Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong dạy và học các tiết thực h...

Tài liệu Skkn phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong dạy và học các tiết thực hành sinh học thpt

.PDF
16
111
128

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong dạy và học các tiết thực hành Sinh học THPT”. (Lê Thị Hoàng Hạnh - trường THPT Chuyên Bến Tre) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Sinh học. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Trong dạy học, sự kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành là một yếu tố không thể thiếu của phương pháp dạy học tích cực. Thực hành là chìa khoá của sự khám phá thế giới tự nhiên, đặc biệt rất cần thiết đối với các môn khoa học thực nghiệm như Sinh học. Qua các buổi thực hành ở phòng thí nghiệm hay ngoài thiên nhiên, một lần nữa kiến thức của các em sẽ được củng cố và khắc sâu hơn đồng thời các em có thể phát hiện ra nhiều điều lí thú mà nội dung lý thuyết sách giáo khoa không thể chuyển tải hết được. Các tiết thực hành đã đánh thức sự ham hiểu biết, khơi dậy khả năng khám phá, tính sáng tạo của học sinh từ đó đã góp phần tạo ra những con người năng động, sáng tạo phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thế giới ngày nay. …… Tuy nhiên, thời gian qua thực trạng chung về hiệu quả của việc dạy và học các bài thực hành Sinh học ở các trường trung học phổ thông là chưa cao. Với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên việc thực hiện các tiết thực hành thí nghiệm bị hạn chế nhiều so với yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ. Vì thế, kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn của đa số học sinh phổ thông là còn nhiều hạn chế. Có nhiều trở ngại trong việc thực hiện các tiết thực hành tại các trường THPT, trong đó có thể kể đến là việc thiếu hoặc không phù hợp về dụng cụ, hóa chất ở nhiều trường học so với yêu cầu của bài thực hành , nội dung hướng dẫn của Sách giáo khoa có những nội dung không rõ hoặc thiếu điều kiện cần thiết… Bên cạnh đó một bộ phận giáo viên chưa chủ động, tích cực đầu tư cho tiết thực hành . 1 Qua thực tiễn dạy học chúng tôi đã rút ra được kinh nghiệm “ Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong dạy và học các tiết thực hành” là một trong những con đường lĩnh hội tri thức nhanh và hiệu quả nhất của thầy và trò. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: * Mục đích của giải pháp: - Chia sẻ những kinh nghiệm với đồng nghiệp về một số vấn đề trong thí nghiệm Sinh học để việc thực hiện các tiết thực hành trở nên nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao hơn từ sự sáng tạo, chủ động khắc phục những khó khăn trở ngại của người thầy khi thực hiện các tiết thực hành. - Góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục qua bộ môn “ Học đi đôi với hành”, “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn”. Qua các buổi thực hành học sinh được rèn luyện phương pháp , kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, giúp các em tự khám phá được nhiều điều lí thú trong tự nhiên, khơi dậy tính tích cực, chủ động, ham học của các em từ đó kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. - Mở rộng và nâng cao kiến thức và kĩ năng một số bài thực hành để giúp HS tự tin tham gia kì thi KHKT và thi HSG cấp Quốc gia. *Nội dung giải pháp: *Tính mới của giải pháp: - Tính chủ động, sáng tạo của giáo viên trong việc khắc phục khó khăn, vận dụng linh hoạt các điều kiện thí nghiệm phù hợp với tình hình thực tiễn của trường, địa phương để nâng cao hiệu quả của tiết thực hành. - Tạo động lực cho việc chủ động, tích cực học tập, say mê tìm tòi, nghiên cứu khoa học của học sinh, là cơ sở cho việc học tập và nghiên cứu khoa học ở bậc học phổ thông và các bậc học cao hơn. * Cách thức và các bước thực hiện giải pháp: 1. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo phù hợp với thực tiễn : Để nâng cao hiệu quả các tiết dạy thực hành Sinh học tế bào, theo chúng tôi, trong tình hình thực tế hiện nay thì ngoài tính tích cực học tập của học sinh, yếu tố người Thầy rất quan trọng. Mức độ thành công của buổi thực hành trong các trường phổ thông phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người Thầy. 2 - Trường hợp phòng thí nghiệm không có những dụng cụ, mẫu vật, hoá chất như yêu cầu của sách giáo khoa thì giáo viên có thể linh động thay thế chúng bằng những dụng cụ, hoá chất, mẫu thí nghiệm… tương đương có sẵn ở phòng thực hành của trường hay ở địa phương. Giáo viên phải chịu khó thực hiện các thí nghiệm trước trên nhiều nguyên liệu khác nhau để rút ra trên nguyên liệu nào thí nghiệm nhanh hơn, quan sát rõ hơn ( chọn giải pháp tối ưu nhất không nhất thiết phải rập khuôn theo sách giáo khoa). Riêng đối với lớp chuyên thời gian rộng hơn có thể cho các nhóm làm thí nghiệm trên các nguyên liệu khác nhau từ đó so sánh kết quả thí nghiệm và tìm hiểu tại sao có sự khác nhau đó. - Đối với những thí nghiệm mới, những thí nghiệm có thay thế dụng cụ, hoá chất… thì giáo viên phải thực hiện thí nghiệm trước để tránh tình trạng học sinh làm không ra, giáo viên cũng lúng túng vì không biết rõ nguyên nhân. - Dưới đây là phần minh họa qua một số bài thực hành sinh học lớp 10, 11. 1.1. Thí nghiệm xác định sự có mặt một số nguyên tố hóa học trong tế bào ( Bài thực hành thí nghiệm nhận biết một số thành phần hóa học của tế bào, sách giáo khoa Sinh học 10 nâng cao) Để xác định sự có mặt một số nguyên tố hoá học trong tế bào, sách giáo khoa hướng dẫn lấy lá, quả, … giã nhuyễn lọc lấy dịch lọc rồi thử bằng các thuốc thử để phát hiện các nguyên tố hoá học. Nhưng vì dịch lọc từ lá, quả… thường có màu (xanh của diệp lục, vàng, cam của carotenoit…), đồng thời việc tách chiết các nguyên tố hóa học từ mô, tế bào sống khó triệt để nên hàm lượng các nguyên tố trong dịch chiết thấp, vì thế khó quan sát, phát hiện sự có mặt các nguyên tố hóa học trong mô, tế bào thông qua các các phản ứng tạo màu hay tủa. Trong thí nghiệm này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thay mô sống ( lá, quả…) bằng tro thực vật ( việc lấy tro được chuẩn bị ở nhà) . Tro hòa trong nước cất được lọc qua giấy lọc để thu dịch lọc. Dịch lọc này rất trong, đồng thời hàm lượng các nguyên tố khoáng cao nên khi cho thuốc thử vào thì phản ứng tủa, tạo màu quan sát rất rõ. Với cách làm này vừa tiết kiệm được thời gian trong 1 tiết thực hành và quan sát hiện tượng rõ hơn rất nhiều so với dịch chiết từ mô tươi sống của thực vật. 3 Một số hình ảnh thực hành thí nghiệm: THÍ NGHIỆM PHÁT HIỆN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC TRONG TẾ BÀO Dịch nước tro trong suốt Cho vào dịch nước tro vài giọt dung dịch AgNO3 thì tủa trắng xuất hiện → nước tro hóa đục. Dịch nước tro trong suốt Cho vào dịch nước tro dung dịch axit piric bão hòa sau đó thu được tủa hình kim ở đáy ống nghiệm Dịch nước tro trong suốt Cho vào dịch nước tro vài giót dung dịch BaCl2 thì tủa trắng xuất hiện → nước tro hóa đục. Nước tro trong suốt Cho vào nước tro vài giọt dung dịch (NH4)2 Mg thì tủa trắng xuất hiện → nước tro hóa đục. 4 Bảng tóm tắt thí nghiệm phát hiện các nguyên tố hóa học trong tế bào Thuốc thử Hiện tượng xảy ra Nhận xét – kết luận Nitrat bạc + dung dịch mẫu ( nước tro) Tạo kết tủa màu trắng ( AgCl↓), (để lâu ngoài sáng sẽ hóa đen) Trong dung dịch có ion Cl- Axit piric bão hòa + dung dịch mẫu ( nước tro) Tạo kết tủa piratkali hình kim màu vàng Trong dung dịch có ion K+ Clorua bari+ dung dịch mẫu ( nước tro) Tạo kết tủa màu trắng ( BaSO4↓) Trong dung dịch có ion SO42- Amonmagiê + dung dịch mẫu ( nước tro) Tạo kết tủa màu trắng ( MgPO4↓) Trong dung dịch có ion PO43- 1.2 Thí nghiệm nhận biết protein (Bài thực hành thí nghiệm nhận biết một số thành phần hóa học của tế bào, sách giáo khoa Sinh học 10 nâng cao): Trong thí nghiệm phát hiện protein bằng thuốc thử biure, có thể sử dụng nhiều nguyên liệu khác nhau: lòng trắng trứng, sữa, dịch chiết từ thịt …Giáo viên nên hướng dẫn học sinh sử dụng dung dịch lòng trắng trứng vì phản ứng với thuốc thử sẽ nhanh và màu đậm hơn nên quan sát rõ hơn nhiều so với các dung dịch khác … (điều này liên quan đến có hàm lượng protein trong mẫu thí nghiệm). Một số hình ảnh thực hành thí nghiệm: Cốc dựng dung dịch sữa Cốc dựng dung dịch lòng trắng trứng Dung dịch sữa có màu tím nhạt khi cho vài giọt thuốc thử biure Dung dịch lòng trắng trứng có màu tím đậm hơn khi cho vài giọt thuốc thử biure 1.3. Thí nghiệm với enzim catalaza (Bài một số thí nghiệm về enzim sách giáo khoa Sinh học 10 cơ bản): Để phát hiện sự có mặt của enzim catalaza và hoạt tính của chúng trong các mẫu mô ở các điều kiện khác nhau, sách giáo khoa đã giới thiệu nguyên liệu là củ khoai tây 5 sống cắt lát ở nhiệt độ thường, ở nhiệt độ thấp (ngăn đá...) và lát khoai tây chín với vài giọt oxi già ( H2O2). Ngoài nguyên liệu khoai tây, giáo viên có thể cho học sinh thực hành trên các nguyên liệu khác sẵn có, dễ tìm như khoai lang, đu đủ, carot... Thực hiện đúng các bước thí nghiệm chúng ta cũng quan sát được các hiện tượng rất rõ và dễ dàng. Một số hình ảnh thực hành thí nghiệm: Hình 1A, 2A, 3A: Các lát khoai lang, càrốt, đu đủ sống ( không qua xử lí nhiệt) để trong khay nước đá khoảng 30 phút sau đó nhỏ H2O2 thấy có rất ít bọt khí, do phản ứng phân giải H2O2 của catalaza rất yếu trong điều kiện nhiệt độ thấp. Hình 1B, 2B, 3B: Các lát khoai lang, càrốt, đu đủ chín khi nhỏ H2O2 không thấy xuất hiện bọt khí, do khi xử lí nhiệt enzim catalaza trong các mẫu đã bị biến tính không phân giải được H2O2. Hình 1C, 2C, 3C: Các lát khoai lang, càrốt, đu đủ sống ( không qua xử lí nhiệt) để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm hay nhiệt độ bình thường không khí, khi nhỏ H2O2 thấy xuất hiện rất nhiều bọt khí, do enzim catalaza trong các mẫu hoạt động mạnh phân giải H2O2 thành H2O + O2 ( tạo bọt khí). 6 1.4. Thí nghiệm sử dụng enzim trong quả dứa tươi để tách chiết ADN (Bài một số thí nghiệm về enzim, sách giáo khoa Sinh học 10 cơ bản): Sách giáo khoa giới thiệu nguyên liệu để tách chiết ADN là gan gà hoặc gan lợn. Qua các bước thí nghiệm thì thu được các tủa ADN lơ lửng trong lớp cồn. Chúng tôi đã thay thế mô động vật bằng thực vật, cụ thể từ lá của các thực vật khác nhau như bắp cải, rau muống, rau bù ngót... thì cũng thu được các tủa ADN trong cồn. Như vậy, chúng ta có thể linh động thay thế những nguyên liệu đắt tiền, khó xử lí mẫu... bằng những nguyên liệu dễ tìm, dễ xử lí mà kết quả thí nghiệm vẫn đảm bảo đạt hiệu quả như yêu cầu sách giáo khoa. Một số hình ảnh thực hành thí nghiệm:: Hình 1: tủa ADN trong lớp cồn từ dịch chiết lá đậu rồng. Hình 2: tủa ADN trong lớp cồn từ dịch chiết lá bắp cải. 1 2 3 4 Hình 3: tủa ADN trong lớp cồn từ dịch chiết lá rau muống. Hình 4: tủa ADN trong lớp cồn từ dịch chiết lá rau bù ngót. 1.5 Thí nghiệm quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây ( Bài thực hành thí nghiệm co nguyên sinh và phản co nguyên sinh, sách giáo khoa Sinh học 10 cơ bản): Qua thực tế thí nghiệm trên các loại lá cây khác nhau ở địa phương khi làm tiêu bản quan sát tế bào biểu bì và các khí khổng với hiện tượng co nguyên sinh và phản có nguyên sinh, chúng tôi nhận thấy thí nghiệm tiến hành trên lá lẻ bạn (thuộc họ Thài lài) thì việc quan sát tiêu bản là rất rõ và dễ thực hiện. Và khi lấy mẫu nên tách lớp biểu bì mặt dưới của lá, bởi mặt dưới lá lẻ bạn các tế bào biểu bì có sắc tố tím và có rất nhiều khí khổng dễ quan sát. Nếu tách khéo, đúng kĩ thuật chúng ta sẽ có tiêu bản hiển vi các tế 7 bào biểu bì và các khí khổng rất đẹp. Điều này sẽ tạo nên sự thích thú và tăng thêm động lực yêu thích, ham muốn thực hành thí nghiệm tìm tòi khám phá của học sinh. Một số hình ảnh thực hành thí nghiệm: Tiêu bản dưới kính Bội giác 10 hiển vi tế bào biểu bì và khí khổng trong giọt nước cất, các tế bào biểu bì bình thường và khí khổng mở. Bội giác 40 Tiêu bản dưới kính hiển vi tế bào biểu bì và khí khổng trong giọt nước muối loãng, các tế bào biểu bì co nguyên sinh và Bội giác 10 Bội giác 40 khí khổng đóng. 2. Một số thí nghiệm mở rộng, nâng cao kiến thức và kĩ năng thực hành: 2.1. Tách chiết các sắc tố từ lá cây: * Dùng phương pháp hóa học: sử dụng các dung môi là cồn, axeton, benzen... HS cũng tách chiết được dung dịch các sắc tố. Ở nội dung này GV có thể đưa ra các câu hỏi mở rộng : a.Vì sao tách chiết sắc tố từ lá người ta không dùng nước mà sử dụng các dung môi hữu cơ? b. Tại sao dùng benzen có thể phân tách được diệp lục tố và carotenoit? c. Vì sao khi tách chiết diệp lục người ta bổ sung thêm một ít tinh thể CaCO3? Dựa vào cấu tạo phân tử và tính chất vật lí, hóa học của phân tử diệp lục, các phân tử thuộc nhóm carotenoit như tính phân cực hay không phân cực, tính ưa nước, kị nước hay độ hòa tan trong của chúng trong các dung môi khác nhau, từ kiến thức sinh học, 8 hóa học… HS vận dụng để trả lời các vấn đề GV đặt ra. Vậy trong thực hành, HS không chỉ nhận biết các hiện tượng mà còn phải biết giải thích được các hiện tượng đó. * Dùng phương pháp tách sắc tố bằng phương pháp sắc ký giấy: Phương pháp này có ưu điểm hơn so với phương pháp pháp hóa học là có thể giúp tách chiết được từng loại sắc tố của nhóm diệp lục như diệp lục a, diệp lục b, nhóm carotenoit như caroten, xantophin trên bản giấy sắc kí dựa trên nguyên tắc kích thước phân tử và độ hòa tan trong dung môi hữu cơ ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển của các phân tử sắc tố trên giấy sắc kí. - Dụng cụ, mẫu vật và hóa chất: + Giấy sắc ký, cốc thủy tinh, bình sắc ký hình trụ có nắp đậy, ống mao dẫn dùng cho sắc ký, thước kẻ, bút chì, dung dịch sắc tố đậm đặc, dung môi dùng để chạy sắc ký là hỗn hợp ete petrol : etanol tỷ lệ 14:1 + Các dụng cụ, hóa chất và mẫu vật dưới đây, có thể mua tại các cửa hàng chuyên cung cấp thiết bị, hóa chất thí nghiệm. Tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề để thu được kết quả thí nghiệm tốt và linh hoạt trong việc sử dụng các thiết bị thí nghiệm sao cho phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm ở trường phổ thông. - Tiến hành: + Lấy dung dịch sắc tố đậm đặc được tách chiết bằng axeton 80% hoặc cồn 900 cho vào cốc thủy tinh 80- 100ml (đậy kín tránh bay hơi). + Dùng bút chì và thước kẻ, kẻ một đường mờ trên giấy sắc ký theo hình vẽ dưới đây (Hình 2) + Dùng ống hút mao dẫn hút dung dịch sắc tố + Chấm dịch sắc tố lên giấy sắc ký theo vệt chì mờ trên bản sắc ký + Hút dịch sắc tố và đưa lên giấy sắc ký + Đặt bản sắc ký theo chiều thẳng đứng vào bình sắc ký đã đựng sẵn dung dịch sắc ký, sao cho vệt sắc tố không chạm vào dung dịch (Dung môi dùng để chạy sắc ký là hỗn hợp ete petrol : etanol tỷ lệ 14:1) 9 + Khoảng 10-15 phút sau các sắc tố tách riêng thành 4 vệt màu khác nhau: cao nhất là carotene, kế đó là xantophyll, diệp lục a, mức thấp nhất là diệp lục b ( Hình 1) Bản sắc ký Vạch xuất phát đánh dấu bằng vệt chì mờ, cách mép dưới 2cm, mép bên 1cm Hình 2 Hình 1 2.2. Phân biệt cây C3, C4, CAM : * Nguyên tắc của thí nghiệm: Sự khác nhau rất rõ về hình thái, giải phẫu lá,vị trí của lục lạp và các hạt tinh bột của lá của cây C3, C4, CAM * Các bước tiến hành: Dùng lưỡi dao cạo cắt ngang lá những lớp rất mỏng, đặt tiêu bản lên lam kính, đậy lamen, nhuộm màu với iot. Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi. Chú ý phát hiện lục lạp màu lục và vị trí của nó, phát hiện các hạt tinh bột màu xanh tím và vị trí của nó, phát hiện bề dày của lớp cutin và các khoảng trống chứa nước của lá cây CAM. Từ đặc điểm hình thái giải phẩu… của lá các cây C3, C4, CAM đã học ( lá cây C3 chỉ có một loại lục lạp ở tế bào mô giậu, chu trình Canvin chỉ xảy ra ở mô giậu, nên các hạt tinh bột chỉ có ở đây trong khi đó, lá của cây C4 có hai loại lục lạp: lục lạp ở tế bào mô giậu và lục lạp ở tế bào bao bó mạch, lục lạp ở tế bào bao bó mạch thực hiện chu trình Canvin, nên ở đây tập trung các hạt tinh bột) HS có thể phân biệt chúng bằng cách phát hiện các hạt tinh bột qua nhuộm màu với iot, cây C3 hạt tinh bột ở lục lạp của tế bào 10 mô giậu còn cây C4 hạt tinh bột ở lục lạp tế bào bao bó mạch. Lá của cây CAM có thể xác định được một cách dễ dàng, vì đó là các lá mềm, có lớp cutin dày, có các lớp nhu mô với khoang chứa nhiều nước, mọng nước. 2.3. Làm tiêu bản tạm thời để quan sát NST xác định bộ NST 2n, 3n, 4n: * Chuẩn bị mẫu - Lấy củ các cây ráy đã cắt hết rễ hoặc các đoạn thân cây dâu (hom dâu) đã ngắt bỏ lá, đem trồng trong chậu cát hoặc đất ẩm. Chờ cho ráy mọc rễ hoặc dâu có chồi non và rễ dài 2-3 cm. Cắt lấy chóp rễ hoặc chồi non, rửa sạch rồi cho vào dung dịch cố định pha theo tỉ lệ 3 phần cồn 90 o : 1 phần axit axêtic. Sau khi cố định 12 giờ, đem mẫu rửa bằng cồn 70 o. - Đun cách thuỷ mẫu trong dung dịch ocxêin axêtic 1% khoảng 15 phút đến khi mềm mẫu. * Làm tiêu bản - Lấy 1 hay 2 mẩu chóp rễ hoặc chồi non dài khoảng 2mm đưa lên lam. Nhỏ vài giọt ocxêin axêtic 4-5% lên mẫu. - Đậy lamen. - Ấn nhẹ lên mặt lamen cho tế bào dàn đều và vỡ để các NST tung ra. Trước khi ấn có thể đặt miếng giấy lọc lên trên để tránh vỡ lamen và thấm bớt thuốc nhuộm. * Quan sát - Đưa tiêu bản lên kính hiển vi để quan sát. Lúc đầu sử dụng bội giác bé để xác định vùng có những tế bào tách rời nhau và có NST tung ra tốt. Cần điều chỉnh vùng tế bào có NST tung ra tốt vào giữa hiển vi trường rồi chuyển sang quan sát dưới vật kính lớn hơn. - Tìm các tế bào có NST tung ra rõ và có thể đếm được. - Đếm số lượng và quan sát kĩ hình thái từng NST từ tiêu bản của chồi non hoặc chóp rễ của cây ráy lấy ở các vùng khác nhau hoặc các cây dâu lưỡng bội (2n), tam bội (3n) hoặc tứ bội (4n). 11 (Bộ NST lưỡng bội của loài ráy (Alocasia odora) và loài dâu (Morus alba) đều có 2n = 28). Thí nghiệm này giúp HS có thể quan sát và đếm được số NST của tế bào, phân biệt được cây lưỡng bội, tam bội, tứ bội… 3. Thực hiện tốt các bước thực hành: Đây là phần không thể thiếu được cho mỗi buổi thực hành, giáo viên cần phải xác định được những việc cần thực hiện: mục đích thí nghiệm, chuẩn bị của giáo viên và học sinh cho tiết thực hành, tiến trình các bước thực hành, tổng kết và đánh giá kết quả đã đạt được và những hạn chế của buổi thực hành. 3.1- Xác định mục đích thí nghiệm : Qua buổi thực hành này học sinh phải đạt được những gì về nội dung kiến thức, về kĩ năng thực hành… - Về rèn luyện kĩ năng thực hành: Học sinh thực hiện được các thao tác thực hành từ chế biến mẫu mô, lấy dịch chiết, cho dịch chiết với thuốc thử sao cho phản ứng hóa học nhanh và rõ nhất, làm tiêu bản hiển vi… qua đó các em được rèn các kĩ năng xử lí mẫu, xem kính hiển vi, quan sát, vẽ hình, tính cẩn thận, chính xác, chịu khó… đồng thời tiết thực hành cũng giúp nâng cao khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm cũng như rèn luyện tư duy khoa học cho học sinh. -Từ kiến thức có được trong phòng thực hành, học sinh có thể ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, giải thích các hiện tượng tự nhiên và tạo sự hứng thú trong học tập. Đấy cũng là cơ sở để học sinh có thể thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học ở phổ thông hoặc đại học. 3.2- Chuẩn bị thật tốt các yêu cầu của thí nghiệm: Khâu chuẩn bị là phần rất quan trọng quyết định mức độ thành công của buổi thực hành. 3.1.1.Chuẩn bị của giáo viên : - Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, hóa chất cho tiết thực hành. Nếu dụng cụ, mẫu vật, hoá chất nào không có được như yêu cầu của sách giáo khoa thì giáo viên có thể linh 12 động thay thế chúng bằng những dụng cụ, hoá chất tương đương có sẵn ở phòng thực hành của trường hay ở địa phương. Đối với mẫu vật, nguyên liệu đơn giản giáo viên yêu cầu các nhóm chuẩn bị. - Chia học sinh thành các nhóm tùy theo điều kiện thí nghiệm (Chú ý có sự đồng đều về trình độ) và cử ra nhóm trưởng để điều hành. Thông qua nhóm trưởng giáo viên dễ dàng điều động, quản lí học sinh lớp trong giờ thực hành. Do có những bài thực hành sách giáo khoa đưa ra các bước tiến hành thí nghiệm không rõ ràng, đôi khi thiếu những điều kiện cần thiết cho một phản ứng hóa học xảy ra vì vậy giáo viên nên soạn lại và photo thành từng bài phát cho các em về đọc trước để nắm bắt được các bước tiến hành thí nghiệm. Và qua thí nghiệm học sinh chỉ việc điền vào các ô trống như hiện tượng quan sát và giải thích hiện tượng… 3.1.2 Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị các mẫu thí nghiệm (nguyên liệu), một số dụng cụ thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên. - Cần nắm chắc kiến thức liên quan đến bài thực hành và đọc trước bài hướng dẫn thực hành mà giáo viên đã giao. 3.3. Đảm bảo nghiêm túc tiến trình tiết thực hành: 3.3.1. Phần thực hành : - Giáo viên phân chia chỗ ngồi cho từng nhóm và ổn định lớp và sau đó kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh về các kiến thức cũ liên quan đến bài thực hành. - Giáo viên cần nêu rõ mục đích thí nghiệm, giới thiệu rõ chức năng và cách sử dụng các dụng cụ và hóa chất trong bài thực hành. Những thao tác thực hành mới hay khó giáo viên phải làm mẫu để các em quan sát và thực hiện đúng. Khi các em thực hành, giáo viên phải bao quát lớp để kịp thời chỉnh sửa những thao tác chưa đúng hoặc nhắc nhở những em lơ là trong lúc các bạn làm. Kết quả thí nghiệm được học sinh ghi nhận lại, cùng thảo luận để giải thích hiện tượng đã quan sát ở thí nghiệm trong bài tường trình hoặc phiếu đã phát sẵn. 13 3.3.2. Thực hiện việc nhận xét, đánh giá ngay sau buổi thực hành: Đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức và kĩ năng thực hành của học sinh, điều chỉnh quá trình dạy và học, động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người. Cuối buổi thực hành giáo viên yêu cầu đại điện nhóm báo cáo kết quả, giải thích kết quả thí nghiệm. Giáo viên cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Sau cùng giáo viên chốt lại vấn đề, hoàn thiện kiến thức, nên có sự biểu dương khích lệ các nhóm làm việc tốt, động viên và khuyến khích các nhóm có quả chưa tốt cần tìm rõ nguyên nhân và cố gắng hơn nữa. Đánh giá bài thực hành qua điểm số: giáo viên có thể chia thang điểm cho từng phần, theo tôi có thể chia thang điểm sau: - Khâu chuẩn bị, trật tự kỉ luật, vệ sinh dụng cụ sau buổi thực hành: 3điểm. - Kĩ năng thực hành: 2điểm. - Kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm: 5điểm. Học sinh tự nhận xét đánh giá theo nhóm ( hoặc nếu làm cá nhân thì mỗi em tự đánh giá) sau đó giáo viên đánh giá cho điểm nhóm hoặc cá nhân. 4. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong thí nghiệm thực hành: - Giáo viên phải tạo điều kiện cho các em cùng tích cực tham gia vào buổi thực hành, nếu như bài thực hành cần các nguyên liệu sẵn có ở địa phương thì nên cho học sinh chuẩn bị qua đó các em cũng hiểu biết thêm về thực vật, động vật xung quanh. - Trong giờ thực hành, để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, giáo viên không được làm thay mà hướng dẫn các em thực hiện. Khi các em tự làm và có kết quả, các em sẽ thích thú say mê trong việc khám phá tri thức và thêm yêu thích bộ môn. - Điều quan trọng nữa là giáo viên phải bao quát lớp, nếu cá nhân hoặc nhóm nào chưa nắm vững các thao tác thực hành thì cần có sự hướng dẫn kịp thời để các em không bị lúng túng, bế tắc trong quá trình thực hiện. Nếu nhóm nào thực hiện thí nghiệm không thành công thì giáo viên cũng phải yêu cầu các em tìm hiểu nguyên nhân, tự kiểm tra lại 14 để phát hiện ra những sai sót của nhóm ở khâu nào và rút ra được bài học kinh nghiệm chung cho cả lớp. - Giáo viên có thể cho các nhóm tiến hành thí nghiệm trên các nguyên liệu khác nhau, yêu cầu các em quan sát và giải thích kết quả khác nhau trên các mẫu thí nghiệm. Ví dụ ở thí nghiệm phát hiện protein, các em có thể sử dụng các dung dịch khác nhau: lòng trắng trứng, sữa, dịch chiết từ thịt…với thuốc thử và có sự khác nhau độ đậm nhạt màu ở các mẫu thí nghiệm. Giáo viên đặt vấn đề tại sao có sự khác nhau đó để kích thích các em suy nghĩ tìm nguyên nhân và giải thích hiện tượng thông qua hàm lượng protein có trong các dung dịch khác nhau đó ( mặc dù đây chỉ là những phản ứng định tính) nhưng cũng giúp các em hứng thú hơn khi phát hiện và giải thích được các hiện tượng tự nhiên. Hoặc khi khảo sát hiện tượng co nguyên sinh, giáo viên có thể yêu cầu học sinh pha dung dịch muối ( hoặc đường) ở các nồng độ khác nhau, yêu cầu học sinh quan sát độ nhanh chậm của hiện tượng co nguyên của các tế bào ở các nồng độ muối khác nhau và giải thích tại sao có sự khác nhau đó. - Bên cạnh đó, sự đánh giá chính xác và công bằng của giáo viên và tự đánh giá của học sinh cũng là một động lực giúp cho các em phấn khởi hơn, tự tin hơn và cố gắng hơn trong các buổi học thực hành. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Đề tài được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc dạy học ở các trường THPT chuyên và không chuyên cũng như vận dụng trong việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi thực hành ở các trường. 3.4. Hiệu quả thu được do áp dụng giải pháp: - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong dạy và học các tiết thực hành Sinh học trong thời gian qua đã góp phần duy trì thành tích cũng như nâng cao dần hiệu quả của việc dạy và học môn Sinh học của trường. Qua thống kê, xin đưa ra kết quả học tập trên lớp và các kì thi HSG của HS lớp chuyên Sinh các năm gần đây mà bản thân tham gia giảng dạy và trực tiếp hướng dẫn: 15 Năm học Điểm trung bình môn Sinh học G: 73,1% K: 26,9% TB: 00 Số giải Số giải HSG Kết quả thi Kết quả thi HSG cấp cấp Quốc KHKT cấp KHKT cấp tỉnh gia tỉnh Quốc gia 15/15 03 (2giải ba, 01 giải nhì 1 giải KK) 01 giải ba 2014-2015 G: 73,5% K: 26,4% TB: 0,1% 15/15 02 (2giải ba) 01 giải KK 00 2015-2016 G: 73,5% K: 26,5% TB: 00% 14/14 1 giải ba 1 giải KK 2013-2014 01 giải nhì Bến Tre, ngày 17 tháng 3 năm 2018 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng