Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn nâng cao nhận thức và thực hành của học sinh trường thcs lý thường kiệt tro...

Tài liệu Skkn nâng cao nhận thức và thực hành của học sinh trường thcs lý thường kiệt trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết,

.DOC
55
932
138

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP NAM ĐỊNH TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT (TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (TÊN CƠ QUAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN) NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT TRONG PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT, NĂM HỌC 2017- 2018 BÁO CÁO SÁNG KIẾN (Tên sáng kiến) Tác giả:................................................................... Trình độ chuyên môn:........................................... Tác giả: Phạm Thị Hà Chức vụ:................................................................. Trình độ chuyên môn:Cử nhân tiếng Anh Nơi công tác:................................................................... Chức vụ:Phó Hiệu trưởng Nơi công tác:Trường THCS Lý Thường Kiệt Nam Định, tháng 5 năm 2018 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Nâng cao nhận thức và thực hành của học sinh trường THCS Lý Thường Kiệt trong phòng chống bệnh Sốt xuất huyết, năm học 2017-2018” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Y tế học đường 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 15 tháng 12 năm 2017 đến ngày 30 tháng 4 năm 2018 4. Tác giả: Họ và tên: Phạm Thị Hà Năm sinh: 05/11/1978 Nơi thường trú: 3/186 Đường Văn Cao – P. Năng Tĩnh – TP Nam Định Trình độ chuyên môn: Cử nhân Tiếng Anh Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng Nơi làm việc:Trường THCS Lý Thường Kiệt Điện thoại: 01234.175.911 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 90 % 5. Đồng tác giả: Họ và tên: Lại Tuấn Anh Năm sinh: 1971 Nơi thường trú:Thành phố Nam Định Trình độ chuyên môn:Ths Y khoa Chức vụ công tác: Trưởng Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm Nơi làm việc: Trung tâm Y Tế Dự Phòng- tỉnh Nam Định Điện thoại: 090.219.12.08 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 10% 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị:Trường THCS Lý Thường Kiệt – TP Nam Định Địa chỉ: Số 25 – Phan Đình Giót –Phường Năng Tĩnh – TP Nam Định Điện thoại: 0228.3868.493 2 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Bệnh Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành trên địa bàn Phường Năng Tĩnh và Phường Văn Miếu, hàng năm trên địa bàn phường ghi nhận trung bình 10 bệnh nhân mắc Sốt xuất huyết. Tuy nhiên năm 2017 dịch bệnh Sốt xuất huyết đã bùng phát tại TP Nam Định và Phường Năng Tĩnh và Phường Văn Miếu là một trong 5 đơn vị có số mắc Sốt xuất huyết cao nhất của Thành phố. Biểu đồ 1: Phân bố bệnh nhân mắc Sốt xuất huyết- tỉnh Nam Định năm 2017 Biểu đồ 1 cho thấy năm 2017 tình hình dịch bệnh Sốt xuất huyết đã bùng phát với số mắc ghi nhận 183.287 bệnh nhân tại 63/63 tỉnh, thành phố; 30 trường hợp tử vong. Tỉnh Nam Định có số mắc đứng thứ 2 Miền Bắc: 5090 bệnh nhân, 1 phân bố tại 226/229 xã, phường, thị trấn trong đó thành phố Nam Định có số mắc Sốt xuất huyết chiếm 51.3% số mắc của toàn tỉnh và tập trung tại các phường Văn Miếu (235 bệnh nhân), Cửa Bắc (213 bệnh nhân), Trường Thi (201 bệnh nhân); Phan Đình Phùng (155 bệnh nhân) và Năng Tĩnh (154 bệnh nhân). Biểu đồ 2: Phân bố bệnh nhân mắc Sốt xuất huyết theo địa dư tại Thành Phố Nam Định Biểu đồ 2 cho thấy năm 2017 có 25/25 phường trên địa bàn thành phố Nam Định ghi nhận bệnh nhân mắc Sốt xuất huyết, đây là vụ dịch lớn thứ 2 sau vụ dịch Sốt xuất huyết năm 1987. Phường Văn Miếu là phường có 235bệnh nhân mắc Sốt xuất huyết cao nhất Thành Phố.Phường Năng Tĩnh là phường có số bệnh nhân mắc Sốt xuất huyết đứng thứ 5 của thành phố Nam Định, 154 bệnh nhân được ghi nhận. Để phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết một cách chủ động và thực hiện công văn số 3813/BGDĐT- GDTX ngày 28/7/2017 của Bộ GD &ĐT về tăng 2 cường phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết tại các cơ sở GD & ĐT với các nội dung: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. Giáo dục học sinh làm tốt nhiệm vụ là cầu nối tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh cho gia đình và cộng đồng. - Huy động học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường tham gia tích cực vào chiến dịch diệt muỗi, diệt bọ gậy tại nhà trường, gia đình và cộng đồng theo hướng dẫn của ngành Y tế. Tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường tại các trường học tại gia đình và cộng đồng. Thực hiện chỉ đạo của Phòng GD & ĐT thành phố Nam Định và của UBND phường Năng Tĩnh về việc phối hợp triển khai các biện pháp phòng chống dịch Sốt xuất huyết tại nhà trường để nâng cao nhận thức của học sinh về triệu chứng, phương thức lây truyền và các biện pháp phòng chống bệnh Sốt xuất huyết với mục tiêu học sinh có thể áp dụng các kiến thức đã tiếp thu được tại nhà trường để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết. II. Mô tả giải pháp: 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 1.1. Khái quát chung bệnh Sốt xuất huyết Dengue 1.1.1. Lịch sử bệnh Sốt xuất huyết Dengue Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh sốt cấp tính gây nên bởi bốn tuýp vi rút Dengue. Sốt xuất huyết Dengue là bệnh dịch lưu hành ở các vùng nhiệt đới, đặc biệt là ở châu Á, Tây Thái Bình Dương và vùng biển Caribê. Các vụ dịch lớn xảy ra mang tính chu kì. Sốt xuất huyết Dengue đặc trưng là sốt hai kỳ, đau cơ, đau khớp và có ban . Sốt xuất huyết Dengue có sốc biểu hiện lâm sàng nặng hơn, có thể gây tử vong. Đặc trưng của bệnh là sốt, xuất huyết cấp, có thể 3 có sốc, tỷ lệ tử vong cao và thường gặp ở trẻ em. Sốt xuất huyết Dengue được mô tả lần đầu tiên ở Phillippin, 1953 (mặc dù hội chứng tương tự đã được ghi nhận ở Úc và Trung Quốc nhiều năm trước đó). Hiện nay bệnh xảy ra ở nhiều vùng thành thị Đông Nam châu Á và trở thành một trong những nguyên nhân nhập viện gây tử vong của trẻ em vùng châu Á nhiệt đới. Bệnh Sốt xuất huyết Dengue ở châu Á nhiệt đới đã được mang tới từ vùng Địa Trung Hải, miền Đông Nam châu Phi vào cuối thế kỷ 19 do buôn bán nô lệ qua Zanzibaz và các cảng của biển Đỏ rồi từ đó lan tới châu Phi. Theo số liệu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, trong những năm gần đây số mắc Sốt xuất huyết Dengue trên thế giới đang có chiều hướng gia tăng. 1.1.2. Bệnh Sốt xuất huyết Dengue ở Việt Nam Vụ dịch Sốt xuất huyết Dengue đầu tiên xảy ra ở Việt Nam vào năm 1958 được Chu Văn Tường và Mihow thông báo vào năm 1959. Ở miền Nam, dịch Sốt xuất huyết Dengue được mô tả lần đầu tiên vào năm 1960 với 60 bệnh nhi tử vong . Tháng 8 năm 1963, dịch Sốt xuất huyết Dengue xảy ra ở Cái Bè, Châu Đốc, Hồng Ngự, Tân Châu và Cao Lãnh với tổng số bệnh nhân được thông báo là 331, trong đó có 116 trẻ em tử vong. Trong vụ dịch này Halstead và cộng sự đã phân lập được vi rút týp 2. Tiếp sau đó, vụ dịch Sốt xuất huyết Dengue lớn đã xảy ra ở 19 tỉnh, thành phố miền Bắc năm 1969. Từ năm 1970 đến năm 1974, dịch xảy ra lẻ tẻ ở một số điểm trong nội thành Hà Nội với số bệnh nhân từ vài chục tới hàng trăm trường hợp phải vào điều trị tại các bệnh viện. Trong thời gian đó dịch cũng lan ra các thành phố, thị xã, thị trấn và cả vùng nông thôn. Bệnh Sốt xuất huyết Dengue lưu hành rộng rãi ở vùng châu thổ sông Hồng (miền Bắc), sông Cửu Long (miền Nam) và dọc theo bờ biển miền Trung. Bệnh không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả vùng nông thôn, nơi có véc tơ truyền. Dịch Sốt xuất huyết Dengue bùng nổ theo chu kỳ với khoảng cách trung bình từ 4-5 năm và vụ dịch lớn nhất mới xảy ra năm 1998 có số mắc và chết cao (mắc 4 234.920, chết 377). Mức độ lan rộng của Sốt xuất huyết Dengue tùy thuộc vào sự phát triển giao thông và sự giao lưu của dân cư giữa các vùng. Đặc biệt hơn đã ghi nhận những vụ dịch Sốt xuất huyết Dengue tại vùng núi xa xôi, hẻo lánh, cao nguyên biên giới phía Bắc mà điều này chưa từng xảy ra. Bệnh Sốt xuất huyết Dengue ở Việt Nam phát triển theo mùa và có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Ở miền Bắc thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới, bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11, những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mưa, không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của Ae. Aegypti. Bệnh phát triển nhiều hơn từ tháng 6 đến tháng 10 và đỉnh cao vào tháng 7, 8, 9 và 10. ở miền Nam và nam Trung bộ, bệnh Sốt xuất huyết Dengue xuất hiện trong suốt năm với tần số mắc nhiều hơn vào từ tháng 4 đến tháng 11, đỉnh cao cũng vào những tháng 7, 8, 9 và 10. Như vậy, Sốt xuất huyết Dengue rõ ràng là một trong những vấn đề y tế quan trọng liên quan đến sức khoẻ và hoạt động đời sống của người dân Việt Nam hiện nay, nhất là trong điều kiện phát triển không ngừng của quá trình đô thị hoá và gia tăng giao lưu của con người. 1.1.3. Tác nhân gây bệnh Trong thời gian dài, người ta chỉ biết rằng các vụ dịch Sốt xuất huyết Dengue do muỗi truyền liên tiếp xảy ra ở Trung Mỹ, vùng biển Caribê và Đông Nam châu Á, nhưng tác nhân gây bệnh vẫn chưa được biết đến. Mãi đến 1944, khi Sabin phân lập được vi rút Dengue týp 1, 2, và sau đó tháng 4/1956, tháng 5/1960 phân lập được vi rút Dengue týp 3 và 4 thì tác nhân gây ra các vụ dịch Sốt xuất huyết Dengue mới được hiểu rõ. Muỗi Aedes có thể bị nhiễm virút Dengue sau khi đốt bệnh nhân ở giai đoạn nhiễm vi rút huyết sau đó vi rút nhân lên trong cơ thể muỗi và sau 8-12 ngày (trung bình 9 ngày) là muỗi có thể truyền bệnh. 5 1.1.4. Cơ thể cảm nhiễm Sốt xuất huyết gặp ở mọi người, mọi lứa tuổi, trẻ em có tỷ lệ mắc cao hơn. Tỷ lệ tử vong trước đây cao 30-40%, trong một số năm gần đây giảm chỉ còn 1%. Miễn dịch sau khi mắc bệnh tồn tại trong một thời gian ngắn, không có miễn dịch chéo giữa các túyp vi rút. 1.1.5. Vectơ truyền bệnh Ngay từ ban đầu, người ta đã nghĩ đến muỗi là thủ phạm truyền vi rút Dengue từ người mắc bệnh sang người lành, nhưng mãi tới năm 1903 vấn đề này mới được Graham chứng minh. Nhiều tác giả nghiên cứu về vec tơ truyền bệnh Sốt xuất huyết Dengue và thống nhất đi đến kết luận Sốt xuất huyết Dengue đều được truyền bởi muỗi Ae. Aegypti và muỗi Ae. Albopictus, trong đó Ae. Aegypti đóng vai trò quan trọng nhất . Những nghiên cứu tiếp theo ở Phillippin, Inđônêsia và các đảo thuộc Thái Bình Dương cho thấy ngoài Ae. Aegypti, Ae. Albopictus, một số loài muỗi khác như Ae. polynesiensis, Ae. scutellaris, Ae. cooki, Ae. rotumae, Ae. tongue, Ae. tabu... cũng có thể là véc tơ truyền vi rút này . Năm 1964 và 1986, Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã mở hội thảo về Sốt xuất huyết Dengu ở Băng Cốc, Thái Lan, véc tơ của bệnh đã được nhiều tác giả nghiên cứu và Ae. Aegypti được khẳng định là véc tơ chủ yếu, Ae. Albopictus đóng vai trò nhất định trong việc lưu trữ vi rút trong tự nhiên . Một số tác giả cho rằng Ae. Albopictus truyền vi rút Dengue týp 2 và 4 chỉ gây ra ở người bệnh sốt với triệu chứng nhẹ. Ngược lại, Ae. Aegypti khi truyền vi rút gây ra những diễn biến nặng . Trong thực tế cho thấy, sự thay thế Ae. Albopictus bằng Ae. Aegypti ở các vùng thành phố Đông Nam châu á liên quan đến việc xuất hiện Sốt xuất huyết Dengue ngày càng thường xuyên ở đây. Tổ Chức Y Tế Thế Giới tổng kết tình hình ở Đông Nam châu á và thế giới, đã xây dựng 6 một hướng dẫn toàn diện về bệnh Sốt xuất huyết Dengue . Các chuyên gia một lần nữa khẳng định Ae. Aegypti là véc tơ quan trọng nhất truyền vi rút Dengue, ngoài ra một số loài muỗi khác cũng tham gia truyền bệnh như Ae. Albopictus, Aedes polinesiensis và một số loài thuộc nhóm Scutellaris. Trước tình hình bệnh Sốt xuất huyết Dengue ngày càng lan rộng trên phạm vi toàn thế giới, hội thảo quốc tế lần thứ nhất về Sốt xuất huyết Dengue và chiến lược phòng chống đã được tổ chức tại Mexico tháng 11/1992. Tại đây các chuyên gia đã đưa ra một danh sách bổ sung các loài muỗi véc tơ của Sốt xuất huyết Dengue . Những vùng ven rừng thuộc Đông Nam châu á, Aedes niveus cũng tham gia truyền bệnh. Các tác giả cũng cảnh báo về khả năng truyền trực hệ vi rút Dengue của một số loài véc tơ như Ae. mediovitatus trong vùng Caribê các loài thuộc nhóm Scutellaris và 6 loài khác từ châu Phi. Nhóm Scutellaris rất quan trọng trong vùng Đông Nam á, các đảo thuộc Inđônêsia và Nam Thái Bình Dương. Mặc dù trong thực tế là những loài phân cách địa lý một cách tương đối và chỉ giới hạn ở một số đảo mà chúng là véc tơ, nhưng khả năng truyền cả 4 týp vi rút Dengue trực hệ đã làm cho các nhà nghiên cứu Sốt xuất huyết Dengue không thể coi nhẹ vai trò của chúng . Ổ bọ gậy nguồn và sự sinh sản của muỗi trưởng thành bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đa dạng và nhiều chiều, ví dụ như môi trường sống của con người (ví dụ như sự đa dạng của cá nhân, hộ gia đình và môi trường sống của cộng đồng), sinh thái học của véc tơ, và thực hành trong giám sát véc tơ , tuy nhiên các yếu tố này có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ lan truyền bệnh Sốt xuất huyết Dengue . Yếu tố nhiệt độ (đôi khi là cả lượng mưa) được ghi nhận có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ mắc; tuy nhiên chưa có bằng chứng nào cho thấy tác động của sự thay đổi thời tiết qua nhiều năm lên sự bùng phát dịch Sốt xuất huyết Dengue sau khi loại trừ những ảnh hưởng về sự khác biệt thời tiết theo mùa. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự hiện diện của các yếu tố có tác 7 động mạnh hơn đến việc kiểm soát sự lan truyền bệnh như giữa vật chủ và vi rút hay sự tương tác giữa vật chủ và véc tơ. Sốt xuất huyết Dengue là bệnh có xảy ra đối với người dân đô thị/cận đô thị và muỗi truyền Sốt xuất huyết Dengue sinh sản ở các dụng cụ chứa nước nhân tạo bên trong và xung quanh nhà, do vậy, không chỉ các yếu tố sinh học hay sinh thái học của muỗi truyền bệnh và vi rút truyền bệnh mà cần thiết phải phân tích nghiên cứu các yếu tố xã hội như môi trường sống đa dạng của cá nhân/ hộ gia đình/ và cộng đồng (ví dụ như các yếu tố sinh học - kinh tế - xã hội). Ở Việt Nam, nghiên cứu về véc tơ truyền bệnh Sốt xuất huyết Dengue đã được tiến hành trong nhiều năm bởi Russell và cộng sự năm 1969, Nguyễn Trung Thành năm 1971, Vũ Thị Phan và cộng sự năm 1970, 1973, Vũ Đức Hương năm 1977, Vũ Sinh Nam năm 1995, 2003. Các tác giả đều khẳng định Ae. Aegypti là véc tơ chính trong các vụ dịch Sốt xuất huyết Dengue ở Việt Nam. Muỗi Ae. Albopictus chỉ có mặt trong một số rất ít các vụ dịch với chỉ số mật độ rất thấp, và cũng chưa có kết quả phân lập vi rút Dengue dương tính từ Ae. Albopictus. Như vậy, ở Việt Nam cho đến thời điểm này Ae. Aegypti vẫn là véc tơ chính truyền vi rút Dengue trong các vụ dịch Sốt xuất huyết Dengue đã xảy ra. Để phòng chống có hiệu quả Sốt xuất huyết Dengue cũng như các bệnh khác do muỗi Ae. Aegypti truyền, những hiểu biết đầy đủ về sinh học, sinh thái loài muỗi này đóng một vai trò rất quan trọng. Đặc điểm sinh thái của muỗi Ae. Aegypti và Ae. Albopictus và yếu tố xã hội liên quan đến Sốt xuất huyết Dengue Giống Aedes được tìm thấy ở mọi nơi trên thế giới với hơn 1000 loài. Trong số những loài có liên quan đến y học thì Ae. Aegypti và Ae. Albopictus được biết đến nhiều nhất bởi nó không chỉ là véc tơ truyền bệnh mà còn được dùng trong nghiên cứu phòng thí nghiệm. Do vậy, Ae. Aegypti và Ae. Albopictus đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới. 8 Các tác giả đã tổng kết và nghiên cứu về nhiều đặc điểm của muỗi Ae. Aegypti như hình thái giải phẫu, sinh học của các pha trong chu kỳ phát triển, vùng phân bố và vai trò dịch tễ học, các dẫn liệu về sinh học của muỗi Ae. Aegypti và Ae. Albopictus như khả năng tồn tại của trứng, các yếu tố kích thích trứng nở, các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của bọ gậy, khả năng sinh sản của muỗi... Vũ Sinh Nam, 2003 đã có kết quả tương đối toàn diện về sinh học, sinh thái của Ae. Aegypti và các biện pháp phòng chống. Có thể tóm tắt một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Ae. Aegypti như sau: Muỗi Ae. Aegypti có vòng đời biến thái hoàn toàn với ấu trùng sống trong nước, chu kỳ phát triển gồm 4 giai đoạn: trứng, bọ gậy, quăng và muỗi trưởng thành, trong đó chỉ có giai đoạn trưởng thành liên quan trực tiếp tới việc truyền bệnh. Thời gian trung bình từ trứng đến muỗi trưởng thành trong điều kiện phòng thí nghiệm là 8,35 ± 0,2 ngày, dài nhất 10 ngày, ngắn nhất là 7 ngày. Sự phát triển của phôi và sức đề kháng của trứng: ở 25 oC, phôi Ae. Aegypti phát triển 2 lần nhanh hơn ở 20 oC. Bhattacharya và Dey (1969) nhận thấy thời kỳ phát triển phôi trong trứng Ae. Albopictus kéo dài hơn Ae. Aegypti và đã ghi nhận về thời gian phát triển của phôi Ae. Aegypti. Kết quả nghiên cứu của Finlay và Reed cho thấy trứng muỗi Ae. Aegypti có sức chịu đựng cao đối với sự khô hạn, có tới 67% ấu trùng nở từ trứng để trong điều kiện khô 3 tháng. Tương tự, Trips, 1967 ghi nhận 7-40% trứng Ae. Aegypti có thể sống sót sau 120 ngày ở điều kiện khô hạn. Sự nở của ấu trùng và những yếu tố ảnh hưởng đến giai đoạn này: có nhiều nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nở trong thời điểm kể từ lúc trứng được đẻ ra tới lúc bọ gậy được nở từ trứng. Khoảng thời gian đó, số lượng nở ra phụ thuộc vào nhiệt độ của nước và các yếu tố hoá học có trong môi trường, lượng oxy cũng như vi sinh vật có trong nước. Một số tác 9 giả khác lại cho rằng những chất hóa học hòa tan như axít ascorbic đã kích thích ấu trùng nở. Ngược lại, canxi hypochloride chứa 500/1.000.000 đơn vị chlorin lại kìm hãm quá trình nở, hay trứng của cùng một con cái Ae. Aegypti hoặc Ae. Albopictus không nở cùng một thời gian. Theo Gubler, 1970, phần lớn ấu trùng nở từ ngày thứ hai và ngày thứ ba kể từ khi con cái đẻ. Một số khác thậm chí có thể nở vào ngày thứ 44-45 đối với Ae. Aegypti và ngày thứ 100-160 đối với Ae. Albopictus. Tuy nhiên khả năng nở của bọ gậy còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như sự khô hạn đột ngột, hàm lượng oxy trong nước, sự thay đổi đột ngột nhiệt độ của nước, các chủng muỗi có nguồn gốc khác nhau... chính sức chịu đựng khô hạn của trứng cũng như đặc tính nở của trứng có liên quan rất nhiều đến việc đề xuất các biện pháp phòng chống Ae. Aegypti. Sinh học của bọ gậy, quăng đã được nhiều tác giả đề cập tới như ảnh hưởng của các yếu tố môi trường khác nhau, nhiệt độ của nước, lượng thức ăn, mật độ... lên sự phát triển của bọ gậy và quăng, phản ứng của chúng đối với nhiệt độ và ánh sáng, sự phụ thuộc trọng lượng con trưởng thành vào điều kiện sống của bọ gậy và quăng, nếu thiếu thức ăn, thời gian phát triển của bọ gậy kéo dài và con trưởng thành nở ra rất nhỏ. Kết quả của Keirans và Fay, 1968 [30], ở 90oF, 80oF, 70oF và 60oF, thời gian phát triển của bọ gậy Ae. Aegypti từ tuổi 1 đến tuổi 4 kéo dài 5-9 ngày, 6-8 ngày, 10-13 ngày và > 33 ngày. Thời gian phát triển của tuổi 4 kéo dài hơn cả, chiếm 33,3% tổng số thời gian của tất cả các giai đoạn trước trưởng thành. Giai đoạn quăng chiếm 20,6%, tuổi 3 chiếm 17,5%, tuổi 1 chiếm 14,6%, tuổi 2 chiếm ít nhất, 13,9%. Các tác giả cũng chứng minh 32oC là nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự phát triển của Ae. Aegypti. 36oC và 14 oC là nhiệt độ tối đa và tối thiểu để bọ gậy phát triển từ tuổi 1 đến trưởng thành. ở 9-10 oC bọ gậy có thể sống một thời gian nhất định. Thời gian phát triển và tỷ lệ chết của bọ gậy tỷ lệ thuận với mật độ 10 cá thể. Sinh học muỗi trưởng thành đã được nghiên cứu tương đối toàn diện. Người ta biết rõ rằng Ae. Aegypti xuất phát từ châu Phi rồi sang châu Mỹ, châu á vào cuối thế kỷ 19. Loài muỗi này trở nên thích ứng tốt và ngày càng phân bố sâu vào lục địa châu á trước hết là các vùng thành thị. Muỗi trưởng thành có mầu đen hoặc nâu đen với nhiều đốm trắng bạc ở thân và chân. Những đốm này tạo thành hình đàn ở mặt lưng. Bụng, chân có các vẩy trắng và đốt cuối cùng hoàn toàn trắng. Muỗi cái trưởng thành giao phối (Ae. Aegypti có thể giao phối trong không gian hẹp), hút máu người hoặc động vật (nhưng thích hút máu người hơn và thường hút máu mạnh nhất vào lúc sáng sớm và chập tối). Muỗi cái trú đậu chủ yếu trong nhà (99,6% ở thành phố, 96,9% ở nông thôn). Muỗi ưa nơi kín gió, trú đậu cả ở nơi tối và sáng. Trong số các gia đình có muỗi, 39,4% ở nông thôn và 31,9% ở thành phố có ổ bọ gậy Ae. Aegypti. Như vậy có thể thấy mỗi gia đình có ổ bọ gậy Ae. Aegypti có thể cung cấp muỗi trưởng thành cho chính gia đình họ và ít nhất một gia đình hàng xóm. Muỗi Ae. Aegypti đậu nghỉ trên các giá thể có chất liệu bằng vải là chủ yếu như quần áo, chăn, màn (68-71%), ngoài ra còn có thể trú đậu trên các đồ vật bằng gỗ, dây phơi... chỉ có 1,2-3,8% đậu nghỉ trên tường. Chính vì vậy biện pháp phun hóa chất tồn lưu trên tường để diệt Ae. Aegypti trong các vụ dịch đã không được áp dụng vì rất ít hiệu quả. Thời gian thực hiện chu kỳ sinh thực giảm dần theo số lần đẻ của muỗi, trong đó chu kỳ đầu dài nhất, khoảng 3,1 ngày. Ae. Aegypti có khả năng hoà hợp tiêu sinh cao. Muỗi có thể bị nhiễm vi rút Dengue sau khi đốt bệnh nhân ở giai đoạn nhiễm vi rút huyết (từ 6 đến 8 giờ trước, đến khoảng 3 ngày sau, khi bệnh nhân khởi phát). Cần có thời gian để vi rút nhân lên trong cơ thể muỗi, thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Trứng muỗi rời rạc nhưng được đẻ thành đám bám vào thành ẩm của các dụng cụ chứa nước. Trứng có mầu đen, có nắp và có khả năng vượt hạn. Muỗi Ae. Aegypti mỗi lần đẻ trung 11 bình 78,6 ± 10,6 trứng, nhiều nhất 163 và ít nhất 16 trứng. Tỉ lệ sống sót trung bình của muỗi Ae. Aegypti từ trứng đến mỗi trưởng thành là 59,7%, ở điều kiện nhiệt độ 28°C, độ ẩm 80 – 87%. Bọ gậy của muỗi Ae. Aegypti sống hoàn toàn trong nước, có phần phụ miệng kiểu nghiền, không chân và hô hấp bằng hệ thống ống khí với một ống thở nằm cuối cơ thể. Mặc dù bọ gậy Ae. Aegypti bắt buộc phải lên bề mặt nước để lấy không khí nhưng lại có khả năng nhịn thở rất lâu, đặc biệt là khi mặt nước bị khuấy động. ở đốt thứ 8 phía ống thở có một hàng răng (khoảng 10 răng), hình dạng của các răng chính là đặc điểm phân loại quan trọng. Bọ gậy trải qua 4 lần lột xác để trở thành giai đoạn nhộng (quăng). Bọ gậy thường được tìm thấy trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt của con người như chum vại, bể xây, giếng... ngoài ra, các dụng cụ phế thải, lọ hoa, bể cảnh. ở Thái Lan, đã ghi nhận có 17 loại dụng cụ chứa nước khác nhau mà Ae. Aegypti và Ae. Albopictus có thể đẻ trứng. ở Việt Nam ổ bọ gậy của Ae. Aegypti cũng rất phong phú, có nhiều chủng loại dụng cụ chứa nước và cũng tuỳ theo từng vùng mà ổ bọ gậy nguồn có thể khác nhau. ở miền Bắc có thể xếp thành 5 loại chính là bể xây, phuy sắt, chum vại sành, xô chậu và các đồ phế thải. Mật độ tập trung bọ gậy cao nhất ở thành thị là bể xây (64,5%), tiếp theo là phuy (22,6%), chum vại (7,6%), phế thải (4,5%), xô tôn (0,83%), ở nông thôn số bọ gậy tập trung trong bể xây là 50,5%, chum vại 29,3%, phuy 11,4%, phế thải 8,6% và xô tôn 0,27%. Xác định ổ bọ gậy nguồn là cơ sở cho việc đề xuất biện pháp thích hợp, cụ thể cho từng vùng, từng địa phương trong các hoàn cảnh cụ thể. Từ những đặc tính trên, rõ ràng Ae. Aegypti có tập tính hoạt động gắn liền với đời sống của con người và là véc tơ chính truyền bệnh Sốt xuất huyết Dengue. 12 Muỗi Aedes đẻ trứng riêng rẽ vào thành, ngay phía trên mực nước của các dụng cụ chứa nước. Trứng muỗi Aedes có khả năng chịu đựng khô hạn cao, và nở khi bị ngập nước do mưa, hoặc do con người đổ nước vào. Cả hai loài muỗi truyền bệnh Sốt xuất huyết Dengue đều đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước trong và xung quanh nhà và có mối liên hệ mật thiết với nơi ở của con người. 13 Nơi sống của bọ gậy truyền bệnh Sốt xuất huyết Dengue Ổ bọ gậy chủ yếu ở trong nhà Ổ bọ gậy ở ngoài nhà  Vại sành chứa nước  Chum vại chứa nước  Bể chứa nước trong buồng tắm  Chai, vỏ đồ hộp  Bể chứa nước không có nắp đậy  Lốp xe hỏng  Lọ hoa  Phuy nước  Chậu cây cảnh  Máng nước hỏng, tắc  Vỏ chai nước ngọt  Vỏ dừa  Khay nước tủ lạnh, điều hoà nhiệt  độ Các đồ vật nhân tạo muỗi có thể đẻ  Phuy chứa nước   Dụng cụ chứa nước bằng nhựa, và  Các đồ vật khác có thể tích nước Gốc tre, nứa tới 7 ngày 1.2. Chiến lược và xu hướng mới trong phòng chống Sốt xuất huyết Dengue hiện nay. Chiến lược phòng chống Sốt xuất huyết Dengue hiện nay tập trung giải quyết các khâu cơ bản sau: Chẩn đoán và điều trị, nghiên cứu vắc xin dự phòng, phòng chống trung gian truyền bệnh. Các phác đồ điều trị đã được nâng cao, cải tiến, vì thế tỷ lệ tử vong trong các vụ dịch Sốt xuất huyết đã giảm xuống đáng kể. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có loại thuốc nào đặc hiệu dùng cho điều trị bệnh Sốt xuất huyết Dengue, việc điều trị vẫn tập trung vào nâng đỡ thể trạng và điều trị triệu chứng . Như vậy, diệt muỗi truyền bệnh vẫn là biện pháp chủ yếu trong phòng chống bệnh Sốt xuất huyết Dengue. Trước đây, nghiên cứu phòng trừ véc tơ chủ yếu dựa trên cơ sở làm giảm nguồn sinh sản, quản lý môi trường và bảo vệ các 14 nhân khỏi muỗi đốt tuy nhiên Sốt xuất huyết Dengue cho đến nay vẫn là mối đe dọa, cho nên giáo dục sức khỏe cần được phát triển bắt đầu từ nhà trường và tiếp tục đi vào cuộc sống dựa trên những thông tin đúng, đơn giản, và sử dụng tất cả các phương tiện thông tin đại chúng có sẵn như sách giáo khoa trong nhà trường, các bài giảng, đài phát thanh, truyền hình, áp phích, tờ rơi, trò chơi và thảo luận nhóm. 1.3.Thực trạng công tác phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết tại phường Văn Miếu và phường Năng Tĩnh, sự cần thiết của công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh THCS trong phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết . Trường THCS Lý Thường Kiệt nằm trên địa bàn Phường Năng Tĩnh có 40 giáo viên, với tổng số học sinh toàn trường là 545 em là con em các hộ dân ở hai phường: Năng Tĩnh và Văn Miếu (có 20 tổ dân có con em học tại trường).Phường Năng Tĩnh nằm ở phía Tây Nam Thành phố, tiếp giáp với 5 phường là Ngô Quyền, Cửa Nam, Trần Quang Khải, Văn Miếu và phường Trần Đăng Ninh có diện tích tự nhiên là 79,3 ha, có 3.087 hộ dân với 11.432 khẩu được tổ chức thành 32 tổ dân phố thuộc 11 đường phố. Về giáo dục- đào tạo:Trên địa bàn phường có 3 trường Trường THCS Lý Thường Kiệt, Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu và trường Mầm non số 1. Về y tế: Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; cán bộ y tế có 5 đồng chí, trong đó có 1 bác sỹ và 4 y sỹ, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân được thực hiện tốt nên đã hạn chế được tình trạng vượt tuyến trong khám chưa bệnh. Công tác vệ sinh phòng dịch được đảm bảo nên không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. Trong những năm qua bệnh Sốt xuất huyết thường xuyên lưu hành trên địa bàn hai Phường Năng Tĩnh và Văn Miếu. Phường Năng Tĩnh với số mắc trung bình 10 ca/năm trong giai đoạn 2011-2016. Năm 2017 trên địa bàn phường 15 đã ghi nhận 154 ca mắc Sốt xuất huyết , đứng thứ 5 của thành phố còn phường Văn Miếu năm 2017 có 235 ca mắc Sốt xuất huyết đứng đầu toàn Thành Phố Nam Định. Theo báo cáo của Trạm Y tế nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dịch bệnh Sốt xuất huyết là do chỉ số muỗi truyền bệnh Sốt xuất huyết và số ổ bọ gậy tại các khu dân cư luôn ở mức cao vì vậy khi có bệnh nhân mắc Sốt xuất huyết thì khả năng lây lan và bùng phát thành dịch là rất lớn và khó kiểm soát. Trong những thời gian vừa qua Trạm Y tế đã tham mưu với UBND phường Năng Tĩnh và phường Văn Miếu tổ chức triển khai đồng bộ nhiều biện pháp chủ động trong công tác phòng chống dịch Sốt xuất huyết tại cộng động như: truyền thông, tổ chức các chiến dịch Vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, thành lập các đội xung kích phối hợp với các các cán bộ Y tế đến từng nhà dân tuyên truyền và vận động người dân tự giác tham gia và tìm diệt các ổ bọ gậy tại gia đình tuy nhiên trên thực tế kết quả đạt được là chưa cao và chưa thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh và cũng không có thuốc điều trị đặc hiệu, diệt véc tơ là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng chống bệnh này. Mục tiêu của công tác phòng chống Sốt xuất huyết là giảm mắc, khống chế không để dịch bùng phát và xã hội hóa hoạt động phòng chống Sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng. Để chủ động phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết, trong những năm gần đây mô hình Phòng chống Sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng đã được triển khai và đánh giá đạt hiệu quả cao và mở ra những hướng tiếp cận mới trong công tác phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết đó là sử dụng học sinh cùng tham gia công tác phòng bệnh, mỗi học sinh sẽ tự tìm và diệt ổ bọ gậy tại gia đình và tham gia thuyết phục, vận động gia đình thực hiện các biện pháp phòng chống theo hướng dẫn của giáo viên và cán bộ y tế. 16 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Để chủ động phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết, trong những năm gần đây mô hình Phòng chống Sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng đã được triển khai và đánh giá đạt hiệu quả cao và mở ra những hướng tiếp cận mới trong công tác phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết đó là sử dụng học sinh cùng tham gia công tác phòng bệnh, mỗi học sinh sẽ tự tìm và diệt ổ bọ gậy tại gia đình và tham gia thuyết phục, vận động gia đình thực hiện các biện pháp phòng chống theo hướng dẫn của giáo viên và cán bộ y tế. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả của công tác truyền thông trong năm 2017 chúng ta cần biết được kiến thức, thực hành của các học sinh trước và sau khi triển khai can thiệp để có được các biện pháp phù hợp, hiệu quả để can thiệp, truyền thông hiệu quả cho nhóm đối tượng này trong năm 2018. Xuất phát từ nhận định trên chúng tôi tiến hành đánh giá: “Nâng cao nhận thức và thực hành của học sinh trường THCS Lý Thường Kiệt trong phòng chống bệnh Sốt xuất huyết năm học 2017-2018” với các mục tiêu sau: 1. So sánh kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh trước và sau khi triển khai truyền thông phòng bệnh Sốt xuất huyết tại trường THCS Lý Thường Kiệt, Thành phố Nam Định năm học 2017 - 2018. 2. Đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết có sự tham gia của Học sinh THCS trong năm học 2018-2019. 2.1 Phương pháp thực hiện Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống Sốt xuất huyết của học sinh trước và sau khi triển khai can thiệp. 17 Số học sinh đưa vào điều tra được áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho ước tính 1 tỷ lệ trong quần thể, sau khi tính toán ta được cỡ mẫu cần nghiên cứu là 96, để hạn chế sai số do chọn mẫu bằng cách nhân với hệ số thiết kế 1.5 ta được cỡ mẫu điều tra trong điều tra này là 145 học sinh, nhưng trên thực tế điều tra 146 học sinh. Chọn các lớp đại diện cho khối để điều tra bằng phương pháp chọn mẫu cụm, các cụm là khối lớp học 6,7,8 và 9. Trong từng khối lớp, chọn 1 lớp theo phương pháp ngẫu nhiên dựa vào thứ tự danh sách lớp. Toàn bộ số liệu sau khi đã được làm sạch được nhập và phân tích bằng phần mềm Epi Data 4.0. Việc xử lý số liệu theo phương pháp thống kê với các chỉ số được mô tả trong nghiên cứu là sử dụng tỷ lệ % và các biểu đồ để biểu diễn kết quả nghiên cứu. 2.2 Thời gian thực hiện và các bước tiến hành A. Từ ngày 14/12/2017 đến 31/12 /2017: đánh giá trước khi triển khai can thiệp bằng các biện pháp truyền thông sử dụng mẫu phiếu phỏng vấn sau: PHIẾU PHỎNG VẤN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ BỆNH SXHD CỦA HỌC SINH THCS LÝ THƯỜNG KIỆT, TP NAM ĐỊNH Lớp: ...................... TT Câu hỏi 1 2 3 1 Họ tên người được phỏng vấn 2 Giới 3 Tuổi 4 Em/Con đã từng nghe nói đến bệnh sốt xuất huyết (SXH) bao giờ chưa? 4.1 Có (chuyển C5) 4.2 Không (Kết thức phỏng vấn) 5 4 5 Nếu có, qua phương tiện hay nguồn thông tin nào? (nhiều lựa chọn – Điều tra viên không gợi 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng