Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn sử dụng đồ dùng dạy học môn khoa học lớp 4...

Tài liệu Skkn sử dụng đồ dùng dạy học môn khoa học lớp 4

.PDF
19
209
86

Mô tả:

A.ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lời mở đầu: Khoa học là một môn học thực hành. Những hiểu biết mà các em nhận thức được là thực tế đang xảy ra xung quanh các em, là những điều mà các em có thể áp dụng ngay vào bản thân mình, những người xung quanh và môi trường thiên nhiên. Cùng với các môn học khác, môn Khoa học được xây dựng trên cơ sở tiếp nối những kiến thức về tự nhiên của môn Tự nhiên – xã hội lớp 1,2,3. Nội dung chương trình được cấu trúc đồng tâm, mở rộng và nâng cao theo 3 chủ đề: 1. Con người và sức khoẻ. 2. Vật chất và năng lượng. 3. Thực vật và động vật. Các chủ đề trên được mở rộng và nâng cao theo nguyên tắc từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp để giúp học sinh có cái nhìn về con người, thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. Chương trình được lựa chọn thiết thực, gần gũi với học sinh, giúp các em có thể vận dụng các kiến thức khoa học vào cuộc sống hàng ngày, hình thành và phát triển kỹ năng học tập khoa học nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực, tự tìm tòi phát hiện kiến thức khoa học. Trong quá trình dạy học, học sinh nhận thức nội dung bài học dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên có sự hỗ trợ của thiết bị dạy hoc. Đối với học sinh tiểu học, thiết bị dạy học là yếu tố rất cần thiết giúp các em quan sát sự vật, hiện tượng một cách trực quan; giúp các em nhận thức sâu hơn bài học. Thiết bị dạy học còn làm tăng hứng thú học tập của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành tốt kĩ năng, kĩ xảo…Chính vì vậy muốn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao 1 chất lượng dạy học không thể không quan tâm tới đổi mới cách sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học. Đối với việc giảng dạy môn Khoa học ở tiểu học, thiết bị, đồ dùng dạy học lại càng đặc biệt quan trọng bởi phương pháp dạy học đặc trưng của môn học là quan sát và thí nghiệm. Những kiến thức, kĩ năng, phương pháp học tập môn Khoa học là cơ sở để học tiếp các môn Sinh học, Vật lý, Hóa học…ở bậc học cao hơn. Vì vậy có thể nói Thiết bị, đồ dùng dạy học là yếu tố không thể thiếu trong mỗi tiết học Để tạo điều kiện cho học sinh được phát triển kĩ năng học tập khoa học, phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi, phát hiện kiến thức, bản thân tôi cũng đã nghiên cứu tìm phương pháp để có thể sử dụng đồ dùng dạy học một cách hiệu quả nhất. Vì thế, tôi xin trình bày một số biện pháp nâng cao chất lượng “Sử dụng đồ dùng dạy học môn Khoa học lớp 4”. II.Thực trạng việc sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Khoa học: 1.Thực trạng: - Những năm gần đây giáo viên Tiểu học cũng đã quan tâm sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học song phần lớn chỉ coi đó là phương tiện minh họa thay cho lời giảng của giáo viên chứ ít được sử dụng làm phương tiện để tổ chức các hoạt động học tập của từng cá nhân hoặc từng nhóm học sinh. - Trong quá trình sử dụng giáo viên đã gặp không ít những khó khăn vì chưa nắm vững những nguyên tắc sử dụng thiết bị, đồ dùng sao cho hợp lý, có hiệu quả. Phần lớn là sự tự mày mò, học hỏi lẫn nhau, chưa được bồi dưỡng một cách cơ bản, có hệ thống nên còn nhiều lúng túng. - Bộ đồ dùng dạy học được trang bị đáp ứng được xu thế đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi lớp chỉ được cung cấp một bộ, chỉ đủ để giáo viên làm mẫu, ít có điều kiện để các nhóm học sinh được thực hành. 2 - Ngoài ra, không gian lớp học còn chật hẹp, tủ đựng đồ dùng chưa đồng bộ nên việc sắp xếp, bảo quản còn nhiều bất tiện. 2.Kết quả,hiệu quả của thực trạng : - Giáo viên còn lúng túng khi sử dụng các đồ dùng làm thí nghiệm khoa học - Việc sử dụng đồ dùng trong mỗi tiết Khoa học chủ yếu là giáo viên thao tác minh họa, học sinh quan sát nghe cô giảng giải. - Một số đồ dùng cấp phát đã bị hỏng sau một vài lần sử dụng. - Học sinh ít được làm thí nghiệm khoa học. B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.Các giải pháp thực hiện: 1. Đối với công tác quản lý: - Sắp xếp bố trí đội ngũ giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, trình độ tay nghề vững vàng, có sức khoẻ, tâm huyết với nghề giảng dạy khối 4. - Tạo thuận lợi để giáo viên có điều kiện chuẩn bị đồ dùng, làm thử các thí nghiệm khoa học. - Trường tổ chức tập huấn hướng dẫn sử dụng, khai thác triệt để các đồ dùng bộ môn khoa học, đồng thời, phát động giáo viên, học sinh tự sưu tầm, tự làm đồ dùng dạy học bổ sung. - Trường tổ chức thi sử dụng đồ dùng dạy học; Thi đồ dùng dạy học tự làm. 2. Đối với giáo viên: - Phải xác định được mục tiêu phân môn Khoa học lớp 4, cần đạt theo chuẩn kiến thức kỹ năng. 3 - Duy trì hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn, thống nhất nội dung phương pháp hình thức tổ chức dạy học, cách sử dụng khai thác hợp lý đồ dùng dạy học của các bài học tuần tiếp theo. - Đọc nghiên cứu sách hướng dẫn, sử dụng Thiết bị dạy học làm thí nghiệm thử trước khi lên lớp giảng bài. - Tìm hiểu những thiết bị, đồ dùng cần thiết trong dạy học từng bài, xem những thiết bị dạy học nào đã được trang cấp, còn thiếu những gì để sưu tầm, tự làm bổ sung. - Dặn dò học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sắp tới có thể theo nhóm hoặc cá nhân. 3. Cơ sở vật chất: - Có đủ SGK cho học sinh, SGV, thiết kế bài giảng, sách hướng dẫn sử dụng đồ dùng dạy học môn khoa học lớp 4. - Có tủ đựng đồ dùng dạy học. - Bàn ghế ngồi phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh di chuyển thảo luận nhóm- làm thí nghiệm khoa học. - Không gian lớp học có mảng dành riêng trưng bày thiết bị dạy học và sản phẩm sưu tầm, tự làm của giáo viên và học sinh. II.Các biện pháp để tổ chức thực hiện: 1,Chuẩn bị điều kiện cần thiết để sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả a.Tìm hiểu, phân loại thiết bị, đồ dùng dạy học của môn Khoa học. Thiết bị, đồ dùng dạy học ở môn Khoa học rất đa dạng và phong phú. Muốn sử dụng thiết bị được tốt người giáo viên cần phải phân loại theo mục đích tiết dạy và đặc điểm của đồ dùng như sau: *Mô hình: Mẫu vật khô, mẫu bằng nhựa cứng, nhựa dẻo, thạch cao… 4 *Dụng cụ: Dụng cụ bằng kính, kim loại như kính lúp, kính hiển vi… Bằng thủy tinh: nhiệt kế, ống nghiệm, phễu,bình thủy tinh…. Bằng nhựa, bằng cao su như can, ca đựng nước… *Tranh ảnh. * Hóa chất: Cồn 900 , Ô - rê- dôn… * Thiết bị hiện đại: Máy vi tính, Máy chiếu, đầu đĩa… đòi hỏi người sử dụng cần có một kiến thức nhất định về vận hành và bảo quản. Khi phân loại được thiết bị giáo viên sẽ sử dụng thiết bị đúng mục đích, an toàn, tránh được các đổ vỡ và tai nạn đáng tiếc, biết cách bảo quản sẽ giữ được thiết bị bền, đẹp…. Ngoài bộ đồ dùng được cung cấp còn phải kể đến đồ dùng tự làm và sưu tầm của giáo viên và học sinh. Giáo viên cần phải có sự chuẩn bị nghiên cứu kĩ nội dung mỗi bài học, phải biết lựa chọn đồ dùng phù hợp, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để phát huy được tác dụng của đồ dùng dạy học trong việc hình thành kiến thức, kĩ năng cho HS . Quan trọng nhất vẫn là làm thế nào để tổ chức cho HS hoạt động với đồ dùng đó một cách hiệu quả. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Chính vì thế ngay đầu năm học, tôi đã chú ý đến việc khai thác, sử dụng đồ dùng học tập ở các môn học sao cho đạt hiệu quả; Đặc biệt tôi đầu tư nhiều hơn cho môn Khoa học. Trước hết tôi nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4 để nắm được những loại thiết bị, đồ dùng dạy học cần phải sử dụng. Tiếp đó tôi tìm hiểu danh mục về bộ đồ dùng Khoa học Lớp 4 nhà trường đã có xem còn thiếu những gì để có kế hoạch làm, sưu tầm bổ sung. b.Lập kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học. 5 Để chủ động trong việc sử dụng đồ dùng dạy học, mỗi giáo viên và tổ chuyên môn cần lập kế hoạch cụ thể những đồ dùng cần thiết trong từng bài và sắp xếp chúng hợp lí để tiện sử dụng. Bài Đồ Dùng Tên Bài Ghi Chú số -Phiếu học tập (SGV) 1 -GV chuẩn bị Con người cần gì để - 4 bộ phiếu vẽ (hoặc ghi) những sống? thứ cần thiết khác để duy trì cuộc sống. - HS chuẩn -Giấy khổ lớn. bị theo nhóm …. ……. ……….. ….. -2 tháp dinh dưỡng cân đối (tranh - GV chuẩn 7 Tại sao cần ăn phối câm) hợp nhiều thức ăn? bị loại - Các tấm thẻ cài ghi tên hay hình vẽ hoặc tranh ảnh các loại thức ăn. -Các tấm bìa hình tròn để ghi tên các món ăn. -Giấy - HS chuẩn bị khổ lớn (bìa lịch) để theo nhóm làm “mâm” …. ……. ……………. - 3 cốc thủy tinh giống nhau,thìa 2 ……. - HS chuẩn - Chai,bình,cốc đựng nước có hìn bị theo nhóm Nước có những tính dạng khác nhau chất gì? - 1tấm kính và 1khay đựng nước - 1tấm vải (khăn tay)bông, giấy thấm. 6 - Một ít muối ,đường, cát… - GV chuẩn bị - Nước lọc, nước chè, sữa.. - Phiếu học tập ... ... ... ... Từ kế hoạch trên, có thể chủ động hơn trong việc phân công HS chuẩn bị sưu tầm; Giáo viên phối hợp với đồng nghiệp dạy cùng khối lớp để tự làm một số đồ dùng đơn giản như: Mô hình lọc nước đơn giản; Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên; ..... Giáo viên hướng dẫn HS trong nhóm phân chia nhau hoặc cùng nhau chuẩn bị đồ dùng cô giáo giao, ví dụ như: cùng vẽ tranh hoặc sưu tầm ảnh về các loại quả, rau, gà, vịt, cá, trứng sữa,… phục vụ cho trò chơi ở hoạt động 3 – bài 7: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? Hoặc taát caû ñoà duøng chuaån bò töø tieát tröôùc ñeå laøm thí nghieäm veà: nöôùc, khoâng khí, aâm thanh, aùnh saùng, nhieät nhö: coác, tuùi niloâng, xi lanh, ñeøn, nhieät keá… phục vụ cho bài ôn tập( tuần 28): Vật chất và năng lượng. 2,Sử dụng đồ dùng dạy học trong từng bài cụ thể. 2.1. Sử dụng đồ dùng là tranh, ảnh, sơ đồ… Trong nội dung chương trình môn Khoa học đồ dùng là tranh ảnh, sơ đồ…không chỉ làm nhiệm vụ minh họa mà còn là nguồn cung cấp thông tin để học sinh tìm ra kiến thức mới. Vì vậy khai thác tranh ảnh có hiệu quả sẽ giúp học sinh hiểu sâu và nhớ lâu những kiến thức trong mỗi bài học. Sách giáo môn Khoa học lớp 4, số lượng tranh ảnh đã được tăng cường, màu sắc đẹp, hấp dẫn và có tính điển hình. Vì vậy tập trung khai thác kĩ những hình ảnh sách giáo khoa là có thể đạt được phần lớn mục tiêu của giờ học. Tuy nhiên do khổ sách có hạn nên một số tranh ảnh còn nhỏ, chỉ đủ để 7 HS là việc cá nhân hoặc nhóm nhỏ chứ không thể dùng trình bày trước cả lớp, do đó cũng cần phải phóng to, tách riêng một số hình ảnh. Ví dụ1: Bài 27 Một số cách làm sạch nước Hoạt động 3:Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch Để giúp HS nắm được quy trình sản xuất nước sạch của nhà máy nước đảm bảo 3 tiêu chuẩn: Khử sắt, loại bỏ các chất không tan và sát trùng, thì Hình 2 SGK chỉ có tác dụng khi em hoạt động nhóm 4. Muốn giải thích hoặc tổ chức cho HS trình bày trước lớp một cách cụ thể về tác dụng của từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất nước sạch cần phải phóng to hình 2. Ví dụ 2: Bài 15 : Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh? Hoạt động 1:Quan sát hình và kể chuyện. 9 Hình trong SGK cần được tách rời, phóng to để HS sắp xếp thành 3 câu chuyện sức khỏe của Hùng. Từ đó HS có thể vừa chỉ vào tranh vừa trình bày trước lớp một cách sinh động, cụ thể về nguyên nhân dẫn đến việc mắc bệnh của Hùng và những việc cần làm khi cơ thể bị bệnh. Bên cạnh việc sử dụng tranh ảnh thì sơ đồ, phiếu học tập…cũng được sử dụng rất nhiều trong môn Khoa học. Thường thì GV vẽ sơ đồ trên bảng phụ hoặc khổ giấy lớn; Một số phiếu học tập được phóng to để phục vụ khi dạy cả lớp hoặc để các nhóm đối chiếu kết quả làm việc và giáo viên sử dụng để chốt lại ý cơ bản cần thiết. Nhiều giờ thao giảng, sơ đồ, phiếu học tập được phóng to, in màu rất đẹp nhưng lại chỉ sử dụng được một lần vì giáo viên yêu cầu HS viết, vẽ ngay vào đó. Như vậy rất tốn kém và lãng phí thời gian chuẩn bị. Vì thế tôi đã suy nghĩ để thiết kế những sơ đồ, phiếu học tập có thể sử dụng được nhiều lần. Ví dụ 3 : Bài 21 Ba thể của nước Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước. 8 Nếu chỉ yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ và trình bày sự chuyển thể của nước thì các em sẽ sao chép y nguyên hình vẽ SGK chuyển thành sơ đồ và trình bày theo kiểu học thuộc lòng. Chỉ cần “xoay” sơ đồ kiểu khác như đề kiểm tra cuối kì I năm 2007-2008 là đã có tới 40% HS nhầm lẫn vì không hiểu bản chất, Vì vậy để học sinh nắm vững về sự chuyển thể của nước và điều kiện nhiệt độ của sự chuyển thể đó tôi đã thiết kế 2 kiểu sơ đồ sau: SƠ ĐỒ 1:Yêu cầu HS gắn các tấm thẻ có ghi : ; đông đặc đồ cho phù hợp : ngưng tụ nóng chảy ; vào các ô trống trong sơ ; Bay hơi Sơ đồ 1 Nước ở thể lỏng Nước ở thể rắn Hơi nước Nước ở thể lỏng + SƠ ĐỒ 2: Y/c HS gắn các hình sau vào trong sơ đồ cho phù hợp: , , , 9 Sơ đồ 2 Ngưng tụ Bay hơi Nóng chảy Đông đặc Kết quả gắn các hình vào sơ đồ như sau: Bay hơi Nóng chảy Ngưng tụ Đông đặc 10 Sau khi hoàn thiện sơ đồ HS sẽ dựa vào đó để trình bày sự chuyển thể của nước trong điều kiện nhiệt độ của sự chuyển thể đó. Các tấm thẻ trên đều được ép Platic và gắn nam châm sau để có thể gắn vào và tháo ra 1 cách dễ dàng. Tương tự như vậy,tôi cũng làm các tấm thẻ ghi Đ-S ( đúng- sai); N-K( nên – không nên) ; 1-2-3-4 ; X… Để tháo gắn vào các ô trống trước ý đúng; các lời khuyên về sử dụng dinh dưỡng hợp lý; các việc nên hay không nên làm; Trình tự các sự việc…. Ví dụ : Bài 42 Sự lan truyền của âm thanh * Hoạt động 1: Tìm hiểu sự lan truyền của âm thanh Để kiểm tra sự nắm vững cơ chế truyền âm thanh của HS, tôi đã yêu cầu HS thực hiện phiếu học tập sau: Khi gõ trống tai ta nghe thấy tiếng trống. Hãy điền số vào trước các sự kiện xảy ra theo thứ tự từ 1 đến 4 cho phù hợp : Không khí xung quanh mặt trống rung động. Mặt trống rung Màng nhĩ rung và tai ta nghe thấy tiếng trống. Không khí gần tai ta rung động * Dựa vào phiếu trên HS sẽ dễ dàng giải thích được âm thanh truyền tới ta ta như thế nào. Với những tấm thẻ như thế tôi không những sử dụng được nhiều lần ở nhiều bài trong môn Khoa học mà có thể sử dụng rất tiện lợi ở các môn như Đạo đức, Lịch sử, Địa lí…. Đối với các dạng bài tập nối ô chữ tôi cũng đã thay đổi để sử dụng được nhiều lần. Ví dụ: Bài 50 Nóng, Lạnh, Nhiệt độ 11 Hãy gắn các phiếu ghi 1000C, 00C, 390C, 250C, 370C vào … cho phù hợp: Người khỏe mạnh (bình thường) Người bị sốt Nhiệt độ trong phòng một ngày trời mát mẻ Nước đang sôi Nước đá đang tan Chỉ cần hai bộ như trên có thể tổ chức tốt các trò chơi học tập nhằm giúp HS ghi nhớ được một số nhiệt độ tiêu biểu không chỉ ở một lớp mà có thể sử dụng cho cả khối và còn dùng được nhiều năm. 2.2.Sử dụng đồ dùng là vật thật: Trong môn Khoa học lớp 4 có một số bài là cần sử dụng đồ dùng dạy học là vật thật. Nếu tổ chức cho HS được thực hành trên vật thật chắc chắn các em sẽ có được những kĩ năng cần thiết ứng dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Tuy nhiên khi thực hành với vật thật theo đúng yêu cầu của nội dung bài học cần phải hướng dẫn các em rất tỉ mỉ, cẩn thận, nếu không kiến thức rút ra từ thực hành sẽ không thuyết phục. Ví dụ1: Bài 10,11 Sử dụng thưc phẩm sạch và an toàn – Một số cách bảo quản thức ăn Các nhóm HS cần phải chuẩn bị một số loại rau quả còn tươi, lành lặn và cả loại héo úa; Một số đồ hộp, thực phẩm đóng gói còn hạn sử dụng, bao bì đảm bảo quy cách và một số lạo bị han rỉ, méo mó…để các em có điều kiện so sánh để từ đó nhận biết được thức ăn tươi sạch đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời biết cách bảo quản và sử dụng thực phẩm đã bảo quản cho hợp vệ sinh. 12 Ví dụ 2: Bài 16 Ăn uống khi bị bệnh Nếu không được thực hành pha dung dịch Ô-rê-dôn chắc chắn các em sẽ khó nhớ được chính xác các bước tiến hành pha dung dịch theo đúng hướng dẫn và sẽ lúng túng trong thao tác. Qua 2 ví dụ trên ta thấy rõ: được thực hành trên vật thật sẽ hình thành cho các em những thói quen tốt , những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống có lợi cho sức khỏe: Xem hạn sử dụng, đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng, lựa chọn sản phẩm tốt, bảo quản, sử dụng đúng cách… Ví dụ 3: Bài 47 Ánh sáng cần cho sự sống Để có đồ dùng phục vụ cho bài này tôi đã hưỡng dẫn HS chuẩn bị trước một tuần. Mỗi nhóm chuẩn bị 3 hộp giấy (Hộp cà phê,chè); cho đất khoảng 1/3 hộp gieo vào mỗi hộp từ 5 đến 10 hạt đậu, tưới đủ nước ấm. Hộp thứ nhất đậy kín nắp, khoét lỗ 7x7cm bên thành hộp ; hai hộp còn lại cắt bỏ nắp, một hộp để ngoài sân, một hộp để trong góc phòng (thiếu ánh sáng). Với 3 điều kiện trên, cách mọc và màu sắc của cây đậu có sự khác biệt rõ rệt. Đó là bằng chứng thiết thực nhất để HS thấy được vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật. Tương tự như vậy. Ở bài 57 tôi cũng hướng dẫn HS trồng 5 cây đậu vào hộp nhựa với các điều kiện chăm sóc khác nhau để giúp các em nhận rõ được điều kiện cần thiết để thực vật sống và phát triển bình thường. Từ đó các em có ý thức và bắt đầu biết chăm sóc cây ở gia đình và vườn trường. 2.3.Sử dụng thiết bị thí nghiệm : Mặc dù thí nghiệm môn Khoa học lớp 4 khá đơn giản, việc bố trí lắp đặt cũng không mấy phức tạp song nếu không chuẩn bị kĩ chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể làm cho thí nghiệm không thành công. Khi đó kiến thức được rút ra từ thí nghiệm cũng khiến HS nghi ngờ,Vì vậy việc làm thử trước các 13 thí nghiệm, ghi chép rút kinh nghiệm để khắc phục các sự cố có thể xảy ra đảm bảo cho thí nghiệm thành công là việc làm rất cần thiết. Ví dụ: Bài 35 Không khí cần cho sự cháy Hoạt động 2:Tìm hiểu cách duy trì sự cháy Trong thí nghiệm chứng minh: Muốn diễn ra sự cháy liên tục, không khí phải được lưu thông. Nếu ngọn nến quá nhỏ khi úp cốc thủy tinh thông đáy lên cây nến gắn trên đế kín, nến không tắt được. Ngược lại nếu cây nến to qua thì lại tắt quá nhanh, HS không đủ thời gian quan sát ngọn lửa bé dần rồi tắt hẳn, Do đó phải làm thử trước để chọn được đồ dùng phù hợp. Ngoài ra, cũng cần phải có một số “mẹo” nhỏ khi làm thí nghiệm để HS dễ quan sát các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm đó. Ví dụ : Bài 32 Không khí gồm những thành phần nào? Hoạt động 1:Xác định thành phần chính của không khí. Khi tiến hành thí nghiệm; úp lọ thủy tinh vào cây nến đang cháy gắn trong một đĩa chứa nước, chỉ cần pha vào nước 1-2 giọt mực để nước có màu xanh lơ thì khi nến tắt, nước dâng lên trong lọ(chiếm chỗ lượng khí ô-xi đã mất đi) sẽ quan sát rõ hơn nhiều so với dùng nước trong suốt. Tương tự như vậy đối với bài 51: Nóng, lạnh và nhiệt độ HS cũng thấy được mực nước màu trong ống thủy tinh dâng lên và hạ xuống rõ rệt khi nhúng vào chậu nước sôi và chậu nước đá. 2.4.Tổ chức cho HS hoạt đông với đồ dùng dạy học. Một trong những định hướng của đổi mới phương pháp dạy học là tăng cường tổ chức hoạt động học tập nhằm tạo điều kiện cho HS phát huy tính tích cực, tự tìm tòi phát hiện ra kiến thức. Chính vì vậy trong mỗi giờ học giáo viên đều phải cố gắng lựa chọn những hình thức, phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp để có thể tổ chức tốt các hoạt động học tập của HS. Tuy nhiên, hoạt động của HS đối với đồ dùng dạy học thường diễn ra 14 dưới hình thức nhóm, mà HS tiểu học còn nhỏ tuổi, năng lực tổ chức, phối hợp còn hạn chế, sự khéo léo, cẩn trọng trong thao tác chưa nhiều nên dễ dẫn tới tình trạng chỉ một vài cá nhân trong nhóm thực sự làm việc với các đồ dùng, số còn lại ngồi theo dõi hoặc làm việc riêng, vì thế cũng không phát huy tích cực, chủ động, hợp tác trong tìm tòi, phát hiện kiến thức. Học sinh chưa thực hiện đúng các bước thực hành, thí nghiệm dẫn đến kết quả không chính xác hoặc đổ vỡ mất an toàn, nhất là những thí nghiệm liên quan tới cháy, nước sôi hay đồ thủy tinh dễ vỡ. Để khắc phục tình trạng đó những tiết học đầu giáo viên thường dành nhiều thời gian để ổn định nhóm thực hành; Đồng thời bồi dưỡng năng lực điều khiển, tổ chức cho tổ trưởng, nhóm trưởng; Hướng các em vào tập trung chú ý,… Dần dần các em đã có nề nếp và nghiêm túc hơn trong giờ học. Bên cạnh đó, khi tổ chức cho học sinh làm việc ta cần kiểm tra sự nắm vững mục tiêu hoạt động với đồ dùng của học sinh bằng cách nêu những câu hỏi gọn, rõ có tính định hướng và yêu cầu 1-2 học sinh nhắc lại nhằm mục đích giúp các em thao tác thực hành tốt với những đồ dùng đã chuẩn bị. Ví dụ : Bài 17 Phòng tránh tai nạn đuối nước Hoạt động 1: Thảo luận các biện pháp phòng tránh tại nạn đuối nước sau khi giao nhiệm vụ tôi yêu cầu 1-2 học sinh nhắc lại nhiệm vụ đó: 1.Từng cặp học sinh quan sát các hình, chỉ ra những việc làm trong hình đó 2.Nói với nhau xem việc đó nên làm hay không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước? vì sao? 3.Liệt kê các việc kể trên vào hai nhóm Nên – Không nên (Vào bảng nhóm) Thực hiện tốt các bước trên , học sinh sẽ dễ dàng báo cáo trước lớp rõ ràng, đầy đủ bất cứ phần nào giáo viên yêu cầu. 15 * Đối với việc tổ chức cho học sinh thực hành thí nhiệm thì ngoài việc nắm vững mục đích, các bước tiến hành, giáo viên cần chú ý hướng dẫn, nhắc nhở các em một số những lưu ý hoặc kĩ thuật cần thiết trong thao tác thực hành. Ví Dụ : Bài 52: Vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt Hoạt Động 2: Làm thí nghiệm tính cách nhiệt của không khí. Trước khi yêu cầu các nhóm báo cáo các dụng cụ thí nhiệm đã chuẩn bị giáo viên phải nhắc nhở và làm mẫu các thao tác kết hợp phân tích kĩ thuật như : + Cách cầm nhiệt kế (không cầm vào bầu thủy ngân) + Trước khi đo cần vẩy cho mực thủy ngân tụt xuống. + Nhúng nhiệt kế vào hai cốc nước đồng thời. + Cách đọc nhiệt độ (Để nguyên nhiệt kế trong cốc để đọc nhiệt độ sau 5 phút – 10 phút) + Kĩ thuật quấn báo vào 2 cốc và dùng dây chun để cố định + Đánh dấu để lượng nước trong 2 cốc bằng nhau. v.v... Thực tế những năm học trước một số giáo viên thực hiện thí nghiệm này không thành công vì nhiệt độ ở 2 cốc nước trênh lệch nhau rất ít, mà thời gian mỗi tiết học chỉ có 40 phút, không đươc phép đợi lâu. Cũng chính vì vậy kết quả thí nghiệm chưa thuyết phục nên các em khó giải thích được những ứng dụng thực tế về tính cách nhiệt của không khí. Sau nhiều lần làm thử rút ra kinh nhiệm tôi đã hướng dẫn học sinh thực hiện được thành công thí nghiệm này. 3.Sắp xếp bảo quản thiết bị dạy học: 16 Sau khi sử dụng xong giáo viên cần chú ý phân công học sinh các tổ hoặc trực nhật thu đếm thiết bị dạy học cho đầy đủ ,lau cho sạch sẽ rồi mới trả cho cán bộ thiết bị hoặc xếp vào tủ bảo quản. Nếu trong quá trình dạy có hỏng hóc đổ vỡ, bị gãy hoặc mất mát cần cho các tổ thống kê tên thiết bị, nguyên nhân dẫn đến hỏng hóc gẫy vỡ để thông báo với cán bộ thiết bị và nhà trường để có biện pháp khắc phục. Khi xếp đặt thiết bị giáo viên nên chú ý đặt đúng chỗ theo khoa học, theo phân loại thiết bị để lần sau dễ lấy, đễ sử dụng, để kiểm tra nhanh chóng, thống kê chính xác. 4.Sửa chữa thiết bị dạy hoc: Theo tôi người giáo viên cần tìm hiểu sâu thiết bị đặc biệt là vật liệu chế tạo để có thể tự khắc phục một số hư hỏng đơn giản trong quá trình giảng dạy như: Với các mô hình bị gãy, vỡ có thể dùng keo hoặc nến dẻo để gắn lại. Với những dây điện có lõi đồng bị đứt nên hàn lại hoặc nối lại, chú ý an toàn điện. Với tranh ảnh nên gài nẹp, nếu nẹp không chặt có thể dùng băng dính để hỗ trợ. C.KẾT LUẬN I.Kết quả nghiên cứu: Với những cố gắng trên, Việc sử dụng đồ dùng,thiết bị dạy học trong môn Khoa học lớp 4 đã trở thành việc làm thường xuyên của giáo viên và học sinh. Giáo viên có được kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học khá thành thạo góp phần nâng cao chất lượng mỗi giờ dạy. Thiết bị dạy học bền đẹp hơn, ít hư hỏng hơn. 17 Học sinh rất hào hứng khi được làm các thí nghiệm khoa học, thao tác làm thí nghiệm chính xác hơn. Kết quả: 2 Tiết thao giảng môn Khoa học ở Học kì 1 và Học kì 2( có sử dụng đồ dùng dạy học) đều được xếp loại giỏi. Đồ dùng dạy học: Sơ đồ tuần hoàn của nước trong tự nhiên do giáo viên khối 4 tự làm để tham gia dự thi cấp trường đạt nhất. Cũng nhờ được hoạt động thường xuyên với đồ dùng học tập nên HS cũng có được thói quen tốt trong việc chủ động tìm tòi, phát hiện kiến thức. Niềm hứng thú, say mê môn học đã giúp các em nắm chắc những kiến thức cơ bản, có kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế nên nhớ lâu kiến thức đã học. Kết quả kiểm tra định kì cuối kì I (Năm Học 2010 -2011) của khối 4 (37 học sinh) như Sau : Học sinh đạt Học sinh đạt Học sinh đạt điểm 5 Học sinh có điểm điểm 9 và 10 điểm 7 và 8 và 6 dưới 5 Sốlượng Tỉ lệ Sốlượng Tỉ lệ % 29 85,3 Sốlượng Tỉ lệ % Sốlượng Tỉ lệ % 1 3 0 0 % 4 11,7 II.Kiến nghị đề xuất : - Để có thể sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả tôi xin đề xuất như sau trước hết người giáo viên phải nhận thức được vai trò quan trọng của đồ dùng dạy học. Thầy cô phải thực sự cảm nhận có lỗi đối với học sinh khi mỗi tiết học qua đi một cách buồn tẻ, hời hợt, không đọng lại trong các em 18 những điều mới mẻ bổ ích của môn học. Từ đó mới có thể có đủ say mê và sự kiên trì để suy ngẫm, tìm tòi sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và sử dụng đồ dùng dạy học nói riêng. - Việc sử dụng đồ dùng dạy học sẽ rất khó thành công nếu như không thực hiện thường xuyên và không biết rút kinh nghiệm. Sau mỗi giờ dạy giáo viên cần tự hỏi : Sử dụng đồ dùng thời điểm ấy đã hợp lý chưa? làm thế nào có tể rút ngắn thời gian trong các thao tác? Nguyên nhân nào khiến học sinh không phát hiện ra kiến thức từ hoạt động với đồ dùng? Cần cải tiến như thế nào có hiệu quả hơn? Rồi trao đổi với đồng nghiệp để có cách khắc phục. Học hỏi kinh nghiệm ở những người đi trước cũng là điều rất nên làm để hoàn thiện khả năng sử dụng đồ dùng dạy học của mình. - Sử dụng đồ dùng dạy học phải được phối hợp hài hòa, thống nhất với hình thức và phương pháp dạy học. Muốn vậy giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung mục tiêu mỗi bài học trong mối quan hệ với chương trình để có sự lựa chọn hợp lý. Người viết Phạm Thị Hân 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng