Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn quản lý và chỉ đạo việc “trang trí lớp học thân thiện tích cực” nhằm nâng...

Tài liệu Skkn quản lý và chỉ đạo việc “trang trí lớp học thân thiện tích cực” nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ở trường tiểu học

.PDF
21
195
77

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VÀ CHỈ ĐẠO VIỆC “TRANG TRÍ LỚP HỌC THÂN THIỆN - TÍCH CỰC” NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ----------------------------------------------PHẦN A – MỞ ĐẦU I, lý do chọn đề tài: Trong nhà trường hiện nay, chúng ta đang đồng thời thực hiện nhiều cuộc vận động, nhiều phong trào. Mỗi nội dung, mỗi phong trào tuy có những yêu cầu và mức độ khác nhau nhưng đều hướng tới một mục tiêu là làm cho "Trường ra trường, lớp ra lớp; thầy ra thầy, trò ra trò" để nhà trường thực sự trở thành nơi giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ, để hiệu quả của giáo dục trở thành động lực cho sự phát triển xã hội. Vào đầu năm học 2008- 2009 Bộ giáo dục đã triển khai trong toàn ngành về chủ đề năm học trong đó có phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Đây là phong trào thi đua rộng lớn trong toàn ngành. Theo đó các cơ sở giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng phải xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của nhà trường, của địa phương và chúng ta phải làm thế nào để phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ trong học tập và trong các hoạt động. Trong đề tài này bản thân xin được trao đổi, chia sẻ cùng quý vị, đồng nghiệp một số kinh nghiệm về công tác chỉ đạo việc “Xây dựng trường học thân thiện” trong đó đề cập đến vấn đề: Quản lý và chỉ đạo việc “Trang trí lớp học thân thiện - tích cực” II, Mục đích nghiên cứu: - Đa số học sinh Tiểu học rất thích hoạt động và thích được khẳng định mình trước bè bạn, đây là một nhu cầu bình thường mà mỗi học sinh của chúng ta đều có nhưng để khơi gợi sự ham muốn đó là một việc để đội ngũ thầy cô giáo chúng ta, người cán bộ quản lý cần phải suy nghĩ đề ra những giải pháp thích hợp giúp cho các hoạt độngcủa cá nhân trẻ được đi đúng hướng. - Các em học sinh của chúng ta cũng rất thích thi đua, cũng rất muốn tập thể lớp của các em được khen ngợi, được tốt dưới ánh mắt của mọi người. Nhằm mục đích nêu gương để từng tập thể lớp, từng cá nhân học sinh biết noi gương, biết thi đua để tập thể lớp các em học tập đạt được thành quả cao nhưng cũng cần tránh cho các em những biểu hiện ganh đua thái quá. Điều này cũng là một vấn đề để chúng ta thúc đẩy làm sao cho tất cả tập thể lớp đều có những hoạt động đáng biểu dương làm các em hãnh diện và càng cộng tác, khắng khít với lớp với mái trường mà mình đang học. - Vì thế ngoài hoạt động học tập văn hóa, hoạt động ngoại khóa khác. Người cán bộ quản lý cũng cần tổ chức những hoạt động thi đua giữa các lớp để thúc 1 đẩy kiện toàn vẽ mỹ quan của toàn trường trong đó cũng tích hợp những mục tiêu khác như: Ôn tập kiến thức, giáo dục đạo đức, giúp học sinh nắm vững được những trang sử vẻ vang của dân tộc, phát triển năng khiếu của các em …. Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ muốn chia sẻ cùng quý đồng nghiệp một số ít ỏi kinh nghiệm về công tác chỉ đạo việc “ Trang trí lớp học tích cực”. III, Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu: PHẦN B – NỘI DUNG I - Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn: 1. Cơ sở lý luận Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Đảng chủ trương thực hiện CNH, HĐH để đưa đất nước ta, dân tộc ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, xứng đáng sánh vai với các cường quốc năm châu. Sự thành công của sự nghiệp trọng đại đó tuỳ thuộc phần lớn vào công tác đào tạo nguồn nhân lực, vào sự nghiệp “trồng người”. Bối cảnh đó đặt ra cho ngành giáo dục, đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ quản lý và mỗi nhà trường trách nhiệm rất nặng nề. Trong việc thực hiện sứ mệnh nặng nề và cao cả đó, mỗi trường học phải là một tập thể đoàn kết phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng dạy học đích thực, đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân yêu nước, có văn hoá, có trình độ kiến thức, kỹ năng khoa học, có ý chí, hoài bão vươn lên không cam chịu nghèo hèn làm giàu cho đất nước và cho bản thân. Để làm được điều đó, mỗi trường học, nhất là trường phổ thông, phải xây dựng cho được môi trường sư phạm tích cực, thân thiện: Thân thiện giữa thầy với thầy; thân thiện giữa trò với trò; thân thiện giữa thầy với trò, thân thiện giữa nhà trường với cộng đồng theo nguyên lý: “Giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Từ nguyên lý này, ta có thể nhận ra các mục tiêu của mô hình “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trước hết đó phải là trường học tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định, nhất là TH là cấp học phổ cập, đến trường; nhà trường phải chịu trách nhiệm về công tác phổ cập giáo dục đối với địa phương nơi trường đóng. Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền lợi học tập cho thanh, thiếu niên, không phân biệt bất kỳ sự khác nhau nào tình trạng kinh tế gia đình, giới tính, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, ngôn ngữ, vùng miền, phong tục tập quán..., kể cả trẻ em lành lặn và trẻ em khuyết tật có ý chí thiết tha và khả năng học tập. Nhà trường phải tận tình giúp đỡ học sinh chưa ngoan, giúp đỡ học sinh học lực yếu kém, giảm lưu ban, bỏ học, vận động những học sinh đ• bỏ học trở lại trường, cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh tận tâm cưu mang giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn. “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” phải là trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Đội ngũ 2 thầy, cô giáo phải thân thiện trong dạy học, không ngừng trau dồi, cập nhật tri thức khoa học, trình độ nghiệp vụ, nâng cao tay nghề chuyên môn để áp dụng phương pháp dạy học tích cực, khơi gợi tình cảm hứng thú, chủ động tìm tòi sáng tạo trong học tập cho học sinh. Phải thực sự quán triệt nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, làm cho cho mỗi giờ học, mỗi ngày học là một nguồn hứng thú mới đối với các em, trường học là nơi lôi cuốn, hấp dẫn học sinh. Thầy cô giáo phải thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan, không chạy theo thành tích, phải thân thiện với mọi loại trình độ học sinh, dạy sát đối tượng, phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi và ân cần dìu dắt học sinh học lực yếu kém, không để em nào bị đối xử bất công, bị bỏ rơi ra ngoài trách nhiệm của nhà trường, dẫn đến tự ty, chán học. “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” phải là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn, mọi thành viên phải ứng xử thân thiện với nhau và với môi trường sống, xây dựng trường xanh - sạch - đẹp. Phải đi đến bài trừ mọi thái độ, hành vi không thân thiện, từ thái độ ứng xử thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm, đến kỳ thị, đố kỵ, công kích, bắt nạt, quấy rối đến hành vi bạo lực trong đời sống học đường, để góp phần bài trừ bạo lực trong đời sống x• hội theo truyền thống tương thân, tương ái, thương người như thể thương thân của cha ông ta. Trường học thân thiện phải là trường học có CSVC cần thiết phục vụ những nhu cầu thiết yếu như: có đủ ánh sáng, đủ nước sạch, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, b•i tập, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy, có phương án chủ động phòng chống thiên tai, có phương tiện phục vụ hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí. Các thành viên của trường học phải cùng lên án và bài trừ mọi tệ nạn x• hội. Cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó có phong trào “xây dựng lớp học thân thiện’’ là phấn đấu hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng trong mỗi trường học, lớp học môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn, tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Cuộc vận động này sẽ là một quá trình đi từ nhận thức đến thực tiễn nên không tự nhiên mà có, mà là kết quả của quá trình phấn đấu gian khổ, phối hợp nhiều lực lượng, trong đó thầy và trò là lực lượng nòng cốt, trở thành hiện thực sau một quá trình tự hoàn thiện, phát huy các yếu tố thân thiện đ• có, khắc phục yếu kém, bổ sung mọi thiếu hụt để đạt chuẩn quốc gia, từng bước thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, x• hội hoá”. Trường học thân thiện là trường học phát huy được những giá trị truyền thống của phong trào “Dạy tốt, học tốt”, mọi thành viên đều tự giác thực hiện khẩu hiệu “Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”, trò phải chăm ngoan học giỏi, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Đón nhận mô hình xây dựng lớp học thân thiện , chúng ta cần xác định đây không phải là một khái niệm hoàn toàn mới mà trên thực tế, có nhiều điển hình tiên tiến đ• và đang phấn đấu thực hiện. Trong xu thế hội nhập, việc xây 3 dựng và thực hiện mô hình trường học thân thiện cần kết hợp từ lý luận và thực tiễn trong nước cũng như tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới. 2. Cơ sở thực tiễn Năm học 2009-2010 trên cơ sở và kết quả sau 1 năm thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện. Phòng GD&ĐT huyện Nông Cống trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học đ• đề cập đến phong trào “Trang trí lớp học thân thiện, tích cực “. - Việc “Trang trí lớp học tích cực” đã đem lại nhiều niềm vui, niÒm høng thó cho học sinh. Khi về thăm các lớp và có dịp hỏi các em học sinh thì các em cho biết là: “ Rất yêu thích hoạt động này vì nó đem lại cho các em nhiều điều bổ ích, như được bày tỏ những điều mình mong muốn, được trưng bày những sản phẩm mình làm ra…” - Việc “Trang trí lớp học tích cực” đang được thực hiện ở một số trường trong địa bàn huyện Nông Cống, mỗi trường đều có sự đầu tư, suy nghĩ đã làm cho lớp học trở nên vui tươi có nhiều màu sắc, giúp các em có cảm giác hưng phấn khi bước chân vào lớp học hàng ngày. - Tuy nhiên việc định hướng để các lớp học có những nét chung mà vẫn đảm bảo những đặc thù riêng của mỗi lớp thì còn một vấn đề bỏ ngỏ ở nhiều trường. Có những lớp trang trí màu mè, rườm rà lại dẫn đến phản tác dụng cho việc tích hợp giữa mục tiêu học tập, rèn luyện các kỹ năng của học sinh.Thông thường công việc này chỉ được khởi xướng rầm rộ vào đầu năm học. Nhưng sau đó không được cập nhật nên dần dần bộc lộ những hạn chế. II - Các giải pháp thực hiện về công tác chỉ đạo “Trang trí lớp học thân thiện, tích cực” Là người cán bộ quản lý bản thân rất tâm đắc và trăn trở cho việc làm mới này. Trong quá trình thực hiện với mốc thời gian chưa dài (Năm học 2009 – 2010) song kết quả mà phong trào đem lại đối với trường tiểu học Thăng Thọ thực sự có hiệu quả cao trong việc xây dựng mục tiêu của mô hình “Trang trí lớp học thân thiện, tích cực”. Với đề tài này bản thân xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp một số giải pháp và kinh nghiệm sau đây(Xin được phép trình bày dưới dạng: “Lời nói kết hợp hình ảnh”. Những điều chia sẻ này chỉ là những dẫn chứng chứng minh cho việc làm của nhà trường, xin tránh ngộ nhận là một “Bản báo cáo thành tích”). 1. Xây dựng cho đội ngũ nhận thức về “Trang trí lớp học thân thiện, tích cực”. Là cán bộ quản lý trước hết chúng ta phải để giáo viên nhận thức một cách đầy đủ nhất về vấn đề “Trang trí lớp học thân thiện - tích cực”: 4 + Lớp học thân thiện, tích cực - ở đó, học sinh sẽ tìm được niềm vui, tìm được sự tin tưởng, tìm được tình bạn trong sáng, tình thầy trò cảm động. Nơi các em được ươm mầm, được chăm sóc và được thể hiện những khát vọng cháy bỏng của đời mình. + Lớp học phải làm cho học sinh tự tin vào bản thân mình mà ở đó giáo viên nên bỏ những lời chưa hay, chưa đẹp và cần tăng thêm lời động viên an ủi, sự chia sẻ cảm thông, sự chân thành và đầy tin tưởng ở các em. + Lớp học thân thiện, tích cực phải kích thích được niềm yêu thích ở các em trên con đường chiếm lĩnh và khám phá thế giới tri thức. Thầy cô giáo đừng làm cây cổ thụ tỏa bóng che mát cho các em mà h•y làm một người hướng đạo đầy bản lĩnh cùng các em đi trên con đường khám phá thế giới. + Lớp học thân thiện mà ở đó có các thầy, cô biết nghiêm khắc với bản thân mình, biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương và dìu dắt các em. Từ những nhận thức như vừa nêu trên ở trường tiểu học Thăng Thọ – Nông Cống ,một vùng quê chiêm trũng của huyện nhà - ở đó đời sống của nhân dân còn nghèo song l•nh đạo địa phương và nhân dân đ• thực sự chăm lo và đầu tư cho giáo dục . Với nhà trường ,tập thể CBGV đ• thực sự coi trường là nhà yêu thương và chăm sóc học sinh , từ đó mà phong trào “Xây dựng trường học thân thiện’’ có hiệu quả và tiếp nhận phong trào “Trang trí lớp học thân thiện – tích cực’’một cách rộng rải với khí thế sôi nổi, hào hứng . Được 100%CBGV,HS nhiệt tình ủng hộ. 2, Xây dựng kế hoach và định hướng tổng quan cho việc trang trí lớp học thân thiện. - Việc xây dựng kế hoạch tổng quan cho việc trang trí lớp học được BGH nhà trường chuẩn bị khá chu đáo. Sau đó đưa ra các tổ, khối chuyên môn để cùng nhau bàn bạc, thống nhất và định hướng cho việc trang trí. - Việc trang trí lớp học cần phải làm đồng bộ và song song với việc kết hợp giữa làm đẹp cảnh quan lớp học với yêu cầu phục vụ học tập của học sinh. Tạo ra bầu không khí trang nh•, đẹp mắt – có tính thẩm mỹ, tính khoa học và sáng tạo đáp ứng được yêu cầu “ Thân thiện, tích cực” đối với GV và HS. - Việc lập kế hoạch cần sát, đúng và có tính khả thi cao đối với kiến thức cũng như tâm lí đối với từng học sinh ở từng khối lớp, phù hợp ở 2 giai đoạn bậc tiểu học: Giai đoạn 1(với học sinh lớp 1, 2, 3), giai đoạn 2(với học sinh lớp 4, 5). - Thời gian lập kế hoạch và triển khai kế hoạch cần phải nhanh nhưng hiệu quả. Tránh kéo dài – dàn trải – mất thời gian, gây tâm lí lo ngại cho giáo viên. - Kinh phí cho việc trang trí lớp học nhà trường cần quan tâm và đầu tư kết hợp với sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh và sự “ khéo tay hay làm” từ phía GV, HS. - Một điều hết sức quan trọng đòi hỏi phải có sự chuẩn bị, tư duy, sáng tạo của người quản lí đó là nội dung cho việc trang trí lớp. Về phần này bản thân xin được nói thêm về phần mình: 5 Từ khi thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện”– bản thân là cán bộ quản lí được phòng giáo dục đánh giá cao về sự đổi mới trong công tác quản lí, trong đó có kết quả phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện” và được chọn báo cáo điển hình trong các kỳ tổng kết năm học và tại đại hội Thi đua yêu nước trong toàn huyện. Từ đó bản thân luôn có trăn trở về việc xây dựng các lớp học thân thiện. Qua những lần được đi thăm quan, học tập ở các trường bạn, đi đâu bản thân cũng sưu tầm thu thập những tài liệu bổ ích cho việc trang trí lớp. Từ sau những lần đi xa trở về, bản thân đều cho CBGV học tập, trao đổi, thảo luận (Khi thì trên máy chiếu; khi lồng ghép trong các cuộc hội thảo, sinh hoạt chuyên môn….) tù đó định hướng cho CBGV mô hình và tác dụng của việc tráng trí lớp học thân thiện. Sau đây bản thân xin đề cập đến một số nội dung cho việc trang trí lớp học thân thiện đối với từng lớp: A. Phần quy định chung: - Phía trước bàn học sinh ngồi gồm có: + ảnh chân dung Bác Hồ: treo chính giữa, bên trên bảng đen. + Dưới ảnh Bác có câu khẩu hiệu: Thi đua dạy tốt, học tốt. + Hai bên bảng đen treo 2 pa nô. . 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. . Trích thư Bác Hồ gửi HS, SV nhân ngày khai trường (Non sông…). - Phía cuối lớp học: + Tủ đựng TBDH (đặt ở góc trái). + Phần chính giữa lớp học: trang trí những nội dung đảm bảo tính khoa học, sáng tạo phù hợp tâm sinh lí HS. - Tường 2 bên lớp học: treo sản phẩm của HS và những nội dung phù hợp. - Góc phía cửa ra vào phòng học: + Chậu rửa tay cho GV, HS. + Bình nước uống cho GV, HS 6 B. Phần đặc thù riêng của lớp . a. Néi quy häc sinh. Kết hợp với việc “ xây dựng kỷ luật lớp học tích cực”: việc làm này nhằm giúp các tập thể lớp tự giác thực hiện và xây dựng kỷ luật lớp hàng tháng các tập thể lớp sẽ không quên nhiệm vụ là phải làm đẹp cảnh quan lớp học, phải kết hợp với trang trí lớp: b. Phần trưng bầy sản phẩm các môn học của học sinh: 7 8 c. Phần sáng tạo (góc kiến thức các môn học, thông tin của lớp, góc bày tỏ ý kiến của em….) 9 3, Tăng cường sự tham gia các hoạt động trang trí lớp học tích cực của học sinh tại mỗi lớp đang học, xây dựng kỹ năng cho từng cá nhân học sinh tham gia tự giác trong công việc của tập thể lớp: • BGH, GVCN và Tổng Phụ trách Đội đã giáo dục các em học sinh thường xuyên trong lễ chào cờ, trong những lúc tham dự hoạt động dạy và học của GV và HS: • Giáo dục các em thể hiện qua hành động chung tay, góp một phần vào việc trang trí lớp học. • Tổng phụ trách đã bố trí thời gian hợp lý hướng dẫn ban chỉ huy các Chi Đội tham quan học tập mô hình của các Chi Đội bạn để các em kịp thời bổ sung cho lớp mình. • Thông qua việc làm này, đã giúp các em tự điều chỉnh, bổ sung trao đổi, hợp tác tốt hơn để xây dựng cảnh quan, vệ sinh lớp học nói riêng và của nhà trường nói chung. Đã góp phần giáo dục các em thực hiện quyền làm chủ của mình đối với nơi các em đang học. Từ đây tạo nền tảng cơ bản giúp các em góp phần vào việc cải tạo cảnh quan, vệ sinh của gia đình, khu phố và đô thị của các em ngay bây giờ . 10 4, Tổ chức hội thi chấm “Trang trí lớp học thân thiện - tích cực” Trong các hoạt động của nhà trường, tất nhiên bên cạnh những nhân tố tích cực, cũng có những nhân tố chưa tích cực, là CBQL chúng ta cần khắc phục điều này, tức là: nhân rộng mô hình tích cực, hạn chế và đẩy lùi các trì trệ. Trong hoạt động “Trang trí lớp học tích cực” bản thân là Hiệu trưởng việc thúc đẩy kế hoạch này bằng các phong trào nhằm tạo điểm nhấn cho HKII và những NH tới. Cụ thể chấm “Hội thi chấm lớp trang trí tích cực”. Qua Hội thi này tôi cũng như BGH ngôì lại để đánh giá mục tiêu của kế hoạch có khả thi và phù hợp lòng người hay không? Hay lại sinh thêm “sự vẽ vời”, “ hình thức” vô tình tạo thêm áp lực cho GV. Thực khả quan, trước khi xin được giới thiệu kết qủa thì xin cho tôi thay BGK Hội thi ghi lại vài ý kiến tổng quát: 100% lớp trang trí như tiêu chí. 100% lớp có những nét đặc thù riêng (khó khăn lắm khi chấm, vì trăm hoa đua nở, các lớp dù lớn hay nhỏ đều thực hiện rất phong phú). Dưới đây là một số kế hoạch, số liệu, hình ảnh và kết qủa đã được tổng hợp lại trong một quá trình thực hiện: Ban giám khảo chấm trang trí lớp học thân thiện, tích cực. 11 PHÒNG GD & ĐT NÔNG CỐNG TRƯỜNG TH THĂNG THỌ CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRANG TRÍ LỚP HỌC TÍCH CỰC Họ và tên GVCN:………………………………………………………………….. Lớp:…………… Trường TH Thăng Thọ Nông Cống CÁC LÍNH VỰC TRANG TRÍ I. Phần quy định chung(10 điểm) II. Phần đặc thù riệng của lớp (5 điểm) ĐIỂM TỐI ĐA TIÊU CHÍ 1.1 Trang trí đúng quy định 1.2. Nội dung phong phú mang tính khoa học, phù hợp lứa tuổi HS 1.3. Hình thức đẹp, hài hòa, trang nhã 1.4. ĐDDH của GV có sử dụng và để ngăn nắp, khoa học 1.5. Vệ sinh lớp học(Lớp sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng) Tổng Cộng: 2.1. Nội quy của lớp 2.2. Trưng bày sản phẩm các môn học: Số lượng, chất lượng đảm b ảo, đạt yêu cầu 2.3. Phần sáng tạo Tổng Cộng: XẾP LOẠI TRANG TRÍ LỚP HỌC ĐIỂM ĐÁNH GIÁ 2 3 3 1 1 10 1 2 2 5 …../10 …../5 TỔNG ĐIỂM: ……/15 Tốt: Từ 13- 15 Khá: Từ 8 - 12 TB: Từ 5 - 7 Chưa đạt: dưới 5 GVCN (kí và ghi rõ họ tên) Thăng Thọ, ngày….tháng …..năm 2011 BAN GIÁM KHẢO 12 PHÒNG GD & ĐT NÔNG CỐNG TRƯỜNG TH THĂNG THỌ CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢNG ĐIỂM TỔNG KẾT CHẤM TRANG TRÍ LỚP HỌC TÍCH CỰC NĂM HỌC: 2009 - 2010 TT Họ và tên GVCN Điểm chung ban GK Lớp Phần Tổng Phần đặc QĐ thù của lớp điểm TB chung 1A 9,5 4,5 14 Xếp hạng 1 Lê Thị Hồng 2 Nguyễn Thị Phương 1B 8 3 11 3 Lê Thị Chiến 2A 10 4,5 14,5 4 Bùi Thị Thủy 2B 7 3 10 5 Nguyễn Thị Lan 3A 8,5 4 12,5 6 Lê Thị Kết 3B 7 3,5 10,5 7 Nguyễn Thị Toan 4A 7 3 10 8 Vũ Thị Tâm 4B 10 4,5 14,5 1 9 Lê Thị Huế 5A 9 4 13 3 10 Nguyễn Thị Vinh 5B 9 4 13 3 2 1 KK Tổng hợp chung: - Giải nhất: 2 giải (2A; 4B). - Giải nhì: 1 giải (1A). - Giải ba: 2 giải (5A; 5B). - Giải KK: 1 giải (3A). 13 PHÒNG GD & ĐT NÔNG CỐNG TRƯỜNG TH THĂNG THỌ Số : 41 / QĐ –BGH CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thăng Thọ , ngày 20 thăng 11 năm 2009 QUYẾT ĐỊNH V/v: Khen thưởng tập thể lớp đạt giải trong phong trào “Chấm trang trí lớp học tích cực” của trường Tiểu học Thăng Thọ Năm học 2009 – 2010 HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THĂNG THỌ Căn cứ vào kế hoạch số 13/ KH – BGH của trường Tiểu học Thăng Thọ, ngày 10/ 9/ 2009, về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010; Căn cứ vào kế hoạch số 12/ KHCM –BGH ngày 7/9/ 2009, về Phương hướng nhiệm vụ chuyên môn của trường Tiểu học Thăng Thọ năm học 2009 – 2010; Căn cứ vào kế hoạch số 14/ KH – BGH ngày 14/9/2009, về Kế hoạch “ Trang trí lớp học tích cực”; Căn cứ kết quả của Ban giám khảo chấm “lớp học trang trí tích cực” năm học 2009 – 2010; Căn cứ vào quyền hạn của Hiệu trưởng được quy định trong Điều lệ trường Tiểu học, QUYẾT ĐỊNH Điều 1 : Khen thưởng 6 tập thể lớp đạt giải lớp học trang trí tích cực do trường tiểu học Thăng Thọ tổ chức trong năm học 2009 – 2010. (Danh sách kèm theo) Điều 2 : Ban Giám Hiệu, kế toán, các tập thể lớp có tên ở điều 1 có trách nhiệm phối hợp để thi hành quyết định này. Điều 3 : Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và việc khen thưởng sẽ thực hiện trong Sơ kết thi đua: “Chào mừng ngày 20 tháng 11” năm học 2009 – 2010. HIỆU TRƯỞNG - Nơi nhận : Như điều 2; Lưu Bùi Thị Thanh 14 PHÒNG GD & ĐT NÔNG CỐNG TRƯỜNG TH THĂNG THỌ CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc DANH SÁCH TẬP THỂ LỚP ĐẠT GIẢI TRONG PHONG TRÀO “LỚP HỌC TRANG TRÍ TÍCH CỰC” NĂM HỌC : 2009 - 2010 STT TẬP THỂ LỚP ĐẠT GIẢI 1 2A; 4B I 2 1A II 3 5A; 5B III 4 3A GHI CHÚ Khuyến khích Tổng kết danh sách có : Sáu (06) tập thể lớp đạt giải trong phong trào “lớp học trang trí tích cực ” - Năm học : 2009 – 2010. Thăng Thọ , ngày 20 tháng 11 năm 2009 HIỆU TRƯỞNG Bùi Thị Thanh 15 BÀI HỌC • Các hình thức thi đua đã góp phần khá quan trọng trong việc thúc đẩy kế hoạch đi đúng hướng, đúng tiến độ. • Việc sơ kết và kiểm tra, nhắc nhở, tổ chức thành cao trào, khen thưởng kịp thời đã góp phần đưa kế hoạch đi đúng mục tiêu và đúng tiến độ. • GVCN và HS các lớp tích cực ủng hộ vì thấy đây là một hoạt động hữu ích. • Có 04 tập thể lớp chưa thực sự theo đuổi thường xuyên hoạt động nên khi tiến hành chấm hội thi đã có nhiều tiêu chí nên chưa cập nhật. Nguyên nhân: 4GV mới vào ngành nên còn tập trung cho dạy văn hóa, điều này cũng là một việc mà BGH và tổ khối cần lưu tâm để tất cả các lớp đều thực sự tiến hành hoạt động đạt kết qủa tốt. Cần kịp thời tư vấn về nghiệp vụ và đồng thời thúc đẩy các tập thể lớp theo kịp thành qủa trang trí lớp của các lớp khác. • Để có được kết quả như mong muốn kế hoạch của nhà trường và của tổ chuyên môn cần phải cụ thể, chi tiết và cso tính khả thi. • Xin giới thiệu quý đồng nghiệp một kế hoạch của tổ chuyên môn để chúng ta cùng tham khảo. 16 Phßng GD & §T N«ng Cèng Tr-êng TH Th¨ng Thä Céng hßa x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc Th¨ng Thä, ngµy 7 th¸ng 10 n¨m 2009 KÕ HO¹CH Tæ CHøC TRANG TRÝ LíP HäC TÝCH CùC N¨m häc: 2009-2010 - C¨n cø vµo kÕ ho¹ch sè 34/KH-BGH ngµy 4/10/2009 vÒ KÕ ho¹ch gi¸o dôc QuyÒn TrÎ em vµ x©y dùng m«i tr-êng häc th©n thiÖn cña tr-êng tiÓu häc Th¨ng Thä n¨m häc 2009-2010 - C¨n cø vµo t×nh h×nh thùc tÕ cña líp n¨m häc 2009-2010 I. MôC §ÝCH - Nh»m t¹o ra m«i tr-êng häc tËp th©n thiÖn, gÇn gòi, tÝch cùc cho häc sinh. - T¹o cho HS cã thãi quen tham gia vµ cã tr¸ch nhiÖm víi c¸c ho¹t ®éng cña líp. Ph¸t huy kh¶ n¨ng hîp t¸c gi÷a Gi¸o viªn-häc sinh vµ häc sinh-häc sinh. - Gióp häc sinh s¸ng t¹o, tù tin h¬n, biÕt tù hµo vÒ b¶n th©n vµ nh÷ng g× m×nh ®¹t ®-îc qua nh÷ng s¶n phÈm häc tËp ®-îc tr-ng bµy trong líp häc. II. §èI T¦îNG THùC HIÖN: - Gi¸o viªn chñ nhiÖm vµ toµn thÓ häc sinh trong nhµ tr-êng. III. THö TH¸CH - GI¶I PH¸P Thử thách Giải pháp 1. Những năm học trước, các tiêu chí - Theo kế hoạch số 34/KH-BGH ngày trang trí lớp học là do giáo viên chủ 4/10/2009 về Kế hoạch giáo dục Quyền Trẻ nhiệm và học sinh cùng thống nhất. Việc em và xây dựng môi trường học thân thiện trang trí nhằm phục vụ học tập của HS của nhà trường gồm các tiêu chí sau: có lúc chưa thật hiệu qủa. Vậy trang trí + Phần trang trí theo quy định chung. lớp theo các tiêu chí nào để vừa tạo ra + Phần trang trí theo đặc điểm riêng của lớp. môi trường học tập thật sự thân thiện, - Ngoài ra, tùy tình hình lớp có thể thêm các gần gũi, tích cực vừa phục vụ tối đa việc mảng sáng tạo. học cho học sinh? 2. Theo kế hoạch của nhà trường, các lớp - Các phần trang trí về ý tưởng Gv tự học tập phải hoàn thiện các tiêu chí trang trí lớp và đưa ra ý tưởng phù hợp với lớp mình. học trước ngày 20 tháng 11/2009. Cần - Với các tiêu chí: Giáo viên chủ nhiệm họp bố trí thời gian làm các mảng trang trí lớp vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm để phổ biến như thế nào để kịp tiến độ? kế hoạch trang trí lớp học. Giáo viên cùng 17 3. Việc trang trí lớp học luôn đòi hỏi phải có sự nỗ lực cộng tác liên tục giữa GV và HS. Làm thế nào để vận động toàn bộ học sinh cùng tham gia thực hiện một cách tự giác và hăng say việc trang trí lớp học tích cực? Thử thách 4. Việc trang trí lớp được thực hiện trong thời gian ngắn, đòi hỏi GV phải thường xuyên cập nhật các thông tin. 5. Các mảng trang trí lớp học chủ yếu là phục vụ cho HS. Làm sao để cuốn hút HS luôn có nhu cầu đọc, tham khảo, tìm hiều các thông tin ở các màng này. học sinh thảo luận thống nhất cách trang trí, phân công nhiệm vụ và thời gian thực hiện. - Nhờ sự hỗ trợ nhà trường: tuyên truyền đến các em học sinh thường xuyên trong lễ chào cờ để giáo dục các em thể hiện qua hành động chung tay, góp một phần vào việc trang trí lớp học. Tuyên dương các tập thể lớp có những nỗ lực trong trang trí lớp. - Trong giờ SHTT, GV thường xuyên tuyên dương những cá nhân, những tổ HS có đóng góp tích cực trong việc trang trí lớp học; qua đó động viên, khuyến khích những thành viên khác tích cực tham gia việc trang trí lớp học. Giải pháp - Giáo viên phân công cụ thể cho học sinh các tổ phụ trách cập nhật thông tin vào các mảng trang trí lớp học: • Mảng kiến thức Toán • Mảng kiến thức Tiếng Việt (văn hay, chữ tốt) • Mảng thông tin của lớp (ngày sinh..), phong trào của trường lớp… - Việc phân công học sinh phụ trách cập nhật các mảng thông tin phải thường xuyên thay đổi làm sao để toàn bộ các em đều được tham gia vào công việc trang trí lớp học. - Nắm bắt tâm sinh lí của HS tiểu học: thích màu sắc tươi vui, hình ảnh sinh động, thiết kế các mảng trang trí cho phù hợp. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp những hiểu biết, cảm nhận sau khi đọc các thông tin, kích thích HS phải đọc mới chia sẻ được. IV.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH 18 Tháng Tháng 9, 10 Nội dung trang trí Sưu tầm tư liệu, vật liệu và định hướng, ý tưởng... Để trang trí lớp theo mô hình đã được định sẳn. • • • • Tháng 11 Hoàn thành việc ( Trước 20/11) trang trí lớp • • • Phân công thực hiện Giao cho HS tự vẽ, trang trí (HS sưu tầm thơ văn, tổ trưởng và tổ phó mỗi tổ thường xuyên tổng hợp các sản phẩm các môn học dán vào bảng) Ban cán sự lớp thường xuyên cập nhật các thông tin về phong trào trường lớp và thông tin về ngày sinh của bạn trong lớp. GV thu hình các HS -> giao cho một số HS phụ trách vẽ, dán hình. GV cùng học sinh đánh máy và ép nhựa những nội dung, kiến thức môn học đã học, đính vào góc ôn bài. HS thực hiện theo từng chủ đề HS cập nhật nội quy mới mỗi tháng. GV và HS hoàn thành việc trang trí lớp . V. CÁC NGUỒN TÀI LIỆU • Một số đồ dùng trang trí lớp học của các năm học trước. • Một số đồ dùng trang trí lớp học do giáo viên và học sinh tự làm và sưu tầm ….. • Đĩa tư liệu về danh nhân Việt Nam. • Thông tin hình ảnh sưu tầm từ các trang web, từ báo chí… • Tài liệu giảng dạy Quyền trẻ em. Người lập kế hoạch PHT Nguyễn Thị Mai 19 5. Kế hoạch không chỉ tạm dừng sau cao trào “Hội thi chấm lớp trang trí tích cực” mà cần phải tiếp tục thực hiện việc chỉ đạo, tư vấn, thúc đẩy để đạt thành công: - Sau hội thi, BGH chúng tôi đã sơ kết đã nhận định kịp thời và thống nhất giới thiệu cho đội ngũ những tập thể lớp đã làm tốt và hỗ trợ, quan tâm thêm những tập thể lớp chưa có hiệu quả cao khi thực hiện kế hoạch “ Trang trí lớp học” - Từ đầu tháng 11/2009 – trước 20/11/2009, thông qua các cuộc họp HĐGD và những cuộc họp chuyên môn với tổ khối, BGH đã tư vấn và tạo thêm điều kiện vật lực, nhân lực để 100% tập thể lớp hoàn thành nhiệm vụ vào trước 20/11/2009. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng