Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong ...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong sinh học lớp 8

.DOC
47
2052
97

Mô tả:

Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong SH 8 MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC 8 I.ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản phải bắt đầu bằng giáo dục gia đình, vai trò của cha mẹ, truyền thống, đạo đức, luật pháp của quốc gia, sau đó là kiến thức cơ bản về cơ thể học, sinh lý học, các kỹ năng của con người để bước vào quan hệ tình dục an toàn có trách nhiệm, nắm các thông tin về tình dục và sinh sản cơ bản. Muốn thực hiện được điều đó thì việc mang lại phổ biến các kiến thức chuyên môn về cơ thể học, sinh lý học, tâm lý học và các quan điểm về đời sống tình dục phải trình bày một cách công khai. Trong giảng dạy sinh học ngoài việc truyền thụ những kiến thức cơ bản, đồng thời phải lồng ghép việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh có ý thức bảo vệ cơ thể khỏe, sống lành mạnh …. Trong các năm học qua để giáo dục học sinh có thức tốt trong ý thức bảo vệ sức khỏe tôi luôn lồng ghép vấn đề này vào trong bài dạy, và tôi nhận thấy đã đạt được một số hiệu quả nhất định và tôi tiếp tục áp dụng phương pháp này vào trong năm học và trong những năm học tiếp theo với hy vọng góp phần nâng cao được ý thức cho học sinh để bảo vệ cơ thể mình từ đó có ý thức bảo vệ bản thân và gia đình thông qua môn học. Học sinh là những người chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải làm sao cho các thế hệ học sinh có ý thức và góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước . Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản hiện nay đã trở thành một nhu cầu cấp bách của xã hội. Đối với chúng ta giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản là một môn học còn mới lạ, nó chưa được đưa vào dạy một cách công khai, có bài bản ở các trường đại học Nguyễn Thị Sự Trường THCS Kim Sơn – Đông Triều – Quảng Ninh 1 Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong SH 8 y khoa, nó chỉ mới được lồng ghép vào các môn sản phụ khoa, nam khoa, tâm lý...Ở bậc trung học thì đang dạy thử nghiệm chỉ có tính cung cấp cho học sinh thông tin về dân số và sức khỏe sinh sản, các biện pháp sinh hoạt tình dục an toàn để tránh lây nhiễm HIV. Còn ngoài xã hội, trong các cơ sở tôn giáo, trong các câu lạc bộ hôn nhân và gia đình, hay tạp chí người ta chỉ nối một cách mơ hồ chưa giám trình bày một cách rõ ràng khoa học mà chỉ nói chung chung trong các lớp dự bị hôn nhân hay trong cách giao tiếp, ứng xử...đó không phải là giáo dục giới tính đích thực. Vì vậy tôi lồng ghép chương trình giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vào trong giảng dạy sinh học 8 . Với mong muốn giúp học sinh tích cực và chủ động trong việc tiếp thu chủ đề này, từ đó các em có thể tự giải đáp những tò mò, thắc mắc của bản thân đồng thời có những hành trang cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe bản thân ,tôi đã mạnh dạn thực hiện tìm hiểu thu thập thông tin, một số phương pháp dạy học lồng ghép nhằm khai thác có hiệu quả nội dung giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh qua một số bài ở sách giáo khoa sinh 8 Đó là lý do tôi chọn đề tài này : MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC 1.CƠ SỞ LÍ LUẬN Tuổi vị thành niên được định nghiã là giai đoạn chuyển tiếp của sự tăng trưởng và phát triển từ cuối trẻ em đến bắt đầu tuổi trưởng thành, từ 13-19 tuổi. Tuổi dậy thì, nói chung có thể chia làm ba giai đoạn( bắt đầu, trung gian và cuối) , hoặc tiền dậy thì, dậy thì và sau dậy thì. Suốt lứa tuổi vị thành niên có nhiều thay đổi về mặt thể chất, cảm xúc và xã hội diễn ra ở mỗi cá nhân. Những thay đổi này xảy ra đồng thời hoặc từng đợt nối tiếp Nguyễn Thị Sự Trường THCS Kim Sơn – Đông Triều – Quảng Ninh 2 Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong SH 8 nhau trong tất cả ba lĩnh vực nói trên. những thay đổi đó liên quan tới nhau ảnh hưởng lẫn nhau.Tuy vậy, để nhận biết và hiểu biết các thay đổi quan trọng đó, ta xem xét riêng từng phương diện, song bao giờ cũng cần nhớ rằng trong cuộc sống thực, chúng không hoàn toàn diễn ra đúng như vậy Thế kỷ 20 với vô số các thay đổi của xã hội chúng ta phải đương đầu với những đòi hỏi của thời đại trong đó tình dục học sẽ là một môn học phải được dạy ngay từ lớp 5. Những biến đổi về tâm sinh lý ảnh hưởng mạnh đến lối sống,nếp sinh hoạt, quan hệ xã hội và sự phát triển nhân cách.Tuy nhiên, đây cũng là những vấn đề chưa được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Phim ảnh, báo chí, những nếp sống, hoạt động không lành mạnh, ăn chơi, ma túy... làm cho các em dễ bị lôi cuốn, bị sa ngã, bị xâm hại tình dục..... Vậy nên tôi chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 8, thông qua giảng dạy bộ môn sinh hoc lớp 8 để giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ sức khỏe của mình. Bởi vì đây là lứa tuổi giao thời giữa thiếu niên và thanh niên , do vậy các em có nhiều chuyển biến về nhận thức. Trong thực tế cho thấy đa số các em có ý thức tốt , nhưng bên cạnh đó vẫn có những em nhận thức sự việc còn thiên về cảm tính, bắt chước, chưa có sự chọn lọc nhưng các em lại không nhận thức được điều đó. Trong những trường hợp như vậy giáo viên và phụ huynh cần có biện pháp giúp đỡ, chỉ bảo, giáo dục cho các em để các em nhận thức được sự việc, sự tác hại của những trò, những việc làm, từ đó các em có ý thức cao hơn trong mọi hành vi, việc làm của mình đối với cơ thể mình. Với biện pháp vừa truyền thụ tri thức, vừa giáo dục cho học sinh có ý thức đối với bản thân, để hình thành nhân cách, ý thức cho học sinh, để các em trở thành một con người vừa có tri thức vừa có đạo đức. Đạo đức có thể nói là cái gốc của con người. Người Trung Quốc có câu “ Nhân chi sơ tính bản thiện” nghĩa là con người khi sinh ra ai cũng hiền, ai cũng thiện cả còn về sau có thể trở thành người tốt hay xấu đều do môi trường và giáo dục. Chính vì thế khi các em bước chân vào ghế nhà Nguyễn Thị Sự Trường THCS Kim Sơn – Đông Triều – Quảng Ninh 3 Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong SH 8 trường ngoài việc truyền thụ kiến thức các thầy cô giáo cần phải dạy các em những cái hay, cái đẹp cái tốt trong cuộc sống. Đối với bộ môn sinh học trong trường trung học cơ sở góp phần cho học sinh có được những kiến thức cơ bản và cung cấp những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của con người. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ và tăng cường sức khỏe. -Dạy sinh học 8 nhằm hình thành ở học sinh những hiểu biết về đặc điểm cấu tạo, các bộ phận và chức năng của cơ thể con người. Nhằm giúp học sinh trong việc tìm hiểu cơ thể của con người qua các bài học, đặc biệt trên mô hình thực tế. Từ đó có thể nhận biết các cơ quan , bộ phận trên cơ thể mình, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu bộ môn, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ cơ thể,vệ sinh một cách hợp lý, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục trung học cơ sở. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: -Thời gian: Năm học 2011 – 2012 -Đối tượng: học sinh lớp 8 và quá trình dạy học sinh học ở trường THCS Kim Sơn * Đặc điểm tuổi vị thành niên trong khu vực trường THCS Kim Sơn: Khu vực xã Kim Sơn trình độ văn hóa đã được nâng cao và những thay đổi lớn về giá trị văn hóa- kết quả của sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế xã hội, toàn cầu hóa, đô thị hóa, sự tiếp xúc và sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin- có nhiều ảnh hưởng tới hành vi tình dục, và sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên. - Nhiệm vụ giáo dục: Dạy học sinh 8 góp phần: +Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi học sinh lớp 8 để phòng được môt số vấn đề nhạy cảm của lứa tuổi này. + Giáo dục thế giới quan khoa học, vạch rõ mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ thể. + Giáo dục tình cảm, đạo đức cho học sinh, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ vẻ đẹp là góp phần giáo dục thẩm mỹ. Nguyễn Thị Sự Trường THCS Kim Sơn – Đông Triều – Quảng Ninh 4 Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong SH 8 *Nhiệm vụ của giáo dục giới tính -Nâng cao nhận thức đúng đắn cho học sinh THCS +về giới tính +Về những đặc tính của giới tính +Về những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa những người khác giới -Hình thành cho học sinh THCS có những thái độ, tình cảm và hành động đúng đắn trong: +Những vấn đề có liên quan đến giới +Quan hệ những người khác giới(nhất là bạn khác giới) VD: +Tình trạng có thai sớm +Phá thai vô ý thức +Bệnh truyền nhiễm +Bệnh lây qua đường tình dục *Các phương pháp giáo dục giới tính(GDGT) ở trường THCS Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp GDGT có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm kết quả của giáo dục.Một trong những nhiệm vụ của GDGT là hình thành ý thức(khái niệm, phán đoán, niềm tin cho học sinh THCS về những vấn đề có quan hệ đến giới tính và các quan hệ giữa những người ở các giới khác nhau,về giới tính vai trò của chúng trong cuộc sống xã hội. Vì vậy, để hình thành ý thức cho HS ý thức về các vấn đề vừa nêu trên, cần lựa chọn và sử dụng các phương pháp diễn giảng, đàm thoại, tranh luận.Những phương pháp này có tác động đưa lí luận vào ý thức HS và khái quát những kinh nghiệm, những hành vi, ứng xử của HS Tuy nhiên không được biến các phương pháp này thành các phương pháp thuyết giáo. Các phương pháp này phải làm cho HS biết tự mình phân tích và tổng kết kinh nghiệm ứng xử đối với người khác giới, đối với những vấn đề giới tính của bản thân của bạn bè, biết tự nhận thức, tự đánh giá, và biết bảo vệ những quan điểm, niềm tin và nguyên tắc mình đã tự xây dựng. Nguyễn Thị Sự Trường THCS Kim Sơn – Đông Triều – Quảng Ninh 5 Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong SH 8 II: NỘI DUNG II.1.Mục tiêu Hiện nay, trong chương trình đào tạo của Việt Nam, vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Chưa hề có môn giáo dục giới tính được đưa vào nội dung giảng dạy. Vấn đề này được lồng ghép vào một số nội dung trong môn sinh học hay một số bài trong môn Giáo dục công dân, địa lí. Tuy nhiên, những nội dung đó vẫn còn chung chung, chưa đáp ứng được nhu cầu hiểu biết và sự cần thiết phải nắm vững các kiến thức về giới tính của các em học sinh. Thái độ của các em khi nói đến những vấn đề liên quan đến giới tính còn khá dè dặt, các em chưa hề mạnh dạn trong quá trình tìm hiểu hay tiếp thu những kiến thức đó. Trong khi có khoảng 96,1% các em học sinh khi được hỏi đều cho rằng cần được trang bị đầy đủ các kiến thức về tâm - sinh lí và giao tiếp ứng xử ngay trong giai đoạn THCS. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên chuyên trách về những vấn đề này hầu như chưa trường nào có. Các hoạt động giáo dục của nhà trường chỉ dùng lại ở một số buổi nói chuyện với các chuyên gia về một số vấn đề sức khoẻ giới tính, phòng chống HIV/AIDS...Các giáo viên giảng dạy các bộ môn khi đề cập đến việc dạy các kiến thức về giới tính cho các em, một số người còn nói rằng: Giáo viên nói ra những vấn đề đó còn cảm thấy ngượng nữa là các em học sinh. Hậu quả của sự thiếu hiểu biết về giới tính không phải ai khác mà chính các em phải chịu. Theo bệnh viện phụ sản Từ Dũ Hà Nội: Số sản phụ chưa đến tuổi 18 đến khám phá thai ngày càng tăng. Năm 2003 gấp 2 lần năm 2001, Riêng những tháng đầu năm 2009, trung bình mỗi tháng có hơn 40 ca. Thực tế là tình trạng nạo phá thai khi chưa lập gia đình xảy ra rất phổ biến, đến mức báo động. Theo một Nguyễn Thị Sự Trường THCS Kim Sơn – Đông Triều – Quảng Ninh 6 Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong SH 8 nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường phát triển (CGFED), Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới (Đứng thứ 3 trên thế giới) với hơn 500.000 ca mỗi năm. Con số thực tế còn có khả năng cao hơn do báo cáo và ghi chép không đầy đủ khi tình trạng phá thai không an toàn tại các cơ sở y tế tư nhân rất khó kiểm soát… Trong đó, 30% ca phá thai là ở lứa tuổi chưa lập gia đình. Đáng báo động có tới 20% người nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên. Theo đó, những bà mẹ sinh con trước 18 tuổi là khoảng 5% và khoảng 15% sinh con trước tuổi 20. Chưa kể có khoảng 65% các ca nhiễm HIV là ở những người dưới 29 tuổi và một phần không nhỏ rơi vào những đối tượng chưa lập gia đình,... Cũng theo báo cáo, đây chỉ là số nổi, thực tế còn nhiều hơn vì các em không khai đúng tuổi hay không dám đến bệnh viện để xử lí. Hậu quả của sự thiếu hiểu biết về kiến thức giới tính làm các em dễ mang thai ngoài ý muốn, dễ mắc một số bệnh như: Lậu, Giang mai, sùi mào gà, AIDS. Theo thống kê của BV Từ Dũ Năm 2009, tổng số ca phá thai là 28470 ca trong đó phá thai to là 2921 (10,26%) Năm 2010, tổng số ca phá thai là 28723 ca , trong đó phá thai to là 3050 (hơn 10,6%). Điều đáng chú ý là trong tổng số các ca phá thai to hơn 60% là những thai phụ dưới 18 tuổi. Tỉ lệ này rất cao so với nhiều năm trước đây. Nguyên nhân là do nhiều trẻ vị thành niên thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, có người chu kỳ kinh nguyệt chưa đều .. Nên không nhận biết được các triệu chứng thai nghén. Nhiều em sợ cha mẹ biết nên cố giấu, đến khi không giấu nổi, gia đình đưa đi giải quyết thì thai đã quá to.. Nguyễn Thị Sự Trường THCS Kim Sơn – Đông Triều – Quảng Ninh 7 Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong SH 8 Xã• hội hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề nên hay không nên đưa chương trình giáo dục sức khoẻ giới tính vào chương trình giáo dục PTTH. Có ý kiến cho rằng: không nên vẽ đường cho hươu chạy, ý khác lại cho rằng: Thà vẽ đường cho hươu chạy còn hơn để con em chúng ta lao xuống vực. Vấn đề lớn được đặt ra ở đây là làm thế nào để lấp lỗ hổng trong công tác giáo dục giới tính cho các em đang ở giai đoạn vị thành niên. Theo ý kiến của cá nhân tôi, việc cần thiết phải trang bị cho các em các kiến thức về vấn đề giới tính là rất cần thiết. Với vai trò là một giáo viên dạy môn sinh học THCS, tôi thấy có một số nội dung trong chương trình SGK có đề cập đến một số vấn đề về dạng kiến thức GDGT. Nếu GV biết cách triển khai tốt, khai thác bổ sung thêm một số vấn đề thì sẽ trở thành một bài dạy về giáo dục giới tính rất tốt cho các em. Trước đây, chúng ta áp dụng phương pháp dạy học vấn đề, trong đó lấy giáo viên là trung tâm truyền đạt lại kiến thức cho Học sinh, do đó Học sinh học tập một cách thụ động, thiếu sáng tạo dẫn đến hiệu quả giảng dạy không cao. Hiện nay, công tác đổi mới phương pháp dạy học đang vận dung phương pháp dạy học khám phá, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên giữ vai trò tổ chức, giám sát, định hướng các hoạt động của học sinh nhằm giúp các em tìm hiểu và lĩnh hội các kiến thức mới. Mục đích chung của môn Cơ thể người và vệ sinh ở THCS là cung cấp những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của con người. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao năng suất, hiệu quả trong học tập,góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo những con người lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nguyễn Thị Sự Trường THCS Kim Sơn – Đông Triều – Quảng Ninh 8 Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong SH 8 Những hiểu biết về cơ thể người giúp học sinh hiểu rõ cơ sở khoa học của các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh, cách sử lý các tình huống gặp phải trong đời sống và sức khỏe của con người,trong đó có sức khỏe sinh sản. Qua các phương pháp dạy mà hình thành cho học sinh phương pháp học tập bộ môn nói riêng và phương pháp học tập tích cực và tự lực nói chung,tạo cho các em có cách nhìn một cách có hệ thống về sự tiến bộ khoa học và công nghệ của xã hội mới đối với người lao động. II.2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ -Trẻ vị thành niên (từ 10-17 tuổi) ở nước ta có khoảng 23,8 triệu người, chiếm 31% dân số. Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình thì Việt Nam là một trong ba nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới (1,2-1,6 triệu ca mỗi năm), trong đó 20% thuộc lứa tuổi VTN, thậm chí có em mới... 12 tuổi. Điều tra quốc gia về VTN và thanh niên Việt Nam cho thấy, 7,6% trong độ tuổi này có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đó là chưa kể tới rất nhiều ca nạo phá thai tại những cơ sở y tế tư nhân nhưng không thể kiểm soát và thống kê được. Một số khái niệm có liên quan đến giáo dục sức khỏe sinh sản và giới tính: II.2.1 .ĐỊNH NGHĨA SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ SỨC KHỎE TÌNH DỤC: -Sức khỏe sinh sản: Theo tổ chức Y tế thế giới, SKSS là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan tới bộ máy sinh sản chứ không phải là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó. Như vậy SKSS bao hàm ý nghĩa là mọi người đều có thể có một cuộc sống tình dục được thỏa mãn, có trách nhiệm và an toàn đồng thời họ phải có khả năng sinh sản và sự tự do lựa chọn việc có sinh con hay không, thời điểm sinh con và số con. Định nghĩa này cũng bao hàm cả quyền của phụ nữ và nam giới phải được thông Nguyễn Thị Sự Trường THCS Kim Sơn – Đông Triều – Quảng Ninh 9 Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong SH 8 tin, tư vấn đầy đủ và được tiếp cận với các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả, phù hợp với khả năng và chấp nhận được theo sự lựa chọn của bản thân họ, và quyền tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp cho người phụ nữ mang thai cũng như sinh đẻ an toàn. -Sức khỏe tình dục: Theo tổ chức Y tế thế giới, SKTD là trạng thái thoải mái về thể chất, tình cảm, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan tới hoạt động tình dục chứ không phải chỉ là không có bệnh, hoạt động bất thường hay yếu ớt. SKTD đòi hỏi cách tiếp cận tích cực và tôn trọng đối với hoạt động tình dục và các mối quan hệ giới tính, cũng như khả năng có được cuộc sống tình dục an toàn và khoái cảm, không bị cưỡng bức, phân biệt và bạo lực. Để có và duy trì SKTD, các quyền về tình dục của tất cả mọi người phải được tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo. II.2.2.TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN VỀ THỂ CHẤT Trong suốt thời trẻ em, các cơ quan sinh dục không thay đổi bao nhiêu, song trong giai đoạn vị thành niên, sự tăng trưởng từ dậy thì đến chín muồi diễn ra theo một trình tự nhất định.Tuổi dậy thì được phát khởi từ vùng dưới đồi, nó kích thích tuyến yên.Tuyến yên kiểm soát toàn bộ sự tăng trưởng, kích thích sự sản xuất các hoocmon của buồng trứng, tinh hoàn và tuyến thượng thận. Các tác nhân đặc hiệu của tuổi dậy thì là hoocmon giới tính Estrogen từ buồng trứng và Testosteron từ tinh hoàn.Con gái thường đạt tới tuổi chín muồi sớm hơn con trai 2 năm. Tuổi dậy thì trung bình của trẻ gái là 11-14 tuổi, ở trẻ trai 13-16 tuổi. Mỗi cá nhân có một thời gian biểu riêng, nam hay nữ cũng vậy thành thử có những biến thiên lớn về thời gian, song trình tự chín muồi về giới tính thì như nhau. Mặc dù chín muồi về chức năng sinh lý, người vị thành niên vẫn được xem là trẻ em về mặt cảm xúc và xã hội . Người vị thành niên thấy sợ hãi bối rói vì những Nguyễn Thị Sự Trường THCS Kim Sơn – Đông Triều – Quảng Ninh 10 Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong SH 8 cảm nghĩ mới mẻ về giơi tính này mà ngay cả bản thân,( và cả bậc cha mẹ) , thường cho đó là “điều xấu xa”.Người ở lứa tuổi này cần có cơ hội bày tỏ các cảm nghĩ đó và học cách là sao kềm chế và chuyển hướng các ham muốn tính dục của mình.Đồng thời với sự tăng trưởng về giới tính,cũng diễn ra giai đoạn”nước rút” của sự tăng trưởng toàn thân cơ rhể lớn lên từng ngày.Trong thời kỳ dây thì, trung bình mỗi em cao thêm khoảng 9- 20 cm.Trong giai đoạn này, cơ thể không chỉ lớn lên về mặt chiều cao và cân nặngmà còn cả về các kích thước khác: đầu, ngực, mông, tay ,chân...tất cả các bộ phận cơ thể không lớn lên theo cùng một tốc độ, nên người vị thành niên trông có phần không cân đối. II.2.3.LỒNG GHÉP VÀO MỘT SỐ BÀI SINH HỌC 8 Bài 58: TUYẾN SINH DỤC Hoạt động 1: Tìm hiểu về chức năng của hoocmon sinh dục nam đôi với tuổi dậy thì ở các em trai Có 2 hoạt động nhỏ: + Tìm hiểu về vai trò của tinh hoàn ở phần này Gv hướng dẫn cho học sinh quan sát hình vẽ, sơ đồ trao đổi nhóm để hoàn thành phần điền từ.(GV dùng tranh màu phóng to giới thiệu cho HS vị trí của các tế bào kẽ, chức năng của tế bào kẽ, sau khi hoạt động GV cho đại diện HS nhóm báo cáo phần điền từ đồng thời chỉ trên tranh vẽ vị trí của các tế bào kẽ, sự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết là cơ sở để các em học bài 59 dễ hơn) Kết luận: Vai trò nội tiết của tinh hoàn là tiết hoocmôn phụ sinh dục nam: TESTÔSTÊRÔN: Tìm hiểu vai trò của hôc môn do tế bào kẽ tiết ra để thực hiện tốt phàn này GV cho các em HS nam chuân bị trước ở nhà phiếu học tập ( bảng 58.1) GV thu lại đề phát hiện một số em phát triển không bình thường để kịp thời có lời khuyên thích hợp cho các em Nguyễn Thị Sự Trường THCS Kim Sơn – Đông Triều – Quảng Ninh 11 Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong SH 8 Hoạt động 2: cách tiến hành như hoạt động 1 song Gv đặc biệt chú ý giới thiệu kỹ hình 58.3 ( buồng trứng,ống dẫn trứng,phễu dẫn trứng,trứng và các nang trứng gốc, sự phát triển của trứng, trứng chín và rụng trứng sự hình thành thể vàng, vai trò của thể vàng) đây là cơ sở để các em học tốt bài 62. Đặc biệt GV cần lưu ý các em gái trong việc vệ sinh cơ quan sinh dục. -Vai trò nội tiết của buồng trứng là tiết hoocmôn phụ sinh dục nữ:ƠSTRÔNGEN Sau hai hoạt động Gv cần lưu ý cho HS: trong các dấu hiệu biến đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì , thì dấu hiệu quan trọng nhất là xuất tinh lần đầu ở các em nam và sự hành kinh lần đầu ở nữ.Đây là dấu hiệu có khả năng sinh sản, song các em chưa thể sinh sản được, Vì sao? Gv giải thích rõ cho các em vì sao ở tuổi các em chưa sinh sản được.Đồng thời qua đó giáo dục các em cần có lối sống trong sáng lành mạnh, trong quan hệ bạn bè, trong phim ảnh, vui chơi.... Gv: giải thích một số thắc mắc của HS cũng như một sô hiện tượng thực tế:Pêđê là do rối loạn hoạt động nội tiết ( các tê bào kẽ không tiết hoocmon Testostêrôn hoặc tiết qua ít đối với các em nam, hoặc nang trứng không tiết ra hoocmôn Ơstrrôgen hoặc quá ít với các em nữ) các đặc tính sinh dục phụ có thể thay đổi do hoocmon phụ sinh dục song cơ quan sinh dục là yếu tố quyết định giới tính không thể thay đổi. Bài 60 : CƠ QUAN SINH DỤC NAM I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. 1. Kiến thức: HS kể tên và xác định được các bộ phận trong cơ quan sinh dục nam và đường đi của tinh trùng từ nơi sản sinh đến khi ra ngoài cơ thể. Nêu được chức năng của bộ phận đó, cũng như của tinh trùng. Nguyễn Thị Sự Trường THCS Kim Sơn – Đông Triều – Quảng Ninh 12 Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong SH 8 2. Kỹ năng: Rèn luỵên cho hs kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm, , Kĩ năng GQVĐ, tìm kiếm và xử lí thông tin, tự tin, ra quyết định,hợp tác,ứng phó với tình huống , lắng nghe, quản lí thời gian 3. Thái độ: Giáo dục nhận thức đúng đắn về cơ quan sinh sản của cơ thể. II. Phương pháp: Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm. III. Chuẩn bị: GV: Tranh hình 60.1 và bảng 60 sgk HS: Tìm hiểu trước bài IV Tiến trình lên lớp: 1 ổn định: 1’ 2. Bài cũ: không 3. Bài mới: *. Đặt vấn đề: Cơ quan sinh sản có chức năng quan trọng, đó là sinh sản và duy trì nòi giống. Vậy chúng có cấu tạo như thế nào, để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu bài này. *. Triển khai bài: Hoạt động thầy trò HĐ 1: 19’ Nội dung I. Các bộ phận cơ quan sinh dục nam. - GV y/c hs tìm hiểu nội dung  và quan sát hình 60.1 sgk. - HS các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: ? Cơ quan sinh dục nam gồm những bộ - Cơ quan sinh dục nam gồm: phận nào. + Tinh hoàn: Là nơi sản sinh tinh trùng ? Chức năng của từng bộ phận là gì. + Túi tinh: Là nơi chứa tinh trùng Nguyễn Thị Sự Trường THCS Kim Sơn – Đông Triều – Quảng Ninh 13 Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong SH 8 - HS đại diện nhóm trả lời, nhận xét, bổ + ống dẫn tinh: Dẫn tinh trùng tới túi sung. tinh - GV chốt lại đáp án: + Dương vật: Đưa tinh trùng ra ngoài 1: Tinh hoàn, 2: Mào tinh, + Ngoài ra còn có tuyến hành, tuyến tiền 3: Bìu, liệt, tiết dịch nhờn. 4: ống dẫn tinh 5: Túi tinh. - GV chốt lại đáp kiến thức: lưu ý học bài này hs hay xấu hỗ. HĐ 2: 19’ - GV y/c hs tìm hiểu nội dung  và II. Tinh hoàn và tinh trùng. quan sát hình 60.2 sgk cho biết: ? Tinh trùng được sinh ra bắt đầu từ khi - Tinh trùng được sản sinh bắt đầu từ nào. ? Tinh trùng được sinh sản ra từ đâu và tuổi dậy thì. - Tinh trùng nhỏ có đuôi dài di chuyển như thế nào. ? Tinh trùng có đặc điểm gì về hình thái được. cấu tạo và hoạt động sống. - Có 2 loại tinh trùng: Tinh trùng X và Y - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - Tinh trùng sống được 3 - 4 ngày trong - GV chốt lại kiến thức tử cung. - GV giảng thêm: quá trình giảm phân hình thành tinh trùng và quá trình thụ tinh để khôi phục bộ NST đặc trưng  duy trì nòi giống. ? ở môi trường tự nhiên tinh trùng sống bao lâu. ? Tinh trùng có được sản sinh liên tục không. ? Tinh trùng không được phóng ra ngoài Nguyễn Thị Sự Trường THCS Kim Sơn – Đông Triều – Quảng Ninh 14 Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong SH 8 thì chứa ở đâu. V. Kiểm tra, đánh giá: 5’ GV sử dụng bài tập sau bài VII. Dặn dò: 1’ Học bài cũ trả lời câu hỏi cuối bài Đọc mục em có biết Xem trước bài mới Bài 61: CƠ QUAN SINH DỤC NỮ I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. 1.Kiến thức: HS kể tên và xác định được trên tranh các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ. Nêu được chức năng cơ bản của các bộ phận sinh dục nữ. Nêu rõ đựơc đặc điểm đặc biệt của trứng. 2.Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận biết, hoạt động nhóm, , Kĩ năng GQVĐ, tìm kiếm và xử lí thông tin, tự tin, ra quyết định,hợp tác,ứng phó với tình huống , lắng nghe, quản lí thời gian 3. TháI độ: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ quan sinh dục II. Phương pháp: Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm III. Chuẩn bị: GV: Tranh hình 61.1-2, phiếu học tập (bài tập tr 192) HS: Tìm hiểu trước bài Nguyễn Thị Sự Trường THCS Kim Sơn – Đông Triều – Quảng Ninh 15 Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong SH 8 IV. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định: 1’ 2.. Bài cũ: 5’ ? Trình bày cấu tạo cơ quan sinh dục nam ? Vai trò của cơ quan sinh dục nam ? 3. Bài mới: *. Đặt vấn đề: Cơ quan sinh dục nữ có chức năng đặc biệt, đó là mang thai và sinh sản. Vậy cơ quan sinh dục nữ có cấu tạo như thế nào ? Bài hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này. *. Triển khai bài: Hoạt động thầy trò Nội dung HĐ 1: 17’ I. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ. - GV Y/C học sinh quan sát hình 61.1 và hiểu biết của mình. - HS các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập lệnh mục I SGK - GV gọi HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung - GV nêu đáp án, dựa vào bài tập trên cho biết: * Cơ quan sinh dục nữ gồm: Buồng ? Cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ trứng, ống dẫn, phễu, tử cung, âm đạo, phận nào. tuyến tiền đình. ? Chức năng của từng bộ phận trong cơ - Buồng trứng: nơi sản sinh ra trứng quan sinh dục nữ là gì. - ống dẫn, phễu: thu và dẫn trứng - HS trả lời, bổ sung - Tử cung: đón nhận và nuôi dưỡng - GV chốt lại kiến thức, trứng đã được thụ tinh - GV cần giảng thêm về vị trí của tử - Tuyến tiền đình: tiết dịch Nguyễn Thị Sự Trường THCS Kim Sơn – Đông Triều – Quảng Ninh 16 Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong SH 8 cung và buồng trứng liên quan đến một số bệnh ở các em nữ. - GV giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh ở các em nữ do cơ quan sinh dục nữ có cấu tạo phức tạp, nêu dể viêm nhiễm. HĐ 2: 16’ II. Buồng trứng và trứng. - GV Y/C hs quan sát hình 61.2 và nội dung thông tịn, rồi cho biết: ? trứng được bắt đầu sinh ra từ khi nào. ? Trứng được sinh ra từ đâu và như thế - Trứng được sinh ra ở buồng trứng bắt nào. đầu từ tuổi dậy thì. ? Trứng có đặc điểm gì về cấu tạo và - Trứng lớn hơn tinh trùng, chứa nhiều hoạt động sống. chất dinh dưỡng, không di chuyển - HS trả lời, bổ sung - Trứng có 1 loại mang X - GV chốt lại kiến thức - Trứng sống được 2-3 ngày và nếu - GV giảng thêm về: được thụ tinh sẽ phát triển thành thai. - Quá trình giảm phân hình thành trứng(tương tự như ở sự hình thành tinh trùng) - Trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh - Hiện tượng kinh nguyệt đánh dấu giai đoạn dậy thì ở nữ. V. Kiểm tra, đánh giá: 5’ GV ch học sinh làm bài tập và cách chữa bài tương tự như bài 60. VI. Dặn dò: 1’ Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài Đọc mục em có biết Nguyễn Thị Sự Trường THCS Kim Sơn – Đông Triều – Quảng Ninh 17 Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong SH 8 Ví dụ bài 62: THỤ TINH, THỤ THAI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI . Tiết 66: I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm. 1.Kiến thức - HS chỉ rõ được những điều kiện của thụ tinh và thụ thai trên cơ sở hiểu rõ các khái niệm về thụ tinh và thụ thai. Trình bày được sự nuôi dưỡng thai trong quá trình mang thai và điều kiện cho thai phát triển. Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt 2.Kỹ năng - Rèn luyện cho HS kỉ năng thu thập thông tin tìm kiến thức, vận dụng kiến thức và hoạt động nhóm , Kĩ năng GQVĐ, tìm kiếm và xử lí thông tin, tự tin, ra quyết định,hợp tác,ứng phó với tình huống , lắng nghe, quản lí thời gian 3.Thái độ - Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt II. Phương pháp: Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm III. Chuẩn bị: 1.GV: Tranh phóng to hình SGK, phiếu học tập 2.HS: Tìm hiểu trước bài IV. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định: 1’ 2. Bài củ: 5’ ? Nêu cấu tạo cơ quan sinh dục nữ ? Chức năng của buồng trứng ? 3. Bài mới: *. Đặt vấn đề: Nguyễn Thị Sự Trường THCS Kim Sơn – Đông Triều – Quảng Ninh 18 Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong SH 8 Chúng ta đã biết hình thành một cá thể mới qua các lớp động vật, còn ở con người thì sao ? Thai nhi được phát triển trong cơ thể mẹ như thế nào ? Đó là nội dung hôm nay chúng ta tìm hiểu. *. Triển khai bài: Hoạt động thầy trò Nội dung HĐ 1: 11’ I. Thụ tinh và thụ thai. - GV Y/C hs quan sát hình 62.1 và tìm hiểu nội dung SGK: - HS các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: ? Thế nào là thụ tinh và thụ thai. - Thụ tinh: Sự kết hợp giữa trứng và tinh ? Điều kiện cho thụ tinh và thụ thai là gì. trùng tạo thành hợp tử. - HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung - Điều kiện cho thụ tinh xảy ra: Trứng - GV đánh giá kết quả của các nhóm phải gặp tinh trùng ở 1/3 ống dẫn trứng giúp học sinh hoàn thiện kiến thức. phía ngoài. GV cần giảng giải thêm: - Thụ thai: Trứng được thụ tinh bám vào - Nếu trứng di chuyển gần tới tử cung thành tử cung tiếp tục phát triển thành mới gặp tinh trùng thì sự thụ tinh sẽ thai. không xảy ra. - Điều kiện cho thụ thai xảy ra: Trứng - Trứng được thụ tinh bám vào thành tử thụ tinh phải bám vào thành tử cung. cung mà không phát triển tiếp thì sự thụ tinh sẽ không có kết quả. - Trứng được thụ tinh mà phát triển ở ống dẫn trứng thì gọi là chửa ngoài dạ con, sẽ nguy hiễm đến tính mạng của mẹ. II. Sự phát triển của thai. HĐ 2: 11’ - GV Y/C hs quan sát hình 62.2, tìm hiểu nội dung mục II SGK. Nguyễn Thị Sự Trường THCS Kim Sơn – Đông Triều – Quảng Ninh 19 Một số kinh nghiệm lồng ghép giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong SH 8 - HS các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh. ? Quá trình phát triển của bào thai diễn ra như thế nào. - Thai được nuôi dưỡng nhờ chất dinh ? Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng như thế dưỡng lấy từ mẹ qua nhau thai. nào tới sự phát triển của bào thai. - Khi mang thai mẹ cần cung cấp đầy đủ ? Trong quá trình mang thai, người mẹ các chất dinh dưỡng và tránh các chất cần làm gì và tránh làm gì để thai phát kích thích có hại cho thai như: Rượu, triển tốt và sinh con ra khẻo mạnh. thuốc lá... - HS trả lời, bổ sung - GV chốt lại kiến thức, giảng thêm: * Lưu ý: + Khai thác thêm hiểu biết của học sinh thông qua phương tiện thông tin đại chúng về chế độ dinh dưỡng cho mẹ: như uống sữa, ăn thức ăn có đủ vitamin, khoáng chất. Đặc biệt là các chất độc hại là người mẹ phải ttránh. + GV phân tích sâu vai trò của nhau thai trong việc nuôi dưỡng thai. HĐ 3: 11’ - GV Y/C hs quan sát hình62.3 và tìm III. Hiện tượng kinh nguyệt. hiểu nội dung mục III SGK. - HS các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi cuối mục. ? Hiện tượng kinh nguyệt là gì . ? Xảy ra khi nào. - Kinh nguyệt là hiện tượng trứng không ? Do đâu mà có. được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung - HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung bong ra thoát ra ngoài cùng máu với Nguyễn Thị Sự Trường THCS Kim Sơn – Đông Triều – Quảng Ninh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng