Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số kinh nghiệm thiết kế bài giảng điện tử e learning...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm thiết kế bài giảng điện tử e learning

.PDF
19
206
128

Mô tả:

A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Phương pháp dạy học là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình dạy học. Cùng một nội dung giống nhau, nhưng học sinh học tập có hứng thú học tập tích cực hay không, giờ học có phát huy được tiềm năng sáng tạo, có thể để lại dấu ấn sâu sắc và khơi dậy những tình cảm lành mạnh trong tâm hồn các em hay không, phần lớn đều phụ thuộc vào phương pháp dạy học của người giáo viên. Trong quá trình dạy học người giáo viên thường tập trung sự cố gắng của mình vào việc biên soạn nội dung giáo án và dùng các phương tiện dạy học hiện đại để đổi mới phương pháp dạy học, nhưng về cơ bản, nội dung đã được quy định trong sách giáo khoa, còn phương pháp dạy học thích hợp cho mỗi bài học là hoạt động sáng tạo chủ yếu và thường xuyên của người giáo viên. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 đã nhấn mạnh: Các ứng dụng của công nghệ thông tin sẽ trở thành thiết bị dạy học chủ đạo trong giảng dạy thì bài giảng điện tử dưới dạng trình chiếu bằng MS PowerPoint luôn là công cụ thông dụng và được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, ứng dụng lĩnh vực này vào việc dạy và học đã được Bộ Giáo dục và – Đào tạo cũng như nhiều người đang quan tâm tiếp cận và định hướng đến bài giảng điện tử E-Learning theo chuẩn quốc tế SCORM để chia sẻ dùng chung, bởi bài giảng điện tử E-Learning có những ưu điểm vượt bậc so với bài giảng trình chiếu sử dụng MS PowerPoint như: • Đào tạo trực tuyến, đáp ứng cho cả chính qui và giáo dục thường xuyên. • Đào tạo từ xa qua mạng. • Giáo dục thường xuyên. • Học tập suốt đời. • Tự học, cá nhân hóa việc học, lấy học sinh là trung tâm. • Học mọi nơi, mọi lúc, mọi thứ cần. • Tạo cơ hội bình đẳng trong học tập. Như vậy, một trong những ứng dụng công nghệ thông tin phổ biến nhất là giáo viên lên lớp bằng giáo án điện tử, thay vì bảng đen phấn trắng với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên chỉ click chuột vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung kiến thức cần truyền đạt dưới nhiều hình thức. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã và đang len lỏi vào các lớp học phổ thông. GV: TrÇn Ngäc D-¬ng -1- Nhiều giáo án điện tử ra đời, tuy nhiên giáo án điện tử không chỉ đơn thuần là biểu diễn các đoạn văn bản thuần tuý, hình ảnh đơn điệu của các slide trình chiếu mà điều quan trọng nhất là phải thể hiện được những gì mà dạy học bằng phương pháp truyền thống không thể đáp ứng được. Hơn nữa, nhằm thiết kế một bài giảng điện tử không chỉ cho chính giáo viên giảng dạy mà còn cho tất cả mọi người đều có thể sử dụng được. Trong thời gian qua, ngoài việc sử dụng giáo án điện tử thiết kế trên Powepoint đã được sử dụng rộng rãi thì giáo án điện tử E-Learning đã và đang dần được ứng dụng trong các trường Đại học, Cao đẳng, đặc biệt là ứng dụng cho các chương trình đào tạo từ xa. Các trường THPT cũng đang lập các trang Website không ngoài mục đích đưa ra các bài giảng E-Learning để giúp cho các em học sinh học tập trực tuyến của trường. Qua những vấn đề vừa nêu trên, tôi nhận thấy rằng để phục vụ tốt cho công tác dạy học, nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân và truyền đạt kiến thức cho người học một cách có hiệu quả nhất thì việc tạo các bài giảng E-Learning thật sự là cần thiết. Vì vậy, là một giáo viên tin học và mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học ở nhà trường phổ thông nói riêng và các môn học khác nói chung, tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm thiết kế bài giảng điện tử E-Learning” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. II. Mục đích nghiên cứu - Làm nổi bật vai trò của bài giảng E-Learning trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học. - Các phương pháp thiết kế bài giảng E-Learning thông qua các phần mềm MS PowerPoint, Adobe Presenter, Lecture Maker… nhằm để bài giàng đạt chuẩn quốc tế SCORM. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu là “Bài giảng E-Learning”. 2. Phạm vi Nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường phổ thông hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của ngành giáo dục. Điều này đòi hỏi người giáo viên cần tìm ra phương pháp dạy học thật hiệu quả. Do hạn chế về mặt thời gian và năng lực nên trong đề tài này tôi xin nêu lên một số kinh nghiệm khi tạo các bài giảng E-Learning chủ yếu kiến thức mạng máy tính, chương 4 - lớp 10. GV: TrÇn Ngäc D-¬ng -2- IV. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những cơ sở về lý luận dạy học: Quá trình, nguyên tắc, phương pháp dạy học. - Nghiên cứu và phân tích về cấu trúc logic nội dung các bài học. - Nghiên cứu thực tiễn quá trình dạy học trong trường phổ thông, qua các trang website của các trường THPT, Cao đẳng và Đại học có chương trình đào tạo từ xa. V. Phương pháp nghiên cứu 1. Lý thuyết ➢ Tham khảo tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên. Website, CD-ROM… có liên quan trực tiếp đến đề tài. 2. Thực tiễn ➢ Dự giờ, tham khảo ý kiến đóng góp của giáo viên giảng dạy về cách thức tổ chức dạy học, quá trình lên lớp bằng giáo án điện tử có sự hỗ trợ của các đoạn phim minh hoạ. Thử nghiệm bài giảng trên một số Website từ đó thiết kế nội dung bài giảng E-Learning theo chuẩn quốc tế SCORM. VI. Lịch sử vấn đề: Trên thực tế, vấn đề áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình đổi mới dạy học không còn mới mẻ, trong đó có việc xây dựng bài giảng điện tử sử dụng MS PowerPoint luôn là công cụ thông dụng và được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, việc ứng dụng hình thức này dần sẽ được thay thế bằng hình thức mà trong đó kiến thức được truyền tải đến người học với nhiều ưu điểm vượt trội. Đó là bài giảng ELearning. Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, đào tạo trực tuyến ra đời như một cuộc cách mạng về dạy và học, tạo ra cơ hội cho người học có thể tự học, nghiên cứu và trau dồi kiến thức. Trong cuốn The Road Ahead, Bill Gates đã từng nói: “Công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi rất lớn việc học của chúng ta. Những người công nhân sẽ có khả năng cập nhật các kỹ thuật trong lĩnh vực của mình. Mọi người ở bất cứ nơi đâu sẽ có khả năng tham gia các khóa học tốt nhất, được dạy bởi các giáo viên giỏi nhất”. Ở Việt Nam hiện nay, E-learning là một khái niệm khá mới nhưng không hoàn toàn xa lạ với học sinh, sinh viên và nhất là giới trí thức văn phòng. Phương thức học trực tuyến đang dần trở thành sự lựa chọn tối ưu khi người học hiểu được những tính ưu việt và tiện ích của mô hình đào tạo này so với phương thức học truyền thống. Ngoài việc học sinh có thể chủ động lựa chọn những kiến thức phù hợp với mình so với việc thụ động đến lớp, tham gia các khóa học trực tuyến giúp người học có khả năng tự kiểm soát cao thông qua việc tự GV: TrÇn Ngäc D-¬ng -3- đặt cho mình lịch trình phù hợp. Nội dung E-learning nhất quán, phù hợp với yêu cầu của người học; kết quả hoàn thành chương trình đào tạo được tự động hóa và được thông báo chính xác, khách quan. Ngày càng có nhiều người nhận thức được tính ưu việt của loại hình đào tạo trực tuyến qua mạng internet. Tuy nhiên, do tâm lý người dân đã quen thuộc với loại hình đào tạo theo phương thức truyền thống, lại thêm hình thức đào tạo trực tuyến vẫn còn sơ khai và mới mẻ, nhất là với các chương trình đào tạo trực tuyến của các cơ sở đào tạo nước ngoài, việc hiểu biết về tư cách pháp nhân, chương trình được kiểm định, đội ngũ giảng viên, khả năng đảm bảo chất lượng đào tạo; hiểu biết về phương pháp và kỹ năng tự học của người học còn hạn chế. Do vậy nhiều người vẫn chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng đào tạo Elearning. Trong thời gian qua tôi đã tham gia cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng Elearning” do Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức. Tôi nhận thấy những tính ưu việt và tính ứng dụng thực tiễn cao trong tương lai khi nhà trường Phổ thông xây dựng được các trang Website để đưa bài giảng E-learning nhằm đáp ứng nhu cầu của người học tại nhà. Vì vậy trong đề tài này, tôi muốn đưa ra một số phương pháp thiết kế bài giảng E-learning dựa trên các phần mềm chuẩn nhằm góp phần xây dựng chương trình học trực tuyến trong tương lai. GV: TrÇn Ngäc D-¬ng -4- B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: 1. Khái niệm giáo án điện tử: Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ dạy học đó đã được Multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy được tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có được bài giảng điện tử. 2. Khái niệm bài giảng điện tử: Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy-học (của thầy và trò) được chương trình hoá (nhờ một phần mềm) do giáo viên điều khiển thông qua môi trường Multimedia do hệ thống máy vi tính tạo ra. - Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường này, thông tin được biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau như văn bản (text), đồ hoạ (graphics), hoạt ảnh (animation), phim video (video clip)… - Đặc trưng của bài giảng điện tử là toàn bộ kiến thức của bài học được số hoá (để lưu vào máy tính) dưới nhiều dạng dữ liệu khác nhau, đồng thời kịch bản của quá trình dạy học (trình tự logic và phương pháp truyền thụ kiến thức) cũng được cài đặt vào quá trình trình diễn trong môi trường Multimedia thông qua một phần mềm. Nhờ đó mà kiến thức truyền tải tới học sinh theo các kênh và các kiến thức khác nhau. Như vậy cùng với máy tính bài giảng điện tử thực sự là một công cụ hỗ trợ đắc lực trên nhiều phương diện do hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. 3. Khái niệm bài giảng E-learning: Bài giảng e-Learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (authoring tools), có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh, ..., và tuân thủ một trong các chuẩn SCROM, AICC - Bài giảng e-Learning khác hoàn toàn với các khái niệm: giáo án điện tử, bài trình chiếu hoặc bài giảng điện tử (powerpoint) thường gọi. GV: TrÇn Ngäc D-¬ng -5- - Bài giảng e-Learning có thể dùng để học ngoại tuyến (off-line) hoặc trực tuyến (online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học mà không cần đến thầy dạy, không cần đến trường – lớp. Hình 1. Mô hình E - learning Trong đó: - Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện. Ví dụ các bài giảng được tạo bởi các phần mềm như Reload, eXe… - Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Ví dụ tài liệu được gửi cho học sinh bằng e-mail, học sinh học trên website, học qua đĩa CD - Rom multimedia… - Quản lý: Quá trình quản lý đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc đăng ký học qua mạng, bằng bản tin nhắn SMS, việc theo dõi tiến độ học tập (điểm danh) được thực hiện qua mạng Internet... - Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng được thông qua phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc trao đổi thảo luận thông qua chat, Forum trên mạng,… 4. Một số hình thức E-Learning: 1) Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training) là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin. 2) Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training). Hiểu theo nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính. Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, GV: TrÇn Ngäc D-¬ng -6- không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này được hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM Based Training. 3) Đào tạo dựa trên web (WBT - Web-Based Training): Là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt Web. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail... thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình. 4) Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training): là hình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên... 5) Đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web. 5. Những yếu tố tích cực khi sử dụng bài giảng E-learning: - Các hiện tượng tác động vào giác quan như film ảnh, âm thanh,… đến người học thì cảm giác của học sẽ được hình thành. - Đảm bảo một người thiết kế có thể cho nhiều người sử dụng. - Cung cấp cho người học tốc độ tiếp cận tri thức nhanh hơn với giá thành rẻ hơn, công bằng với mọi người học. - Lấy người học là trung tâm. - Mang lại lợi ích thực tế, đào tạo hiệu quả -… 6. Các chức năng hỗ trợ hoạt động dạy và học của bài giảng E-learning: a) Đối với hoạt động học của giáo viên: Bài giảng điện tử là một phương tiện đã hỗ trợ rất có hiệu quả trên nhiều mặt trong hoạt động của dạy và học của giáo viên. Sử dụng bài giảng điện tử giáo viên đã được giải phóng khỏi hầu hết những công việc chân tay bình thường. Từ việc ghi chép nội dung bài học lên bảng, trình bày các tranh ảnh, bảng biểu, biểu đồ, hướng dẫn các thao tác thực hành, theo dõi và điều tiết tiến trình thực hiện bài giảng, đến việc ghi nhớ các nội dung cần phải thuyết trình và giảng giải, những công thức, những số liệu, những phép tính từ đơn giản đến phức tạp, tóm tắt nội dung bài học… Ưu việt hơn nữa, với bài giảng E_Learning với nhiều tính năng nổi trội và mở ra một GV: TrÇn Ngäc D-¬ng -7- phương pháp học tập hiện đại nhưng rất hiệu quả trong tương lai, giáo viên có thể theo dõi học sinh dễ dàng. E_Learning cho phép dữ liệu được tự động lưu lại trên máy chủ, thông tin này có thể được thay đổi về phía người truy cập vào khóa học. Giáo viên có thể đánh giá các học sinh thông qua cách trả lời các câu hỏi kiểm tra và thời gian trả lời những câu hỏi đó. Điều này cũng giúp giáo viên đánh giá một cách công bằng học lực của mỗi học sinh. b) Đối với hoạt động học của học sinh: Có thể nói rằng những gì mà bài giảng điện tử đã hỗ trợ cho hoạt động dạy của giáo viên, thì cũng có nghĩa là nó đã hỗ trợ được cho hoạt động học của học sinh. Điều này thật dễ hiểu vì các phương tiện dạy học giúp cho giáo viên nâng cao hiệu quả của quá trình truyền thụ thì cũng chính nó sẽ có tác dụng làm dễ dàng cho quá trình nhận thức của học sinh. Hệ thống E - learning hỗ trợ học theo khả năng cá nhân, theo thời gian biểu tự lập nên học viên có thể chọn phương pháp học thích hợp cho riêng mình. Học viên có thể chủ động thay đổi tốc độ học cho phù hợp với bản thân, giảm căng thẳng và tăng hiệu quả học tập. Bên cạnh đó, khả năng tương tác, trao đổi với nhiều người khác cũng giúp việc học tập có hiệu quả hơn. Kích thích được hứng thú, tạo được động cơ học tập, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc học, tăng cường độ bền của trí nhớ, sự sâu sắc của tư duy…); hỗ trợ tốt cho việc tự học, tự đánh giá, ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức (nhờ hệ thống các bài tập luyện tập, kiểm tra, sự liên kết giữa các thư viện, giữa các tài liệu điện tử trực tiếp trên Internet nói chung và trang website học trực tuyến nói riêng… Và với nhiều ưu điểm mà hệ thống mang lại như đã nêu ở trên. II. QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E_LEARNING CHO BÀI HỌC “MẠNG MÁY TÍNH (TIẾT 57)” SKG - LỚP 10. Trong thời gian qua, để có một tiết dạy có hiệu quả trên lớp, giáo viên đã tập trung sử dụng các công cụ hỗ trợ máy overhead, projector… để trình chiếu các bài giảng đã soạn trên powerpoint. Tuy nhiên, hiện nay những công việc trên đã dần được thay thế bằng hình thức dạy học tiên tiến khác hỗ trợ rất nhiều cho cả người học và người dạy - đó là hình thức dạy học E-learning. Đã có rất nhiều phần mềm thiết kế bài giảng E-learning như: eXe (Mã nguồn mở), Reload (Mã nguồn mở), Hot Potatoes (Tạo bài kiểm tra, miễn phí), LAMS (Mã nguồn mở), Lersus, LectureMaker. Tôi xin đưa ra một số thao tác tạo bài giảng E-learning mà vẫn kế GV: TrÇn Ngäc D-¬ng -8- thừa được các bài giảng điện tử đã tạo trước đó trên powerpoint một cách nhanh chóng, tiết kiệm, dễ dàng, hợp chuẩn quốc tế về eLearning là AICC, SCORM 1.2, and SCORM 2004 với phần mềm Adobe Presenter. Trước khi xây dựng bài giảng E-learning, bước đầu tiên thiết bài giảng điện tử trên Powerpoint. 1. Thiết kế bài giảng điện tử trên Powerpoint: Xây dựng bài học trên bài giảng điện tử Mạng máy tính (tiết 1) trên nền Powerpoint theo 6 bước cơ bản sau: Bước 1: Xác định mục tiêu bài học: - Giới thiệu sự cần thiết sử dụng mạng máy tính. - Học sinh biết được khái niệm mạng máy tính, các phương tiện mạng và giao thức truyền thông trong mạng máy tính. - Hiểu được cách thức hoạt động của các loại mạng. Bước 2: Xây dựng cấu trúc logic nội dung và tiến trình dạy học: Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa phổ thông được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một cách logic, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. Dưới đây là cấu trúc logic nội dung bài học: Quy ước: A B B là con của A A B B là ví dụ của A A B B tiếp nối A Hoạt động của thầy và trò Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức trọng tâm Nội dung bài học Bước 3: Multimedia hoá kiến thức: Việc Multimedia hoá kiến thức được thực hiện thông qua các bước: • Dữ liệu hoá thông tin kiến thức. • Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh tĩnh, phim, âm thanh,… GV: TrÇn Ngäc D-¬ng -9- • Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu. • … Bước 4: Tổ chức lưu trữ các thư viện tư liệu: Sau khi đầy đủ các tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip… Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, cây thư mục có cấu trúc sau đây là hợp lý nhất cho một bài giảng hay cả hệ thống bài giảng điện tử. Bước 5: Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn. Lựa chọn ngôn ngữ hay phần mềm trình diễn cũng cần quan tâm đến trình độ tin học của người dùng. Những phần mềm có tính thân thiện cao, khả năng trình diễn thông tin tốt, dễ thiết kế, chỉnh sửa, cập nhật luôn là một lựa chọn đúng để đảm bảo tính khả thi và phổ dụng. Phần mềm PowerPoint được dùng phổ biến nhất hiện nay, dễ sử dụng và phù hợp với trình độ tin học cơ bản nhất. Bước 6: Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy không nên chạy thử từng phần trong các quá trình thiết kế. Về nguyên tắc, bài giảng chỉ có thể hoàn thiện sau nhiều lần sử dụng nó. * Vấn để đặc biệt chú ý khi thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm PowerPoint cũng như các phần mềm thiết kế khác là phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản khi thiết kế bài giảng điện tử, bao gồm: 1. Đảm bảo tính khoa học Sư phạm và khoa học Tin học. 2. Đảm bảo tính hiệu quả. 3. Đảm bảo tính mở và tính phổ dụng. 4. Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu. GV: TrÇn Ngäc D-¬ng - 10 - 5. Đảm bảo tính nguyên tắc sư phạm của quá trình dạy học khi trình diễn thông tin. Một số hình ảnh về bài giảng thiết kế trên PowerPoint: Trang mở đầu Hình 3: Nội dung kiến thức Hình 5: Củng cố bài học GV: TrÇn Ngäc D-¬ng Đặt vấn đề cho bài học Hình 4: Nội dung kiến thức Hình 6: Kết thúc bài học - 11 - 2. Biên tập kịch bản cho bài học: Đưa multimedia vào bài giảng gồm video và âm thanh vào sau khi đã ghi sẵn sao cho phù hợp với đúng hoạt hình. Đưa các tệp flash; đưa câu hỏi tương tác (quizze), câu hỏi khảo sát và có thể ghép tệp âm thanh tương ứng với các ví dụ trong bài học. 3. Thiết kế bài giảng E-learning với phần mềm Adobe Presenter: a) Thiết lập ban đầu cho bài giảng E-learning và hồ sơ giáo viên: * Đối với bài giảng: Chọn mục Presentation Setting, cho ra màn hình như sau: Đặt tít (Title), tệp đính kèm … Tùy vào các bài giảng và mỗi slide mà ta có thể thiết lập các thông số trên. * Hồ sơ giáo viên: Chọn menu Adobe Presenter, chọn Preference và nháy chuột vào mục Add để điền các thông tin cá nhân của giáo viên. Thí dụ: Họ và tên, nghề nghiệp, ảnh, logo và sơ yếu lý lịch… b) Thiết lập đối tượng thuyết minh cho bài giảng: Vào menu Adobe Presenter, chọn lệnh Slide Manager: GV: TrÇn Ngäc D-¬ng - 12 - Trong hộp thoại Slide Manager, nháy chọn Edit để chọn tên người thuyết minh trên Presented By. Có thể khóa Slide trong quá trình trình chiếu bằng lệnh Lock Slide và chọn Ok. c) Chèn hình ảnh video và âm thanh của giáo viên giảng bài: Trong quá trình ghi hình ảnh giáo viên giảng bải, chúng ta nên chọn thiết bị webcam để ghi và sau đó có thể thực hiện chèn và biên tập lại video cho đồng bộ với Slide. Mỗi tệp video hoặc âm thanh đều gắn liền với từng Slide và Adobe Presenter đảm bảo chúng được đồng bộ hóa. * Chèn video: Vào menu Adobe Presenter, chọn lệnh như hình dưới: Ghi hình trực tiếp Chèn tệp video đã có sẵn Biên tập GV: TrÇn Ngäc D-¬ng - 13 - Ví dụ: Để cài đặt Video sẵn có trên ổ đĩa, các bước thực hiện như sau: Bước 1: Vào menu lệnh Adobe Presenter → Import Video... Bước 2: Tại hộp thoại Adobe Presenter → Import Video Chọn file Video. Bước 3: Lựa chọn vị trí của Giáo viên giảng bài chọn nút lệnh Sidebar video → Ok. * Chèn âm thanh: Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn các mục Audio với 4 công việc như sau: Ghi âm trực tiếp Chèn tệp âm thanh đã có sẵn Đồng bộ âm thanh với hoạt động trên slide Biên tập Ví dụ: Các Slide 1, 10 và 25 trong bài giảng điện tử Powerpoint được cài đặt âm thanh, các bước thực hiện như sau: Bước 1: Vào menu lệnh Adobe Presenter → Import Audio... Bước 2: Tại hộp thoại Adobe Presenter → Import Audio chọn Browse.... Chọn file Audio → Ok. - Quá trình biên tập âm thanh và video phải phù hợp với tốc độ hiệu ứng trong các Slide trên nền Powerpoint. d) Thiết lập giao diện cho bài giảng: Từ Menu Adobe Presenter, chọn mục Presentation Settings: Nháy chọn Theme Editor và lựa chọn các thông số phù hợp: GV: TrÇn Ngäc D-¬ng - 14 - d) Xuất ra kết quả: Chọn mục Publish trên menu Adobe Presenter, cho ra màn hình: Chọn My Computer nếu xuất bài giảng ra ngay máy tính của mình để xem: * Một số hình ảnh minh họa khi thực hiện bài dạy trực tuyến: Trang mở đầu GV: TrÇn Ngäc D-¬ng Mô phỏng truyền dữ liệu trên mảng thẳng - 15 - Mô phỏng truyền dữ liệu trên mạng vòng Mô phỏng hình ảnh một số thiết bị mạng hữu tuyến GV: TrÇn Ngäc D-¬ng Mô phỏng truyền dữ liệu trên mạng sao Trang kết thúc - 16 - C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM I. Kết quả đạt được: Sau một thời gian tiến hành giảng dạy giáo án điện tử theo phương pháp cải tiến về cách trình bày bố cục bài giảng theo cấu trúc logic nội dung trên PowerPoint, và áp dụng thử nghiệm vào các bài giảng trực tuyến E_Learning tôi nhận thấy có tác dụng rất lớn đến người dạy và người học. Đối với giáo viên: + Chủ động trong mọi tình huống dạy học, tiết kiệm thời gian, chí phí. Thực hiện dạy học ở mọi nơi, mọi lúc có thể trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng Internet. + Với môi trường bài giảng thân thiện và có tính hướng đạo, giáo viên dễ dàng thao tác, chỉnh sữa, cập nhật bài giảng của mình hoặc của bất kỳ một đồng nghiệp nào mà không cần ý kiến tham gia của người đồng nghiệp đó. + Thuận lợi trong quá trình giảng dạy, kiểm soát được nội dung, thể hiện tiến trình giảng dạy một cách khoa học và logic. Đối với học sinh: + Tích cực tham gia học tập, phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo, học tập của học sinh. Học sinh vừa học, vừa kết hợp tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học qua Internet. + Tạo ra môi trường học tập công bằng, lành mạnh. Gây hứng thú trong học tập và khơi gợi tư duy, trí nhớ bền bỉ… + Học sinh có thể sử dụng bài giảng của thầy cô trong quá trình tự học ở nhà, vì khi thiết kế bài giảng tuân theo các quy tắc trên thì bài giảng đó coi như là một phần mềm dạy học. + Học sinh chủ động trong việc học, học ở mọi nơi, mọi lúc. Các em thật sự hứng thú đối với phương pháp dạy và học bằng bài giảng điện tử E_Learning. II. Bài học kinh nghiệm: Trong quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy để thiết kế một bài giảng điện tử E_Learning thật sự được coi là một phần mềm dạy học và được ứng dụng trong thực tế thì chúng ta cần quan tâm đến một số vấn đề sau: - Với môi trường dạy học trong trường THPT hiện nay thật sự khó khăn khi đưa bài giảng E_Learning thay thế một số bài học cụ thể, vì thiết bị hỗ trợ cho học sinh học tập ở nhà. Mạng Internet không phải gia đình học sinh nào cũng có kinh tế đảm bảo. Để đưa các bài giảng E_Learning vào thực tiễn, ngoài vấn đề đã nêu trên thì nhà GV: TrÇn Ngäc D-¬ng - 17 - trường còn kế hợp với các trung tâm Tin học, các tổ chức có phòng học ảo trên Internet để tạo môi trường học tập. - Người giáo viên phải tích cực tìm kiếm thông tin trên sách vở, trên mạng Internet,… Nhằm bổ sung thêm nội dung kiến thức cho bài học, vì so với bài giảng thông thường được trình bày trên bảng đen thì thông tin trên bài giảng điện tử là vô cùng phong phú. Để học sinh có hứng thú học tập và tiếp thu sâu hơn về nội dung kiến thức, trong một số bài học, giáo viên còn phải chuẩn bị thêm các câu hỏi trắc nghiệm liên quan. Mỗi thao tác thực hiện câu hỏi trắc nghiệm còn kèm theo thao tác quay lui để trả lời các câu hỏi gợi ý (nếu học sinh không trả lời hoặc trả lời sai các câu hỏi chính). Điều đó giúp cho hầu hết các em học lực trung bình hoặc học yếu sẽ dễ dàng tiếp thu bài học một cách hiệu quả. - Tuỳ theo từng bộ môn mà giáo viên phải nắm được những đặc trưng của môn học mà mình tham gia giảng dạy, từ đó có thể lựa chọn bài học để mà thiết kế. - Bài giảng điện tử E_Learning thực chất là một phương tiện hỗ trợ dạy học, bản thân tự nó không có khả năng thực hiện các nhiệm vụ của quá trình dạy học, mọi quyết định nhằm đảm bảo những yêu cầu của một quá trình dạy học, hiệu quả mà nó mang lại đều bắt nguồn từ phía giáo viên. - Cần phải khai thác hết khả năng hỗ trợ dạy học của bài giảng điện tử E_Learning. Đặc biệt đối với các chức năng đưa đến hiệu quả sư phạm lớn. Luôn quan tâm đến tính hiệu quả sử dụng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên khi sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt là sử dụng máy vi tính cần hết sức chú ý tránh sự phô trương hay lạm dụng sức mạnh của công nghệ ở những chỗ mà quá trình dạy học đã không cần đến nó. - Sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học với máy tính ít nhiều làm cho quá trình dạy học phụ thuộc vào các thiết bị. Cần phải lưu ý và biết cách khắc phục các trở ngại do hệ thống thiết bị gây nên, ví dụ như xây dựng các phòng học ảo trên mang Internet... Do thời gian nghiên cứu, cũng như quá trình công tác giảng dạy mới chỉ là một thời gian ngắn, thiết bị hỗ trợ và môi trường áp dụng dạy học E_Learning rất hạn chế, nên trong quá trình nghiên cứu nhiều vấn đề còn chưa rõ ràng nên tôi rất mong quý bạn đọc cũng như các đồng nghiệp có những ý kiến đóng góp tích cực nhằm phát triển cho đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. GV: TrÇn Ngäc D-¬ng - 18 - MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 I. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 II. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 3 V. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3 VI. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 3 B. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 5 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 5 1. Khái niệm bài giảng điện tử ................................................................................ 5 2. Khái niệm giáo án điện tử ................................................................................... 5 3. Khái niệm bài giảng điện tử E_Learning ............................................................ 5 4. Một số hình thức E_Learning ............................................................................. 6 5. Những yếu tố tích cực khi sử dụng bài giảng E-learning: .................................. 7 6. Các chức năng hỗ trợ hoạt động dạy và học của bài giảng E-learning: ............. 7 II. QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E_LEARNING CHO BÀI HỌC “MẠNG MÁY TÍNH (TIẾT 57)” SKG - LỚP 10 ...................................................... 8 1. Thiết kế bài giảng điện tử trên Powerpoint ........................................................ 9 2. Biên tập kịch bản cho bài học: .......................................................................... 12 3. Thiết kế bài giảng E-learning với phần mềm Adobe Presenter:....................... 12 C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............................... 17 I. Kết quả đạt được .................................................................................................. 17 II. Bài học kinh nghiệm ........................................................................................... 17 GV: TrÇn Ngäc D-¬ng - 19 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng