Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn sưu tầm và thiết kế một số trò chơi vận động cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng ...

Tài liệu Skkn sưu tầm và thiết kế một số trò chơi vận động cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng mùa covid (2022)

.DOCX
21
1
91

Mô tả:

MỤC LỤC Nội dung I. Đặt vấn đề II. Giải quyết vấn đề: 1. Mục đích của sáng kiến/giải pháp 2. Các giải pháp, biện pháp mới đã tiến hành 3. Địa chỉ áp dụng sáng kiến 4. Thời gian bắt đầu áp dụng sáng kiến: 5. Hiệu quả của sáng kiến: III. Kết luận, kiến nghị: PHỤ LỤC Trang I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, công cuộc xây dựng quê hương đổi mới từng ngày. Vì vậy tri thức giảng dạy ở trong nhà trường phải là những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn, dùng làm chìa khóa để mở cánh cửa khoa học, là cái vốn mà thế hệ trẻ có thể vận dụng vào cuộc sống tiếp tục học lên, tự bồi dưỡng và tiếp thu các quá trình đào tạo tiếp theo trong suốt cuộc đời. Vậy việc trang bị những kiến thức phổ thông cho các cháu là một việc làm vô cùng quan trọng nhằm góp phân xây dựng đất nước phồn vinh. Giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nan phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ giáo dục thể chất được hoàn thành bằng nhiều hình thức khác nhau. Hình thức giáo dục thể chất trong trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của trẻ. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử dụng hình thức giáo dục thể chất qua các tiết vận động và qua các trò chơi vận động, giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và các trò chơi vận động và phương pháp tiến hành phù hợp với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình. Thực tế giảng dạy giáo dục mầm non phải tự lựa chọn các nội dung, trò chơi vận động để thiết kế vào giờ hoạt động sao cho đảm bảo yêu cầu và đẩm bảo được sự an toàn của trẻ cho nên trò chơi phải phù hợp với lứa tuổi, đồ dùng đồ chơi phải an toàn và nhất là phải phát triển được các vận động cho trẻ Năm học 2021- 2022 này, do dịch bệnh Covid-19 kéo dài, trẻ không được đến trường, tạm thời phải nghỉ học ở nhà nên cha mẹ là người tạo cơ hội hướng dẫn gợi mở các hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ, cho trẻ chủ động tham gia các hoạt động để phát triển khả năng, năng lực của mình. Trước những vấn đề trên, để giúp cho trẻ hoạt động tích cực ở nhà, việc sưu tầm các trò chơi phát triển vận động cho trẻ là rất cần thiết nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động được tự do khám phá theo ý thích, giúp trẻ phát triển nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức, kĩ năng của trẻ được củng cố và bổ sung. - Trẻ ở lứa tuổi 24 - 36 tháng còn ưa hoạt động một mình nên cha mẹ cần gần gũi thu hút trẻ để trẻ làm theo yêu cầu của cô cho trẻ hoàn thành được vận động nên các giờ hoạt động giáo viên mầm non thường nghiên cứu đưa các nội dung và lựa chọn trò chơi vận động phù hợp vào cho trẻ chính vì vậy tôi thấy còn thiếu các trò chơi vận động cho trẻ ở lứa tuổi này. Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên tôi đã tìm hiểu và lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi vận động cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng ” cho trẻ hoạt động một cách tích cực góp phần thực hiện tốt chương trình theo đinh hướng đổi mới giáo dục mầm non của trường nói riêng và ngành học nói chung. 3/ MỤC ĐÍCH. - Suy nghĩ để làm sao tạo được høng thó cho trÎ trong c¸c ho¹t ®éng vui ch¬i. Trẻ hoạt động tích cực mọi lúc mọi nơi phát huy được nhiều tác dụng góp phần phát triển về mặt “ phát triển thể chất ” cho trẻ nhà trẻ. II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1/ THỰC TRẠNG. a/ Thuận lợi. - Trường mầm non Hoa Sen có cơ sở vật chất tốt, diện tích phòng học rộng sàn lát gỗ, có nhiều ánh sáng tự nhiên, lớp sáng và thoáng mát. - Được ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt. - Lớp bố trí đủ ba giáo viên, các cháu đều hồn nhiên, khỏe mạnh, hào hứng trong các tiết hoạt động. - Sân chơi rộng thuận tiện cho trẻ tham gia các hoạt động vận động. 2/ Khó khăn. - Là lớp mới vào học từ đầu năm trẻ còn nhút nhát, chưa chủ động tham gia vào các hoạt động. 3/ Nghiên cứu thực trạng. - Qua nghiên cứu các tư liệu “ Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non nhà trẻ (24 – 36 tháng tuổi), chương trình giáo dục mầm non, hướng dẫn cho trẻ 1 – 3 tuổi, trò chơi cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ ” …và thực tế ở trường mầm non Hoa Sen đang thực hiện các trò chơi vận động và trò chơi dân gian sau: Trò chơi vận động. STT Tên trò chơi Phát triển kỹ năng Đồ dùng đồ chơi Hứng thú của trẻ Đi, chạy Mũ mèo Trẻ hứng thú Đi, chạy Vòng làm vô Trẻ hứng thú vận động 1. Mèo và chim sẻ 2. Chim và ô tô lăng ô tô 3. Gà trong vườn rau Chạy, nhảy Trẻ hứng thú 4. Máy bay Chạy Trẻ hứng thú 5. Con rùa Bò Trẻ hứng thú 6. Một hai ba ta Đi Trẻ hứng thú đều bước 7. Bắt bướm Bật nhẩy Con bướm buộc Trẻ hứng thú vào cái que 8. Nhảy lò cò Bật nhẩy Trẻ hứng thú 9. Bọ dừa Bò Trẻ hứng thú 10. Chở hàng Đi Thùng hàng Trẻ hứng thú 11. Ném bóng Ném Bóng thể dục Trẻ hứng thú Đi Bóng thể dục Trẻ hứng thú Bật nhẩy Dây hoa thể dục Trẻ hứng thú qua dây 12. Lăn bóng vào vòng 13. Nhảy qua rãnh nước 14. Hái quả Bật nhẩy Trẻ hứng thú 15. Bóng tròn to Đi Trẻ hứng thú Trò chơi dân gian. STT Tên trò chơi Phát triển kỹ năng Đồ dùng đồ chơi Hứng thú của trẻ vận động 1. Lộn cầu Cơ tay Trẻ hứng thú Cơ tay Trẻ hứng thú vồng 2. Tập tầm vông 3. Dung dăng Cơ tay dung dẻ Trẻ hứng thú Đi - Từ bảng trên tôi nhận thấy hầu hết các trò chơi là giúp phát triển kỹ năng “đi, chạy, bật nhảy” còn thiếu trò chơi phát triển các kĩ năng: “Tung, ném, bò, trườn, bật”. Khi sử dụng các trò chơi trên vào các tháng thì còn 2 tháng “Những âm thanh ngộ nghĩnh, ngày hội của cô giáo” khó lựa chọn trò chơi cho phù hợp với nội dung chủ đề 2/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. a/ Biện pháp 1: Lập kế hoạch. Từ đầu năm tôi đã nghiên cứu chương trình giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tuổi, dựa vào mục đích yêu cầu của từng tháng tôi xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ STT 1. 2. Nội dung tháng Tổ chức hoạt động GDTC Bé yêu gia đình - Đi theo đường thẳng Những âm thanh ngộ Tên trò chơi VĐ - Lộn cầu vồng - Đi bước vào các ô - Bé thích thể thao - Đi theo đường zích zắc - Tập tầm vông - Đứng co một chân - Lộn cầu vồng - Đi theo hiệu lệnh - Hái hoa - Đi bước vào các ô - Lăn bóng vào vòng - Đi bước qua vật kê cao - Lăn bóng vào vòng - Bò thấp chui qua cổng - Lăn bóng vào vòng nghĩnh 3. Ngày hội của 4. cô giáo - Bò thấp chui qua cổng - Bóng tròn to Những con vật - Bò qua vật cản - Trốn tìm - Tung bóng qua dây - Ếch ộp - Tung bóng và lăn bóng - Bong bóng bay bé yêu với cô 5. Rau hoa quả - Bò chui qua cổng - Mèo và chim sẻ - Ném bóng bằng một tay - Chở hàng - Đi bước qua vật kê cao - Ném bóng qua dây - Bật về phía trước - Tung bóng - Ném trúng đích - Nhảy lò cò - Đi có bê vật trên tay - Hái quả - Tung và bắt bóng với cô - Nhảy lò cò - Đi trong đường hẹp - Bọ dừa - Đi theo đường zích zắc - Lăn bóng vào vòng - Bật liên tục về phía trước - Lộn cầu vồng - Bật vào vòng 6. 7. Giao thông Mùa hè - Đúng co một chân - Bọ dừa - Đi theo hiệu lệnh - Lăn bóng vào vòng - Đi bước vào các ô - Lăn bóng vào vòng - Bò thấp - Nhảy qua rãnh nước - Bò thấp chui qua cổng - Một đoàn tàu - Ném bóng bằng một tay - Nhảy lò cò - Bước lên xuống bậc thang - Lộn cầu vồng - Bò theo hướng thẳng có - Tập tầm vông mang vật trên lưng - Bò trong đường hẹp - Ngôi nhà thân yêu b/ Biện pháp 2 : Thực hiện. * Sưu tầm, sáng tác các bài thơ, vè. - Vì trẻ 24-36 tháng tuổi ngôn ngữ còn hạn chế nên dựa vào những bài thơ, vè và những câu nói có vần điệu giúp trẻ nhớ nhanh hơn. - Đặc biệt là khi gắn kèm động tác vào những câu thơ, vè và những câu nói có vần điệu thì làm cho trẻ hứng thú hơn. Do vậy tôi đã sưu tầm và gắn hoạt động vận động vào tạo nên những trò chơi vận động cho trẻ. 1. Trò chơi : Bong bóng bay. ( Thơ sưu tầm và sáng tác ) - Khổ thơ 1. Bóng bay xanh. Bay nhanh theo gió. Nhẹ tay nhẹ tay. Kẻo mà bóng bay. Vỡ ngay. Bùm. - Khổ thơ 2. Bóng bay đỏ. Bay nhanh theo gió. Chạy chạy mau. Giữ bóng bay lại. Giữ được rồi. Bùm. * Mục đích – yêu cầu . - Phát triển kĩ năng vận động đi chạy. - Tập nói các câu thơ vần và kết hợp vận động phù hợp với cơ tay. * Chuẩn bị. - Sân tập bằng phẳng sạch sẽ. - Trẻ thuộc lời bài hát. * Luật chơi. - Trẻ vận động những thao tác đúng nhịp của bài thơ. Lời thơ. Động tác. * Khổ thơ 1. * Khổ thơ 1. - Bóng bay xanh. - Trẻ nắm tay thành vòng tròn đi chậm. - Trẻ đi nhanh hơn, nắm tay nhau giơ - Bay nhanh theo gió. cao và tiến vào tâm vòng tròn, khi các bàn tay của trẻ chụm sát với nhau thì ngừng. - Trẻ hạ tay xuống. - Nhẹ tay nhẹ tay. - Trẻ đi lùi dần ra phía sau, mở rộng - Kẻo mà bóng bay. vòng tròn ra lúc đầu. - Trẻ nhún chân và ngồi thụp xuống - Vỡ ngay. - Tất cả buông tay nhau ra và nằm dang - Bùm. rộng 2 tay giơ lên trời làm động tác bong bóng bị vỡ. * Khổ thơ 2. * Khổ thơ 2. - Bóng bay đỏ. - Bay nhanh theo gió. - Chạy chạy mau. - Giữ bóng bay lại. - Giữ được rồi. - Bùm. - Trẻ cầm tay nhau. - Trẻ đi chậm. - Trẻ chạy theo vòng tròn. - Trẻ đi vào giữa. - Trẻ ngồi xuống tại chỗ. - Trẻ nằm dang rộng 2 tay giơ lên trời làm động tác bong bóng bị vỡ. * Cách chơi. - Trẻ nắm tay nhau thành một vòng tròn, trẻ vừa vận vận động vừa đọc từng câu của bài thơ. *Kết quả sử dụng . - Tôi đã sử dụng trò chơi vận động này vào nội dung tháng “ Động vật ” . - Với nội dung tháng “Động vật” tôi dạy bài : Tung và bắt bóng với cô. Trò chơi vận động : Bong bóng bay. - Trẻ hứng thú khi được đóng làm “những chú mèo con” cùng tung bắt bóng. Mèo con được đùa nghịch và rất thích chơi bóng qua trò chơi vận động “Bong bóng bay”. Ảnh 1: Cô và trẻ chơi “Bong bóng bay”. - Ngoài ra tôi còn sử dụng trò chơi vận động “Bong bóng bay” vào giờ hoạt động ngoài trời tạo hứng thú cho trẻ và trẻ chơi đoàn kết vui vẻ với bạn. Ảnh 2: Cô và trẻ chơi “Bong bóng bay” giờ hoạt động ngoài trời. 2.Trò chơi : Bé thích thể thao. ( Thơ sưu tầm ) Mời bạn ra đây. Cùng chơi vui vẻ. Bé nào muốn khỏe. Ta cùng bơi nhé. Bơi nào ? Bơi nào ? Còn ai muốn cao. Nhảy lên bắt bóng. Nhảy cao ? Nhảy cao ? Muốn làm cầu thủ. Phải chạy cho nhanh Chạy nhanh chạy nhanh. Chuẩn bị đôi chân. Cùng sút bóng nào. Bé thích thể thao. Bé vui bé khỏe. * Mục đích- yêu cầu . - Phát triển kĩ năng vận động cơ tay, chân. - Tập nói các câu thơ vần và kết hợp vận động. - Hiểu được động tác của một số môn thể thao. * Chuẩn bị. - Sân tập bằng phẳng sạch sẽ. - Trẻ thuộc lời bài hát. * Luật chơi. - Trẻ vận động những thao tác đúng nhịp của bài thơ. * Cách chơi. - Trẻ đứng thành một vòng tròn, vừa làm động tác vừa đọc từng câu của bài thơ. Lời thơ. Động tác. - Mời bạn ra đây. - Trẻ đi vòng tròn - Cùng chơi vui vẻ. - Hai tay đưa ra trước vỗ tay. - Bé nào muốn khỏe. - Đưa hai tay thẳng lên cao. - Ta cùng bơi nhé. - Hai tay lần lượt đưa lên cao làm động Bơi nào ? Bơi nào ? tác bơi. Đến hết câu thơ “Bơi nào” - Trẻ nhảy bằng hai chân. Tay đưa lên - Còn ai muốn cao. cao bắt bóng. Đến hết câu thơ “Nhảy Nhảy lên bắt bóng. cao” Nhảy cao ? Nhảy cao ? - Trẻ dậm chân tại chỗ. - Muốn làm cầu thủ. - Trẻ chạy theo vòng tròn - Phải chạy cho nhanh. Chạy nhanh chạy nhanh. - Trẻ đứng yên tại chỗ - Chuẩn bị đôi chân. - Trẻ đưa chân làm động tác sút bóng - Cùng sút bóng nào. - Bé thích thể thao. - Bé vui bé khỏe. vào giữa vòng tròn. - Trẻ dậm chân tại chỗ. - Trẻ vừa dậm chân vừa vỗ tay. *Kết quả sử dụng . - Tôi đã sử dụng trò chơi vận động này vào nội dung tháng “ Động vật, mùa hè, gia đình ”. - Với nội dung tháng “ Gia đình ” tôi dạy bài : Đi bước vào các ô. Trò chơi vận động: Bé thích thể thao. - Trẻ hứng thú khi được đóng vai “ những vận động viên nhí ” cùng thi đua qua bài tập “Đi bước vào các ô” và được làm những vận động viên nhí chơi những môn thể thao ưa thích với trò chơi vận động “Bé thích thể thao ” . Ảnh 3: Cô và trẻ chơi “Bé thích thể thao” - Ngoài ra tôi còn sử dụng trò chơi vận động “Bé thích thể thao ” vào giờ hoạt động ngoài trời tạo hứng thú cho trẻ và trẻ chơi đoàn kết vui vẻ với bạn. Ảnh 4: Cô và trẻ chơi “Bé thích thể thao” giờ hoạt động ngoài trời. 3. Trò chơi : Ngôi nhà thân yêu. ( Thơ sưu tầm ) Mái nhà che nắng che mưa. Bức tường cao ngất chắn mưa tối ngày. Cửa sổ hứng nắng vào nhà. Cửa đi để mở người, xe ra vào Ống khói vươn thẳng lên cao. Vườn hoa trước cửa ngôi nhà đẹp xinh. * Mục đích – yêu cầu . - Phát triển kĩ năng vận động tay. - Hiểu được đặc điểm của ngôi nhà. - Tập nói các câu văn vần và kết hợp vận động phù hợp. * Chuẩn bị. - Sân tập bằng phẳng sạch sẽ. - Trẻ thuộc lời bài hát. * Luật chơi. - Trẻ vận động những thao tác đúng nhịp của các câu văn. * Cách chơi. - Trẻ đứng thoải mái trên sàn nhà, nghe, quan sát, đọc theo và làm động tác cùng cô. Lời thơ Động tác - Mái nhà che nắng che mưa. - Hai tay để trên đầu các ngón tay chụm vào nhau. - Bức tường cao ngất chắn mưa tối - Hai tay đưa sang ngang hạ xuống. ngày - Cửa sổ hứng nắng vào nhà. - Hai tay đưa về phía trước. - Cửa đi để mở người xe ra vào. - Hai tay gập trước ngực. - Ống khói vươn thẳng lên cao. - Hai tay đưa lên cao - hạ xuống. - Vườn hoa trước cửa ngôi nhà đẹp - Trẻ vỗ tay trước ngực. xinh. *Kết quả sử dụng . - Tôi đã sử dụng trò chơi vận động này vào nội dung tháng “Mùa hè, gia đình”. - Với nội dung tháng “Mùa hè” tôi dạy bài : Bò trong đường hẹp. Trò chơi vận động: Ngôi nhà thân yêu. - Trẻ rất hứng thú khi được đi chơi qua bài tập “Bò trong đường hẹp” để vào vườn hoa và đến được ngôi nhà của mình qua trò chơi vận động “Ngôi nhà thân yêu”. Ảnh 5: Cô và trẻ chơi “Ngôi nhà thân yêu” - Ngoài ra tôi còn sử dụng trò chơi vận động “Ngôi nhà thân yêu” vào giờ hoạt động ngoài trời tạo hứng thú cho trẻ và trẻ chơi đoàn kết vui vẻ với bạn. c/Biện pháp 3 : Sáng tác trò chơi. - Để giúp cho trẻ hoạt động tích cực ở giờ chơi cho nên tôi đã sáng tác thêm trò chơi phát triển vận động cho trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động được tự do khám phá theo ý thích, giúp trẻ phát triển nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức, kĩ năng của trẻ được củng cố và bổ sung. - Trẻ ở lứa tuổi 24 - 36 tháng còn ưa hoạt động một mình, không tham gia vào các hoạt động nhóm nên tôi sáng tác trò chơi này nhằm thu hút trẻ giúp trẻ làm theo yêu cầu của cô bước đầu gần gũi trẻ để cho trẻ tham gia vào các hoạt động nhóm chơi hoàn thành được vận động Trò chơi : Chở hàng. * Mục đích- yêu cầu. - Phát triển kĩ năng vận động đi. - Phát triển phản xạ nhanh và rèn cơ chân cho trẻ. * Chuẩn bị. - Sân tập bằng phẳng sạch sẽ. - Xe được làm từ thùng giấy. Ảnh 6: xe làm từ thùng giấy * Luật chơi. - Trẻ nhặt đồ chơi vào xe khi xe đầy trẻ đẩy xe đi xung quanh phòng. * Cách chơi. - Cô đặt xe ở giữa phòng và đưa cho trẻ một số đồ chơi để trẻ thả vào hộp. Khi xe đầy trẻ đẩy xe đi xung quanh phòng theo ý thích của trẻ, sau đó trẻ lấy đồ chơi ra khỏi xe, xếp vào rổ và đẩy xe về vị trí cũ. *Kết quả sử dụng . - Tôi đã sử dụng trò chơi vận động này vào nội dung học tháng “ Động vật, thực vật, gia đình, giao thông ” . - Với nội dung học tháng “Động vật” tôi dạy bài : Ném bóng về phía trước. Trò chơi vận động: Chở hàng. - Trẻ hứng thú khi đóng làm những bác nông dân chăm sóc cá và cho cá ăn qua bài tập “Ném bóng về phía trước”. Cá đã lớn cô và trẻ cùng đi thu hoạch cá qua trò chơi vận động “Chở hàng”. Ảnh 7: Cô và trẻ chơi “Chở hàng” - Ngoài ra tôi còn sử dụng trò chơi vận động “Chở hàng” vào giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều. Trò chơi có mang tính thi đua tạo hứng thú cho trẻ và trẻ chơi đoàn kết vui vẻ với bạn. Trò chơi : Ếch ộp. * Mục đích – yêu cầu. - Phát triển kĩ năng vận động bật nhảy. - Phát triển phản xạ nhanh và rèn cơ chân cho trẻ. * Chuẩn bị. - Sân tập bằng phẳng sạch sẽ - Mũ ếch - Lá sen bằng bìa giấy đường kính 30cm. Ảnh 8: Đồ dùng mũ ếch, lá sen. * Luật chơi. - Nghe thấy tiếng chuột kêu “ chít chít ” phải chạy nhanh vào vòng tròn. * Cách chơi. - Cách chơi 1 ( Nhóm trẻ ). Cô đặt xuống sàn lớp một số vòng ( 5 – 7 vòng ) làm lá sen gọi số trẻ lên chơi bằng số vòng . Trẻ làm những chú ếch con nhảy lên bờ dạo chơi, khi nghe thấy tiếng chuột kêu “ chít chít ” phải chạy nhanh vào vòng tròn. - Cách chơi 2 ( Cả lớp). Cô vẽ xuống sàn lớp vòng to làm hồ nước và cho cả lớp lên chơi. Trẻ làm những chú ếch con nhảy lên bờ dạo chơi, khi nghe thấy tiếng chuột kêu “ chít chít ” phải chạy nhanh vào vòng tròn to. *Kết quả sử dụng . - Tôi đã sử dụng trò chơi vận động này vào nội dung học tháng “ Động vật”. - Với nội dung học tháng “ Động vật ” tôi dạy bài : Tung bóng qua dây. Trò chơi vận động: Ếch ộp. - Trẻ hứng thú khi đóng làm chú ếch con qua bài tập “Tung bóng qua dây” . Được đi dạo chơi với trò chơi vận động “Ếch ộp” Ảnh 9: Cô và trẻ chơi “Ếch ộp” - Ngoài ra tôi còn sử dụng trò chơi vận động “Ếch ộp” vào giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều. Trò chơi có tính chất phản xạ nhanh nhậy tạo hứng thú cho trẻ và trẻ chơi vui vẻ với bạn. Ảnh 9: Cô và trẻ chơi “Ếch ộp”trong giờ hoạt động chiều 3/ KẾT QUẢ. a/ Đối với giáo viên. - Tôi đã sưu tầm và sáng tác được 5 trò chơi vận động: + Bong bóng bay. + Bé thích thể thao. + Ngôi nhà thân yêu. + Ếch ộp. + Chở hàng. - Các trò chơi này được áp dụng trong những nội dung học của tháng: + Gia đình. + Động vật. + Thực vật. + Giao thông. + Mùa hè. - Được tham gia thi giáo viên giỏi cấp trườngtôi đã áp dụng một trong số các trò chơi vào tiết dạy của mình. Ban giám hiệu nhà trường đã đánh giá cao cho tiết dạy và được đồng nghiệp rất ủng hộ. - Sau khi các bạn đồng nghiệp dự tiết dạy của tôi thấy những trò chơi mà tôi sưu tầm và sáng tác được học sinh của lớp hoạt động rất tích cực hứng thú, các bạn đã triển khai cho học sinh của lớp mình rất là tốt các cháu thích thú và chơi trò chơi vui vẻ. 2/ Đối với trẻ. - Trẻ rất hứng thú khi tham gia vào giờ học, các kỹ năng luyện tập đối với trẻ nhẹ nhàng thoải mái, những kiến thức và kĩ năng của trẻ được nâng cao rõ rệt. - Kết quả nhận thức trên trẻ đạt chất lượng hơn, 90% trẻ thực hiện tốt các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng vận động. - Trẻ được tập luyện vừa sức “chơi mà học – học mà chơi” nên cân nặng và chiều cao của trẻ phát triển rõ rệt : Đầu năm có 5 trẻ suy dinh dưỡng đến nay thì đã giảm hết trẻ suy dinh dưỡng. - Trẻ yêu trường yêu lớp nên tỉ lệ chuyên cần của lớp đạt cao. KẾT LUẬN. I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Qua các biện pháp thực hiện và kết quả đạt được tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm như sau: - Trong công tác giảng dạy, người giáo viên phải yêu nghề mến trẻ, luôn tìm tòi các biện pháp áp dụng phù hợp, mới để tạo hứng thú cho trẻ thực hiện các kĩ năng. - Giáo viên cho trẻ chơi phù hợp với khả năng của trẻ, cho trẻ chơi từ chậm đến nhanh. - Giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung cần cung cấp cho trẻ phù hợp và chính xác, nhất là áp dụng các hình thức sáng tạo, nâng cao kiến thức cho trẻ vì trẻ rất thích cái mới. - Các tiết học phải được trang bị đầy đủ dụng cụ vận động, dụng cụ đẹp, sân bãi tập và nhất là phải đảm bảo an toàn cho trẻ. - Giáo viên cần chú trọng tuyên truyền công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. II.KẾT LUẬN.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng