuối nước trong nhà trường. Hàng năm, ngành GD&ĐT đều tổ chức tập huấn về công tác phòng chống đuối nước cho giáo viên và học sinh các nhà trường theo từng cấp học; tổ chức các giải bơi cho học sinh các trường trung học phổ thông nhằm phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu để làm nòng cốt cho các nhà trường, đồng thời, chọn học sinh vào đội tuyển tham dự các giải bơi do cấp huyện, tỉnh tổ chức. Cùng với nhà trường, các cấp, các ngành, đoàn thể chính quyền địa phương tuyên truyền cho phụ huynh học sinh thấy được tầm quan trọng, lợi ích của việc học bơi của con em mình để cha mẹ học sinh cùng vào cuộc, tạo mọi điều kiện và tích cực phối hợp với nhà trường, giáo viên trong việc tổ chức dạy bơi cho học sinh. Bên cạnh đó tôi đã tích cực làm công tác xã hội hóa tranh thủ sự trợ giúp của doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã đặc biệt là doanh nghiệp Đỗ Xuân Thuội nơi có bể bơi hỗ trợ một phần kinh phí và tạo điều kiện bố trí dành nhiều thời gian luyện tập hợp lý cho học sinh thực hành tại bể bơi. Khuyến khích động viên học sinh, cha mẹ học sinh đăng kí các lớp học bơi trong hè để tăng cường sức khỏe, rèn luyện kĩ năng bơi cho các em. 2. Chú trọng hướng dẫn kỹ thuật động tác “Bơi tự cứu” - Yêu cầu HS biết các động tác và thực hiện các động tác ở mức độ tương đối chính xác và biết vận dụng trong giờ học thể dục, sinh hoạt ở trường cũng như thực hành tại bể bơi. - Trước hết giáo viên cần hướng dẫn kỹ thuật các bước bơi tự cứu chính xác, ngắn gọn dễ hiểu và đầy đủ. Cụ thể: Đinh Tuyết Mai 9 Trường tiểu học Khánh Phú Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi tự cứu đuối nước cho học sinh Tiểu học. - Điều đầu tiên dạy cho học sinh sự khác biệt cơ bản của môi trường nước và môi trường không khí, sự khác biệt của hệ hô hấp, cơ chế vận động của hai môi trường. Thứ nhất: Bình tĩnh mở mắt, nín thở để phổi không bị sặc nước, dùng bàn tay kết hợp lòng bàn chân phẩy để đẩy người nổi lên. Sau khi lên hít một hơi bằng miệng sau đó từ từ thở ra bằng mũi. Mắt quan sát nhanh phương hướng thuận lợi nhất để có thể di chuyển vào bờ an toàn. Thứ hai: Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế bập bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu. Thực chất đây là thả nổi nhờ lực đẩy nổi Archimedes của nước, nhớ rằng bình tĩnh thì nổi, hoảng loạn thì chìm. Thứ ba: Dùng tay làm mái chèo, chân làm bánh lái quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng bởi trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn. Hạn chế tối đa lực cản của nước bằng các kỹ thuật cơ bản. Các hoạt động pải nhịp nhàng tránh loạn xạ để lực đẩy và lực cản không triệt tiêu nhau dẫn đến không di chuyển được hoạc di chuyển chậm. Thứ 4: Khi đã lên bờ an toàn cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ tránh bệnh tật, giữ ấm và khô thoáng cơ thể. Nếu thấy sức khỏe không tốt cần báo cáo với nhà trường hoặc gia đình để được kịp thời thăm khám tại các cơ sở y tế. 3. Hướng dẫn học sinh tự tập luyện trước kỹ thuật “Bơi tự cứu” - Tự tập luyện trước kỹ thuật “Bơi tự cứu” thế nào? Trước hết là chữa bệnh sợ nước và học cách thở cho học sinh với nguyên tắc: Trên mặt nước há to miệng hít vào, còn dưới mặt nước, thở ra từ từ bằng mũi. Có thể tập trên cạn - không có nước, hoặc có thể úp mặt vào chậu nước để tập. Lưu ý là học sinh dưới 15 tuổi chỉ được tập thở với chậu nước khi có người lớn trông coi, giám sát. Đinh Tuyết Mai 10 Trường tiểu học Khánh Phú Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi tự cứu đuối nước cho học sinh Tiểu học. Tiếp đó, học cách nín thở dưới nước, cũng với một chậu nước nhỏ. Có thể tập thở khi tắm sen, khi dội nước lên đầu. Với “Bơi tự cứu” thì chân (tay) chỉ cần đạp hay quạt nước nhẹ nhàng, cốt giữ cho phần đầu, miệng có lúc nào đó nhô khỏi mặt nước để thở là được. “Bơi tự cứu” vì thế không tốn sức và gần với thả nổi nhiều hơn. - Tại sao lại nên học bơi tự cứu trên cạn chứ không phải dưới nước? Đầu óc con người khó có thể tập trung làm tốt nhiều việc cùng lúc, vì vậy với bao động tác cần thực hiện cùng lúc để không bị chìm, bị sặc đã làm cho việc học bơi dưới nước trở nên quá khó đối với nhiều người. Tập trung vào thở thì quên mất tay nên quạt thế nào; tập trung được vào tay thì lại quên chân, quên thở. Học bơi trên cạn có thể chia các động tác, kỹ năng bơi thành các mảnh nhỏ, rất nhỏ để tập tuần tự đến “nhuyễn” rồi lắp ghép chúng từng bước với nhau. Tập thành thạo thở, quạt tay, đập chân, rồi ghép thở với tay, thở với chân, tay với chân... và cuối cùng thành một vũ điệu của Thở - Tay - Chân trên cạn. Việc phát hiện, chỉnh sửa các động tác sai khi tập trên cạn cũng dễ hơn dưới nước rất nhiều. 4. Quan tâm đến việc thực hành bơi dưới nước * Tập thở Hướng dẫn học sinh phải học điều khiển hơi thở, làm quen với việc chìm xuống nước, không sợ nước. Sau đó, học cách thực hành hoạt động tay và chân, phải nín thở, thả lỏng cơ thể, tự khắc người sẽ nổi lên. Xuống nước và nín thở, thả lỏng cơ thể hoàn toàn. Kỹ năng cơ bản của việc hít thở dưới nước - Chìm xuống và thở ra dưới nước (trước khi chìm xuống nước cần hít một hơi thật sâu, sau đó chìm xuống, thở từ từ ra bằng mũi (nhả bong bóng ra từ mũi). - Nổi lên khỏi mặt nước, hít vào bằng miệng (cần phải hít thở thật nhanh để có nhiều ô xy hơn). Đinh Tuyết Mai 11 Trường tiểu học Khánh Phú Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi tự cứu đuối nước cho học sinh Tiểu học. Thở ra bong bóng bằng mũi dưới nước, hít vào bằng miệng trên không * Thực hành kỹ thuật tay đơn giản (tay bơi kiểu ếch). + Nhịp 1: Hai tay khép sát vào thân, các ngón tay khép vào nhau, hai lòng bàn tay ép vào nhau vị trí bàn tay trước và sát ngực. + Nhịp 2: Thẳng hai tay từ ngực qua trán và duỗi về phía trước, lòng bàn tay hướng xuống dưới. + Nhịp 3: Dùng hai lòng bàn tay kéo nước từ trên xuống dưới vòng đều hai bên. + Nhịp 4: thu tay về nhịp 1(lưu ý hạn chế tối đa sự cản nước khi thu tay). Lặp lại liên tục như vậy cho đến khi thành thục. Các em có thể làm như vậy khi ở trên bờ hay khi xuống nước. Cách tập cánh tay này cần dùng lực mạnh một chút. Khi tay duỗi nên thẳng với thân, ép sát vào thân thì mới đủ lực để đẩy cơ thể về phía trước. * Thực hành bơi chân + Nhịp 1: Hai chân duỗi thẳng, hai mũi chân duỗi thẳng. + Nhịp 2: Hai chân khép sát đồng thời duỗi thẳng mũi chân khi co. + Nhịp 3: Mở hai mũi chân ra hai bên đồng thời mở gối ra hai bên dùng lòng bàn chân dạp nước. + Nhịp 4: Khép hai chân về tư thế của nhịp 1. * Kết hợp bơi với bàn tay và bàn chân Khi học sinh đã tập được cách bơi tay và chân riêng lẻ một cách thành thục, trong vòng tối thiểu 30 phút cho mỗi bài tập, có thể tập kết hợp sau khi chắc chắn rằng tay và chân đã làm đúng nhiệm vụ của mình. 12 Đinh Tuyết Mai Trường tiểu học Khánh Phú Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi tự cứu đuối nước cho học sinh Tiểu học. * Bơi kết hợp toàn diện Hướng dẫn hoc sinh kết hợp tập nín thở, hít thở, kết hợp tay chân, nên bình tĩnh tập luyện, bước nào chưa đạt yêu cầu thì đầu tư thời gian để tập kỹ thuật đó cho đến khi thành thục là có thể bơi được. Bơi phối hợp toàn diện 5. Sử dụng phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức phù hợp cho từng tiết học tạo hứng thú cho học sinh. Trong tiết học thể dục không nhất thiết phải tuân theo quy định khuôn khổ mà phải luôn luôn thay đổi đưa vào một số phương pháp mới dễ gây hứng thú cho học sinh. Đó là thông qua một số biện pháp trò chơi, thi đấu giữa các nhóm, tổ, tăng độ khó… Giáo viên nêu tên động tác và khẩu lệnh, giải thích phải kết hợp với làm mẫu động tác. Có thể dùng tranh ảnh, hình vẽ, video để minh họa làm tăng sự chú ý trong các em. - Khi làm mẫu giáo viên phải chú ý tới từng đối tượng học sinh. - Đối với học sinh lớp 1, lớp 2 các em có khuynh hướng ghi nhớ một cách máy móc, chưa có khả năng phân tích tự giác, các em thường bắt trước, cố gắng làm theo các động tác, điệu bộ, cử chỉ của giáo viên. Đinh Tuyết Mai 13 Trường tiểu học Khánh Phú Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi tự cứu đuối nước cho học sinh Tiểu học. - Học sinh lớp 4,5 khả năng ghi nhớ nhanh, tốt hơn, do đó giáo viên cần chú ý sử dụng linh hoạt các phương pháp, biện pháp giảng dạy nhằm kích thích sự suy nghĩ, tính sáng tạo, ý thức tự giác - tính tích cực tập luyện của HS. * Khi học sinh tập luyện. - HS chia nhóm luyện tập. - Giáo viên quan sát lớp và sửa động tác sai của HS. Giáo viên kèm những em yếu hơn. - Cá nhân thực hiện động tác nhóm trưởng sửa chữa. Những HS thực hiện đúng động tác chỉnh sửa cho những bạn tập sai. * Phương pháp thi đấu: Ví dụ: Sau khi tiến hành tập luyện xong, giáo viên cho từng nhóm (tổ) hoặc cá nhân thi đấu. Từ đó tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển về kĩ năng, kĩ xảo nhằm nâng cao thành tích phát hiện những học sinh có tố chất năng lực để tạo nguồn cho các hội thi... - Giáo viên cùng học sinh quan sát nhận xét đánh giá và tuyên dương tổ, cá nhân thực hiện tốt. Từ đó giúp học sinh cố gắng hơn trong học tập. * Phương pháp trò chơi: - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi bổ trợ cho bơi lội tự cứu đuối nước như “ Thi bơi thuyền trên cạn”, “Tìm người chỉ huy”, “Đứng ngồi theo lệnh”, “Người thừa thứ 3”, " Bơi tiếp sức ".... Các trò chơi này vừa giúp các em thoải mái thư giãn, tạo không khí vui tươi, lành mạnh hào hứng vừa giúp cho các em ôn lại kiến thức nội dung bài học. Sau mỗi tiết học tôi tự rút kinh nghiệm, những lưu ý, điều chỉnh từng bài dạy cho phù hợp để đạt kết quả cao nhất. - Rút kinh nghiệm về thời gian phân bố cho các động tác, bài tập, trò chơi, những lỗi sai phạm của học sinh thường mắc phải, phương pháp và hình thức tổ chức lớp... - Trong từng tiết dạy giáo viên cần phân loại đối tượng để giao các nhiệm vụ, bài tập cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đinh Tuyết Mai 14 Trường tiểu học Khánh Phú Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi tự cứu đuối nước cho học sinh Tiểu học. - Tích cực bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về bơi để tham gia các giải đấu cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh. 6. Nâng cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, - Tham dự đầy đủ các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chuyên môn liên trường theo quy định. - Học hỏi, trao đổi các phương pháp trong giảng dạy cùng đồng nghiệp. - Cập nhật các thông tin thể thao mới, đặc biệt là thành tích của các vận động viên bơi trong nước và quốc tế tại các kì thi đấu thể thao trong nước, khu vực và quốc tế làm tư liệu khơi gợi thần tượng cho học sinh học tập và noi theo. - Thường xuyên rèn luyện kĩ năng bơi của mình với nhiều kiểu bơi khác nhau, đảm bảo đúng kĩ thuật, nâng cao thành tích. - Tham gia làm huấn luyện viên cho các giải đấu, đại hội thể dục thể thao các cấp để nâng cao năng lực sư phạm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong hướng dẫn học sinh học bơi. Đinh Tuyết Mai 15 Trường tiểu học Khánh Phú Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi tự cứu đuối nước cho học sinh Tiểu học. C. Một số hình ảnh hoạt động thể dục của học sinh lớp trường tiểu học Khánh Phú khi áp dụng các phương pháp. Đinh Tuyết Mai 16 Trường tiểu học Khánh Phú Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi tự cứu đuối nước cho học sinh Tiểu học. Đinh Tuyết Mai 17 Trường tiểu học Khánh Phú Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi tự cứu đuối nước cho học sinh Tiểu học. Đinh Tuyết Mai 18 Trường tiểu học Khánh Phú Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi tự cứu đuối nước cho học sinh Tiểu học. Đinh Tuyết Mai 19 Trường tiểu học Khánh Phú Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong tập luyện bơi tự cứu đuối nước cho học sinh Tiểu học. Đinh Tuyết Mai 20 Trường tiểu học Khánh Phú
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng