Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số giải pháp sử dụng phương pháp mô hình đảo ngược phát triển hoạt độn...

Tài liệu Skkn một số giải pháp sử dụng phương pháp mô hình đảo ngược phát triển hoạt động ngoại khóa nhằm phát huy năng lưc tự học và sáng tạo của học sinh

.PDF
22
107
92

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến tỉnh Ninh Bình. Chúng tôi: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 1 Đinh Minh Hằng 05/11/1973 Trường THCS Ninh Thành Hiệu trưởng Thạc sỹ 40% 2 Đoàn Thị Minh Nga 30/8/1978 Trường THCS Ninh Thành Phó HT Đại học 20% 3 Phạm Thị Bắc 15/6/1982 THCS Ninh Thành Tổng phụ trách Đại học 20% 4 Nguyễn Thị Bình 19/8/1977 THCS Ninh Thành GV tiếng Anh Đại học 10% Phạm Thị Xuân 01/11/1975 THCS Ninh Thành GV tiếng Anh Đại học 10% Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số giải pháp sử dụng phương pháp mô hình đảo ngược phát triển hoạt động ngoại khóa nhằm phát huy năng lưc tự học và sáng tạo của học sinh. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng - Tên sáng kiến: Một số giải pháp sử dụng phương pháp mô hình đảo ngược phát triển hoạt động ngoại khóa nhằm phát huy năng lực tự học và sáng tạo của học sinh. - Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục “Phát triển môi trường học và các kỹ năng mềm cho học sinh”. 1 Áp dụng mô hình đảo ngược cho lớp học “ Flipped Classroom” là một trong những phương pháp hiện đại, đáp ứng được những yêu cầu đổi mới không chỉ trong dạy học mà còn đổi mới mạnh mẽ hoạt động ngoại khóa trong các nhà trường. Nguyên lý chung của phương pháp này là học sinh sẽ tự tìm hiểu về nội dung các hoạt động qua mạng sau đó thảo luận và tự xây dựng kế hoạch hoạt động. Học sinh chủ động tương tác với giáo viên, giáo viên hướng dẫn, góp ý, củng cố các nội dung kiến thức hỗ trợ học sinh thực hiện. Phương pháp này giúp học sinh có thêm hứng thú trong việc tìm hiểu nội dung hoạt động, phát huy các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng tự học và sáng tạo. Kết quả thực hiện cho thấy, phương pháp này đem lại hiệu quả cao, giúp học sinh phát triển kỹ năng mềm. Vì vậy, chúng tôi đã đưa sáng kiến kinh nghiệm vào áp dụng tại trường THCS Ninh Thành thành phố Ninh Bình, trong thời gian áp dụng chúng tôi đã đạt được những hiệu quả nhất định. II. Nội dung sáng kiến 1. Giải pháp cũ 1.1. Thực trạng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể ở các trường phổ thông hiện nay: *Giáo viên: Xây dựng kế hoạch, nội dung cho các chủ đề hoạt động ngoại khóa, hoạt động sinh hoạt tập thể. Sau đó phân công nhiệm vụ cho các em học sinh thực hiện theo nội dung giáo viên đưa ra. Để các nội dung được thực hiện theo kịch bản, kế hoạch của giáo viên, và hoạt động được diễn ra suôn sẻ, giáo viên thường chọn các em có năng lực, chủ yếu các em cán bộ cốt cán của các lớp. *Học sinh: Trong các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa: Học sinh thường thực hiện theo kế hoạch, nội dung, chủ đề đã được giáo viên xây dựng sẵn. Gần đây việc đổi mới theo hình thức giao quyền và nhiệm vụ cho học sinh điều hành, nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc học sinh điều hành theo chủ đề, nội dung thầy cô lựa chọn. Thầy cô hướng dẫn cho một số em có năng lực thực hiện, với phương pháp này chưa tìm hiểu và phát huy được năng lực cho nhiều đối tượng và cũng chưa thúc đẩy được tính sáng tạo, tự chủ của học sinh. 1.2.Ưu điểm giải pháp cũ: 2 - Đảm bảo đầy đủ những nội dung, chủ đề theo sự lựa chọn và định hướng của giáo viên. - Giáo viên luôn ở thế chủ động, luôn kiểm soát, định hướng và chuẩn bị được những chủ đề, nội dung, tình huống, kiến thức từ trước, điều này không gây lúng túng cho giáo viên. Giáo viên không mất nhiều thời gian, công sức huấn luyện, phát triển cho nhiều đối tượng học sinh. - Học sinh luôn được giáo viên chủ động giao nhiệm vụ và các nội dung để chuẩn bị, các thông tin và nội dung được giao chủ yếu đều có sẵn. 1.3. Nhược điểm giải pháp cũ - Chưa tạo được cơ hội cho học sinh phát huy khả năng, năng lực, phẩm chất, trách nhiệm của bản thân. - Học sinh không phát huy được tính tự chủ, sáng tạo. Luôn thụ động thực hiện các hoạt động do giáo viên đề ra. - Các phần rèn luyện kỹ năng thường bị lặp đi lặp lại và chủ yếu nhằm vào các học sinh mạnh dạn, năng khiếu đã được bộc lộ sẵn. - Chưa tạo được môi trường, niềm đam mê, hứng thú trong việc tìm tòi, sáng tạo của học sinh. - Những học sinh không có năng khiếu hoặc có năng khiếu nhưng chưa được bộc lộ còn nhút nhát khi thực hiện, điều hành tổ chức, hay thuyết trình trước đám đông không có cơ hội thử sức để tìm ra sở trường, sở đoản. Để từ đó giáo viên nắm bắt được năng lực của học sinh, giúp các em phát triển năng lực, kỹ năng phù hợp. 2. Giải pháp mới: Giải pháp 1: Giải pháp đột phá hình thành và phát trển sự tự tin cho học sinh. + Tăng cường hướng dẫn và làm mới công tác tuyên truyền. * Đối với giáo viên: Hướng dẫn giáo viên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, sách tâm lý lứa tuổi học trò, đọc các quyển sách tham khảo như “ Bạn tài giỏi, tôi tài giỏi”, sách trải nghiệm sáng tạo….các trang mạng trên internet giúp giáo viên nâng cao hiểu biết, nắm được công việc mình cần làm, bổ sung kiến thức cần thiết . Từ đó biết cách phát 3 hiện năng lực, phẩm chất của học sinh, giáo viên lên kế hoạch hướng dẫn, nâng cao năng lực giúp học sinh phát huy năng lực một cách đúng mức và hiệu quả. Hướng dẫn giáo viên thực hiện các trò chơi, hướng dẫn giáo viên dạy hoặc định hướng cho học sinh tự lựa chọn chủ đề, chủ điểm cho các buổi ngoại khóa hoặc sinh hoạt tập thể, cách nhận biết và thúc đẩy sự phát huy năng lực của học sinh thông qua các buổi chuyên đề ở trường. * Đối với học sinh: Để tạo sự tự tin trước đám đông nhóm chỉ đạo hoạt động ngoại khóa chúng tôi đã lên kế hoạch dài hơi, theo từng giai đoạn thông qua các hoạt động ngoại khóa các buổi sinh hoạt tập thể đặc biệt là giờ chào cờ. Thông qua các buổi chào cờ, các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm…. ) * Ở nội dung tạo phản xạ chào hỏi, giới thiệu về mình một cách thuần thục trước đám đông, trước khi trả câu hỏi hoặc trả lời phỏng vấn cho học sinh. VD: - GV: “ Đất nước nào có thời gian làm việc ít nhất thế giới nhưng năng suất làm việc hiệu quả và chất lượng nhất?” - Học sinh: trước khi trả lời “ Dạ em thưa cô! Em tên là An Trần Huy, học sinh lớp 7C trường THCS Ninh Thành, em xin phép trả lời câu hỏi của Cô ạ:…………………… Giải pháp 2: Các hoạt động nhằm tạo cơ hội, tạo động lực cho học sinh phát huy năng lực sáng tạo thông qua việc chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng kịch bản, chương trình kế hoạch tổ chức thực hiện. - Đối với giáo viên: + Trong buổi họp trường đầu tháng, Ban chỉ đạo hoạt động ngoài giờ yêu cầu giáo viên các nhóm thảo luận, lựa chọn chủ đề, sau đó đưa ra cùng thống nhất số lượng, tên chủ đề nên cần thực hiện trong tháng. ( các chủ đề thống nhất được viết tên trong các thăm); Cho các khối lớp có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chương trình ngoại khóa, chương trình trải nghiệm hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp trong tháng đó bốc thăm và tự xây dựng kịch bản chương trình. Với cách làm này đã phát huy được 4 không chỉ nội lực trí tuệ của tập thể giáo viên, mà còn phát triển được năng lực tự tìm tòi, khám phá của học sinh, giúp học sinh hình thành tính chủ động, phát huy tối đa năng lực làm việc nhóm, đồng thời nâng cao trách nhiệm bản thân với mỗi học sinh. - Đối với học sinh: + Để khích lệ sự sáng tạo của học sinh. Ban hoạt động ngoài giờ thiết lập đường dây nóng trợ giúp cho học sinh gặp vướng mắc trong khi xây dựng kịch bản chương trình. Bên cạnh đó, sau một tuần học sinh bốc thăm chủ điểm, ban hoạt động thu kịch bản chương trình tổ chức của các lớp được phân công thực hiện, chấm, đánh giá, trao giải thưởng cho lớp có điểm số cao, phô tô những kịch bản chương trình hay phát cho giáo viên chủ nhiệm để chuyển đến tay học sinh. Với cách làm này giúp cho tất cả mọi đối tượng học sinh làm quen, tiếp cận với cách xây dựng kế hoạch, xây dựng kịch bản, chương trình để từ đó khơi gợi tiềm năng, năng lực, sự tìm hiểu khám phá bản than để học sinh biết cách thức tổ chức hoạt động. (có ảnh hình ảnh minh họa phần phụ lục) + Chỉ đạo, hướng dẫn, chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh tự lên kế hoạch chương trình tổ chức trải nghiệm trên lớp học hướng tới các hoạt động như tổ chức sinh nhật giáo viên, học sinh, kỷ niệm các ngày lễ, các chủ đề liên quan đến thầy cô và mái trường, các tệ nạn xã hội, các vấn nạn học sinh hay mắc phải, thi hùng biện, tranh cử các chức danh trong lớp, thi làm profile... Hoạt động này được giáo viên chủ nhiệm phối hợp thực hiện thường xuyên trong giờ sinh hoạt lớp. Trên cơ sở hoạt động trải nghiệm trên lớp, Ban hoạt động ngoài giờ, phát huy tính đoàn kết, sức mạnh trí tuệ tập thể giáo viên nhằm giúp học sinh chủ động, hứng thú xây dựng các chương trình hay, ý nghĩa cho các hoạt động tập thể của nhà trường. Giải pháp 3: Phát huy mạnh mẽ tính chủ động, khơi gợi cảm hứng sáng tạo của học sinh. - Hướng dẫn giáo viên cách đưa ra nội dung mang tính khơi gợi sự tò mò, mong muốn khám phá của học sinh với các chủ đề, đặc biệt phải chú trọng đến mọi đối tượng học sinh, lôi kéo được mọi đối tượng cùng tham gia hoạt động, giáo viên 5 giao cho bạn điều hành phân việc cho tất cả các thành viên dựa trên năng lực thực tế và các tiềm năng, khả năng của học sinh, giáo viên quan sát, giúp đỡ, định hướng nếu cần. (Nâng cao năng lực và giúp giáo viên biết cách thực hiện thông qua các buổi hướng dẫn, các buổi chuyên đề được tổ chức tại nhà trường). Hình thức này thông thường được áp dụng trong các giờ chủ nhiệm, giờ sinh hoạt lớp. Họp triển khai hướng dẫn phương pháp sử dụng mô hình đảo ngược lớp học Chương trình buổi sinh hoạt lớp do học sinh tự tổ chức - Thực hiện sự chuyển giao hoàn toàn cho học sinh từ lựa chọn chủ đề đến xây dựng kịch bản chương trình: Ban hoạt động ngoài giờ thiết kế một bàn hoặc một bảng tin treo sẵn các giấy ghi nhớ , các giấy ghi nhớ này có nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh THCS. Các mẩu giấy này dành cho học sinh viết cảm nghĩ, các ý kiến sáng tạo, các chủ đề, chủ điểm mình muốn được thực hiện hoặc mong muốn được Ban hoạt động ngoài giờ thực tổ chức thực hiện cho học sinh. Hoặc những ý kiến muốn đóng góp xây dựng hoạt động, xây dựng môi trường 6 học tập trải nghiệm cho học sinh. Cách làm này đã tạo cho học sinh có cảm giác được đóng góp xây dựng, bản than sống có ý nghĩa, tạo động lực chủ động, sáng tạo. Phiếu tham khảo lấy ý kiến học sinh về chương trình hoạt động ngoại khóa hàng tuần - Ban hoạt động ngoài giờ lựa chọn chủ đề, các vấn đề cần giải quyết trong buổi sinh học tập thể, hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, dựa vào mong muốn của học sinh được thể hiện qua giấy ghi nhớ trên bảng tin. ( tổ chức rút thăm) - Tạo cơ hội cho tất cả học sinh, tạo sự công bằng cho học sinh. Sau khi lớp đã rút thăm chủ đề được chuẩn bị tổ chức, giáo viên giao cho bạn leader phân công nhiệm vụ từng nhóm trong lớp thực hiện từng nội dung, giáo viên hướng dẫn học sinh cho rút thăm nhiệm vụ. Việc làm này có khả năng gây khó khăn cho một số đối tượng học sinh chậm, hoặc không có năng khiếu điều hành, làm MC hoặc tổ chức. Trong trường hợp này giáo viên luôn quan tâm động viên, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh, cử học sinh có năng khiếu kèm cặp giúp đỡ cho học sinh đó cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Cách làm này vừa giúp học sinh nhút nhát mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, trong ứng xử, tạo ra cơ hội cho họ vượt qua những mặc cảm bản thân, đồng thời giúp học sinh khám phá và nhận ra được những năng lực ngầm của chính mình. Để từ đó 7 chúng ta tìm cách phát triển năng lực cho học sinh dựa trên năng lực có sẵn, giúp học sinh phát triển toàn diện, phát triển vượt bậc, giúp học sinh không chỉ tự tin mà còn phát huy cao năng lực tạo hiệu suất, hiệu quả trong công việc góp phần xây dựng dân số vàng Việt Nam. III. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được 1. Hiệu quả kinh tế: Sáng kiến kinh nghiệm của nhóm chúng tôi có giá trị tìm ra và giúp học sinh phát triển những năng lực sẵn có của các em, giúp các em rèn luyện và phát triển ý chí độc lập, tự chủ, sáng tạo, hoàn thiện kỹ năng sống cho các em để đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay, đồng thời giáo dục và đào tạo ra một thế hệ công dân có phẩm chất đạo đức tốt, có ý chí vươn lên, có đủ phẩm chất năng lực, tự tin giao tiếp, học tập, làm việc chủ động luôn biết làm chủ cuộc sống, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước góp phần xây dựng và bảo vệ tổ Quốc, khẳng định vị thế Việt Nam trên thế giới. Do đó hiệu quả kinh tế là vô giá. 2. Hiệu quả xã hội: Theo phương pháp mô hình đảo ngược này không chỉ phát huy được sự chủ động, sáng tạo, ham muốn tìm tòi, học hỏi, khám phá bản thân, mà còn phát huy được sức mạnh đoàn kết, sức mạnh trí tuệ của tập thể, giúp học sinh tiếp cận với công nghệ thông tin. Năm học 2017 – 2018; và năm học 2018 – 2019 nhà trường đã xây dựng được nhiều hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm và các buổi sinh hoạt tập thể có giá trị và rất bổ ích, đa dạng hóa các hoạt động trong nhà trường, nội dung hoạt động phong phú. Tạo cho học sinh động lực, hưng phấn trong học tập, trong rèn luyện đạo đức, phẩm chất và kỹ năng mềm. Những giải pháp trên còn tạo cơ hội cho các em học sinh thể hiện khả năng, năng lực của bản thân, sự tự tin trong giao tiếp, xóa đi những mặc cảm, sự tự ti không dám bộc lộ bản thân mình. Cũng từ những giải pháp này giúp các em chủ động hơn không chỉ trong việc lĩnh hội kiến thức, mà còn chủ động và có trách nhiệm hơn trong mọi hoạt động của bản thân, của tập thể , và hình thành ý thức xây dựng cộng đồng. Kết quả đạt được rất khả quan, học sinh ngày càng tự tin, các em chăm ngoan hơn, đoàn kết hơn, yêu trường lớp, thày cô và bạn bè. các em được trau dồi, khơi dậy ở học sinh tính tích cực chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể và cộng đồng; hình thành, củng cố và phát triển ở học sinh kỹ năng 8 hoạt động độc lập, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ tập thể lớp và ngoài xã hội. Những hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm,các buổi sinh hoạt tập thể nổi bật do học sinh lựa chọn chủ đề, chủ động xây dựng kế hoạch, xây dựng kịch bản chương trình ( Thầy cô giám sát, hỗ trợ tổ chức thực hiện) năm học 2017 – 2018; 2018 – 2019; Những hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, buổi sinh hoạt tập thể mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh trong 02 năm học 2017 – 2018; 2018- 2019. - Xây dựng nếp sống văn minh hiện đại, ứng xử văn hóa; - Hành trình trải nghiệm về khu di sản tâm linh chùa Bái Đính, với bài thuyết giảng về tứ ân; - Cuộc thi viết cảm nhận về mẹ; - Tuyên truyền cách tham gia giao thông thông minh và an toàn; - Tổ chức cuộc thi thể hiện lòng tri ân các thầy cô qua viết thư; - Theo dấu chân anh bộ đội cụ Hồ; - Thuyết trình về nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam; - Trải nghiệm tại Ngã Ba Đồng Lộc và Quê bác Nghệ An; - Lễ hội tiếng Anh; - Cuộc thi giới thiệu về nét đẹp quê hương em; - Tri ân nhớ ơn thầy cô, nhớ mái trường thân yêu; - Ngày hội đến trường; - Tuyên truyền về pháp luật an toàn giao thông; - Lễ hội trăng rằm; - Chuyên đề giáo dục “ Phòng trách xâm hại tình dục ”; - Tuyên truyền tiết kiệm điện năng - Ngày hội đọc sách vì tương lại - Xâm hại tình dục 9 - Tri ân thầy cô - Hội thi “Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên” - Hành trình theo bước chân người lính - Học tập trải nghiệm Sơn La – Hòa Bình - Tết ấm yêu thương - Mừng Đảng, mừng xuân (tháng 2) - Hội thi đầu bếp nhí do học sinh đề xuất - Tháng thanh niên, “Ngày hội thiếu nhi, tiến bước lên đoàn” - Các buổi sinh hoạt đầu tuần (chào cờ, chương trình của các lớp, mỗi tuần một câu truyện về bác) Sau một thời gian thực hiện các giải pháp trên tôi đã thực hiện điều tra khảo sát sự tự tin vận dụng tiếng Anh trong giao tiếp và học tập, và hứng thú học tiếng Anh của học sinh các khối lớp bằng các phiếu thăm dò (phụ lục). IV. Điều kiện và khả năng áp dụng 1. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 1.1. Đối tượng áp dụng - Sáng kiến này được áp dụng đối với giáo viên và học sinh THCS, THPT - Luôn tạo sự đổi mới, sáng tạo trong công việc để tăng sự thu hút từ phía học sinh. - Phối hợp nhịp nhàng với các tổ chức trong và ngoài nhà trường tạo môi trường, cơ hội cho học sinh được chủ động, thỏa sức sáng tạo, khám phá, thể hiện khả năng của bản thân. 1.2. Môi trường được áp dụng. Các trường trung học cơ sở, THPT. Kinh phí hoạt động ngoại khóa để xây dựng và thực hiện nhằm phát huy năng lực tự học và sáng tạo cho học sinh được trích từ ngân sách chi tiêu thường xuyên của nhà trường. 2. Khả năng áp dụng sáng kiến 10 Các giải pháp trong sáng kiến “Một số giải pháp sử dụng phương pháp mô hình đảo ngược phát triển hoạt động ngoại khóa nhằm phát huy năng lực tự học và sáng tạo của học sinh”. “Xây dựng môi trường tích cực học tập và rèn luyện, phát huy năng lực của học sinh THCS” mà tôi đã nêu ở trên đã được áp dụng vào thực tế tại trường THCS Ninh Thành, thành phố Ninh Bình có tính khả thi cao, áp dụng hiệu quả trong các trường THCS. Trên đây là bản sang kiến kinh nghiệm của tôi đã áp dụng thành công, tạo môi trường và động lực học tiếng Anh cho học sinh trong nhà trường. Kính đề nghị Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm các cấp thẩm định và công nhận. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung tôi viết trong sang kiến này. Xin trân trọng cảm ơn! TRƯỜNG THCS NINH THÀNH TP. Ninh Bình, ngày 25 tháng 3 năm 2019 XÁC NHẬN NHỮNG NGƯỜI NỘP ĐƠN 11 PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA, HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, SINH HOẠT TẬP THỂ Buổi lễ tựu trường 12 Ngày hội tiếng Anh Chuyên đề Giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên 13 Chuyên đề Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em Buổi trải nghiệm tại khu di sản tâm linh chùa Bái Đính 14 Hội thi tìm hiểu chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên Ngày hội “Đọc sách vì tương lai” 15 Buổi trải nghiệm tại Nghệ An quê Bác Buổi trải nghiệm tại Ngã Ba Đồng Lộc 16 Buổi trải nghiệm tại Thủy điện Hòa Bình Buổi trải nghiệm tại địa chỉ đỏ Tây Tiến- Mộc Châu – Sơn La 17 Lễ Tri ân các Thày cô giáo 20/11 Tiếp bước theo chân người lính (22/12) 18 Ngày hội Thiếu Niên, tiến bước lên Đoàn 19 Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam Hội thi tìm hiểu kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng