Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 làm việc nhóm đạt hiệu quả theo mô hìn...

Tài liệu Skkn một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 làm việc nhóm đạt hiệu quả theo mô hình trường học mới

.DOC
3
209
127

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: 1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 làm việc nhóm đạt hiệu quả theo mô hình trường học mới. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng giáo dục 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: 3.1.1. Ưu điểm: - Được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía Ban giám hiệu nhà trường và việc đóng góp ý kiến hết sức chân thành của đồng nghiệp. - Cơ sở vật chất của nhà trường đầy đủ cho lớp học hai buổi/ngày. Đồ dùng học tập đảm bảo cho các tiết học. - Chất lượng học sinh tương đối đều nhau. Có sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình từ phía phụ huynh đối với việc học tập của học sinh. 3.1.2. Hạn chế: - Lớp có sĩ số đông khi tổ chức hoạt động nhóm, sắp xếp bàn ghế cho học sinh thì giáo viên hỗ trợ các nhóm chưa kịp thời. - Học sinh thảo luận nhóm còn gây ồn trong lớp, khó kiểm soát. - Nhiều học sinh chưa tập trung vào quá trình thảo luận, còn ỉ lại bạn. - Việc phân nhóm cũng gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. 3.2. Nội dung giải pháp: 3.2.1. Mục đích của giải pháp: Giúp học sinh lớp 3 làm việc nhóm đạt hiệu quả theo mô hình trường học mới. 3.2.2. Nội dung giải pháp: * Tổ chức sơ đồ lớp học: - Sắp xếp chỗ ngồi cho các em được nhìn thấy nhau khi thảo luận, có thể xoay trở dễ dàng và nhìn được lên bảng. - Đảm bảo có lối di chuyển để giáo viên có thể hỗ trợ, giúp đỡ các nhóm kịp thời. - Sử dụng không gian của lớp học để trình bày kết quả, sản phẩm làm việc tại phần tường phía sau mỗi nhóm; tổ chức cho học sinh đi kiểm tra, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn một cách thuận lợi. * Xây dựng nhóm học tập: Xác định số lượng học sinh trong nhóm: mỗi nhóm 4 học sinh, chia làm 2 cặp ngồi đối diện nhau. Lựa chọn các thành viên trong nhóm: Các thành viên trong nhóm càng đa dạng càng tốt. Nhóm hoạt động có hiệu quả là nhóm gồm các thành viên có năng lực đa dạng về khả năng nhận thức, thành phần xuất thân,... Xác định thời gian duy trì nhóm: Khi nhóm cũ có vấn đề và hoạt động kém hiệu quả thì thay đổi nhóm và thành lập nhóm mới. Việc học sinh lần lượt được hoạt động với tất cả các bạn trong lớp sẽ giúp cho các em cảm nhận tích cực và lành mạnh về sự hợp tác, mang lại cho các em nhiều cơ hội để thực hành các kĩ Trang 1 năng cần thiết cho việc hoạt động trong các nhóm. Ví dụ ở lớp, tôi thường thay đổi nhóm qua từng tháng, từng học kì. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm một cách rõ ràng: Nhóm trưởng phải giúp đỡ các thành viên trong nhóm học tập, ban học tập ghi chép ý kiến của các bạn thảo luận, ban đồ dùng lấy sách vở và đồ dùng học tập,…. Các thành viên trong nhóm cần thay đổi vai trò cho nhau, tránh tình trạng mỗi thành viên đóng một vai trò quá lâu. Ví dụ tôi thường cho các em phân công lại nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm mỗi khi thay đổi nhóm mới. * Tổ chức trò chơi: Thông qua trò chơi, học sinh không những được vui chơi thoải mái mà các em còn được rèn luyện các kỹ năng giao tiếp và điều hành. Các em học chậm, yếu sẽ trở nên mạnh dạn, tự tin hơn khi vui chơi. Ví dụ: Trước khi vào tiết học, ban học tập sẽ cho cả lớp chơi trò chơi. Sau khi chơi xong, các em được chia sẻ cảm nghĩ của mình thông qua trò chơi. Qua đó rèn luyện cho các em khả năng tư duy nhanh nhẹn, giúp các em cảm thấy thoải mái hơn trước khi vào tiết học. * Thành lập quy tắc cho nhóm khi thảo luận: Để việc thảo luận nhóm thuận lợi, tôi đưa ra một số quy tắc như: Các thành viên trong nhóm phải có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao; mọi người trong nhóm đều phải đóng góp ý kiến, ưu tiên học sinh yếu kém phát biểu trước; không cười nhạo ý kiến của bạn, ủng hộ và giúp nhau bổ sung hoàn thiện câu trả lời; suy nghĩ trước khi đặt câu hỏi; không nói chuyện riêng khi thảo luận. Quy tắc khi thảo luận: + Việc 1 - Cá nhân: Học sinh đọc và làm bài tập. + Việc 2 - Cặp đôi: Các em trao đổi với bạn bên cạnh. + Việc 3 - Nhóm: Nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo với cô giáo. *Tổ chức hoạt động nhóm: Cặp đôi: Đây là hình thức học sinh trao đổi với bạn ngồi kế bên để giải quyết những bài tập, tình huống đơn giản. Nhóm này thường được sử dụng khi học sinh tự soát bài, sửa bài cho nhau, đọc cho nhau. Ví dụ: Thay nhau đọc từ và lời giải nghĩa từ (Sách hường dẫn Tiếng Việt tập 1A, trang 4, bài tập 3); Đổi bài với bạn bên cạnh để giúp nhau soát và sửa lỗi (Sách hường dẫn Tiếng Việt tập 1A, trang 9, bài tập 3) Nhóm (nhóm 4): Là hình thức học sinh thảo luận với các bạn trong nhóm để giải quyết một vấn đề cần phải có sự phối hợp của cả nhóm, trong đó nhóm trưởng là người điều khiển, hướng dẫn. Hoặc sau khi học sinh làm việc cá nhân, cặp đôi, nhóm trưởng kiểm tra việc học của các bạn trong nhóm đã đạt được đúng yêu cầu bài tập chưa. Ví dụ: Mỗi bạn đọc 1 đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài (Sách hường dẫn Tiếng Việt tập 1A, trang 5, bài tập 5); Thảo luận để trả lời câu hỏi (Sách hường dẫn Tiếng Việt tập 1A, trang 5, bài tập 1) *Tập huấn nhóm trưởng: Đây là việc làm rất quan trọng giúp các em quen với cách điều khiển nhóm. Giáo viên nên nhắc nhở cho các em thường xuyên qua các tiết học hoặc các tiết ôn chiều để các em giúp đỡ các bạn trong nhóm hoạt động tốt hơn và có hiệu quả. Các bước thực hiện: Trang 2 + Yêu cầu các bạn đọc yêu cầu bài tập, làm bài tập. + Yêu cầu các bạn trao đổi bài làm với nhau để kiểm tra, bổ sung cho bạn. + Nhóm trưởng kiểm tra bài làm của các bạn và báo cáo với cô giáo. + Nhóm trưởng kiểm tra bài làm của các bạn và báo cáo với cô giáo. *Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động nhóm: Trong quá trình giám sát hoạt động của các nhóm, tôi đưa ra những gợi ý, giải đáp các thắc mắc và dạy các kĩ năng thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết. Đối với những nhóm chưa thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực, tôi đến gần và cùng tham gia, làm mẫu cho học sinh. Để việc kiểm tra, giám sát các nhóm làm việc hiệu quả, tôi chọn cho mình vị trí đứng sao cho khi đang kiểm tra nhóm này vẫn có thể quan sát các nhóm khác hoạt động như đứng phía sau các nhóm. Để tập cho các em có thói quen tự giác và chủ động trong các hoạt động, tôi chuẩn bị cho mỗi nhóm một thẻ mặt khóc (có khó khăn, cần giúp đỡ), một thẻ mặt cười (đã hoàn thành bài tập). * Nhận xét, tuyên dương nhóm: Nhận xét kết quả, tuyên dương quá trình làm việc của nhóm là một việc làm hết sức quan trọng, nó là một trong những biện pháp giúp học sinh hoạt động tích cực hơn. Giáo viên càng đưa ra nhận định cụ thể càng giúp học sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm cho lần sau. Những tiêu chí nhận xét cần phải có: - Tinh thần thái độ làm việc của các thành viên trong quá trình thảo luận. - Kết quả và thời gian thực hiện công việc. - Sự tiến bộ của nhóm. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 làm việc nhóm đạt hiệu quả” được áp dụng cho học sinh từ khối 2 đến khối 5 lớp VNEN trong các trường tiểu học trong và ngoài huyện. 3.4. Hiệu quả và lợi ích thu được: Sau nhiều năm tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm, tôi thấy học sinh học tích cực hơn, các em bị lôi cuốn vào các hoạt động, vai trò của các thành viên trong nhóm được phát huy tối đa. Các nhóm thảo luận sôi nổi, các em tự tin, mạnh dạn diễn đạt ý kiến của mình trước đám từ đó hình thành kỹ năng giao tiếp cho các em. Năm học 2016 - 2017, hiệu quả đạt được như sau: Thời gian Đầu năm Học kì I Cuối năm Lớp 3/2 Tổng số 38 Hợp tác, tích cực thảo luận nhóm 10 17 33 Hợp tác, thảo luận nhóm chưa cao 12 11 5 Chưa hợp tác thảo luận nhóm 16 10 0 Kiên Lương, ngày 2 tháng 5 năm 2017 Người mô tả Hà Thị Ngọc Trang Trang 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng