Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số giải pháp bồi dưỡng học sinh lớp 5 giỏi tin học phân môn vẽ hình...

Tài liệu Skkn một số giải pháp bồi dưỡng học sinh lớp 5 giỏi tin học phân môn vẽ hình

.DOC
4
174
52
  • CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    MÔ TẢ SÁNG KIẾN
    Mã số: .....................
    1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh lớp 5 giỏi Tin học
    phân môn vẽ hình”
    2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn tiểu học
    3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
    3.1. Tình trạng giải pháp:
    Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ tất cả các quốc gia đều coi chiến
    lược của dân tộc mình. Mục đích nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đồng
    thời để đào tạo bồi dưỡng nhân tài cho địa phương, cho đất nước. Việc nâng cao
    chất lượng dạy học mục tiêu trọng tâm của ngành giáo dục đào tạo,
    trong đó việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhiệm vụ mũi nhọn. Bản thân tôi được
    sự tín nhiệm, tin tưởng của nhà trường đã phân công bồi dưỡng học sinh giỏi,
    nên tôi đã dành nhiều tâm huyết, thời gian nghiên cứu, tìm tòi để công việc bồi
    dưỡng đạt kết quả tốt nhất.
    * Thuận lợi:
    Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường. Giáo
    viên có kinh nghiệm giảng dạy môn Tin học.
    Trường có 3 phòng máy vi tính.
    Phụ huynh học sinh tâm huyết luôn quan tâm tạo điều kiện tốt để
    con em mình có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.
    * Khó khăn:
    Học sinh năng khiếu mĩ thuật cũng rất ít. Tỉ lệ học sinh vừa giỏi mĩ thuật
    vừa có kĩ năng sử dụng máy tính tốt lại càng ít hơn.
    * Sự cần thiết đề xuất. Chọn giải pháp khắc phục:
    Giúp học sinh vẽ tự tin hơn, vẽ đẹp hơn, sinh động hơn trong học tập.
    Tạo nền tảng sở ban đầu để tiếp tục nâng cao trong các cấp học tiếp
    theo và định hướng cho những em có sở thích hoặc có năng khiếu để nghiên cứu
    khoa học theo ngành khoa học công nghệ cao.
    3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
    3.2.1. Mục đích của giải pháp: tập trung vào 3 nội dung:
    Chọn những học sinh năng khiếu.
    Lên kế hoạch để soạn thảo nội dung bồi dưỡng.
    Đưa ra một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Tin học ở phân môn
    vẽ hình.
    3.2.2. Nội dung giải pháp:
    - Điểm mới của giải pháp:
    1
    Trang 1
  • Học sinh tự thực hành vẽ tranh trên máy tính; sử dụng thành thạo bàn
    phím, chuột sử dụng tốt phần mềm Paint cũng như một số kiến thức nhất
    định về mĩ thuật.
    - Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
    Trước đây với phương pháp truyền thống, tôi phải cầm tay chỉ việc cho
    học sinh làm theo. Hiện nay theo phương pháp đổi mới, tôi chỉ hướng cho học
    sinh tự thực hành và sáng tạo trên phần mềm Paint.
    Giải pháp này đã hệ thống các phương pháp để áp dụng trong tiết dạy
    nhằm rèn luyện cho học sinh giỏi Tin học ở phân môn vẽ hình.
    - Cách thức thực hiện:
    Thông qua việc giảng dạy trực tiếp trên lớp.
    Trao đổi với đồng nghiệp.
    Đúc rút kinh nghiệm qua quá trình giảng dạy.
    - Các bước thực hiện của giải pháp mới:
    Chương trình Tin học bậc tiểu học được phân bố xen kẽ giữa các bài
    vừa học, vừa chơi. Điều đó sẽ rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng tạo trong
    quá trình chơi những trò chơi mang tính bổ ích giúp cho học sinh thư giãn sau
    những giờ học căng thẳng lớp. Tuy nhiên khi sử dụng phần mềm Paint để vẽ
    tranh hay sử dụng phần mềm Logo một trong hai nội dung thi khó nhất của
    học sinh. Do đó, ngay từ đầu mỗi năm học tôi đã lập ra kế hoạch bồi dưỡng, xây
    dựng nội dung bồi dưỡng và thời gian chi tiết cho từng nội dung. Nội dung trọng
    tâm trong toàn bộ kế hoạch đó là:
    a. Cách chọn học sinh năng khiếu:
    Dựa vào các tiêu chí như sau:
    - Học sinh có thái độ học tập tích cực - đây là điều kiện tiên quyết
    - Học sinh yêu thích học giỏi môn tin học (có những kiến thức bản
    về máy tính năng sử dụng bàn phím, chuột tốt) điều kiện quan trọng
    nhất.
    - Học giỏi các môn học khác như: Mĩ thuật, Toán, Anh văn, …
    - Gia đình tâm huyết tạo điều kiện tốt để con em mình phát huy hết
    năng khiếu.
    b. Nội dung bồi dưỡng :
    Trọng tâm của thời gian bồi dưỡng học sinh sử dụng phần mềm Paint
    để vẽ một số bức tranh về các chủ đề như: các ngày hội, ngày lễ, vẽ về trường
    em,quê em, bảo vệ môi trường, sinh hoạt vui chơi của các em,…
    Phần mềm đồ hoạ (Paint) Học sinh ứng dụng trong môn Mỹ thuật, học
    được từ môn mỹ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hoà
    thẩm mĩ. Sự say sẽ giúp các em chịu khó tìm tài liệu để mở mang kiến thức.
    quan trọng hơn giúp học sinh phát huy được trí ởng tượng, duy
    trừu tượng và khả năng sáng tạo của môn học.
    c. Phương pháp bồi dưỡng:
    Chủ yếu là học sinh tự thực hành vẽ tranh trên máy tính, theo hai mức độ sau:
    - Mức 1: Giáo viên gợi ý hoặc cho phép học sinh sáng tạo thêm các
    bước vẽ của mình trong giờ học chính khóa. Đây cũng một cách nhằm phát
    huy sự sáng tạo của học sinh và để phát hiện ra những học sinh năng khiếu vẽ
    2
    Trang 2
  • tranh.
    - Mức 2: bồi dưỡng học sinh trong giờ học năng khiếu. Học sinh kết
    hợp vừa vẽ theo mẫu vừa vẽ theo cảm nhận riêng của bản thân. GV trợ giúp khi
    các em cần cũng như sửa những chỗ chưa phù hợp. Mức này được tiến hành
    theo các bước và thời lượng như sau:
    Cho học sinh xem tranh về các chủ đề trong các hội thi vẽ tranh các cấp hằng
    năm.
    Học sinh tập vẽ cây cối, hoa lá, con vật đặc trưng nhằm giúp học sinh
    kĩ năng vẽ hình nhanh, đẹp.
    Học sinh tập vẽ người, một số dáng người thường thấy như: đi, đứng,
    chạy, vui chơi, lao động, ….
    Kết hợp tất cả các chi tiết trên để hoàn thành bức tranh theo một chủ đề
    cho trước. bước này, học sinh chuẩn bị ý tưởng từ trước, sau đó sử dụng máy
    tính thể hiện ý tưởng của mình trong giờ học năng khiếu. Trong những giờ học
    bồi dưỡng đó, tôi cũng không quên kết hợp với giáo viên thuật để lưu ý,
    chỉnh sửa bài vẽ của học sinh. Để bài vẽ đạt được các yêu cầu về bố cục màu
    sắc. Cùng với học sinh nêu lên những điểm hay, điểm chưa hay trong bài vẽ của
    học sinh để các em học tập, rút kinh nghiệm cho bài vẽ sau được tốt hơn.
    Thường xuyên kiểm tra bài làm học sinh, tổ chức cho học sinh thi đua với nhau
    nhằm đánh giá sự tiến bộ của học sinh, kịp thời biểu dương khuyến khích học
    sinh.
    3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
    Báo cáo giải pháp của tôi nêu ra đã áp dụng thành công trên các lớp do
    tôi phụ trách giảng dạy trong tiết dạy bồi dưỡng với mong muốn được áp
    dụng rộng rãi cho tất cả học sinh các cấp trong tất cả các trường tiểu học.
    3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến thể thu được do áp
    dụng giải pháp:
    Trên đây một số công việc đã thường xuyên được thực hiện trong các
    giờ dạy tin học cũng như là trong thời gian bồi ỡng học sinh năng khiếu Tin
    học. Với giải pháp này đã giúp học sinh phát huy được hết khả năng vẽ của
    mình, càng vẽ càng tự tin hơn vẽ đẹp hơn. Giúp các em sân chơi thú, bổ
    ích, phần nào cái nhìn tổng thể đối với sự vật, hình ảnh quen thuộc xung
    quanh. Đây cũng là một yếu tố giúp các em học các môn học khác tốt hơn.
    Qua 2 năm bồi dưỡng tham dự hội thi “Tin học trẻ không chuyên”
    cấp huyện đã đạt được kết quả như sau :
    3.5. Tài liệu kèm theo: Không có.
    Kiên Lương, ngày 5 tháng 5 năm 2017
    Người mô tả
    3
    Năm học Thi cấp huyện
    2014 - 2015 Đạt: Giải I, II, III và giải khuyến khích
    2015 - 2016 Đạt: Giải I, III
    Trang 3

Mô tả:

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng