Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn phương pháp làm bài nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện ( đoạn ...

Tài liệu Skkn phương pháp làm bài nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện ( đoạn trích) trong chương trình ngữ văn 9

.DOC
16
2482
136
  • PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
    I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
    1. Cơ sở lí luận.
    Có thể nói, văn nghị luận chiếm một vị trí rất quan trọng trong chương
    trình Ngữ Văn ở trường THCS nói chung và chương trình Ngữ Văn 9 nói
    riêng. Đây là thể loại có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.Trong cuộc
    sống nhiều khi ta cần khẳng định hoặc làm sáng tỏ một vấn đề nào đó, xác
    định sự đúng đắn, chân thực của vấn đề ta cần nắm được cách chứng minh
    một vấn đề. Hoặc trong cuộc sống hàng ngày nhu cầu thuyết phục luôn đặt
    ra với mọi người, muốn thuyết phục được phải có lí lẽ để giải thích, xem xét,
    đánh giá một nhân vật nào đó. Từ đó mới có hiểu biết kinh nghiệm cần thiết
    để tiến lên làm chủ bản thân.
    Mặt khác văn nghị luận còn trang bị cho học sinh trong nhà trường phổ
    thông những tri thức cần thiết để hiểu đúng, hiểu rõ các vấn đề văn học. Từ
    đó tạo cơ sở cho học sinh có khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn
    học cũng như năng lực dánh giá một cách đúng đắn, khoa học các vấn đề
    văn học, con người. Như vậy học tốt văn nghị luận không chỉ rèn tri thức
    cho học sinh mà còn giúp các em hoàn thiện nhân cách bản thân.
    2. Cơ sở thực tiễn.
    Như chúng ta đã biết, bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường là bộ môn
    không thể thiếu được vì nó giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành nhân
    cách cho học sinh. Đặc biệt rong lĩnh vức giao tiếp, nói năng hay truyền đạt
    thông tin thì bộ môn Ngữ Văn lai quyết định đến việc tạo lập văn bản. Trong
    bộ môn lại có 3 phân môn: Văn, Tiếng việt, tập làm văn.
    Phần môn Văn giúp các em hiểu thêm về đất nước, con người, thiên
    nhiên, cuộc sống, xã hội.Còn phần môn Tiếng Việt giúp các em hiểu biết về
    từ, câu, cấu trúc một đoạn văn, văn bản. Phần môn tập làm văn là phân môn
    tổng hoà của hai phần môn trên. Trong thực tế học sinh lại phản ánh việc
    nắm bắt, hiểu biết của mình rõ nhất qua phân môn tập làm văn. Vì các em có
    nắm được nội dung các tác phẩm văn chương, có nắm được cấu trúc của câu
    văn, đoạn văn thì mới viết được một bài văn hay đúng, truyền cảm.
    Tuy nhiên ở chương trình lớp 6, 7 chủ yếu các em được rèn kỹ năng
    miêu tả, kể chuyện. Còn văn nghị luận mới chỉ đề cập bước đầu về phép lập
    luận chứng minh, giải thích. Lên đến lớp 8, 9 các em được học văn nghị luận
    một cách sâu, rộng hơn. Để làm tốt bài văn nghị luân việc phân tích ,đánh
    giá nhân vật trong tác phẩm văn học có vai trò rất quan trọng trong quá trình
    nghị luận về một đoạn trích, hay một tác phẩm truyện. Bước chuyển tiếp này
    có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tiếp thu bộ môn văn. Bởi vì mỗi thể
    1
    Trang 1
  • loại có những đặc điểm riêng, mỗi thể loại lại khai thác ở nguòi đọc những
    mặt khác nhâu của kiến thức và vốn sống. Trong thực tế giảng dạy tôi nhận
    thấy học sinh rất sợ môn tập làm văn và rất sợ viết văn, đặc biệt là khi làm
    bài văn nghị luận. Qua tìm hiểu và thực tế điều tra, khảo sát đã cho thấy các
    em nắm được kiến thức văn học, biết viết câu, chuyển đoạn song lại không
    biết kết hợp hài hoà các phân môn với nhau. Vì thực tế còn ất nhiều em hạn
    chế trong các bước làm một bài văn nghị luận.
    Vậy làm thế nào để giúp các em không sợ môn tập làm văn và không
    ngại viết văn thì quả là một vấn đề nan giải và không dễ đối với người giáo
    viên. Hơn nữa các em lại phải có những kỹ năng và thao tác làm những kiểu
    bài nghị luận khác nhau. Để giúp các em có kỹ năng làm tốt một bài văn
    nghị luận trong đề tài này tôi xin mạnh dạn đề ra “ Phương pháp làm bài
    nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện ( đoạn trích) trong chương
    trình Ngữ Văn 9”. Đây là một trong những kinh nghiệm nhỏ của bản thân
    trong ba năm giảng dạy môn Ngữ Văn 9 bước đầu đã có hiệu quả. Vậy tôi
    mạnh dạn viết lại để các bạn đồng nghiệp tham khảo góp ý kiến để làm sao
    giúp học sinh có kỹ năng tốt nhất khi làm bài.
    II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
    - Phương pháp làm bài nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện
    ( đoạn trích) trong chương trình Ngữ Văn 9.
    - Học sinh lớp 9A1, 9A5 trường THCS Thân Nhân Trung.
    III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
    - Trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tế trên khi nghiên cứu đề tài này mục
    đích chính của tôi là giúp các em học sinh có các thao tác kỹ năng cơ
    bản trước khi lđứng trước bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác
    phẩm truyện (đoạn trích).
    IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    1. Đọc và nghiên cứu tài liệu.
    2. Sử lí tài liệu.
    3. Phương pháp điều tra.
    4. Phương pháp thực nghiệm- ôn luyện.
    2
    Trang 2
  • PHẦN: NỘI DUNG
    A.NHỮNG LÍ THUYẾT CƠ BẢN VỀ VĂN NGHỊ LUẬN.
    1.Thế nào là bài văn nghị luận ?
    Xấu- tốt; hay- dở; đẹp-xấu đều là mặt phải, mặt trái mà chúng ta
    thường gặp trong cuộc sống. Từ chuyện nhỏ nhất đến chuyện lớn nhất, từ
    miếng ăn bình thường đến những món cao lương mỹ vị, từ điệu dân ca
    đến những ca khúc hiện đại tất cả đều đặt chúng ta ở vị trí con người lựa
    chọn, lựa chọn cho ta và giúp mọi người lựa chọn đúng để có hành động
    đúng. Muốn vậy ta phải vận dụng vốn hiểu biết về mọi lĩnh vực trong đời
    sống để tìm hiểu, bàn bạc,suy xét và diễn đạt thành bài văn nói hoặc viết.
    Vậy
    “Văn nghị luận là một loại văn mà người nói hay viết tuỳ theo yêu
    cầu của thể loại mà dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề
    nào đó trong cuộc sống, với mục đích làm cho người nghe, người đọc
    hiểu tin để họ có thái độ và hành động”.
    Trong chương trình Ngữ Văn 9 chúng ta đi tìm 3 thể loại ( kiểu bài )
    sau:
    1. Văn tự sự.
    2. Văn thuyết minh
    3. Văn nghị luận:
    a. Nghị luận xã hội:
    - Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống.
    - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
    b. Nghị luận văn học:
    - Nghị luận về một đoạn thơ ( Bài thơ).
    - Nghị luận về một đoạn trích (tác phẩm truyện)
    Trong phạm vi đề tài này tôi xin vào kiểu bài nghị luận về một đoạn trích
    (tác phẩm truyện). Mà cụ thể là “Phương pháp làm bài nghị luận về một
    nhân vật trong tác phẩm truyện ( đoạn trích) trong chương trình Ngữ Văn 9”.
    B. KIỂU BÀI “NGHỊ LUẬN VỀ MỘT NHÂN VẬT TRONG TÁC
    PHẨM TRUYỆN ( ĐOẠN TRÍCH) TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ
    VĂN 9”.
    1.Khái niệm
    3
    Trang 3
  • - Nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích) là trình bày những
    nhận xét đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của
    một tác phẩm cụ thể.
    - Nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện ( đoạn trích) là
    nêu lên các đặc điểm của nhân vật, dùng dẫn chứng lấy trong tác phẩm và lí
    lẽ để phân tích các đặc điểm đó, đánh giá nhân vật hoặc phát biểu cảm
    tưởng, suy nghĩ của bản thân về nhân vật
    2. Nội dung chủ yếu của bài văn nghị luận về một nhân vật trong
    tác phẩm truyện ( đoạn trích).
    Bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện ( đoạn trích).có
    2 nội dung chủ yếu sau:
    a. Giới thiệu tổng quát đặc điểm tính cách nhân vật, sau đó nêu từng đặc
    điểm cụ thể để phân tích bằng lí lẽ và dùng dẫn chứng thơ văn để minh hoạ
    cho các đặc điểm đó.
    b. Nhận xét đánh giá một cách khái quát về nhân vật và bày tỏ thái độ của
    mình đối với nhân vật.
    3. Những điểm cần lưu ý khi làm bài nghị luận về một nhân vật
    trong tác phẩm truyện ( đoạn trích).
    a. Đặc điêm của nhân vật được phân tích chủ yếu là đặc điểm tâm lí, tính
    cách nhân vật. Nó được biểu hiện bằng đặc điểm bên ngoài, có thể thông qua
    hình dáng, diện mạo, trang phục, lời nói cử chỉ điệu bộ... chúng ta phải biết
    phát hiện những chi tiết tiêu biểu liên quan đến nhân vật, tập hợp, sắp xếp và
    phân loại các chi tiết theo từng nét tính cách để xác định những đặc điểm của
    nhân vật. Khi rút ra các đặc điểm của nhân vật cần tránh hai hướng.
    Đưa ra quá nhiều đặc điểm, không nêu được cái nào là chính, cái
    nào là phụ dẫn đến sự trùng lặp.
    Cô đọng thành một hoặc hai đặc điểm có tính chất công thức áp
    dụng vào nhân vật nào cũng được.
    b. Cần có sự hiểu biết về tác phẩm, đặc biệt là nhân vật mà ta phân tích,
    cần tìm hiểu cả tác giả, tác phẩm ( hoàn cảnh ra đời ) để có thể tìm hiểu sâu
    hơn về nhân vật phân tích.
    c. Tránh kể lể diễn biến hành động của nhân vật, biến bài phân tích thành
    bài trần thuật về cuộc đời hoạt động của nhân vật, hoặc biến thành bài nghị
    luận chính tự, làm lí lẽ khô khan với những nhận định chung chung về nhân
    vật.
    C. CÁC KỸ NĂNG CẦN RÈN KHI LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT NHÂN VẬT
    TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN ( ĐOẠN TRÍCH) TRONG CHƯƠNG TRÌNH
    NGỮ VĂN 9”.
    I. BƯỚC I : Phân tích đề bài và tìm hiểu nhân vật.
    4
    Trang 4
  • Tìm hiểu đề và phân tích dề là việc làm trước tiên và rất quan trọng
    trong quá trình làm bài. việc này có ý nghĩa quyết định đến kết quả của bài
    làm.
    Khi tìm hiểu đề bài, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh đọc kỹ đề bài,
    từng từ, từng câu, từng dấu phẩy, dấu chấm đều được phải quan tâm đung
    mức. Nến đọc qua loa, sơ sài thì không thể xác định chính xác yêu cầu của
    đề bài nhất là không năm được nội dung cơ bản của vấn đề mà đề bài dặt ra.
    Nừu xem nhẹ bước này, bài làm dễ lạc đề xa đề, thiếu ý, bố cục lộn xộn,
    thiếu sự cân đối mạch lạc hoặc không đúng kiểu bài mà đề bài yêu cầu hoặc
    sử dụng không đúng phạm vi tư liệu dẫn chứng mà đề bài giới hạn.
    Như vậy khi tìm hiểu đề bài giáo viên cần giúp học sinh phải xác định
    được 3 yêu cầu mà đề bài đặt ra:
    1. yêu cầu về nội dung.
    2. yêu cầu về phương pháp.
    3. yêu cầu về phạm vi tư liệu, dẫn chứng.
    Đề bài trong bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện
    ( đoạn trích) thường tập trung vào 2 dạng đề.
    1. Dạng1 : Đề bài đã nêu rõ đặc điểm của nhân vật.
    2. Dạng2 : Đề bài chưa nêu rõ đặc điểm của nhân vật .
    Nếu đề bài chưa nêu rõ đặc điểm của nhân vật thì học sinh phải căn cứ
    vao kiến thức đã học ở bộ môn giảng văn để xác định đúng đắn đặc điểm
    của nhân vật và cả dẫn hứng cần thiết cho bài làm..
    Dạng đề 1. Dạng đề 2.
    ví dụ1:
    Bé Thu là một cô bé ngang ngạnh,
    bướng bỉnh nhưng lại có tình yêu
    thương cha rất mãnh liệt. Hãy phân
    tích nhân vật bé Thu để làm rõ điều
    đó.
    Yêu cầu.
    1. yêu cầu nội dung : nhân vật bé
    Thu .
    2. yêu cầu về phương pháp :
    phân tích đặc điểm nhân vật.
    3.Phạm vi tư liệu : “Chiếc lược
    ngà” của nhà văn Nguyễn Quang
    Sáng.
    ví dụ1.
    Suy nghĩ của em về nhân vật bé
    Thu trong tác phẩm “Chiếc lược ngà”
    của nhà văn Nguyễn Quang Sáng..
    Yêu cầu.
    1. yêu cầu về nội dung: nhân vật bé
    Thu .
    2. yêu cầu về phương pháp: phân
    tích đặc điểm nhân vật, nêu cảm
    nghĩ.
    3. Phạm vi tư liệu: “Chiếc lược ngà”
    của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
    5
    Trang 5

Mô tả:

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng