Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Skkn thi gvdg_2017 2018

.DOC
28
507
68

Mô tả:

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một vài kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lí lớp 7 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 3. Tác giả: Họ và tên: Dương Công Tùng Ngày tháng/năm sinh: 22/ 05/ 1977 Chức vụ, đơn vị công tác: Trường PTDTBT TH&THCS xã Vạn Thủy Điện thoại: 01666136098 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Tên đơn vị: Trường PTDTBT TH&THCS xã Vạn Thủy Địa chỉ: Thôn Nà Thí, Vạn Thủy – Bắc Sơn – Lạng Sơn Điện thoại: 0253505567 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Sự quan tâm của BGH nhà trường, tổ chuyên môn. - Cơ sở vật chất cần được trang bị tương đối đầy đủ như SGK đặc biệt là hệ thống bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh địa lí… - Giáo viên cần đạt chuẩn trình độ chuyên môn được đào tạo. - Có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường và các tổ chức xã hội - Các em học sinh có tinh thần, thái độ yêu thích môn học, ham hiểu biết tích cực , tự giác học và chuẩn bị bài trước ở nhà 6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ năm học 2016 – 2017 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRUYỀN THỐNG ĐÃ, ĐANG ÁP DỤNG 1. Tích hợp trong dạy học Địa lý. Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp. Trong giáo dục tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, 1 giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. Dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Địa lý là rất quan trọng vì Địa lý là môn học nghiên cứu cả kiến thức tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội. Nhờ tích hợp kiến thức của các môn học khác, của các vấn đề nóng trong xã hội sẽ giúp các em hứng thú học tập hơn. Trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, làm quen với quá trình hoạt động nhóm, kết hợp được “học đi đôi với hành”. Để thực hiện thành công một tiết dạy thì sự chuẩn bị của giáo viên là rất cần thiết, Giáo viên ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên quan…thì việc chuẩn bị giáo án là vô cùng quan trọng: Giáo án dạy học tích hợp không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo. Thiết kế giáo án giờ học theo chủ đề tích hợp phải bám chặt vào những kiến thức các bộ môn có liên quan, phải bảo đảm nội dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học. Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri thức bộ môn mình dạy với các quan điểm tích hợp phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp. 2 Để dạy học theo chủ đề tích hợp đạt hiệu quả cũng cần có sự phối hợp của học sinh, vì thế giáo viên giao cho các em về nhà tìm hiểu, nghiên cứu trước bài học, các nội dung kiến thức cần tích hợp... Đối với các bài có yêu cầu tích hợp thì giáo viên phải xác định nội dung cần tích hợp cho phù hợp hợp, cách tích hợp như thế nào? Giáo viên phải biết chọn lọc kiến thức để thực hiện tích hợp trong bài dạy nhằm giúp các em nắm chắc, hiểu sâu hơn kiến thức môn học Địa lý và các môn học liên quan. Trong dạy học tích hợp, học sinh được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, các em phải trực tiếp quan sát, thảo luận, làm bài tập, giải quyết nhiệm vụ đặt ra theo cách nghĩ của mình, tự lực tìm kiếm nhằm khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp xếp. Học sinh cần phải tiếp nhận đối tượng qua các phương tiện nghe, nhìn,...và phân tích đối tượng nhằm làm bộc lộ và phát hiện ra các mối quan hệ bản chất, tất yếu của sự vật, hiện tượng. Từ đó, các em vừa nắm được kiến thức vừa nắm được phương pháp thực hành. Như vậy, giáo viên không chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn các thao tác thực hành. Hoạt động nào cũng cần có kiểm soát, trong dạy học cũng vậy, giáo viên cũng cần có sự kiểm soát, củng cố những nhận thức đúng, uốn nắn những nhận thức chưa đúng. Việc kiểm soát sự thực hiện qua thông tin, tự đánh giá, điều chỉnh 2. Những ưu điểm. Sử dụng kiến thức tích hợp trong dạy học Địa lý sẽ làm cho quá trình học tập có ý nghĩa; Xác định rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn. Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống, lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học, tránh những kiến thức, kỹ năng trùng lặp; Các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh; Có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên môn. Sau mỗi tiết dạy, khi vận dụng các phương pháp này thì tôi cảm thấy rất tự tin và thỏa mãn hơn, thông qua môn học, bài học giáo dục các em được nhiều vấn đề trong xã hội như dân số, môi trường... giáo viên truyền đạt được cho học sinh hệ thống kiến thức mở rộng và nâng cao khá phong phú, đa dạng, các em học tập say mê hơn, thích thú hơn. 3 Khơi dậy trong các em niềm đam mê khám phá, phát huy tính độc lập, sáng tạo ở học sinh chính vì thế chất lượng bộ môn ngày càng được nâng cao, các kỹ năng sống các em ngày càng tốt hơn. Giáo viên chủ động về phương pháp và kiến thức trong mỗi bài dạy. Học sinh nắm chắc kiến thức, có hệ thống, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. Giúp các em chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức. 3. Những hạn chế. Tuy nhiên khi thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp cũng gặp phải những khó khăn như: Còn mới đối với nhà trường, với giáo viên, với phương diện quản lý, tâm lý học sinh và phụ huynh học sinh. Nhiều em học sinh xem môn Địa lý là môn phụ, học thuộc nhiều nên còn sao nhãng trong việc học tập Mô ̣t số ít giáo viên chưa xác định rõ trọng tâm kiến thức, chưa có kinh nghiệm lồng ghép các môn học trong tiết dạy để làm cho tiết dạy hứng thú hơn. Lượng kiến thức trong một bài dạy nhiều song thời gian cho mỗi tiết học thì ít, đời sống giáo viên còn thấp, học sinh ít hứng thú với các môn xã hội... Vận dụng phương pháp này sẽ gặp không ít khó khăn đối với những giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vì ở những vùng này điều kiện về cơ sở vật chất và các thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế. Phương pháp dạy học trên sẽ khó khăn cho những giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong dạy học, vì ngoài nắm chắc kiến thức bộ môn còn phải hiểu và nắm kiến thức của các môn học mà mình ý định tích hợp. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do nhiều người chưa nhận thức đúng, đầy đủ vai trò vị trí của bộ môn Địa lý. Sự lạc hậu về phương pháp dạy học, sự lười biếng suy nghĩ tìm tòi, vận dụng, sáng tạo của không ít giáo viên và học sinh. Nhiều giáo viên chưa quán triệt vận dụng linh hoạt các nguyên tắc phương pháp dạy học, thiếu đầu tư tâm sức thời gian cho tìm hiểu tư liệu, cập nhật thông tin, không trú trọng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh gây hứng thú ham mê tìm tòi vận dụng trong học tập của học sinh, soạn giảng qua loa đại khái 4 để rồi lên lớp “Thầy đọc giáo án – trò ngán vô cùng!”. Trong thực tế không ít giáo viên còn quá rập khuôn trong bài giảng nên dẫn đến sự khô khan và thiếu sinh động. Mặt khác, việc tích cực chủ động và tìm tòi tài liệu ở học sinh còn hạn chế, các em chưa nắm bắt kịp thời các thay đổi về kinh tế xã hội của đất nước. Trong các bài giảng quá nặng về phân tích lý thuyết, không định hướng thực tiễn và hành động. Thiếu và yếu trong phát triển kỹ năng, lý thuyết và thực hành tách rời nhau ít có mối quan hệ. III. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Tính mới, tính sáng tạo: Ngày nay công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi, nhờ vậy mà giáo viên và các em học sinh có rất nhiều thuận lợi trong việc thu thập tài liệu học tập nói chung và môn Địa lý nói riêng. Môn Địa lý là môn học nghiên cứu tổng thể cả về tự nhiên lẫn kinh tế xã hội và các kiến thức ( Đặc biệt là các số liệu) thay đổi liên tục vì thế vấn đề cập nhật kiến thức qua mạng, qua các phương tiện thông tin đại chúng là vô cùng quan trọng. Các kiến thức, số liệu luôn thay đổi nên học sinh càng hứng thú hơn, quan tâm nhiều hơn đến môn học Mặt khác nhiều em học sinh có hứng thú và đam mê môn Địa lý vì vậy trong các tiết học các em rất hứng thú và say mê học tập. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với công tác giáo dục nên trường lớp ngày càng khang trang, trang thiết bị dạy học ngày càng phong phú hơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp, nhưng ở không ít trường đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu cho dạy và học của giáo viên và học sinh. Dạy học theo quan điểm tích hợp đã góp phần xóa bỏ được lối dạy học khép kín tách biệt nhà trường với thế giới bên ngoài, cô lập kiến thức, kỹ năng vốn có liên hệ với nhau, bổ sung cho nhau. Những tiết học dạy theo chủ đề tích hợp đã mang lại cho học sinh hứng thú, phát huy được tính tích cực, sáng tạo giúp các em gắn kết kiến thức lý thuyết với thực hành. Sau đây là một chủ đề tích hợp mà tôi đã thực hiện ở môn Địa lí lớp 7: 1.1. Chủ đề tích hợp giáo dục về dân số ( Địa lí 7: bài 1, 2, 4, 10, 11) 5 * Bài 10: DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG (Địa lí 7 ) 1. Dân số: HS quan sát bản đồ “ Phân bố dân cư thế giới” ( 2.1) và trả lời các câu hỏi: H 1.2 - Lược đồ phân bố dân cư thế giới. - Trong 3 đới môi trường khí hậu, dân cư tập đông ở đới nào? Tại sao có sự phân bố đó? - Dân cư đới nóng phân bố tập trung ở những khu vực nào? + 50% dân số thế giới sống ở đới nóng, tập trung ở Đông Nam Á, Nam Á, Tây Nam Phi, Đông Nam Braxin. + Với 1/2 nhân loại tập trung ở 4 khu vực trên sẽ tác động như thế nào đến tài nguyên và môi trường? ( Tài nguyên cạn kiệt: đất, rừng, biển, khoáng sản… môi trường bị xuống cấp tác động nhiều mặt đến TN và XH) HS quan sát H1.4 . Cho biết tình trạng gia tăng dân số hiện nay ở các nước đang phát triển của đới nóng? 6 + Dân số tăng nhanh, bùng nổ dân số sẽ tác động xấu đến tài nguyên và môi trường. - Tài nguyên, môi trường bị xuống cấp, dân số thì bùng nổ dẫn đến tình trạng gì? GV bổ sung: 1/2 dân cư thế giới tập trung ở đới nóng và tập trung ở những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt như ĐNA, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Bra-xin,...việc tập trung đông dân ở đới nóng dẫn đến những tác động xấu vào môi trường và tài nguyên. Giữa thế kỉ XX ở những khu vực này lại có sự bùng nổ dân số đưa đến những hậu quả nghiêm trọng đối với phát triển kinh tế, đời sống con người và tài nguyên môi trường 2. Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường H 10.1 - Biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số và lương thực ở châu Phi từ năm 1975 đến năm 1990 7 - HS quan sát biểu đồ và so sánh sự gia tăng tự nhiên của dân số và lương thực? Bình quân lương thực giảm do nguyên nhân nào? (Dân số tăng nhanh hơn sản lượng lương thực dẫn đến thiếu ăn do đó người dân phải phá rừng để tăng diện tích canh tác dẫn đến diện tích rừng thế giới ngày càng bị thu hẹp, tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường ngày càng suy thoái…) - Phân tích bảng số liệu dân số và rừng ở Đông Nam Á từ năm 1980 - 1990 và trả lời : Năm 1980 1990 Dân số ( triệu người) 360 442 Diện tích rừng (triệu ha) 240,2 208,6 + Dân số tăng hay giảm? Diện tích rừng tăng hay giảm? - Cho nhận xét về tương quan giữa dân số và diện tích rừng? - Nêu những tác động của dân số đến môi trường? Dân số tăng nhanh làm cho tài nguyên bị cạn kiệt (rừng bị thu hẹp, đất trồng bạc màu, môi trường ô nhiễm…), kinh tế chậm phát triển, chất lượng cuộc sống thấp. - Cho biết những biện pháp tích cực để bảo vệ tài nguyên và môi trường? ( Việc giảm gia tăng dân số, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường) 1.2. Chủ đề tích hợp giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học ( Địa lí 6: bài 27, Địa lí 7: bài 22, Địa lí 8: bài 38, Đia lí 9: bài 2….) * Bài 27- Địa lý 6: Lớp vỏ sinh vật- các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên Trái Đất Mục 2: Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật GV: Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố thực, động vật? + HS: Địa hình, khí hậu, nguồn nước..... - Trong các nhân tố đó nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất? ( Nhân tố khí hậu) 8 - Thực tế khí hậu toàn cầu hiện nay như thế nào? + HS: Do nhiều nguyên nhân mà khí hậu toàn cầu hiện nay đang có sư thay đổi: Nhiệt độ Trấi Đất nóng lên, băng ở hai cực tan ra, mực nước biển dâng lên...Theo dự báo, nếu không có biện pháp hữu hiệu để giảm bớt lượng khí nhà kính, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm từ 1,8 đến 6,4 độ C vào năm 2100, lượng mưa sẽ tăng thêm 5-10%, băng ở hai cực và trên các núi cao chảy nhiều hơn, mực nước biển sẽ dâng cao khoảng 70-100 cm. Nước biển dâng lên gây xói mòn bờ biển, ngập lụt vùng ven bờ, làm suy thoái đất ngập nước, nước mặn xâm nhập, giết chất các loài thực vật, động vật nước ngọt. Chúng ta biết rằng, các loài sinh vật muốn phát triển một cách bình thường cần có một môi trường sống phù hợp, tương đối ổn định về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thức ăn, nguồn nước...và cộng đồng các loài sinh vật trong nơi sống đó. Chỉ một trong những nhân tố của môi trường bị biến đổi, sự phát triển của một loài sinh vật nào đó sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có thể bị nhiệt vong, tuỳ vào mức độ biến đổi nhiều hay ít. Vì thế chúng ta phải bảo vệ tài nguyên sinh vật, bảo vệ môi trường sống của chúng ta * Bài 22- Địa lý 7 Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh Mục 2: Việc nghiên cứu và khai thác môi trường Giáo viên tiến hành giáo dục tích hợp theo trình tự sau: 9 - Dựa vào kiến thức sách giáo khoa em hãy cho biết hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh là gì? (Khai thác dầu mỏ, khoáng sản quý, đánh bắt và chế biến cá voi....) - Việc đánh bắt động vật quý hiếm qúa mức để lấy thịt, da.....dẫn đến hậu quả gì? - HS: Có nguy cơ cạn kiệt, nhiều loài thú có lông quý và cá voi đứng trước nguy cơ tuyệt chủng - Trước tình trạng đó chúng ta cần có những biện pháp gì để bảo vệ các loài động vật từ biển, bảo vệ sự đa dạng sinh học biển? (Việc đánh bắt động vật quá mức ở môi trường đới lạnh nói riêng và các môi rường tự nhiên khác đã dẫn tới hậu quả các loài động vật, sinh vật biển có nguy cơ cạn kiệt, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng. Đối với môi trường đới lạnh sự giảm sút nghiêm trọng của cá voi đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong tự nhiên, đó là quần thể tôm tép dẫn đến tình trạng quá dư thừa vì nguồn thức ăn của các voi là tôm tép vì thế tổ chức hoà bình thế giới đã đưa ra các biện pháp bảo vệ cá voi xanh, chống các tàu săn bắt cá voi trên biển.) * Bài 38- Địa lý 8 Đặc điểm sinh vật Việt Nam Mục 2: Bảo vệ tài nguyên rừng - Dựa vào kiến thức SGK và kiến thức thực tế em hãy nêu hiện trạng tài nguyên rừng nước ta hiện nay như thế nào? + HS trả lời: Rừng nguyên sinh còn lại rất ít.  Tỷ lệ che phủ rừng thấp, chỉ đạt 33-35% S đất tự nhiên.  Chất lượng rừng giảm sút. - Nguyên nhân vì sao diện tích rừng suy giảm? + Hs trả lời-> Gv kết luận và cho các em quan sát một số bức tranh về nguyên nhân giảm diện tích rừng 10 1. Cháy rừng 2. Chiến tranh hủy diệt - Hậu quả của việc giảm diện tích rừng là gì? 11 - Biện pháp bảo vệ rừng? . Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc tu bổ, tái tạo rừng. . Sử dụng hợp lý rừng đang khai thác. . Bảo vệ đặc biệt khu rừng trồng phòng hộ đầu nguồn,các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. . Thực hiện nghiêm chỉnh luật lâm nghiệp . Tăng cường lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng. . Nâng cao chất lượng cuộc sống, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho mọi đối tượng. Mục 3: Bảo vệ tài nguyên động vật - Hiện trạng hệ động vật ở nước ta hiện nay? + Hs trả lời:  Có 9 loài đã tuyệt chủng: tê giác 2 sừng, bò xám, cá sấu hoa cà, cầy rái lá,...  Có 418 loài động vật đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên, tăng 167 loài so với thời điểm năm 1992. Trong đó có 116 loài động vật được coi là “ rất nguy cấp”.  Có 365 loài cần được bảo vệ khỏi nguy cơ tuyệt chủng như cá mòi, vọc đầu trắng, cá cháy...  Nhiều nguồn gen động vật quý hiếm bị mất đi  Nguồn sinh vật dưới nước cũng giảm sút rõ rệt. GV cho hs qua sát một số loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng Hổ Việt Nam Sao La Tê giác 12 Sếu đầu đỏ Voọc mũi hếch Gà rừng - Nguyên nhân làm giảm tài nguyên động vật - Biện pháp bảo vệ tài nguyên động vật? + HS trả lời:  Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ động vật.  Không chặt phá rừng, săn bắn động vật quý hiếm.  Xây dựng nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.  Tăng cường các biện pháp xử lý các hành vi khai thác, buôn bán động vật trái phép 13  Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ sinh học để nhân giống những động vật quý hiếm - Với cương vị là một người học sinh, em cần làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật ở địa phương mình? Kể một tấm gương tốt về bảo vệ tài nguyên sinh vật ở địa phương mà em biết? + GV cho học sinh tự do trả lời những suy nghĩ, ý kiến của các em... GV: Rừng Việt Nam là “cái nôi đa dạng sinh học” của đất nước và là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới. Vì thế chúng ta cần phải bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên động vật - Giáo dục học sinh bảo vệ sự đa dạng sinh học qua các hoạt động ngoài tiết học như tổ chức cho học sinh tham gia các chiến dịch xanh hoá trong nhà trường như trồng cây, chăm sóc cây, tổ chức các cuộc thi vẽ, tìm hiểu đời sống hoạt động của các loài động vật quanh em như tổ chức trò chơi địa lý, câu lạc bộ địa lý....qua đó lồng ghép giáo dục bảo vệ sự đa dạng sinh học và bảo vệ sự đa dạng sinh học tại địa phương: - Thực tế tài nguyên động, thực vật ở địa phương em hiện nay như thế nào? Nguyên nhân? Biện pháp khắc phục? + HS: Ở địa phương em hiện nay tài nguyên rừng suy giảm nhiều, các loài động vật ngày càng ít đi và có một số loài có nguy cơ tuyệt chủng Nguyên nhân: + Con người đã chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, chặt rừng để lấy gỗ, củi, để lấy đất trồng các cây công nghiệp như cà phê, cao su, tiêu.... + Săn bắt động vật bừa bãi. Một số người vì lợi nhuận trước mắt, họ đã tàn phá tới môi trường tự nhiên, làm mất cân bằng trong hệ sinh thái. Một số loài động vật vì không có “ ngôi nhà” để ở nó trở nên hung dữ hơn, nó có thể quay lại tấn công cả con người như voi ở Tây Nguyên..... - Biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học: + Trồng rừng, bảo vệ và chăm sóc rừng + Khai thác rừng hợp lý 14 + Tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học + Cấm săn bắt động vật bừa bãi đồng thời xây dựng nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia để bảo vệ sinh vật và sự đa dạng của sinh vật + Xử lý nghiêm khắc những người cố tình vi phạm - Đối với địa phương em đang sinh sống bảo vệ rừng có vai trò như thế nào? + HS: Là địa phương miền núi nên bảo vệ rừng có vai trò rất quan trọng để phòng chống thiên tai, chống xói mòn, sạt lở đất… 1.3. Chủ đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ( Địa lí 7: bài 1, 10, 17, 21, 22, 23) * Bài 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA 1. Ô nhiễm không khí 2. Ô nhiễm nước * Hình thức hoạt động: Thảo luận theo nhóm. Các nhóm cùng trao đổi và điền vào phiếu học tập các nội dung theo yêu cầu. 15 Một số hính ảnh về ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa Một số hính ảnh về ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hòa - GV chia lớp làm 4 nhóm học tập - GV phát phiếu học tập cho học sinh đã kẻ sẵn như sau: (Thời gian thảo luận là 5 phút). * Nhóm 1, 2: Nêu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục của ô nhiễm không khí 16 Ô nhiễm không khí Nguyên nhân Hậu quả Biện pháp khắc phục * Nhóm 3,4: Nêu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục của ô nhiễm nước, nước biển. Ô nhiễm nước sông Ô nhiễm nước biển Nguyên nhân Hậu quả Biện pháp khắc phục - GV chọn một số phiếu học tập đã hoàn thành dán lên bảng cho cả lớp theo dõi và xác định đúng sai để bổ sung ý kiến (nếu có). Các phiếu học tập còn lại GV thu phiếu để kiểm tra kết quả bài làm của các em. - Sau đó GV chuẩn xác kiến thức theo bảng sau: * Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục của ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí Nguyên nhân - Khói bụi từ các nhà máy, động cơ giao thông và hoạt động sinh hoạt của con người đã thải vào không khí. - Tạo nên những trận mưa A xít, làm tăng hiệu ứng nhà kính, Hậu quả khiến cho Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao. - Khí thải còn làm thủng tầng ô dôn. - Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ bầu khí quyển của Biện pháp khắc phục người dân. - Trong sản xuất công nghiệp giảm thiểu lượng khí thải vào khí quyển bằng cách sử dụng kĩ thuật công nghệ cao. - Trồng rừng và bảo vệ rừng…… 17 * Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục của ô nhiễm nguồn nước Ô nhiễm nước sông Ô nhiễm nước biển - Hóa chất từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra. - Lượng phân bón hóa học Nguyên và thuốc trừ sâu dư thừa nhân trên đồng ruộng, cùng với các chất thải nông nghiệp, - Do váng dầu từ hoạt động khai thác và vận chuyển dầu. - Các chất độc hại từ sông ngòi chảy ra biển… sinh hoạt của con người … - Làm chết ngạc các sinh - Làm chết ngạt các sinh vật sống ở Hậu quả vật sống ở trong nước, thiếu trong nước biển. nước sạch cho sản xuất và - Gây ra hiện tượng thủy triều đen, đời sống. Biện pháp khắc phục thủy triều đỏ….. - Xử lí các nguồn nước thải trước khi đổ ra sông, biển. - Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ sự trong sạch của nước sông, biển…. Ngoài việc tích hợp các bài dạy thuộc cùng một chủ đề thì vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường còn có thể tích hợp với các môn học khác như: Môn Sinh học - Rác thải khó phân hủy lẫn vào đất cản trở quá trình sinh trưởng các loài thực vật dẫn đến hiện tượng xói mòn. - Rác thải làm tắc nghẽn hệ thống cống rãnh -> tăng khả năng ngập lụt, kí sinh trùng phát sinh (tăng dịch bệnh). - Rác thải trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. - Khí độc khi đốt rác thải là nguyên nhân của các bệnh: ung thư phổi, khó thở, nôn ra máu, giảm khả năng miễm dịch, dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh,…v.v… 18 - Bệnh tật là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người. Vậy mà chính hành động của con người đã giết chết con người. Nói vậy cũng không ngoa, cái chết từ từ mà họ gián tiếp mang đến là những hệ lụy của việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp một cách chưa đúng đắn. Mặt khác do ý thức của người dân không tốt nên họ “tiện tay” vứt ngay rác thải vào những khu vực xung quanh làm ảnh hưởng đến mĩ quan của môi trường và chính sức khỏe của họ. Nếu người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước bẩn , hay sống gần những nơi bị ô nhiễm sễ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh đau mắt hột,…bởi vì nước bẩn là nơi sinh sống của không biết bao nhiêu loại vi khuẩn gây bệnh. Ao tù, nước đọng còn là nơi cư trú của nhiều loại ấu trùng, điển hình là ấu trùng của muỗi! Những ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Điều này khiến cho con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Hay một ví dụ nghiêm trọng khác: nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm nguồn nước. Điển hình như “làng ung thư” Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. - Những chất thải công nghiệp như khí thải nhà máy, khói xe… của các khu đô thị lớn này nói riêng và của thế giới nói chung cũng là nguyên nhân chủ yếu gây 19 ra các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, hen suyễn, hay nặng hơn là ung thư. Chỉ riêng ở Việt Nam hàng năm đã có khoảng 16.000 người chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Trong khi đó, cây xanh vị cứu tinh của chúng ta lại bị chặt phá vô tội vạ để phục vụ cho lợi ích kinh tế của nhiều người. - Môn Hóa học : Ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái: SO2 và các oxit nitơ làm hủy diệt các khu rừng và các cánh đồng, làm độ PH giảm trong đất hoặc khói bụi do các phương tiện giao thông thải ra lẫn với sương mù tạo nên sự ngột ngạt, gây nhiều bệnh cho con người, làm giảm ánh sáng mặt trời mà ánh sáng mặt trời rất cần cho thực vật để thực để thực hiện quá trình quang hợp của cây xanh. Mà cây xanh là nguồn cung cấp O2 chính của con người. Điều này gây mất mát lớn cho cuộc sống. Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như : CO2, SO2, CO, N2O, CH4, CFC…Chính những khí thải độc hại của nhà máy, xe cộ… đã góp phần không nhỏ trong việc xả ra các khí độc này. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan