Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn vận dụng hiểu quả bảng phiên âm tiếng anh để cải thiện phát âm tiếng anh ch...

Tài liệu Skkn vận dụng hiểu quả bảng phiên âm tiếng anh để cải thiện phát âm tiếng anh cho học sinh lớp 11

.DOC
8
150
139
  • CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    MÔ TẢ SÁNG KIẾN
    Mã số: (do Thường trực Hội đồng ghi) ………………………………….
    1. Tên sáng kiến: Vận dụng hiệu quả bảng phiên âm Tiếng Anh để cải thiện
    Tiếng Anh cho học sinh lớp 11
    (Nguyễn Thị Ngọt, Hồ Thị Ngọc Mai, Võ Thế Toàn, Nguyễn Văn Hậu,
    @THPT Trần Trường Sinh)
    2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng anh
    3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
    3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
    Như chúng ta đã biết, Tiếng Anh ý nghĩa cùng quan trọng trong quá
    trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước hội nhập với cộng đồng quốc tế,
    xuất phát t tình hình đó phương pháp dạy môn tiếng Anh trong thời gian gần
    đây các kĩ năng nghe- nói được giáo viên luyện kĩ hơn. Giáo viên thường cho học
    sinh thảo luận nhóm, thuyết trình….., tuy nhiên vẫn chưa đạt được hiệu quả như
    mong muốn bởi học sinh thường hay ngại ngùng khi nói trước đám đông. Họ
    không thói quen tranh luận trong lớp hoặc nêu ý kiến của mình đúng hay
    sai, nhất khi mặt thầy giáo, bởi học sinh chưa nắm được phương pháp
    học tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả , họ không biết cách phát âm ra từ đó
    như thế nào. Trong lớp giáo viên thường không hướng dẫn học sinh phát âm ,
    cách sử dụng tự điển như thế nào họ chỉ đọc theo thói quen.
    3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
    3.2.1. Mục đích của giải pháp
    Trong thực tế, trong chương trình cải cách được Bộ Giáo dục ban hành và sử dụng
    hiện nay, học sinh được học các kỹ năng Nghe và Nói cùng với kỹ năng Đọc và Viết
    kết hợp tương tác với nhau, nhưng trong kỳ thi cuối cấp thì học sinh chỉ làm bài thi
    chủ yếu bằng bài viết thôi. Đó thể do chúng ta không chú trọng
    1
    Trang 1
  • nhiều đến việc dạy học sinh kỹ năng phát âm hoàn hảo. Việc phát âm đúng từ ngữ sẽ
    giúp các em viết đúng chính tả. Dạy tốt phát âm hình trung chúng ta giúp các
    em phát triển kỹ năng Nghe, không những kỹ năng này rất quan trọng trong giao tiếp
    hằng ngày còn giúp các em đạt điểm cao trong phần kiểm tra nghe định kỳ một
    tiết và trong phần thi Nghe dành cho học sinh giỏi được tổ chức hằng năm. Ngoài ra,
    việc dạy tốt kỹ năng phát âm cũng sẽ giúp cho học sinh chúng ta tự tin khi nói ra
    một từ mà các em biết chắc là các em nói đúng.
    3.2.2. Nội dung của giải pháp
    Những điểm khác biệt và tính mới của đề tài
    - Copy hiệu phiên âm dùng trong sách giáo khoa, thêm phầm âm Việt tương
    đồng, phát cho học sinh vào đầu năm học. Yêu cầu học sinh lúc nào cũng mang theo
    để thể lấy ra sử dụng bất cứ khi nào các em cần. Khuyến khích học sinh học
    thuộc lòng ít nhất là 5 từ có chứa âm đã học.
    - Áp dụng phương pháp dạy phát âm hiện hành, kết hợp với việc đọc cũng như
    phát âm các từ, câu, chậm rãi, ràng, âm lượng đủ để học sinh thể nghe theo
    bắt chước. Chọn tự điển đáng tin cậy để học tập nghiên cứu thực hành phát
    âm.
    - Khi học sinh không chắc một từ nào đó về cách phát âm, bảo các em ghi chú,
    chữa cách đọc ngay vào trên hoặc dưới từ đó ngay trong SGK cho các em học
    thuộc các ký hiệu phiên âm dùng trong sách.
    - Thực hành phát âm thường xuyên sẽ giúp nói tiếng Anh lưu loát. Hướng dẫn
    các em thường xuyên học từ vựng bằng cách viết đọc từ đó ra. 30 phút mỗi ngày
    sẽ tốt hơn 2 giờ liên tục mỗi tuần.
    - Khi gặp một tlạ, bảo các em học thuộc luôn cách phát âm với nghĩa của từ
    đó cùng với câu ví dụ có chứa từ đó.
    2
    Trang 2
  • - Động viên, kích thích tinh thần học tập bằng cách, cộng thêm điểm cho các em
    nổ lực trong học tập. Khuyên các em viết hiệu phiên âm các từ khó dán vào
    một nơi nào thuận lợi để các em có thể nhìn thấy hằng ngày.
    - Khuyến khích học sinh ghi hiệu phát âm các tkhó càng nhiều lần càng tốt,
    để các em thể nhìn thấy chúng thường xuyên phát âm các từ này một cách
    tự nhiên.
    - Cho các em học thuộc lòng những câu hay, đoạn văn hay trong mỗi đơn vị bài
    học, nhưng phải đảm bảo rằng các câu hoặc đoạn văn này không quá dài khó đối
    với các em.
    Một số giải pháp: Chúng tôi đã làm được những việc sau đây:
    Vào đầu năm học, chúng tôi phô phát cho các em bảng về hiệu phiên
    âm. Để cho đồng bộ, tôi đã sử dụng phiên bản được dùng trong SGK hiện hành
    chữa thêm phần phát âm tiếng Việt tương đồng cho mỗi âm tiếng Anh. Các bạn nên
    chú ý các âm /ei/ = /ê-i/ trong các từ day, may, stay, main, late; âm /d / = / trờ-rờ /ʒ
    trong các từ job, June, join, jealous; âm / / = /rờ- rờ/ trong các t decision, vision,ʒ
    pleasure, occasion; âm /t∫/ = /chờ-rờ/ trong các từ chair, cheap, catch, chew; âm /θ/ =
    /thờ/ trong các từ thin, thick, bath, strength; âm /EU/ = /ơu/ trong các từ no, slow,
    hold, both; âm /æ/ = /a - e/ trong các từ hat, map, lamp, bad; âm / = /ngờ/ trong
    các từ sing, singer, thing, nothing.... Một khi các em được phát các tờ rời về cách
    phát âm, với sự trợ giúp của thầy cô các em được hướng dẫn cách phát âm các từ mà
    các em thường phát âm sai cũng như không biết cách phát âm. Khuyến khích học
    sinh học thuộc lòng mỗi âm ít nhất 5 từ cùng với ký hiệu phát âm của 5 từ đó. Trong
    suốt quá trình dạy, thầy cô giáo nên sửa sai cho các em ngay mỗi khi các em mắc lỗi
    sai trong phát âm, nhất các từ thường xuất hiện với tần xuất cao trong giao tiếp
    hằng ngày trong sách giáo khoa. Chúng ta thể dạy cho các em phát âm đúng
    bằng cách cung cấp thông tin cho các em về các từ cách đọc ‘lạ’. Đối với các từ
    khó đọc thầy cứ cho các em chưa cách đọc phỏng theo âm Việt bên cạnh từ đó.
    Chẳng hạn như nếu chúng ta muốn dạy các em từ synchronized swimming chúng ta
    3
    Trang 3
  • thể cho học sinh phiên từ đó ra bằng việc ghi âm Việt tương đồng phía dưới hoặc
    trên từ được in trong SGK như là: / sín krơ nai zờ đờ - sit wím ming/ của âm Việt
    = /‘siŋkrənaizd/; từ international /in-tơ-ná-sơn-nôl/ = /intə'næ∫∂nl/. Từng bước, từng
    bước, các em được học các cách phát âm đúng các âm cùng với hiệu phiên âm
    quốc tế tương đồng với kiến thức được trang bị, các em thể thực hành phát âm
    nhà mà không gặp khó khăn gì. Cùng với tiết Reading Comprehension, trong tiết
    Language Focus, thầy thể kết hợp dạy phát âm cho các em. Đôi khi chúng ta
    thể kể cho các em nghe vài mẫu chuyện vui về sự phát âm sai như là: ‘desert’
    ‘dessert’; ‘cow’ ‘cough’ để thêm phần sinh động cũng làm các em nhớ lâu
    hơn. Chúng ta thể áp dụng việc dạy phát âm đúng để giúp học sinh viết đúng
    chính tả. Nói chung phát âm đúng sẽ giúp người học thực hành tốt hơn trong các
    kỹ năng cả về vận dụng ngữ pháp, chính tả, nói nghe đúng. Không quy luật
    phát âm cụ thể trong tiếng Anh, nhưng nhiều từ trong tiếng Anh được phát âm
    cùng một cách như cold, hold, old; look hook, book; result, agriculture, adult, v.v….
    Để dạy học sinh phát âm tốt chúng ta cầnmột cuốn tự điển tốt, tốt nhất là cuốn từ
    điển đó được xuất bản các nước nói Tiếng Anh. Cuốn từ điển Oxford Advanced
    Learner’s Dictionary do nhà xuất bản Oxford University Press phát hành, được
    khuyến khích sử dụng. Ngày nay đa số học sinh chúng ta có máy tính cá nhân ở nhà.
    Tại sao chúng ta không khuyến khích các em cài đặt các phần mềm của hai cuốn tự
    điển này, phần mềm này dễ cài đặt bán rộng rãi tại các cửa hàng software.
    Trong các phần mềm này cũng như trong cuốn từ điển nói trên, người viết lập
    trình viên đánh dấu ngôi sao vào vị trí đầu của từcách phát âm ‘lạ’, để làm người
    học chú ý. Với việc cài đặt phần mềm này học sinh chúng ta thể kiểm tra cách
    phát âm bằng cách kích chuột vào biểu tượng loa để nghe và đồng thời các em có thể
    xem phần phiên âm ghi kèm bên cạnh. Đối với chúng ta các thầy giáo dạy tiếng
    Anh, phần mềm này rất hữu ích. giúp chúng ta rất nhiều khi ra đề kiểm tra cho
    học sinh. Một khi chúng ta không chắc về một từ nào đó về cách đọc chẳng hạn,
    chúng ta thể tra nhanh xem cả dụ về cách dùng của từ đó trong một văn
    cảnh cụ thể nào đó, các từ trong phần mền này được phát âm bởi giọng chuẩn của
    4
    Trang 4
  • người bản xứ. Đối với học sinh, một số từ cách phát âm ‘lạ” tôi thường nhắc đi,
    nhắc lại nhiều lần. dụ trong các từ: clerk, technician, artificial, content (n),
    content (adj), cloth, clothes, advertise, advertisement, sign, signature, Trong tiết
    Language Focus tôi thường sửa sai uốn nắn cách đọc cho các em nhiều hơn
    cho các em tự nhận ra lỗi sai với nhau. thầy giáo dạy tiếng Anh chúng ta cần
    phát âm ràng, đủ lớn chậm rãi để học sinh dễ dàng tiếp thu bắt chước theo.
    Chúng ta cần chứng minh cho các em thấy các từ cùng một gốc từ loại khác
    nhau, thể cách phát âm khác nhau. Để tất cả học sinh nắm cách phát âm
    đúng các từ trong chương trình học thì không khả thi, nhưng giúp các em kiến
    thức cơ bản để học tiếp thì có thể và rất khả thi.
    B ng phiên âm phát cho h c sinh
    Viết Cách đọc phiên âm tiếng Việt Ví dụ phổ biến
    i: Đọc là ii nhưng dài, nặng và nhấn mạnh Feet /fi:t/ See /si:/ Sheep
    I Đọc như i bình thường giống Tiếng Việt Alien /eiliən/ xa lạ. Happy /’hæpi/
    I Đọc như i nhưng ngắn, dứt khoát Fit /fIt/ hợp, vừa. Sit /sIt/
    E Đọc như e bình thường Bed /bed/. Ten /ten/
    Æ Đọc là ea nối liền nhau và nhanh Bad /bæd/ Hat /hæt/
    :ɑ Đọc là aa nhưng dài, nặng, nhấn mạnh Arm / :m/ .ɑ Fast /f :st/ɑ
    , ɒ ɔ Đọc là o dứt khoát Got / t/ .ɡɒ Shot / t/ʃɒ
    :ɔ Đọc là oo dài, nặng và nhấn mạnh Saw /s :/ cưa, cái cưa.ɔ Short / :t/ʃɔ
    ʊ Đọc là u ngắn và dứt khoát Foot /f t/.ʊ Put /p t/ʊ
    u: Đọc là uu dài, nặng, mạnh Food /fu:d/. Too /tu:/
    U Đọc là u bình thường Actual /´ækt uəl/.ʃ Visual /´vi uəl/ʒ
    ʌ Đọc là â trong Tiếng Việt Cup /c p/.ʌ Drum /dr m/ cái trốngʌ
    :ɜ Đọc là ơơ dài, nặng, nhấn mạnh Bird /b :d/.ɜ Nurse /n :s/ɜ
    ə Đọc là ơ bình thường trong TV Ago /ə´gə /.ʊ Nevernevə(r)/
    Ei Đọc là êi hoặc ây trong Tiếng Việt Page /peid /.ʒ Say /sei/
    5
    Trang 5

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: (do Thường trực Hội đồng ghi) …………………………………. 1. Tên sáng kiến: Vận dụng hiệu quả bảng phiên âm Tiếng Anh để cải thiện Tiếng Anh cho học sinh lớp 11 (Nguyễn Thị Ngọt, Hồ Thị Ngọc Mai, Võ Thế Toàn, Nguyễn Văn Hậu, @THPT Trần Trường Sinh) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng anh 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Như chúng ta đã biết, Tiếng Anh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước và hội nhập với cộng đồng quốc tế, xuất phát từ tình hình đó phương pháp dạy môn tiếng Anh trong thời gian gần đây các kĩ năng nghe- nói được giáo viên luyện kĩ hơn. Giáo viên thường cho học sinh thảo luận nhóm, thuyết trình….., tuy nhiên vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn bởi vì học sinh thường hay ngại ngùng khi nói trước đám đông. Họ không có thói quen tranh luận trong lớp hoặc nêu ý kiến của mình dù đúng hay sai, nhất là khi có mặt thầy cô giáo, bởi vì học sinh chưa nắm được phương pháp học tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả , họ không biết cách phát âm ra từ đó như thế nào. Trong lớp giáo viên thường không hướng dẫn học sinh phát âm , cách sử dụng tự điển như thế nào họ chỉ đọc theo thói quen. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3.2.1. Mục đích của giải pháp Trong thực tế, trong chương trình cải cách được Bộ Giáo dục ban hành và sử dụng hiện nay, học sinh được học các kỹ năng Nghe và Nói cùng với kỹ năng Đọc và Viết kết hợp tương tác với nhau, nhưng trong kỳ thi cuối cấp thì học sinh chỉ làm bài thi chủ yếu là bằng bài viết mà thôi. Đó có thể là lý do mà chúng ta không chú trọng 1 nhiều đến việc dạy học sinh kỹ năng phát âm hoàn hảo. Việc phát âm đúng từ ngữ sẽ giúp các em viết đúng chính tả. Dạy tốt phát âm là vô hình trung chúng ta giúp các em phát triển kỹ năng Nghe, không những kỹ năng này rất quan trọng trong giao tiếp hằng ngày mà còn giúp các em đạt điểm cao trong phần kiểm tra nghe định kỳ một tiết và trong phần thi Nghe dành cho học sinh giỏi được tổ chức hằng năm. Ngoài ra, việc dạy tốt kỹ năng phát âm cũng sẽ giúp cho học sinh chúng ta tự tin khi nói ra một từ mà các em biết chắc là các em nói đúng. 3.2.2. Nội dung của giải pháp Những điểm khác biệt và tính mới của đề tài - Copy ký hiệu phiên âm dùng trong sách giáo khoa, thêm phầm âm Việt tương đồng, phát cho học sinh vào đầu năm học. Yêu cầu học sinh lúc nào cũng mang theo để có thể lấy ra sử dụng bất cứ khi nào các em cần. Khuyến khích học sinh học thuộc lòng ít nhất là 5 từ có chứa âm đã học. - Áp dụng phương pháp dạy phát âm hiện hành, kết hợp với việc đọc cũng như phát âm các từ, câu, chậm rãi, rõ ràng, âm lượng đủ để học sinh có thể nghe theo và bắt chước. Chọn tự điển đáng tin cậy để học tập và nghiên cứu và thực hành phát âm. - Khi học sinh không chắc một từ nào đó về cách phát âm, bảo các em ghi chú, chữa cách đọc ngay vào trên hoặc dưới từ đó ngay trong SGK và cho các em học thuộc các ký hiệu phiên âm dùng trong sách. - Thực hành phát âm thường xuyên sẽ giúp nói tiếng Anh lưu loát. Hướng dẫn các em thường xuyên học từ vựng bằng cách viết và đọc từ đó ra. 30 phút mỗi ngày sẽ tốt hơn 2 giờ liên tục mỗi tuần. - Khi gặp một từ lạ, bảo các em học thuộc luôn cách phát âm và với nghĩa của từ đó cùng với câu ví dụ có chứa từ đó. 2 - Động viên, kích thích tinh thần học tập bằng cách, cộng thêm điểm cho các em có nổ lực trong học tập. Khuyên các em viết ký hiệu phiên âm các từ khó dán vào một nơi nào thuận lợi để các em có thể nhìn thấy hằng ngày. - Khuyến khích học sinh ghi ký hiệu phát âm các từ khó càng nhiều lần càng tốt, để mà các em có thể nhìn thấy chúng thường xuyên và phát âm các từ này một cách tự nhiên. - Cho các em học thuộc lòng những câu hay, đoạn văn hay trong mỗi đơn vị bài học, nhưng phải đảm bảo rằng các câu hoặc đoạn văn này không quá dài và khó đối với các em. Một số giải pháp: Chúng tôi đã làm được những việc sau đây: Vào đầu năm học, chúng tôi phô tô phát cho các em bảng về ký hiệu phiên âm. Để cho đồng bộ, tôi đã sử dụng phiên bản được dùng trong SGK hiện hành và chữa thêm phần phát âm tiếng Việt tương đồng cho mỗi âm tiếng Anh. Các bạn nên chú ý các âm /ei/ = /ê-i/ trong các từ day, may, stay, main, late; âm /dʒ/ = / trờ-rờ / trong các từ job, June, join, jealous; âm /ʒ/ = /rờ- rờ/ trong các từ decision, vision, pleasure, occasion; âm /t∫/ = /chờ-rờ/ trong các từ chair, cheap, catch, chew; âm /θ/ = /thờ/ trong các từ thin, thick, bath, strength; âm /EU/ = /ơu/ trong các từ no, slow, hold, both; âm /æ/ = /a - e/ trong các từ hat, map, lamp, bad; âm /ŋ / = /ngờ/ trong các từ sing, singer, thing, nothing.... Một khi các em được phát các tờ rời về cách phát âm, với sự trợ giúp của thầy cô các em được hướng dẫn cách phát âm các từ mà các em thường phát âm sai cũng như không biết cách phát âm. Khuyến khích học sinh học thuộc lòng mỗi âm ít nhất 5 từ cùng với ký hiệu phát âm của 5 từ đó. Trong suốt quá trình dạy, thầy cô giáo nên sửa sai cho các em ngay mỗi khi các em mắc lỗi sai trong phát âm, nhất là các từ thường xuất hiện với tần xuất cao trong giao tiếp hằng ngày và trong sách giáo khoa. Chúng ta có thể dạy cho các em phát âm đúng bằng cách cung cấp thông tin cho các em về các từ có cách đọc ‘lạ’. Đối với các từ khó đọc thầy cô cứ cho các em chưa cách đọc phỏng theo âm Việt bên cạnh từ đó. Chẳng hạn như nếu chúng ta muốn dạy các em từ synchronized swimming chúng ta 3 có thể cho học sinh phiên từ đó ra bằng việc ghi âm Việt tương đồng phía dưới hoặc trên từ được in trong SGK như là: / sín krơ nai zờ đờ - sit wím ming/ của âm Việt = /‘siŋkrənaizd/; từ international /in-tơ-ná-sơn-nôl/ = /intə'næ∫∂nl/. Từng bước, từng bước, các em được học các cách phát âm đúng các âm cùng với ký hiệu phiên âm quốc tế tương đồng và với kiến thức được trang bị, các em có thể thực hành phát âm ở nhà mà không gặp khó khăn gì. Cùng với tiết Reading Comprehension, trong tiết Language Focus, thầy cô có thể kết hợp dạy phát âm cho các em. Đôi khi chúng ta có thể kể cho các em nghe vài mẫu chuyện vui về sự phát âm sai như là: ‘desert’ và ‘dessert’; ‘cow’ và ‘cough’ để thêm phần sinh động và cũng làm các em nhớ lâu hơn. Chúng ta có thể áp dụng việc dạy phát âm đúng để giúp học sinh viết đúng chính tả. Nói chung là phát âm đúng sẽ giúp người học thực hành tốt hơn trong các kỹ năng cả về vận dụng ngữ pháp, chính tả, nói và nghe đúng. Không có quy luật phát âm cụ thể trong tiếng Anh, nhưng có nhiều từ trong tiếng Anh được phát âm có cùng một cách như cold, hold, old; look hook, book; result, agriculture, adult, v.v…. Để dạy học sinh phát âm tốt chúng ta cần có một cuốn tự điển tốt, tốt nhất là cuốn từ điển đó được xuất bản ở các nước nói Tiếng Anh. Cuốn từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary do nhà xuất bản Oxford University Press phát hành, được khuyến khích sử dụng. Ngày nay đa số học sinh chúng ta có máy tính cá nhân ở nhà. Tại sao chúng ta không khuyến khích các em cài đặt các phần mềm của hai cuốn tự điển này, phần mềm này dễ cài đặt và có bán rộng rãi tại các cửa hàng software. Trong các phần mềm này cũng như trong cuốn từ điển nói trên, người viết và lập trình viên đánh dấu ngôi sao vào vị trí đầu của từ có cách phát âm ‘lạ’, để làm người học chú ý. Với việc cài đặt phần mềm này học sinh chúng ta có thể kiểm tra cách phát âm bằng cách kích chuột vào biểu tượng loa để nghe và đồng thời các em có thể xem phần phiên âm ghi kèm bên cạnh. Đối với chúng ta các thầy cô giáo dạy tiếng Anh, phần mềm này rất hữu ích. Nó giúp chúng ta rất nhiều khi ra đề kiểm tra cho học sinh. Một khi mà chúng ta không chắc về một từ nào đó về cách đọc chẳng hạn, chúng ta có thể tra nhanh và xem cả ví dụ về cách dùng của từ đó trong một văn cảnh cụ thể nào đó, các từ trong phần mền này được phát âm bởi giọng chuẩn của 4 người bản xứ. Đối với học sinh, một số từ có cách phát âm ‘lạ” tôi thường nhắc đi, nhắc lại nhiều lần. Ví dụ trong các từ: clerk, technician, artificial, content (n), content (adj), cloth, clothes, advertise, advertisement, sign, signature, … Trong tiết Language Focus tôi thường sửa sai và uốn nắn cách đọc cho các em nhiều hơn và cho các em tự nhận ra lỗi sai với nhau. Là thầy cô giáo dạy tiếng Anh chúng ta cần phát âm rõ ràng, đủ lớn và chậm rãi để học sinh dễ dàng tiếp thu và bắt chước theo. Chúng ta cần chứng minh cho các em thấy các từ có cùng một gốc mà từ loại khác nhau, có thể có cách phát âm khác nhau. Để tất cả học sinh nắm rõ cách phát âm đúng các từ trong chương trình học thì không khả thi, nhưng giúp các em có kiến thức cơ bản để học tiếp thì có thể và rất khả thi. Bảng phiên âm phát cho học sinh Viết Cách đọc phiên âm tiếng Việt Ví dụ phổ biến i: Đọc là ii nhưng dài, nặng và nhấn mạnh Feet /fi:t/ See /si:/ Sheep I Đọc như i bình thường giống Tiếng Việt Alien /eiliən/ xa lạ. Happy /’hæpi/ I Đọc như i nhưng ngắn, dứt khoát Fit /fIt/ hợp, vừa. Sit /sIt/ E Đọc như e bình thường Bed /bed/. Ten /ten/ Æ Đọc là ea nối liền nhau và nhanh Bad /bæd/ Hat /hæt/ ɑ: Đọc là aa nhưng dài, nặng, nhấn mạnh Arm /ɑ:m/ . Fast /fɑ:st/ Đọc là o dứt khoát Got /ɡɒt/ . Shot /ʃɒt/ ɔ: Đọc là oo dài, nặng và nhấn mạnh Saw /sɔ:/ cưa, cái cưa. Short /ʃɔ:t/ ʊ Đọc là u ngắn và dứt khoát Foot /fʊt/. Put /pʊt/ u: Đọc là uu dài, nặng, mạnh Food /fu:d/. Too /tu:/ U Đọc là u bình thường Actual /´æktʃuəl/. Visual /´viʒuəl/ ʌ Đọc là â trong Tiếng Việt Cup /cʌp/. Drum /drʌm/ cái trống ɜ: Đọc là ơơ dài, nặng, nhấn mạnh Bird /bɜ:d/. Nurse /nɜ:s/ ə Đọc là ơ bình thường trong TV Ago /ə´gəʊ/. Never /´nevə(r)/ Ei Đọc là êi hoặc ây trong Tiếng Việt Page /peidʒ/. Say /sei/ ɒ, ɔ 5 əʊ, ou Đọc là âu trong Tiếng Việt Home /həʊm/. Low /ləʊ/ Ai Đọc là ai trong Tiếng Việt Five /faiv/. Sky /skai/ aʊ Đọc là ao trong Tiếng Việt Flower /´flaʊə(r)/. Now /naʊ/ ɔi Đọc là ooi trong Tiếng Việt Boy /bɔi/. Join /dʒɔin/ iə Đọc là iơ hoặc là ia trong Tiếng Việt Here /hiə(r)/. Near /niə(r)/ eə Đọc là eơ liền nhau, nhanh, ơ hơi câm Care /keə(r)/. Hair /heə(r)/ ʊə Đọc là uơ hoặc ua trong Tiếng Việt Pure /pjʊə(r)/ tinh khiết. Tour /tʊə(r)/ P Đọc là pơ ờ trong Tiếng Việt Pen /pen/. Soup /su:p/ B Đọc là bờ nhanh, dứt khoát Bad /bæd/. Web /web/ T Đọc là thờ nhanh, gọn, dứt điểm Dot /dɒt/. Tea /ti:/ D Đọc là đờ nhanh, gọn, dứt điểm Did /did/. Stand /stænd/ K Đọc là kha nhanh, gọn(giống caa) Cat /kæt/. Desk /desk/ ɡ Đọc là gờ nhanh, dứt khoát Bag /bæg/ cái cặp sách. Got /ɡɒt/ tʃ Đọc là chờ nhanh, gọn, dứt điểm Chin /tʃin/. Match /mætʃ/ diêm dʒ Đọc là giơ ngắn, dứt khoát June /dʒu:n/. Page /peidʒ/ F Đọc là phờ nhanh, dứt điểm Fall /fɔ:l/. Safe /seif/ V Đọc là vờ nhanh, gọn, dứt điểm Voice /vɔis/. Wave /weiv/ ɵ Đọc là tờdờ nối liền, nhanh, tờ hơi câm Bath /bɑ:ɵ/. Thin /ɵin/ Ð Đọc là đờ nhanh, nhẹ Bathe /beið/. Then /ðen/ S Đọc là xờ nhanh, nhẹ, phát âm gió Rice /rais/. So /səʊ/ Z Đọc là dơ nhẹ và kéo dài Rose /rəʊz/. Zip /zip/ tiếng rít ʃ Đọc là sơ nhẹ, kéo dài hơi gió She /ʃi:/. Wash /wɒʃ/ ʒ Đọc là giơ nhẹ, phát âm ngắn Measure /´meʒə/. Vision /´viʒn/ H Đọc là hơ nhẹ, âm ngắn, gọn How /haʊ/. Who /hu:/ M Đọc là mơ nhẹ, âm ngắn, gọn Man /mæn/. Some /sʌm/ 6 N Đọc là nơ nhẹ, âm ngắn, gọn No /nəʊ/. Mutton /´mʌtn/ thịt cừu Ŋ Đọc là ngơ nhẹ, dứt điểm Singer /´siŋə/. Tongue /tʌŋ/ cái lưỡi L Đọc là lơ nhẹ, ngắn, dứt điểm Leg /leg/. Metal /´metl/ kim loạ R Đọc là rơ nhẹ, ngắn, dứt khoát Red /red/. Train /trein/ J Đọc là iơ liền nhau, nối dài Menu /´menju:/. Yes /jes/ W Đọc là guơ liền nhau, nhanh, gọn Wet /wet/. Why /wai/ 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Theo tôi, giải pháp này có thể được áp dụng không những cho học sinh hai lớp 11 mà tôi đang phụ trách, mà còn có thể cho tất cả học sinh toàn trường nơi tôi đang công tác cũng như các trường trung học phổ thông khác thuộc tỉnh nhà, đặc biệt là học sinh yếu kém vì tính khả thi của nó. Tuy nhiên, để thực hiện thành công giải pháp, tôi nghĩ rằng tất cả quý Thầy Cô giảng dạy môn Tiếng anh cần phải kiên trì, đặc biệt là giảng dạy các em học sinh có khả năng nói Tiếng anh còn hạn chế. 3.4. Hiệu quả thu được sau khi áp dụng sáng kiến Trước khi áp dụng sáng kiến: Năm học 2016-2017 Lớp 10A4 10A6 Sỉ số 42 38 Giỏi 1 (2,38%) 0 Khá 7 (16,67%) 5 (13,16%) Trung bình Yếu 16 (38,09%) 18 (42,86%) 14 (36,84%) 19 (50%) Sau khi áp dụng sáng kiến. Năm học 2017-2018( học kì I) Lớp 11A4 11A6 Sỉ số 42 38 Giỏi 2 (4,76%) 0 Khá Trung bình Yếu 10 (23,81%) 23 (54,76%) 7 (16,67%) 9 (23,68%) 22 (57,89%) 7 (18,43%) Chúng tôi có thể nói một cách tin tưởng, rằng hai phần ba trong số học sinh do tôi đảm trách có thể phát âm đúng các từ trong chương trình có từ hai âm tiết trở lên khá tốt. Nhiều em phát âm sai vào vài tháng đầu khi tôi mới nhận lớp, nhưng sau đó tôi 7 rất hài lòng về công sức mình bỏ ra. Tôi nghĩ rằng nếu tất cả các em chú tâm luyện tập thì kết quả đạt được sẽ còn cao hơn nhiều. Với học sinh của tôi, các em thường phát âm những từ có chứa âm /ei/ = /ê-i/ các em phát âm thành /ây/, thay vì phải phát âm là /pờ lê/ các em thường nói /pờ lây/ trong từ play; và /mê-i/ thành âm /mây/ trong từ may. Những âm này giống như âm địa phương ở nước Úc - good day mate! - /gớd-đây-mây-t/ bây giờ thì các em đã bỏ thói quen xấu về cách phát âm các âm này rồi. Nhiều em có thể phát âm các từ có âm cuối /d ʒ/; /t∫/ and /∫/ như trong các từ bridge; language; watch; which; English; publish khá chuẩn và còn nhiều từ khác nữa. Thường thường từ đầu học kỳ hai, học sinh của tôi có thể phát âm được các từ phổ biến một cách chính xác. Khi các em soạn bài học mới, qua kiểm tra tôi thấy đa số các em biết cách tự ghi ký hiệu phiên âm phía trên hoặc dưới từ mới, và khi đến trường các em có thể so sánh với cách phát âm của tôi. Trong khi học, tự các em có thể chưa theo âm tiếng Việt đối với các từ dài sau khi nghe tôi đọc. Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 2018 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng