Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn xây dựng và củng cố khối đoàn kết nội bộ ở công đoàn cơ sở (tiểu học)...

Tài liệu Skkn xây dựng và củng cố khối đoàn kết nội bộ ở công đoàn cơ sở (tiểu học)

.DOC
37
152
125

Mô tả:

Đặt vấn đề I/ Lý do chọn đề tài: Trong các nhà trường phổ thông, Công đoàn là một tổ chức chính trị xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của Chi bộ đảng nhà trường. Công đoàn tập hợp cán bộ công chức trong đơn vị thành lực lượng để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị có hiệu quả. Với chức năng của mình, Công đoàn có nhiệm vụ tổ chức cho đoàn viên tham gia các phong trào thi đua trong thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho cán bộ giáo viên và cùng với chuyên môn tham gia công tác quản lý các hoạt động của đơn vị. Vì vậy, vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của nhà trường là rất lớn. Đặc biệt trong công tác xây dựng tập thể sư phạm thì vai trò của Công đoàn lại càng quan trọng hơn. Với tư cách là một là một tổ chức chính trị xã hội, hoạt động của công đoàn trở thành một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình xây dựng, củng cố khối đoàn kết nội bộ của đơn vị nhà trường. Xây dựng khối đoàn kết nội bộ là một tiêu chuẩn quan trọng trong các tiêu chuẩn của một tập thể sư phạm vững mạnh. Nó quyết định đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục cũng như hiệu quả của công tác quản lý nhà trường. Đúng như Bác Hồ đã nói: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công. ổn định về đội ngũ, huy động được sức mạnh tập thể trong thực hiện nhiệm vụ chung, phong trào hoạt động mạnh và hiệu quả hoạt động được nâng lên. Ngược lại, ở đâu mất đoàn kết nội bộ thì ở đó phong trào không mạnh, tập thể đó luôn ở trong cái vòng luẩn quẩn của sự chia rẽ, bè cánh, lao động cầm chừng, khiếu kiện thắc mắc,…Sở dĩ tập thể có những biểu hiện thiếu đoàn kết đó là do tổ chức Công đoàn ở đó chưa mạnh, chưa làm tốt nhiệm vụ của mình trong việc tập hợp, đoàn kết lực lượng lao động trong đơn vị Thực tế của các nhà trường phổ thông cho thấy, trong tất cả các nhiệm vụ trong xây dựng tổ chức bộ máy thì vấn đề xây dựng và củng cố khối đoàn kết nội bộ luôn được đưa lên hàng đầu. Bởi vì ở đâu có sự đoàn kết chặt chẽ thì ở đó. Là một cán bộ công đoàn kiêm nhiệm ở đơn vị trường Tiểu học, bản thân tôi đã nhận thức rất rõ tầm quan trọng của khối đoàn kết nội bộ và vai trò, nhiệm vụ của Công đoàn cơ sở trong việc xây dựng khối đoàn kết nội bộ của đơn vị. Vì vậy, trong quá trình công tác, tôi đã luôn trăn trở và dành nhiều tâm huyết trong việc xây dựng khối đoàn kết nội bộ của đơn vị. Và thực tế đã chứng minh những cố gắng đó của Ban chấp hành Công đoàn nhà trường, trong đó có sự đóng góp của bản thân đã giúp cho tập thể đơn vị trường Tiểu học nơi tôi công tác luôn giữ vững khối đoàn kết nội bộ. Nhân dịp này, bản thân tôi muốn được trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ với đề tài: Một số biện pháp “ Xây dựng và củng cố khối đoàn kết nội bộ ở công đoàn cơ sở”. II/ Thực trạng của vấn đề xây dựng và củng cố khối đoàn kết nội bộ tại đơn vị trường Tiểu học Thọ Xương: 1. Vài nét về nhà trường và đội ngũ cán bộ giáo viên: Trường Tiểu học Thọ Xương là một đơn vị thuộc vùng công giáo (có 2/3 học sinh công giáo) của huyện Thọ Xuân. Do điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn nên sự quan tâm của phụ huynh đến việc học hành của con em còn nhiều hạn chế, phong trào học tập ở địa phương chưa mạnh. Là trường Tiểu học năm nào cũng có tổng số học sinh đông nhất huyện, (gần 700 trên 700 em). Năm học 2010 - 2011 có 683 học sinh ít nhất từ trước đến nay, nhà trường có tổng số 29 cán bộ giáo viên, trong đó có 3 quản lý, 21 giáo viên văn hóa, 3 GV đặc thù, 2 nhân viên. Trong tổng số cán bộ giáo viên có 27 nữ và 2 nam, tuổi đời bình quân là 35 tuổi. Về trình độ đạo tạo của đội ngũ như sau: Quản lý Giáo viên Nhân viên Tổng số Đại học 3 15 0 18 Cao đẳng 0 1 1 2 Trung cấp 0 8 1 9 Khác 0 0 0 0 Với trình độ đào tạo như trên, đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường cơ bản đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay của nhà trường. Song, bên cạnh đó, phần đa cán bộ giáo viên đều ở xa trường( 5-7 km), có 2 gđ ở xa nên phải ở lại khu tập thể. Nhiều giáo viên đang tuổi sinh đẻ, có con nhỏ đang tuổi nhà trẻ, mẫu giáo chưa có thời gian dành thêm cho học sinh ngoài giờ lên lớp. Điều này làm cho việc sử dụng và phát huy năng lực của đội ngũ còn nhiều hạn chế. 2.Thực trạng của khối đoàn kết nội bộ nhà trường trong những năm qua(2003 - 2005- 2006): Trong những năm học vừa qua, công đoàn nhà trường cũng đã chú trọng tới công tác xây dựng khối đoàn kết nội bộ. Bên cạnh những mặt ưu điểm của tập thể vẫn còn những hạn chế yếu kém cần khắc phục. Có thể đánh giá thực trạng này trên một số vấn đề cụ thể sau đây: 2.1. Ưu điểm: - Nội bộ đơn vị có kết cấu tương đối ổn định, xác định rõ mục tiêu của đơn vị cần hướng tới trong từng giai đoạn, từng thời điểm. Mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường đều hướng vào mục tiêu chung và có nhiều cố gắng trong công tác. - Các mối quan hệ trong tập thể nhìn chung tương đối hài hòa. Mọi thành viên đều có sự cố gắng trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ trong công tác và trong quan hệ cá nhân để tạo điều kiện hỗ trợ giúp đỡ nhau trong thực hiện nhiệm vụ. - Mối quan hệ giữ Nhà trường- Công đoàn- và Chi đoàn thanh niên được duy trì, có sự phối kết hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của đơn vị. - Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ giáo viên, nhân viên được quan tâm. Công đoàn đã quan tâm đến việc thăm hỏi, động viên đoàn viên và giám sát việc thực hiện chế độ tiền công, tiền lương, bảo hiểm cũng như các chế độ khác cho đoàn viên. - Quy chế dân chủ trong hoạt động của đơn vị được duy trì. - Trong đơn vị không có các mâu thuẫn lớn nảy sinh, không có đơn thư khiếu kiện. 2.2. Tồn tại, hạn chế: - Một số ít giáo viên còn có tư tưởng “việc ai nấy làm” “ Tối ngày đầy công”, chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa tạo được mối quan hệ bền chặt thân thiện, sâu sắc với tổ chức, với các thành viên trong trường. Điều này làm cho kết cấu của tổ chức thiếu tính chặt chẽ và thống nhất cao. - Trong tập thể vẫn còn tồn tại những mối quan hệ phát triển theo chiều hướng không thuận lợi cho khối đoàn kết nội bộ: quan hệ giữa một số cá nhân với tổ chức thiếu sự hài hòa, thống nhất, quan hệ giữa các tổ chức trong đơn vị chưa thống nhất cao, sự đấu mối phối hợp chưa chặt chẽ; quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong tập thể còn có hiện tượng ghen tỵ, đố kị lẫn nhau,…. - Hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của đơn vị đôi lúc chưa cao, năng lực trí tuệ của cá nhân chưa được phát huy mạnh. Trong đơn vị còn tồn tại tư tưởng bình quân chủ nghĩa, tối ngày đầy công, thiếu thẳng thắn trong đấu tranh phê và tự phê bình. - Đời sống tinh thần của đoàn viên chưa phong phú, các hoạt động mang màu sắc công đoàn chưa thường xuyên và chưa thu hút được đoàn viên nhiệt tình hưởng ứng. 2.3. Nguyên nhân của những hạn chế: - Nội bộ giữa BGH- BCH công đoàn đôi lúc chưa có sự đồng thuận( 2002-20032004). - Nhiều giáo viên xác định đến trường vùng khó rồi nên không lo phải chuyển công tác nên bản thân họ chưa tích cực làm tròn trách nhiệm đối với tập thể và thiếu sự nhiệt tình, cố gắng vì tập thể. - Hoạt động công đoàn chưa phong phú về nội dung, chưa hấp dẫn về hình thức. Ban chấp hành chưa làm tốt nhiệm vụ của mình trong tổ chức phong trào hoạt động của tập thể, chưa quy tụ được sức mạnh của tập thể trong thực hiện nhiệm vụ chung. - Điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị còn thiếu thốn, chưa phục vụ tốt cho hoạt động của tập thể. 2.4. Những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng, củng cố khối đoàn kết nội bộ của đơn vị nhà trường: Từ thực trạng nêu trên, chúng ta có thấy được những vấn đề đặt ra cho Công đoàn nhà trường trong việc xây dựng và củng cố khối đoàn kết nội bộ, đó là: * Vấn đề tư tưởng, lý tưởng nghề nghiệp của từng cán bộ giáo viên cần được củng cố để nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc chung của đơn vị. * Cần nỗ lực tích cực hơn trong các hoạt động để củng cố và phát triển các mối quan hệ bền chặt giữa các thành viên trong tập thể trên cả hai phương diện: công việc và xã hội. * Cần phải nâng cao ý thức phê và tự phê bình, phát huy trí tuệ tập thể trong thực hiện nhiệm vụ chung. *Quyền và nghĩa vụ của mỗi cán bộ giáo viên phải được tiến hành song song. Trong đó, công đoàn phải làm tốt việc chăm lo đời sống mọi mặt cho cán bộ giáo viên. * Giải quyết kịp thời, dứt điểm các vấn đề nảy sinh trong tập thể đơn vị. Như vậy, thực trạng về việc xây dựng khối đoàn kết nội bộ của đơn vị trong những năm qua đặt ra yêu cầu cho Công đoàn nhà trường phải tìm ra những hướng đi, những biện pháp phù hợp để khắc phục những hạn chế nêu trên, củng cố tốt khối đoàn kết nội bộ trong đơn vị và góp phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong năm học. Giải quyết vấn đề I/ Những giải pháp cơ bản trong việc xây dựng khối đoàn kết nội bộ của nhà trường. Từ những yêu cầu đặt ra đối với một tập thể có khối đoàn kết nội bộ cao, từ thực trạng về khối đoàn kết nội bộ trong nhà trường, với cương vị là một chủ tịch công đoàn ở một đơn vị công tác mới. Sau một năm làm chủ tịch công đoàn( 2004-2005) tôi đã mạnh dạn đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm củng cố khối đoàn kết nội bộ của đơn vị trong từng năm học như sau: 1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong đơn vị về mọi mặt, trong đó chú trọng bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên. 2. Xây dựng các mối quan hệ hài hòa, ổn định trong tập thể, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong đơn vị, 3.Thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ trong mọi hoạt động của đơn vị nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong thực hiện nhiệm vụ chung. 4. Đa dạng hóa nội dung, hình thức tổ chức trong hoạt động công đoàn nhằm thu hút, gắn kết các thành viên trong tập thể đơn vị. 5. Thực hiên tôt công tác thi đua khen thưởng. II/ Những biện pháp cụ thể: 1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên: Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên trong đơn vị là một việc làm rất quan trọng và rất thường xuyên trong đơn vị trường học, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường- Công đoàn và Đoàn thanh niên. Trong đó, Công đoàn nhà trường đã tập trung vào 3 nội dung cơ bản sau đây: - Nâng cao sự hiểu biết và chấp hành đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đoàn viên , nhất là các chính sách, chế độ có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cán bộ công chức, lao động nữ trong đơn vị trường học. - Nâng cao kiến thức, kĩ năng về quan hệ ứng xử nơi công sở. - Mở rộng, nâng cao hiểu biết xã hội. Để làm tốt 3 nội dung trên, Công đoàn đã tiến hành các hoạt động cơ bản sau: + Phổ biến kịp thời các chính sách, pháp luật đến đoàn viên. Thông qua các buổi sinh hoạt Công đoàn, Ban chấp hành công đoàn đã trực tiếp triển khai các nội dung của chính sách pháp luật liên quan đến giáo dục như: Luật lao động, Luật giáo dục, Luật khiếu nại, tố cáo, Luật hôn nhân và gia đình, Luật chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, Chính sách tiền lương,….. Hoặc bằng gián tiếp, Công đoàn hướng dẫn đoàn viên tìm đọc và nghiên cứu thông qua tài liệu trong thư viện nhà trường, thông qua mạng internet (trong trang Web: www.chinhphu.vn; www.giaoduc.vn; www.thoxuan.edu; ….). Do đội ngũ giáo viên đã sử dụng tương đối thành thạo máy vi tính, nhà trường và các gia đình CBGV đã kết nối interrnet nên việc học tập, nghiên cứu qua mạng rất thuận tiện. + Mở hội thảo chuyên đề về “ứng xử nơi công sở”: Qua Hội thảo đã giới thiệu cho đoàn viên một số bài viết lấy từ mạng có liên quan đến quan hệ, ứng xử trong tập thể, quan hệ ứng xử nơi công sở. Thông qua các nội dung này, các đoàn viên đã có thêm hiểu biết về những kiến thức, kĩ năng hoạt động trong môi trường tập thể nơi công sở. Hội thảo cũng đã giúp cho đoàn viên tập xử lý một số tình huống trong quá trình công tác thông qua hái hoa dân chủ. + Tổ chức cho đoàn viên mở rộng hiểu biết xã hội: thông qua hoạt động tham quan du lịch, Công đoàn đã giúp cho đoàn viên vừa có điều kiện thư giãn nghỉ ngơi, vừa có cơ hội mở rộng hiểu biết về đất nước, về xã hội. Công đoàn đã tổ chức cho đoàn viên đến khu di tích lịch sử Lam Kinh, đền Lê Hoàn, thăm danh lam thắng cảnh Sầm Sơn, Huế- Đà Nẵng- Phong Nha Kẻ Bàng. Bên cạnh đó, Công đoàn cũng đã giới thiệu cho đoàn viên khai thác mạng internet để mở rộng thêm hiểu biết; tổ chức cho đoàn viên tham gia giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao với đơn vị bạn,…. Các hoạt động này của Công đoàn đã giúp cho đoàn viên có thêm kiến thức về cuộc sống, nâng cao nhận thức cho đoàn viên. Đây cũng là cơ sở rất quan trọng để mỗi đoàn viên gắn bó với tập thể hơn, từ đó có ý thức trách nhiệm cao trong việc xây dựng tập thể đơn vị nơi mình công tác. 2. Bồi dưỡng lý tưởng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức nhà giáo cho đoàn viên: Bồi dưỡng lý tưởng nghề nghiệp là để cho mỗi thành viên luôn tâm huyết với nghề nghiệp, tận tâm với công việc, tránh tư tưởng “nghĩa vụ”, tối ngày đầy công nơi công tác, …. Đây là việc làm thường xuyên, xuyên suốt trong đơn vị, trong đó có sự đóng góp của Công đoàn nhà trường. Để bồi dưỡng lý tưởng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức nhà giáo cho đoàn viên, Công đoàn đã tiến hành các hoạt động sau đây: + Giúp cho mỗi đoàn viên hiểu rõ về địa phương, nhà trường (lịch sử- hiện tại). Là một địa phương thuộc vùng công giáo hầu như các gia đình đều đông con( 5-7) có gia đình 9-10 người con, có làng chài cuộc sống không ổn định nay đây mai đó. Trong những năm qua việc thực hiện KHHGĐ có phần tốt hơn không còn tình trạng GĐ đông con nữa, chính sách xoá đói giảm nghèo đã được địa phương quan tâm nhiều, cấp đất cho các hộ làng chài có nơi ở cố định. Chính vì vậy trong những năm gần đây kinh tết địa phương có phần ổ định và phát triển hơn song vẫn chưa thoát khỏi được sự nghèo khó, đời sống của một số bộ phận nhân dân vẫn còn nhiều vất vả, theo đó việc học hành của con em địa phương còn nhiều hạn chế. Là đơn vị trường học ở địa phương, nhà trường cũng đối mặt với nhiều gian khó. Từ đó, làm cho mỗi đoàn viên thông cảm với những khó khăn vất vả của chính quyền và nhân dân địa phương, những thiệt thòi của con em nơi vùng khó và nâng cao tinh thần trách nhiệm, gắn bó hết lòng với đơn vị. Năm 2007, Đảng ta mở cuộc vận động lớn “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngành Giáo dục và Đào tạo gắn kết cuộc vận động này với việc thực hiện Chỉ thị 33 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục luôn được triển khai quyết liệt. Song song với cuộc vận động của Đảng, của ngành. Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phát động cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Đây là dịp để mỗi cán bộ giáo viên một lần nữa nhìn lại chính mình, soi lại mình, để rèn luyện tư tưởng - đạo đức nhân cách nhà giáo, củng cố lòng yêu người, yêu nghề của mình hơn. Để cuộc vận động thực sự đi vào suy nghĩ và hành động của mỗi cán bộ giáo viên, chúng tôi đã tổ chức triển khai sâu rộng đến tất cả CBGV trong nhà trường để họ hiểu được mục đích, ý nghĩa, nội dung của cuộc vận động. Từ đó họ sẽ có tư duy và hành động đúng đắn. Những tư duy đó được gắn với những hành động cụ thể, nhỏ nhất như cách ăn mặc, cách nói năng, xưng hô ứng xử với đồng nghiệp, với học sinh với phụ huynh và mọi người xung quanh đó chính là tấm gương gần gũi mà HS dễ nhìn thấy dễ học tập và noi theo, đến việc hưởng ứng thực hiện các phong trào sâu rộng như: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. + Thông qua các buổi sinh hoạt Công đoàn, Công đoàn giới thiệu đến đoàn viên những gương sáng điển hình của con người thời đại, của cán bộ giáo viên trên khắp mọi miền đất nước thông qua các tin tức hàng ngày, thông qua tìm hiểu trên mạng. Chú trọng nhất là những tấm gương dạy tốt của các đơn vị trong huyện và các công đoàn bạn được Công đoàn giới thiệu thường xuyên thông qua các buổi sinh hoạt công đoàn. Đồng thời, những gương sáng trong đơn vị cũng được Công đoàn kịp thời biểu dương để đoàn viên học tập. + Hỗ trợ, giúp đỡ đoàn viên khi gặp khó khăn trong công việc, tạo điều kiện để đoàn viên nỗ lực gắng trong công tác, yêu mến trường lớp và học sinh, từ đó có ý thức cao, nhiệt tình, tận tâm đối với công việc. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Ban cháp hành Công đoàn thường xuyên theo dõi, nắm bắt những khó khăn của từng đoàn viên (về năng lực chuyên môn, về điều kiện sức khỏe, điều kiện gia đình,…. ) để kịp thời giúp đỡ (chia sẻ một phần công việc, giúp đỡ về chuyên môn, hỗ trợ giảng dạy, tư vấn về gia đình,….). Bằng những việc làm cụ thể đó, các đoàn viên tự tin với điểm dựa Công đoàn để có thể nỗ lực cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ được giao. + Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao…. với các hình thức phong phú để đoàn viên gắn bó với trường lớp, với tập thể. 3. Xây dựng các mối quan hệ đoàn kết gắn bó trong tập thể đơn vị để Công đoàn thực sự là tổ ấm cho mỗi đoàn viên: Các mối quan hệ trong tập thể có vai trò rất quan trọng đối với khối đoàn kết nội bộ. Vì vậy, cùng với nhà trường, Đoàn thanh niên, Công đoàn nhà trường đã chú trọng vào các vấn đề sau: - Tạo dựng các mối quan hệ công tác có tác dụng chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ. - Tạo dựng các mối quan hệ xã hội, quan hệ đồng nghiệp giữa các đoàn viên để thiết lập sự đồng cảm, thân thiện. - Tạo lập các mối quan hệ tốt đẹp giữa các đoàn viên với Ban chấp hành Công đoàn nhà trường để Công đoàn thực sự là tổ ấm cho mỗi đoàn viên. Để làm tốt việc này, Công đoàn nhà trường đã chú trọng đến các hoạt động cụ thể sau: * Tham gia với chuyên môn trong việc phân công công việc hợp lý, phù hợp với năng lực, điều kiện hoàn cảnh của từng cá nhân và tạo điều kiện cho các thành viên hỗ trợ nhau trong thực hiện nhiệm vụ. Việc phân công giáo viên nhà trường cần phải làm chắc chắn ngay từ đầu năm học và ổn định trong cả năm học, tránh tình trạng thay đổi nhiệm vụ giữa chừng sẽ làm cho hiệu lực quản lý không cao, chất lượng công việc hạn chế, bản thân người được phân công lại không thoải mái tư tưởng khi thực hiện nhiệm vụ. Công đoàn nhà trường đã trực tiếp tham mưu với Hiệu trưởng trong việc lựa chọn đội ngũ cốt cán để bố trí vào các vị trí chủ chốt trong nhà trường, lựa chọn giáo viên đảm nhận các nhiệm vụ của tập thể như bồi dưỡng học sinh mũi nhọn, giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện, viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục,…. Khi bố trí công tác cần phải tạo được các mối quan hệ hỗ trợ nhau giữa các vị trí trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Sau khi phân công giáo viên xong,cần chú trọng tới việc tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho giáo viên. Môi trường đó bao gồm: - Các yếu tố vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công việc, phục vụ cho nhu cầu cần thiết của cá nhân; - Đời sống tinh thần phong phú: hội thảo chuyên đề, tổ chức hội thi, TD thể thao, văn nghệ, sinh nhật, .... - Quyền chủ động trong thực hiện nhiệm vụ, năng lực cá nhân được thể hiện, quy chế dân chủ trong trường được thực hiện tốt; - Chế độ lao động, tiền lương được đảm bảo, chế độ khen thưởng được thực hiện tốt.... * Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong các tổ công đoàn, tổ nữ công thông qua các hoạt động thi đua có tính tập thể cao. Sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong tập thể có tính quyết định rất lớn đến khối đoàn kết nội bộ của đơn vị. Nếu không gắn kết các thành viên lại trong các hoạt động tập thể của đơn vị thì dễ dẫn đến tình trạng tối ngày đầy công, bước ra khỏi cửa lớp là lo về nhà,…. Và như vậy thì khó thu hút mọi người trong môi trường hoạt động tập thể. Để làm được việc này thì vai trò của các tổ công đoàn, tổ nữ công là rất quan trọng. Công đoàn nhà trường đã xây dựng chương trình hoạt động cho các tổ công đoàn, tổ nữ công ngay từ đầu năm học, phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ hoạt động. Cụ thể: * Đối với tổ công đoàn: - Tổ chức trong tổ thăm hỏi đoàn viên trong tổ khi có ốm đau, hiếu hỉ. - Tổ chức thể thao trong tổ sau giờ làm vào thứ ba, thứ tư và thứ năm hàng tuần. - Tổ chức các hội thảo chuyên đề, các cuộc thi, sinh hoạt văn nghệ trong tổ vào các dịp 20/10, 20/11, 08/03… - Tổ chức giao lưu văn nghệ, cầu lông với các tổ công đoàn. - Tổ chức sinh nhật cho đoàn viên trong tổ. * Đối với tổ nữ công: - Tổ chức các buổi trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong xây dựng gia đình, chăm sóc con cái. - Tổ chức tư vấn về sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình. - Hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công tác khi có nữ đoàn viên có thai, nuôi con nhỏ, con ốm đau, đoàn viên đi học nâng cao trình độ,… - Tổ chức thi nữ công gia chánh, khéo tay hay làm trong dịp 20/10, 8/3. Các hoạt động này đã gắn kết các thành viên trong tập thể lại với nhau, tạo cơ hội để mọi người hiểu nhau hơn, chia sẻ với nhau công việc chung cũng như tâm sự về cuộc sống cá nhân của mỗi người. Cũng thông qua hoạt động tập thể như vậy, mỗi thành viên trong tập thể sống cởi mở hơn, mở rộng vòng tay thân ái với bạn bè, đồng nghiệp hơn. * Chú trọng xây dựng các mối quan hệ gia đình giữa các gia đình đoàn viên để tạo nên sự thân thiết, bền chặt. Gia đình là một điểm dựa rất quan trọng giúp cho mỗi đoàn viên có niềm tin, nghị lực để nỗ lực phấn đấu trong công tác. Xác định được điều đó, quan tâm đến từng gia đình đoàn viên là một trong những nhiệm vụ mà Ban chấp hành Công đoàn nhà trường đã đề ra. Cụ thể nhiệm vụ đó là: - Phải giúp cho cha, mẹ, chồng (vợ), con của mỗi đoàn viên hiểu được công việc của người thân mình đang làm, biết thông cảm và tạo điều kiện thuận lợi để người thân hoàn thành nhiệm vụ. - Phải tạo được các quan hệ giữa chồng (vợ) của đoàn viên với các đoàn viên khác trong trường để có thêm sự hiểu biết, đồng lòng với công việc của vợ (chồng) mình. Xác định được nhiệm vụ đó, Công đoàn đã tổ chức các hoạt động sau đây: + Thường xuyên giữ mối liên hệ giữa Công đoàn nhà trường với các gia đình của từng đoàn viên thông qua các hình thức: thăm hỏi đoàn viên, người thân của đoàn viên khi ốm đau, hiếu, hỉ; tổ chức các buổi ghé thăm trong những ngày nghỉ, ngày lễ; điện thoại thăm hỏi, trao đổi tin tức;…. + Trong tổ chức tham quan du lịch cho đoàn viên, Công đoàn đã khuyến khích các đoàn viên bố trí cho người thân của mình cùng đi bằng việc hỗ trợ tiền xe, còn tiền ăn, tiền nghỉ phải đóng góp thêm. + Cứ hai năm một lần, Công đoàn lại tổ chức gặp mặt hội Dâu- Rể. Đây là hoạt động rất có ý nghĩa, là dịp để hai tổ ấm gia đình và nhà trường luôn là động cơ thúc đẩy sức hồng, sức chuyên trong chị em. Mỗi cuộc giao lưu gặp gỡ Dâu- Rể, cuộc thi nữ công gia chánh, cô giáo tài năng duyên dáng, vào 8/3, 20/10, 20/11 đã giúp chị em mạnh dạn hơn tự tin hơn và có thêm hiểu biết trong cuộc sống, để vợ chồng có thể hiểu và thông cảm cho nhau hơn. Hay vào dịp 1/6 tết Trung thu hàng năm chúng tôi đều tổ chức cho các cháu con cán bộ giáo viên- nhân viên được bên nhau vui múa hát, tuyên dương và tặng quà cho những cháu có thành tích cao trong học tập. Mỗi lần như thế, hạnh phúc lại được nhân lên trong mỗi tâm hồn trong sáng của trẻ thơ, chị em ngày càng yêu quý và gắn bó hơn với tổ ấm Công đoàn, gắn bó với sự nghiệp trồng người hơn. Mỗi năm có một nội dung, cách thức tổ chức khác nhau để tạo thêm niềm vui cho chị em sau những giờ lên lớp phải vất vả với những học sinh còn yếu; kém. Và đặc biệt là muốn làm tăng thêm sự ngạc nhiên cho các phu quân của mình. Ví dụ 8/3 năm nay( 2010) công đoàn không tổ chức Hội thi “ Khéo tay hay làm” hay “ Nữ tài năng duyên dáng” mà thay đổi hình thức đó là tổ chức buổi “Dạ hội”, đây là dịp mỗi đoàn viên được lên sàn diễn thể hiện mình và vinh dự hơn là mỗi phu quân đều hãnh diện khi thấy vợ mình trong những bộ trang phục lộng lẫy lại càng đáng yêu hơn. Hình thức tổ chức: Có 3 màn. Màn thứ nhất là trình diễn trang phục áo dài. Màn thứ hai là trình diễn trang phục công sở. Màn thứ ba là trình diễn trang phục tự chọn.( dạ hội hoặc thể thao) Phương pháp thực hiện: Trình diễn theo từ tổ công đoàn, mỗi tổ sẽ chọn một đoàn viên là người dẫn chương trình cho tổ bạn. Ví dụ khi tổ 2 trình diễn thì tổ 1 sẽ dẫn chương trình..5 tổ trình diễn lần lượt nàm 1 xong rồi quay lại trình diễn màn 2. Thật thú vị, một sân chơi đầy ắp tiếng cười, lúc đầu chị em còn e dè xấu hổ vì có chồng nhưng khi được sự cổ vũ nhiệt tình của các anh, có anh đã hô to “ vợ ơi đẹp lắm”! Những tràng pháo tay ròn rã đã xua đi cái e thẹn của các chị, chỉ còn lại những nụ cười rạng rỡ xinh tươi trong bộ áo dài thước tha, bộ váy lịch thiệp, bộ quần áo thể thao khoẻ khoắn, làm cho các chị càng đẹp hơn. Và điều bất ngờ đã xảy ra, ban tổ chức cũng không ngờ đến, sau màn trình diễn trang phục công sở là màn trang phục dạ hội, các chị vừa xuất hiện thì không ai bảo ai cả văn phòng sóng động trong một tràng pháo tay tưởng như không dừng lại được, bởi hằng ngày các anh đã thấy vợ mình đẹp rồi nhưng hôm nay trong vườn hoa muôn sắc màu của 27 chị, vợ yêu của mình lại càng đẹp hơn. Không nén nổi được sự vui sướng các anh đã đề nghị với ban tổ chức, buổi dạ hội phải thêm một màn nữa đó là màn “khiêu vũ” miệng đề nghị chân các anh đứng dậy bật nhạc. Các chị vừa ngỡ ngàng, ngạc nhiên và không có cách nào từ chối được thế là cả văn phòng tiếng cười lẫn tiếng nhạc vang lên rộn rã, cười đến vỡ cả bụng. Buổi gặp mặt lần nào cũng thành công tốt đẹp, nếu ở Hội thi “ Nữ tài năng duyên dáng” các đức ông chồng được hiểu biết nhiều hơn về công việc của vơ mình thì trong Hội thi “ Khéo tay hay làm” lại thấy thêm sự khéo léo ở đôi tay, ở những lời giới thiệu hấp dẫn về các mó ăn. ở cuộc thi lần này thì các anh đã không dấu được sự xúc động hôm nay vợ mình đẹp thế! Điều lớn nhất mà Công đoàn thu hoạch được thông qua buổi gặp mặt này là các nàngDâu - chàng Rể của nhà trường có hiểu biết nhiều hơn về công việc mà chồng(vợ) mình đang làm, thấy được sự đoàn kết gắn bó giữa các thành viên trong tập thể, và từ đó có thêm sự thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ trong công việc của chồng, vợ mình. Hơn thế nữa, bản thân mỗi đoàn viên trong Công đoàn cũng thêm gắn bó, yêu quý tập thể của mình nhiều hơn. * Phát hiện và xử lý kịp thời các mâu thuẫn nảy sinh trong tập thể đơn vị: Để làm được việc này, Công đoàn đã thường xuyên bám sát trên các hoạt động của đơn vị, đi sâu tìm hiểu vào tâm tư nguyện vọng của từng đoàn viên, phát hiện kịp thời những khúc mắc trong tư tưởng, trong các mối quan hệ của bản thân mỗi đoàn viên đối với công việc, đối với đồng nghiệp, đối với gia đình và xã hội, những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Từ đó Công đoàn kịp thời chia sẻ, động viên và gợi ý, hỗ trợ để mỗi đoàn viên thông suốt về tư tưởng, việc làm. Khi phát hiện có các mâu thuẫn nảy sinh giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm cá nhân trong đơn vị, Công đoàn kịp thời tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự việc, ý kiến của từng đoàn viên về sự việc đó và nguyện vọng, yêu cầu của đoàn viên. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình, Công đoàn kịp thời đưa ra các ý kiến phân tích để đoàn viên hiểu rõ đúng sai và tự điều chỉnh hành vi của mình, hoặc đưa ra những biện pháp cụ thể để xử lý các tình huống đó một cách hợp tình hợp lý. 4. Tích cực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên: Để giúp cho đoàn viên gắn bó với trường lớp, gắn bó với công việc của mình thì việc chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đoàn viên phải được Công đoàn đưa lên hàng đầu. Đây chính là mấu chốt quan trọng để cho đoàn viên bám trường bám lớp, hết lòng vì tập thể và để giải quyết hài hòa các mâu thuẫn nảy sinh trong tập thể. Để làm được việc này, Công đoàn đã tập trung vào một số biện pháp cơ bản sau: * Về chăm lo đời sống vật chất cho đoàn viên: - Công đoàn tìm hiểu về tình hình thu nhập của từng đoàn viên, tình hình kinh tế của từng gia đình. Trên cơ sở đó, nắm bắt được đời sống kinh tế của từng đoàn viên, tìm cách quan tâm hơn đến những đoàn viên có thu nhập thấp, kinh tế còn eo hẹp. - Giám sát tốt việc chi trả chế độ công lương hàng tháng, có ý kiến kịp thời với Hiệu trưởng nhà trường trong các trường hợp chi trả chậm tiền công, tiền lương. - Hàng năm, Công đoàn đều tham gia với Hiệu trưởng trong việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Trong quy chế chi tiêu, ngoài việc đảm bảo nguồn chi trả công lương, Công đoàn có ý kiến trong việc tiết kiệm chi khác để đảm bảo nguồn thu nhập tăng thêm cho cán bộ giáo viên và trong những năm qua cán bộ GVCNV đều rất phấn khởi đã được nhận tiền tăng thu nhập đúng với khả năng của chính mình. - Quan tâm đến giáo viên làm công tác mũi nhọn của nhà trường. + Với giáo viên thi giáo viên giỏi cấp huyện, thi viết chữ đẹp cấp huyện: cấp tỉnh nhà trường chi trả kịp thời tiền công tác phí, hỗ trợ kinh phí cho giáo viên đầu tư ôn tập, thi cử. Bên cạnh đó, Công đoàn có chính sách động viên kịp thời bằng hỗ trợ kinh phí động viên giáo viên tham gia thi cấp huyên 100000đ/ người, cấp tỉnh 200 000đ/ người. Công đoàn cử người đưa giáo viên đi thi, giúp đỡ hỗ trợ khi cần thiết. + Với giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi: Đây là lực lượng giáo viên mà công sức lao động bỏ ra vô cùng lớn. Nhưng khả năng hỗ trợ từ phía phụ huynh lại rất hạn chế. Để động viên kịp thời cho những giáo viên làm công tác này, Công đoàn nhà trường đã tham mưu với Hiệu trưởng hỗ trợ thêm kinh phí giảng dạy ngoài giờ cho giáo viên, đảm bảo bình quân đạt 50000đ/buổi dạy. - Khi giáo viên có thành tích trong công tác, Công đoàn phối kết hợp với chuyên môn động viên kịp thời bằng chính sách khen thưởng về kinh tế, mức thưởng từ 100 000 đến 150 000đ/người. - Công đoàn tổ chức xây dựng quỹ tham quan du lịch và lấy nguồn quỹ này cho đoàn viên gặp khó khăn vay vốn. Trong 4 năm qua, số quỹ này của Công đoàn đã lên đến 60 triệu đồng, đã giúp cho 10 lượt đoàn viên gặp khó khăn trong đơn vị vay vốn. * Về chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên: - Công đoàn đã làm tốt công tác thăm hỏi đoàn viên, gia đình đoàn viên khi ốm đau hoạn nạn, hiếu, hỉ. Đây là công việc mà người cán bộ công đoàn phải đặc biệt quan tâm, thường xuyên gắn bó với đoàn viên để kịp thời nắm bắt thông tin và tổ chức thăm hỏi kịp thời. Ngoài nguồn kinh phí Công đoàn để thăm hỏi, Công đoàn còn vận động đoàn viên quyên góp thêm tiền để góp phần chia sẻ khó khăn cho đoàn viên lúc ốm đau, hoạn nạn. Bằng sự quan tâm, thăm hỏi ân cần, Công đoàn đã kịp thời động viên đoàn viên, chia sẻ những vui buồn của đoàn viên, giúp cho đoàn viên thấy được tổ chức Công đoàn thực sự là tổ ấm của mình. - Công đoàn đã gần gũi với đoàn viên, tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình từng người, tạo điều kiện cho đoàn viên có thể chia sẻ những tâm sự về gia đình, chồng con. Từ đó, Công đoàn phân tích và gợi ý cho đoàn viên cách ứng xử trong gia đình cũng như các kiến thức liên quan đến việc xây dựng và tổ chức cuộc sống gia đình. - Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ thường xuyên trong đơn vị: Công đoàn đã xác định rất rõ đây là việc làm thường xuyên trong đơn vị nhằm thu hút đoàn viên tích cực tham gia, giúp cho đoàn viên có điều kiện thư giãn sau giờ làm việc. Công đoàn đã phối hợp với Chi đoàn thành lập Đội văn nghệ, Câu lạc bộ bóng bàn- cầu lông và tổ chức cho đoàn viên tham gia thường xuyên. Trong các dịp 20/11, 22/12, 26/03, Công đoàn tổ chức cho đoàn viên tham gia thi văn nghệ trong các tổ công đoàn. - Tổ chức sinh nhật cho đoàn viên: Công đoàn đã tổ chức xây dựng quỹ sinh nhật với mức đóng của mỗi đoàn viên là 10 000đ/ tháng. Công đoàn tổ chức cho đoàn viên sinh nhật theo tháng. Để tổ chức một buổi sinh nhật cho đoàn viên, Công đoàn đã làm như sau: + Chuẩn bị: các nam đoàn viên tham gia trang trí phông với dòng chữ: “Chúc mừng sinh nhật” kèm theo danh sách từng đoàn viên được sinh nhật trong tháng, sắp xếp bàn ghế, chuẩn bị âm thanh loa đài; các nữ đoàn viên tham gia cắm hoa trang trí, chuẩn bị quà, chuẩn bị cho liên hoan. + Tổ chức: Thời gian tổ chức thường vào cuối buổi sáng sau giờ học, lấy một ngày sinh nhật của một đoàn viên trong tháng đó để làm. Đồng chí Trưởng ban nữ công sẽ tuyên bố lý do, giới thiệu các đoàn viên được sinh nhật và thay mặt cho anh chị em trong Công đoàn chúc mừng sinh nhật cho các đoàn viên. Tập thể Công đoàn sẽ cùng hát bài “Chúc mừng sinh nhật” và một số bài hát tập thể khác như “Bài ca người giáo viên nhân dân”, “Hành khúc ngày và đêm”, “Nối vòng tay lớn”,….. Các đoàn viên được sinh nhật sẽ lên nhận hoa và quà của Công đoàn, phát biểu cảm tưởng nhân buổi sinh nhật của mình. Các đoàn viên trong trường nói lời chúc mừng và tham gia các tiết mục văn nghệ: đơn ca, song ca, tốp ca,… Tổ chức liên hoan trong tập thể một cách vui vẻ, đoàn kết. Tùy số lượng đoàn viên trong tháng nhiều hay ít, đoàn viên Công đoàn sẽ thống nhất tổ chức liên hoan mặn hay ngọt. Để làm tốt việc này, Công đoàn đã được sự hỗ trợ thêm kinh phí từ nhà trường. - Tặng quà cho đoàn viên vào các ngày 20/10, 20/11, tết Nguyên Đán, 8/3. Mặc dù kinh phí hạn hẹp nhưng Công đoàn đã chú trọng đến việc động viên đoàn viên trong các ngày lễ quan trọng bằng những món quà nhỏ. Sự động viên, quan tâm kịp thời đã giúp cho đoàn viên thêm gắn bó với tổ chức. Việc chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đoàn viên đã được Công đoàn tiến hành thường xuyên với tinh thần trách nhiệm cao. Và thực sự việc làm đó đã tạo nên sự tin tưởng, gắn bó của đoàn viên với “tổ ấm” Công đoàn và giúp cho đoàn viên có ý thức trách nhiệm cao với tổ chức, với công việc được giao. 5. Tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ trong mọi hoạt động của đơn vị nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong thực hiện nhiệm vụ chung. Vấn đề dân chủ luôn được đặt lên hàng đầu trong quá trình hoạt động của đơn vị. Xác định rõ điều đó, Công đoàn nhà trường đã tích cực chủ động trong việc tổ chức cho đoàn viên phát huy quyền làm chủ trong mọi hoạt động của đơn vị, từ đó có trách nhiệm cống hiến trí tuệ của mình trong hoạt động chung của đơn vị. Để giúp cho đoàn viên nêu cao được tinh thần tích cực, chủ động trong công tác. Công đoàn đã tiến hành những công việc sau đây: - Cùng với Ban giám hiệu nhà trường, xây dựng tốt Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan đơn vị, từ đó xác định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi cán bộ giáo viên trong đơn vị. - Cùng với chuyên môn, tổ chức tốt Hội nghị cán bộ công chức đầu năm học. Qua hội nghị, tổ chức cho cán bộ giáo viên tham gia các ý kiến xây dựng vào kế hoạch năm học của nhà trường, chủ động đăng kí các chỉ tiêu thi đua trong năm học. -Trong sinh hoạt , Công đoàn luôn tạo cơ hội cho đoàn viên tham gia ý kiến vào kế hoạch, nội dung hoạt động của Công đoàn. Các ý kiến của đoàn viên luôn được tiếp thu đầy đủ và có ý kiến phản hồi kịp thời của Ban chấp hành Công đoàn. Những đóng góp tích cực, hiệu quả sẽ được Công đoàn bổ sung vào kế hoạch hoạt động của mình. - Thông qua các tổ công đoàn, tổ nữ công, Công đoàn kịp thời nắm bắt những tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, những ý kiến đánh giá, đóng góp của đoàn viên. Từ đó làm cơ sở để Công đoàn điều chỉnh kế hoạch của mình và tổ chức tốt hơn các phong trào thi đua trong tập thể đơn vị. - Trực tiếp tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, trong xây dựng các chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên, nhân viên. Chính vì vậy, trong những năm qua, công đoàn luôn được sự quan tâm, tạo điều kiện cả về thời gian, tinh thần lẫn vật chất của đ/c hiệu trưởng, luôn ủng hộ và khuyến khích đoàn viên tham gia các hoạt động công đoàn. Đó chính là bước tạo đà quan trọng để công đoàn hoàn thành tốt chức năng của mình. Những biểu hiện mất dân chủ trong hoạt động của đơn vị cũng được Ban chấp hành công đoàn can thiệp kịp thời, đồng thời có ý kiến cụ thể về hướng khắc phục để tạo nên sự đồng thuận trong tập thể cán bộ giáo viên. Với những việc làm trên, mọi hoạt động của đơn vị luôn quy tụ được sức mạnh của tập thể. Bản thân mỗi thành viên cũng luôn chủ động, tích cực trong mọi hoạt động và thẳng thắn tham gia ý kiến xây dựng đối với tập thể. 6. Phối kết hợp chặt chẽ giữa Nhà trường- Công đoàn và Đoàn thanh niên trong tổ chức các phong trào thi đua: Một tập thể đơn vị có đoàn kết hay không phụ thuộc rất lớn vào sự đoàn kết chặt chẽ của các tổ chức trong tập thể đó. Xác định rõ điều đó, Công đoàn nhà trường đã rất tích cực trong việc phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, Ban chấp hành Chi đoàn nhà trường để tạo nên sự khăng khít gắn bó. Cụ thể, Ban chấp hành Công đoàn đã làm một số việc sau: - Công đoàn đã cùng với Ban giám hiệu nhà trường xây dựng tốt Quy chế phối hợp giữa Nhà trường và Công đoàn trong hoạt động của cơ quan, đơn vị. BGH lúc nào cũng gương mẫu đi đầu không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng cả 3 đ/c BGH đứng lớp dạy thay cả tháng cho GV nghỉ sản, nghỉ ốm. Thực tế học kì hai năm học 2010-2011 này trường có 3 đ/c nghỉ sản, 1 đ/c ốm dài hạn, thiếu 1 GV VH, tổng thiếu 5 GV đứng lớp, nhà trường đã hợp đồng 2 GV, còn lại 3 lớp BGH dạy cùng với sự hỗ trợ của GV các khối khi có giờ học đặc thù. - Công đoàn đã đề nghị với cấp uỷ Chi bộ nhà trường có Nghị quyết hàng tháng về hoạt động của Công đoàn- Đoàn thanh niên gắn chặt với hoạt động chuyên môn của nhà trường.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng