Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn tích hợp kiến thức thực tiễn trong bài dạy học học hữu cơ lớp 11, 12...

Tài liệu Skkn tích hợp kiến thức thực tiễn trong bài dạy học học hữu cơ lớp 11, 12

.DOC
25
205
119

Mô tả:

CỘNG HÒ XA HỘI CHU NGHÌ VIỆT ǸM Đô ̣c lâ ̣p – Tư d –Hạn pnhc GIẢI PHAP HỮ ICH “ TICH HƠP KIÊN THƯC THỰC TIỄN TRONNG ÀII DẠY HÒ HỌC HỮ CƠ LỚP 11, 12 ”. PHÂN I: MỞ ĐẪ 1. Họ và tệ tac gia: Nguyệ̃ Tni Ạn 2. Cnức vụ : Tổ trượg cnuyêệ ôộ Hó Học 3. Đợ vi cộg tac: Trưựg THPT Tậ Hà̀ Lâô Hà̀ Lâô ĐĐộg 4. Lý d cnọ̣ đề tài : Định hướng chương trình giáo dục phổ thông với mục tiêu là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; ….(Luật giáo dục 2005). Quyết định số 16/2006/QĐ. BGD & ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nêu: Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. Mặt khác, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến học sinh được học cái gì đến chỗ quan tâm đến học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đạt các mục tiêu đó thì khâu đột phá là đổi mới phương pháp giáo dục từ lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực”. Làm cho “nọc” là quá trình kiến tạo: tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin,…Học sinh tự mình hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. “Dayê” là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh: cách tự học, sáng tạo, hợp tác,…dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai…Giúp học sinh nhận thức được những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân và cho sự phát triển xã hội. 1 Với bộ môn hóa học, định hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng được coi trọng đó là: quan tâm và tạo mọi điều kiện để học sinh trở thành chủ thể hoạt động sáng tạo trong giờ học; để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng về hóa học bằng nhiều biện pháp như: + Khai thác đặc thù bộ môn tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú. + Đổi mới hoạt động học tập của học sinh và tăng thời gian dành cho học sinh hoạt động trong giờ học. + Tăng mức độ hoạt động trí lực, chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh như: thường xuyên sử dụng tổng hợp các phương pháp dạy học phức hợp.v.v.. Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn hóa học, tôi thấy để có chất lượng giáo dục bộ môn hóa học cao, người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các hiện tượng hóa học thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi chọn đề tài “tích hợp kiến thức thực tiễn trong bài dạy hóa học hữu cơ lớp 11,11”.h 5. Pnaô vi ̣gniệ cứu: Các bài dạy trong chương trình hóa học hữu cơ lớp 11,12. Xây dựng hệ thống một số hiện tượng hóa học thực tiễn cho các bài giảng trong chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 và 12. Vận dụng hệ thống các hiện tượng đã xây dựng để dạy học chương trình hóa 11, 12 nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi trường, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn hóa học. 6. Tnưi gị́ ̣gniệ cứu Đề tài bắt đầu được nghiên cứu từ tháng 01 năm 2015 7 . Nniêô ̣ vụ ̣gniệ cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận việc đổi mới chương trình giáo dục môn hóa, phương pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tích hợp Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên hóa học 11,12. Mục tiêu chương trình hóa 11,12 để xây dựng hệ thống một số hiện tượng hóa học phát 2 huy tính tích cực, chủ động tư duy cho học sinh nhằm tăng hứng thú, say mê học tập bộ môn. Thực nghiệm dạy học bộ môn hóa 11,12. 3 PHÂN II: NỘI D̃NG 1. Cơ sơ ll luâ ̣̣: Nếu vận dụng tốt hệ thống các hiện tượng hóa học thực tiễn vào bài giảng trong chương trình hóa 11,12 sẽ làm tăng ý nghĩa thực tiễn của môn học, làm cho các bài học trở nên hấp dẫn và lôi cuốn học sinh hơn. Đồng thời góp phần nâng cao năng lực nhận thức, tự học, tích cực chủ động học tập của học sinh. Điều đó làm tăng hứng thú học tập mang lại kết quả học tập bộ môn cao hơn. Đối với học sinh THPT các em đã có nhiều định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn đã có nhưng một số em còn e ngại học môn hóa vì kiến thức rộng, khá khó. Người giáo viên dạy hóa học phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, trong đó phương pháp dạy học bằng cách khai thác các hiện tượng hóa học thực tiễn trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày để các em thấy môn hóa học rất gần gũi với các em. Giáo viên phải tổ chức được các hoạt động tự lực học tập cho học sinh theo những cơ sở lí luận sau: 1.1: Tổ cnức ndat độ̣g nượ́g ậ̃ nọc sịn nọc tập tned nượ́g tlcn nợp: Với sự bùng nổ của các thành tựu khoa học trong các lĩnh vực: Vật lí, Sinh học, Hóa học…nên chương trình đào tạo cũng được phân chia thành các mảng kiến thức tương đối tách rời, cô lập với những khái niệm chi tiết khó nhớ. Xu hướng hiện nay trong dạy học hóa học nói riêng và trong các lĩnh vực khoa học nói chung, người ta cố gắng trình bày cho học sinh thấy mối quan hệ hữu cơ của các lĩnh vực không những của hóa học với nhau mà còn giữa các ngành khoa học khác nhau như: sinh học, hóa học, toán học, vật lí,… Vl ụ: khi học vật lí ta giải thích hiện tượng: càng lên cao thì không khí càng loãng dựa vào lực hút của trái đất, thì với hóa học các em sẽ hiểu rõ hơn là do khối lượng mol các khí nặng nhẹ khác nhau nên bị hút mạnh yếu khác nhau, khí oxi có khối lượng mol nặng hơn so với khối lượng mol của không khí nên tập trung bên dưới, tầng trên chỉ còn lại các khí có khối lượng mol nhỏ như: H 2, ..ít khí oxi nên không khí loãng. Tuy nhiên để dạy theo cách tích hợp như trên, người giáo viên phải biết chọn những vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất của chương trình để giảng dạy còn phần kiến thức dễ hiểu nên hướng dẫn học sinh về nhà đọc SGK hoặc các tài liệu tham khảo. Ngoài ra giáo viên phải chọn lựa các hiện tượng thực tiễn phù hợp với nội dung bài mới tăng hứng thú, say mê học tập, tìm hiểu bộ môn. 4 Nếu người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử dụng các hiện tượng thực tiễn, ngoài giúp học sinh chủ động, tích cực say mê học tập còn lồng ghép được các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức thực tiễn đó. Đây cũng là hướng đi mà ngành giáo dục nước ta đang đẩy mạnh trong các năm gần đây. 1.2: Tổ cnức ndat độ̣g nượ́g ậ̃ nọc sịn cacn tniết lập sư liệ nệ cac ̣ội ụg nọc với tnưc tị̃. Vl ụ: Vì sao ta để muối thô trong lọ không có nắp khi sử dụng lại dễ bị chảy nước? Giai tnlcn: Muối ăn có thành phần chính là natri clorua ngoài ra còn có một số muối khác như magie clorua. Chính MgCl2 rất ưa nước, nó hấp thụ nước trong không khí và cũng rất dễ tan trong nước. 2. Tnưc trạg và giai pnap: Hóa học thuộc phạm trù các môn khoa học thực nghiệm. Mục đích của việc học tập môn hóa học là để hiểu biết hơn về các hiện tượng, các quá trình phản ứng xảy ra trong đời sống hằng ngày, bản chất và tính chất của các chất hóa học sử dụng trong các lĩnh vực đời sống, xã hội như vấn đề thực phẩm, môi trường, may mặc, các ngành công nghiệp , y tế ….Có thể nói các chất hóa học luôn được sử dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nó luôn có sự tác động hai mặt. Nếu sử dụng đúng cách, đúng khoa học sẽ mang lại nhiều lợi ích nhưng nếu lạm dụng hoặc sử dụng không khoa học, không theo đúng quy định pháp luật thì lại gây nên nhiều hậu quả to lớn. Hiện nay do sự thiếu hiểu biết về tính chất của các chất hóa học, về bản chất hóa học của các hiện tượng tự nhiên dẫn đến ý thức sử dụng hóa chất chưa cao, còn lạm dụng việc dùng hóa chất trong đời sống sản xuất đã gây nên nhiều tác động xấu trong xã hội. Học sinh học tập bộ môn hóa học còn mang tính chất đối phó với vấn đề kiểm tra, thi cử nhiều. Tình trạng học sinh có thể làm rất tốt các bài tập hóa học nhưng khi vận dụng lí thuyết để giải thích các hiện tượng thực tế thì lại lúng túng không hiểu rõ hoặc hiểu sai bản chất là rất phổ biến . Nhiều học sinh chưa thấy được sự gần gũi của hóa học với đời sống dẫn tới tâm lí học còn uể oải thiếu hứng thú trong giờ học. Những câu hỏi như “Eô knộg biết nọc nó nọc để làô gì” cũng được đặt ra. Sách giáo khoa cũng chưa liên hệ được nhiều hiện tượng và vấn đề thực tế cuộc sống vào các tiết học . Để khắc phục những hạn chế đó thì việc lồng ghép giải thích các hiện tượng hóa học trong thực tế vào bài học đặc biệt là hóa học hữu cơ sẽ giúp học sinh hứng 5 thú hơn trong học tập, có cái nhìn sâu sắc hơn về bộ môn, khắc phục được những tồn tại nêu trên đồng thời cũng đáp ứng và phù hợp với xu thế học tập bộ môn. Trong những năm gần đây Bộ GD và ĐT cũng đã tăng cường những câu hỏi liên hệ thực tế vào trong đề thi và đây cũng là một nội dung bắt buộc các trường học phải đưa vào trong ma trận cấu trúc các bài kiểm tra. Vì vậy việc lồng ghép giải thích các hiện tượng hóa học trong thực tế vào bài học sẽ đáp ứng được những yêu cầu nêu trên và giúp học sinh làm tốt những loại câu hỏi này nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. 3: Mô ̣t sô nị̀n tnức ap ụ̣g niệ̣ tượ̣g tnưc tị̃ trḍg tiết ayê : 3.1: ĐẶT TÌNH H̃ỐNG V̀ION ÀII MỚI Tiết dạy có gây sự chú ý của học sinh hay không nhờ vào người hướng dẫn (giáo viên) rất nhiều. Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ cuốn hút được sự chú ý của học sinh trong tiết dạy. 3.2: LỒNG GHÉP TICH HƠP MÔI TRƯỜNG TRONNG ÀII DẠY Vấn đề môi trường: nước, không khí, đất,...đang được con người nhắc đến rất nhiều. Trong cuộc sống hằng ngày các hiện tượng thường xuyên bắt gặp như: nước thải của một ao cá, chuồng heo, chuồng vịt...; khói bụi của các nhà máy xay lúa, các lò gạch, các cánh đồng sau thu hoạch,... có liên quan gì đến những diễn biến bất thường của thời tiết hiện nay không. Giáo viên dạy học bộ môn hóa có thể lồng ghép các hiện tượng đó vào phần sản xuất các chất, hay ứng dụng của một số chất... Ngoài việc gây sự chú ý của học sinh trong tiết dạy còn giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho từng học sinh. Tùy vào thực trạng của từng địa phương mà ta lấy các hiện tượng cho cụ thể và gần gũi với các em. 3.3: LIÊN HỆ THỰC TÊ TRONNG ÀII DẠY Khi học xong vấn đề gì học sinh thấy có ứng dụng thực tiễn cho cuộc sống thì các em sẽ chú ý hơn, tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu, để nhớ hơn. Do đó mỗi bài học giáo viên đưa ra được một số ứng dụng thực tiễn sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh. Sau đây là 7 giải pháp nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong môn Hóa học. Cụ thể như sau: Thứ nhất: Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày, thường sau khi đã kết thúc bài học hoặc khi giới thiệu vào bài mới. Cách nêu vấn đề này giúp học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học, tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ 6 suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó. Từ đó, tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo. Thứ 2: Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thường ngày qua các phương trình phản ứng hóa học cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh. Mặc dù vấn đề được giải thích có tính chất rất phổ thông. Thứ 3: Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thường ngày thay cho lời giới thiệu bài giảng mới; có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập. Thứ 4: Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua các bài tập tính toán. Cách này giúp cho học sinh khi làm bài tập lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích. Vì muốn giải được bài toán hóa đó học sinh phải hiểu được nội dung kiến thức cần huy động, hiểu được bài toán yêu cầu gì? Và giải quyết như thế nào? Thứ 5: Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học. Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học hóa học . Thứ 6: Tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường ở địa phương, gia đình … sau khi đã học bài giảng. Học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm hay những lúc bắt gặp hiện tượng, tình huống đó trong cuộc sống; giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng hóa học vào đời sống thực tiễn. Thứ 7: Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường từ đó liên hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật. Cách này làm học sinh không có cảm giác khó hiểu vì có nhiều vấn đề lý thuyết nếu đề cập theo tính đặc thù của bộ môn thì khó tiếp thu được nhanh so với gắn nó với thực tiễn hàng ngày. 4: Hê ̣ tnộg ôô ̣t sô niệ̣ tượ̣g nó nọc liệ ụ́ đệ́ nó nọc nhu cơ: 4.1. CHƯƠNG HIDRONC̀CAONN NON 7 Câu 1: Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)? Khí biogas là khí gì? Tại sao khí này được dùng để đun nấu? Giai tnlcn: Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các vật thể này thối rữa (hay quá trình phân hủy các vật thể hữu cơ) sinh ra khí metan. Người ta ước chừng 1/7 lượng khí metan thoát vào khí quyển hàng năm là từ các hoạt động cày cấy. Lợi dụng hiện tượng này người ta đã làm các hầm biogas trong chăn nuôi heo tạo khí metan để sử dụng đun nấu hay chạy máy … Khí CH4 cháy tốt và tỏa nhiệt lượng lớn. Ap ụ̣g: Đây là hiện tượng thường gặp và là cơ sở giải quyết các vấn đề về môi trường ở các địa phương chăn nuôi nhỏ lẻ. Giáo viên đưa vấn đề này vào trong phần liên hệ thực tế bài ANKAN. Câu 2: Em có biết “ Hố phun lửa ở Sài Gòn. có thể là do khí metan? Giai tnlcn: Trước đây, khu vực đường Bình Lợi là đầm lầy, có thể đã sản sinh ra khí mêtan. Loại khí này với công thức hóa học là CH 4, thường có ở các mỏ dầu, mỏ khí, mỏ than, bùn ao, đầm lầy, hầm bioga, rác thải, đường ống cống rãnh… Khí mêtan được xem là không thua khí gas, bởi tích tụ nhiều khi đạt nồng độ nguy hiểm, thoát ra ngoài, gặp nguồn nhiệt sẽ gây nổ, cháy. 4.2. CHƯƠNG HIDRONC̀CAONN KHÔNG NON Câu 1: Làm cách nào để quả mau chín ? Giai tnlcn: Từ lâu người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Tại sao vậy ? Bí mật của hiện tượng này đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu quá trình chín của trái cây. Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí etilen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả mau chín. Nắm được bí quyết đó người ta có thể làm chậm quá trình chín của trái cây bằng cách làm giảm nồng độ etilen do trái cây sinh ra. Điều này đã được sử dụng để bảo quản trái cây không bị chín nẫu khi vận chuyển xa. Ngược lại khi cần cho quả mau chín, người ta thêm etilen vào kích thích quá trình hô hấp của tế bào trái cây. Ngày nay người ta dùng khí đá cho vào thùng trái cây để làm trái cây mau chín vì khi có hơi nước khí đá tác dụng trong môi trường ẩm sinh ra etilen làm trái cây mau chín. 8 Ap ụ̣g: Đây là hiện tượng đã được sử dụng rất lâu nhưng không phải ai cũng biết giải thích được. Giáo viên có thể sử dụng hiện tượng trên liên hệ thực tế trong phần ứng dụng của etilen ở bài ANKEN. Câu 2: Chất chống dính trong chảo chống dính là gì? Nếu dùng chảo bằng gang, nhôm thường để chiên cá, trứng không khéo sẽ bị dính chảo. Nhưng nếu dùng chảo không dính thì thức ăn sẽ không dính chảo. Thực ra mặt trong của chảo không dính người ta có trải một lớp hợp chất cao phân tử. Đó là politetra floetylen (-CF2-CF2-)n được tôn vinh là “vua chất dẻo” thường gọi là “teflon”. Politetra floetilen chỉ chứa 2 nguyên tố C và F nên liên kết với nhau rất bền chắc. Teflon rất bền về mặt cơ học và hóa học nên chống bám rất tốt. Ap ụ̣g: Liên hệ thực tế trong phần ứng dụng của etilen ở bài Anken. Câu 3: Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết ? Giai tnlcn: Đất đèn có thành phần chính là canxicacbua CaC 2, khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hiđroxit: CaC2 + 2H2O  C2H2 + Ca(OH)2 Axetilen có thể tác dụng với nước tạo ra anđehit axetic, chính chất này làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết Ap ụ̣g: Câu hỏi này có thể áp dụng trong bài Ankin. Câu 4: Tại sao axetilen lại được dùng làm đèn xì hàn cắt kim loại? Axetilen cháy trong O2 tạo ra ngọn lửa có nhiệt độ khoảng 3000 0C nên được dùng trong đèn xì axetilen-oxy dùng để hàn và cắt kim loại. 2C2H2 + 5O2  4CO2 + 2H2O + Q Tại sao không đốt axetilen trong không khí mà phải dùng oxy trong bình? Đó là do khi đốt axetilen trong không khí (chỉ chiếm khoảng 20% thể tích là oxy) nên phản ứng cháy không mãnh liệt, nhiệt lượng tỏa ra không lớn. Ap ụ̣g: Giáo viên dùng hiện tượng này mở rộng cho phần điều chế nhằm cũng cố lại tính chất của axetilen ở bài Ankin. 4.3. CHƯƠNG HIDRONC̀CAONN THƠM Câu 1: Kekule đã tìm ra công thức cấu tạo của benzen tình cờ như thế nào? Khi học về bài BENZEN (ở lớp 11), ở cấu trúc của phân tử benzen, giáo viên có thể kể cho học sinh nghe một giai thoại về Kekule : Một lần, Kekule ngồi trên xe buýt ở London và nghĩ mãi mà chưa tìm ra được một cấu tạo nào tương ứng với 9 tính chất của benzen. Ông mơ màng nhìn ra ngoài xe và chợt thấy trên cành cây ở công viên có sáu con khỉ, con nọ đánh đu vào chân con kia thành vòng sáu cạnh. Trong khi nô đùa, có lúc các chú khỉ bám với nhau bằng cả hai chân hai tay, có lúc lại chỉ bằng một cặp tay chân. Một tia chớp nảy ra trong đầu ông : - “Phải chăng sáu nguyên tử cacbon trong benzen cùng liên kết với nhau giống như sáu chú khỉ con vui vẻ kia ?”  Kekule đã xác định được cấu trúc vòng của benzen và xây dựng lí thuyết các hợp chất thơm nhờ … các chú khỉ. Ap ụ̣g: Công thức cấu tạo của benzen theo Kekule. Câu 2: Benzen độc như thế nào? Giai tnlcn: Benzen là một chất lỏng dễ bay hơi khi hỗn hợp với không khí có thể gây nổ. Benzen khi xâm nhập vào cơ thể qua da (tiếp xúc trực tiếp) và qua phổi. Khi xâm nhập, chừng 75% - 90% được cơ thể thải ra trong vòng nửa giờ. Phần còn lại tích luỹ trong mỡ và tuỷ xương, não sau đó được bài tiết chậm ra ngoài. Phần benzen tích luỹ này có thể gây các biểu hiện bệnh lý: Gây ra sự tăng tạm thời của bạch cầu; gây ra sự rối loạn oxy hoá - khử của tế bào dẫn đến tình trạng xuất huyết bên trong cơ thể; nếu hấp thu nhiều benzen cơ thể sẽ bị nhiễm độc với các hội chứng khó chịu, đau đầu, chóng mặt, nôn, có thể dẫn đến tử vong vì suy hô hấp. Câu 3: Toluen độc như thế nào? Giai tnlcn: Toluen là chất dễ bay hơi, cháy nổ. Chỉ cần một nồng độ nhỏ 1/1000, Toluen đã gây cảm giác mất thăng bằng, đau đầu, nếu nồng độ cao hơn có thể gây ảo giác, choáng ngất. Toluen có trong sơn, nhựa, keo dán công nghiệp và là chất xúc tác trong công nghệ in ảnh. Khi sử dụng sơn, nhựa, keo dán cần tạo không gian thông thoáng, tránh đóng cửa phòng. Trường hợp có thể, tránh lạm dụng các loại sơn và đồ nhựa. Câu 4: Em biết gì về thuốc nổ TNT? Giai tnlcn: TNT là một trong những chất nổ thông dụng nhất cho các ứng dụng của quân đội và công nghiệp. Giá trị của nó nằm ở chỗ không nhạy với sốc và ma sát, vì thế giảm thiểu nguy cơ nổ ngoài ý muốn. TNT nóng chảy ở 80°C (180 °F), thấp hơn nhiều so với nhiệt độ mà nó tự phát nổ, nhờ đó nó có thể được trộn chung một cách an toàn với các chất nổ khác. TNT không hút nước hay hòa tan trong nước nên có thể sử dụng rất hiệu quả trong môi trường bị ẩm ướt. Hơn nữa, nó tương đối bền khi so sánh với các chất nổ mạnh khác. - Tôlít là thuốc nổ có nhiều ưu điểm như: độ an định cao, độ nhạy với tác dụng cơ học thấp, năng lượng nổ khá 10 cao nên được sử dụng rất rộng rãi. Tôlít được sử dụng ở dạng nguyên chất để nhồi vào đầu đạn pháo, cối, phản lực, bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thuỷ lôi… Câu 5: Hiện tượng tràn dầu ảnh hưởng như thế nào tới môi trường? Giai tnlcn: Do dầu nổi trên mặt nước làm ánh sáng giảm khi xuyên vào trong nước, nó hạn chế sự quang hợp của các thực vật biển và phytoplankton. Điều này làm giảm lượng cá thể của hệ động vật và ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái. Các thành phần hidrocacbon nhẹ trong dầu, lưu huỳnh, ni-tơ gặp ánh sáng, nhiệt độ, bốc hơi lên sẽ gây ô nhiễm nguồn không khí. Các kim loại nặng, lưu huỳnh và các thành phần khác sẽ lắng xuống và tích tụ dưới đáy biển gây ô nhiễm cho các loài thủy sinh ở tầng đáy, như san hô và các loại khác. Chim và các động vật có vú biển bị dính dầu cũng bị ảnh hưởng. Dầu phủ lên bộ lông của rái cá và hải cẩu làm giảm khả năng trao đổi chất và làm giảm thân nhiệt. Khi ăn phải dầu, động vật sẽ bị chứng mất nước và giảm khả năng tiêu hóa. Trong dầu thô, ngoài thành phần chính là hydrocacbon, nó còn chứa quá nhiều thành phần chưa được loại bỏ như lưu huỳnh, ni-tơ và các kim loại nặng khác. Hệ sinh thái biển bao gồm nhiều các vi sinh vật, các vật chất hữu cơ giúp duy trì và tạo ra các vi sinh vật đó. Cá tôm và các loài thủy sinh sống được cũng là nhờ nguồn này. Khi dầu loang, nó sẽ làm các nguồn vi sinh này chết đi, dẫn đến chuỗi thức ăn của chúng bị ảnh hưởng. 4.4. CHƯƠNG ̀NCONL – PHENONL Câu 1: Uống rượu có hại như thế nào tới sức khỏe? Giai tnlcn: Các hình thức đồ uống chứa cồn được sử dụng từ rất lâu trong lịch sử loài người vì nhiều nguyên nhân như hội hè, ăn kiêng, y tế, tôn giáo v.v. Việc sử dụng một lượng vừa phải etanol thì không có hại hoặc có thể có lợi cho cơ thể nhưng một lượng lớn ancol có thể dẫn đến tình trạng say ancol hay ngộ độc ancol cấp tính và các tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe như: nôn ọe, khó thở do thiếu ôxi, lạnh, đột tử hoặc tình trạng nghiện ancol đẫn đến tổn thương gan, não nếu sử dụng thường xuyên. Các loại ancol khác độc hơn etanol rất nhiều, một phần vì chúng tốn nhiều thời gian hơn để phân hủy cũng như trong quá trình phân hủy chúng tạo ra nhiều chất độc cho cơ thể. Metanol (ancol gỗ) được ôxi hóa bởi các enzim khử hiđrô trong gan tạo ra fomanđehit (foc môn) có thể gây mù hoặc tử vong. Uống nhiều ancol rất có hại với sức khoẻ, người nghiện ancol có thể mắc bệnh suy sinh dưỡng, giảm thị lực... 11 Câu 2: Tại sao uống rượu giả lại bị ngộ độc? Khi làm rượu giả, người ta sẽ không pha thêm nước (làm thế rượu sẽ nhạt) mà pha thêm một ít ancol metylic. Ancol Metylic là một chất độc. Khi uống rượu này vào, chúng ta sẽ bị ngộ độc nghiêm trọng. Ap ụ̣g: Bài Ancol nhằm giáo dục ý thức sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khác. Câu 3: Tại sao dụng cụ phân tích rượu có thể phát hiện các lái xe đã uống rượu ? Giai tnlcn: Thành phần chính của các loại nước uống có cồn là rượu etylic. Đặc tính của rượu etylic là dễ bị oxi hóa. Có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng với rượu nhưng con người chọn một chất oxi hóa là crom (VI)oxit CrO 3. Đây là một chất oxi hóa rất mạnh, là chất ở dạng kết tinh thành tinh thể màu đỏ thẫm . Bột oxit CrO3 khi gặp rượu etylic sẽ bị khử thành oxit Cr2O3 là một hợp chất có màu lục thẫm. Các cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO3. Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO3 và biến thành Cr2O3 có màu lục thẫm. Dựa vào sự biến đổi màu sắc mà dụng cụ phân tích sẽ thông báo cho cảnh sát biết được mức độ uống rượu của tài xế. Đây là biện pháp nhằm phát hiện các tài xế đã uống rượu khi tham gia giao thông để ngăn chặn những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Áp dụng: Tai nạn giao thông luôn là nổi ám ảnh của mọi người. Một trong những nguyên nhân chính xảy ra tai nạn giao thông chính là rượu. Nhằm giúp cho học sinh thêm hiểu biết về cách nhận biết rượu trong cơ thể một cách nhanh và chính xác của cảnh sát giao thông, giáo viên nên đưa nội dung này vào bài Ancol. Câu 4: Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn? Giai tnlcn: Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Thực tế là cồn 75 o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75o thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thắm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75o thì hiệu quả sát trùng kém. Áp dụng: Trong y tế việc dùng cồn để sát khuẩn trước khi tiêm và rửa vết thương trở nên thông dụng. Nhưng để giải thích được ý cồn có khả năng sát khuẩn thì không phải ai cũng giải thích được. Trong bài giảng, nếu học sinh được giáo 12 viên giải thích thì sẽ rất hứng thú về hóa học có những ứng dụng rất thực tế và sẽ thêm yêu hóa học. Giáo viên có thể đề cập ở phần ứng dụng trong bài Ancol. Câu 5: Glixeryl trinitrat dùng để làm gì? Giai tnlcn: Glixeryl trinitrat (thường gọi không chính xác là nitroglixerin) là một chất lỏng như dầu, có tỉ khối 1,6. Glixeryl trinitrat không tan trong nước, nhưng dễ tan trong rượu. Tính chất đặc trưng và quan trọng là khả năng nổ mạnh của nó. Khi nổ, nitroglixerin phân tích tạo các khí hơi gồm: CO2, H2O, N2 và O2. 4.5. CHƯƠNG ̀NDEHIT ̀ XETONN ̀ ̀ XIT C̀CAON X̣YLIC Câu 1: Vì sao khi bôi vôi vào chỗ ong,1 kiến đốt sẽ đỡ đau? Do trong nọc ong, kiến, nhện có axit hữu cơ tên là axit fomic (HCOOH). Vôi là chất bazo nên trung hòa axit làm ta đỡ đau. 2HCOOH + Ca(OH)2  (HCOO)2Ca + 2H2O Câu 2: Vì sao không nên ăn hoa quả ngay sau bữa ăn? Trái cây có loại đường đơn là monosaccarit và một số loại axit sẽ kết hợp với axit trong dạ dày tạo ra Axit tactaric, Axit citric làm cho dạ dày đầy hơi. Một số loại hoa quả có hàm lượng Tanin và Pectin cao, chúng sẽ kết hợp với dịch vị, chất xơ và protein trong thức ăn, dễ tạo thành những hạt rắn, khó tiêu hóa. Những hạt này hình thành sỏi ở dạ dày, ruột. Nên ăn hoa quả sau bữa ăn khoảng 1−3 giờ. Giáo viên có thể áp dụng vấn đề này vào bài axit cacboxylic lớp 11. Câu 3: Vì sao khi ăn trái cây không nên đánh răng ngay ? Các nhà khoa học khuyến cáo: Ai ăn trái cây thì phải một giờ sau mới được đánh răng. Tại sao vậy? Chất chua (tức axit hữu cơ) trong trái cây sẽ kết hợp với những thành phần trong thuốc đánh răng theo bàn chải sẽ tấn công các kẽ răng và gây tổn thương cho lợi. Bởi vậy người ta phải đợi đến khi nước bọt trung hoà lượng axit trong trái cây nhất là táo, cam, nho, chanh. Câu 4: Em có biết tác dụng của giấm ăn? 1. Khử mùi cống thoát nước. 2. Làm sạch máy giặt. 3. Khử mùi không khí. 4. Làm sạch các bề mặt. 5. Diệt nấm mốc. 13 6. Làm sạch sàn gỗ. 7. Đánh bóng đồ dùng bằng bạc. 8. Làm sạch tủ lạnh. 9. Khử mùi hộp đựng thức ăn. 10. Tẩy sạch vết dính của các loại nhãn hàng. 11. Làm sạch bình pha cà phê. 12. Làm sạch bồn cầu. 13. Làm sạch sáp nến. 14. Làm sạch máy rửa bát. 15. Làm sạch cặn vôi trong ấm đun nước. Câu 5: Vì sao ắn sắn (củ mì) hay măng đôi khi bị ngộ độc ? Giai tnlcn: Trong sắn và măng có chứa nhiều xianhiđric (HCN). Xianhiđric là chất khí có mùi hạnh nhân, có vị đắng và rất độc. Trong tự nhiên thường gặp ở một số thực vật như hạt đào, hạt mận, củ sắn, măng tươi… Sắn luộc hay măng luộc hoặc xào nấu có vị đắng là chứa nhiều xianhiđric có nhuy cơ bị ngộ độc. Khi luộc sắn cần mở vung để xianhiđric bay hơi. Sắn đã phơi khô giã thành bột để làm bánh mì thì ăn không bao giờ bị ngộ độc vì khi phơi khô xianhiđric đã bay hơi hết. 4.6. CHƯƠNG ESTE – LIPIT Câu 1: Tại sao dầu mỡ ăn để lâu bị ôi thiu? Làm thế nào hạn chế hiện tượng này? Giai tnlcn: Nguyên nhân của quá trình ôi thiu dầu mỡ có nhiều như dầu mỡ có lẫn nước, hay những tạp chất khác... song chủ yếu là sự oxi hóa liên kết đôi bởi oxi không khí tạo thành peoxit, sau đó peoxit bị phân hủy thành anđehit và xeton có mùi khó chịu. Vì vậy, dầu thực vật (chứa chủ yếu là chất béo không no) nhanh bị ôi thiu hơn mỡ động vật (chứa chủ yếu là chất béo no). Song thực tế, ta lại thấy mỡ động vật nhanh bị ôi thiu hơn dầu thực vật, vì trong quá trình sản xuất dầu ăn người ta thường cho thêm một lượng nhỏ chất chống oxi hóa là một số dẫn xuất của phenol. Để hạn chế sự ôi thiu của dầu mỡ thì chúng ta nên đậy kín sau khi sử dụng và không nên tạo ra các khoảng trống chứa khí trong bình chứa. 14 Câu hỏi đặt ra là một hiện tượng thực tế gần gũi, là thắc mắc của nhiều học sinh mà chưa được giải quyết. Vì vậy, đặt học sinh vào tình huống có vấn đề. Sau khi học xong bài Lipit học sinh vừa giải quyết được vấn đề đặt ra, vừa có thêm một kinh nghiệm thực tiễn. Từ đó mà tạo ra được hứng thú trong học tập của học sinh. 4.7. CHƯƠNG C̀CAONHIDR̀T Câu 1: Vì sao ăn đường glucozơ lại cảm thấy đấu lưỡi mát lạnh ? Giai tnlcn: Nếu bạn cho một thìa đường gluczơ vào lưỡi trong cảm giác ngọt ngào cảm nhận còn có cảm giác mát lạnh. Vì sao vậy? Glucozơ tạo ra một dung dịch đường trên lưỡi, sự phân bố các phân tử đường trong quá trình hoà tan là quá trình thu nhiệt, do đó ta cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh. Câu 2: Ăn nhiều đường có lợi hay hại? Duy trì một chế độ dinh dưỡng chứa hàm lượng đường fructoze (đường hoa quả) cao suốt một thời gian dài có thể làm suy yếu khả năng học hỏi và sau đó ghi nhớ thông tin của bộ não. Mặc dù công trình nghiên cứu này được thực hiện trên chuột, nhưng do bộ não của chúng ta có nhiều điểm tương đồng với loài gặm nhấm này, nên kết quả cũng được cho là đúng với con người. Học sinh có thể ý thức được việc sử dụng đường thiếu hợp lý có thể gây hại cho cơ thể, nhất là sử dụng nhiều các loại bánh ngọt, nước ngọt. Câu 3: Tại sao khi đốt xăng,1 dầu hay cồn thì cháy hết còn đốt gỗ,1 than thì còn tro,1 bụi? Giai tnlcn: Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có độ thuần khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và hơi nước, tất cả chúng đều bay vào không khí. Xăng tuy là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon, nhưng chúng là những chất dễ cháy. Vì vậy cho dù ở trạng thái hỗn hợp nhưng khi đốt đều cháy hết. Với than đá và gỗ thì lại khác. Cả hai vật liệu đều có những thành phần rất phức tạp. Những thành phần của chúng như xenlulozơ, bán xenlulozơ, gỗ, nhựa là những hợp chất hữu cơ dễ cháy và có thể “cháy hết”. Nhưng gỗ thường dùng còn có các khoáng vật. Những khoáng vật này đều không cháy được.Vì vậy sau khi đốt cháy gỗ sẽ còn lại và tạo thành tro. Than đá cũng vậy. Trong thành phần than đá ngoài cacbon và các hợp chất hữu cơ phức tạp còn có các khoáng là các muối silicat. Nên so với gỗ khi đốt cháy than còn cho nhiều tro hơn. 15 Câu hỏi này có thể giúp học sinh nâng cao ý thức sử dụng các loại nguyên liệu, bảo vệ môi trường. Câu 4: Vì sao gạo nếp lại dẻo hơn so với gạo tẻ? Giai tnlcn: Tinh bột gồm 2 loại amilozơ và amilopection nhưng không tách rời nhau, trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước, amilopectin hầu như không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột. Trong mỗi hạt tinh bột trong gạo tẻ , lượng amilopectin chiếm 80%, amilozơ chiếm khoảng 20% nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì, thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 98% làm cho cơm nếp, xôi nếp, ngô nếp luộc…. rất dẻo, dẻo tới mức dính. Khi nấu cơm nếp cần ít nước hơn khi nấu cơm tẻ do trong gạo nếp có hàm lượng amilopectin (hầu như không tan trong nước) lớn hơn gạo tẻ. Học sinh chú ý và giải thích được tại sao nấu cơm nếp cần rất ít nước. Câu 3: Vì sao ban đêm không để nhiều cây xanh trong nhà? Giai tnlcn: Ban ngày, do có ánh sáng mặt trời nên cây xanh tiến hành quá trình quang hợp, hấp thụ CO2 trong không khí và giải phóng khí oxi 6nCO2 + 5nH2O  (C6H10O5)n + 6nO2 ↑ as clorophin nhưng ban đêm, do không có ánh sáng mặt trời, cây xanh không quang hợp, chỉ có quá trình hô hấp nên cây hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2, làm cho phòng thiếu khí O2 và có nhiều khí CO2. Câu 4: Thí nghiệm thực tế,1 nhận biết hồ tinh bột tại nhàh Cách làm : Lấy một ít cồn iot (mua ở nhà thuốc tây) bôi lên quả chuối xanh và quả chuối chín. * Giai tnlcn (dựa vào kiến thức đã học, học sinh sẽ tự giải thích được) : Do cồn iot là dung dịch của iot trong ancol etylic, iot gặp tinh bột (trong chuối xanh) tạo ra phức màu xanh. Nhưng nếu là chuối chín thì không có hiện tượng này (do chuối chín chuyển tinh bột thành đường glucozo). Câu 5: Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt ? Giai tnlcn: Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt. 16 Ap ụ̣g: Giáo viên có thể đề cập vấn đề trên ở phần nội dung phản ứng thủy phân của tinh bột trong bài “Tinh bột” lớp 12 nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản của sự chuyển hóa tinh bột trong khi ăn. Học sinh cũng có thể kiểm nghiệm được trong khi ăn. 4.8. CHƯƠNG ̀MIN – ̀MINON ̀ XIT ̀ PRONTEIN Câu 1: Tại sao có thể dùng giấm (hoặc quả chua) để khử mùi tanh của cá? Giai tnlcn: Mùi tanh của cá gây ra do các hợp chất amin (có tính bazơ) có trong cá, đặc biệt là lớp màng đen bám bên trong bụng cá. Để khử mùi tanh này, ta dùng giấm, mẻ hoặc các quả có vị chua như khế, chanh...có tính axit sẽ trung hòa amin tạo ra muối amoni. Áp dụng kiến thức này cho bài học “Amin”. Khi kết thúc phần tính bazơ của amin, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 3 để giải quyết vấn đề đã đặt ra. Học sinh vừa nắm vững bài học, vừa có thêm kiến thức bổ ích trong cuộc sống. - GV : Tại sao khi nấu canh cá người ta thường nấu canh chua ? - HS : Bởi vì chất chua (axit lactic có trong nước dưa, axit axetic có trong dấm, axit citric có trong chanh...) rất có duyên với cá. Nó nâng cao hương vị của món canh chua cá. Mặt khác, nó còn hạn chế mùi tanh của canh khi ăn. Vì trong chất tanh của cá có chứa hỗn hợp các amin như : đimêtyl amin, trimetyl amin. Các amin có tính chất bazo yếu. Trong các chất chua dùng để nấu cá đều có các axit hữu cơ chúng có phản ứng với các amin có tính bazo yếu trong cá tạo thành muối do đó sẽ giảm hay làm mất vị tanh của cá. Ví dụ : CH3COOH + (CH3)2NH  CH3COOH2N(CH3)2 Câu 2: Tại sao thêm muối quá sớm thì đậu không nhừ? Giai tnlcn: Trong đậu khô nước rất ít. Do đó có thể coi nó như một dung dịch đặc, lớp vỏ là một màng bán thấm. Khi nấu nước bên ngoài sẽ thấm vào trong đậu, làm đậu nở to ra, sau một thời gian các tế bào trong đậu bị phá vỡ làm cho đậu mềm. Nếu khi nấu ta cho muối quá sớm thì nước ở bên ngoài sẽ không đi vào trong đậu, thậm chí nước trong đậu sẽ thẩm thấu ra ngoài do nồng độ muối trong nước lớn hơn nhiều so với nồng độ muối trong đậu nếu cho quá nhiều. Vì vậy, khi nấu cháo đậu không nên cho đường, muối quá sớm hoặc nấu thịt bò, thịt lợn không nên cho muối quá sớm, gây khó khăn cho sự thẩm thấu nước vào đậu, thịt và bị đông tụ cứng lại không có lợi cho tiêu hóa thức ăn. 17 Câu 3: Khi làm đậu phụ người ta phải thêm nước chua vào nước đậu phụ để làm gì? Giai tnlcn: Hạt đậu có chứa hàm lượng protein thực vật đáng kể, lượng protein này tan trong nước thành nước đậu dưới dạng dung dịch keo. Người ta phải cho nước chua vào để làm đông tụ protein (protein ở dạng rắn), sau đó ép lại thành miếng đậu theo nhu cầu sử dụng. Câu 4: Tại sao sữa tươi để lâu trong không khí bị vón lại? Giai tnlcn: Là do một số chất trong sữa lên men tạo môi trường axit gây nên sự đông tụ protein, trường hợp này thì sữa đã bị nhiễm khuần nên không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Giáo viên dùng những kiến thức trên để vào bài: Peptit và protein (tiết 16, 17 - Hóa học 12 chương trình chuẩn ). Sau khi học xong phần tính chất vật lý của bài, học sinh đã có thể trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra. Đồng thời, còn giải thích được những hiện tượng khác có liên quan đến sự đông tụ protein như nấu riêu cua, riêu tôm. Câu 5: Khi bị ngộ độc bởi chì trong thức ăn,1 người ta khuyên nên uống ngay nhiều sữa? Giai tnlcn: Để protein trong sữa kết hợp với muối chì gây nên sự đông tụ protein bất thuận nghịch, cơ thể khó hấp thu sẽ hạn chế tính độc của chì. Áp dụng: Ngộ độc chì có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Việc đưa ra một cách đơn giản để giải độc chì là một kinh nghiệm thực tế cần thiết cho mọi người. Học sinh biết vận dụng bài học của mình để sơ cứu khi cần thiết là điều rất có ý nghĩa. Vì vậy, tôi đã đưa câu hỏi này vào nội dung bài học: peptit và protein. Câu 6: Tại sao khi vắt chanh vào sữa thì có kết tủa? Giai tnlcn: Trong sữa có thành phần Protein gọi là cazein, khi vắt chanh vào sữa sẽ làm tăng độ chua tức làm giảm độ pH của dung dịch sữa. Tới pH đúng với điểm đẳng điện của cazein thì chất này sẽ kết tủa. Khi làm phomat người ta cũng tách cazein rồi cho lên men tiếp. Việc làm đậu phụ cũng theo nguyên tắc tương tự như vậy. ... Câu 7: Tại sao khi nấu thịt,1 cá cùng với rau,1 quả có vị chua thì nhanh nhừ hơn? 18 Giai tnlcn: Trong môi trường axit là các rau, quả có vị chua sẽ xúc tác cho sự thủy phân protein tạo thành aminoaxit và những protein đơn giản hơn, nên thịt cá nhanh nhừ hơn. Áp dụng: Việc đặt vấn đề bằng những câu hỏi thực tiễn gần gũi với học sinh sẽ đưa học sinh vào tình huống có vấn đề. Việc giải quyết vấn đề giúp học sinh hiểu sâu sắc bài học hơn. Từ khái niệm ptotein và tính chất hóa học của peptit (đã học), học sinh sẽ tìm cách trả lời câu hỏi trên. Từ đó, mà nâng cao kỹ năng phân tích và tư duy của học sinh. Câu 8: Vì sao thức ăn nấu bị khê hay cháy dễ gây ung thư ? Giai tnlcn: Theo các chuyên gia của tổ chức Y tế thế giới, nấu thức ăn quá cháy dễ gây ung thư. Chất asparagin trong thực phẩm dưới nhiệt độ cao sẽ kết hợp với đường tự nhiên trong rau quả, hay các thực phẩm giàu chất cacbohyđrat tạo thành chất acylamind, tác nhân chính gây ra bệnh ung thư. Ăn nhiều thịt hun khói và các chất bảo quản thực phẩm chứa nitrosamin có trong rau ngâm, thịt hun khói làm gia tăng ung thư miệng, thực quản, thanh quản, dạ dày. Ăn nhiều chất béo có liên quan đến ung thư vú, đại tràng, thực tràng, niêm mạc tử cung. Thuốc trừ sâu nitrofen là chất gây ung thư và dị tật bào thai. Hoá chất độc đáo hại ethinnylestradiol và bisphe – nol A có trong túi nilon và hộp nhựa tái sinh dùng đựng thức ăn gây hại cho bào thai. Câu 10: Có nên hầm xương để nấu cháo cho trẻ nhỏ? Giai tnlcn: Mặc dù nước hầm xương cũng chứa nhiều chất béo nhưng đó chỉ là chất béo động vật, khó tiêu hóa. Nếu trẻ ăn quá nhiều sẽ dẫn đến bị tiêu chảy. Chính vì vậy, quan điểm dùng nước hầm xương để nấu cháo, nấu bột cho trẻ là hoàn toàn sai lầm.Thực tế, nước hầm xương chỉ có tác dụng là mang lại vị ngọt và mùi thơm. Trong nước thịt, nước xương hầm có nhiều nitơ, tạo cảm giác ngon miệng, vị thơm nhưng có chữa rất ít đạm và canxi. Ngoài vị thơm ra, nước xương không có đủ dinh dưỡng, hơn nữa, còn gây khó tiêu, dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Câu 11: Bột ngọt có tác dụng phụ như thế nào? 1. Đau đầu 2. Đau ngực và tim đập 3. Buồn nôn và nôn. 4. Đổ mồ hôi và hiện tượng khò . 19 5. Tê mặt . Câu hỏi này giúp học sinh nâng cao ý thức sử dụng thực phẩm hiệu quả, tránh lạm dụng bất kỳ loại thực phẩm nào. 4.9. CHƯƠNG VẬT LIỆ̃ PONLIME Câu 1: Tại sao cao su để lâu ngày bị cứng? Giai tnlcn: Cao su dùng lâu bị cứng do các liên kết đôi trong phân tử cao su bị oxy hóa bởi O2, nhiệt độ cao làm giảm lực tác dụng giữa các cao su, làm hỏng cấu trúc polime… Câu 2: Phân biệt các chất liệu vải như thế nào? Giai tnlcn: Căn cứ vào bản chất của có chất liệu làm nên vải ta có thể nhận biết cách đơn giản sau: Nếu vải làm bằng sợi bông: Khi đốt sợi vải cháy nhanh, ngọn lửa màu vàng, có mùi như đốt giấy và tro có màu xám đậm. Nếu vải làm bằng sợi tơ tằm: Khi đốt sợi vải cháy chậm hơn vải sợi bông, có mùi khét như đốt tóc, sợi tơ co cục, màu nâu đen, lấy tay bóp thì tan. Nếu vải làm bằng lông cừu (len lông cừu): Khi đốt bắt cháy không nhanh, bốc khói, có mùi khét như đốt tóc và tạo thành những bọt phồng, rồi vón cục có màu đen hơi óng ánh, giòn, bóp tan ngay. Nếu vải làm bằng sợi visco: Khi đốt sợi vải cháy nhanh, ngọn lửa màu vàng, có mùi như đốt giấy và tro có màu xám nhưng rất ít. Nếu vải làm bằng sợi axetat: Khi đốt sợi vải bắt cháy chậm ,thành giọt dẻo màu nâu đậm, có hoa lửa, không bốc cháy thành ngọn lửa, sau đó kết thành cục màu đen, dễ bóp nát. Nếu vải làm bằng sợi poliamit(nilon): Khi đốt sợi vải không cháy ngọn lửa mà co vón lại và cháy thành từng giọt dẻo màu trắng, khi nguội thì biến thành cục cứng có màu nâu nhạt, bóp khó nát. Từng nhóm học sinh tìm hiểu một số loại vải và thực hành ở nhà, giờ học sau sẽ trình bày kết quả. Thực tế là học sinh rất tích cực tìm hiểu để đưa ra kết quả thực hành. Giáo viên hoàn chỉnh câu trả lời. Học sinh có thêm những kinh nghiệm bổ ích trong việc lựa chọn vải. Câu 3: Cách nhận biết lụa tơ tằm? 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng