Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số giải pháp tổ chức hiệu quả hoạt động cặp nhóm trong giờ học môn ti...

Tài liệu Skkn một số giải pháp tổ chức hiệu quả hoạt động cặp nhóm trong giờ học môn tiếng anh cho học sinh khối lớp 3

.PDF
3
343
69

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: …………………. 1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp tổ chức hiệu quả hoạt động cặp - nhóm trong giờ học môn tiếng Anh cho học sinh khối lớp 3. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng giáo dục 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1 Tình trạng giải pháp: Trong những năm gần đây Tiếng Anh đã trở thành một bộ môn quan trọng trong các trường học vì nó không những đáp ứng cho xu thế hội nhập mà còn tạo nên tính mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp của học sinh. Ngoài ra các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết là những kĩ năng được chú trọng. Dạy học theo cặp - nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành cặp - nhóm một cách thích hợp. Việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác sẽ tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi, góp phần vào việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh.Và đăc biệt trong chương trình Tiếng Anh lớp 3 thí điểm, kỹ năng nghe – nói – đọc – viết được thể hiện xuyên suốt trong các bài học, đa dạng về chủ đề. Hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Ban giám hiệu thường xuyên quan tâm cũng như cơ sở vật chất được đầu tư tương đối đầy đủ tiện nghi tạo điều kiện dễ dàng cho các em hoạt động nhóm hiệu quả. Đa số học sinh năng động, tích cực, tự giác, chủ động trong các hoạt động nhóm. Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh chưa chấp hành kỉ luật và quy trình làm việc của nhóm, chưa xác định mục tiêu, trọng tâm thảo luận nhóm dẫn đến mất thời gian và chưa tích cực tham gia vào công việc chung của nhóm. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: Hai hình thức tổ chức lớp học được cho là có lợi nhất cho dạy học tiếng Anh là hoạt động theo cặp - nhóm. Hoạt động theo cặp - nhóm không phải là phương pháp giảng dạy mà là cách thức tổ chức lớp học. Vậy dạy học tiếng Anh theo cặp - nhóm được tổ chức như thế nào? Làm thế nào để tổ chức hiệu quả hoạt động cặp - nhóm môn tiếng Anh cho học sinh... là những vấn đề mà rất nhiều giáo viên quan tâm. Và đó cũng chính là mục đích của giải pháp “Một số giải pháp tổ chức hiệu quả hoạt động cặp - nhóm trong giờ học môn tiếng Anh cho học sinh khối lớp 3”. 3.2.1. Chia cặp - nhóm phù hợp với đối tượng học sinh. Khi lên lớp giáo viên nêu vấn đề cần thảo luận, xác định nhiệm vụ cho các nhóm. Tùy theo số lượng học sinh trong lớp mà giáo viên chia lớp thành cặp - nhóm cho hợp lí, các cặp - nhóm có thể duy trì trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động. Sau khi hình thành nhóm giáo viên gợi ý và hướng dẫn học sinh tiến hành công việc, giao các vật dụng cần thiết. Ví dụ trong sách Tiếng Anh 3 thí điểm thực hành hội thoại theo cặp (hỏi tên tuổi, sở thích, đồ dùng học tập...) và bài luyện tập thay thế (What are you doing? – I’m cooking, I’m reading,...). 3.2.2 Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm. Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của nhóm, điều hành cả nhóm hoạt động. Ngoài ra, giáo viên cần cho học sinh luân phiên nhau làm nhóm trưởng, thư ký hoặc người trình bày để các em phát huy được tính tích cực và sở trường của mình. Ví dụ các trò chơi theo đội như đoán thông tin luyện câu hỏi Yes-No hoặc trò chơi đoán “Who’s my profession?”, trò chơi “Slap the board”... 3.2.3. Tổ chức cho các nhóm hoạt động và báo cáo kết quả làm việc của cặp - nhóm. Giáo viên tổ chức cho các nhóm hoạt động theo nội dung bài học. Khi nhóm hoạt động, giáo viên nên quan sát, theo dõi và hỗ trợ các nhóm nếu có khó khăn vướng mắc Sau đó mời đại diện cặp - nhóm báo cáo kết quả làm việc của cặp - nhóm mình, nên gọi cặp - nhóm yếu trình bày trước và để cặp - nhóm khá, giỏi trình bày sau. Giáo viên và học sinh cùng nhau tổng kết, bổ sung và chuẩn xác kiến thức, nhận xét ngắn gọn về cách làm việc của các nhóm để kịp thời động viên khuyến khích các nhóm làm việc tốt và rút kinh nghiệm đối với các nhóm làm việc chưa tốt. Tuy nhiên giáo viên chú ý khích lệ, động viên các em là chính, để lần sau các em thực hiện tốt hơn. Ví dụ Unit 12 Lesson 3 yêu cầu các nhóm quan sát một bức tranh về ngôi nhà (house) và điền từ vào bài đọc theo đúng nội dung bức tranh, sau đó học sinh bổ sung, giáo viên tổng kết. 3.2.4. Kỹ năng điều hành của giáo viên. Tổ chức học tập theo cặp - nhóm đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng điều hành linh hoạt, uyển chuyển cùng với hình thức tổ chức đa dạng, phong phú đủ sức lôi cuốn, hấp dẫn học sinh. Các nhóm học tập không nên cố định mà hình thành theo nhóm ngẫu nhiên như đếm số, chọn màu, ghép hình hoặc chia nhóm với trình độ nhận thức để tạo điều kiện cho các em có cơ hội phát huy khả năng của bản thân, đồng thời giáo viên nên giúp đỡ và khuyến khích các em nhóm trung bình, nhóm yếu.Ví dụ như cặp giữa giáo viên và học sinh, cặp mở (open pair) hai học sinh không ngồi kế nhau, cặp đóng (close pair) hai học sinh ngồi kế nhau 3.2.7. Nghiên cứu bài dạy. Trước tiết dạy ít nhất một tuần, giáo viên cần đọc kỹ nội dung, mục tiêu để có sự chuẩn bị về đồ dùng dạy học, các phương tiện phục vụ cho tiết dạy như băng đĩa, máy cát – sét, tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập và các đồ dùng trực quan sinh động để giúp học sinh hứng thú hơn trong việc tiếp nhận các kiến thức của bài học mới từ đó các em nhớ bài, nhớ từ, ngữ pháp, ngữ liệu cũng như cách giao tiếp được nhanh hơn, lâu hơn và tự tin hơn. Tuy nhiên giáo viên cũng cần chuẩn bị trước những tình huống sư phạm có thể xảy ra để có thể xử lý một cách kịp thời, linh hoạt. * Các loại bài tập dành cho hoạt động nhóm: Luyện mẫu câu (pattern practice) sau phần giới thiệu ngữ liệu mới và sau một vài phút luyện tập cả lớp. Luyện tập các bài tập ngữ pháp theo mẫu câu. Luyện tập các bài hội thoại ngắn: đóng lại bài hội thoại mẫu, hoặc làm các bài hội thoại tương tự có gợi ý cho sẳn để thay thế các chi tiết. Các loại hoạt động luyện tập giao tiếp như information–gap, role play, interview, questionaire, problem – solving, communicative games. Đọc bài khóa - hỏi trả lời các câu hỏi về nội dung bài khóa. *Tổ chức thực hiện bài tập: Học sinh thảo luận các câu hỏi trong nhóm, sau đó đọc bài khóa để tìm câu trả lời. Tự đọc thầm bài khóa, sau đó hỏi và trả lời về nội dung bài trong nhóm hoặc cặp. Bài tập ngữ pháp: cho học sinh làm các bài tập ngữ pháp bằng miệng trong cặp, sau đó thầy cô giáo chữa bài cùng cả lớp, tiếp theo học sinh có thể viết lại những bài tập vừa làm trong cặp, nhóm. Thảo luận: có thể làm trong cặp hoặc trong nhóm nhỏ sau đó đưa ra cả lớp cùng thảo luận. *Một số quy định cần thiết để có thể đảm bảo thực hiện các yêu cầu bài tập nhóm hiệu quả: Đối với học sinh: cần phải nghe kỹ các yêu cầu của bài tập, làm theo yêu cầu chỉ dẫn. Phải bắt đầu và dừng ngay khi có yêu cầu của giáo viên. Nhanh chóng chuyển từ một hoạt động này sang hoạt động khác mà giáo viên yêu cầu, không cố hoàn thành phần đang dang dở. Làm việc tự giác và không gây ồn ào Đối với giáo viên: Luôn hướng dẫn và ra nhiệm vụ rõ ràng, đảm bảo sao cho học sinh biết rõ công việc phải làm. Khuyến khích học sinh hỏi các câu hỏi khi có vướng mắc. Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng học sinh đang thực hiện bài tập đúng theo yêu cầu. Ghi chép lại những lỗi phổ biến hoặc những điểm cần lưu ý để có thể chỉ ra cho học sinh và giúp học sinh sửa chữa và phản hồi sau đó. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Các giải pháp đã được áp dụng ở khối 3 trường THTT Kiên Lương 1 và đã đạt được một số kết quả khả quan,với kết quả đạt được các giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp 3 đang học tiếng Anh trong toàn huyện Kiên Lương. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Sau quá trình nghiên cứu tôi đã áp dụng phương pháp này vào thực dạy ở các lớp 3 và cho thấy kết quả đạt được khá cao. Kết quả thống kê được của môn học qua một năm học cụ thể như sau : Nội dung Tổng số học sinh Năm học 2016 - 2017 305 Đầu năm Cuối năm Hoàn thành tốt 162 201 Tỉ lệ % Hoàn thành 53,2% 65,9% 141 104 Tỉ lệ % Chưa hoàn thành Tỉ lệ % 46,2% 34,1% 2 0 0,6 0 Ngoài kết quả học tập đã nêu trong bảng thống kê trên, các em còn tích cực tham gia các phong trào thi Tiếng anh và đã được nhiều thành tích như: Tiếng anh IOE: 1 nhất, 1 ba, 9 khuyến khích. Tiếng anh OSE: 1 nhất, 1 nhì, 1 ba. Toán – tiếng anh: 1 nhất, 1 nhì, 1 ba. Tổ chức dạy học cặp - nhóm là một hình thức dạy học mới. Đó là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Với hình thức này, tạo cho học sinh sự hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. Bên cạnh đó đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất và rèn luyện được các kĩ năng giao tiếp cho các em. Để những tiết học ngoại ngữ thật sự đạt hiệu quả theo hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp, bên cạnh việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên cũng cần tiến hành các hoạt động tổ chức lớp học sao cho hiệu quả nhằm thu hút tất cả học sinh tham gia. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm môn tiếng Anh cho học sinh khối lớp 3. Rất mong được các bạn đồng nghiệp quan tâm và đóng góp, chia sẻ. Kiên Lương, ngày 3 tháng 5 năm 2017 Người mô tả Đặng Tố Uyên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng