Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn phương pháp tổ chức hội thi “trò chơi dân gian” lồng ghép thi công nhận chu...

Tài liệu Skkn phương pháp tổ chức hội thi “trò chơi dân gian” lồng ghép thi công nhận chuyên hiệu nghi thức đội

.PDF
16
1057
72

Mô tả:

Phương pháp tổ chức hội thi “Trò chơi dân gian” lồng ghép thi công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của Thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội là lực lượng dự bị của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, là lực lượng nòng cốt trong các phong trào Thiếu Nhi. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục cho trẻ em. Đội TNTP Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác với các tổ chức phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới về quyền lợi của trẻ em, vì hòa bình hạnh phúc của các dân tộc. Đảng và nhà nước ta đang ra sức ngày một quan tâm nhiều đến thế hệ trẻ, đặc biệt là các em đội viên thiếu niên nhi đồng. Hiện nay Đội trong các trường học phổ thông đang phát huy rất tốt, ngày một đổi mới cả về chất và lượng. Các cán bộ Đội ngày một trẻ hóa, có trình độ chuyên môn về công tác Đội, nhiệt tình yêu ngành mến nghề, vui tươi và hòa đồng với các em. Công tác Đội trong trường học ngày một thu hút đông đảo các em tham gia, Đội thực sự là một lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua của trường. Trong các trường tiểu học và THCS Đội được sự quan tâm của Hội đồng đội các cấp, chi bộ Đảng, ban giám hiệu nhà trường, được sự giúp đỡ của các đoàn thể đặc biệt là sự dìu dắt của chi Đoàn thanh niên. Bên cạnh đó Đội trong nhà trường vẫn còn có những hạn chế nhất định. Đội viên ở rải rác ở nhiều thôn làng xa, rất khó khăn cho các hoạt động tập trung, một số đồng TPT: Nguyễn Trọng Liêm - Liên đội trường TH Nguyễn Tri Phương -1- Phương pháp tổ chức hội thi “Trò chơi dân gian” lồng ghép thi công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội chí giáo viên chủ nhiệm chưa nhiệt tình trong công tác Đội. Bản thân tôi đã có rất nhiều hình thức đổi mới để triển khai, từ nhắc nhở động viên, hướng dẫn đến đưa ra các cuộc họp bình xét thi đua…dần dần phong trào Đội ở trường tôi ngày một hoạt động tốt hơn. Bản thân tôi đã làm công tác Đội 5 năm, với sự nỗ lực của bản thân, học hỏi các đồng nghiệp đi trước, học hỏi qua sách báo…tôi đã áp dụng nhiều mô hình hoạt động Đội vào thực tế. Nhưng bản thân tôi vẫn tâm đắc nhất về “Phương pháp tổ chức hội thi “Trò chơi dân gian” lồng ghép thi công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội”. Đây là một công việc tương đối khó, đòi hỏi giáo viên Tổng phụ trách Đội phải là người tham mưu, là người hướng dẫn, là người tổ chức các hoạt động của hội thi. Nhắc đến Hội thi giáo viên nào cũng cảm thấy sợ, kể cả nhiều đồng chí Tổng phụ trách cũng cảm thấy ngại tổ chức vì nó liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều Tổng phụ trách cảm thấy quá khó không biết bắt đầu từ đâu…Để tháo gỡ những khó khăn trên bản tôi đã mạnh dạn lựa chọn và đây cũng chính là lý do tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp tổ chức hội thi “Trò chơi dân gian” lồng ghép thi công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội”. II. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Tổ chức hội thi cho thiếu nhi là một hoạt động Đội mang tính tổng hợp đem lại hiệu quả giáo dục cao. Hội thi nhằm thu hút đông đảo các em tham gia với sự tự nguyện đầy hào hứng, qua đó góp phần giáo dục toàn diện cho các em. Tổ chức hội thi phải gắn với một chủ đề giáo dục rõ ràng, với mục đích và yêu cầu cụ thể, thể hiện qua tên gọi, khẩu hiệu, nội dung, chương trình hoạt động, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, năng lực tổ chức của các em và điều kiện cụ thể của từng tổ chức Đội. Mỗi lần tham gia các hoạt động tập thể thiếu nhi sẽ thêm yêu thiên nhiên, cuộc sống, quê hương, đất TPT: Nguyễn Trọng Liêm - Liên đội trường TH Nguyễn Tri Phương -2- Phương pháp tổ chức hội thi “Trò chơi dân gian” lồng ghép thi công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội nước. Chính các em được giáo dục về tình bạn, tình yêu đất nước, con người, lòng tự hào dân tộc, truyền thống của quê hương đất nước, của Đảng, của Đội, đồng thời giáo dục văn hóa, thẩm mỹ, thể chất, khả năng ứng xử, tính tự quản, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỉ luật của các em. Hội thi cũng là dịp để kiểm tra và điều chỉnh quá trình giáo dục toàn diện của nhà trường, của Đội và năng lực của giáo viên - Tổng phụ trách Đội. Thông qua mô hình này tôi rất mong rằng đây sẽ là tài liệu để cho các đồng nghiệp tham khảo và nó cũng là một phần tích lũy kinh nghiệm của bản thân tôi, đồng thời đây cũng là một biện pháp nhằm cụ thể hóa phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ giáo dục và Đào tạo phát động. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Thông qua thực tiễn hoạt động, áp dụng nhiều biện pháp cụ thể, khả thi. Đối với mô hình này bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp như thuyết trình, điều tra, thảo luận, phân tích tổng hợp và ghi chép. Từ đó đã đưa ra được những kinh nghiệm đúng, hay để áp dụng cho mô hình. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Khi nhắc đến hội thi, chúng ta có thể nghĩ đến rất nhiều Hội thi, mỗi hội thi lại có hình thức tổ chức khác nhau. Nhưng với giới hạn của mô hình này, tôi chỉ xin giới thiệu hội thi “Trò chơi dân gian” lồng ghép thi công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội. Đây là hoạt động của Liên Đội thường được tổ chức gắn với các ngày hoạt động cao điểm trong năm học, ngày lễ, ngày kỷ niệm. Như chủ đề “Tôn sư trọng đạo” chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; chủ đề “Uống nước nhớ nguồn” chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12; chủ đề “Tiến bước lên Đoàn” chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3…. Khi tổ chức hội thi sẽ bao gồm thi các trò chơi dân gian có tính thắng thua. Địa điểm gần trường hoặc xa trường, dù ở đâu cũng TPT: Nguyễn Trọng Liêm - Liên đội trường TH Nguyễn Tri Phương -3- Phương pháp tổ chức hội thi “Trò chơi dân gian” lồng ghép thi công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu để sinh hoạt tập thể và kết hợp giáo dục nhiều mặt như sân bãi thoáng mát, nguồn nước sạch, gần đường giao thông, khu dân cư, danh lam, thắng cảnh hoặc di tích lịch sử… V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Việc tổ chức hội thi không thể thiếu được đó chính là nguồn lực con người, việc tổ chức hội thi là hoạt động tập thể dành cho tất cả các Chi đội. Vì thế đối tượng được nghiên cứu nhắc đến trong mô hình này cũng chính là thầy trò trường TH Nguyễn Tri Phương, huyện Chư Sê, Gia Lai. TPT: Nguyễn Trọng Liêm - Liên đội trường TH Nguyễn Tri Phương -4- Phương pháp tổ chức hội thi “Trò chơi dân gian” lồng ghép thi công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội PHẦN II: NỘI DUNG 1. Lập kế hoạch đầu năm học: Đầu năm học, các trường phổ thông đều có xây dựng kế hoạch để tổ chức Hội nghị cán bộ công nhân viên chức đồng thời thông qua kế hoạch hoạt động của nhà trường trong cả năm học. Đối với Liên Đội ngay đầu năm học, căn cứ theo chương trình hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi của hội đồng Đội huyện triển khai thì Liên Đội dựa vào thực tế điều kiện của Liên Đội mình cũng xây dựng kế hoạch và tổ chức đại hội Liên Đội để lấy ý kiến của đội viên và các chi đội, của anh chị phụ trách chi đội, sau đó tham mưu với chi bộ, ban giám hiệu, công đoàn, chi đoàn để đưa nội dung, nghị quyết liên đội vào kế hoạch chung của nhà trường. Như vậy việc dự kiến tổ chức hội thi sẽ phải được Tổng phụ trách xây dựng sơ qua kế hoạch từ đầu năm học, có thể xây dựng luôn tháng tổ chức và chủ đề của hội thi để nhà trường đưa vào kế hoạch. Làm được điều đó thì toàn thể các ban ngành trong trường, các anh chị phụ trách chi đội, các em đội viên và cả các bậc phụ huynh đều có tâm thế sẵn sàng tham gia không bị bỡ ngỡ, các chi đội sẽ có kế hoạch chuẩn bị về một số nội dung của hội thi… Kế hoạch được hội nghị công nhân viên chức thông qua coi như công đoạn tiếp theo là của tổng phụ trách và các đoàn thể trong trường cùng thực hiện. 2. Lập kế hoạch - lập tờ trình xin tổ chức: Mặc dù kế hoạch tổ chức hội thi đã được đưa vào trong kế hoạch của nhà trường nhưng đến thời gian mà Tổng phụ trách đã dự kiến định tổ chức hội thi thì tổng phụ trách phải tham mưu xin ý kiến chi bộ, ban giám hiệu, chi đoàn để được phép tổ chức theo kế hoạch đã định. Đây là thủ tục mang tính pháp lý, thường trong các trường phổ thông mỗi học kì có một tuần nghỉ học để tổ chức các hoạt động tập thể hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa. TPT: Nguyễn Trọng Liêm - Liên đội trường TH Nguyễn Tri Phương -5- Phương pháp tổ chức hội thi “Trò chơi dân gian” lồng ghép thi công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội Chính vì thế việc xin ý kiến tổ chức, các cấp có thẩm quyền sẽ rất ủng hộ. Trong kế hoạch xin tổ chức chúng ta cần nêu ra được lý do tổ chức hội thi như kỉ niệm ngày lễ lớn …cụ thể về địa điểm, thời gian, đối tượng tham gia, hình thức tham gia. Cũng cần phải lập tờ trình đề nghị ban công xã sang hỗ trợ bảo vệ trong thời gian diễn ra hội thi. 3. Tổ chức tập huấn: Để hội thi thành công thì công tác chuẩn bị chiếm 90% công việc, chúng ta cần tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các anh chị phụ trách, ban chỉ huy chi đội, nội dung tập huấn cần cụ thể, có điều kiện chúng ta lên soạn thảo thành văn bản hướng dẫn những yêu cầu cần đạt là: Biết các động tác nghi thức, phổ biến luật tham gia các trò chơi. Thời gian có thể chọn 01 buổi thứ bảy hoặc chủ nhật để không ảnh hưởng tới việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh. 4. Phân công nhiệm vụ: Việc này cần tham mưu cho chi bộ, ban giám hiệu để ra quyết định thành lập ban tổ chức nhưng cần lựa chọn những người có năng lực, có trách nhiệm, nhiệt tình, làm việc công minh. Nhiệm vụ của ban tổ chức sẽ do đích thân chi bộ hoặc ban giám hiệu phân công như: trọng tài, ban giám khảo…. Nhiệm vụ của các chi đội, một số cá nhân sẽ do ban tổ chức phân công 5. Lên chương trình, thời gian hội thi: Công tác chuẩn bị, tập huấn, phổ biến các nội dung đã xong thì ban tổ chức sẽ triển khai chương trình hội thi, chương trình được sắp xếp lôgíc như: khai mạc, bế mạc, các hội thi, các trò chơi, nhưng chú ý các nội dung không quá dài để thời gian cho các chi đội chuẩn bị và nghỉ ngơi. (Chương trình hội thi có thể chi tiết như sau) TPT: Nguyễn Trọng Liêm - Liên đội trường TH Nguyễn Tri Phương -6- Phương pháp tổ chức hội thi “Trò chơi dân gian” lồng ghép thi công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội STT 1 Thời gian 6h -7h Nội dung Người phụ trách Trang trí, sắp xếp bàn ghế, Các đ/c đoàn viên loa đài.. 2 Từ 7h đến 7h30 Ổn định, điểm danh 3 Từ 7h30 đến Khai mạc 8h 4 8h đến 8h 30 Thi kéo co 5 8h30 đến 9h Thi đi cà kheo Cường + Hiển + Hồng + Thắm 6 9 h đến 9h 30 Thi cõng bạn múc nước Hà + Liễu + Thương + Miên 7 9h30 đến 10h 30 Thi nấu cơm Toàn bộ trọng tài 8 10h 30 đến 13h Nghỉ trưa 9 Từ 13h đến 16h Thi Nghi thức đội 10 16h đến 16h30 Bế mạc Ghi chú TPT - GVCN Ban tổ chức Vui + Đoan + Thúy + Nam GVCN TPT + Cường + Nguyễn Bên Ban tổ chức 6. Lập kế hoạch chi tiết – Hướng dẫn luật thi: Sau khi đã được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền thì tổng phụ trách phải xây dựng được kế hoạch chi tiết, đánh máy thành văn bản chuyển đến các chi đội, phải nêu ra mục đích, chủ đề của hội thi có các nội dung tham gia, nội quy khen thưởng và kỷ luật. Đối tượng tham gia là tất cả các đội viên, các chi đội, sinh hoạt ở chi đội nào thì tham gia cùng với chi đội đó. TPT: Nguyễn Trọng Liêm - Liên đội trường TH Nguyễn Tri Phương -7- Phương pháp tổ chức hội thi “Trò chơi dân gian” lồng ghép thi công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội Đề xuất xin ý kiến chi đoàn tăng cường các đồng chí đoàn viên không làm công tác chủ nhệm về giúp đỡ các chi đội. 6.1. Thời gian tổ chức: Căn cứ theo kế hoạch phê duyệt của các cấp có thẩm quyền, Tổng phụ trách hoặc ban tổ chức triển khai tới các chi đội để nắm rõ được thời gian tham gia (thường thì 1 ngày) 6.2. Địa điểm tổ chức: Tùy điều kiện của các Liên đội, nếu điều kiện sân trường rộng, đẹp thoáng mát thì nên tổ chức thi tại sân trường. 6.3. Các nội dung tham gia: Trong hội thi chúng ta nên chọn một số trò chơi dân gian như: kéo co, đi cà kheo, cõng bạn múc nước, nấu cơm… a. Kéo co: Mỗi chi đội chọn 4 bạn nam và 4 bạn nữ để kéo chung điều đó sẽ tăng thêm sức hấp dẫn, vui vẻ, tạo được khí thế thi đua, tinh thần đoàn kết, mỗi trận sẽ kéo làm 3 hiệp, đội nào thắng 2 hiệp là thắng. Dây kéo lên dùng dây loại to đường kính cỡ 02 cm, được bện tận dụng từ những chiếc băng rôn cũ không sử dụng, nó vừa chắc vừa êm tay. Ban tổ chức phải cho các lớp bốc thăm, thời gian không cho phép chúng ta sẽ cho các khối kéo loại trực tiếp, lớp nào thắng sẽ được đi tiếp vào vòng sau, khi đang kéo thì không được thay người, hết hiệp sẽ cho các em thay người, phải mang giày vải và gang tay, mặc quần dài để có ngã cũng tránh được xây xước, thi đấu trên sân đất. Sẽ tiến hành kéo theo khối và chọn ra giải nhất, nhì, ba của khối. b. Đi cà kheo: Đối với học sinh ở Tây Nguyên thì môn đi cà kheo có từ rất lâu đời, nó gần gũi với các em, để cuộc thi có kết quả cao ban tổ chức cần hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm và các bạn đội viên cách thức làm gậy, chiều dài 1.5 mét, TPT: Nguyễn Trọng Liêm - Liên đội trường TH Nguyễn Tri Phương -8- Phương pháp tổ chức hội thi “Trò chơi dân gian” lồng ghép thi công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội điểm đặt chân cách mặt đất 0.5 mét. Khi thi đấu thì khoảng cách từ điểm xuất phát đến đích dài 20 mét. Mỗi chi đội lựa chọn 04 em (2 nam, 2 nữ) tham gia, bốc thăm chia ra vòng loại, lựa chọn những em đi nhanh để tham gia thi chung kết. c. Cõng bạn múc nước: Mỗi chi đội cử 04 em tham gia, 02 nam và 02 nữ, em nam cõng em nữ, em nữ có nhiệm vụ dùng loại muỗm của ban tổ chức phát để múc nước ở chậu và đổ vào chai. Ban tổ chức chuẩn bị nơi xuất phát các chậu nước sạch, đích chuẩn bị các chai thủy tinh loại trong suốt cùng loại, thi theo khối, quy định thời gian 05 phút một đợt, khoảng cách từ chậu nước đến chai là 15 mét, mỗi đội thi sẽ được ban tổ chức chuẩn bị 01 chai có ghi tên chi đội để tránh nhầm lẫn. Khi đợt thi cuối cùng xong thì trọng tài sẽ đặt tất cả các chai nước đó lên mặt bàn bằng phẳng để tìm ra chai của chi đội nào có nhiều nước nhất. d. Thi nấu cơm: Mỗi chi đội chọn cử 02 bạn tham gia 01 bạn nam 01 bạn nữ. Các chi đội tự chuẩn bị 01 cái nồi, 02 lon gạo, nước, củi để nấu cơm, bật lửa, giấy mồi, đũa đảo cơm…...Nấu theo vị trí mà Ban tổ chức đã cho bốc thăm theo quy định. Lớp nào nấu chín trước sẽ mang về bàn Ban tổ chức để chấm điểm theo tiêu chí đã có trong thang điểm. (Sau đây là ví dụ về thang điểm nấu cơm) STT 1 2 3 … Lớp Chín Không có mùi khê Không bị nhão hoặc bị khô 8 3 4 Cơm Dàn đều sạch, mặt nồi trắng cơm, không bị không bị tro bay mấp mô. vào 3 2 Tổng điểm Ghi chú 20 5A1 5A2 5A3 TPT: Nguyễn Trọng Liêm - Liên đội trường TH Nguyễn Tri Phương -9- Phương pháp tổ chức hội thi “Trò chơi dân gian” lồng ghép thi công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội e. Thi nghi thức Đội: Đây là một hoạt động mang tính giáo dục cao, các em sẽ đoàn kết luyện tập, là dịp các em thể hiện mình, cũng là dịp để kiểm tra kỹ năng công tác Đội của các anh chị phụ trách, của ban chỉ huy các chi đội. Ban tổ chức cũng cần đưa ra bảng điểm hướng dẫn để các chi đội căn cứ tập luyện như trang phục, các động tác cờ, diễu hành, các động tác cá nhân, các đội hình…các chi đội bốc thăm theo thứ tự, mỗi chi đội trình diễn 10 đến 15 phút, quá thời gian sẽ bị trừ điểm. (Sau đây là phiếu bảng điểm chấm Nghi thức đội của chi đội 5a1) Lớp STT Trang Điểm Diễu Chào Hát Hát Hô Phục quốc đội ca đáp số hành cờ báo khẩu ca cáo 15 1 Trống đội hiệu 3 7 2 2 2 1 Hành Chào Chào tiến cờ mừng 2 2 2 5A1 (nối tiếp) Các động tác cờ Các động tác cá nhân tại chỗ Cờ Cờ Giương Vác nghiêm nghỉ cờ cờ 1 1 1 1 Nghiêm 2 Nghỉ 2 Quay trái Qua Quay y đằng phải sau 2 2 2 Dậm chân tại chỗ 2 Chạy tại Tháo khăn Thắt khăn quàng đỏ quàng đỏ 2 2 chỗ 2 (nối tiếp) Các động tác cá nhân di động Sang Sang phải 2 trái 2 Tiến 2 Lùi 2 Múa Tập hợp Đi Chạy Hàng Hàng Chữ Chữ đều đều dọc ngang U O 3 3 2 2 3 2 hát Trò Chỉ Tổng tập chơi huy điểm 4 8 100 thể 5 * Lưu ý: Chỉ dành cho lớp 4 + 5. Mỗi lớp 01 phiếu chấm điểm theo mẫu trên, chấm xong lớp nào thì đưa thư kí tổng hợp. TPT: Nguyễn Trọng Liêm - Liên đội trường TH Nguyễn Tri Phương - 10 - Phương pháp tổ chức hội thi “Trò chơi dân gian” lồng ghép thi công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội Qua cuộc thi chúng ta có thể xét công nhận chuyên hiệu “Nghi thức đội” cho các chi đội, đặc biệt chú ý về vấn đề sĩ số các chi đội. 6.4. Lập dự toán kinh phí: Để tổ chức hội thi thành công, không thể thiếu được đó là kinh phí tổ chức, Tổng phụ trách cần dự toán trình chi bộ, ban giám hiệu và hội phụ huynh để lo phần kinh phí như kinh phí phát thưởng, kinh phí hỗ trợ các đội và hỗ trợ ban tổ chức… Khi dự trù kinh phí cần tính chi li, sát với giá cả thị trường, đưa ra ban tổ chức họp bàn bổ sung, chỉnh sửa, không để thiếu dù chỉ một cái kim sợi chỉ…càng chi tiết bao nhiêu thì tỉ lệ thành công càng cao. 6.5. Cơ cấu giải thưởng: Tất cả các nội dung tham gia chúng ta cần đưa ra các giải nhất, nhì, ba….mỗi thể loại sẽ được bao nhiêu điểm và hướng dẫn tính điểm toàn đoàn. Các giải cần tương ứng với phần thưởng kèm theo. Ví dụ: Kéo co, nhảy bao bố, đi cà kheo, cõng bạn múc nước…chúng ta cũng cơ cấu mỗi nội dung 01 giải nhất, 01 giải nhì; 01 giải ba, 02 giải khuyến khích ( tùy từng trường, số lượng các lớp trong một khối mà nhiều quá 6 lớp thì nên cơ cấu giải thưởng theo khối, nếu trong một khối mà ít lớp thì nên để 02 khối một hạng giải là 2 với 3, và 4 với 5, còn khối 1 nhỏ để riêng một giải. ). Nghi thức đội cơ cấu: 01 giải nhất, 01 giải nhì; 01 giải ba, 02 giải khuyến khích. Cách tính giải toàn đoàn sẽ dựa vào các hoạt động thi đua trong tháng đó, dựa vào kết quả các môn thi… Cộng tất cả điểm lại và chọn ra thứ tự 01 nhất, 01 nhì, 01 ba và 02 khuyến khích cho khối 1,2,3 và tương tự cho khối 4,5. Nhưng khi giải toàn đoàn cần kiểm tra xem có đơn vị nào vi phạm nội quy hay không, nếu vi phạm thì sẽ bị cắt thi đua. TPT: Nguyễn Trọng Liêm - Liên đội trường TH Nguyễn Tri Phương - 11 - Phương pháp tổ chức hội thi “Trò chơi dân gian” lồng ghép thi công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội 7. Thực hiện: Theo kế hoạch chương trình đã phổ biến, ban tổ chức tiến hành đúng địa điểm, đúng thời gian, cần nhắc nhở các chi đội tham gia các nội dung trên loa phóng thanh, chi đội nào chậm sẽ căn cứ theo nội quy để xử lý. Thực hiện đến đâu, ban tổ chức cần ghi chép cẩn thận để báo cho ban thư ký tổng hợp, trong quá trình tổ chức bộ phận y tế phải thường trực hoặc theo sát khu vực tổ chức để kịp thời xử lý các tình huống xấu. TPT: Nguyễn Trọng Liêm - Liên đội trường TH Nguyễn Tri Phương - 12 - Phương pháp tổ chức hội thi “Trò chơi dân gian” lồng ghép thi công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội PHẦN III: KẾT LUẬN I. KẾT QUẢ: Tổ chức hội thi “Trò chơi dân gian” và lồng ghép công nhận chuyên hiệu Nghi thức tại Liên đội đã thu hút được 100% các chi đội tham gia, thông qua hội thi các em được tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, về truyền thống cách mạng của Đảng, của Bác, …và các chủ đề khác. Việc tổ chức hội thi thành công là sức mạnh của cả một tập thể sư phạm, thể hiện sự đoàn kết, phối hợp cùng làm việc. Hội thi là một dấu ấn trong tâm trí học trò, học trò sẽ luôn nhớ về mái trường, nhớ về thầy cô, nhớ về những kỉ niệm vui vẻ ở hội thi với các hoạt động mang tính thi đua, những điều đó sẽ đi theo các em mãi mãi. Hội thi là dịp để cho các em giao lưu với nhau, các em học hỏi của nhau những điều hay lẽ phải, cũng là dịp để các chi đội thể hiện được tính tự quản, tinh thần đoàn kết, xích lại gần nhau hơn, là dịp để các em trao đổi các tâm tư, nguyện vọng, thảo luận đưa ra các ý kiến đóng góp để xây dựng các hoạt động cho các em ngày một phong phú và hấp dẫn hơn. Hội thi là dịp để các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể…, đặc biệt là các bậc phụ huynh học sinh thấy được sự vững vàng nhanh nhẹn của các em trong môi trường tập thể. Các bậc phụ hụynh cũng có dịp giao lưu, có dịp gặp gỡ các thầy cô trao đổi về tính tình, về học tập của các em. Đây là dịp để các bậc phụ huynh thấy được rằng giáo dục các em không chỉ có việc học chính khóa mà còn thông qua nhiều hoạt động khác như các hoạt động ngoại khóa… Hội thi cũng là dịp để vận động các em học sinh bỏ học ra lớp, bởi vì tâm lý các em học sinh luôn thích chơi, chúng ta dựa vào đó để vận động các em ra lớp, các em sẽ vừa được học vừa được tham gia các hoạt động của nhà TPT: Nguyễn Trọng Liêm - Liên đội trường TH Nguyễn Tri Phương - 13 - Phương pháp tổ chức hội thi “Trò chơi dân gian” lồng ghép thi công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội trường. Đây cũng là dịp để các liên đội hưởng ứng tích cực cuộc vận động xây dựng phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1. Để tổ chức được hội thi phải xây dựng được kế hoạch ngay từ đầu năm học. 2. Phải có chương trình, kế hoạch hướng dẫn chi tiết, càng cụ thể bao nhiêu càng tốt. 3. Ban tổ chức phải làm việc nghiêm túc công minh. 4. Các nội dung tham gia hội thi phải vui nhộn, mang tính giáo dục, phù hợp với sức khỏe, điều kiện chi đội, tâm sinh lý của các em. 5. Phải tập huấn, hướng dẫn các nội dung tham gia hội thi. 6. Tổ chức bốc thăm đối với các môn phải đấu loại. 7. Nội quy hội thi và chương trình hội thi phải được công khai, phô tô gửi tất cả các thành viên ban giám khảo, các chi đội. 8. Khen thưởng và kỷ luật công minh đúng người, đúng việc. 9. Cần đưa ra các tình huống xấu nhất để tập luyện, tìm cách đối phó như: chấn thương, chập điện, cháy nổ … * Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp tổ chức hội thi “Trò chơi dân gian” lồng ghép thi công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội ”, bản thân tôi cũng chưa thể đưa ra hết các bước tổ chức cụ thể nhưng đây sẽ là một tài liệu tham khảo đối với các đồng chí Tổng phụ trách có ý định tổ chức hội thi, đồng thời cũng rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý cấp, của đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này hoàn thiện hơn. Người viết Nguyễn Trọng Liêm TPT: Nguyễn Trọng Liêm - Liên đội trường TH Nguyễn Tri Phương - 14 - Phương pháp tổ chức hội thi “Trò chơi dân gian” lồng ghép thi công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. Lý do chọn đề tài. 1 II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm 2 III. Phương pháp nghiên cứu 3 IV. Phạm vi nghiên cứu 3 V. Đối tượng nghiên cứu 4 PHẦN II: NỘI DUNG 5 1. Lập kế hoạch đầu năm học. 5 2. Lập kế hoạch - tờ trình xin tổ chức. 5 3. Tổ chức tập huấn. 6 4. Phân công nhiệm vụ. . 6 5. Lên chương trình thời gian hội thi. 6 6. Lập kế hoạch chi tiết, hướng dẫn luật thi: 7 7. Thực hiện. 12 PHẦN III: KẾT LUẬN I. Kết quả: 13 II. Bài học kinh nghiệm 14 TPT: Nguyễn Trọng Liêm - Liên đội trường TH Nguyễn Tri Phương - 15 - Phương pháp tổ chức hội thi “Trò chơi dân gian” lồng ghép thi công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội TPT: Nguyễn Trọng Liêm - Liên đội trường TH Nguyễn Tri Phương - 16 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng